Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng rau cải xanh (brassica juncea l.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

TRƯƠNG HOÀI PHONG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường

SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BÙN CỐNG SINH HOẠT
TRỒNG RAU CẢI XANH (Brassica juncea L.)
Cán bộ hướng dẫn:
PGS. TS. BÙI THỊ NGA

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

TRƯƠNG HOÀI PHONG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường

SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BÙN CỐNG SINH HOẠT
TRỒNG RAU CẢI XANH (Brassica juncea L.)
Cán bộ hướng dẫn:
PGs. TS. BÙI THỊ NGA

Cần Thơ, 2014



PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với tựa đề “Sử dụng phân hữu cơ bùn
cống sinh hoạt trồng rau cải xanh (Brassica juncea L.)”, do Trương Hoài Phong
thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm đề luận văn tốt nghiệp thông qua.
Thành viên của hội đồng

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

Ths. Trần Sỹ Nam

PGs. TS. Bùi Thị Nga

i


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy, Cô, anh, chị Bộ môn Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường &
Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin
cám ơn đến cô Bùi Thị Nga đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy cho em những kiến thức
vô cùng quý giá để có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình.
Con xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình bác Văn Nhịn, ấp Nhơn Lộc,
thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện vô cùng
thuận lợi và giúp đỡ con trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân
và tất cả bạn bè đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập trên giảng đường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trương Hoài Phong

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng cải xanh (Brassica
juncea L.)” được thực hiện tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang từ tháng
07/2014 đến tháng 12/2014 với các mục tiêu: (i) Đánh giá tăng trưởng của cải xanh
ở các nghiệm thức phân khác nhau nhằm tìm ra nghiệm thức phân thích hợp; (ii)
Đánh giá chất lượng rau được trồng từ phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt theo quy định
tại QCVN 08-3:2012/BYT và Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón phân
hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học trồng cải xanh cho năng suất
tương đương so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hóa học; năng suất cải xanh
dao động trong khoảng 1,7 - 2,6 kg/m2. Chỉ tiêu về Escherichia coli (1,5.102 - 5,5.102
CFU/g) đạt mức cho phép QCVN 08-3:2012/BYT, hàm lượng nitrate (96,55 –
292,65 mg/kg) đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt với liều
lượng 3,75g Urê + 6,0g Supe lân + 2,25g KCl/m2 + 1,2kg phân hữu cơ bùn cống sinh
hoạt/m2 giúp tăng năng suất cải xanh và tiết giảm 75% lượng phân hóa học.
Từ khóa: cải xanh, Escherichia coli, nitrate trong rau, năng suất, phân hữu
cơ bùn cống sinh hoạt, phân hóa học.

iii



MỤC LỤC
Trang

Phê duyệt của hội đồng ............................................................................................. i
Lời cảm tạ................................................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh sách hình ....................................................................................................... vii
Danh sách bảng ...................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 3
2.2 Phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt .................................................................................. 4
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan ...................................................................... 4
2.4 Giới thiệu rau cải xanh ................................................................................................ 6
2.4.1 Nguồn gốc ............................................................................................................ 6
2.4.2 Đặc tính thực vật................................................................................................... 7
2.4.3 Đặc điểm sinh học ................................................................................................ 7
2.4.4 Dinh dưỡng ........................................................................................................... 7
2.4.5 Yêu cầu ngoại cảnh rau cải xanh .......................................................................... 7
2.4.6 Kỹ thuật canh tác cải xanh.................................................................................... 8
2.5 Vai trò của phân hóa học đối với cây rau .................................................................... 9
2.5.1 Vai trò của phân đạm ............................................................................................ 9
2.5.2 Vai trò của phân lân ............................................................................................ 10
2.5.3 Vai trò của phân kali........................................................................................... 10
2.6 Hàm lượng nitrate trong rau ...................................................................................... 10
2.7 Escherichia coli ......................................................................................................... 11

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 12
3.1 Thời gian và địa điểm ................................................................................................ 12

3.2 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................................. 12
3.2.1 Vật liệu và dụng cụ trồng rau ............................................................................. 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 12
3.3.1 Chuẩn bị đất ........................................................................................................ 12
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 12
iv


3.3.3 Thời điểm bón phân và cách bón phân cho 3 nghiệm thức ................................ 13
3.3.4 Phương pháp theo dõi và lấy mẫu thí nghiệm .................................................... 14
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................... 15
3.3.6 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................... 16

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................. 17
4.1 Sự tăng trưởng rau cải xanh....................................................................................... 17
4.1.1 Số lá .................................................................................................................... 17
4.1.2 Chiều dài lá ......................................................................................................... 17
4.1.3 Chiều rộng lá ...................................................................................................... 18
4.1.4 Mật độ cải xanh (cây/m2).................................................................................... 19
4.1.5 Năng suất (kg/m2) ............................................................................................... 20
4.1.6 Dư lượng nitrate (NO3-) trong cải xanh .............................................................. 21
4.1.7 Escherichia coli trong rau cải xanh .................................................................... 22
4.1.8 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................. 22

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 25
5.1 Kết luận...................................................................................................................... 25
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 26
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CFU

