Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau bổ sung dịch chiết thực vật hua trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

BÙI THỊ HỒNG THẤM

Đề tài
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU
BỔ SUNG DỊCH CHIẾT THỰC VẬT HUA TRÊN
SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRONG
ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM NHÀ LƢỚI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU
BỔ SUNG DỊCH CHIẾT THỰC VẬT HUA TRÊN


SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRONG
ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM NHÀ LƢỚI

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ts. NGUYỄN MINH ĐÔNG

BÙI THỊ HỒNG THẤM
MSSV: 3113672
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà
Mau bổ sung dịch chiết thực vật HUA trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều
kiện thí nghiệm nhà lưới‖ do sinh viên Bùi Thị Hồng Thấm, lớp Khoa học đất Khóa
37, Bộ Môn khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại
Học thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng 07/2013.
Ý kiến đánh giá của Cán bộ hƣớng dẫn: .......................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng..…năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn

Ts. Nguyễn Minh Đông
i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài “Hiệu quả của phân
urea hạt đục Cà Mau bổ sung dịch chiết thực vật HUA trên sinh trưởng và năng

suất lúa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới” do sinh viên Bùi Thị Hồng Thấm, lớp
Khoa học đất Khóa 37, Bộ Môn khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng, Trƣờng Đại Học thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng 07/2013.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng:......................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc đánh giá ở mức:...................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần thơ, ngày ..… tháng ..… năm 2014
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hiệu quả của phân Urea hạt đục Cà Mau bổ sung dịch
chiết thực vật HUA trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm

nhà lưới” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ tài liệu
nào nghiên cứu trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hồng Thấm

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng:
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tƣơng lai của con.
Thành kính biết ơn:
Thầy CVHT Nguyễn Minh Đông đã tận tình hƣớng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành quá trình thực tập.
Quý thầy cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ cùng toàn thể quý thầy cô, anh chị thuộc Bộ
môn Khoa học đất đã dìu dắt và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt các năm học.
Chân thành biết ơn:
Lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến các bạn Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn
Phƣơng Thảo Vân, Trần Anh Vũ, Quách Thanh Toán và các bạn lớp Khoa học đất
khóa 37 đã nhiệt tình chia sẽ, động viên và phối hợp trong quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Em xin chúc tất cả quý Thầy Cô, các anh chị trong Bộ môn Khoa học đất cùng các
bạn lớp Khoa học đất Khóa 37, luôn dồi dào sức khỏe và thành công trên con đƣờng
của mình.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu
Khí Cà Mau, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi cũng nhƣ các sinh viên khác
hoàn thành tốt đề tài.

Trân trọng kính chào!
Bùi Thị Hồng Thấm

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Bùi Thị Hồng Thấm
Sinh ngày: 26/03/1993
Nguyên quán: Ấp Thới An A, Xã Giai Xuân, Huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ
Họ và tên cha: Bùi Văn Thum
Họ và tên mẹ: Bùi Thị Phƣợng
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 2000 - 2004: học tại Trƣờng Tiểu học Giai Xuân 2, Tp. Cần Thơ
Năm 2004 - 2008: học tại Trƣờng Trung học cơ sở Giai Xuân, Tp. Cần Thơ
Năm 2008 - 2011: học tại Trƣờng Trung học phổ thông Phan Văn Trị, Tp. Cần Thơ
Năm 2011 - 2015: học tại Trƣờng Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại học
Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Thới An A, Xã Giai Xuân, Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
Email: , điện thoại: 0986.232909

v


Bùi Thị Hồng Thấm. 2014. Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau bổ sung dịch
chiết thực vật HUA trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm
nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp đại học, Ngành Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp &

Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn
Minh Đông.

TÓM LƢỢC
Giá thành nhập khẩu các loại chế phẩm ức chế enzyme urease ngày càng cao, kéo
theo đó là giá phân bón tăng, nên việc tìm ra một loại chế phẩm bản địa để thay thế
là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả ức chế urease
của phân urea có bổ sung dịch chiết thực vật HUA trên sinh trƣởng và năng suất
lúa, từ đó đánh giá khả năng thay thế chế phẩm nBTPT nhập ngoại bằng loại dịch
chiết thực vật HUA bản địa. Thí nghiệm nhà lƣới đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên (CRD) gồm 4 lần lặp lại và 6 nghiệm thức: (NT0) Không bón N, (1) bón
100%N urea, (2) bón 100%N urea-nBTPT, (3) bón 70%N urea-nBTPT, (4) bón
100%N urea-HUA, (5) bón 70%N urea- HUA và (6) bón 50%N urea- HUA. Kết
quả thí nghiệm cho thấy, bón urea và urea có bổ sung thêm chất ức chế urease
(nBTPT, HUA) ở liều lƣợng 100%N và 70%N đều cho chiều cao, số chồi, số
bông/chậu, số hạt/bông, phần trăm hạt chắc, cao hơn so với nghiệm thức bón 50%N
urea-HUA. Giảm liều lƣợng N bón xuống 70%N urea-HUA và 70%N urea-nBTPT
không làm ảnh hƣởng đến trọng lƣợng hạt (g/chậu), mà còn đạt tƣơng đƣơng
nghiệm thức 100%N urea. Trọng lƣợng hạt (g/chậu) giảm đáng kể khi bón giảm ở
liều lƣợng 50%N urea-HUA. Hiệu quả nông học đạt cao ở dạng phân urea-HUA,
urea-nBTPT ở mức bón 70%N, hiệu quả đạm giảm dần theo thứ tự 70%N ureaHUA > 70%N urea-nBTPT. Qua kết quả cho thấy, có thể thay thế phân urea-nBTPT
với giá thành cao bằng loại phân urea-HUA đƣợc sản xuất bản địa với mức bón
70%N, vừa tiết kiệm đƣợc lƣợng N bón mà vẫn vẫn đảm bảo đƣợc năng suất.

