Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
ĐẤT TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG KHÁNH LINH

3113816

Cán bộ hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, Tháng 12 – 2014


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô Bùi Thị Bích Liên
người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý


báu và tạo điều hiện tốt cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Kế tiếp, em xin dành lời cám ơn chân thành đến thấy Lê Văn Dũ, cô Trương
Hoàng Đan và quý thầy, cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, đã
giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu cho em và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cám ơn đến ban Giám đốc, Cán bộ, Nhân viên của Trung tâm
Nông nghiệp Mùa xuân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu mẫu
và phỏng vấn người dân trong Trung tâm.
Em xin cám ơn anh Huỳnh Văn Thảo đã tận tình giúp đỡ em trong phương pháp
phân tích và đóng góp ý kiến để hoàn thành đề tài luận văn.
Cám ơn tất cả các bạn lớp Quản lý Tài nguyên và Môi trường K37 đã động viên
và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và người thân đã quan
tâm, giúp đỡ và động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày…. tháng….năm 2014
Tác giả luận văn

Trương Khánh Linh

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

ii


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................2
1.2.1

Mục tiêu tổng quát ....................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể..........................................................................2

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN .....................................................................2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP ............................................3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................3
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................4
2.2 SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN .............6
2.3 ĐẤT .......................................................................................................9
2.3.1 Một số khái niệm về đất .............................................................9
2.3.2 Ô nhiễm môi trường đất ...........................................................10

2.3.3 Thành phần của đất ..................................................................10
2.3.4 Phân loại đất phèn ....................................................................11
2.3.5 Những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng của đất ............11
2.3.7 Độ dày của đất .........................................................................12
2.3.8 Màu sắc của đất ........................................................................12
2.3.9 Một số tác động ảnh hưởng đến chất lượng đất .......................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 17
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .....................................17
3.2 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ............................................................ 17
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................17
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................17
3.3.2 Phương pháp khảo sát ngoài thực tế ........................................17
3.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu ..........................................19
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 21
4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN CHẤT LƯỢNG
ĐẤT TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN .........................21
4.1.1 Đặc điểm chung nông hộ .........................................................21
4.1.2 Kỹ thuật canh tác .....................................................................24
4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẤT ..................................30
4.2.1 pH ............................................................................................. 31

4.2.2 Độ dẫn điện (EC) .....................................................................32
4.2.3 Chất hữu cơ (CHC) ..................................................................33
4.2.4 Nitơ tổng số ..............................................................................34
4.2.5 Photpho tổng số........................................................................35
4.2.6 Sắt tổng số ................................................................................36
4.2.7 Nhôm tổng số ...........................................................................37
4.3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẤT ................38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 39
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................39
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 41
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 44

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên Bảng

Bảng 2.1 Bảng thống kê kế hoạch về diện tích đất năm 2015, 2020

Trang

9

Bảng 2.2 Thang pH đất và mức độ chua của đất.

13

Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các thông số môi trường đất

19

Bảng 4.1 Thời gian canh tác lúa tại TTNNMX

21

Bảng 4.2 Thời gian canh tác mía tại TTNNMX

21

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

v


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên Hình

Trang

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp

3

Hình 2.2 Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân 2012

6

Hình 2.3 Chim Cổ Rắn

7

Hình 2.4 Cò Nhạn

7

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu đất

18

Hình 4.1 Số liệu điều tra trình độ học vấn của các nông hộ

22


Hình 4.2 Số liệu điều tra về việc tham gia tập huấn của các nông hộ

22

Hình 4.3 Số liệu điều tra về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật của các nông hộ

23

Hình 4.4 Tình trạng đất bị nhiễm phèn ở các nông hộ

23

Hình 4.5 Sơ đồ lịch thời vụ lúa 3 vụ và mía

24

Hình 4.6 Hình thức xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch Hè Thu

25

Hình 4.7 Tình hình phơi đất của các nông hộ lúa, mía

25

Hình 4.8 Quản lý nước trong giai đoạn canh tác lúa

26

Hình 4.9 Quản lý nước trong giai đoạn canh tác mía


27

Hình 4.10 Số lần sử dụng thuốc BVTV của vụ lúa (Hè Thu) và mía

27

Hình 4.11 Hình thức xử lý bao, bì thuốc BVTV sau khi sử dụng

28

Hình 4.12 Số lần bón phân trên vụ lúa (Hè Thu)

