Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động 3g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THÚY QUỲNH

NGHIÊN CỨU NỀN TẢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG CHO MẠNG DI ĐỘNG 3G

Ngành: CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Mã số: 60 52 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo trong
Khoa Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS.
Nguyễn Quốc Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong thời gian nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin kính chúc các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn
mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công.
Học viên



Nguyễn Thúy Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực tế dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Nguyễn Quốc Tuấn.
Các số liệu, kết luận của luận văn là trung thực, dựa trên sự nghiên cứu và trải nghiệm
của bản thân, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình, bảo
vệ trước “Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ kỹ thuật”.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Nguyễn Thúy Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................3
THUẬT NGỮ ..................................................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ CÁC BẢNG ............................................................7
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................9
Chương 1.

1.1

CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ GIẢI PHÁP SDP ................1

Dịch vụ giá trị gia tăng.......................................................................................1

1.1.1

Nhà mạng Mobifone ...................................................................................1

1.1.2

Nhà mạng VinaPhone .................................................................................5

1.1.3

Nhà mạng Viettel ........................................................................................6

1.2

Thực trạng quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng ..........................7

1.3

SDP nhìn theo khía cạnh sự hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin ...............8

1.4

Lợi ích từ việc triển khai SDP ...........................................................................9


Chương 2.
SDP
2.1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SDP VÀ MỘT SỐ KIẾN TRÚC
11

Tổng quan về công nghệ SDP ..........................................................................11

2.1.1

Khái niệm SDP ..........................................................................................11

2.1.2

Lịch sử của SDP ........................................................................................12

2.1.3

SDP và mối quan hệ với SOA và Parlay/Parlay X ...................................14

2.2

Một số kiến trúc SDP .......................................................................................18

2.2.1

Kiến trúc phổ biến của SDP ......................................................................18

2.2.2


HP Service Delivery Platform ...................................................................19

2.2.3

Ericsson Multiservice Delivery Platform ..................................................22

2.2.4

Nokia Siemens Networks Service Delivery Framework ..........................25

Chương 3.

SDP TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM.................................................27

3.1

Thống kê về thị trường viễn thông Việt Nam ..................................................27

3.2

Giải pháp SDP hiện tại của Mobifone và VinaPhone ......................................28

3.3

Giao diện kết nối SDP cho đối tác ...................................................................30

Chương 4.

KHẢ NĂNG MỞ RỘNG MODULE SERVICE CREATION .............33


4.1

Một số hạn chế của giải pháp SDP Huawei .....................................................33

4.2

Mở rộng module Service Creation ...................................................................33


4.2.1

Một số ví dụ về kịch bản dịch vụ SMS .....................................................33

4.2.2

Yêu cầu của SMS Platform .......................................................................39

4.2.3

Thiết kế SMS Platform..............................................................................46

4.2.4

Demo và nhận xét......................................................................................53

KẾT LUẬN ...................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58
PHỤ LỤC ......................................................................................................................60
Phụ lục 1: Định nghĩa các tiến trình và file XML cấu hình các kịch bản .................60

Phụ lục 2: Code xử lý các tiến trình ..........................................................................65
Phụ lục 3: Định dạng file WSDL và bản tin SOAP ..................................................96


THUẬT NGỮ
API: Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng)
ASP: Application Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng)
B2B: Business-To-Business (Mô hình kinh doanh khách hàng là doanh nghiệp)
BSS: Business Support System (Hệ thống hỗ trợ kinh doanh)
CSP: Communications Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông)
EAI: Enterprise Application Integration (Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp)
GUI: Graphical User Interface (Giao diện đồ họa người dùng)
HTTP: Hypertext Transfer Protocol (Giao thức truyền tải siêu văn bản)
JSON: JavaScript Object Notation (Ký hiệu đối tượng Javascript)
KPI: Key Performance Indicator (Chỉ số hiệu suất trọng yếu)
M2M: Machine-To-Machine (Giao tiếp máy móc với máy móc)
MMS: Multimedia Messaging Service (Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện)
MO: Mobile Originated (Tin nhắn gửi đi từ máy di động)
MT: Mobile Terminated (Tin nhắn gửi đến máy di động)
MVNO: Mobile Virtual Network Operator (Nhà cung cấp mạng riêng ảo)
OSS: Operation Support System (Hệ thống hỗ trợ vận hành)
RSS: Really Simple Syndication (Chia sẻ tin tức định dạng đơn giản)
SOA: Service Oriented Architecture (Kiến trúc hướng dịch vụ)
SOAP: Simple Object Access Protocol (Giao thức truy nhập đối tượng đơn giản)
SDP: Service Delivery Platform (Nền tảng phân phối dịch vụ)
SLA: Service Level Agreements (Cam kết về dịch vụ)
SMSC: Short Message Service Centre (Tổng đài tin nhắn)
SSO: Single Sign On (Cơ chế đăng nhập một lần duy nhất)
WSDL: Web Services Description Language (Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web)
XML: Extensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng)



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ CÁC BẢNG
Hình 1.1 Thực trạng các dịch vụ khi chưa có SDP ........................................................8
Hình 1.2 Thực trạng các dịch vụ sau khi triển khai SDP ...............................................8
Hình 1.3 Doanh thu SDP theo khu vực trên toàn thế giới, năm 2012 và 2013 ............10
Hình 1.4 Doanh thu các hãng theo khu vực năm 2013 ................................................10
Hình 2.1 Các giai đoạn phát triển của SDP ..................................................................14
Hình 2.2 Mô tả ứng dụng sử dụng Web service ...........................................................15
Hình 2.3 Kiến trúc hướng dịch vụ SOA .......................................................................15
Hình 2.4 Các giao tiếp của SDP ...................................................................................16
Hình 2.5 Kiến trúc hệ thống sử dụng OSA/Parlay .......................................................17
Hình 2.6 Kiến trúc SDP phổ biến ..................................................................................18
Hình 2.7 Tổng quan chức năng của các mô hình kinh doanh ......................................20
Hình 2.8 Kiến trúc HP SDP ..........................................................................................21
Hình 2.9 Kiến trúc Ericsson Multiservice Delivery Platform ......................................23
Hình 2.10 Kiến trúc Nokie Siemens Networks SDF ....................................................25
Hình 3.1 Số lượng thuê bao di động (2G, 3G) giai đoạn 2009 – 2013 ........................27
Hình 3.2 Số lượng thuê bao di động 3G giai đoạn 2009 – 2013 ..................................28
Hình 3.3 Vị trí của SDP trong mạng di động ...............................................................29
Hình 3.4 Kiến trúc SDP Huawei ..................................................................................29
Hình 3.5 Giao diện tạo dịch vụ .....................................................................................30
Hình 3.6 Kịch bản thuê bao đăng ký dịch vụ ...............................................................30
Hình 3.7 Kịch bản thuê bao sử dụng dịch vụ SMS của CP ..........................................31
Hình 3.8 Kịch bản thuê bao nhắn tin MO sử dụng dịch vụ ..........................................31
Hình 4.1 Luồng xử lý dịch vụ vClass ...........................................................................40
Hình 4.2 Luồng xử lý dịch vụ Bóng đá vui ..................................................................41
Hình 4.3 Luồng xử lý dịch vụ Nhận diện Người nổi tiếng ..........................................42
Hình 4.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu ....................................................................................49
Hình 4.5 Dữ liệu mẫu bảng CONTENT .......................................................................53

