Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

hiệu quả của phân urea te neb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.61 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
________________________________________

TRẦN ANH VŨ
NGUYỄN VĂN TẤN EM

Đề tài
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA-TE-NEB TRÊN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM, SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA THU ĐÔNG 2013
TẠI TAM BÌNH - VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 11-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN UREA-TE-NEB TRÊN


HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM, SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT LÚA THU ĐÔNG 2013
TẠI TAM BÌNH - VĨNH LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ts. NGUYỄN MINH ĐÔNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TRẦN ANH VŨ
MSSV: 3118361
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1
NGUYỄN VĂN TẤN EM
MSSV: 3113627
KHOA HỌC ĐẤT K37 – TT1172A1

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hiệu quả của phân Urea-TE-Neb trên
hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình,
Vĩnh Long” do sinh viên Trần Anh Vũ và Nguyễn Văn Tấn Em, lớp Khoa Học Đất
Khóa 37 Bộ Môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ thực hiện 7/2013 đến 11/2013.
Ý kiến đánh giá của Cán bộ hướng dẫn: ....................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng..…năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Ts. Nguyễn Minh Đông


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
_____________________________________

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài “Hiệu quả của phân
Urea-TE-Neb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông

2013 tại Tam Bình, Vĩnh Long” do sinh viên Trần Anh Vũ và Nguyễn Văn Tấn Em,
lớp Khoa Học Đất Khóa 37 Bộ Môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện 7/2013 đến 11/2013.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng: ..................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ................................................................
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần thơ, ngày ..… tháng ..… năm 2014
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hiệu quả của phân Urea-TE-Neb trên hiệu quả sử dụng
đạm, sinh trưởng và năng suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình, Vĩnh Long” là
công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu

trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tấn Em

Trần Anh Vũ

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Thành kính biết ơn
Thầy Nguyễn Minh Đông đã tận tình hướng dẫn, quan tâm sâu sắc, động viên, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô, anh chị thuộc phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất đã nhiệt tình
giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành tốt luận văn. Kính chúc thầy cô và các anh chị
luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
Chân thành cảm ơn
Sự nhiệt tình giúp đỡ của các bạn lớp Khoa học đất K37, các anh chị lớp Khoa học
đất K36 trong suốt thời gian học tập tại trường.
Luận văn tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ dạy của thầy cô cũng như những lời đóng góp
chân thành của tất cả bạn bè.
Trân trọng kính chào!
Trần Anh Vũ
Nguyễn Văn Tấn Em

ii



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Văn Tấn Em
Ngày Sinh: 18/08/1993

Giới tính: Nam

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Giồng Riềng – Kiên Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Ngọt
Họ và tên mẹ: Võ Thị Đời
Địa chỉ: số 122 , Ấp Thạnh Trúc , Xã Thạnh Trị , Huyện Tân Hiệp , Tỉnh Kiên
Giang
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 2000 – 2004: Học sinh trường Tiểu học Thạnh Trúc.
Năm 2004 – 2008: Học sinh trường Trung học cơ sở Thạnh Trị.
Năm 2008 – 2011: Học sinh trường Trung học phổ thông Giồng Riềng.
Năm 2011-2015: Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất
-Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015.
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Địa chỉ liên lạc: Số 122 , Ấp Thạnh Trúc , Xã Thạnh Trị , Huyện Tân Hiệp , Tỉnh
Kiên Giang. Email: ; điện thoại: 01225.862.232

iii



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên:

Trần Anh Vũ

Giới tính: Nam

Ngày sinh:

09/12/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Ninh Kiều - Cần thơ
Số điện thoại:

0939 820 944

Họ và tên cha:

Trần Thanh Phong

Họ và tên mẹ:

Giang Thị Kim Châu

Địa chỉ: 67/25/38 Phan Đăng Lưu, Phường Thới Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Phần II - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1999-2004: Học sinh Trường TH Thới Bình 1, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.

Năm 2004-2008: Học sinh Trường THCS Thới Bình, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.
Năm 2008-2011: Học sinh Trường THPT Phan N.Hiển, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.
Năm 2011-2015: Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên ngành Khoa Học Đất
-Khoá 37 (2011 - 2015), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Hệ đào tạo: Chính quy, Thời gian đào tạo: 2011-2015.
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Địa chỉ liên lạc: 67/25/38 Phan Đăng Lưu, Phường Thới Bình, Q. Ninh Kiều, Tp.
Cần Thơ. Email: ; điện thoại: 0939. 820 944

iv


Nguyễn Văn Tấn Em VÀ Trần Anh Vũ, 2014. “Đánh giá hiệu quả của phân ureaTE-Neb trên hiệu quả sử dụng đạm sinh trưởng và năng suât lúa Thu Đông 2013 tại
Tam Bình – Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa học đất, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn: Ts. Nguyễn Minh Đông.