Colony Forming Units

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HCVS

Phân hữu cơ – vi sinh

NSKG

Ngày sau khi gieo

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCN


Tiêu chuẩn ngành

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính của tỉnh Hậu Giang ....................................................... 3
Hình 2.2 Cải xanh (Brassica juncea L.) ..................................................................... 6
Hình 4.1 Mật độ trung bình rau cải xanh.................................................................. 20
Hình 4.3 Năng suất rau cải xanh .............................................................................. 21
Hình 4.4 Hàm lượng nitrate rau cải xanh ................................................................. 22

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân bùn cống sinh hoạt ............................. 4
Bảng 3.1 Liều lượng phân bón cho 3 nghiệm thức (g/m2) ....................................... 14
Bảng 4.2 Diễn biến số lá giữa các nghiệm thức theo thời gian ................................ 17
Bảng 4.3 Diễn biến chiều dài lá giữa các nghiệm thức theo thời gian ..................... 18
Bảng 4.4 Diễn biến chiều rộng lá giữa các nghiệm thức theo thời gian .................. 19
Bảng 4.5 Tỷ suất lợi nhuận của cải xanh .................................................................. 23
Bảng 4.6 Tỷ suất lợi nhuận của cải xanh có sự thay đổi về giá sản phẩm ............... 23

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

Bùn cống sinh hoạt là một vấn đề nan giải đối với môi trường và xã hội, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển. Bùn cống sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
không khí, đất, nước; làm mất vẻ mỹ quan đô thị, gây nhiều bệnh tật và ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người (Trung tâm đào tạo ngành nước, 2005). Vấn đề đặt ra
cho công tác quản lí bùn cống sinh hoạt không chỉ hạn chế tác động tiêu cực đến môi
trường mà còn cần phát huy tối đa những lợi ích từ bùn cống sinh hoạt do bởi khả
năng hữu dụng của bùn thải như chế tạo thành phân bón cho cây trồng, cải tạo đất
trồngvà ủ phân compost. Nghiên cứu của Võ Quốc Bảo (2010) về việc sản xuất phân
hữu cơ vi sinh từ rễ lục bình kết hợp nguồn chất thải hữu cơ khác và hiệu quả trên
cây trồng; tận dụng chất thải ao nuôi cá tra và xác bã thực vật để sản xuất phân hữu cơ
- vi sinh bón cho một số rau củ tại Cần Thơ (Phan Văn Lập, 2009); nghiên cứu về
quy trình xử lí bùn thải đáy ao nuôi cá tra thâm canh bằng trùn Peryonyx excavatus
để sản xuất phân hữu cơ (Trần Dương Xuân Vĩnh, 2009). Tuy nhiên việc nghiên cứu
sử dụng phân hữu cơ từ bùn cống sinh hoạt để trồng hoa màu vẫn còn hạn chế.
Ngày nay, quá trình sản xuất rau sử dụng nhiều phân bón, chất kích thích sinh
trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không chỉ gây ô nhiễm môi trường canh tác mà còn làm
rau bị nhiễm bẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng (Phan Thị
Thu Hằng, 2008). Trong số các loại rau thì cải xanh được trồng nhiều, sản lượng lớn,
được sử dụng trong bữa ăn. Do vậy dễ ảnh hưởng đến người tiêu dùng nếu rau bị
nhiễm bẩn.
Từ những vấn đề trên, đề tài: “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt
trồng rau cải xanh (Brassica juncea L.)” đã được thực hiện.
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt đến năng suất rau cải
xanh nhằm góp phần hạn chế sử dụng phân hóa học và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá khả năng tăng trưởng của cải xanh ở các nghiệm thức phân khác nhau
nhằm tìm ra nghiệm thức phân thích hợp.
Nội dung nghiên cứu

- Bố trí thí nghiệm trồng rau cải xanh với 3 nghiệm thức phân bón khác nhau.
- Khảo sát sự tăng trưởng của rau cải xanh định kỳ (5 ngày/lần) và đánh giá năng
suất rau cải xanh sau thu hoạch.
- Đánh giá chất lượng rau (Escherichia coli và nitrate) được trồng từ phân hữu
cơ bùn thải có đạt yêu cầu về Escherichia coli theo quy định tại QCVN 08-

1


3:2012/BYT và dư lượng nitrate theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN
về việc quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
- Tính toán lợi nhuận thu được.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Huyện Châu Thành A nằm ở phía bắc của tỉnh Hậu Giang, phía bắc giáp thành
phố Cần Thơ, phía nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía tây giáp thành phố Cần Thơ,
tỉnh Kiên Giang và huyện Vị Thủy, phía đông giáp huyện Châu Thành. Diện tích
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang khoảng 156,62km2 với đặc điểm là huyện thuần
nông, thế mạnh của huyện trong các năm qua vẫn là sản xuất nông nghiệp. Với đất
đai màu mỡ, đặc trưng cho vùng đồng bằng được bồi đắp hàng năm bởi phù sa sông
Mêkông. Hệ thống sông rạch chằng chịt, trong nội đồng có hệ thống kinh thủy lợi
lớn, nhỏ phục vụ sản xuất, nguồn nước ngọt quanh năm rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất kinh doanh.

