Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÂM VĂN LINH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỰ MẪN CẢM
CỦA ONG ĐA PHÔI Copidosomopsis nacoleiae (Eady)
(Hymenoptera: Encyrtidae) VỚI MỘT SỐ
LOẠI THUỐC TRỪ SÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỰ MẪN CẢM
CỦA ONG ĐA PHÔI Copidosomopsis nacoleiae (Eady)
(Hymenoptera: Encyrtidae) VỚI MỘT SỐ
LOẠI THUỐC TRỪ SÂU

Giáo viên hƣớng dẫn:
Ths. Phạm Kim Sơn

Sinh viên thực hiện:


Lâm Văn Linh
Mssv: 3113448
Lớp Bảo Vệ Thực Vật K37

Cần Thơ – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Một số đặc điểm sinh học
và sự mẫn cảm của ong đa phôi Copidosomopsis nacoleiae (Eady) (Hymenoptera:
Encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu” do sinh viên Lâm Văn Linh thực hiện và
đề nạp.
Kính trình hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Ngƣời hƣớng dẫn

Ths. Phạm Kim Sơn

ii



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời này cho con và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tốt
đẹp nhất cho con đƣợc ăn học đến ngày hôm nay.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc đã tận tình hƣớng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên
hết sức quý giá trong nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Thầy Phạm Kim Sơn đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Chị Từ Ngọc Hiếu đã đóng góp nhiều ý kiến quý giá trong quá trình làm việc.
Anh Danh Thanh Toàn và Trần Thanh Văn lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật k19 đã
cho nhiều lời khuyên giúp em vƣợt quá khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn Huỳnh Thành Đạt, Huỳnh Thanh Suôl, Huỳnh Hƣng, Vũ Đình Tuấn, Lê
Thanh Bình lớp Bảo Vệ Thực Vật K37, đã chia sẽ với tôi nhiều kiến thức trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Chí Cƣơng đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành
khóa học. Quý thầy cô, trƣờng Đại Học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã tận tình truyền dạy nhiều kiến thức trong suốt thời gian học tại trƣờng.
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K37 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học
tập tại trƣờng.

Lâm Văn Linh

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và các
kết quả trình bày trong luận văn trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trƣớc đây.


Tác giả

Lâm Văn Linh

iv


Lâm Văn Linh (2014), “Một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi
Copidosomopsis nacoleiae (Eady) (Hymenoptera: Encyrtidae) với một số loại
thuốc trừ sâu”. Luận văn đại học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
GVHD: Ths. Phạm Kim Sơn.

TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014 tại phòng thí
nghiệm côn trùng và nhà lƣới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Kết quả đƣợc ghi nhận nhƣ sau:
1. Kết quả khảo sát về đặc điểm sinh học của ong đa phôi C. nacoleiae ghi nhận
các giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá nhỏ và ong đa phôi có mối liên quan chặt chẽ.
Thời gian phát triển của từng pha phát dục của ong đa phôi nhƣ sau: trứng 10,3±0,49
ngày, ấu trùng 10,7±0,98 ngày, nhộng 8,0±0,0 ngày, tiền đẻ trứng 1–2 giờ và vòng đời
là 30,4±0,95 ngày. Thời gian sống sót của thành trùng đực và cái trong điều kiện
phòng thí nghiệm lƣợt là 26–50 giờ và 24–36 giờ. Vào giai đoạn ấu trùng, ong đa phôi
phát triển khá phức tạp với hai dạng ấu trùng (ấu trùng bảo vệ và ấu trùng sinh sản).
Ấu trùng bảo vệ xuất hiện từ rất sớm khoảng 3–4 ngày từ lúc ong đa phôi đẻ trứng lên
trứng sâu cuốn lá nhỏ, ấu trùng này có nhiệm vụ tấn công các loài ký sinh khác trong
cùng vật chủ nhằm mục đích bảo vệ ấu trùng sinh sản và chúng biến mất vào thời điểm
11 ngày sau khi ong đẻ trứng lên sâu cuốn lá. Ấu trùng sinh sản xuất hiện sau ấu trùng
bảo vệ, ấu trùng này sau đó tiếp tục phát triển để cho ra thế hệ ong đa phôi mới. Ong

thƣờng vũ hóa từ 21 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau, 1–2 giờ sau vũ hóa ong đã bắt cặp.
Tỷ lệ vũ hóa của ong đa phôi trong điều kiện tự nhiên khá cao lên đến 96%, không có
khác biệt giữa quần thể đực và cái. Mật số trung bình của một quần thể ong đực
(245,5±47,9) thƣờng thấp hơn mật số trung bình của một quần thể cái (274,8±37,2).
2. Trong điều kiện phòng thí nghiệm và điều kiện nhà lƣới, cả ba loại thuốc
Virtako, Abatimec, Voliam Targo đều có tác động mạnh đến thành trùng ong C.
nacoleiae (ong có tỷ lệ chết 100% ở thời điểm 12 giờ SXL trong điều kiện phòng thí
nghiệm và 24 giờ trong điều kiện nhà lƣới), trong khi Chess có tác động thấp hơn
nhiều. Bên cạnh đó, thuốc Chess cũng không ảnh hƣởng đáng kể đến sự ký sinh của
ong khi trứng sâu cuốn lá nhỏ bị nhiễm thuốc, trái lại 3 loại thuốc Virtako, Voliam
Targo và Abatimec đều tác động mạnh đến sự sống sót của ong đa phôi. Tuy nhiên cả
4 loại thuốc khảo sát đều không ảnh hƣởng đến tỷ lệ vũ hóa của ong đa phôi khi sâu
cuốn lá nhỏ (đã nhiễm ong đa phôi) tiếp xúc với từng loại thuốc trong khoảng thời
gian ngắn. Kết quả còn cho thấy, Virtako và Chess có mức độ lƣu tồn khá cao trên các
cây lúa. Hai loại thuốc còn lại có độ lƣu tồn thấp, đặc biệt là Abatimec.

v


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG I LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU..................................................................... 2
1.1 TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN CÂY LÚA ...................................................... 2
1.1.1 Tình hình chung........................................................................................... 2
1.1.2 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal. ................................................................. 2
1.1.3 Sâu phao Nymphula depunctalis Guenée ..................................................... 3
1.1.4 Rầy lƣng trắng Sogatella furcifera Horvath ................................................. 3

1.1.5 Bù lạch Stenchaetothrips oryzae Bagnall ..................................................... 3
1.1.6 Muỗi hành (sâu năng) Pachydiplosis oryzae Wood–Mason ......................... 4
1.1.7 Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Cnaphalocrosis medinalis Guenée .......................... 4
1.1.8 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
và quy luật phát triển. ........................................................................................... 7
1.1.9 Các biện pháp quản lý sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ............................................. 8
1.2 SỬ DỤNG ONG KÝ SINH ĐỂ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN LÚA ................ 9
1.3 THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI TRÊN CÂY LÚA ................. 10
1.4 MỘT SỐ HỌ ONG KÝ SINH QUAN TRỌNG TRÊN CÂY LÚA. ................ 11
1.4.1 Ong nhảy nhỏ (Encyrtidae) ........................................................................ 11
1.4.2 Họ ong kén nhỏ (Braconidae) .................................................................... 13
1.4.3 Họ ong cự (Ichneumonidae)....................................................................... 13
1.4.4 Họ ong mắt đỏ (Trichogrammatidae) ......................................................... 13
1.4.5 Họ ong râu ngắn (Eulophidae) ................................................................... 14
1.4.6 Họ ong xanh nhỏ (Pteromalidae) ............................................................... 14
1.4.7 Họ ong đùi to (Chalcididae) ....................................................................... 14
1.4.8 Họ ong đen ký sinh trứng (Scelionidae) ..................................................... 15

vi


1.4.9 Họ ong xanh (Chrysidae) ........................................................................... 15
1.5 THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ TRÊN LÚA ...... 15
1.5.1 Thiên địch thuộc nhóm ăn mồi ................................................................... 16
1.5.2 Thiên địch thuộc nhóm ký sinh .................................................................. 17
1.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG LÚA JASMINE 85 ............................................... 18
1.7 ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM ............................................................................................................... 18
1.7.1 Abatimec 3.6EC ........................................................................................ 18
1.7.2 Chess 50WG .............................................................................................. 19