Hình 4.6 Dữ liệu mẫu bảng CONTENT_RESULT .....................................................54
Hình 4.7 Dữ liệu mẫu bảng SERVICE .........................................................................54
Hình 4.8 Dữ liệu mẫu bảng SERVICE_PERIOD ........................................................54
Hình 4.9 Người chơi nhắn tin cú pháp “2” ...................................................................54
Hình 4.10 Các tin nhắn người chơi gửi tới hệ thống theo kịch bản vClass..................55
Hình 4.11 Các tin nhắn hệ thống gửi tới người chơi theo kịch bản vClass..................55
Hình 4.12 Thông tin người chơi sau khi hoàn thành phiên chơi ..................................55
Hình 4.13 Lịch sử điểm người chơi ..............................................................................56
Hình 4.14 Lịch sử mã dự thưởng người chơi ...............................................................56

Bảng 4.1 Kịch bản SMS dịch vụ vClass........................................................................35
Bảng 4.2 Kịch bản SMS dịch vụ Bóng đá vui ...............................................................37


Bảng 4.3 Kịch bản SMS dịch vụ Nhận diện Người nổi tiếng .......................................39
Bảng 4.4 Mô tả các tiến trình cơ bản .............................................................................46
Bảng 4.5 Các tham số cấu hình, đầu vào và đầu ra .......................................................48
Bảng 4.6 Bảng SERVICE..............................................................................................49
Bảng 4.7 Bảng SERVICE_PERIOD .............................................................................49
Bảng 4.8 Bảng CONTENT............................................................................................49
Bảng 4.9 Bảng CONTENT_RESULT ..........................................................................50
Bảng 4.10 Bảng USER_SERVICE ...............................................................................50
Bảng 4.11 Bảng USER_CONTENT_LOG ...................................................................51
Bảng 4.12 Bảng POINT_TRANSACTION ..................................................................51
Bảng 4.13 Bảng TICKET_TRANSACTION ................................................................51
Bảng 4.14 Bảng MO_TRANSACTION........................................................................51
Bảng 4.15 Bảng MT_TRANSACTION ........................................................................52


LỜI NÓI ĐẦU

Nhờ sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp điện tử, ngày nay càng nhiều
người có khả năng sử dụng các điện thoại thông minh với mức giá rẻ. Ngoài việc sử
dụng các dịch vụ nghe gọi, nhắn tin thông thường, những người dùng di động còn có
nhu cầu vô tận với các nội dung phong phú trên Internet dẫn tới sự ra đời của ngành
công nghiệp nội dung số với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Không chỉ những nhà
cung cấp dịch vụ Internet và cung cấp nội dung có được lợi nhuận từ việc phát triển
các dịch vụ Internet đa dạng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động (SP) cũng đã có
xu hướng đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng mạng di động 3G. Với
tài nguyên hệ thống mạng di động sẵn có, việc mà các nhà cung cấp mạng di động cần
làm là bổ sung nguồn lực tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng mới, hoặc hợp tác với các
nhà cung cấp nội dung (CP) cùng tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng mới, để tận dụng
tối đa tài nguyên hạ tầng viễn thông sẵn có.
Vấn đề lớn nhất nảy sinh khi hợp tác giữa các nhà cung cấp nội dung (CP) và các nhà
cung cấp dịch vụ mạng di động (SP) là việc tích hợp hệ thống. Hạ tầng có sẵn của nhà
mạng (SP) là hạ tầng lớn và phức tạp, hiện đang cung cấp dịch vụ cho hàng triệu thuê
bao. Do đó việc tích hợp hệ thống tương đối phức tạp với các tiêu chuẩn và giao thức
khác nhau tùy theo thiết bị của từng hãng. Thêm nữa, việc hợp tác giữa nhà cung cấp
nội dung và nhà cung cấp mạng di động tạo ra nhu cầu kết nối giữa hệ thống viễn
thông với hệ thống công nghệ thông tin thông qua Internet. Bài toán đặt ra là làm thế
nào để đơn giản hóa việc tích hợp, và làm cho sự hội tụ viễn thông – công nghệ thông
tin được dễ dàng.
Một vấn đề nữa mang tính cạnh tranh là làm thế nào để cho ra đời một dịch vụ giá trị
gia tăng mới trong thời gian ngắn nhất. Dịch vụ ra đời sớm vừa lôi kéo được nhiều
khách hàng, vừa giảm chi phí thử nghiệm nếu dịch vụ đó không được nhiều khách
hàng chào đón. Chi phí vận hành và đào tạo đội ngũ vận hành cũng cần được tính đến.
Dịch vụ càng đa dạng, chi phí càng lớn. Bài toán đặt ra là làm thế nào tổng quát hóa
các dịch vụ thành những phần tử logic cơ bản, dễ dàng cho việc xây dựng dịch vụ
trong thời gian ngắn bởi một đội ngũ không cần phải hiểu biết sâu về cơ sở hạng tầng
nhà mạng; chỉ cần chú trọng vào mô hình kinh doanh, logic dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng.

Để giải quyết những vấn đề trên, trên thế giới đang nhắc đến ngày càng nhiều thuật
ngữ SDP (Service Delivery Platform – Nền tảng cung cấp dịch vụ). Với mục đích
mang lại một cái nhìn rõ hơn về công nghệ SDP và việc sử dụng SDP trong bối cảnh
Việt Nam hiện tại, đề tài “Nghiên cứu nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho
mạng di động 3G” đã được tôi chọn nghiên cứu trong luận văn này.
Cấu trúc của luận văn bao gồm 4 chương:


Chương 1: Các dịch vụ giá trị gia tăng và giải pháp SDP: tìm hiểu về sự đa dạng của
các dịch vụ giá trị gia tăng hiện tại của các nhà mạng Mobifone, VinaPhone, Viettel,
phân tích những vấn đề tồn tại trong việc quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng. Từ đó
dẫn đến nhu cầu sử dụng công nghệ SDP để giải quyết các vấn đề đó.
Chương 2: Tổng quan về công nghệ SDP và một số kiến trúc SDP: tìm hiểu tổng quan
về công nghệ SDP, mối quan hệ với kiến trúc hướng dịch vụ SOA, tìm hiểu kiến trúc
SDP của một số nhà cung cấp giải pháp và thiết bị.
Chương 3: SDP trong bối cảnh Việt Nam: phân tích nhu cầu về dịch vụ giá trị gia tăng
của thị trường di động Việt Nam, tìm hiểu giải pháp SDP hiện tại đã được các nhà
mạng Mobifone và VinaPhone lựa chọn.
Chương 4: Khả năng mở rộng module Service Creation: phân tích mặt hạn chế hiện tại
trong giải pháp SDP Huawei, phân tích khả năng mở rộng module Service Creation tạo
các dịch vụ SMS linh hoạt dựa trên SMS Platform. Chương này cũng đưa ra thiết kế
và demo ứng dụng SMS Platform dựa trên một kịch bản SMS.