TÓM LƯỢC
Giảm thất thoát đạm (N) và nâng cao hiệu quả sử dụng N trong canh tác lúa là xu
hướng đã và đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, công ty phân bón.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân Urea có bổ sung thêm
trung, vi lượng (TE) và đồng thời đánh giá tính hiệu quả việc phối trộn chất ức chế
urease (Neb) và trung, vi lượng (TE) vào phân urea lên sinh trưởng, phát triển và
năng suất lúa. Thí nghiệm được vào vụ Thu Đông 2013, trên đất phù sa tại Tam
Bình, Vĩnh Long, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại và 5 nghiệm
thức, gồm: (1) không bón đạm (lô khuyết); (2) bón 100%N (phân urea thông
thường), (3) 100%N (phân Urea + TE), (4) 70%N (phân Urea + TE + Neb), và
50%N (phân Urea + TE + Neb). Kết quả thí nghiệm cho ta thấy phân Urea thông
thường khi bổ sung thêm vi lượng (TE) và chế phầm ức chế urease (Neb) có hiệu

quả khả quan trong việc duy trì các chỉ tiêu về chiều cao, số chồi, thành phần năng
suất lúa so với bón thông thường 100%N. Về năng suất thực tế, ở nghiệm thức bón
70%N+TE+Neb (5,0 tấn/ha) không chênh lệch nhiều so với nghiệm thức bón
100%N (5,4 tấn/ha), từ đó cho thấy việc phối trộn trung, vi lượng (TE) và chất ức
chế urease (Neb) có ý nghĩa khả quan về duy trì năng suất dù giảm liều lượng
xuống còn 70%N. Hiệu quả nông học cao nhất ở 2 nghiệm thức 70%N+TE+Neb
(20,9) và 50%N+TE+Neb (21,3), đạm hấp thu từ phân bón ở nghiệm thức
70%N+TE+Neb là cao nhất 62,8% so với 100%N là 52,2%, điều này cho thấy việc
bổ sung chế phẩm ức chế urease (Neb) vào urea có triển vọng trong việc giảm thất
thoát đạm.Việc bổ sung TE vào phân urea chưa thấy rõ được hiêu quả. Hơn nữa,
việc bổ sung đồng thời trung, vi lượng TE và chất ức chế urease (Neb) vào urea có
thể làm giảm hiệu lực ức chế urease của Neb, làm giảm hiệu quả sử dụng đạm của
phân bón.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................ ii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN .................................................................................. iii
TÓM LƯỢC .................................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... x
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................... 2
1.1 Tổng quan về phân đạm .................................................................................2
1.1.1 Chất đạm..................................................................................................2

1.1.2 Vai trò của đạm đối với cây trồng ............................................................2
1.2 Biến chuyển của đạm trong đất và của phân khi bón vào đất ..........................3
1.2.1 Biến chuyển đạm trong đất.......................................................................3
1.2.2 Sự biến chuyển của phân đạm khi bón vào đất .........................................5
1.3 Vai trò của Mg, Zn, B đối với cây trồng ........................................................6
1.3.1 Chất Magie .............................................................................................6
1.3.2 Chất Kẽm ................................................................................................7
1.3.3 Chất Boron ...............................................................................................7
1.4 Hàm lượng Mg, Zn và B trong đất..................................................................8
1.4.1 Mg trong đất:...........................................................................................8
1.4.2 Zn trong đất: ...........................................................................................9
1.4.3 Boron trong đất: ....................................................................................10
1.5 Một số sản phẩm phân bón có bổ sung vi lượng (TE) ...................................12
1.6 Chế phẩm sinh học Neb ..............................................................................12

CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP .................................... 16
2.1. Phương tiện .................................................................................................16
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................16
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................16
vi


2.2 Phương pháp ................................................................................................17
2.2.1 Mô tả thí nghiệm....................................................................................17
2.2.2 Biện pháp canh tác .................................................................................19
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................19

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................ 21
3.1 Đặc tính đất đầu vụ ......................................................................................21
3.2 Diễn biến pH nước qua các đợt bón phân .....................................................22

3.3.1 Chiều cao lúa qua các giai đoạn sinh trưởng...........................................23
3.3.2 Số chồi qua các giai đoạn sinh tưởng .....................................................25
3.3.3 Chỉ số SPAD..........................................................................................27
3.4 Tổng hấp thu đạm (N) và hiệu quả sử dụng đạm (NUE) trên lúa..................28
3.4.1 Tổng hấp thu đạm ..................................................................................28
3.4.2 Hiệu quả sử dụng đạm trên lúa...............................................................29
3.5 Năng suất và thành phần năng suất lúa – vụ Thu Đông năm 2013 ...............30
3.5.1 Thành phần năng suất lúa.......................................................................30
3.5.2 Sinh khối và năng suất thực tế:...............................................................32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ đồ thí nghiệm.

18


3.1

Diễn biến pH của các nghiệm thức qua các đợt bón

22

3.2

Hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) và chất ức
chế urease (Neb) trên chiều cao lúa.

23

3.3

Hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) và chất ức
chế urease (Neb) trên số chồi lúa.

25

3.4

Hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) và chất ức
chế urease (Neb) trên chỉ số diệp lục tố (SPAD) của lúa.

27

3.5


Sinh khối rơm ( tấn/ha)

32

3.6

Năng suất thực tế (tấn/ha)

33

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Mô tả các nghiệm thức thí nghiệm

17

3.1

Tính chất hóa học đất đầu vụ lúa của ruộng thí nghiệm.