1.7.3 Virtako 40WG ........................................................................................... 19
1.7.4 Voliam Targo 63SC ................................................................................... 20
CHƢƠNG II PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................ 21
2.1 PHƢƠNG TIỆN .............................................................................................. 21
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 21
2.1.2 Thời gian và địa điểm thực hiện: ................................................................ 21
2.1.3 Vật liệu dùng trong thí nghiệm ................................................................... 21
2.1.4 Chuẩn bị vật liệu cơ bản cho thí nghiệm: .................................................... 21
2.2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................... 23
2.2.1 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của ong đa phôi
C. nacoleiae trong điều kiện phòng thí nghiệm. .................................................. 23
2.2.1.1 Thời gian phát triển vòng đời của ong đa phôi. ..................................... 23
2.2.1.2 Sự sinh sản ........................................................................................... 24
2.2.2 Tác động của một số loại thuốc trừ sâu đến ong đa phôi. ............................ 25
2.2.2.1 Trong điều kiện phòng thí nghiệm. ....................................................... 25
a. Tác động của thuốc trừ sâu đến sự sống sót của ong đa phôi ...................... 25
b. Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc trừ sâu đến khả năng ký sinh
của OĐP khi trứng SCLN bị nhiễm thuốc. .................................................... 25
c. Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc đến khả năng vũ hóa của OĐP
khi sâu cuốn lá nhỏ nhiễm đa phôi bị nhiễm thuốc. ........................................ 27
2.2.2.2 Trong điều kiện nhà lƣới ....................................................................... 27
a. Tính độc của 4 loại thuốc trừ sâu đối với ong đa phôi C. nacoleiae............ 27

vii


b. Sự lƣu tồn của 4 loại thuốc trừ sâu và ảnh hƣởng của sự lƣu tồn thuốc
đến sự sống sót của ong đa phôi. ................................................................... 28
CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 30
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG ĐA PHÔI

COPIDOSOMOPSIS NACOLEIAE ........................................................................ 30
3.1.1 Đặc điểm phát triển và mối liên hệ giữa ký sinh và ký chủ......................... 30
3.1.2 Vòng đời.................................................................................................... 33
3.1.3 Đặc điểm ký sinh ....................................................................................... 37
3.1.4 Sự sinh sản ................................................................................................ 38
3.1.5 Tuổi thọ thành trùng .................................................................................. 40
3.2 SỰ MẪN CẢM CỦA ONG COPIDOSOMOPSIS NACOLEIAE (EADY)
ĐỐI VỚI 4 LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ................................................................... 40
3.2.1 Trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................................................. 40
3.2.1.1 Tác động của 4 loại thuốc trừ sâu đến thành trùng ong đa phôi
Copidosomopsis nacoleiae (Eady). ................................................................... 40
3.2.1.2 Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc trừ sâu đến khả năng ký sinh của
ong đa phôi khi trứng sâu cuốn lá nhỏ bị nhiễm thuốc. .................................... 43
3.2.1.3 Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc trừ sâu đến khả năng vũ hóa
của quần thể ong Copidosomopsis nacoleiae (Eady) khi sâu cuốn lá nhỏ
đã bị nhiễm ký sinh tiếp xúc với thuốc............................................................. 45
3.2.2 Trong điều kiện nhà lƣới. ........................................................................... 46
3.2.2.1 Tính độc của 4 loại thuốc trừ sâu đối với ong đa phôi
Copidosomopsis nacoleiae (Eady). .................................................................. 46
3.2.2.2 Sự lƣu tồn của 4 loại thuốc trừ sâu và tác động của sự lƣu tồn thuốc
đến sự sống sót của ong đa phôi C. nacoleiae (Eady). ..................................... 48
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 51
4.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 53
PHỤ CHƢƠNG ......................................................................................................... 58

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Nồng độ sử dụng các loại thuốc trong khảo sát tính độc của thuốc

23

3.1

Sự liên hệ giữa thời gian phát triển của ong đa phôi C. nacoleiae
(Eady) với ký chủ Cnaphalocrosis medinalis Guenée trên giống lúa
Jasmine 85 trong điều kiện nhà lƣới

30

3.2

Thời gian phát triển và vòng đời của ong đa phôi

33

3.3

Khả năng ký sinh của OĐP và sự sống sót của ong đa phôi trong quá

trình ký sinh lên trứng sâu cuốn lá nhỏ trong điều kiện nhà lƣới

39

3.4

Số lƣợng ong đa phôi và tỷ lệ vũ hóa của chúng trên một SCLN bị ký
sinh.

39

3.5

Tác động của các loại thuốc BVTV lên thành trùng ong kí sinh
Copidomopsis nacoleia (Eady).

41

3.6

Tác động của từng loại thuốc trừ sâu đối với ong đa phôi
Copidosomopsis nacoleiae trong điều kiện phòng thí nghiệm

43

3.7

Tỷ lệ sống sót của OĐP khi trứng sâu cuốn lá nhỏ bị nhiễm thuốc

44


3.8

Tỷ lệ vũ hóa và thời gian sống sót của ong C. nacoleiae
từ các SCLN (đã bị nhiễm ký sinh) bị nhiễm thuốc.

45

3.9

Tác động của 4 loại thuốc đến sự sống sót của thành trùng ong đa
phôi C. nacoleiae trong điều kiện nhà lƣới theo từng thời điểm khảo
sát

47

3.10

Thời gian lƣu tồn và tác động của sự lƣu tồn thuốc đến sự sống sót
của ong đa phôi C. nacoleiae.

48

3.11

Thời gian lƣu tồn và tác động lƣu tồn của một số loại thuốc trừ sâu
đến sự sống sót của OĐP.

49


ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1

Tên hình

Trang

Chuẩn bị các chậu lúa phục vụ cho các thí nghiệm.

21

2.2 Quy trình chuẩn bị nguồn ong C. nacoleiae cho các thí nghiệm (A–D).

22

2.3 Quy trình nhân nuôi sâu cuốn lá bị nhiễm ong đa phôi (A - D)

24

2.4 Quy trình khảo sát tác động của thuốc đối với khả năng ký sinh
của ong C. nacoleiae (A–F)26
2.5 Hộp nhựa (có cây lúa) đƣợc chuẩn bị cho các khảo sát về
tác động của thuốc trừ sâu đối với ong đa phôi trong điều kiện nhà lƣới.