Ghi chú:


khu vực bố trí thí nghiệm.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính của tỉnh Hậu Giang

(Nguồn: ), truy cập ngày 04/12/2014
Khí hậu: mang đặc điểm khí hậu của trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) với hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt độ: nhiệt độ tương đối cao và ổn định, dao động từ 27,0 0C – 28,00C;
trung bình 27,60C. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng không lớn.
Nhiệt độ cao nhất là 300C vào tháng 05 và thấp nhất là 260C vào tháng 01.
Lượng mưa và độ ẩm không khí: tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1309,8mm,
92,5% lượng mưa tập trung từ tháng 05 đến tháng 11, các tháng còn lại chiếm 7,5%.
3


Đặc biệt tháng 2 hầu như không có mưa. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 10 và 11
từ 265,4mm – 204mm.
(Niên giám thống kê huyện Châu Thành A, 2013)

2.2 Phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt
Phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt là loại phân được ủ từ các nguyên liệu bùn
cống sinh hoạt – rơm – phân gà – nấm Trichoderma, thời gian ủ 45 - 60 ngày, có hàm
lượng chất dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn ngành 10TCN526-2002 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng trong phân bùn cống sinh hoạt
Chỉ tiêu

Phân bùn cống sinh hoạt


TCN 526-2002

pH
TC (%)
TN (%)
Tỉ lệ C/N
TP (%)
Lân dễ tiêu (mgP/kg)
Kali tổng số (%)
Salmonella (CFU/g mẫu)
Pb (mg/kg)
Cd (mg/kg)

7,13
15,15
2,58
5,87
2,70
1293,8
1,56
0
20,97
0

6,0 - 8,0
≥13
≥ 2,5
≥ 2,5
≥1,5
0

≤ 250
≤ 2,5
Nguồn: Lê Nguyễn Trung Khanh (2013)

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Theo nghiên cứu của Trần Kim Cương (2004) trên cải xanh và cải ngọt về hiệu
quả của việc bón bổ sung phân hữu cơ sinh học trên nền phân vô cơ trong canh tác
cây rau ăn lá an toàn cho thấy bón bổ sung phân hữu cơ sinh học trên nền phân vô cơ
ở liều lượng xác định có tác dụng gia tăng hàm lượng đạm tổng số và lượng hữu cơ
trong đất, gia tăng trọng lượng cây, năng suất và hiệu quả kinh tế.
Nghiên cứu của Cao Ngọc Điệp và Tôn Minh Điền (2006) đã dùng phân hữu
cơ – vi sinh thí nghiệm trên rau muống, mồng tơi cho thấy năng suất tương đương
nghiệm thức hóa học và rau có hàm lượng nitrate rất thấp. Ngoài ra, thí nghiệm của
Tôn Như Ái và Lê Phú Duy (2006) cho thấy năng suất rau muống khi bón 30 tấn phân
hữu cơ kết hợp với (50N - 40P2O5 - 20K2O kg/ha) cao hơn khi chỉ sử dụng đơn thuần
phân vô cơ (100N - 80P2O5 - 40K2O kg/ha) là 48,3%.
Bón phân vi sinh bã bùn mía 7 tấn/ha kết hợp với phân vô cơ theo khuyến cáo
(100N - 70P2O5 - 150K2O kg/ha) cho thấy đã cải thiện được năng suất của cải Pố-xôi
trồng trên đất đỏ Đà Lạt, tiết kiệm được khoảng 70% lượng phân đạm, 30% lân, 50%
kali so với công thức bón phân của nông dân (120N - 100P2O5 - 315K2O kg/ha).
4


Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ giảm dịch bệnh và cải thiện đặc tính lý hóa học đất
(Dương Minh Viễn và ctv., 2007).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thật (2008) cho thấy bón 10 tấn/ha phân
hữu cơ bã bùn mía - Trichoderma kết hợp với 90N - 67,5P2O5 - 15K2O kg/ha (75%
phân vô cơ theo khuyến cáo 120N - 90P2O5 - 20K2O kg/ha) làm tăng năng suất rau
húng và rau díp cá trên vùng đất Long Tuyền, Cần Thơ.
Nghiên cứu của Ngô Quang Vinh (2010) về sử dụng nước xả của các công

trình khí sinh học bón cho rau cải xanh và xà lách ở Đồng Nai đã xác định công thức
tốt bón cho cải xanh (và cũng tốt cho xà lách) là công thức dùng 20 tấn phân chuồng
hoai mục và 45kg N + 50kg P2O5 + 20kg K2O + 2m3 nước xả giúp cây trồng đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Theo Huỳnh Đức Tâm (2010) sử dụng 15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp
với 60 – 60 – 20 NPK là tốt nhất cho sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau
cần nước. Nhưng đối với nghiên cứu của Huỳnh Hồng Hải (2010) thì cho rằng, sử
dụng 30 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp với 60 – 60 – 20 NPK là tốt nhất cho sự
sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau cần nước. Qua đó ta thấy, việc tăng hàm
lượng phân hữu cơ không làm tổn hại đến năng suất cây trồng mà còn giúp cải thiện
đất tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lưu (2011) về ảnh hưởng của than sinh
học và chất thải biogas trong cải tạo đất trồng trên bắp lai DK - 888 và cải bẹ xanh
cho thấy sự tăng trưởng mạnh hơn khi kết hợp than sinh học và nước thải biogas vào
đất tỷ lệ 6% than sinh học kết hợp với nước thải biogas là tỷ lệ cho kết quả tốt nhất
với năng suất đạt 16,6 tấn/ha.
Nghiên cứu của Thạch Thị Hồng Loan (2012) về ảnh hưởng của phân hữu cơ
vi sinh lên sự sinh trưởng và năng suất và chất lượng cải xanh (Brassica juncea L.
czernjaew) cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân vô cơ để trồng cải
xanh cho năng suất cao, đặc biệt là làm tăng năng suất thương phẩm. Đồng thời giúp
tiết kiệm được 45,20% lượng phân đạm vô cơ; 36,36% lượng phân lân vô cơ và
82,74% lượng phân kali vô cơ so với các nghiệm thức chỉ sử dụng đơn thuần phân
vô cơ. Ngoài ra nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ được giảm xuống một khi mà các
lượng phân bón vô cơ được tiết kiệm sử dụng.
Thí nghiệm hiệu quả sử dụng phân hữu cơ – vi sinh (HCVS) lên 3 loại rau ăn
lá (rau muống, mồng tơi, cải xanh) của Đỗ Thị Ngọc Châu (2012) trồng trên đất phù
sa Sông Hậu, Cờ Đỏ, Cần Thơ cho thấy phân bón hữu cơ – vi sinh góp phần tăng
năng suất, tiết kiệm 50% phân bón hóa học đối với rau muống, mồng tơi, cải xanh
đem lại năng suất cả 3 loại rau đều tương đương với nghiệm thức bón 100% phân hóa
học và dư lượng nitrate trong rau thấp hơn nhiều so với nghiện thức sử dụng 100%