29

Hình 4.13 Tổng lượng phân bón trên vụ lúa (Hè Thu)

29

Hình 4.14 Số lần bón phân trên vụ mía

30

Hình 4.15 Tổng lượng phân bón trên vụ mía

30

Hình 4.16 Giá trị pH đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

32


Hình 4.17 Giá trị EC đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

33

Hình 4.18 Hàm lượng chất hữu cơ đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

34

Hình 4.19 Hàm lượng Nitơ tổng số đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

34

Hình 4.20 Hàm lượng Photpho tổng số đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

35

Hình 4.21 Hàm lượng Fe tổng số đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

37

Hình 4.22 Hàm lượng Al tổng số đợt 1 và đợt 2 trong 4 khu vực

37

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

vi


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CN-TTCN

:

Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp

CHC

:

Chất hữu cơ

DLST

:

Du lịch Sinh thái


ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

EC

:

Độ dẫn điện

GPS

:

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

KV

:

Khu vực

MX

:

Mùa Xuân


NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

TTNNMX

:

Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

TPH

:

Tân Phước Hưng

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

vii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường ngày nay không phải là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia mà trở
thành vấn đề của toàn cầu. Bảo vệ môi trường là một tiêu chuẩn đạo đức, là điều kiện
phát triển của một cá nhân, một cộng đồng, một quốc gia. Đặc biệt bảo vệ môi trường
đất là vấn đề rất quan trọng vì chúng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các quần
thể sinh vật. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích khoảng 4 triệu ha,
trong đó diện tích đất phèn là 1.600.263 ha chiếm 40,1% diện tích tự nhiên (Viện quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2001). Đất nhiễm phèn bao gồm hai loại, đất phèn
tiềm tàng và đất phèn hoạt động, đều được coi là những loại đất có vấn đề đối với sản
xuất nông nghiệp. Trước đây do ít được khai phá nên đất phèn luôn được bão hòa nước
nhờ vào mùa lũ hàng năm, thảm thực vật che phủ trên đất phèn chủ yếu là cây tràm.
Trong những thập niên qua với nỗ lực khai phá đất để trồng lúa và nuôi trồng thủy sản
đã làm cho diện tích đất phèn hoạt động gia tăng, làm thay đổi các yếu tố sinh thái môi
trường và giảm đa dạng sinh học (Lê Huy Bá, 2003).
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (TTNNMX) thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha, là nơi bảo tồn các loại động, thực
vật quý hiếm và cũng là vùng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có khoảng
hơn 30 loài chim đã về sinh sống trú ngụ với tổng đàn dao động từ 3.500 - 4.000 cá
thể. Trung tâm được chia thành 5 phân khu chức năng: (1) Phân khu hành chính; (2)
Phân khu sản xuất nông nghiệp - thủy sản - chăn nuôi; (3) Phân khu vườn chim; (4)
Phân khu du lịch sinh thái; (5) Phân khu đất rừng. Hiện nay, đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp lúa và mía đang chiếm phần lớn diện tích của trung tâm (578,93 ha) và theo
quy hoạch của trung tâm đất rừng tràm sẽ được chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp
lúa, mía do đó diện tích rừng tràm giảm sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thực vật,
động vật và môi trường đất. Rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng

thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường
thuận lợi cho các loài động thực vật phát triển (Võ Thị Gương, 2010). Đi cùng với sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho
từng loại cây trồng cũng tăng lên. Sử dụng phân bón nhiều gây nguy cơ ô nhiễm đất,
đối với phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4, (NH4)2SO4, KCl còn tồn dư a-xít)
đã làm chua đất nghèo kiệt các ion bazơ và làm xuất hiện nhiều độc tố mà chủ yếu là
Al, Fe có hại cây trồng, làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Về khía cạnh thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) thường gây hại cho các loài thiên địch, làm giảm hoạt tính sinh
học trong đất, làm cho đất dễ bị thoái hóa, giảm độ phì nhiêu (Hội khoa học Đất Việt
Nam, 2000). Từ sự biến đổi tính chất trên sẽ tác động ngược lại đối với sự sinh trưởng
và phát triển của thực vật, động vật theo chuỗi thức ăn. Ngoài ra công tác quản lý của
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------trung tâm chưa được chặc chẽ trong việc quản lý đất, như các nông hộ tự do chuyển
đổi mục đích sử dụng cây trồng, sử dụng nhiều phân bón, thuốc BVTV. Bên cạnh đó,
tình trạng đê bao khép kín xuống cấp gây ngập úng tại một số nơi trong vùng
(TTNNMX, 2012) gây xuất hiện các độc chất.
Với tất cả những lý do trên đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại
Trung Tâm Nông Nghiệp Mùa Xuân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện với các mục tiêu.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá chất lượng đất để làm cơ sở cho việc quản lý về chất lượng đất tại
Trung tâm Nông Nghiệp Mùa Xuân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến chất lượng đất tại TTNNMX.

-

Khảo sát và so sánh chất lượng đất của Trung tâm Nông Nghiệp Mùa Xuân trên
3 sinh cảnh: ruộng lúa, ruộng mía, rừng tràm (vườn chim) vào mùa mưa.

-

Đề xuất các biện pháp bảo vệ và quản lý chất lượng đất phục vụ cho công tác
quản lý tại TTNNMX.

1.3

NỘI DUNG THỰC HIỆN
-

Thực hiện phỏng vấn về kỹ thuật canh tác đất trên các sinh cảnh của TTNNMX:
ruộng lúa, ruộng mía và rừng tràm (vườn chim).

-

Xác định tọa độ các điểm thu mẫu trên bản đồ bằng công cụ GPS và phần mềm

MapInfo.

-

Thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu: pH, EC, N tổng số, P tổng số, Al tổng số, Fe
tổng số và chất hữu cơ trong đất.

-

Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ và quản lý chất lượng đất để giảm thiểu sự tác
động của đất đến cây trồng và vườn chim nhằm cải tạo lại chất lượng đất.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý
Phụng Hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm
huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km có diện
tích 483,66 km2, dân số 193.704 người.
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo
sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ.
-

Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang;

-

Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang;

-

Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng;

-

Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp
(Nguồn: www.PhungHiep.vn, 2011)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

3



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh
Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An,
Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình
Thành.
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo
hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành
các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
2.1.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với
những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), cao nhất là tháng 4 (nhiệt độ
trung bình 28,3oC) và thấp nhất là tháng giêng (nhiệt độ trung bình 25,5oC). Số giờ
nắng cao (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để
cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa
mưa bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 12 với lượng mưa chiếm 90% tổng
lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 6 với lượng
mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.
2.1.1.4 Sông ngòi
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ. Sông
Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào
quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc
biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp được xem là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông
nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển
sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Năm
2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), đạt sản lượng 295.543 tấn.
Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả
kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói,
giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía
vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960 đ/kg; Nằm cách
trung tâm huyện Phụng Hiệp không xa là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và
nhà máy đường Phụng Hiệp đúng là 2 đầu mối chính tiêu thụ mía trên địa bàn huyện
giúp cho việc tiêu thụ mía được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận
dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản
ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức
bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa
nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới
ruộng. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ lẻ tự phát trong nông thôn
chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về
thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5

tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến
kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp
đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
2.1.2.2 Công nghiệp
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản
xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã
làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp với
trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng CN-TTCN đạt 1.182 tỷ
đồng. Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.
2.1.2.3 Dân cư
Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập
trung nhiều ở nông thôn (chiếm 88%), ở thành thị (chiếm 12%).
2.1.2.4 Giáo dục
Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ
thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có
55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường Trung học cơ sở và 4
Trường Phổ thông Trung học.
2.1.2.5 Chính sách xã hội
Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn
đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

5


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa,
lập sổ vàng tiết kiệm… (www.phungHiep.vn, 2011).
2.2

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha,
trong đó đất rừng để làm khu bảo tồn động vật quý hiếm là 61,87 ha trên tổng diện tích
tự nhiên của vườn chim khoảng 92,62 ha. Hậu Giang có khoảng 5.100 ha đất lâm
nghiệp; trong đó, diện tích có rừng khoảng 2.500 ha, chủ yếu là rừng trồng đạt tỷ lệ
che phủ 1,2%.