28


3.1 Ong C. nacoleiae ký sinh lên trứng sâu cuốn lá nhỏ

31

3.2

Ấu trùng SCLN bị ký sinh kéo tơ hình thành bao nhộng

31

3.3 Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ bị ký sinh

32

3.4 Ống trứng của ong C. nacoleiae

33

3.5 Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ bị ký sinh bởi ong C. nacoleiae

34

3.6 Ấu trùng của ong C. nacoleiae

35

3.7 Ấu trùng ong đa phôi mới hóa nhộng

36


3.8

Nhộng ong đa phôi C. nacoleiae

36

3.9 Vòng đời của ong đa phôi trên sâu cuốn lá nhỏ

37

3.10 SCLN bị ký sinh bởi ong C. nacoleiae và một loài ngoại ký sinh.

38

3.11 Tác động của 4 loại thuốc đối với thành trùng ong đa phôi
Copidosomopsis nacoleiae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

42

3.12 Thời gian sống sót của ong C. nacoleia vũ hóa từ những sâu cuốn lá nhỏ
bị ký sinh đã nhiễm thuốc.

46

3.13 Tính độc của 4 loại thuốc đối với ong đa phôi trong điều kiện nhà lƣới.

48

3.14 Tỷ lệ chết của ong đa phôi ở các thời điểm thuốc lƣu tồn khác nhau.


50

x


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ viết thƣờng

Ha

Hecta

SCLN

Sâu cuốn lá nhỏ

OĐP

Ong đa phôi

SXL

Sau khi xử lý

SBKS

Sâu cuốn lá nhỏ bị nhiễm đa phôi.


xi


ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lƣợng gạo xuất khẩu hằng
năm cao nhất thế giới, năm 2013 sản lƣợng gạo xuất khẩu của nƣớc ta đạt 6,6
triệu tấn và thu về 2,78 tỷ đô la Mỹ cho đất nƣớc chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái
Lan (Phạm Thái, 2013). Từ đó cho thấy cây lúa có vị trí hết sức quan trọng trong
nền nông nghiệp nƣớc ta. Tuy nhiên, thời gian gần đây dịch hại trên lúa nói
chung và sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis nói riêng đã bùng phát ngày
càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt trên những ruộng lúa sử dụng nhiều phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu và thâm canh tăng vụ cao. Để phát triển nông nghiệp bền
vững, an toàn cho con ngƣời và môi trƣờng thì quản lý sâu hại bằng biện pháp
tổng hợp (IPM) là một trong những biện pháp đƣợc ƣu tiên hàng đầu, trong đó
bảo tồn và sử dụng thiên địch đƣợc chú trọng. Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006),
việc áp dụng ong ký sinh vào quản lý sâu cuốn lá đã đƣợc thực hiện ở tỉnh Quảng
Đông (Trung Quốc), năm 1973 ong mắt đỏ Trichogramma japonicum Aslimead
đã đƣợc sử dụng để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ trên diện tích 13200 ha với hiệu
quả đạt đƣợc là tỷ lệ lá lúa bị sâu hại giảm 92,8% so với đối chứng. Ở nƣớc ta,
vào năm 1976, ong T. japonicum cũng đã đƣợc thả để trừ sâu cuốn lá nhỏ
(C.medinalis) tại trạm BVTV vùng Trung Du (Việt Yên, Hà Bắc), kết quả cho
thấy tỷ lệ trứng sâu cuốn lá nhỏ bị ong mắt đỏ ký sinh ở nghiệm thức thả ong
Trichogramma japonicum là cao nhất (47,2–66,6%) (Phạm Văn Lầm, 2002b và
Phạm Thị Thùy, 2004). Ong đa phôi Copidosomopsis nacoleiae (Eady) là loài
ong ký sinh trên trứng của sâu cuốn lá nhỏ, loài ký sinh này hiện diện rất phổ
biến trên các ruộng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài “Một số đặc điểm
sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi Copidosomopsis nacoleiae (Eady)
(Hymenoptera: Encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu” đƣợc thực hiện nhằm

bƣớc đầu xác định một số đặc điểm sinh học cũng nhƣ tập tính ký sinh của ong
đa phôi Copidosomopsis nacoleiae (Eady) và xác định tác động của bốn loại
thuốc trừ sâu (hiện nay đƣợc sử dụng phổ biến) đến sự sống sót của
Copidosomopsis nacoleiae nhằm khuyến cáo sử dụng các loại thuốc này trên
đồng ruộng.

1


CHƢƠNG I
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN CÂY LÚA
1.1.1 Tình hình chung
Các tỉnh miền Bắc qua điều tra sơ bộ (năm 1967–1968) đã xác nhận có 88
loài sâu hại trên lúa trong tổng số 461 loài côn trùng có mặt trên cây lúa. Ở các
tỉnh miền Nam (1977–1979) đã phát hiện 78 loài sâu hại lúa. Năm 1999 theo báo
cáo tổng kết của Cục BVTV thì trên cây lúa trên cả nƣớc có các loài sâu hại chủ
yếu gây thiệt hại đáng kể tới năng suất lúa sau đây: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu
đục thân hai chấm, bọ xít dài, sâu năng, sâu phao, bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá,
ốc bƣơu vàng và chuột hại (Hà Quang Hùng, 2005).
Theo báo cáo của Cục BVTV, trong 30 năm (1976–2005) đã thu thập đƣợc
27 loài côn trùng gây hại và 16 loài bệnh hại và 3 loài động vật khác gây hại phổ
biến trên cây lúa. Các loài côn trùng này thuộc 15 họ, 6 bộ. Trong số này, bộ
Lepidoptera có số lƣợng loài lớn nhất gồm 12 loài thuộc 3 họ, trong đó họ
Pyralidae và Noctuidae có số loài chiếm ƣu thế là 11 loài. Bộ Coleoptera có 5
loài thuộc 3 họ, trong đó họ Coreidae và Pentatomidae mỗi họ có 2 loài. Bộ
Homoptera có số họ lớn nhất (4 họ), 5 loài trong đó họ Delphacidae có hai loài,
các họ khác mỗi họ có một loài. Bộ Diptera có 3 họ, mỗi họ có 1 loài. Bộ
Orthoptera và Thysanoptera mỗi bộ có 1 họ, mỗi họ có 1 loài. Về bệnh hại, nhóm
nấm Mycelia moniliales có số lƣợng loài lớn nhất, 8 loài thuộc 3 họ trong đó họ

Mematiaceae, họ Tuberculariace có số lƣợng loài lớn nhất 3 loài, tiếp theo là họ
Moniliaceae gồm hai loài. Nhóm nấm Utilaginales gồm có hai họ, mỗi họ có một
loài. Nhóm vi khuẩn gồm có 3 loài trong đó có hai loài Xanthomonas. Nhóm
virus gồm có 3 loài gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (Nguyễn Văn Đĩnh và Bùi
Sĩ Doanh, 2012).
1.1.2 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal.
Rầy trƣởng thành có hai dạng cánh dài và cánh ngắn:
Dạng cánh dài: con cái dài (kể cả cánh) 4,5–5mm. Mặt bụng màu nâu vàng
đỉnh đầu nhô ra phía trƣớc. Mắt kép màu nâu non, mắt đơn hai màu nâu đỏ, phân
gốc râu có 2 đốt phình to, đốt roi râu dài nhỏ, nhiều đốm, bụng rộng phía cuối
dạng rãnh. Con đực dài (kể cả cánh) 3,6–4mm. Đa số màu nâu tối, bé, gầy hơn
con cái, cuối bụng có dạng loa kèn.

2


Dạng cánh ngắn: con cái dài 3,5–4mm, thô, lớn. Cánh trƣớc kéo dài tới giữa
đốt bụng thứ 6 bằng ½ chiều dài cánh trƣớc của dạng cánh dài. Con đực dài 2–
2,5mm gầy, đa số màu nâu đen, cánh trƣớc kéo dài dến 2/3 chiều dài của bụng.
Rầy non: lƣng màu đậm, phần ngực có đốm dạng mây không quy củ. Đốt
thứ 4–5 phần bụng có vân ngang màu hổ phách, bụng màu trắng sữa, mầm cánh
kéo dài tới đốt thứ 4 của bụng.
Trứng hình bầu dục dài hơi cong, cuối quả trứng hơi thon, nắp quả trứng
tựa hình thang (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
1.1.3 Sâu phao Nymphula depunctalis Guenée
Bƣớm có chiều dài thân từ 6–8mm. Cánh căng khoảng 15mm, trắng bóng,
cánh trƣớc có nhiều chấm nâu nhỏ và hai chấm nâu to ở giữa cánh. Thành trùng
sống từ 4–8 ngày. Một bƣớm có thể đẻ từ 50–70 trứng. Trứng hình tròn, hơi dẹp,
có đƣờng kính khoảng 0,5mm, màu vàng nhạt khi mới đẻ và chuyển thành màu
vàng đậm lúc sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 2–6 ngày. Sâu mới nở màu trắng dài