vi


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN .............................................................. i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ...............................................ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................. v
TÓM LƢỢC ............................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... x
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 2
1.1. Phân đạm và hiệu quả sử dụng đạm trên đất lúa .................................................. 2
1.1.1 Phân đạm........................................................................................................ 2
1.1.2 Các tiến trình mất đạm trên đất lúa ................................................................ 3
1.1.3 Hiệu quả sử dụng đạm trên đất lúa ................................................................ 5
1.2. Biện pháp hạn chế sự mất đạm ............................................................................ 6
1.2.1 Dùng chất ức chế men urease ........................................................................ 6
1.2.2 Dùng chất ức chế sự nitrate hóa..................................................................... 8
1.2.3 Sử dụng phân đạm chậm tan .......................................................................... 9
1.2.4 Các biện pháp khác ..................................................................................... 10
1.3. Dịch chiết từ thực vật ......................................................................................... 10
1.3.1 Dịch chiết thực vật trong việc ức chế enzyme urease ................................. 10
1.3.2 Dịch chiết thực vật HUA ............................................................................. 11
Chƣơng 2 – PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 13
2.1. Phƣơng tiện ........................................................................................................ 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................ 13
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 13

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 14
2.2.1 Mô tả thí nghiệm .......................................................................................... 14
2.2.2 Biện pháp canh tác ....................................................................................... 14
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 15
vii


2.2.4 Tính toán số liệu năng suất và thành phần năng suất .................................. 15
2.2.5 Phƣơng pháp phân tích và đánh giá số liệu ................................................. 16
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 17
3.1. Diễn biến pH nƣớc mặt sau mỗi đợt bón phân .................................................. 17
3.2. Sinh trƣởng và phát triển .................................................................................... 18
3.2.1 Chiều cao lúa qua các giai đoạn sinh trƣởng ............................................... 18
3.2.2 Số chồi lúa qua các giai đoạn sinh trƣởng ................................................... 20
3.3. Thành phần năng suất và năng suất lúa.............................................................. 22
3.3.1 Thành phần năng suất lúa ............................................................................ 22
3.3.2 Năng suất lúa ............................................................................................... 24
3.4. Hiệu quả nông học ............................................................................................. 26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 28
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên từ viết tắt


HUA

Hà Nội University of Agriculture

nBTPT

n-butyl thiophosphoric triamide

SCU

Sulful Coated Urea

PCU

Polymer Coated Urea

NSKS

Ngày sau khi sạ

NSKB

Ngày sau khi bón phân

CRD

Completely Randomized Design

PPD


Phenylphosphorodiamidate

AE

Agronomic Efficiency (Hiệu quả nông học)

CHPT

Cyclohexyl phosphoric triamide

DCD

Dicyan-diamide

ECC

Encapsulated Calcium Carbide

IBDU

Isobutidene Diurea

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

IRRI

International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa Quốc tế)


ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

1.1

Các tiến trình mất đạm trên đất lúa

3

1.2

Cơ chế hoạt động của nBTPT

6

3.1

Diễn biến pH nƣớc mặt sau mỗi đợt bón phân ở mức bón 100%N

17

3.2

Chiều cao lúa của các nghiệm thức ở giai đoạn 25 NSKS,


19

Trang

40 NSKS và 55 NSKS.
3.3

Số chồi lúa của các nghiệm thức ở giai đoạn 25 NSKS,

21

40 NSKS và 55 NSKS.
3.4

Trọng lƣợng rơm và trọng lƣợng hạt của các nghiệm thức

24

3.5

Hiệu quả nông học

26

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tựa bảng

2.1

Tính chất hóa học của đất đầu vụ thí nghiệm

13

2.2

Các nghiệm thức thí nghiệm

14

2.3

Liều lƣợng và thời điểm bón phân

15

3.1

Các thành phần năng suất lúa lúc thu hoạch

22

Trang

xi



MỞ ĐẦU
Urea là loại phân bón hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
Đây là loại phân N dạng hạt, có hàm lƣợng N khá cao (46%N) và giá thành thấp
nên đƣợc sử dụng rộng rãi. Urea dễ hòa tan trong nƣớc, nó có thể tồn tại ở hai dạng
là phân urea đơn và phân urea hỗn hợp. Tuy nhiên, phân urea có nhƣợc điểm là dễ
bị mất N do bốc hơi khi bón lên bề mặt đất thông qua các con đƣờng nhƣ rửa trôi,
bốc hơi và thấm sâu. Hiệu quả sử dụng của phân urea khi bón vào đất chỉ đạt 30% 45% và trong đó N mất do bốc thoát ammonia là chủ yếu, chiếm 25 - 45% lƣợng N
mất Zhu (1985).
Có rất nhiều chế phẩm đã đƣợc nghiên cứu để trộn với phân urea, nhằm hạn chế quá
trình mất N nhƣ: urea bọc lƣu huỳnh, phân urea có lớp phủ nhựa hay vật liệu nhiệt
dẻo...Năm 1997 các nhà khoa học đã tiến thêm một bƣớc bằng việc sử dụng chế
phẩm nBTPT–n-Butyl Thiophosphoric Triamide (có tên thƣơng mại là Agrotain) để
ức chế urease làm hạn chế quá trình chuyển hóa phân urea thành ammonia khi bón
xuống ruộng. Nhƣng giá thành của chế phẩm nBTPT cao nên tổng chi phí hầu nhƣ
không giảm so với không sử dụng chế phẩm. Ngoài ra, mặc dù nBTPT rất có hiệu
quả trong việc ức chế urease trên đất trồng màu; tuy nhiên, hiệu quả ức chế urease
của nBTPT trên đất lúa chƣa rõ ràng. Gần đây nhóm nghiên cứu của trƣờng Đại học
nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu dịch chiết từ những loại thực vật bản
địa Việt Nam để làm giảm sự mất N trên một số ruộng canh tác ngô. Kết quả bƣớc
đầu cho thấy, dịch chiết thực vật có tác dụng ức chế urease thể hiện qua lƣợng phân
N đƣợc sử dụng thấp hơn mà cây vẫn duy trì, thậm chí sinh trƣởng và phát triển tốt
hơn so với đối chứng (Đỗ Thanh Bình, 2010; Bùi Hữu Ngọc, 2010). Tuy nhiên, việc
nghiên cứu ảnh hƣởng của dịch chiết thực vật để hạn chế sự mất N trên đất lúa còn
rất ít. Vì những lý do trên đề tài ―Hiệu quả của phân urea hạt đục Cà Mau bổ sung
dịch chiết thực vật HUA trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện thí
nghiệm nhà lưới‖ đƣợc thực hiện nhằm :
- Đánh giá hiệu quả ức chế urease của phân urea có bổ sung dịch chiết thực vật
(HUA) trên sinh trƣởng và năng suất lúa.
- Đánh giá khả năng thay thế chế phẩm nBTPT nhập ngoại bằng loại dịch chiết thực