1

Chƣơng 1. CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ GIẢI PHÁP SDP
1.1 Dịch vụ giá trị gia tăng
Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng
dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu

trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet.
Dịch vụ giá trị gia tăng có thể được cung cấp từ các nhà cung cấp mạng di động hoặc
cố định, hoặc bởi một nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng thứ 3 (third-party) được gọi
là CP
Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng
dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc chuông nhạc
chờ)…
Các dịch vụ giá trị gia tăng có thể được phân loại:
-

-

Dịch vụ giá trị gia tăng cho thuê bao:
o Thương mại điện tử
o Dịch vụ giải trí
o Dịch vụ tiện ích
o Dịch vụ cộng đồng
o Mobile Video
o Ứng dụng điện thoại và kho lưu trữ ứng dụng (app store)
Dịch vụ giá trị gia tăng mạng
o Các dịch vụ liên quan tới mạng: CRBT, CMS, Roaming, Recharging
Dịch vụ giá trị gia tăng doanh nghiệp
o Mobile Ad/Marketing: quảng cáo hình/SMS

Các dịch vụ giá trị gia tăng giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu thông tin, giải trí, cập
nhật tin tức kịp thời, tăng hiệu quả trong công việc. Các dịch vụ này cũng tăng khả
năng cạnh tranh và tăng doanh thu cho các nhà mạng, nhà mạng nào có nhiều dịch vụ
đa dạng hấp dẫn sẽ lôi kéo được nhiều thuê bao, do đó tăng doanh thu.
Dưới đây sẽ điểm qua các dịch vụ giá trị gia tăng hiện có của ba nhà mạng lớn
Mobifone, VinaPhone, Viettel để thấy được sự phong phú đa dạng, và tầm quan trọng

của các dịch vụ này như thế nào.
1.1.1 Nhà mạng Mobifone
- Âm nhạc
o FunRing: Nhạc chuông chờ - FunRing là dịch vụ giúp các thuê bao của
MobiFone có thể lựa chọn những đoạn nhạc hay và những hiệu ứng âm


2

o

o
o

o

-

-

thanh ưa thích thay cho các hồi chuông chờ thông thường. Bạn bè và
người thân sẽ được thưởng thức những đoạn nhạc hay các hiệu ứng âm
thanh vui nhộn thay vì phải nghe hồi chuông chờ “tút, tút” đơn điệu [1].
FunRing Sáng tạo: Là dịch vụ dành riêng cho các thuê bao của
MobiFone.Tại đây các bạn có thể tạo cho mình những nhạc chờ độc đáo
mà chỉ riêng mình có.
Thế giới nhạc: là một cổng âm nhạc hoàn chỉnh vói nội dung thông tin,
giải trí, tiện ích liên quan tới âm nhạc.
Quà tặng từ trái tim: là dịch vụ giúp gửi tặng bài hát, bài thơ kèm theo
lời chúc được ghi âm giọng nói của bạn đến các thuê bao cố định, di

động trên toàn quốc bằng cách bấm số và thực hiện theo hướng dẫn của
hệ thống
Music Talk: Dịch vụ Nhạc nền MUSIC Talk là dịch vụ giúp khách hàng
của MobiFone có thể lựa chọn những giai điệu, bài hát ưa thích để phát
ra trong lúc đàm thoại khi gọi tới các thuê bao khác (kể cả thuê bao
ngoài mạng MobiFone và thuê bao cố định).

Video
o Mobile TV: dịch vụ xem truyền hình trong nước, quốc tế trực tiếp (Live
TV), xem các nội dung theo yêu cầu (xem lại Truyền hình, Video Clip,
Phim truyện, Ca nhạc, hát Karaoke, nghe Audio Book) hoặc gửi tặng bạn
bè, người thân các gói Mobile TV.
o mFilm: Dịch vụ xem phim trực tuyến là dịch vụ cung cấp phim qua các
thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Bạn có thể xem các bộ phim
trong nước, quốc tế hấp dẫn và mới nhất.
o MobiClip: là dịch vụ giúp bạn xem tải hoặc tặng Video Clip trực tiếp
trên máy điện thoại di động qua mạng MobiFone
o Cổng thông tin Video: là dịch vụ cung cấp cho người dùng tính năng
xem trực tiếp các nội dung thông tin thông qua Streaming Video, bao
gồm: Tin tức, Thể thao, Điện ảnh…
o Video Call: là dịch vụ thoại thấy hình, cho phép khách hàng của
MobiFone khi đang đàm thoại có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của
nhau thông qua camera được tích hợp trên máy điện thoại di động
o Media Call: là dịch vụ nhạc chuông video cho phép bạn thay nhạc
chuông thông thường khi nhận cuộc gọi bằng những nội dung đa phương
tiện: audio, video clip và hình ảnh theo các chủ đề mà bạn lựa chọn. Các
nội dung đa phương tiện được cập nhật liên tục từ hệ thống về thiết bị
đầu cuối của bạn thông qua đường truyền GPRS/EDGE/3G.
Ứng dụng – Game
o Music City: là mạng xã hội về Âm nhạc giúp người chơi có thể tham gia