Hình 2. 2 Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân 2012
(Nguồn: Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, 2012)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng
8/2011 đến nay, hơn 30 loài đã về sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến
4.000 cá thể; trong đó, có ba loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim Cổ

Rắn (Anhingar melanogaster), Cò Nhạn (Ardea oscitans) và Giang Sen (Tantalus
leucocephalus). Thảm, hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng,
nhưng do đất được khai thác đã lâu để trồng lúa, cây ăn trái hoặc làm đất thổ cư nên
các loài thuộc hệ sinh thái nông nghiệp đã thuần dưỡng phát triển nhất. Qua thống kê,
hệ động vật có 71 loài động vật cạn, 135 loài chim. Động vật nội đồng gồm rất nhiều
loài từ cá đến bò sát, lưỡng cư tập trung trong đồng ruộng, kênh rạch, đặc biệt là dưới
chân rừng...

Hình 2.3 Chim Cổ Rắn

Hình 2.4 Cò Nhạn
(Nguồn: www.khoahoc.com.vn)

Căn cứ vào thực trạng và định hướng phát triển của trung tâm, có thể phân
thành 5 phân khu chức năng như sau:
- Phân khu hành chính: gồm các công trình: trụ sở cơ quan, khu tái định cư dân cư, hệ thống trường học (Trung học Cơ sở, tiểu học, mẫu giáo), y tế, khu văn hóa thể thao, khu vườn ươm cây giống nông, lâm nghiệp.
- Phân khu sản xuất nông nghiệp - thủy sản - chăn nuôi: với nhiệm vụ chính là
sản xuất lúa giống, mía giống, mía thương phẩm; liên kết, liên doanh nuôi trồng thủy
sản kết hợp chăn nuôi. Tập trung chủ yếu khu vực từ đường Hoàng Hoa Thám đến hết
ranh giới của trung tâm giáp đất dân xã Tân Phước Hưng.
- Phân khu vườn chim: đây là khu vực cần được quản lý, bảo vệ để bảo tồn
động vật quý hiếm của tỉnh (các loài chim, cò), gồm các khoảnh: 4, 5, 6, 7.
- Phân khu du lịch sinh thái: sẽ phát triển ở các khoảnh 11, 12, 13, trong đó các
hoạt động có tiếng ồn sẽ phát triển tại khoảnh 13; khoảnh 11, 12 sẽ duy trì quỹ đất
rừng lớn, hạn chế phát triển các công trình có tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến việc duy
trì, bảo vệ loài chim.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

7



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phân khu đất rừng: duy trì quỹ đất rừng tại các khoảnh 19, 20, 21, 22, 28, 29,
30 và một phần các khoảnh 22, 28, 31, 35. Đây là khu vực cần được khoanh định, bảo
vệ nhằm duy trì, bảo vệ các loài cây bản địa của địa phương và đảm bảo về an ninh
quốc phòng khi cần thiết.
Quy mô, diện tích các loại đất:
-

Đất chuyên trồng lúa 121,87 ha.

-

Đất chuyên trồng mía 407,66 ha (bao gồm 20 ha của trung tâm mía giống).

-

Đất NTTS kết hợp chăn nuôi 175,65 ha.

-

Đất vườn ươm giống cây nông lâm nghiệp 15,1 ha

-

Đất chuyên trồng rau màu 11,78 ha.


-

Đất cây ăn trái 20,21 ha.

-

Đất có rừng: 389,39 ha, trong đó:
 Đất trồng rừng 280,51 ha.
 Đất rừng kết hợp du lịch sinh thái 47,01 ha (tổng diện tích tự nhiên của
khu du lịch sinh thái khoảng 108,2 ha, hiện trạng rừng 58,75 ha, đất xây
dựng dưới tán rừng 11,75 ha).

-

Đất rừng để làm khu bảo tồn động vật quý hiếm của tỉnh (vườn chim) 61,87 ha
(tổng diện tích tự nhiên của vườn chim khoảng 92,62 ha).