21

3.2

Hàm lượng đạm hấp thu trong cây

28

3.3

Hiệu quả sử dụng đạm trên lúa

29

3.4

Thành phần năng suất lúa

30

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ của từ viết tắt

NSS


Ngày sau khi sạ

NT

Nghiệm thức

Phân N

Phân đạm

TL

Trọng lượng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

AE

Aronomic Efficiency

EC

Electrical Conductivity

TE

Trace Elements


x


MỞ ĐẦU
Đạm (N) là yếu tố giới hạn năng suất đối với hệ thống canh tác lúa nước (De Datta
và ctv., 1988), vì vậy gia tăng hiệu quả sử dụng N đồng nghĩa với việc góp phần
giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường và gia tăng năng suất lúa. Mối
quan tâm lớn nhất hiện nay là hiệu quả sử dụng phân bón N trên đất lúa thường thấp
(Craswell và Vlek, 1979), phần lớn là do sự mất N nhanh chóng từ sự bay hơi NH3
(10-20%N bón) hay sự khử nitrate hóa, trực di và rửa trôi. Kết quả là lợi nhuận canh
tác lúa giảm, gia tăng khí nhà kính và ô nhiễm mực nước ngầm. Mặc dù có nhiều
nghiên cứu chuyên sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân N, nhưng đến nay
cây lúa vẫn chỉ sử dụng khoảng dưới 40% lượng N bón vào (Buresh và ctv., 2008).
Vì vậy, nhằm làm chậm quá trình thủy phân urea, giảm thất thoát N dạng NH3 trong
canh tác lúa, các chất ức chế urease có nguồn gốc thực vật đã được một số công ty
phân bón nhập nội để phối trộn vào các dòng phân urea chậm tan. Mặc dù, hiệu quả
giảm thất thoát N của các chất ức chế urease này trong canh tác lúa là khá triển
vọng; tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả ức chế của các dòng sản phẩm
urea này ở điều kiện canh tác lúa tại ĐBSCL là chưa nhiều.
Những thập niên trước đây sản xuất nông nghiệp đa phần chỉ chú trọng đến phân
bón đa lượng, ít quan tâm đến việc bón vi lượng cho đất. Hiện nay, dưỡng chất
trung, vi lượng được coi là cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
để cho ra nông sản với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu. Những năm gần đây việc bổ sung trung, vi lượng
vào các loại phân đa lượng được quan tâm hơn nhằm mục đích hoàn trả trở lại cho
đất một lượng lớn vi lượng đã được cây lấy đi qua quá trình thâm canh tăng vụ.
Điều này cũng có thể giúp tiết kiệm được công lao động trong trường hợp phải cung
cấp vi lượng qua việc phun phân bón lá. Do tính hiệu quả này, nhà máy sản xuất
phân bón Đạm Cà Mau đã cho ra đời các dòng sản phẩm urea-TE chuyên dùng cho

lúa và bước đầu đã đem lại một số kết khả quan. Tuy vậy, tính hiệu quả của việc
phối trộn kết hợp cả chất ức chế urease và trung vi lượng (TE) vào phân urea trên
hiệu quả sử dụng N và năng suất lúa chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, đề tài
“Hiệu quả của phân Urea-TE-Neb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng
suất lúa Thu Đông 2013 tại Tam Bình, Vĩnh Long” được thực hiện nhằm:
- Đánh giá hiệu quả của phân Urea có bổ sung thêm trung, vi lượng (TE) và đồng
thời đánh giá tính hiệu quả việc phối trộn chất ức chế urease (Neb) và trung, vi
lượng (TE) vào phân urea lên sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.
1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về phân đạm
1.1.1 Chất đạm
Đạm là những chất có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật vì đạm là
thành phần cơ bản cấu tạo về protein, chiếm 40 – 50% chất khô của nguyên sinh
chất, đạm còn là thành phần của chất diệp lục, một trong những yếu tố quan trọng
quyết định quang hợp (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Đạm được xem là
nguyên tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây trồng (Võ Thị Gương
và ctv., 2004).
Trong tự nhiên đạm ở 2 dạng: thể khí tự do trong khí quyển chiếm khoảng
78% dạng đạm này cây không thể hấp thu được. Cây có thể sử dụng được những
dạng đạm hữu cơ và vô cơ trong đất. Các dạng đạm này có nguồn gốc khác nhau
như từ xác bã động vật và thực vật chết, từ nước mưa, từ các vi sinh vật…. nguồn
đạm chủ yếu cung cấp cho cây vẫn là đạm vô cơ. Đạm vô cơ thường ở 2 dạng:
ammonium (NH4+), nitrate (NO3-). Hai dạng đạm này có thể biến đổi lẫn nhau do
tác động của các quá trình lý hóa và vi sinh vật học (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo
Toàn, 2004).
1.1.2 Vai trò của đạm đối với cây trồng

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trong đời sống của cây lúa. Nó ảnh
hưởng tới chất lượng và năng suất lúa. Nếu bón đạm không thích hợp sẽ làm tổn hại
đến năng suất lúa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và càng trầm trọng thêm
về sâu bệnh và côn trùng tàn phá (Buresh, 1991).
Đạm có vai trò quan trọng đối với việc hình thành đòng lúa và các yếu tố
khác cấu thành năng suất lúa như số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt, và tỉ lệ hạt
chắc. Ngoài ra đạm còn tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng năng suất
chất lượng cho cây lúa.
Khi thiếu đạm cây có màu vàng, sinh trưởng và phát triển kém, rút ngắn thời
gian tích lũy chất khô và thời kỳ sinh trưởng, cây còi cọc, cho năng suất thấp, chất
lượng kém. Khi cây trồng đủ đạm, lá có màu xanh đậm, đẹp, sinh trưởng phát triển
nhanh, khỏa mạnh, có nhiều chồi, búp, lá, cành (nhánh), tích lũy được nhiều chất
khô và cho năng suất cao.
2