vật HUA bản địa.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Phân đạm và hiệu quả sử dụng đạm trên đất lúa
1.1.1 Phân đạm
Đạm là những chất có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật vì N là thành
phần cơ bản cấu tạo về protein, chiếm 40 – 50% chất khô của nguyên sinh chất, còn
thành phần của chất diệp lục, một trong những yếu tố quan trọng quyết định quang
hợp (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Đạm đƣợc xem là nguyên tố quan
trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây trồng (Võ Thị Gƣơng, 2004).
Trong tự nhiên N ở hai dạng: thể khí tự do trong khí quyển chiếm khoảng 78%
dạng N này cây không thể hấp thu đƣơc. Cây có thể sử dụng đƣợc những dạng N
hữu cơ và vô cơ trong đất. Các dạng N này có nguồn gốc khác nhau nhƣ từ bã động
vật và thực vật chết, từ nƣớc mƣa, từ các vi sinh vật,…nguồn N chủ yếu cung cấp
cho cây vẫn là N vô cơ. Đạm vô cơ thƣờng có hai dạng: ammonium (NH4+), nitrate
(NO3-), hai dạng này có thể biến đổi lẫn nhau do tác động của các quá trình lý hóa
và vi sinh vật học. Các loại phân N thích hợp cho lúa là phân N sunfat amon (SA),
và urea. Trong đó thì urea đang trở thành dạng phân N đƣợc sử dụng phổ biến với
lúa nƣớc vì có tỷ lệ N cao.
Urea là một loại hợp chất hữu cơ đơn giản có công thức hóa học là (NH2)2CO
chứa 46%N, là chất rắn màu trắng tan tốt trong nƣớc dễ hút ẩm và dễ chảy nƣớc,
đƣợc sản xuất trong các nhà máy phân bón bằng phƣơng pháp tổng hợp từ các hợp
chất vô cơ. Phân urea dễ hoà tan trong nƣớc, khi hoà tan nhiệt độ nƣớc sẽ hạ xuống
nên nông dân còn gọi là phân lạnh. Urea hoà tan không để lại cặn bã, 1lít nƣớc hoà
tan 84 kg urea ở 200C, và 105 kg urea ở 1000C (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Urea cần

đƣợc bảo quản kỹ trong túi polyethylene và tránh tiếp xúc với nắng. Bởi vì khi tiếp
xúc với không khí và ánh nắng urea dễ bị phân hủy và bay hơi. Khi gặp nƣớc, urea
sẽ bị thủy phân tạo thành dạng NH4+ đây là dạng cây có thể hấp thu đƣợc. Tuy
nhiên, khi cây trồng hấp thu không kịp, NH4+ nhanh chóng bị enzyme thủy giải
thành NH3. Urea còn bị phản nitrate hóa, tạo thành nitrogen oxide, đây là hai con
đƣờng, gây thất thoát chủ yếu khi sử dụng N. Ngoài ra, còn có các yếu tố ảnh hƣởng
đến việc thất thoát N nhƣ nhiệt độ, pH của đất, pH của nƣớc, mực nƣớc trong
ruộng…Vào thời tiết nắng nóng, lƣợng N bị mất trong một ngày có thể lên đến
50%N (Võ Thị Gƣơng và ctv., 2004).
2


1.1.2 Các tiến trình mất đạm trên đất lúa

Hình 1.1. Các tiến trình mất đạm trên đất lúa

 Mất đạm dạng NH3
Khi urea đƣợc bón vào đất, nó nhanh chóng đƣợc thủy phân do hoạt động xúc
tác của enzyme urease để trở thành NH4+, dạng này dễ đƣợc cây lúa hấp thu. Sự
thủy phân urea đƣợc xúc tác bởi enzyme urease do nhiều vi khuẩn, tảo, nấm,...tổng
hợp nên men này và sử dụng nguồn N cho sự sinh trƣởng.
CO(NH2)2 (urea) + 2 H2O + urease → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + H2O → NH4HCO3 + NH4OH
Bón phân N chứa ammonium hoặc urea vào đất chúng nhanh chóng bị thủy
phân thành ammonia và bị mất dƣới dạng NH3 (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Sự bốc
hơi NH3 trong đất lúa ngập nƣớc là một cơ chế quan trọng gây sự mất N từ 5 – 47%
lƣợng N cung cấp trong điều kiện ngoài đồng. Sự mất N dạng NH3 xảy ra mạnh trên
đất có pH cao, đất khô và đất cát; đất cát có khả năng kiềm giữ NH4+ , đạm bị mất ở
dạng này thƣờng xảy ra trên các loại đất chua nhẹ (Võ Thị Gƣơng, 2004). Sự bốc
thoát cao điểm xảy ra từ hai đến bốn ngày sau khi bón phân N (Võ Tòng Xuân và

ctv., 1993).