khoảng 1,2mm, đầu màu vàng nhạt. Từ tuổi 2, mình sâu chuyển thành màu xanh
lục, trong suốt. Sau có 5 tuổi, phát triển từ 15 đến 25 ngày. Sâu có sáu đôi mang
giả ở dọc hai bên cơ thể do đó sâu không thở bằng khí khẩu mà thở bằng mang
giả bằng cách lấy oxy từ nƣớc chứa trong ống phao. Vòng đời sâu từ 19–37 ngày
(Lê Thị Sen, 1999).
1.1.4 Rầy lƣng trắng Sogatella furcifera Horvath
Thành trùng có kích thƣớc cơ thể dài từ 3–4mm, thân màu nâu đen. Giữa
ngực trƣớc có một vệt màu vàng lợt. Cánh trong suốt và có một đốm đen ở ngay
giữa cạnh sau của cánh trƣớc, khi cánh xếp lại tạo thành một đốm đen to trên
lƣng. Thành trùng cái vừa có dạng cánh ngắn và dạng cánh dài, trong khi rầy đực
chỉ có một dạng cánh dài. Tuổi thọ của thành trùng từ 15–20 ngày. Rầy cái dùng
bộ phận đẻ trứng bén nhọn ở cuối bụng rạch bẹ lá hoặc gân lá đẻ thành từng hàng
trứng vào trong bẹ cây lúa, mỗi ổ từ 5–20 cái, một rầy cái có thể đẻ từ 300–350
trứng trong vòng hai tuần. Trứng tƣơng tự trứng Rầy Nâu nhƣng nấp nhọn hơn
và dài hơn. Trứng đƣợc đẻ vào trong bẹ lá hay gân chính của lá, gần cổ lá. Thời
gian ủ trứng từ 5–7 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15–20
ngày. Khi mới nở màu trắng sữa, trông rất giống ấu trùng Rầy Nâu; nhƣng bắt
đầu sang tuổi 2 toàn thân rầy có màu xám, giữa bụng ở mặt lƣng có một đốm
trắng, cuối bụng nhọn hơn phần cuối bụng của Rầy Nâu (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2011).
1.1.5 Bù lạch Stenchaetothrips oryzae Bagnall

3


Bù lạch rất nhỏ, dài từ 1–1,5mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ. Hai đôi
cánh hẹp, mang nhiều lông nhƣ lông chim trĩ nên còn có tên là "bọ trĩ", xếp dọc
trên lƣng khi nghỉ. Thành trùng cái đẻ khoảng 12–14 trứng, nhiều nhất là 25–30
trứng. Đa số bù lạch sinh sản theo phƣơng thức đơn tính, tỉ lệ cái/đực thƣờng rất
lớn (trên 95%). Tuổi thọ của thành trùng cái từ 15–30 ngày. Ấu trùng có 4 tuổi,

phát triển từ 6–14 ngày. Trƣớc khi hóa nhộng ấu trùng trải qua thời kỳ tiền nhộng
từ 2–3 ngày, màu nâu đậm. Sau đó sang giai đoạn nhộng từ 3–6 ngày (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.1.6 Muỗi hành (sâu năng) Pachydiplosis oryzae Wood–Mason
Thành trùng vũ hóa vào đầu mùa mƣa, thƣờng là ban đêm có thể bắt cặp
ngay và đẻ trứng vài giờ sau đó và thích hoạt động vào ban đêm, ban ngày
thƣờng đậu trong khóm lúa, gần mặt nƣớc hay cỏ dại ở gần bờ ruộng. Thành
trùng dài từ 3–5mm, sải cánh rộng 8,5–9mm, bụng màu đỏ; thành trùng đực nhỏ
hơn và có màu vàng nâu. Râu đầu màu vàng, dạng chuỗi hạt, điểm nối giữa hai
đốt râu có 1 hay 2 hàng gai dọc xung quanh. Muỗi cái có thể sống từ 2 đến 5
ngày và đẻ 100–200 trứng, trong khi muỗi đực sống từ 1– 2 ngày. Thời gian ủ
trứng từ 3–5 ngày. Ấu trùng có từ 3–4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 13–20
ngày. Nhộng dài từ 2–3mm màu hồng nhạt khi mới hình thành và chuyển thành
màu hồng đậm khi gần vũ hóa, có nhiều hàng gai ngƣợc lên thân mình. Thời gian
nhộng từ 3–8 ngày. Vòng đời Muỗi Hành từ 9–26 ngày (Lê Thị Sen, 1999).
1.1.7 Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Cnaphalocrosis medinalis Guenée
1.1.7.1 Phân bố
Từ giữa những năm 1960, sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu phát triển và tăng dần,
hiện nay SCLN là sâu hại chính trên tất cả các cánh đồng ở khắp Châu Á. Sâu
cuốn lá nhỏ trở thành dịch hại chính, đặc biệt từ là lúc các giống lúa chất lƣợng
cao đƣợc đƣa vào sản xuất phổ biến (Joop de Kraker, 1996a). Sâu cuốn lá nhỏ
phân bố rộng, hiện diện tại Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Miến
Điện, Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Indonesia, Hawaii, Châu Đại Dƣơng (Nguyễn
Đức Khiêm, 2006). Afghanistan, Úc, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Miến Điện,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Lào,
Madagascar, Malaysia, Nêpan, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines,
Srilanka, Taiwan, Thái Lan, Việt Nam (Dale, 1994). Loài Cnaphalocrosis
medinalis xuất hiện từ Nhật, theo hƣớng Đông Nam Á xuống đến Châu Úc và
gây hại nhiều ở các quốc gia nhƣ Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Campodia,
Indonesia, Lào, Madagascar, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc, Hàn

Quốc, Thái Lan và Việt Nam (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011; Lê

4


Lƣơng Tề, 2000). Ở nƣớc ta sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến ở tất cả các vùng
ruộng trồng lúa.
1.1.7.2 Phạm vi ký chủ
Ngoài lúa là thức ăn chính, sâu cuốn lá nhỏ còn phá hại trên mía, bắp,
sorgho, củ cải đƣờng,… (Pathak, 1994; Reissig et al., 1993). Theo Reissig et al.
(1993) và Nguyễn Công Thuật (2002) thì một số loại cỏ cũng là ký chủ phụ của
sâu cuốn lá nhỏ nhƣ cỏ lồng vực, mần chầu, cỏ bắc, cỏ cựa gà, cỏ đuôi voi, cỏ
đẳng hoa, lông tây, san sát, cỏ mía, cỏ tranh, lúa ma, stylosanthes. Ngoài ra, sâu
cuốn lá nhỏ còn có thể phá hại trên lúa mì, kê, lau, cỏ lồng vực, cỏ lá tre (Nguyễn
Đức Khiêm, 2006).
1.1.7.3 Đặc điểm gây hại và tập tính sinh sống
Cùng với việc sử dụng các giống lúa cải tiên kết hợp với sử dụng nhiều
phân bón và thuốc hóa học, sâu cuốn lá nhỏ đã trở thành một trong những sâu hại
lúa quan trọng nhất ở Việt Nam. Dựa trên mức độ quan trong về kinh tế sâu cuốn
lá nhỏ đã đƣợc phân loại vào nhóm 1 là nhóm dịch hại chủ yếu, hằng năm thƣờng
phát sinh trên diện rộng ở nhiều vùng trồng lúa và gây thiệt hại đáng kể về kinh
tế (Nguyễn Công Thuật, 2002).
Sâu non mới nở ra rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân và chui vào lá non,
mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang
tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không
khí sẽ khô và rút hai bìa lá lại, mặt trên cuốn vào bên trong thành một cái bao
theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn phần xanh của lá lúa để sinh
sống. Chỉ có một sâu trong một cuốn lá. Sâu tuổi lớn có thể ăn 1–2 lá lúa trong
một ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, đối khi chập 2–5 lá
cuốn thành một bao. Sâu nằm trong bao, có thể cắn phá suốt ngày đêm. Sâu còn