tranh tài trực tuyến qua các trò chơi, trả lời các câu hỏi về lĩnh vực Âm


3

-

nhạc để thể hiện khả năng, sự hiểu biết của mình. Người chơi có thể kết
nối với bạn bè qua các hoạt động kết bạn, giao lưu giải trí, tham gia diễn
đàn… để tạo thành cộng đồng lớn mạnh.
o mGame: là một Game portal cung cấp giải pháp hoàn chỉnh về việc quản
lý, cung cấp các nội dung liên quan đến game trên di động. Khách hàng
có thể truy cập để xem các tin tức về game, xem preview, trailer giới
thiệu game, tải game cho di động… Dịch vụ được cung cấp qua hình
thức Website, Wapsite và SMS
o mFarm: là Game mô hình nông trại thu nhỏ trên di động, nơi người chơi
nhập vai nhân vật nông dân trồng trọt, chăn nuôi, … kiếm tiền để trở
thành trọc phú giàu có nhất vùng. Người chơi có thể kết nối với bạn bè
thông qua các hoạt động xã hội: kết bạn, giải trí, hội nhóm, kết hôn ra
đời gắn kết các thành viên thành cộng đồng lớn mạnh. Các cuộc thi đình,
hội được tổ chức thường xuyên trong cộng đồng cư dân của mFarm
nhằm tôn vinh truyền thống Việt Nam và khả năng trí tuệ của người
chơi.
o PI – Trà chanh quán: là mạng xã hội online dành cho giới trẻ trên nền
tảng điện thoại di động. Với Game PI – Trà chanh quán, bạn có thể: kết
bạn và giao lưu với hàng triệu bạn trẻ trên khắp miền đất nước, viết blog
cá nhân, viết lên tường để chia sẻ cảm xúc, chat và chia sẻ hình ảnh với
các bạn bè, tham gia các game dân gian như: cờ ca rô, Olympia,
o FunClass: là dịch vụ học vui tiếng Anh qua SMS của MobiFone. Khi
đăng ký sử dụng dịch vụ, bạn sẽ nhận được các thông tin, câu hỏi vui về

ngôn ngữ tiếng Anh để hiểu hơn về cách sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh.
Thông tin – Giải trí
o Magic Call: là dịch vụ giúp các thuê bao MobiFone thay đổi giọng nói
thật của mình trong quá trình đàm thoại thoại thành các giọng khác như
giọng người già, giọng nam, giọng nữ, giọng trẻ em… mà không làm
thay đổi nội dung đàm thoại
o Voice Chat: là hình thức gặp gỡ, chat và kết nối với số lượng lớn những
người có cùng nhu cầu kết bạn một cách dễ dàng, an toàn và thú vị qua
di động. Tham gia vào dịch vụ này, bạn có thể thiết lập các mối quan hệ
thú vị mà không cần cung cấp thông tin về số điện thoại thật của mình.
Mọi thông tin do người tham gia tự cung cấp, kiểm soát và kết nối với
bạn chat thông qua ID riêng do MobiFone cung cấp
o LiveInfo: là dịch vụ cung cấp thông tin, giải trí đa dạng với các gói tin
hấp dẫn, được tuyển chọn công phu và chuyên nghiệp. Dịch vụ mang
thông tin đến cho khách hàng một cách chủ động, các tiêu đề tin dạng tin
nhắn flash tự động xuất hiện trên màn hình điện thoại của khách hàng
khi máy đang ở chế độ rỗi. Khách hàng có thể đọc tin ngay nếu muốn.


4

o

o

o

o

o


o

o
o

o
o
o

Tiêu đề tin sẽ tự động biến mất trong vài giây nếu khách hàng bỏ qua
không đọc.
mPlus: cung cấp nội dung qua SMS/MMS cho các thuê bao MobiFone
theo hình thức thuê bao đăng ký nhận nội dung một lần và hệ thống sẽ
gửi nội dung về máy di động của khách hàng trong suốt thời hạn sử dụng
của dịch vụ.
MWorld: là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động, cung cấp các
nội dung: tin tức, thị trường, xổ số, chứng khoán, khám phá, bóng đá,
thư giãn, tư vấn, game, âm nhạc, video, ảnh
mGolf: là dịch vụ giúp bạn cập nhật các nội dung như: Hướng dẫn chơi
golf, dụng cụ golf, tin tức về golf, câu chuyện về golf, những luật chơi
mới, những sân golf đẹp… qua phần mềm ứng dụng cài đặt trên điện
thoại di động
mExpress: dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động do Mobifone cung
cấp giúp khách hàng dễ dàng đọc tin tức online với nhiều đầu báo hấp
dẫn ở Việt Nam và được cập nhật liên tục từ các báo điện tử. Dịch vụ
được cung cấp dưới dạng một phần mềm ứng dụng cài đặt trực tiếp trên
điện thoại của người dùng.
Dịch vụ Thông tin thời tiết miễn phí giúp bạn có thể nhận thông tin dự
báo thời tiết hàng ngày của các địa phương qua điện thoại di động mà

không mất phí.
mSport: là một chuyên trang về thể thao, nơi tập trung và cập nhật các
tin tức, sự kiện, video clip, hình ảnh, game thể thao, Live TV, các Game
Show thể thao… mới nhất và hot nhất nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu đam mê thể thao (bóng đá, tennis, bóng chuyền…) của bạn.
MobiFone Info: là dịch vụ cung cấp các thông tin về Tin tức, Xổ số,
Bóng đá, Giá cả thị trường, Phong thủy, Thư giãn…
Cổng dịch vụ ZOOM360: là một cổng thông tin cung cấp đồng thời
nhiều dịch vụ, nội dung khác nhau như Tin tức, Sách tiếng, Tạp chí, Clip
Hài… Mỗi loại dịch vụ, nội dung được cung cấp qua 01 phần mềm ứng
dụng riêng biệt và được cài đặt trên điện thoại của bạn.
mWin: là dịch vụ cung cấp đa dạng các trò chơi giải trí có tính tương tác
với người chơi qua tin nhắn SMS, tin nhắn MMS, USSD và qua WAP
mShop: là siêu thị nội dung số cung cấp Game, Video clip, Nhạc
chuông, Nhạc chờ, nhạc Fulltrack, hình ảnh, … qua website, wapsite
mSpace: là cổng cung cấp các ứng dụng trên di động. Bạn có thể tìm
kiếm, lựa chọn và mua ứng dụng phù hợp với máy điện thoại của mình.
Dịch vụ được cung cấp qua Website, Wapsite và SMS.


5
o Mobistore: là siêu thị nội dung cung cấp các dịch vụ Game, Ứng dụng,
Âm nhạc, Hình ảnh… cho khách hàng của MobiFone qua Website,
Wapsite dịch vụ
o mRadio: là kênh phát thanh thông qua tổng đài IVR hoặc internet
(wapsite và client cài đặt trên điện thoại) cung cấp các nội dung hấp dẫn
dưới dạng âm thanh.
o mVoice: là dịch vụ cung cấp thông tin giải trí như âm nhạc, truyện, giao
thông, y tế… cho các thuê bao MobiFone
o Tổng đài kỳ diệu: tổng đài IVR cho phép bạn thực hiện cuộc gọi vào