Đạm làm tăng diện tích lá một cách rõ rệt. Hai thời kỳ quan trọng trong đời
sống cây lúa nếu thiếu đạm sản lượng sẽ thấp: Thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu ( số bông
giảm), thời kỳ hình thành bông con đến lúc ôm đồng ( số hạt/ gié và số hạt/ bông sẽ
giảm).
Khi thừa đạm, thân lá có màu xanh tối và mềm yếu với tỷ lệ nước cao, cây
phát triển xum xuê, kéo dài thời gian sinh trưởng, chín muộn, dễ mắc sâu bệnh,…
Trong đời sống cây lúa có hai thời kỳ quan trọng nếu bón thừa sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng:
Lúc lúa đẻ nhánh mạnh nhất: Mô gốc cây lúa cấu tạo non yếu dễ đổ. Rễ yếu đi
rất sớm nên lúc hình thành bông sẽ bị héo đi.
Trước khi trổ: Nếu hút quá nhiều đạm sẽ bị bệnh thối cổ gié, do cổ bông còn
non tích lũy nhiều đạm N-NH3 và đạm hòa tan.
Trong mỗi loại cây, tỉ lệ đạm tích lũy thay đổi theo quá trình sinh trưởng và bộ
phận của cây: trong một bộ phận của cây ở thời kỳ còn non tích lũy nhiều đạm hơn

thời kỳ già (chín), đạm được tích lũy nhiều trong các cơ quan sinh sản (hạt, quả)
hay bộ phận thương phẩm hơn trong các bộ phận khác.
1.2 Biến chuyển của đạm trong đất và của phân khi bón vào đất
1.2.1 Biến chuyển đạm trong đất
Sự bất động đạm
Sự bất động đạm là sự chuyển biến đạm vô cơ hữu dụng sang dạng đạm không
hữu dụng cho cây hoặc hữu dụng chậm. có hai tiến trình làm bất động đạm trong đất
là tiến trình hóa học và tiến trình sinh học.
Tiến trình cố định hóa học có 3 nguyên nhân
Sự cố định sét 2:1
Do tạo thành photphatamonium-alunium khó tan.
Do tạo thành hợp chất khó tan với chất hữu cơ.
Tiến trình sinh học là sự chuyển biến của các dạng đạm vô cơ sang hữu cơ
trong các cơ thể sinh vật trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.

3


Sự khoáng hóa
Là quá trình biến đổi đạm từ dạng hữu cơ sang vô cơ hữu dụng. Quá trình này
xảy ra qua 3 bước:
Quá trình amin hóa: là quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ sang dạng đạm vô cơ
hữu dụng.
Protein  R-NH2 + amino acid + năng lượng
Quá trình amonium hóa:
R-NH2 + H2O  NH3
NH3 hình thành tác dụng với khí CO2 và H2O có sẵn trong đất để tạo ra
(NH4)2CO3 và sau đó sẽ phân ly thành 2NH4+ + CO32Quá trình nitrat hóa chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Nitrosomonas

NH4+ NO32NH4+ + 3O2 2NO2 + 2H2O + 4H+
Giai đoạn 2:
Nitrobacter
NO2- NO32NO2- + O22NO3Sự mất đạm
Sự mất đạm do cây hút
Đây là dạng mất đạm quan trọng nhất.Ở các nước nhiệt đới, để tạo ra 1 tấn thóc
khô cần 18 – 20kgN. Theo Ponnamperuma để tạo ra 1.5 tấn rơm cần 9kgN.Như
vậy, để tạo ra năng suất 5 tấn hạt cây lúa hút 100kgN và để tạo ra 7.5 tấn rơm cần
45kgN. Nếu số rơm rạ sau khi gặt được sử dụng vào mục đích khác thì lượng đạm
mấy đi trên 1ha sẽ khá lớn, lớn hơn lượng phân bón sử dụng ở các vụ. Khi vùi số
rơm rạ vào đất thì có thể trả lại cho đất một lượng đạm đáng kể.
Sự rửa trôi đạm NH4+ và NO3Cả 2 dạng đạm NH4+ và NO3- đều có thể bị rửa trôi bởi nhiều lý do. Đạm NO3trong phân bón hoặc được hình thành ở tầng oxy hóa trong đất ngập nước sẽ có thể
4


duy chuyển dễ dàng ra khỏi tầng rễ bằng cách khuếch tán và thấm lọc vào tầng khử
để bị khử nhanh chóng. Sự mất NO3- do rửa trôi chủ yếu xảy ra trong đất và có cấu
trúc thô và CEC thấp do NO3- không bị keo đất hấp thụ. Ion NH 4+ hấp thụ trên phức
hệ trao đổi cation thường khó bị rửa trôi. Sự mất đạm dạng NH4+ khỏi đất thường
xảy ra trong dung dịch đất bởi sự khử ion amonium thàn amoniac NH3 và sau đó sẽ
bay hơi. Nếu PH nước ruộng tăng cao hơn 9 thì sự mất đạm do bay hơi có thể hơn
50% lượng phân đạm sử dụng. Ngoài ra, NH4+ cũng có thể bị rửa trôi theo nước một
cách đáng kể nếu nồng độ ion amonion trong nước ruộng tăng cao do bón phân đạm
với liều lượng cao.
Sự khuếch tán NH4+
Sự mất đạm còn do quá trình khuếch tán NH4+ từ tầng đất yếm khí lên tầng
thoáng khí để xảy ra quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Đạm NH4+ khuếch tán từ
tầng yếm khí lên tầng thoáng khí chiếm hơn 50% tổng số đạm mất đi. Và phần còn
lại có nguồn gốc ban đầu trong tầng thoáng khí.
Sự chảy tràn