phân hóa học và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn
Thành Trung (2013) về hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh lên 3 loại rau ăn lá (rau
5


muống, mồng tơi, cải xanh) trồng trên đất phù sa tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cho
thấy bón (2 tấn/ha phân HCVS + 50N - 40P2O5 - 20K2O kg/ha) sẽ màu mỡ hơn so
với đất không bón phân và đất bón (100 N - 80 P2O5 - 40 K2O kg/ha).
Nguyễn Văn Đạt (2013) sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng thử
nghiệm rau muống (Ipomoea aquatica) và rau xà lách (Lactuca sativa var. Capitata
L.) được thực hiện tại Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền. Kết quả thí nghiệm cho
thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân NPK 16 –
16 – 8 trồng rau muống và xà lách cho năng suất cao có ý nghĩa so với nghiệm thức
bón phân NPK 16 – 16 – 8; năng suất rau trong khoảng 2,77 - 3,35 kg/m2 đối với xà
lách và 2,22 - 2,27 kg/m2 đối với rau muống. Các chỉ tiêu về coliform (10,73 - 15,80
CFU/g), hàm lượng nitrate (74,33 - 175,33 mg/kg) đạt ngưỡng an toàn theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dung trọng và độ xốp của đất ở các
nghiệm thức có bón phân hữu cơ đã được cải thiện có ý nghĩa so với nghiệm thức
bón phân hóa học. Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bùn cống với liều
lượng 0,02kg NPK 16 – 16 – 8/m2 + 1,6kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt/m2 giúp
tăng năng suất rau và cải thiện độ xốp của đất.
2.4 Giới thiệu rau cải xanh

Hình 2.2 Cải xanh (Brassica juncea L.)

2.4.1 Nguồn gốc
Cải xanh có tên khoa học là Brassica juncea (L). thuộc họ thập tự (Cruciferae),
tên tiếng Anh là Leaf mustard. Hiện nay, nguồn gốc của cải xanh vẫn chưa được xác
định. Tuy nhiên, trung tâm đa dạng của cải xanh là Trung Á (Trần Khắc Thi và Trần
Ngọc Hùng, 2005).


6


2.4.2 Đặc tính thực vật
Rễ: có bộ rễ ăn nông, chỉ tập trung chủ yếu trong phần đất màu (Đường Hồng
Dật, 2003).
Thân: thuộc loại thân thảo. Theo Phạm Hồng Cúc và ctv., (2001) thì cải xanh
là loại rau 2 năm vì tính từ khi cây trổ hoa mang trái một lần trong đời nhưng hoàn
tất tuổi đời trong 2 năm. Cây cao khoảng 30cm tùy giống (Nguyễn Mạnh Chinh và
Phạm Anh Cường, 2007).
Lá: dạng lá đơn, phiến lá rộng, vị đắng nhẹ, cuống lá ngắn và có dạng bẹ nhỏ,
mép lá hơi nhăn. Lá có từ màu xanh vàng đến xanh đậm. Vì bộ lá khá phát triển và
mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh gây hại.
Hoa: màu vàng tươi, 4 cánh xếp thành hình chữ thập.
Quả: nhỏ, dài, có mỏ ngắn, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.
Giống: các giống cải xanh ngon được trồng ở nước ta là: cải xanh lá vàng, cải
xanh Vĩnh Tuy, Thanh Mai (Đường Hồng Dật, 2002). Cải xanh để giống dễ dàng
trong vụ Đông Xuân từ tháng 10 - 2 dương lịch, vì nông dân có thể tự túc giống. Do
cải xanh là cây thụ phấn chéo nên có nhiều dạng hình của thân lá, qua tuyển lựa của
nông dân mà giống trồng cũng phong phú, đa dạng ở mỗi địa phương.
2.4.3 Đặc điểm sinh học
Thời gian sinh trưởng từ 30 - 40 ngày, lá xanh đậm hình quạt mo, số lá/cây lúc
thu hoạch 8 - 12 lá (Trương Đích, 2000). Cải xanh sinh trưởng mạnh, phát triển đồng
đều, cây lớn nhanh, màu xanh mượt, dày và đẹp (Trần Khắc Thi và ctv., 2009, Công
ty giống cây trồng Trang Nông).
2.4.4 Dinh dưỡng
Rau cũng là nguồn cung cấp khẩu phần cân đối trong bữa ăn hàng ngày của
con người, nó cung cấp lượng đạm, đường, chất béo rất ít nên không có giá trị năng
lượng cao chủ yếu là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể

(Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002). Theo Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính
(2002), trong 100g phần ăn được cho 18kcal, 1,7g protein, 235µg Vitamin A, 51mg
Vitamin C.
2.4.5 Yêu cầu ngoại cảnh rau cải xanh
Nhiệt độ: ở vùng ôn đới nhiệt độ quyết định thời gian sinh trưởng của cây còn
ở vùng nhiệt đới nhiệt độ quan trọng cho sự hô hấp hơn quang hợp. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến sự hút nước và dinh dưỡng của cây trong đó nhiệt độ rễ là quan trọng nhất
và nhiệt độ này thấp hơn so với nhiệt độ không khí, bề mặt thảm thực vật, phản ứng
của cây bị hạn chế ở nhiệt độ thấp và gia tăng ở nhiệt độ cao hơn (Edwards et al.,

7


1981). Nhìn chung nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng sản xuất rau không được
thấp dưới 150C (Tạ Thu Cúc, 2005).
Ánh sáng: ánh sáng là yếu tố quan trọng và cần thiết cho sản xuất rau vì ánh
sáng đóng vai trò quan trọng trong quang hợp của cây, có đến 90 - 95% năng suất cây
trồng là do quang hợp. Khi thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng khó khăn, hàm lượng diệp
lục tố giảm, thịt lá mềm và xốp, gian bào chứa đầy nước, làm giảm khả năng chống
chịu với điều kiện bất lợi của môi trường (Tạ Thu Cúc, 2005).
Thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và phẩm chất
cây rau. Các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có bức xạ cao hơn các vùng có khí hậu
ôn đới, chính vì vậy mà lượng chất khô cũng cao hơn (Charies, 1997).
Cây rau ưa sáng khuếch tán hơn ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây. Khi độ cao
mặt trời càng thấp thì ánh sáng khuếch tán càng nhiều, vì vậy rau ưa ánh nắng buổi
sáng hơn buổi trưa (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
Trong từng loại rau khác nhau thì yêu cầu cường độ ánh sáng cũng khác nhau.
Phần lớn các loại rau thích hợp với ánh sáng có cường độ 20.000 lux - 30.000 lux
(Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
Ẩm độ: năng suất rau màu có thể bị giảm ở các mức cao, thấp và stress ẩm độ

do sự giảm phân và giảm dài của tế bào trong quá trình phát triển (Edwards et al.,
1983). Đa số các loại cây họ cải rất mẫn cảm với hiện tượng ngập úng, khi mực nước
trong đất khá cao bộ rễ bị tổn thương (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002). Cải xanh
là cây ưa hạn, ưa tưới nhưng cũng không chịu được hạn cũng như ngập úng nên rất
dễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất, ẩm độ không khí thích hợp cho cây phát
triển là 80 - 90% (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh, 2010).
Đất và dinh dưỡng: cải xanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng
tốt nhất là loại đất thịt thoát nước tốt. Theo Nguyễn Minh Nghĩa (2005), pH thích hợp
cho rau là từ 5,0 đến 6,8.
2.4.6 Kỹ thuật canh tác cải xanh
Thời vụ: theo Huỳnh Thị Dung và Nguyễn Huy Điềm (2007), các loại cải
xanh trồng tốt nhất ở vụ Đông Xuân, năng suất sẽ cao hơn các vụ khác. Tuy nhiên,
rau cải xanh có thể trồng quanh năm, mùa nắng nếu đủ nước tưới cây phát triển tốt
cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng có nhiều sâu hại cần chú ý phòng trừ (Trần
Thị Ba và ctv., 2008).
Làm đất, gieo trồng: các loại rau ăn lá như cải xanh có thể trồng trên nhiều
loại đất khác nhau, chỉ cần thoát nước tốt là được, do đó luống trồng phải cao ráo và
thoáng. Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005); Huỳnh Thị Dung và Nguyễn
Huy Điềm (2007), khoảng cách cây thích hợp cho cải xanh từ 12 - 15cm.

8


Bón phân, chăm sóc: nguyên tắc bón phân phải cân đối giữa phân hữu cơ, vô
cơ và các nguyên tố N, P, K một cách thích hợp. Các rau ăn lá cần có nhiều đạm, nó
chính là yếu tố quyết định năng suất rau ăn lá (Tạ Thu Cúc, 2005).
Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 5kg Urê + 12kg Supe lân + 3kg KCl được rãi
trên mặt liếp và xới trộn đều.
Bón thúc: phân bón được bón dựa theo sự sinh trưởng của cây, do cải xanh rất
ngắn ngày nên chia phân ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn.