tổng đài để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về bản thân, tìm hiểu các
thông tin bổ ích về cung hoàng đạo, bí ẩn các chòm sao…
o Đọc báo qua MMS: giúp đọc các tin tức nổi bật hàng ngày thuộc các lĩnh
vực Tin tức tổng hợp, Thể thao, Giải trí, Thông tin kinh tế,… thông qua
tin nhắn đa phương tiện MMS.
o Zoota: Ứng dụng Mạng xã hội Zoota là ứng dụng cho phép người dùng
có thể chat, bình luận, kết bạn, chia sẻ hình ảnh, chơi game… một cách
thuận tiện và nhanh chóng ngay trên điện thoại di động.
1.1.2 Nhà mạng VinaPhone
- Giải trí:
o Nhạc chuông chờ RingTunes: là dịch vụ cho phép các thuê bao di động
của mạng VinaPhone có thể lựa chọn bài hát hay những hiệu ứng âm
thanh ưa thích thay cho tín hiệu chờ thông thoại của tổng đài. Những
người gọi đến sẽ được nghe những bài hát hay các hiệu ứng âm thanh
vui nhộn do chính các thuê bao lựa chọn thay vì phải nghe tín hiệu chờ
thông thoại “tút… tút…” đơn điệu [2].
o Xem phim trực tuyến vFilm: là dịch vụ chuyên cung cấp phim trên các
thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng), giúp người dùng có thể lựa
chọn xem những bộ phim mới nhất, hấp dẫn nhất của điện ảnh trong
nước và quốc tế.
o Đọc sách trên di động VTruyện: là cổng thông tin triển khai trên Wapsite
và Ứng dụng nhằm giúp khách hàng đọc, nghe, xem online, tải, tặng
sách truyện dưới dạng text, audio, clip và truyện tranh; tìm kiếm sách
truyện mình muốn đọc, bình luận về những gì mình quan tâm; đọc tin
tức, xem clip và hình ảnh liên quan; đánh dấu số trang hay sách đang đọc
để dễ dàng cho lần đọc sau.
o Sôi động mùa bóng lăn Play365: là dịch vụ cung cấp thông tin về các
giải Bóng đá như: nghe tường thuật trực tiếp, tin tức thi đấu,
- Thông tin tổng hợp
- Tiện ích



6
-

Dịch vụ khác

1.1.3 Nhà mạng Viettel
- Dịch vụ âm nhạc
o Imuzik Nhạc chờ: Cho phép khách hàng cài đặt các bản nhạc, ca khúc
hoặc những âm thanh độc đáo để người gọi đến được thưởng thức trong
khi chờ người nghe nhấc máy [3].
o Imuzik3G: Cổng âm nhạc di động Imuzik 3G cho phép khách hàng có
thể nghe nhạc, xem video clip, tải bài hát, nhạc chờ và đọc tin tức âm
nhạc trong nước và quốc tế ngay trên điện thoại di động của mình
o Imuzik Quà tặng âm nhạc: Dịch vụ giúp các thuê bao của Viettel có thể
gửi tặng các ca khúc, bản nhạc từ hệ thống đến các thuê bao khác trong
mạng Viettel
- Dịch vụ tin tức
o Tra cứu kết quả xổ số, thông tin bóng đá
o Dịch vụ SMS tin tức hàng ngày: Là dịch vụ thông tin thời sự, kinh tế, thể
thao, giải trí, văn hóa
o Dịch vụ Tin tức – DailyExpress: Thông tin dạng Flash SMS sẽ tự động
hiển thị lên màn hình điện thoại của khách hàng khi máy ở chế độ rỗi
- Dịch vụ game - ứng dụng
o Cổng game di động – Upro
o Kho ứng dụng M-store
- Dịch vụ sách – truyện
o Istory: Kênh truyện kể phát trên di động, liên tục từ 7h-24h hàng ngày
o Dịch vụ đọc sách điện tử - Anybook

- Dịch vụ tin nhắn – chat – email – trò chuyện
o SMS Translator: dịch vụ cung cấp cho khách hàng giải pháp dịch thuật
Anh – Việt ở mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và tiện lợi qua
kênh SMS
o Dịch vụ Busy SMS: Là dịch vụ tin nhắn báo bận, cho phép khách hàng
đăng ký thời gian (giờ/ngày/tháng), để trong khoảng thời gian đó, khách
hàng không bị làm phiền bởi những cuộc gọi không cần thiết ngoài ý
muốn. Hoặc chỉ nhận những cuộc gọi có trong whitelist (tính năng kèm
theo của dịch vụ) đã đăng ký trước đó (thuê bao đăng ký bao gồm cả
thuê bao trong mạng và ngoài mạng Viettel)
o Dịch vụ Voice Emotion: Cho phép người đàm thoại chơi và nghe những
hiệu ứng âm thanh trong khi đàm thoại
- Dịch vụ giải trí tổng hợp
o MobiTV: Cho phép người dùng tiếp cận các phương tiện giải trí chất
lượng cao mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại hòa mạng 3G


7

-

o M-clip: Cho phép xem trực tuyến hoặc tải clip về máy điện thoại di động
o Cổng nội dung I-web: Khách hàng có thể đọc tin tức, mua game, nhạc,
đọc/nghe truyện, kết nối với bạn bè… qua điện thoại di động một cách
đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với cách dùng tin nhắn sms thông
thường.
Dịch vụ BankPlus: Là dịch vụ hợp tác giữa Viettel và các ngân hàng, giúp
khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua điện thoại di động một cách
nhanh chóng, an toàn, đơn giản, mọi lúc mọi nơi.


1.2 Thực trạng quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng
Thực trạng các dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng khi chưa có SDP được mô tả như
ở Hình 1.1. Mỗi dịch vụ được tạo ra và hoạt động một cách độc lập, do đó gây nên các
khó khăn cho công tác vận hành. Ví dụ: để triển khai dịch vụ SMS mới, cần phải thiết
lập thay đổi bằng tay lên các hệ thống tính cước (Billing), chăm sóc khách hàng, cổng
kết nối SMS (SMPP Gateway) [4]. Đôi khi, sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới các
dịch vụ đang hoạt động, đặc biệt khi có sự sai sót từ yếu tố con người.
Việc quản lý dịch vụ như vậy khiến cho dịch vụ ra đời chậm, công tác vận hành cồng
kềnh. Nếu dịch vụ có thể ra đời sớm hơn thì vừa lôi kéo được nhiều khách hàng, vừa
giảm chi phí thử nghiệm nếu dịch vụ đó không được nhiều khách hàng chào đón. Bài
toán đặt ra là làm thế nào tổng quát hóa các dịch vụ thành những phần tử logic cơ bản,
dễ dàng cho việc xây dựng dịch vụ trong thời gian ngắn bởi một đội ngũ không cần
phải hiểu biết sâu về cơ sở hạng tầng mạng lõi; chỉ cần chú trọng vào mô hình kinh
doanh, logic dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
SDP ra đời có chức năng chính là tạo ra một lớp dịch vụ phân tách với các phần tử của
mạng lõi. Do đó việc tạo ra và thực thi các dịch vụ mới không ảnh hưởng tới các phần
tử mạng lõi. SDP là một nền tảng cho phép tạo ra các dịch vụ một cách nhanh chóng,
dễ kiểm soát, và xuyên qua các mạng phức tạp (cố định, di động, doanh nghiệp), các
công nghệ truy nhập.
Hình 1.2 cho thấy các dịch vụ của nhà mạng sau khi thực thi SDP. Mỗi dịch vụ mới
được tạo ra có truy nhập chuẩn hóa qua tầng SDP tới các thành phần mạng lõi. Ngoài
những lợi ích đã đề cập của SDP, các nhà mạng đưa ra nhiều tiêu chí để lựa chọn SDP
cho quá trình phát triển của họ:
-