-

Đất phi nông nghiệp 249,13 ha bao gồm:
 Đất tái định cư - dân cư 5,4 ha.
 Trung tâm văn hóa - thể thao 1,4 ha.
 Đất chợ 0,3 ha.
 Đất cơ sở y tế 0,15 ha.
 Đất giáo dục 0,76 ha (trong đó quy hoạch mới trường mẫu giáo 0,2 ha);
 Đất sản xuất kinh doanh 11,75 ha (đất xây dựng khu du lịch dưới tán
rừng).
 Đất công cộng, hành lang, lộ giới, giao thông mở mới 7,28 ha
 Đất kênh mương, đường nông thôn 221,94 ha, cụ thể như Bảng 2.1 sau:


-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 2.1 Bảng thống kê kế hoạch về diện tích đất năm 2015, 2020

Chỉ tiêu

STT

(1)

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
2.1
2.2

2.3
2.4
2.7
2.8
2.9
3

Các kỳ kế hoạch
Hiện trạng
Đến năm 2015
Đến năm 2020
2012
Diện
Diện
Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
Cơ cấu
tích
tích
(%)
(ha)
(%)
(%)
(ha)
(ha)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)


(2)
TỔNG DIỆN TÍCH
1.434,89 100,00 1.434,89
TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
1.041,33 72,57 1.117,88
Đất chuyên trồng lúa
129,37
9,02
121,87
Đất rau màu
11,78
Đất trồng mía
449,56 31,33
427,12
Đất trồng cây ăn quả
Đất chuyên trồng rừng
431,20 30,05
278,09
Đất trồng rừng kết hợp
47,01
du lịch
Đất vườn chim
61,87
Đất nuôi trồng thủy sản kết
31,20
2,17
155,04
hợp chăn nuôi

Đất vườn ươm giống cây
15,10
nông lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
222,65 15,52
247,08
Đất tái định cư và dân cư
5,40
Đất hành lang, lộ giới
7,28
Đất khác (kênh mương)
221,94 15,47
221,94
Đất xây dựng khu du lịch
11,75
dưới tán rừng
Đất y tế
Đất văn hóa thể thao
Đất chợ
Đất chưa sử dụng (lung
170,91 11,91
69,93
đìa)

100,00 1.434,89 100,00
77,91 1.141,66
8,49 121,87
0,82
11,78
29,77 407,66

20,21
19,38 280,51

79,56
8,49
0,82
28,41
1,41
19,55

3,28

47,01

3,28

4,31

61,87

4,31

10,81

175,65

12,24

1,05


15,10

1,05

17,22
0,38
0,51
15,47

249,13
5,40
7,28
221,94

17,36
0,38
0,51
15,47

0,82

11,75

0,82

0,15
1,40
0,30

0,01

0,10
0,02

44,10

3,07

4,87

(Nguồn: quy hoạch sử dụng đất của huyện Phụng Hiệp, 2012)

2.3

ĐẤT

2.3.1 Một số khái niệm về đất
Đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác thực vật
dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình thành do sự bồi
lắng phù sa song, biển hay gió. Đất có bản chất chất khác cơ bản với đá là có độ phì
nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng (Phan Tuấn Triều, 2009).

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường


-------------------------------------------------------------------------------------------------------Theo Lê Huy Bá (2003): đất phèn (Acid sulphate soils) là tên gọi dùng để chỉ
đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hóa lâu dài đến những đặt
tính chủ yếu của đất.
2.3.2 Ô nhiễm môi trường đất
Theo Phan Tuấn Triều (2009): ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các
hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể
phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ra ô
nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
-

Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

-

Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

-

Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Môi trường đất có những đặt thù riêng và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể
có cùng nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác nhau. Do đó, phân loại theo
các tác nhân gây ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường đất:
-

Ô nhiễm do tác nhân hóa học

-


Ô nhiễm do tác nhân sinh học.

-

Ô nhiễm do tác nhân vật lý.