3


Sự mất N dƣới dạng NH3 xảy ra theo phản ứng thủy phân urea ở bề mặt đất.
Ion NH4+ đƣợc kết hợp với phân tử nƣớc và chuyển đổi thành NH3 trong điều kiện
pH kiềm và chúng sẽ phát thải trong không khí. Nhân tố ảnh hƣởng đến sự bốc hơi
ammonia là tốc độ gió, thời điểm bón và phƣơng pháp bón phân, liều lƣợng và dạng
phân bón (Ngô Ngọc Hƣng, 2009).
De Datta (1987), cũng cho rằng lƣợng N mất đi do sự khử nitrate vào khoảng
28 – 33%. Ở đất lúa ĐBSCL, lƣợng NH3 bốc hơi tính trên lƣợng N bón theo nghiên
cứu của Watanabe và ctv., (2009), là 0.5 – 19%, còn theo nghiên cứu của Dong và
ctv., (2012), trên đất ngập liên tục là 20,8% còn trên đất khô ngập xen kẻ là 12,9%.
 Mất đạm dạng N2O va N2
Quá trình nitrate hóa và khử nitrate cũng là một trong những cơ chế chủ yếu
gây sự mất N. Đất ngập nƣớc trong mùa mƣa thì NO3- bị khử thành NO, N2O và N2
làm mất N trong đất và sự khử N ở tầng đất bên dƣới sẽ làm cho N bị mất đi ở dạng
hơi (Võ Thị Gƣơng, 2004). Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), ở đất lúa nƣớc sự mất
N do sự khử nitrate có thể rất cao. Thông thƣờng có 60 – 70% lƣợng N bón vào bị
bay hơi dƣới dạng NO2- và N2.
Nhân tố ảnh hƣởng đến sự nitrate hóa là hàm lƣợng NH4+, độ thoáng khí của
đất, pH, ẩm độ đất. Quá trình khử nitrate là quá trình tách oxy khỏi nitrite dƣới tác
dụng của các vi khử nitrate.
HNO3

HNO2-

N2 O


N2

Tiến trình này phóng thích nitrous oxide (N2O-), khí nitơ (N2).
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự bốc thoát N2 là chế độ nƣớc. Đối với đất lúa
ngập nƣớc liên tục, điều kiện yếm khí thƣờng xuyên, thiếu oxy làm hạn chế sự
nitrate hóa. Khi bón N trên mặt ruộng thì N sẽ bị nitrate hóa ở tầng oxy hóa dày (2 3 mm), đạm NH4+ bị oxy hóa thành NO3-, NO2- đi xuống tầng khử thành N2O va N2
bay vào khí quyển (Ngô Ngọc Hƣng và ctv., 2004).
Hiệu quả của phân N khi bón vào đất chỉ đạt 30% - 40% (Zhu, 1985) và trong
đó N mất do khử nitrate là chủ yếu, nó chiếm 25% - 45% lƣợng N mất. Sự ngập
nƣớc không liên tục ở đất lúa, cũng làm gia tăng lƣợng N mất do sự nitrate hóa xảy
ra ở giai đoạn thoáng khí, và tiếp theo đó là sự khử nitrate mãnh liệt trong giai đoạn
đất ngập nƣớc. Đất lúa ngập nƣớc gián đoạn thì sự rút ngắn thời gian của một chu
kỳ ngập nƣớc, sẽ làm gia tăng sự mất N lên 63% tổng lƣợng N bón vào đất (Patrick
và Weyalt, 1964) (Trích bởi Lê Văn Căn, 1978).

4


 Mất đạm do rửa trôi NO3Trong tiến trình khử nitrate, oxy đƣợc tách ra từ nitrate và nitrite. Các dạng
oxide của N đƣợc sử dụng do những vi sinh vật hiếm khí (đóng vai trò là chất nhận
e-) và khử đến N2 hay N2O. Tác động chính đến môi trƣờng là tiến trình rữa trôi và
trực di nitrate vào mực nƣớc ngầm, phóng thích khí hiệu ứng nhà kính. Hiện nay,
phân bón N đã đƣợc các nhà môi trƣờng học đánh giá là một nguồn gây hại cho môi
trƣờng đất, nƣớc, không khí. So với tốc độ phản ứng của sự chuyển hóa N trong đất
thì tốc độ phản ứng xảy ra ở lớp nƣớc mặt, ở giao diện giữa lớp nƣớc và lớp đất mặt
trong đất lúa, thƣờng nhanh hơn ở tại thời điểm bón phân hoặc nồng độ N trong
nƣớc duy trì cao (Ngô Ngọc Hƣng, 2009).
1.1.3 Hiệu quả sử dụng đạm trên đất lúa
Sau khi bón vào đất, dƣới tác dụng của men urease, urea bị phân giải thành
ammonium carbonate. Ở đất trung tính, nhiệt độ tƣơng đối cao và ẩm độ thích hợp,