Lợi nhuận mang đến
Khả năng tích hợp với hạ tầng hiện tại
Công nghệ: khả năng phân tải, dự phòng khi có sự cố…



8
Dịch vụ 1

Dịch vụ 2

Dịch vụ 3

Messaging

Dữ liệu

CSKH

Billing

Hình 1.1 Thực trạng các dịch vụ khi chƣa có SDP
Dịch vụ 1

Dịch vụ 2

Dịch vụ 3

Service Delivery Platform

Messaging

Dữ liệu

CSKH


Billing

Hình 1.2 Thực trạng các dịch vụ sau khi triển khai SDP
1.3 SDP nhìn theo khía cạnh sự hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trước đây sở hữu hạ tầng riêng biệt, cung cấp các
dịch vụ thoại, nhắn tin, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác độc lập với mạng Internet.
Với sự ra đời của công nghệ 3G giúp cải thiện đáng kể tốc độ truyền dữ liệu, người
dùng ban đầu sử dụng 3G để truy cập Internet và khai thác các dịch vụ có sẵn trên
Internet. Điều này làm tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp nội dung (CP – content
provider) mà giảm lợi nhuận của các nhà cung cấp dịch vụ di động 3G (SP), nếu chỉ sử
dụng 3G cho dịch vụ truyền dữ liệu thông thường. Nhà mạng lúc này vô tình trở thành
nhà cung cấp phương tiện truyền tải tiện lợi, mọi lúc mọi nơi tạo lợi ích cho các CP.
Trong môi trường kinh doanh khốc liệt hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
ngày càng nhận thức được cần phải cung cấp được các dịch vụ tương tự như của CP
trên nền tảng 3G hiện có, nhằm kích thích thuê bao sử dụng 3G, đồng thời kéo lợi
nhuận tối đa về phía mình thay vì trở thành miếng bánh ngon cho CP. Từ đó nảy sinh
nhu cầu tích hợp hệ thống viễn thông (đang là hạ tầng riêng biệt) với hệ thống IT, gọi
là sự hội tụ viễn thông-IT.


9
Vấn đề lớn nhất nảy sinh khi hợp tác giữa các nhà cung cấp nội dung (CP) và các nhà
cung cấp dịch vụ mạng di động (SP) là việc tích hợp hệ thống. Hạ tầng có sẵn của nhà
mạng (SP) là hạ tầng lớn và phức tạp, hiện đang cung cấp dịch vụ cho hàng triệu thuê
bao. Do đó việc tích hợp hệ thống tương đối phức tạp với các tiêu chuẩn và giao thức
khác nhau tùy theo thiết bị của từng hãng. Bài toán đặt ra là làm thế nào để đơn giản
hóa việc tích hợp, và làm cho sự hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin được dễ dàng
Sự hội tụ viễn thông-IT xảy ra trên nhiều khía cạnh:
-


-

Thiết bị đầu cuối: người dùng sử dụng một thiết bị đầu cuối có thể truy nhập
nhiều mạng khác nhau, sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ (ví dụ duyệt web
qua WiFi hoặc 3G)
Phương thức truyền tải: chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cùng tích hợp
vào một mạng
Nội dung: cùng nội dung được cung cấp tới người dùng, bất kể người đó sử
dụng dịch vụ viễn thông hay IT (ví dụ nghe một bài hát qua dịch vụ IVR trên
điện thoại, hay nghe trên một trang WEB truy cập Internet qua WiFi).

Sự hội tụ viễn thông-IT cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông triển khai được
các dịch vụ Internet trên hạ tầng viễn thông sẵn có. Hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông (SP) từ đây trở thành hạ tầng hướng dịch vụ. Kết quả là các SP từ đây có
thể hợp tác với nhiều đối tác khác (như các nhà cung cấp nội dung) cùng khai thác hạ
tầng mạng lõi, tận dụng tối đa khả năng của mạng lõi, tăng lưu lượng và doanh thu,
cung cấp dịch vụ và nội dung đa dạng đến cho người dùng.
SDP là xu hướng tiếp cận đáp ứng nhu cầu trên, vì SDP cho phép kết nối từ hạ tầng
viễn thông sang hệ thống IT để cung cấp nội dung thông suốt. Vì sao SDP làm được
điều này sẽ giải thích rõ hơn ở mục 2.1.3. Tuy nhiên, việc thực thi SDP rất đa dạng tùy
theo giải pháp của mỗi nhà cung cấp, hiện tại không có một tiêu chuẩn thiết kế nào
được đưa ra.
1.4 Lợi ích từ việc triển khai SDP
Thống kê cho thấy SDP đóng vai trò tạo ra doanh thu gián tiếp cho nhà mạng, lên tới 6
tỷ đô la Mỹ [5]. Tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ tạo ra lợi nhuận đáng kể cho các nhà
mạng.


10


Hình 1.3 Doanh thu SDP theo khu vực trên toàn thế giới, năm 2012 và 2013

Hình 1.4 Doanh thu các hãng theo khu vực năm 2013
Theo đó vùng Châu Á – Thái Bình Dương có tăng trưởng doanh thu SDP của các hãng
thấp nhất (11%) do nhiều nhà cung cấp dịch vụ/cung cấp nội dung sử dụng SDP nội bộ
ở một số nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc.
Tất cả cho thấy một xu thế chung về việc sử dụng SDP trong hạ tầng của các nhà cung
cấp dịch vụ/cung cấp nội dung. Họ đồng thời có 2 khả năng lựa chọn: mua giải pháp
của hãng hoặc sử dụng SDP nội bộ.