Theo tahamusa thì 13-16% đạm bón cho lúa mất đi do chảy tràn. Hầu hết đạm
chảy tràn ở dạng NH4+ một số rất ít ở dạng NO3-. Sự mất đạm do chảy tràn trong
điều kiện thoát thủy có thể được ngăn cản bởi cách bón vùi phân đạm và giữ cho
lượng nước tưới hay nước mưa trên đồng ruộng khoảng 5 ngày sau khi bón phân.
Sự bốc hơi NH3
Chất hữu cơ trong đất trong điều kiện không có oxi và PH cao sẽ phân hủy để
phóng thích NH3 một cách dễ dàng. Trong đất và ruộng lúa bị ngập nước NH3 cũng
đc tạo thành một cách liên tục do kết quả của sự kháng hóa đạm. Nguồn phân đạm
amôn có chứa NH 4+ hoặc phân đạm dạng amid như urea có thể phân ly trực tiếp hay
nhờ các chất xúc tác thủy phân cho ra các ion NH4+ trong nước. Các ion NH4+ liên
kết lỏng lẻo trong nước ở PH dưới 9.2 với sự gia tăng nồng độ OH - trong nước,
NH4+ được ion hóa sẽ bị khử và biến thành NH3 không ion hóa. NH3 có thể bị bốc
hơi ở dạng khí.Nguồn đạm NH3 mất đi cao nhất trên đất kiềm và có thể xảy ra ở đất
có PH trung tính đến acid yếu (Surajit, De dât 1981).
1.2.2 Sự biến chuyển của phân đạm khi bón vào đất
Phân đạm khi bón vào đất ở hai dạng NH4+ và NO3-.Nguồn đạm này bao gồm
cả phân vô cơ (SA, Urea…) và phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh). Khi bón vào
5


đất phân sẽ biến đổi qua các giai đoạn: Hòa tan và khuếch tán với nước trong đất,
amoni hóa, nitrat hóa và khử nitrat
Phân urea CO(NH2)2 khi bón rải trên mặt ruộng sẽ bị thủy phân dưới tác dụng
của urease, ở đất tốt, sau 2-3 ngày urea bị thủy phân hoàn tòa, ở đất xấu, sau 7-10
ngày bị thủy phân thành NH4+ theo phương trình:
CO(NH2)2 + 2H2O  (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + H2O  NH4HCO3 + NH4OH
Các ion NH4+ được tạo thành tạm thời gây đất hóa kiềm, NH4+ một phần được
cây hấp thụ, một phần bị mất do khử nitrat, bay hơi NH3, rửa trôi NH4+. Quá trình
nitrat hóa chỉ xảy ra ở đất thoáng khí, ở đất trồng lúa bị ngập nước thường xuyên

nên quá trình này hầu như không xảy ra. Nếu phân đạm dạng amon được bón bằng
cách rải trên mặt ruộng mà không được vùi thì ion NH4+ có thể bị nitrat hóa ở tầng
oxy hóa dày 2-3m, sau đó bị khử khi NO3- di chuyển xuống tầng khử của đất.

1.3 Vai trò của Mg, Zn, B đối với cây trồng
1.3.1 Chất Magie
Magie có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng vì (a) Mg nằm trong thành
phần cấu tạo nên diệp lục tố, (b) giữ được khoảng pH thích hợp với hoạt động sinh
lý của cây, (c) có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, Mg cần thiết
cho men RNA polymeraz và vì vậy cần cho việc tạo thành RNA trong nhân bào.
Thiếu Mg việc tổng hợp thuần RNA bị ngừng lại. (d) Mg có vai trò quan trọng
trong tổng hợp ATP. Việc tổng hợp ATP ( ADP + Pi  ATP ) tuyệt đối cần
Mg2+ làm thành phần liên kết giữa ADP và enzym, (e) Mg góp phần vào việc
chuyển hóa năng lượng và đồng hóa P của cây, Mg nằm trong thành phần của
phytin nên có ảnh hưởng đến sự thu hút và đồng hóa lân, (h) Mg tạo thuận lợi cho
việc hình thành các lipid nên các cây có dầu cần được bón Mg. Hàm lượng Mg trong
cây tùy thuộc vào loại cây và các bộ phận khác nhau của cây.
Hàm lượng Mg trong mô cây vào khoảng 0,5%, và giới hạn thiếu cho các cây
họ đậu vào khoảng 0,1%. Hàm lượng Mg trong hạt biến thiên từ 0,13 - 0,54 %,
trung bình khoảng 0,20%. Trong hạt của các loại cây có dầu có hàm lượng Mg
cao vì có hàm lượng lân cao. Lượng Mg cây trồng thu hút thường thấp hơn K và
Ca, Một số cation có thể cạnh tranh với Mg dẫn đế sự thiếu Mg trên đồng ruộng là
K + và NH4+
6


1.3.2 Chất Kẽm
Kẽm quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý của cây trồng, kể cả việc duy
trì tính toàn vẹn chức năng của các màng sinh học và hỗ trợ quá trình tổng hợp
protein. Các enzym và protein thường có nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng, trong