quá trình phân giải này tiến hành nhanh. Ở nhiệt độ 100C thì 7 - 10 ngày urea phân
giải hoàn toàn thành ammonium carbonate. Ở nhiệt độ 200C thì từ 4 - 5 ngày, ở
nhiệt độ 300C thì từ 2 - 3 ngày. Ở đất chua urea phân giải chậm hơn (Võ Thị Gƣơng
và ctv., 2004). Quần thể vi sinh vật dị dƣỡng trong đất bao gồm nhiều nhóm vi
khuẩn, nấm. Mỗi nhóm đáp ứng một hoặc nhiều bƣớc trong phản ứng phân hủy chất
hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng cho sự hoạt động của một nhóm là nguồn nguyên liệu
cung cấp cho phản ứng tiếp theo, cứ nhƣ vậy cho đến khi chất hữu cơ hoàn toàn bị
phân hủy (Võ Thị Gƣơng và ctv., 2004). Chất hữu cơ bị vi sinh vật dị dƣỡng phân
hủy và giải phóng NH4+. Đây là tiến trình sinh học quan trọng liên quan đến tính
hữu dụng của N trên đất lúa nƣớc. Dƣới điều kiện ngập nƣớc, sự amonium hóa tạo
NH4+ đƣợc kiểm soát bởi vi sinh vật dị dƣỡng, sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng
lƣợng (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Cây trồng có thể hấp thu dinh dƣỡng ở cả hai dạng: dạng amon và dạng
nitrate. Tuy nhiên, nitrate mang điện tích âm và không đƣợc giữ trong đất. Do vậy,
nitrate dễ bị rửa trôi khi gặp điều kiện phù hợp. Ngƣợc lại, amon mang điện tích
dƣơng và đƣợc duy trì bởi khả năng trao đổi cation của đất. Hơn nữa, trong điều
kiện yếm khí, nitrate bị giảm do quá trình phản nitrate hóa thành N2O và N2 (Lƣơng
Đức Phẩm, 2009). Nhiều nghiên cứu về bón phân cho lúa và các nghiên cứu này
đều khẳng định là, hiệu quả sử dụng phân N đối với lúa nƣớc không cao. Nguyên
nhân là do N trong đất lúa bị mất đi qua các con đƣờng sau: Do bốc hơi dƣới dạng
NH3, bốc thoát dƣới dạng N20, N2 và rửa trôi NO3-. Vì vậy, việc tìm ra các biện
pháp làm giảm thất thoát N, luôn là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
5


1.2. Biện pháp hạn chế sự mất đạm
1.2.1 Dùng chất ức chế men urease
Urea-nBTPT
Hàng năm một lƣợng phân N lớn mất đi do quá trình phân giải N amon hoá,
nitrat hoá và rửa trôi đã làm thiệt hại to lớn cho nền nông nghiệp thế giới. Một trong

những giải pháp hiệu quả là nghiên cứu ức chế hoạt động của men urease. Năm
1997, các nhà khoa học đã tiến thêm một bƣớc bằng việc sử dụng chế phẩm nBTPT
– n-Butyl Thiophosphoric Triamide (tên thƣơng mại là Agrotain) để ức chế men
urease làm hạn chế quá trình chuyển hóa phân urea thành ammoniac. Chế phẩm
nBTPT có tác dụng ức chế sự hoạt động của men urease sinh ra bởi các vi sinh vật
amon hóa, nBTPT bám vào vị trí bám của urease và khóa tạm thời enzyme này. Sau
một thời gian nBTPT bị phân hủy, enzyme lại thực hiện chuyển hóa urea thành
NH4+. Cơ chế hoạt động của Agrotain thực chất dƣới dạng n-Butyl Phosphoric
Triamide (nBPTO). Hợp chất nBPTO đƣợc tạo ra bởi sự oxy hóa, kết quả là oxy
thay thế lƣu huỳnh trong phân tử nBTPT. Một đầu của phân tử nBPTO rất giống về
kích thƣớc với phân tử urea, đồng thời chúng cũng có nhóm n-butyl ở đầu kia. Đầu
phân tử nBPTO giống với urea đính với vị trí hoạt động của men urea khóa chặt quá
trình hoạt động chuyển hóa urea và ức chế quá trình thuỷ phân urea. Điều đó có
nghĩa là NH4+ trong phân urea đƣợc giải phóng chậm lại khiến cho cây hấp thụ
đƣợc nhiều hơn và hạn chế đƣợc sự thất thoát đạm qua con đƣờng bay hơi. Tuy
nhiên, nBPTO không bền khi phối trộn với urea nên nBTPT đƣợc chọn trong sản
xuất nguyên liệu phối.

Hình 2: Cơ chế hoạt động của nBTPT

Theo kết quả thí nghiệm của Waston và ctv., (1994) cho thấy, tỷ lệ phối trộn
nBTPT với urea từ 0,1 – 0,5%, thì khoảng 0,1 – 0,2 % là thích hợp nhất. Các tỷ lệ
phối trộn nBTPT với urea lên cao hơn 0,2%, đều không cho gia tăng hiệu quả mà
chỉ tăng thêm chi phí. Việc sử dụng urea-nBTPT đã đƣợc một số nƣớc nhƣ Mỹ,
Canada, Úc, Newzealand sử dụng và mang lại kết quả rất khả quan, do việc hạn chế
6


thêm đƣợc 20% lƣợng N thất thoát do biến thành ammoniac bay vào không khí.
Theo Rawluk và ctv., (2001), thí nghiệm khi bón phân N dạng viên có áo nBTPT