11

Chƣơng 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SDP VÀ MỘT SỐ KIẾN
TRÚC SDP
2.1 Tổng quan về công nghệ SDP
2.1.1 Khái niệm SDP
Theo [6], thật ngữ SDP trong lĩnh vực viễn thông được dùng để chỉ một tập hợp các bộ
phận cấu thành để cung cấp kiến trúc phân phối dịch vụ (bao gồm khởi tạo dịch vụ,
quản lý phiên, giao thức) cho một loại hình dịch vụ. Hiện tại SDP chưa được chuẩn
hóa, do đó nhiều công ty đã cung cấp các giải pháp SDP với kiến trúc hoàn toàn khác
nhau về phân lớp, cũng như thành phần. TM Forum (TMF – một tổ chức quốc tế phi
lợi nhuận, gồm các thành viên đến từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhiều doanh
nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông, cung cấp phần mềm) đang làm việc để đưa ra các
đặc tả cho SDP.
SDP yêu cầu sự phối hợp giữa ngành công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin để
cho ra đời các dịch vụ không phụ thuộc công nghệ cũng như hạ tầng mạng. SDP cung
cấp môi trường để khởi tạo, điều khiển, phân phối và thực thi dịch vụ.
Theo [7 p. 34] Khái niệm SDP là một nền tảng phần mềm được sử dụng bởi các nhà
cung cấp dịch vụ mạng di động để cung cấp nhiều dịch vụ tới nhiều người dùng khác

nhau. Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ truyền thống như thoại, các dịch vụ dữ
liệu nâng cao được cung cấp bởi các ứng dụng IT.
Mở rộng định nghĩa này, các yêu cầu tối thiểu đối với SDP là:
-

Hướng dịch vụ bởi vì nó quản lý việc khởi tạo dịch vụ, cấu hình, thực thi và
tính cước dịch vụ.
Hỗ trợ việc phân phối các dịch vụ không phụ thuộc vào hạ tầng mạng hay thiết
bị.
Cung cấp điểm chuẩn hóa duy nhất cho các nhà phát triển tìm và sử dụng các
nội dung khác nhau.
Cung cấp cho các nhà phát triển và IT cách thức truy nhập mở và bảo mật vào
hạ tầng doanh nghiệp của telco.

Mục đích thương mại của việc ứng dụng SDP là phát triển và triển khai các dịch vụ đa
phương tiện một cách “siêu tốc”. Sự xuất hiện của các gian hàng ứng dụng để tạo, lưu
trữ và phân phối các ứng dụng điện thoại thông minh đã tập trung vào SDP để tạo lợi
nhuận từ dữ liệu. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông sử dụng SDP để đưa các tài
nguyên mạng của họ tới cộng đồng phát triển trong và ngoài, bao gồm các nhà phát
triển web 2.0, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có thể quản lý chu trình của hàng
ngàn ứng dụng và các nhà phát triển của họ [6].


12
Các công ty viễn thông bao gồm Telcordia Technologies, Nokia Siemens Networks,
Nortel, Avaya, Ericsson, Alcatel-Lucent đã cung cấp các cơ sở hạ tầng và giao tiếp
tích hợp từ nửa đầu của thập kỷ 1990. Sự thành công của hệ thống VoIP dựa trên nền
tảng IP đã thay thế cho hệ thống tài nguyên PBX cũ cùng với điện thoại bàn đã báo
hiệu sự dịch chuyển của ngành công nghiệp từ tập trung vào tài nguyên hệ thống sang
các công nghệ chuẩn và mở.

Sự dịch chuyển sang môi trường mở đã kéo các công ty viễn thông cung cấp phần
mềm như Teligent Telecom, HP – Communication & Media Solutions vào lĩnh vực
này và cũng đưa đến cơ hội cung cấp các dịch vụ tích hợp cho các nhà tích hợp hệ
thống như Tieto, Accenture, IBM, TCS, HP, Alcatel-Lucent, Tech Mahindra, Infosys,
Wipro, Xavien, CGI. Thêm vào đó, một hiệp hội của các công ty phần mềm viễn thông
đã được tạo ra để cung cấp các sản phẩm tích hợp để tạo nên SDP dựa trên các yếu tố
sản phẩm chính, như các dịch vụ giá trị gia tăng, thanh toán tập trung (convergent
billing) và quản lý quan hệ giữa nội dung/đối tác.
Do SDP có khả năng xóa nhòa rào cản công nghệ, các ứng dụng có thể phối hợp trên
diện rộng, ví dụ như:
-

-

Người dùng có thể thấy cuộc gọi đến (qua mạng dây hoặc vô tuyến), các tin
nhắn tức thời hoặc vị trí của bạn bè trên màn hình ti vi.
Người dùng có thể yêu cầu các dịch vụ video theo yêu cầu VoD (Video on
Demand) từ điện thoại cầm tay hoặc xem các luồng video (streaming) mà họ đã
đăng ký gói video cho cả điện thoại bàn và điện thoại cầm tay.
Hành khách máy bay nhận được tin nhắn từ hệ thống tự động báo chuyến bay bị
hủy, và họ có thể lựa chọn giao diện thoại hoặc dịch vụ tương tác tự động để đặt
lại lịch bay.

2.1.2 Lịch sử của SDP
Từ cuối những năm 1990 đã có sự thay đổi trong các ứng dụng doanh nghiệp khi kiến
trúc client-server cho phép sự xâm nhập của kiến trúc nhiều lớp. Tiêu biểu là sự ra đời
của máy chủ ứng dụng, là một sự dung hòa linh hoạt giữa thiết bị hiển thị dữ liệu và
máy tính cá nhân client xử lý logic nặng nề. Mặc dù đầu vào của máy chủ ứng dụng
nhiều và biến đổi, chúng có các lợi ích chung: nhà cung cấp cơ sở dữ liệu, mô hình lập
trình chuẩn mở (thường là hướng đối tượng), các đặc tính tin cậy và có thể mở rộng,

các nền tảng. Sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi nhu cầu kinh doanh trong đó có làn
sóng sử dụng Internet, nhưng tất cả chỉ khả thi khi có sự ra đời của các chuẩn như giao
thức TCP/IP, ngôn ngữ lập trình Java, kiến trúc máy chủ ứng dụng web J2EE.
Cho đến tận những năm đầu 2000, thị trường cho công nghệ viễn thông kinh doanh và
thương mại đã bão hòa với các phần cứng và phần mềm độc quyền. Các chuẩn mở bắt
đầu trở nên phổ biến như công nghệ IP được giới thiệu với sự mở rộng chóng mặt của