2.3.3 Thành phần của đất
Đất là một vật xốp, bao gồm 3 thành phần (hay còn gọi là pha): rắn, lỏng và
khí. Các thành phần rắn được kết dính lại với nhau hình thành các hạt, keo đất. Giữa
chúng là các lỗ hổng (còn gọi là các tế khổng – spore) chứa không khí và nước.
Thành phần rắn – bao gồm tất cả các vật liệu vô cơ (khoáng sét) và hữu cơ
(mùn). Thành phần này thường chiếm 50% thể tích đất.
-

Thành phần lỏng – bao gồm nước trong đất hoặc dung dịch đất, trong một môi
trường lý tưởng, thành phần nước sẽ chiếm 25% thể tích.
-

Thành phần hơi / khí - phần không khí trong đất sẽ chiếm khoảng 25% thể tích
còn lại, bao gồm tất cả các loại khí chủ yếu như cacbonic (CO2), oxygen và nitơ (N2),
trong các đất bùn có them khí metan và H2S (hyđro sulfit). Không khí trong đất chứa
nhiều CO2 (do sự phân giải các chất hữu cơ, sự hô hấp của rễ cây thải ra) và ít O2.
-

Lượng CO2 trong đất phụ thuộc vào trạng thái của đất. Đất chặt lượng CO2
nhiều hơn đất tơi xốp. Càng xuống sâu lượng CO2 càng tăng lên. Trong đất nhiều CO2
và ít O2 thì bất lợi cho sự nảy mầm của hạt giống, cho sự hô hấp và sinh trưởng bình
thường của cây trồng và các vi sinh vật (Phan Tuấn Triều, 2009).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)


10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------2.3.4 Phân loại đất phèn
Nhóm đất phèn ĐBSCL là nhóm đất quan trọng, là đối tượng của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo Trần Kim Tính (2002) nhóm đất phèn này được
chia thành 2 phụ nhóm là: nhóm đất phèn tiềm tàng và nhóm đất phèn hoạt động.
Đất phèn tiềm tàng được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn, là tầng
tích lũy vật liệu sinh phèn (pyrite). Hàm lượng pyrite trong đất phèn có thể cao đến
10%. Các tính chất của tầng này tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng
thái yếm khí, chứa SO3 trên 1,7% khi oxy hóa pH xuống thấp 3,5, sự chênh lệch pH
giữa trạng thái oxy hóa với trạng thái khử đạt trên 2 đơn vị.
-

Đất phèn hoạt động được hình thành do tầng phèn, là một dạng tầng B xuất hiện
trong quá trình thoáy thủy làm hạ mực nước thủy cấp làm cho đất phèn tiềm tàng bị
oxy hóa. Tầng phèn, tầng jarosite hay tầng sulfuric là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt
động. Tính chất nhận biết của tầng này là có sự xuất hiện của khoáng jarosite dưới
dạng đốm, vết vàng rơm (màu 2,5Y 8/6 – 8/8), có pH nhỏ hơn 3,5 và dày ít nhất 25
cm. Nếu là tầng có nhiều hữu cơ thì có trên 0,5% sulfate dù có sự hiện diện của đốm
jarosite hay không. Dựa vào độ sâu xuất hiện tầng phèn người ta chia nhóm đất phèn
hoạt động được chia thành các loại đất như: đất phèn nặng (0 – 50 cm), đất phèn trung
bình (50 – 100 cm), đất phèn nhẹ (100 – 150 cm).
-