có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao củ để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở
đến khi trƣởng thành có thể gây hại từ 3–4 lá lúa. Sâu thƣờng di chuyển vào buổi
chiều, nếu trong ngày trời mƣa hay râm mát thì sâu có thể di chuyển bất cứ lúc
nào (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Khi bị chạm tới chúng búng hoặc
quăng đi một cách nhanh nhẹn (Reissig et al., 1993). Kết quả điều tra sâu non
của sâu cuốn lá nhỏ ở tất cả các nhánh sơ cấp và nhánh thứ cấp cho thấy những
nhánh sơ cấp trở đi bị hại nặng nhất, còn nhánh chính và thứ cấp có tốc độ ra lá
nhanh nên bù đáp lại các lá bị hại. Nên sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 phát sinh khi cây
lúa ở giai đoạn đẻ nhánh nên không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và năng suất cuối
vụ, mặc dù mật độ sâu non rất cao so với ngƣỡng phòng trừ (Bạch Văn Huy,
2002).

5


Ngài thƣờng vũ hoá vào ban ngày. Ban ngày ngài ẩn náu trong khóm lúa
hoặc cỏ dại, đêm thì bay ra hoạt động (Reissig et al., 1993 và Nguyễn Văn Hành,
1988). Ngài bắt cặp trong 8–12 giờ và đẻ trứng về đêm. Trứng đƣợc đẻ rải rác
trên lá lúa, phần lớn có một trứng, trên một lá cũng có khi 2–3 trứng đẻ cùng một
chỗ xếp thành ô vuông hay hàng dọc. Mỗi con cái đẻ trung bình 100 quả trứng.
Số lƣợng trứng đẻ phụ thuộc vào thức ăn của thời kỳ sâu non, thời tiết, sự ăn
thêm và giảm dần theo các lứa trong năm. Theo dõi trong 2 năm 1984, 1985 số
lƣợng trứng trung bình đó các lứa 1 đến lứa 8 đẻ ra tƣơng ứng là 266,8; 115,9;
107,3; 75,1; 77,3; 69,0; 63,9; 50,4. Ngài có xu tính ánh sáng mạnh, ngài cái bay
vào đèn nhiều hơn ngài đực. Ngoài ra, ngài cài thƣờng bay đến các ruộng gần bờ
mƣơng, đƣờng đi, vƣờn, nhà ở. Thời gian sống của ngài (kể cả đực và cái) từ 2–6
ngày (Nguyễn Văn Hành, 1988). Con cái dẫn dụ con đực bằng cách tiết ra một
hóa chất gọi là pheromone (Reissig et al., 1993).
1.1.7.4 Thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra ở Việt Nam.
Trong đánh giá của Nguyễn Công Thuật (2002) về sự thay đổi về mức độ

quan trọng kinh tế của các loài sâu hại lúa đã đề cập đến sự thay đổi của sâu cuốn
lá nhỏ. Mức độ quan trọng của sâu cuốn lá nhỏ tăng dần từ thập niên 50 đến thập
niên 90 của thế kỷ 20. Trong những năm 50, 60 thì sâu cuốn lá nhỏ là dịch hại ít
gặp hay là thƣờng gặp nhƣng ít quan trọng về kinh tế, tuy nhiên từ thập niên 80
trở đi thì sâu cuốn lá nhỏ lại trở thành dịch hại thƣờng xuyên gây hại trên diện
rộng và đƣợc xếp vào nhóm những dịch hại chủ yếu. Điểm đáng lo ngại là mặc
dù có nhiều nổ lực to lớn trong cả nƣớc trong việc áp dụng IPM, nhƣng mức độ
sâu hại sâu cuốn lá không giảm là còn có xu thế tăng, năm sau cao hõn năm trƣớc
(Hà Quang Hùng, 2005). Các trận dịch sâu cuốn lá nhỏ liên tiếp xảy ra vào
những năm 1990–1991 trên cả nƣớc, năm 2001 ở các tỉnh Bắc Bộ. Trong 5 năm
1994–1998 diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở miền Bắc lên đến 939000 ha
(Nguyễn Công Thuật, 2002). Với diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên cả
nƣớc là 938643 ha trong 5 năm 1999–2003 và có diện tích gây hại lớn nhất trong
các loài sâu hại trên lúa, diện tích bị gây hại nặng và mất trắng ở lần lƣợt là
182950,8 ha và 272,25 ha (Nguyễn Văn Ðĩnh và Bùi Sĩ Doanh, 2012; Hà Quang
Hùng, 2005). Năm 2002 tổng diện tích lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ khoảng
998139 ha trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 275593 ha (tăng 1,5 lần so với
năm 2001), diện tích bị trắng lá do sâu gây ra không đáng kể. Ở các tỉnh miền
Bắc năm 2002 là năm thứ 2 liên tiếp sâu cuốn lá nhỏ có mật độ cao, diện tích
phân bố rộng trong khoảng 10 năm trở lại đây với diện tích bị nhiễm sâu là
748904 ha (giảm 12% so với năm 2001), trong đó diện tích bị nhiễm nặng là
270362 ha (tăng 1,5 lần so với năm 2001). Các tỉnh miền Nam diện tích bị nhiễm
sâu cuốn lá nhỏ là 294415 ha (tăng 1,9 lần so với năm 2001), trong đó có 5231 ha
6


bị nhiễm nặng. Mật số sâu thấp phổ biến 5–10 con/m2, nơi cao có 30 –50con/m2,
không có diện tích thiệt hại về năng suất (Trần Quý Hùng, 2003).
1.1.7.5 Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrosis medinalis

Trứng: Trứng hình bầu dục dài 0,5mm. Bề mặt trứng có vân mạng lƣới rất
nhỏ. Trứng mới nở có màu hơi trắng trong gần nở chuyển sang màu ngà vàng.
Trứng đƣợc đẻ rải rác trên lá lúa phần lớn trứng đƣợc đẻ riêng lẻ, nhƣng cũng có
lúc có 2–3 trứng đƣợc đẻ một chỗ (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2012). Thời gian ủ
trứng phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, dƣới thời tiết nhiệt đới và đất thấp
ở Philippine thì trứng có thời gian phát triển là 2–3 ngày (Joop de Kraker,
1996b). Theo Reissig et al. (1993) trứng đƣợc đẻ thành từng lứa từ 10–12 trứng
xếp song song với gân chính, ở cả hai mặt trên và dƣới lá. Khối trứng khó nhìn
thấy bằng mắt thƣờng và nó chuyển từ trong suốt sang màu kem khi sắp nở.
Ấu trùng: Ấu trùng non mới nở màu trắng trong, mảng đầu màu nâu sáng,
khi bắt đầu ăn chuyển sang màu xanh lá mạ. Sâu non đẩy sức dài 19mm, màu
xanh lá mạ/vàng hồng. Mảnh lƣng ngực trƣớc, mặt lƣng ngực giữa và mặt lƣng
ngực sau có 8 phiến lông. Chân bụng phát triển (Nguyễn Văn Đĩnh ctv., 2012).
Trên mảnh lƣng ngực trƣớc, đốt thứ nhất có hai vết màu nâu đen song song với
nhau trông rất rõ rệt (Lê Lƣơng Tề, 2000).
Nhộng: Nhộng 7–10mm, ban đầu có màu vàng xanh, sau chuyển sang màu
nâu, khi sắp nở có màu nâu đỏ. Mầm cánh, mầm chân và mầm râu đầu dài vƣợt
quá mét sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở nhỏ lồi. Các đốt bụng thứ 6, thứ 8 thót vào.
Cuối bụng có 6 sợi lông ngắn uống cong. Nhộng có kén tơ mỏng màu trắng bao
quanh (Nguyễn Văn Đĩnh ctv., 2012 và Lê Lƣơng Tề, 2000).
Thành trùng: Thành trùng ngài sâu cuốn lá có chiều dài 10–12mm có sải
cánh rộng 19mm (Lê Lƣơng Tề, 2005). Cơ thể có màu nâu sáng óng ánh. Mép
cánh trƣớc có màu nâu đen ở thành trùng đực cách gốc cánh trƣớc khoảng 2/3 có
chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu sẫm; vân mép
ngoài cánh rộng có màu nâu đen, vân ngang trong và vân ngang ngoài có màu
nâu đen, giữa hai vân có một vân cụt ngắn. Sải cánh từ 13–15mm. Ngài sâu cuốn
lá nhỏ thuộc nhóm hoạt động về ban đêm bắt đầu từ chạng vạn đến nữa đêm, ban
ngày ẩn náo trong bóng râm (Nguyễn Văn Đĩnh ctv., 2012). Tuổi thọ của thành
trùng cái có thể sống đƣợc khoảng 1 tuần, nhƣng điều này còn phụ thuộc nhiều
vào ẩm độ môi trƣờng và nguồn thức ăn là đƣờng hoặc mật ong (Joop de Kraker,