đó nhu cầu kẽm là lớn nhất. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong các quá trình:
quang hợp và hình thành đường, tổng hợp axit nucleic và protein, sinh sản và tạo hạt
giống, điều chỉnh tăng trưởng, bảo vệ chống dịch bệnh.
Kẽm là thành phần then chốt trong cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây
trồng. Tình trạng thiếu kẽm có thể là mối đe dọa lớn đối với sản lượng cây
trồng. Là một trong số các chất vi dinh dưỡng thiết yếu, kẽm (Zn) là nguyên tố
thiết yếu cho sự phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh của cây trồng. Trong đất Việt
Nam, hàm lưọng Kẽm tổng số thường ở mức trung bình và thấp, khoảng 20 - 99 mg
Zn/kg trọng lượng khô của đất.. Đặc biệt, kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả
năng sử dụng đạm và lân trong cây. Nếu không được cung cấp đủ kẽm, sự phát
triển của cây trồng có thể bị ảnh hưởng, chất lượng cây trồng giảm. Tình trạng thiếu
kẽm trong cây trồng được thể hiện ở những triệu chứng dễ thấy như thân cây còi
cọc, chiều cao giảm, bệnh úa vàng, lá cây có hình dạng khác thường và còi cọc.
Những triệu chứng này thay đổi tùy theo loại cây trồng và thường chỉ thể hiện rõ ở
những cây bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Tron g trường hợp cây thiếu kẽm nặng,
triệu chứng thiếu sẽ xuất hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn, thường là
lá từ thứ hai và thứ ba từ trên xuống. Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thì lá sẽ có từ
một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa
gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá. Trên cây lúa, sau khi cấy 15 - 20
ngày, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già, sau đó
phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu xẫm, sau đó lá trở thành màu đỏ và bị
khô đi trong vòng 1 tháng. Đối với nhóm cây có múi, trêm cam, chanh xuất hiện lá
úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình
thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chết. Trong
những trường hợp thiếu kẽm ở mức nhẹ đến vừa phải, năng suất cây trồng có thể
giảm đến 20% hoặc hơn tuy cây trồng không có những triệu chứng rõ rệt.
1.3.3 Chất Boron
Trong cây trồng, B có vai trò hoạt hóa một vài phân hoá tố dehydrogenase,
tạo thuận lợi cho sự chuyển hóa đường và sự tổng hợp của các acid nucleic và kích
thích tố thực vật; cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế bào. B là nhân tố phụ

7


của nhiều hệ enzyme. Thiếu B, các điểm sinh trưởng của thân, rễ, lá chết dần,
vì B có vai trò lớn trong trao đổi glucid. Thiếu B thì trong lá tích lũy nhiều đường
làm cho đỉnh sinh trưởng thiếu glucid sinh ra hiện tượng dư thừa NH 3 vì glucid là
chất nhận rất tốt của NH3. Rằng đây người ta cho rằng điểm sinh trưởng chết vì
trao đổi acid nucleic bị đảo lộn. Thiếu B hàm lượng ARN và ATP trong các
điểm sinh trưởng của thân bị giảm sút rõ rệt do quá trình trao đổi năng lượng bị
giảm sút. B còn có khả năng làm tăng hoạt tính của dehydrogenase. B còn đảm bảo
lượng O 2 cho rễ. B làm tăng sự tổng hợp protein của cây nên B còn có tác dụng
chống lốp đổ. B làm tăng sự hút cation trong quá trình dinh dưỡng, thúc đẩy sự
vận chuyển P trong cây. Thiếu B thì tốc độ hút Ca bị giảm xuống, làm rối loạn
quá trình hình thành vách tế bào. Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng B có
ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắc tố, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, dinh
dương khoáng, trao đổi N, quá trình thụ phấn và đậu quả của cây.
1.4 Hàm lượng Mg, Zn và B trong đất
1.4.1 Mg trong đất:
Hàm lượng Mg trong đất biến thiên từ 0,1 - 3,0% , Mg có hàm lượng thấp
trên các loại đất cát thô, và cao trên các loại đất có sa cấu mịn (có thể đạt 4%).
Magiê trong đất được tạo thành từ sự phân hủy các loại đá nguyên sinh như
Biotite [K2O.6(Mg,Fe)O.Al2O3.6SiO22H2O], đilomite [CaMg(CO3)2 ],hornblende,
olivene và serpentine [Mg6(OH)8 (Si4O16)]. Magiê còn nằng trong các khóang sét
thứ sinh như chlorite, illite, montmorillonite và vermiculite. Mg trong khoáng sét
thứ sinh hữu dụng chậm và có thể được giải phóng bởi tiến trình trực di và cây trồng
thu hút.
Magiê trong đất hữu dụng cho cây trồng dưới dạng trao đổi hoặc hòa tan
trong nước. Sự hấp thu Mg của cây tùy thuộc vào nồng độ Mg hiện diện trong đất ,
pH đất, mức độ bão hòa Mg, sự hiện diện của các ion trao đổi khác và loại khoáng
sét. Cây trồng thiếu Mg xảy ra trên các loại đất có tỉ lệ Ca/Mg không lớn hơn 7/1.

Trên nhiều vùng khí hậu ẩm ướt, đất có sa cấu thô, sử dụng vôi liều lượng cao có
thể dẫn đến cân bằng Ca/Mg không thích hợp, và triệu chứng thiếu Mg chắc chắn
sẽ xảy ra trên cây trồng. Magiê trao đổi thường chiếm từ 4 đến 20% của các
cation trao đổi trong đất. Nhưng trong các loại đất hình thành từ đá serpentine,
hàm lượng Mg trao trao đổi trong đất có thể cao hơn Ca. Mức giới hạn bão hòa
của Mg trong các loại đất cần thiết cho sự sinh trưởng tối hảo của cây có quan hệ
8