trên loại đất Orthic Black Chernozemic ở Canada giảm lƣợng bốc hơi NH3 28% 88%.
Theo Phạm Sỹ Tân (2000), sử dụng phân urea-nBTPT ghi nhận năng suất cao
hơn urea khoảng 200 - 300 kg/ha, hơn kém nhau rất có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa,
bón lƣợng urea-nBTPT thấp hơn urea 20 kgN/ha, nhƣng năng suất luôn ghi nhận
cao hơn urea. Nhƣ vậy, trong vụ Hè Thu nếu sử dụng urea-nBTPT, ta có thể tiết
kiệm đƣợc khoảng 20 kgN/ha (tƣơng đƣơng 43 kg urea/ha). Có thể thấy rằng sử
dụng urea-nBTPT có tác dụng làm giảm thất thoát N, làm tăng hiệu quả sử dụng
phân bón, tạo điều kiện cung cấp phân N cho cây trồng nhiều hơn và cho năng suất
cao hơn urea không phối trộn nBTPT. Cũng theo Đỗ Trung Bình (2007), nghiên cứu
về hiệu quả của phân urea-nBTPT trên đất Đông Nam Bộ cho biết, mức bón phân
trên đất xám trồng lúa vào vụ mùa là 60 kgN/ha và vụ Đông Xuân là 80 kg/ha đạt
năng suất tƣơng đƣơng với bón phân urea nhƣng tiết kiệm 20 – 25% N bón.
Các khảo nghiệm đầu tiên đƣợc Phạm Sỹ Tân (2007), tiến hành tại tỉnh Cần
Thơ và Sóc Trăng trên các loại đất phù sa ngọt, nhiễm phèn mặn trên cả hai vụ đông
xuân, và hè thu đều mang lại kết quả giống nhau là: Với các công thức thí nghiệm
có hàm lƣợng N thấp dƣới chuẩn (từ 40 – 75 kg N/ha) thì loại phân urea-nBTPT
đều mang lại năng suất cao hơn loại urea, nhƣng với lƣợng N bón cao hơn chuẩn (từ
100 kg N/ha) thì loại urea-nBTPT lại cho năng suất thấp hơn, do loại phân ureanBTPT làm lúa lốp đổ nhiều hơn.
Ngoài ra kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Hƣơng (2009), khi sử dụng kết
hợp chế phẩm nBTPT với giảm 25% N (mức đạm 45 N), làm tăng các yếu tố cấu
thành năng suất và cho năng suất thực thu cao tƣơng đƣơng đối chứng (bón phân
urea thông thƣờng), năng suất đạt 4,6 tấn/ha (vụ mùa) và 5,3 tấn/ha (vụ Xuân). Ảnh
hƣởng tích cực đến các chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển của cây lúa nhƣ: chiều cao
cây, số nhánh hữu hiệu, chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng tích lũy
chất khô.
Urea-nBTPT (Agrotain) là một loại sản phẩm phân bón thƣơng mại mà công
ty cổ phần phân bón Bình Điền (Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) nhập khẩu để sản
xuất phân mang nhãn hiệu ―Đầu trâu‖. Về phía Công ty phân bón Bình Điền đánh
giá, sử dụng urea-nBTPT thì sẽ tiết kiệm đƣợc 20 kg N/ha (43 kg urea), có nghĩa là
tiết kiệm đƣợc hơn 25% lƣợng urea (cứ 1 tấn urea tiết kiệm giảm đƣợc 250 kg). Tuy

nhiên, điều này lại không làm giảm đƣợc chi phí sản xuất vì giá thành của nBTPT
lại khá cao.
7


Bên cạnh việc sử dụng chất nBTPT, các chất ức chế hoạt động của men urease
đƣợc sử dụng nhƣ: phenylphosphoro-diamidate (PPD), cyclohexyl
phosphorictriamide (CHPT). De Datta (1985) thí nghiệm tại IRRI khi bón phân đạm
kết hợp với chất PPD giảm lƣợng bốc thoát ammonia 12 - 22 kgN/ha. Các nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chất CHPT có hiệu quả hơn nBTPT trong việc
giảm bốc thoát ammonia (Chien và ctv., 2009).
1.2.2 Dùng chất ức chế sự nitrate hoá
Theo Di và Cameron (2002) thử nghiệm trong chậu khi bón phân urea có dùng
chất ức chế sự nitrate hoá là dicyandiamide (DCD) trên loại đất trồng cỏ cho chăn
thả (Udic Haplustept) ở New Zealand cho thấy lƣợng NO3- rửa trôi hàng năm giảm
đến 59%, và ở nghiệm thức không dùng DCD có lƣợng NO3- trong nƣớc là 19,7
mgN/l vƣợt ngƣỡng tiêu chuẩn nƣớc uống. Di và ctv., (2007), cũng bón kết hợp
DCD với phân N trên bốn loại đất kết quả là lƣợng bốc hơi N2O (trong thời gian
hơn 69 - 137 ngày) giảm 61% - 73% so với không có DCD (0,3 - 5,7 kgN2O/ha so
với 1 - 20,9 kgN2O/ha).
Yaseen và ctv., (2005) dùng chất ức chế encapsulated calcium carbide (ECC)
làm tăng năng suất lúa so với bón NPK thông thƣờng. Banerjee và ctv., (1990) thí
nghiệm bón phân urea 120 kg/ha với lô 30 m2 ở New Dehli, Ấn Độ có lƣợng bốc
hơi N2 + N2O (sau khi bón 2 - 10 ngày) là 4,1 gN/ha khi có trộn với ECC 20 kg/ha
và 61,9 gN/ha khi không có trộn.
Gần đây một sản phẩm dạng chuỗi polymer là maleic-itaconicdicaborxyl acid
với tên thƣơng mại là Nutrisphere cho thấy hiệu quả trong việc làm chậm sự thuỷ
phân và giảm lƣợng bốc thoát ammonia (Franzen và ctv., 2011). Nutrisphere-N là
một sản phẩm tƣơng đối mới, là chất ức chế nitrate hóa, khác với những sản phẩm
ổn định N và giảm mất đạm thì Nutrisphere-N là chất bảo vệ và ức chế tất cả 3 hình

thức mất N: bay hơi, rửa trôi và khử N. Urea phủ Nutrisphere đƣợc gọi là
Nutrisphere®-N urê, hoặc Nutrisphere-N (NSN). Chất ức chế nitrate hóa làm chậm
việc chuyển đổi urea thành NH3 và có giá trị nông học nhƣ làm phụ gia phân bón,
dƣới điều kiện môi trƣờng nhất định (độ ẩm cao và nhiệt độ cao) (Hauck, 1985).
Thí nghiệm đƣợc tiến hành bởi David Dunn, Giám đốc phòng thí nghiệm đất tại
Fisher Trung tâm nghiên cứu của trƣờng. Dunn quan sát thấy rằng khi mƣa xuống,
Nutrisphere-N giảm rõ lƣợng N bị mất (5-7 ngày sau khi bón N). Trong 41 ngày,
urea thông thƣờng bị mất gấp 4 lần so với Nutrisphere-N (375,4 ppm urea thông
thƣờng so với 84,2 ppm của Nutrisphere-N).