1994b).
1.1.8 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
và quy luật phát triển.
7


Yếu tố thời tiết có ảnh hƣởng đến thời gian xuất hiện, đẻ trứng của trƣởng
thành và mật độ sâu non gây hại trên đồng ruộng. Nói chung nhiệt độ từ 25–29ºC
và ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu này phát sinh gây hại, đặc biệt
trong điều kiện có mƣa nắng xen kẽ (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Mặc dù ngài
sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện quanh năm ở những vùng nhiệt đới, tuy nhiên xuất hiện
nhiều vào mùa mƣa, tùy từng vùng nhiệt độ cụ thể khác nhau nhƣng sâu cuốn lá
nhỏ thƣờng gây hại chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm với khoảng 4–5
thế hệ đƣợc hoàn thành trong thời gian này (Driesche et al., 2009). Theo Hà
Quang Hùng (2005) vào những ngày ít mƣa hoặc không mƣa thì số lƣợng trứng
của ngài đẻ giảm rõ rệt. Hằng năm sâu cuốn lá nhỏ có từ 6 lứa trong đó lứa 2
(tháng 4–5) và lứa thứ 4–5 (tháng 8–10) là những lứa gây hại đáng kể (Hà Quang
Hùng, 2005).
Mức độ bị hại của cây lúa nặng nhẹ tuỳ thuộc vào từng giống lúa khác
nhau, giai đoạn sinh trƣởng, thời vụ gieo cấy và chế độ bón phân (Nguyễn Công
Thuật, 2002). Nguyễn Trƣờng Thành (1999) chứng minh rằng bị hại tới 31,4% số
lá song năng suất lúa vẫn chƣa giảm một cách đáng kể. Lá đòng và lá sát lá đòng
có vai trò quan trọng nhất cho việc hình thành năng suất và thƣờng bị hại nhất.
Những lá bị hại nặng trở nên khô và những đám ruộng nhiễm nặng sẽ xuất hiện
với hình thức cháy lá. Khi lá cờ bị hại thì mức thiệt hại năng suất sẽ cao (Reissig
et al., 1993; Whipp, 1993).
Lƣợng đạm sử dụng trên lúa cũng ảnh hƣởng mạnh mẽ đến cấp gây hại của
sâu cuốn lá nhỏ nói riêng và dịch hại nói chung. Nếu tăng lƣợng đạm thì đồng
thời cấp của sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên ruộng đó cũng tăng theo (Hill et al.,
2005). Theo Chau và Heong (2005) khi bón phân hữu cơ sẽ giúp giảm thiểu sự

bộc phát của sâu cuốn lá nhỏ. Sâu thƣờng tập trung phá hại mạnh vào giai đoạn
đứng cái, làm đòng và trổ vì thế ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất thu hoạch, làm
cho tỷ lệ hạt lép tăng lên có khi tới 50% đồng thời trọng lƣợng 1000 hạt giảm rõ
rệt (Lê Lƣơng Tề, 2000).
1.1.9 Các biện pháp quản lý sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Khi phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên ruộng lúa cần kết hợp áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau mới có thể đạt hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao đƣợc
1.1.9.1 Biện pháp canh tác
Không có một giống kháng SCLN nào đƣợc sản xuất phổ biến (Pathak và
Khan, 1994). Không nên gieo sạ quá dày. Tùy theo tình hình cụ thể từng nơi mà
nên sạ 100–150kg giống/ha là vừa. Nếu dùng máy sạ hàng thì chỉ cần dùng 70–
80kg giống/ha (Nguyễn Danh Vàn, 2008).

8


Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, bón theo bảng so màu lá lúa, cố
gắng điều khiển phân bón sao cho cây lúa cứng cáp, không quá lốp tốt, xanh đậm
dễ dẫn dụ thành trùng sâu cuốn lá nhỏ đến đẻ trứng tạo sâu non gây hại (Nguyễn
Danh Vàn, 2008). Hãy bón phân làm nhiều đợt trong vụ lúa và hạ thấp lƣợng
phân bón (Reissig et al., 1993). Khi tăng liều lƣợng kali bón thì mật độ sâu và tỷ
lệ lá bị sâu cuốn lá nhỏ giảm, điều này cho thấy kali có vai trò rất lớn trong việc
cứng hóa vách tế bào và làm giảm sự xâm nhập gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (Lê
Văn Ninh và Lê Hữu Cơ, 2014).
Nhổ cỏ dại trong ruộng lúa và dọn sạch cỏ quanh bờ ngăn cản sâu cuốn lá
lúa phát triển trên những cây ký chủ trung gian (Reissig et al., 1993; Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.2 SỬ DỤNG ONG KÝ SINH ĐỂ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN LÚA
lúa thƣ


).

nhỏ, sâu đục thân, sâu xám. Một số nƣớc tiên tiến đã có nhà máy sản xuất tự
động sản xuất ong mắt đỏ, có nhà máy một ngày đã sản xuất 20 triệu ong mắt đỏ.
Ở Trung Quốc đã phát hiện 17 loài Ong mắt đỏ trong đó có một số loài liên quan
đến nông nghiệp (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 20

ong/ha. Có thể thả liên tục 3–4 lần, mỗi lần cách nhau 1–2 ngày (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006). Trong khi đó ở Ấn Độ cũng sử dụng thành công ong
Trichogramma japonicum để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Joop de Kraker, 1996b).
Năm 1971 Liên Xô cũng đã thả ong mắt đỏ trên 4 triệu ha cây trồng. Viện nghiên
cứu Nông Nghiệp Việt Nam cũng đã sản xuất ong mắt đỏ Trichogramma
japonicum để phòng trừ sâu hại lúa và sâu đục thân ngô có hiệu quả. Loài ong
mắt đỏ này mỗi năm có 40 thế hệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ký sinh ở
sâu cuốn lá nhỏ là 84,8% (Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh, 2002). Ở Ấn
Độ, ong Temelucha philippinensis có thể tiêu diệt đƣợc 21,7% sâu non cuốn lá
nhỏ vào tháng 4–5 hàng năm. Ở trang trại của IRRI, sâu cuốn lá nhỏ bị ký sinh
với tỷ lệ khoảng 40%. Ong Trichogramma sp. có thể tiêu diệt khoảng 20% trứng
sâu cuốn lá nhỏ. Ở nƣớc ta năm 1976, ong T. japonicum đƣợc tiến hành thả để
thử trừ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại trạm BVTV vùng Trung Du (Việt Yên,
Hà Bắc). Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên diện tích 2887m2 lúa vụ mùa, với 3
công thức. Kết quả cho thấy trung bình tỷ lệ trứng sâu cuốn lá nhỏ bị ong mắt đỏ
9


ký sinh ở công thức thả ong T. japonicum đạt cao nhất (47,2–66,6%), sau đó là
công thức thả ong T. chilonis (34,5%) và thấp nhất là công thức thả hỗn hợp hai
loài ong trên (19,7% trứng bị ký sinh). Ở đối chứng không thả ong mắt đỏ không
thấy trứng bị ký sinh (Phạm Văn Lầm, 2002b; Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.1.1 Biện pháp hóa học