Bảng 2.2 Liều lượng phân bón cho rau cải xanh (kg/1.000m2)
Ngày sau
khi gieo
0 (Bón lót)
10
15
20
25
Tổng

Cách bón
Urê
Rãi
Tưới
Tưới
Tưới
Tưới

Lượng phân bón (kg/1.000m2)
Supe lân
KCl
Phân chuồng

5
2
4
4

12
4

4
4

15

24

3

1.000

3
3
9
Nguồn: Trần Thị Ba (2010)

Nước tưới: theo Phạm Hồng Cúc và ctv., (2001), lượng nước tưới tùy thuộc
vào điều kiện đất đai, thời tiết, tuổi cây, đặc tính sinh học, nông học và phương pháp
tưới. Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào khả năng hút nước của rễ và khả năng tiêu
hao của phần thân lá trên mặt đất (Trịnh Thị Thu Hương, 2001). Cần giữ độ ẩm từ 70
- 80% là thích hợp (Đường Hồng Dật, 2003 và Tạ Thu Cúc, 2005).
Quản lý sâu bệnh: đối tượng gây hại chủ yếu trên cải xanh là sâu ăn tạp, sâu
tơ và bọ nhảy. Các bệnh chủ yếu như chết cây con (Pythium sp., Rhizoctonia sp.),
thối bẹ (Sclerostium rolfsii, Rhizoctonia sp.), thối nhũn (Erwinia carotovora) (Phạm
Hồng Cúc và ctv., 2001).
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2005), các chế phẩm sinh học BT như Biocin,
Delfin và các loại thuốc thảo mộc như Abatin, Vibamec có hiệu quả tốt trong phòng
trừ sâu ăn lá. Đối với các bệnh thối nhũn do vi khuẩn, tốt nhất nên nhổ bỏ ngay, nếu
thấy có triệu chứng lây lan phải giảm nước tưới và dùng các loại thuốc phòng trị như
Kasuran, Benlate C (Mai Văn Quyền và ctv., 1995).

Thu hoạch: xác định thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến năng suất và
phẩm chất rau ăn lá. Cải xanh có thể thu hoạch sau khi trồng được 30 - 35 ngày, năng
suất có thể đạt 25 - 30 tấn/ha (Trịnh Thu Hương, 2003).
2.5 Vai trò của phân hóa học đối với cây rau
2.5.1 Vai trò của phân đạm
Đạm rất cần thiết cho cây rau phát triển thân và lá, việc cung cấp đạm đầy đủ
đảm bảo sự sinh trưởng mạnh và phẩm chất rau ngon (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
9


Trong cây đạm liên kết trong glutamate và glutamine có thể được sử dụng để tổng
hợp các hợp chất cao phân tử như Protein. Khi thiếu đạm lá có màu vàng và diện tích
phiến lá bị nhỏ (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Đối với rau ăn lá như: rau cải, rau dền, rau muống thì lượng phân đạm cần sử
dụng cao hơn các loại rau khác. Tuy nhiên không nên bón quá nhiều và lại bón chậm
vào lúc thu hoạch sẽ làm cây rau sinh trưởng quá mạnh, dễ sâu bệnh và khó bảo quản
(Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996). Nên kết thúc bón phân đạm ở thời
điểm 6 - 7 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo rau có mức nitrate ở ngưỡng an toàn
cho phép (Nguyễn Thanh Bình, 2001).
2.5.2 Vai trò của phân lân
Lân kích thích quá trình tăng số nhánh trên cây, nảy chồi, thúc đẩy ra hoa sớm
và nhiều, đặc biệt lân rất cần cho các loại rau ăn củ, quả như: khoai tây, cà rốt, cà
chua (Trần Khắc Thi, 2000). Lân có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng là
các thành phần trong acid nhân, các enzyme, tham gia vận chuyển năng lượng
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
2.5.3 Vai trò của phân kali
Kali được biết đến như nguyên tố của chất lượng, làm tăng khả năng chống
chịu của cây trồng đối với các tác động không có lợi từ bên ngoài, giúp cây ít đổ ngã,
tăng khả năng chịu hạn, chịu úng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Đối
với cây rau cần chú ý cân đối giữa các nguồn đạm, lân và kali để giúp rau tăng năng

suất, chất lượng nhất là giúp làm giảm hàm lượng nitrate trong rau (Bùi Cách Tuyến
và ctv., 1998; Trần Thị Ba, 2006).
2.6 Hàm lượng nitrate trong rau
Theo Ngô Ngọc Hưng (2005) nitrate là một dạng chất đạm hiện diện trong cây
rau. Trong một số trường hợp nitrate có thể tích lũy với nồng độ cao trong mô thực
vật. Sự có mặt của nitrate trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và dư lượng nitrate trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như là một
độc chất.
Nitrate lần đầu tiên được phát hiện như là một dạng độc chất tồn dư trong nông
sản gây hại đến sức khỏe của con người vào năm 1945 tại Jerusalem, Israel (Bùi Cách
Tuyến, 1997). Theo Cao Thị Làn (2011) trên thế giới, trong nhiều thập kỷ qua, nhiều
nhà khoa học đã quan tâm đến chất lượng rau xanh, chủ yếu tập trung nghiên cứu dư
lượng của các chất trong rau và tác hại của chúng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nitrate
vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt ngưỡng cho
phép mới nguy hiểm. Vì thế tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng nitrate trong
rau không vượt quá 300 mg/kg tươi. Hàm lượng nitrate trong rau cao hay thấp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng có đến 20 yếu tố
10


gây dư lượng nitrate tăng cao trong sản phẩm cây trồng, trong cây rau và trong môi
trường xung quanh (Cao Thị Làn, 2011). Các chủng loại rau khác nhau, giống rau
khác nhau thì lượng nitrate tích tụ trong cây cũng khác nhau. Sự tích tụ nitrate trong
các giống rau không đồng đều đó là do tốc độ hấp thụ nitrate và sử dụng nó trong quá
trình trao đổi chất có sự khác biệt. Hàm lượng nitrate trong rau cao hay thấp chủ yếu
là do bón phân đạm quá nhiều hoặc quá gần ngày thu hoạch.
2.7 Escherichia coli
E. coli là loại trực khuẩn gram âm sống trong ruột người và động vật. Nó được
thải ra môi trường ngoài theo phân. Vi khuẩn E. coli chịu nhiệt kém, dễ bị diệt ở 550C
trong 1 giờ, trong 30 phút ở 600C, chết ngay ở 1000C. Chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ

5 – 400C (tối ưu là 370C), pH từ 5,5 – 8 (tối ưu pH 7,2 – 7,4) (Trần Cẩm Vân, 2001).
E. coli chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống trong ruột và giữ trạng thái cân bằng sinh
thái nên nó làm vi sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm. Nếu phân không được xử lý tốt môi
trường xung quanh như đất, nước, thực phẩm sẽ bị ô nhiễm. Bình thường E. coli
không gây bệnh nhưng nếu cơ thể yếu thì chúng sẽ gây ra một số bệnh như tiêu chảy,
kiết lỵ, viêm tiết niệu.

11


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014 và được bố trí tại
hộ Ông Nguyễn Văn Nhịn, ấp Nhơn Lộc, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu và dụng cụ trồng rau
- Giống rau cải xanh (Brassica juncea L.): thời gian sinh trưởng 30 – 32 ngày,
độ sạch 98%, tỷ lệ nảy mầm 80%, độ ẩm 10%. Giống được mua tại Công ty TNHH
hạt giống cây trồng Tùng Nông.
- Loại phân bón áp dụng cho các nghiệm thức:
- Phân Urea (46% N).
- Phân Supe lân (20% P2O5).
- Phân KCl (60% K2O).
- Phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học
cấp thành phố báo cáo nghiệm thu năm 2014 do PGs.TS Bùi Thị Nga chủ nhiệm
(2,58% TN, 2,7% TP, 1,56% K2O) (Lê Nguyễn Trung Khanh, 2013).
- Cuốc, giá, dao, búa, kéo, cọc cắm, dây chì, thước dây, bọc nilon, các bảng
nghiệm thức, máy ảnh, viết, bút lông, cân đông hồ, sổ tay ghi chép.

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất: làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp, đất nhỏ 1 - 5cm ở trên mặt luống. Lên
luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới, không nên làm đất nhỏ quá
sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước, không làm đất quá to ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của bộ rễ. Trong quá trình làm đất, thu gom, nhặt cỏ dại, đặc biệt
cỏ thân ngầm. Độ cao của luống 20 - 25cm, mặt luống 90 - 100cm, rãnh 35 - 50cm.
Sau 2 - 3 ngày tiến hành lên liếp, trong quá trình lên liếp kèm theo bón phân hữu cơ
cho đất. Mỗi liếp có kích thước dài x rộng x cao tương ứng: 1,5m x 1m x 0,3m giữa
các liếp cách nhau 0,3m. Hạt giống được gieo sau khi lên liếp khoảng 5 ngày.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, có 3 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần.
12


- Nghiệm thức 1: 100% phân bùn cống sinh hoạt.
- Nghiệm thức 2: 75% phân bùn cống sinh hoạt + 25% phân hóa học, bón phân
hóa học (liều lượng dựa vào giáo trình của Trần Thị Ba (2010). Thấp hơn liều lượng
bón của nông dân).
- Nghiệm thức 3: 100% phân hóa học (đối chứng).
- Mỗi nghiệm thức được bố trí trồng trên diện tích đất 1,5m2 (1,5mx1m) (dài x
rộng) theo sơ đồ như sau:
NT1

NT2

0,3 m
NT3


NT1

NT2

NT3

NT2

NT3

NT1

NT3

NT1

0,5 m

1m

1,5 m

NT2

11,5m
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức thí nghiệm

3.3.3 Thời điểm bón phân và cách bón phân cho 3 nghiệm thức
Bón phân
Giai đoạn bón lót:

Làm đất xong, 5 ngày trước khi trồng rau cải xanh tiến hành bón lót. Đối với
các nghiệm thức bón lót tiến hành bón trực tiếp trên đất. Sau đó tưới một lượng nước
vừa đủ để giữ ẩm và giúp phân ngấm vào đất. Bón lót ở tất cả các nghiệm thức phân
hữu cơ.
Giai đoạn bón thúc:
Lần 1: tiến hành bón thúc đồng thời tất cả các nghiệm thức khi cây có 2 – 3 lá
thật. Cách bón là phân hòa vào nước và tưới vào gốc.
Lần 2: tiến hành bón thúc lần 2 ở các nghiệm thức 2, 3 sau 20 - 25 ngày sau
gieo hạt. Phân bón được hòa vào nước và được tưới vào gốc.
Tính toán lượng phân cần bón:
Nghiệm thức 2, 3: tính toán liều lượng theo đúng với qui trình kỹ thuật của
Trần Thị Ba (2010) tiến hành cân chính xác theo lượng đã tính toán cho mỗi nghiệm
thức.
Tiến hành bón thúc: phân bón được chia làm 2 lần bón. Các nghiệm thức 2, 3
được bón thúc cùng một thời điểm. Riêng nghiệm thức 1 toàn bộ lượng phân hữu cơ
đã được bón ở giai đoạn bón lót.