8


1.2.3 Sử dụng phân đạm chậm tan
Phân đạm chậm tan gồm các dạng sulfur-coated urea (SCU), polymer coated
urea (PCU), isobutylidene diurea (IBDU).
Sử dụng phân urea chậm tan có lớp phủ lƣu huỳnh: Phân SCU là phân
urea chậm tan đầu tiên đƣợc sản xuất, và đƣợc thử nghiệm trên các ruộng lúa nƣớc
từ những năm 1960 – 1980. Mặc dù các thử nghiệm cho thấy hiệu quả sử dụng N có
tăng nhƣng nó khó đƣợc nông dân chấp nhận do hàm lƣợng N thấp (35 – 37% N),
và chi phí vận chuyển cao hơn so với urea (Trenkel, 1997). Gần đây, phân SCU
đƣợc sản xuất với lớp phủ lƣu huỳnh mỏng hơn, hoặc có thêm lớp phủ polymer bên
ngoài, tạo thành lớp phủ kép để giảm trọng lƣợng của lớp phủ và năng hàm lƣợng N
cao hơn (Chien và ctv., 2009).
Sử dụng phân urea chậm tan có lớp phủ nhựa hay vật liệu nhiệt dẻo: Phân
PCU đƣợc sản xuất bằng lớp phủ nhựa hay các vật liệu nhiệt dẻo. Ƣu điểm của các
vật liệu phủ này là có trọng lƣợng rất nhẹ (< 1%), độ bền cao hàm lƣợng N trong
phân cao, và kéo dài hiệu lực phân bón có thể lên đến 400 ngày (Trenkel, 2010).
Theo Yang và ctv., (2004) cho biết có một loại phân có lớp phủ nhựa dẻo chứa 43%
N đƣợc nông dân Trung Quốc chấp nhận bởi giá thấp và dễ bón. Tác giả cho rằng

loại phân này có lƣợng phóng thích đến 80% lƣợng N trong vòng 40 – 140 ngày,
nên đƣợc bón lúc làm đất và chỉ cần bón một lần, nên ít tốn công và quan trọng hơn
là khi bón phân này trên ruộng cho năng suất lúa cao hơn khi bón urea ở 3 mức N
100, 200 và 300 kg/ha.
Sử dụng phân urea chậm tan từ phản ứng giữa urea với các aldehyde:
dạng phân urea chậm tan từ phản ứng giữa urea với các aldehyde là isobutidene
diurea (IBDU), đây là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm và thân thiện
với môi trƣờng. Wells và Shockley (1975), nghiên cứu trên hai loại đất trồng lúa:
đất thịt và đất sét ở Hoa Kỳ cho kết quả cho năng suất nhƣ nhau giữa bón phân
IBDU và bón phân urea, nghiên cứu này cũng cho rằng phân IBDU là nguồn cung
cấp N thích hợp trong canh tác lúa nƣớc. Khi bón vùi IBDU ở độ sâu 10 - 12 cm có
lƣợng bốc thoát ammonia rất thấp (dƣới 1% lƣợng N bón) (De Datta, 1981). Kết
quả thí nghiệm của Carreres và ctv., (2003) cho thấy, bón phân IBDU trƣớc khi cho
ngập nƣớc cải thiện N2 cố định sinh học so với sử dụng phân urea và có năng suất
cao hơn (9,0 so với 8,2 tấn/ha) tuy nhiên tổng lƣợng đạm hấp thu và hiệu quả nông
học không khác nhau.

9


1.2.4 Các biện pháp khác
Bón vùi sâu phân đạm viên nén: có các dạng urea viên nén nhƣ urea dạng
hạt, viên urea lớn, và viên siêu urea có đƣờng kính trung bình lần lƣợt là 1,5; 7,0;
11,5 mm. Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), khi N đƣợc bón sâu 5 – 10 cm vào tầng
khử thì hiệu quả N cao hơn. Bón N vào tầng khử, đƣợc các keo đất giữ dƣới dạng
NH4+, cung cấp dần cho cây, ngăn chặn việc hình thành NO3-, hiệu lực của N có thể
tăng gấp đôi. Bón N sâu còn ngăn chặn việc bốc hơi NH3 vào tầng khí quyển
(Nguyễn Ngọc Nông, 1999). Còn theo Nguyễn Tất Cảnh và ctv., (2006), bón phân
viên nén vùi sâu đã tiết kiệm đƣợc 34% lƣợng N so với bón vãi thông thƣờng, tăng
năng suất lúa trung bình từ 15 – 19%, giảm các chi phí về công cấy, công làm cỏ và

chi phí về giống, giảm sâu bệnh, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chỉ bón một lần
cho cả vụ.
Gia tăng hiệu quả sử dụng đạm trong quá trình canh tác: bón đúng các
thời kỳ cây lúa có nhu cầu N cao, chia N ra nhiều lần để bón, tăng hiệu quả sử dụng
nƣớc làm giảm sự rửa trôi nitrate, trồng cây cố định N trên đất lúa để nâng cao hiệu
quả sử dụng N.
1.3. Dịch chiết từ thực vật
1.3.1 Dịch chiết thực vật trong việc ức chế enzyme urease
Dịch chiết từ thực vật là nguồn dƣợc phẩm tiềm năng trong kháng vius, chống
ung thƣ và kháng khuẩn. Dịch chiết từ cây Yucca khi bổ sung vào nƣớc uống của gia
cầm có khả năng bất hoạt enzyme urease sinh ra từ phân của chúng (Nazeer và ctv.,
2002). Ngoài ra dịch chiết từ cây tỏi, bạch đàn, cây Calotropis proceralatex, cây
Cannabis stiva, cây Lantana camara có khả năng kháng lại một số vi khuẩn Gram
(+) và vi khuẩn Gram (-) (Cock và ctv., 2009).
Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra và chiết xuất đƣợc một số hoạt chất có
nguồn gốc thực vật, có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp cũng nhƣ hoạt tính
của men urease. Một diterpen ester đƣợc chiết xuất từ cây Euphobia decipiens là hợp
chất tự nhiên đầu tiên đƣợc xác định là có khả năng ức chế men urease (Ahmad và
ctv., 2003). Theo Zaborska và ctv., (2009) đã báo cáo hoạt chất chiết từ cây tỏi, có tác
dụng ức chế men urease của cây đậu Jack. Hoạt chất này có tên thiosulfinate có khả
năng làm thay đổi các nhóm thiol trong phân tử protein urease, do đó làm giảm hoạt
tính của men này. Catechin trong dịch chiết lá chè xanh đã đƣợc công bố có khả
năng ức chế mạnh mẽ hoạt động enzyme urease của vi khuẩn H. Pylori (Satoshi và
ctv., 2003).