Khi đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau mà không mang lại hiệu
quả thì mới sử dụng đến biện pháp hóa học để trừ sâu cuốn lá nhỏ (Nguyễn Danh
Vàn, 2008). Dùng thuốc diệt côn trùng khi tới ngƣỡng kinh tế. Ngƣỡng kinh tế
thấp hơn khi lá cờ xuất hiện (Reissig et al
kinh tế của sâu cuốn lá nhỏ là 5–15%
2
2

, 15 sâu/m2

đẻ nhánh. Khi sự gây hại đến ngƣỡng kinh tế có
sâu sử dụng nhƣ Abamectin, Cartap, Fipronil, Imidaclorid, thuốc trừ sâu sinh học
Bacilus thuringensis (Nguyễn Văn Đĩnh ctv., 2012). Khi sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật thì nên phun ở thời điểm sâu chủ yếu ở tuổi 2. Theo Nguyễn Công Thuật
(2002) dùng thuốc hóa học là biện pháp có hiệu quả nhất để trừ sâu cuốn lá nhỏ,
tuy vậy cần phun thuốc ngay khi sâu còn nhỏ (tuổi 1– 2) thì mới tránh khỏi thiệt
hại do chúng gây ra, ngƣỡng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh
là 16–19con/m2; giai đoạn làm đòng 5–8con/m2.
1.3 THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI TRÊN CÂY LÚA
Ở Philippines, đến năm 1978 đã ghi nhận đƣợc 76 loài thiên địch trên ruộng
lúa, còn trên ruộng lúa ở Thái Lan đến năm 1981 đã phát hiện trên 100 loài thiên
địch. Khu hệ thiên địch trên đồng lúa ở Trung Quốc đƣợc nghiên cứu khá kỹ. Ở
từng tỉnh Trung Quốc đều có nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại
lúa. Thí dụ, số lƣợng loài thiên địch trên đồng lúa đã phát hiện đƣợc ở các tỉnh
Hồ Nam, Thiểm Tây, Triết Giang, Tứ Xuyên và Quảng Tây là 540, 309, 383 và
378 loài (tƣơng ứng). Còn ở tất cả cá vùng trồng lúa của Trung Quốc đã phát
hiện đƣợc 1303 loài thiên địch (Phạm Văn Lầm, 2002b).
Ở Việt Nam, 461 loài thiên địch đã đƣợc phát hiện trên đồng lúa thuộc 14
bộ, 63 họ, 259 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm, virut và tuyến trùng. Bộ
cánh màng (Hymenoptera) có số lƣợng loài đã phát hiện nhiều nhất với 173 loài

(chiếm 37,6% tổng số loài thiên địch) đứng thứ hai về số lƣợng loài là bộ cánh
cứng (Coleoptera) với 113 loài (24,5%). Nhiều thứ 3 về số lƣợng loài là bộ cánh
nữa cứng (Hemiptera) với 72 loài (15,6%). Bộ nhện lớn (Araneida) có 59 loài
(12,8%). Các bộ khác có số lƣợng loài thu đƣợc ít hơn, mỗi bộ có từ 1–16 loài.
Thành phần thiên địch trên đồng lúa đã phát hiện tƣơng đối nhiều, nhƣng chỉ có
10


khoảng 85 loài là thƣờng xuyên có mặt trên đồng lúa (Phạm Văn Lầm, 2002b).
Theo Phạm Văn Lầm (2002a) thì thành phần nhện lớn bắt mồi ở Việt Nam có
khoảng 77 loài thuộc 12 họ. Chúng tập chung chủ yếu ở các họ nhện lƣới
Araneidae (11 loài), nhện nhảy Salticidae (11 loài), họ nhện hàm to
Tetragnathidae (8 loài) và nhện sói Lycosidae (7 loài). Các họ khác nhƣ Metidae,
Theridiidae, Linyphiidae, Oxyopidae, Clubionidae, Thomisidae, Pisauridae,
Heteropodidae mỗi họ mới phát hiện đƣợc từ 1–4 loài. Bên cạnh đó Phạm Bình
Quyền (1999) đã thu thập 1667 mẫu vật nhện lớn ăn thịt tại Nghệ An, qua phân
tích định danh đƣợc 26 loài, thuộc 18 giống, 4 họ nhện lớn ăn thịt, ngoài ra còn 7
phenon chƣa đƣợc định loài. Tất cả 26 loài đƣợc tìm thấy lần đầu tiên trên đồng
lúa Nghệ An, trong đó có 5 loài lần đầu tiên đƣợc ghi nhận ở Việt Nam, gồm loài
Argiope aemula, Argiope luzana, Gasteracantha kuhlii, Trochosa sp., Thomicus
okinawensis. Các họ gặp nhiều loài là họ Araneidae – 7 loài, họ Salticidae –4
loài, Argiope – 3
1.4 MỘT SỐ HỌ ONG KÝ SINH QUAN TRỌNG TRÊN CÂY LÚA.
1.4.1 Ong nhảy nhỏ (Encyrtidae)
Họ ong nhảy nhỏ có thể ký sinh trên cả nhện và côn trùng. Đối với nhện hai
bộ chủ yếu bị ký sinh là Araneida và Acarina. Trên côn trùng, họ ong nhảy nhỏ
ký sinh trên hầu hết tất cả các bộ, cụ thể có 9 bộ: Neuroptera, Dictyoptera,
Orthoptera, Hemiptera, Homoptera, Diptera, Coleoptera, Lepidoptera,
Hymenoptera. Ong chủ yếu ký sinh lên trứng của côn trùng hay nhện (Noyes and
Hayat, 1984). Cơ thể bé nhỏ. Râu đầu nói chung có 11 đốt (8–12 đốt). Bàn chân

có 5 đốt. Chân giữa phát triển khỏe, nhảy giỏi. Cuối đốt chày chân giữa có một
cựa lớn. Cánh trƣớc thƣờng có vân màu nâu hoặc đen. Ong trong bộ này thƣờng
ký sinh trên côn trùng bộ Cánh nữa cứng, bộ Cánh đều, bộ Cánh vẩy. Có một số
loài chuyên tính ký sinh đối với ký chủ giống nhƣ Aphycus thích ký sinh trên ký
chủ là rệp sáp Coccus. Giống ong Blastothrix chuyên ký sinh trên Cocus và
Pulvinaria. Một số loài đã đƣợc sử dụng để phòng trừ rệp sáp hiệu quả nhƣ ong
Pseudaphycus utilis utilis Timb, Blastothrix sericea Daml (Nguyễn Viết Tùng,
2006).
Ong thuộc giống Compidosomopsis có ký chủ thuộc các họ Pyralidae,
Tortricidae (Noyes and Hayat, 1984). Ong Copidosomopsis trƣởng thành có màu
xám đến màu đen, khó nhìn bằng mắt thƣờng. Nhìn dƣới kính hiển vi, cánh của
chúng có lông ngắn. Loài ong này thƣờng tìm trứng sâu cuốn lá nhỏ ở cả ruộng
nƣớc lẫn ruộng khô. Ong đẻ trứng lên trứng sâu cuốn lá và ong non ký sinh phát
triển trong cơ thể sâu cuốn lá non kể cả sau khi trứng ký chủ đã nở. Trong cơ thể
sâu cuốn lá, trứng ong phân cắt nhiều lần và cho ra 200–300 ấu trùng ong sau đó.