13


Bảng 3.1 Liều lượng phân bón cho 3 nghiệm thức (g/m2)
Nghiệm thức
Urê
NT1
NT2
NT3

Bón thúc

Bón lót

Supe KCl
lân

1,25 3
5
12

0,75
3

HC

Urê

1,6.103
1,2.103

1,25
5

Lần 1
Supe KCl
lân
1,5
6

0,75
3

Urê


1,25
5

Lần 2
Supe KCl
lân
1,5
6

0,75
3

Ghi chú:
NT1: 100% phân bùn cống sinh hoạt.
NT2: 75% phân hữu cơ từ bùn cống sinh hoạt + 25% phân hóa học.
NT3: 100% phân hóa học.
HC: phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt được bón toàn bộ ở giai đoạn bón lót.
Supe lân (20% P2O5) ; Urê: (NH2)2CO (46%N); KCl (60% K2O)
Nguồn: Trần Thị Ba (2010).

Chăm sóc
Tưới nước: sau khi gieo hạt rau cải xanh cần phải tưới ngay để giữ ẩm độ phù
hợp giúp hạt giống rau cải xanh nảy mầm tốt. Định kỳ tưới nước ngày 2 lần vào buổi
sáng và buổi chiều. Vào những ngày trời có mưa, tùy theo tình hình ẩm độ trên liếp
đất trồng rau sẽ có chế độ tưới nước phù hợp, nếu ẩm độ cao trên 90% (nước chảy
qua kẽ tay), không tưới nước để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của rau.
Tỉa cây: sau khi gieo 10 - 15 ngày cây có 2 - 3 lá thật thì nhổ bỏ những cây
xấu ở chỗ mọc dày, để lại cây tốt, phân bố đều để đảm bảo mật độ đồng đều ở các
nghiệm thức.

Theo dõi sâu bệnh: thường xuyên theo dõi, làm cỏ, để tránh sự phát tán sang
các cây khác, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Thu hoạch
Sau 30 - 35 ngày sau khi gieo hạt tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ cả gốc.
3.3.4 Phương pháp theo dõi và lấy mẫu thí nghiệm
Theo dõi sinh trưởng của cây
Sau khi gieo hạt, quan sát và ghi nhận thời gian hạt nảy mầm. Sau khi hạt đã
nảy mầm, tại mỗi nghiệm thức đặt 1 khung chỉ tiêu để theo dõi và thu thập số liệu
(mỗi khung có kích thước 1m2). Sau 15 NSKG, cây phát triển ổn định tiến hành theo
dõi sự tăng trưởng của cây.
- Về tăng trưởng: định kỳ 5 ngày/lần, theo dõi cố định 10 cây/khung
Chiều cao cây (cm): đo bằng thước nhựa dài 50cm, đo từ mặt đất đến đỉnh
lá dài nhất, đo trên 40 cây (10 cây/khung x 4 lần lặp lại).
Số lá (lá/cây): đếm tổng số lá trên thân chính từ lá thật đầu tiên đến lá
ngọn, đếm những lá có chiều dài hơn 2cm. Tiến hành đếm số lá trên 40 cây (10
cây/khung x 4 lần lặp lại).
14


Kích thước lá (cm): dùng thước đo chiều dài và chiều ngang lá có kích
thước lớn nhất.
Mật độ (cây/m2): ghi nhận số cây khi thu hoạch trên từng lô thí nghiệm.
- Về năng suất: năng suất rau cải xanh được tính khi thu hoạch, rau cải xanh
đem cân cả cây xác định trọng lượng của rau cải xanh theo từng nghiệm thức để so
sánh (cải xanh được cân bằng cân đồng hồ 5kg).
Lấy mẫu thí nghiệm:
Mẫu rau cải xanh được phân tích các chỉ tiêu mật số Escherichia coli, hàm
lượng nitrate. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu rau cải xanh theo tiêu chuẩn
TCVN 9016:2011.
Mẫu nước tưới được phân tích các chỉ tiêu mật số Escherichia coli, hàm lượng

nitrate. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn, TCVN 59961995 đối với nước sông và suối.
Mẫu đất trước khi gieo trồng và sau khi thu hoạch được phân tích các chỉ tiêu
mật độ Escherichia coli, hàm lượng nitrate. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu
đất theo tiêu chuẩn TCVN 5297:1995.
Mẫu rau, nước được thu và đem về phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật và Ứng
dụng công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ với các thông số
sau: mật số Escherichia coli, hàm lượng nitrate. Riêng mẫu đất được phân tích tại
phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học Đất & Sinh học Ứng dụng với các chỉ tiêu mật
số Escherichia coli, hàm lượng nitrate.
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu
a) Phân tích mẫu đất
- Hàm lượng nitrate NO3-: trích bằng dung dịch muối KCl 2M theo tỉ lệ 1:10.
Lắc trong 1h, ly tâm và lọc lấy dung dịch trong phân tích. Đạm NO3-: xác định theo
phương pháp VCl3 ở bước sóng 543 nm (Markus D.K et al., 1985).
- Mật số Escherichia coli được đếm bằng phương pháp Most Probable Number
(MPN) sử dụng môi trường Lauryl Sulphate Broth (LSB) và EC ủ tương ứng ở nhiệt
độ 34,5 và 44,5o C.
b) Phân tích mẫu nước
- Hàm lượng nitrate NO3-: phân tích bằng phương pháp SMEWW 4500 NO3E:2012.
-

Mật số Escherichia coli: xác định bằng phương pháp TCVN 6187-2:1996.

c) Phân tích mẫu thực vật
15


×