10


Một chất khác ức chế hoạt động của emzyme urease từ H.pylori đã đƣợc chiết
xuất từ Rubus coreanus Miquel (Yang và ctv., 2004). Một flavone đƣợc chiết xuất

từ Datisca cannabina đã đƣợc công bố là có khả năng ức chế hoạt động của enzyme
chiết xuất từ đậu rựa (Ahmad và ctv., 2008). Dịch chiết từ vỏ táo có chứa quercetin
gần đây đã đƣợc chứng minh là các chất có khả năng ức chế hoạt động của enzyme
urease H. Pylori (Pastene và ctv., 2009). Ngoài ra, dịch chiết thô từ cây hoa trà
(camellia) lại có tác dụng kìm hãm sự sinh trƣởng của quần thể, cũng nhƣ ức chế
quá trình sinh tổng hợp ra men urease của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hassani và
ctv., 2009). Theo các tài liệu, hiện đã phát hiện hàng trăm loài thực vật có thể khai
thác làm chất ức chế urease, tuy nhiên khả năng ứng dụng ở quy mô công nghiệp thì
vẫn còn nhiều hạn chế.
1.3.2 Dịch chiết thực vật HUA
Dịch chiết từ thực vật HUA do Nguyễn Tất Cảnh và cộng sự, Bộ môn Canh
tác học, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu, năm 2006. Đây là hỗn
hợp dịch chiết từ một số loài thực vật có khả năng ức chế hoạt động của nhóm vi
khuẩn amon hóa, quá đó làm chậm quá trình chuyển phân N dạng amon NH4+ thành
NH3. Ngoài ra dịch chiết cũng chứa thành phần ức chế men urease, giúp làm chậm
lại quá trình chuyển phân đạm dạng amôn NH4+ thành NH3. Dịch chiết từ thực vật
bản địa HUA đƣợc phát triển dựa trên nguồn thực vật bản địa ở Sa Pa Việt Nam.
Nguồn gốc dịch chiết từ thực vật HUA là hỗn hợp đƣợc phối trộn từ dịch chiết
của một số cây nhƣ: cây cỏ sữa (tên khoa học là Euphorbia thymifoblia Burm), cây
chó đẻ hay còn gọi là diệp hạ châu (tên khoa học là Phyllanthus amarus), cây Cứt
lợn hay còn gọi là cây hoa ngũ sắc (tên khoa học Ageratum conyzoides) và cây lƣợc
vàng (tên khoa học là Callificia fragrans); một số loại cây khác và phụ gia.
Dịch chiết cũng đã đƣợc sử dụng kết hợp với bón phân urea cho ruộng trồng
ngô tại một số vùng phía Bắc. Kết quả bƣớc đầu cho thấy một số dịch chiết có tác
dụng ức chế quá trình mất N thể hiện qua lƣợng phân N đƣợc sử dụng thấp hơn mà
cây trồng vẫn duy trì, thậm chí sinh trƣởng và phát triển tốt hơn so với đối chứng
(Bùi Hữu Ngọc, 2010). Theo Trần Thị Đào (2012), thì dịch chiết từ thực vật ức chế
đƣợc hoạt động của 8 chủng vi khuẩn amon hóa, phân lập từ đất phù sa cổ sông
Hồng ở mức cao (tính theo vòng vi khuẩn so với kháng sinh) và ức chế hoạt động
của enzyme urease 60 - 80%. Và dịch chiết từ cây xà đìa pi, đìa sài, tùng dìe, tầm

gửi ký (những loài thực vật thu thập từ Sa Pa - Lào Cai) có khả năng kìm hãm mạnh
hoạt động của urease. Mức ức chế này đạt tƣơng đƣơng và cao hơn so với nBTPT
khi đánh giá trong cùng điều kiện thí nghiệm.
11


Kết quả từ nghiên cứu của Đỗ Thanh Bình (2010) vụ mùa 2009 và vụ xuân
2010, trên giống Việt Lai 24 cho thấy bón 70 kg N/ha có bổ sung dịch chiết thực vật
(3 ml/kg urea), cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu, trọng lƣợng khô ở giai đoạn sinh trƣởng
khác nhau (đẻ nhánh, trổ và chín) và các thành phần năng suất đều bằng hoặc cao
hơn so với bón 100 kg N/ha. Năng suất thực tế (6 tấn/ha) và năng suất lý thuyết (7,4
tấn/ha) đều cao hơn với nghiệm thức bón 100 kgN và 70 kgN + nBTPT (công thức
phân nền cho 1 ha là 5 tấn phân chuồng + 60 P2O5 + 60 K2O).
Nhìn chung, những nghiên cứu bƣớc đầu về dịch chiết thực vật HUA cho thấy,
chất lƣợng đạt tƣơng đƣơng và cao hơn sản phẩm thƣơng mại nBTPT, và tỏ ra là
sản phẩm đầy tiềm năng trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng N ở cây trồng và có
khả năng thay thế với nBTPT nhập ngoại.

12


×