11


Có thể nhìn thấy hàng trăm con nhộng của loài ong này trong cơ thể của sâu cuốn
lá non (Shepard et al, 1989). Kraker (1994b) ghi nhận loài ong Copidosomopsis
nacoleiae ký sinh trên ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ ở Laguna, Philippines.
Theo Segoli et al. (2009a) khi nghiên cứu trên ong ký sinh Copidosoma
koehleri ký sinh trên ngài gây hại khoai tây thì số lƣợng ấu trùng ong đa phôi
trong một cơ thể ký chủ tƣơng quan chặt chẽ với sự cạnh tranh của các dòng sinh
sản vô tính (clone). Ngoài ra còn có sự cạnh tranh của những dòng vô tính đực và
cái, điều này quyết định đến tỷ lệ giới tính của thành trùng ong bên trong ký chủ.
Chỉ có những ký chủ phát triển bởi những dòng (clone) cái thì mới xuất hiện
những ấu trùng bảo vệ.
Tùy thuộc vào từng loài ong ký sinh mà số lƣợng ấu trùng ong trong một cơ

thể ký chủ có thể lên đến vài hay chục vài trăm, thậm chí lên đến hàng ngàn. Ong
đa phôi Copidosoma floridanum có thể sản xuất 2000 cá thể từ một trứng ban đầu
(Grbic et al., 1996, Grbic and Strand 1998).
Giống Copidosomopsis (Encyrtidae) gồm nhiều loài hiện diện phổ biến với
khả năng phát triển đa phôi, trong đó có nhiều phôi tạo ra hai dòng ấu trùng sinh
sản và ấu trùng bảo vệ (Zhurov et al., 2004). Về phân loại trong họ Encyrtidae thì
Copidosoma thuộc chi Copidosomatini, chi phụ là Copidosomatina cùng với
Paralitomastix Marcet năm 1921 và Copidosomopsis Girault năm 1915
(Guerrieri và Noyes, 2005).
Chi Copidosoma Ratzeburg đƣợc ghi nhận là đã ký sinh trên hơn 20 loài
côn trùng trong bộ cánh vẩy, bao gồm hai họ Gelechiidae và Tortricidae. Các loài
trong họ Encyrtidae thì đƣợc biết đến là những loài ký sinh quan trọng và phổ
biến, chúng có tiềm năng đƣợc sử dụng nhƣ một tác nhân phòng trừ sinh học trên
côn trùng gây hại bộ cánh vẩy. Bên cạnh đó loài Paralitomastix varicornis
(Mercet 1921) hay Encyrtus varicornis đã đƣợc ghi nhận là thuộc Copidosoma,
một số loài khác cũng đƣợc phát hiện nhƣ P. varicornis ở miền Bắc nƣớc Ý, ký
sinh trên ấu trùng A. lineatella trong khi ở Mỹ thì loài Paralitomastix pyralidis
cũng đƣợc ghi nhận là ký sinh trên ấu trùng A. lineatella (Damos và SavopoulouSoultani, 2009).
Ấu trùng bảo vệ (larvae soldier) là một dạng ấu trùng đặc biệt của ong
Copidosomopsis tanytmemus Caltagirone ký sinh trên một loài bƣớm gây hại trên
lúa mì ở vùng Địa Trung Hải. Ấu trùng sớm phát triển từ những tế bào đa phôi
nhƣ những ấu trùng bình thƣờng, nhƣng chúng có hình thái khác với những ấu
trùng bình thƣờng với cấu trúc đầu, miệng rất phát triển và rất di động. Chúng
luôn chết trƣớc khi đạt đƣợc tuổi sinh sản. Khi làm thí nghiệm về sự cạnh tranh
giữa những ấu trùng ong khác nhau trong cùng một ký chủ thì ấu trùng sớm của
12


Copidosomopsis tanytmemus tấn công các ấu trùng của các loài ký sinh khác
trong thí nghiệm nhƣ Phanerotoma flavitestacea Fischer, Ichneumonids Venturia

canescens và Trathala sp. tƣơng ứng với tỷ lệ chết 74, 98, và 97%. Tuy vậy sau
khi tấn công và giết các đối thủ cạnh tranh khác chúng cũng bị thƣơng và chết
nhanh sau đó (Cruz, 1986).
Theo Alvaez (1997) thì số lƣợng lớn nhất của ong đa phôi Copidosoma
floridanum ký sinh trên sâu đo tại Florida lên đến 2750 cá thể trên một mummy
(cơ thể sâu cuốn lá bị ký sinh) và ấu trùng sinh sản là ấu trùng quyết định đến tỷ
lệ giới tính của ong đa phôi.
Theo Bào Thanh Loan (2011) tỷ lệ ký sinh của ong đa phôi trên sâu cuốn lá
nhỏ ở hai địa bàn Tiền Giang và Vĩnh Long khoảng 30%. Theo ghi nhận của
Phan Thị Cẩm Vân (2012) trên loài M. patnalis thì tỷ lệ này ở Sóc trăng là 0% và
ở Hậu Giang là 1,2%.
1.4.2 Họ ong kén nhỏ (Braconidae)
Thành trùng thƣờng có kích thƣớc rất nhỏ, ít khi vƣợt quá 15mm chiều dài,
phần lớn cơ thể côn trùng trông mạnh và chắc hơn các loài ong cự và chiều dài
của bụng thì gần bằng chiều dài của ngực và bụng cộng lại. Nhóm này giống ong
cự ở chỗ là cánh trƣớc thiếu một buồng costal, nhƣng khác là nhóm ong kén nhỏ
chỉ có một mạch quay (recurrent vein). Tập quán ký sinh của ong kén nhỏ tƣơng
tự ong cự nhƣng khác với ong cự là nhóm này thƣờng kéo kén hóa nhộng bên
ngoài cơ thể ký chủ. Hiện tƣợng đa phôi đƣợc ghi nhận ở một số loài, chủ yếu
giống Macrocentrus, mỗi trứng của M. grandii đẻ trên ấu trùng của sâu đục thân
bắp sẽ cho ra từ 16–24 ấu trùng ký sinh mới (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
1.4.3 Họ ong cự (Ichneumonidae)
Đây là loại ong ký sinh có kích thƣớc vào loại lớn nhất, cơ thể dài, hơi gầy.
Râu đầu hình sợi chỉ có trên 16 đốt. Cánh trƣớc có mắt rõ rệt. Cánh trƣớc không
có buồng mép trƣớc, hệ thống mạch cánh phát triển. Cánh trƣớc có hai mạch
quay, tạo thành 3 buồng giữa nhỏ (tức buồng M1 và M2 cách nhau bởi một mạch
quay). Chân có hai đốt chuyển. Bụng có thể thấy 7–8 đốt dài và hẹp. Phía trƣớc,
đốt bụng thứ nhất thon nhỏ tựa hình cuống. Ống đẻ trứng tƣơng đối dài, có một
số loài ống đẻ trứng dài gấp đôi chiều dài thân. Các loài ong cự thƣờng ký sinh
bên trong cơ thể sâu non hoặc nhộng côn trùng bộ cánh cứng và cánh vẩy. Một

số giống thƣờng gặp là: Crematus, Metopius, Pimpla, Campolex, Xanthopimpla
(Nguyễn Viết Tùng, 2006).
1.4.4 Họ ong mắt đỏ (Trichogrammatidae)

13


×