13
VoIP sử dụng để truyền dẫn dữ liệu thoại trên mạng gói và giao thức khởi tạo phiên
(Session Initiation Protocol – SIP) cho chuẩn hóa điều khiển dữ liệu thoại.
Trong môi trường hỗ trợ các chuẩn mới, hội tụ giữa thoại và thế giới dữ liệu đã hỗ trợ
cho những thử nghiệm tích hợp viễn thông/IT và là con đường đúng đắn cho các sản
phẩm dịch vụ mới hơn và tốt hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Những năm
gần đây có thể thấy sự ra đời của nhiều thư viện lập trình SIP khác nhau (reSIProcate,
Aricent, MjSip) và các sản phẩm dựa trên chuẩn SIP tương đối mới, và chuẩn IMS (IP
Multimedia Subsystem) định nghĩa bởi 3GPP. Nền tảng cung cấp dịch vụ, với lợi thế
lớn từ chất lượng và sự chấp nhận những chuẩn được hỗ trợ này, đang trở nên được
chấp nhận nhanh chóng như một mô hình kiến trúc ứng dụng rộng rãi.
Công nghiệp hiện nay sử dụng nhiều định nghĩa SDP được hiểu theo nhiều nghĩa. Do
đó, để các nhà cung cấp dịch vụ hiểu và quản lý SDP tốt hơn, TM Forum (TMF) đã bắt
đầu chuẩn hóa các khái niệm về nền tảng phân phối dịch vụ Service Delivery
Framework (SDF) và quản lý SDF. Định nghĩa về SDF cung cấp các thuật ngữ và khái
niệm cần thiết để tham chiếu rất nhiều thành phần liên quan, như ứng dụng, mạng lõi,
service exposure, orchestration.
Điều cần thiết để phân phối các dịch vụ cá nhân hỗn hợp từ rất nhiều SDP khác nhau
tới người dùng cuối là phương tiện để hoạt động giữa các SDP thông qua các service
enablers và các tài nguyên mạng chung. Khía cạnh dịch vụ nền tảng trở thành khái
niệm cơ bản mà các thuộc tính và dịch vụ của người dùng yêu cầu một nơi lưu trữ
chung, mô hình dữ liệu chung, như LDAP/X.500 hoặc cơ sở dữ liệu HSS.

Do sự cần thiết ngày càng gia tăng của việc phát triển các giao diện lập trình mới giữa
các phần tử mạng, SDP trở thành một phần tử mạng quan trọng được thực thi nhanh
chóng bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Các yêu cầu của người dùng gần đây liên quan
đến các dịch vụ có sẵn trong một nền tảng sẵn sàng sử dụng, để rút ngắn thời gian ra
thị trường [4]. Hệ quả là, những nhà cung cấp sẵn sàng theo mô hình chia sẻ doanh
thu, thay vì thu phí bản quyền.
Trước 2000
Mạng
thông
minh
(Intelligent
networks)
Các dịch vụ
được tạo ra từ
hạ tầng của nhà
mạng, nhưng
việc phát triển

2000 – 2004
2005 – 2007
2008 – 2011
2012 – 2015
SOA
(mức Nhà mạng thực SDP hướng tới SDP hướng tới
doanh nghiệp) thi SOA
Web 2.0
SOA

Kiến
trúc

hướng dịch vụ
SOA được sử
dụng ở mức
doanh nghiệp

Nhà mạng bắt
đầu sử dụng
SDP, ứng dụng
SOA
như
doanh nghiệp,

Nhà mạng kết
hợp lợi ích của
dịch vụ web
với hạ tầng
hiện tại, để

SDP sử dụng
SOA, trở thành
điểm hội tụ
duy nhất cho
triển khai dịch


14
dịch vụ tương để xử lý các tập trung vào triển khai các vụ, cơ sở dữ
đối phức tạp
ứng dụng
duy trì kết nối dịch vụ hội tụ

liệu thuê bao,
mạng
hạ tầng mạng
và giao tiếp với
mạng thứ 3
Hình 2.1 Các giai đoạn phát triển của SDP
2.1.3 SDP và mối quan hệ với SOA và Parlay/Parlay X
2.1.3.1 Mối quan hệ giữa SDP và SOA
Khái niệm kiến trúc hướng dịch vụ (SOA – Service-oriented Architecture) được nhắc
tới nhiều trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, SOA được sử
dụng để tích hợp các ứng dụng doanh nghiệp (EAI – Enterprise Application
Integration) khi xu hướng ứng dụng phân tán đang ngày càng trở nên phổ biến. Hay
nói cách khác, các hệ thống từ các doanh nghiệp ngày càng tiếp cận một nguyên tắc
chung là “hệ thống mở”. Hệ thống mở là hệ thống có thể sử dụng phần cứng và phần
mềm khác nhau của nhiều hãng, nhiều nhà cung cấp, các thành phần được kết nối với
nhau theo một chuẩn chung. Một thành phần ứng dụng này có thể tương tác với thành
phần ứng dụng khác thông qua mạng. Các chức năng ứng dụng được đóng gói thành
các bản tin và trao đổi trên môi trường Internet. Nhờ đó, SOA là giải pháp hiệu quả
cho việc bắt tay giữa các đối tác cùng kinh doanh, hay nói rộng hơn, SOA được lựa
chọn để dùng cho các giải pháp hội tụ.
Theo định nghĩa của W3C, SOA là “A set of components which can be invoked, and
whose interface descriptions can be published and discovered” (tạm dịch là “Một tâp
hợp các thành phần chức năng có thể được gọi đến, đồng thời đưa ra các mô tả về giao
tiếp của chúng một cách công khai”) [8]. SOA gắn liền với khái niệm Service và Web
service. Service là một tài nguyên dịch vụ bao gồm một tập hợp các chức năng. Web
service là một hệ thống phần mềm thiết kế để hỗ trợ việc tương tác tự động từ hệ thống
này đến hệ thống khác qua mạng. Web service có một giao diện được mô tả theo định
dạng mà hệ thống khác có thể đọc được (phổ biến là WSDL – Web Services
Description Language). Các hệ thống khác tương tác với Web service thông qua các
bản tin SOAP (Simple Object Access Protocol) có định dạng nội dung đã được mô tả

trong giao diện, thông thường sử dụng giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol)
với định dạng XML (Extensible Markup Language) và kết hợp với các chuẩn về Web
khác [8]. Hình 2.2 mô tả ứng dụng sử dụng Web Service qua mạng Internet sử dụng
định dạng XML [9].


15

Hình 2.2 Mô tả ứng dụng sử dụng Web service

Hình 2.3 Kiến trúc hƣớng dịch vụ SOA
Hình 2.3 mô tả các thành phần tạo nên kiến trúc SOA:
-

-

-

Service provider: tạo ra các web service, công khai các giao diện và thông tin
truy nhập cho các web service đó trên một service broker (đơn vị quản lý
service).
Service broker: quản lý danh sách các web service, và các mô tả về giao diện
của các web service. Các service broker có thể truy cập được từ Internet, hoặc
từ hệ thống mạng nội bộ chỉ với một vài tài khoản cho phép.
Service consumer: sử dụng các web service, mỗi lần cần sử dụng, service
consumer tìm đến địa chỉ của web service trên service broker, rồi tương tác với
service provider.

Hình 2.4 cho thấy vị trí của SDP trong giao tiếp với hạ tầng của SP (Enablers) và
hệ thống của đối tác (hệ thống IT), với các chức năng OSS/BSS. SDP là giải pháp

cho sự hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, do đó SDP có mối quan hệ
đặc biệt với SOA. Trong bối cảnh thiếu sự chuẩn hóa trong công nghệ SDP, mỗi


×