gần với khoảng trên. Thông thường trị số % bão hòa Mg dự trên đặc tính đất, cây
trồng và các yếu tố khác. Trong hầu hết trường hợp Mg bão hòa không ít hơn 10%.
Hàm lượng Kali trao đổi cao có thể gây trở ngại đến sự thu hút Mg của cây.
Sự đối kháng K/Mg chủ yếu trong các loại đất có hàm lượng Mg thấp. Dựa trên
cơ sở trọng lượng, tỉ số K/Mg khuyến cáo < 5 : 1 cho các cây trồng trên đồng
ruộng, 3:1 cho các loại rau và của cải đường, và 2:1 cho cây ăn trái và các cây
trồng trong nhà kính. Trên cơ sở trọng lượng đương lượng (K = 39,1 và Mg = 12,6)
các tỉ số này sẽ lần lượt là 1,5:1; 1,0:1,0; và 0,6:1. Hàng năm lượng Mg rửa trôi
trên các loại đất vào khoảng từ 20 - 40kg MgO/ha/năm. Đất có sa cấu nhẹ đễ
mất Mg hơn đất có sa cấu mịn. Bón nhiều phân KCl thường làm giảm tỉ lệ Mg
trong cây, vì vậy cần chú ý khi xây dựng chế độ bón phân, nhất là cây có nhu cầu
Kali.
1.4.2 Zn trong đất:
Phần lớn Zn trong đất hiện diện trong cấu trúc khoáng nguyên sinh, đặc
biệt trong khoáng ferromagnesian, augite, hornblende, biotite và các muối như là
sphalarite (ZnS), Smithsonite(ZnCO3); zincite (ZnO)và willemite (ZnSiO3 và
ZnSiO4) hoặc trong trong phức hợp trao đổi chất của đất như phức hợp hữu cơ hòa
tan và không hòa tan. Ngoài ra, Zn còn hiện diện trong dung dịch nước; bao gồm
ion Zn 2+ và dung dịch phức hợp của Zn với vật liệu hữu cơ.
Kẽm tổng số trong đất thay đổi từ 10-300 ppm với trung bình khoảng 80
ppm. Một vài loại đất cát hay axit, có tính thẩm thấu cao thì thường thấp Zn tổng

số (<30 ppm). Sự thiếu Zn có thể xuất hiện trên đất này bởi vì Zn vốn đã rất thấp.
Ngoại trừ điều đó, tình hình Zn trong cây hầu như không liên quan đến Zn tổng số
trong đất. Ví dụ, sự thiếu Zn ở lúa thì dường như trên đất mà được nghiên cứu chứa
khoảng 200 kg Zn trên ha trong 20 cm tầng đất mặt, khoảng 1000 lần hơn các cây
trồng bình thường của lúa hấp thu. Vì vậy, Zn tổng số cao trong đất thì không
thường bảo đảm sự thiếu Zn. Trên quan điểm dinh dưỡng của cây trồng, khi Zn
trong dung dịch ở mức độ rất thấp: 0,002-0.2 ppm thì được đặc biệt quan tâm.
Mức độ Zn hữu dụng của cây trồng kiềm chế Zn dinh dưỡng của cây trồng.
Độ hữu dụng của Zn thì phụ thuộc nhiều vào pH. Nó cao hơn trong đất chua.
Ngược lại, trên đất kiềm Zn hữu dụng rất thấp. Sự thiếu Zn nghiêm trọng thì
thường được nhận thấy trên đất có pH cao (> 6,0). Đất có vôi thì thường xuyên
thiếu Zn do phản ứng kiềm. Một số biện pháp canh tác có thể làm tăng hoặc giảm
9


pH và vì vậy có thể làm tăng lên hoặc giảm xuống sự thiếu Zn. Việc bón vôi làm
tăng pH đất và làm giảm Zn hữu dụng. Ngược lại, liên tục bón thừa vôi làm thiếu
Zn nghiêm trọng (giống ammonium sulphate) hay việc axit hóa đất sẽ làm tăng Zn
hữu dụng. một vài loại đất chua có thể chứa Zn ở ngưỡng độc. Sự phân hủy vật
liệu hữu cơ (OM) làm gia tăng chelate mà chất này đóng góp Zn hữu dụng cho cây
trồng. Đất thấp OM có khuynh hướng thiếu Zn, điều này cho thấy rằng Zn hữu
dụng gia tăng với sự tăng lên của mức độ OM trong đất. Thường sự thiếu Zn thì
được chú ý ở vị trí nơi mà tầng mặt có chứa OM. Tuy nhiên, đất giàu OM (đất than
bùn và đất phân chuồng) là ngoại lệ và chúng cũng biểu hiện sự khan hiếm Zn hữu
dụng. Đất có sa cấu thô chứa và giữ Zn thấp. Vì vậy, đất có sa cấu nhẹ thì thường
thiếu Zn. Phosphate hữu dụng cao trong đất, do tự nhiên hoặc bón phân quá mức,
gây bất lợi Zn cho một vài loại cây trồng. Hiệu ứng đối kháng của Phosphate đối
với Zn hữu dụng bị làm trầm trọng thêm trên đất có vôi.
Trong cây, rễ là bộ phận có hàm lượng kẽm cao nhất, sau đó tới lá và thấp
nhất là thân và cành. Hàm lượng Zn trong cây cũng phụ thuộc vào các nguyên

tố dinh dưỡng khác. Cây trồng có mức độ mẫn cảm khác nhau với Zn. Các loài cây
thay đổi rõ ràng đối với mức độ thiều Zn. Ví dụ, trong đất kiểm tra 0,8 ppm
DTPA-Zn thì lúa nước có biểu hiện thiếu Zn trong khi lúa mì thì không bị ảnh
hưởng. Vì vậy, sự thiếu Zn trong đất xảy ra đối với các loại cây trồng này nhưng
lại không thiếu đối với cây khác và ngược lại. Đối với cây lúa thì lượng Zn trung
bình cây lúa lấy đi là 20g/ tấn hạt và 20 g/tấn rơm rạ Zn và và Bo 16 (g/tấn hạt)
và 16 g/tấn rơm ( S.K. De Datta, 1989 (trích dẫn bởi D. J. Halliday và ctv. 1992). Theo
Halliday và ctv (IFA, 1992) tổng lượng Zn và B cây cao su lấy đi trong 30 năm là
0.7-1.5 kg/ha B; 5 kg/ha Zn (năng suất mũ khô trung bình là 0,62-3 tấn/ha/năm).
Sự thiếu Zn thường xuất hiện trong suốt mùa lạnh, thời tiết ẩm và thường
biến mất khi thời tiết trở nên ấm hơn. Sự gia tăng nhiệt độ trong đất đã cho thấy
thuận lợi Zn hữu dụng cho cây trồng. Zn hữu dụng cho cây trồng nói chung tập
trung trong tầng đất mặt và nó giảm ở tầng dưới đất mặt. Loại bỏ tầng mặt, hoặc do
sự xói mòn hoặc do tiến trình tưới, bộc lộ thiếu Zn ở tầng đất cái. Trong trường hợp
khác, sự có thể có gia tăng sự thiếu Zn.
1.4.3 Boron trong đất:
Boron trong đất tồn tại dưới dạng: trong các hợp chất khoáng, hấp phụ trên
bề mặt khoáng sét và oxit sắt, oxit nhôm, dạng kết hợp với chất hữu cơ và acid
-

boric (H3BO3) hay B (OH)4 trong dung dịch đất. Luôn có sự chuyển hóa giữa các
10


dạng B trong đất. Mức độ B tổng số của một số loại đất khoảng từ 2-100 ppm
trung bình khoảng 30ppm. Giá trị thấp nhất được tìm thấy trong đất xuất phát
từ đá hỏa nham axit và trầm tích nước ngọt (đặc biệt là đất có sa cấu thô), và đất
có lượng hữu cơ thấp. Ngược lại, đất được hình thành từ đá phiến sét, hoàng hổ và
đất phù sa (chủ yếu sa cấu mịn) giá trị B tổng số cao hơn. Đất chứa vôi có B tổng
số cao bởi vì hàm lượng B tập trung cao trong khoáng đá vôi trong suốt quá trình

hình thành đất. B thì dễ xảy ra việc rửa trôi. Trên cơ sở này, đất của các vùng khô
hạn và bán khô hạn hàm lượng B cao hơn đất ở các vùng ẩm. Nước biển chứa B
đáng kể (4.7 ppm) vì vậy, đất bị ảnh hưởng của nước mặn cũng có thể cũng chứa
hàm lượng cao B.
Boron tổng số không là chỉ số tốt của B hữu dụng đối với cây trồng. Dạng B
dễ thấy nhất chứa trong đất khoáng là flourin borosilicate - tourmaline. Nó có sức
chịu đựng đối với sự phong hóa. Sự cung cấp B cho cây trồng từ nguồn này thì
không đáng kể. B được hiện diện dạng B ngoại hấp (phân tử Boric acid và ion
borate B(OH)42-. Dạng này điều khiển độ hữu dụng B của cây trồng. B cũng hiện
diện trong phức hệ hữu cơ đất. B hiện diện ở dạng hòa tan trong nước là dạng hữu
dụng đối với cây trồng. B hòa tan trong nước nóng được xem như hữu dụng cho
cây trồng và hàm lượng của nó nói chung nằm ở khoảng giữa 0.1 - 3.0 ppm. Tuy
nhiên, đất khô hạn thì ngoại lệ có giá trị B cao.
Độ hữu dụng của B giảm khi pH đất tăng, ngoại trừ đất mặn sodic. Đất có vôi
có thể bị thiếu B do pH của chúng khá cao. Việc bón vôi được biết là làm giảm
sự hữu dụng của B. Vật liệu hữu cơ ảnh hưởng mạnh đến B hữu dụng trong đất.
Phức hợp B với hữu cơ ngăn ngừa mất B do rửa trôi, và tạo sự tích lũy B trong
tầng đất mặt. Chất hữu cơ làm giảm bớt các kết quả xấu do việc gia tăng pH trên B
hữu dụng. Hàm lượng B hữu dụng cao trong đất được bón hữu cơ. Đất có hữu cơ
thấp, đất có sa cấu thô vốn rất thấp B hữu dụng. Mức độ B hữu dụng rất thấp trong
đất cát ở vùng có lượng mưa cao mà nơi đó B bị rửa trôi xuống phẩu diện. Khi đất
trở nên khô, khả năng cố định lại B ở dạng B không hữu dụng tăng lên. Điều kiện
khô hạn tạm thời ngăn chặn rễ hút chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt giàu B.
Trong cả 2 trường hợp này điều đưa đến sự thiếu B. Điều kiện ẩm độ được xem là
thúc đẩy sự hữu dụng của B. Triệu chứng thiếu B ít xảy ra trên cây trồng được
tưới do sự góp phần đáng kể của B từ nước tưới. khi nước chứa 0.1 - 0.2 ppm B,
sự thiếu B ít xảy ra. Đồng thời B cao (> 0.76 ppm B) có thể gây độc và làm hại
đến cây trồng nhạy cảm. Điều kiện ánh sáng cao có thể dẫn đến sự thiếu B trong
11



×