2.3.5 Những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng của đất

Các chất dinh dưỡng đa lượng gồm cacbon, hydro, oxygen, nitơ, phosphor, lưu
huỳnh, kali, canxi, magie… khí quyển và nước là nguồn cung cấp C, H và O.
 Các nguyên tố đa lượng
Các nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng là H, C, O, N, P, K, Ca, Mg, S.
Gọi là các nguyên tố đa lượng vì nhu cầu của cây cần lớn. C, H, O cây hấp thu từ CO2,
H2O. Các nguyên tố khác, cây hấp thu từ đất do quá trình dinh dưỡng rễ. Trong đó:
Lân trong đất: theo Nguyễn Như Hà (2006) lân thường biến động từ 0,030,12%. Tỷ lệ lân trong đất phụ thuộc vào tính chất đá mẹ, thành phần cơ giới và tỷ lệ
chất hữu cơ. Đất giàu chất hữu cơ thì tỷ lệ lân cao. Đất có thành phần cơ giới nặng có
hàm lượng lân cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Trong đất lân tồn tại hai nhóm:
lân hữu cơ và lân vô cơ. Lân hữu cơ chủ yếu nằm trong thành phần mùn có thể chiếm
20 -80% lân tổng, ở tầng đất mặt lân hữu cơ thường chiếm 50%. Lân vô cơ bao gồm
các dạng orthophosphate, polyphosphate….
Đạm trong đất: các chất dinh dưỡng gốc nitơ có thể tạo ra trực tiếp từ một số
thực vật và từ nitơ trong khí quyển nhờ vi khuẩn cố định nitơ. Thành phần nitơ trong
đất chủ yếu ở dạng hữu cơ, do kết quả của quá trình phân hủy thực vật và động vật
chết, phân, nước tiểu… nó được hyđrô hóa thành NH3, NH4+ sau đó tiếp tục oxy hóa
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------bởi vi khuẩn tạo thành NO3- và thực vật sẽ sử dụng NO3- làm chất dinh dưỡng. Tỷ lệ
đạm trong đất phụ thuộc vào điều kiện hình thành đất: đất bị rữa trôi, tầng canh tác
mỏng, tỷ lệ hữu cơ thấp có ít đạm. Đạm trong đất tồn tại dưới 3 dạng: đạm hữu cơ,
đạm amon bị khoáng sét giữ chặt và đạm vô cơ hòa tan trong dung dịch đất.
 Các nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng do cây trồng đòi hỏi với lượng nhỏ, hàm lượng của
chúng trong tự nhiên cũng rất nhỏ. Đó là các nguyên tố: Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl.
Các nguyên tố vi lượng được giải phóng do quá trình phong hoá phụ thuộc
trước hết vào phản ứng của môi trường và điện thế oxy hoá khử (Eh).
Các dinh dưỡng khoáng đa và vi lượng cho cây trồng phải được hữu dụng trong
đất vào thời điểm mà cây cần đến. Điều này có nghĩa là các dinh dưỡng khoáng phải
hiện diện ở dạng hữu dụng và với số lượng phong phú, đồng thời cũng phải có một sự
cân bằng đúng đắn giữa nồng độ các dinh dưỡng khoáng. Lượng, sự hữu dụng và sự
cân bằng của nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác nhau bị tác động bởi các đặc tính hoá
học của đất như là pH và khả năng trao đổi cation. (Phan Tuấn Triều, 2009)
2.3.6 Chức năng của đất
Theo Phan Tuấn Triều (2009) đất có 5 chức năng:
-

Môi trường để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.

-

Địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải hữu cơ và
khoáng.

-

Nơi cư trú cho các động vật đất.

-

Địa bàn cho các công trình xây dựng.

-


Địa bàn để cung cấp nước và lọc nước.

2.3.7 Độ dày của đất
Độ dày của đất được xác định từ tầng mặt đến tầng mẫu chất hình thành đất. Độ
dày phẫu diện đất thay đổi từ 40 – 50 cm đến 100 – 150 cm, có nơi dày 10 m hay hơn
(Feralit trên đá basalt Tây Nguyên) (Phan Tuấn Triều, 2009).
2.3.8 Màu sắc của đất
Là đặc điểm quan trọng phản ánh các tính chất của đất. Nhiều loại đất được gọi
tên theo màu: đất đen, đất đỏ, đất xám, đất màu hạt dẻ,…
Dựa vào màu sắc có thể đánh giá chất lượng và độ phì đất. Màu sắc đất phụ
thuộc vào hàm lượng mùn và thành phần khoáng học và hoá học của đất.
Có 3 nhóm hợp chất: chất mùn (đen), chất chứa sắt (đỏ), oxytsilic
canxicacbonat, canxisunfat (trắng) ảnh hưởng tới màu của đất. Màu đen còn do
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------hydroxyt hay oxyt Mn, FeS hay màu đen của đá hình thành đất,… (Phan Tuấn Triều,
2009).
2.3.9 Các thông số hóa lý đất cơ bản
2.3.8.1 Độ chua của đất (pH đất)
pH đất phản ánh mức độ đất chua (acid) hay kiềm. Tính kiềm hay acid của một
dung dịch được xác định bởi nồng độ ion hydrogen của nó. Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ
pH được định nghĩa là “trừ logarithm của nồng độ ion hydro gen”. Ở đây, [ H+ ] là

lượng bằng gram của ion H+ chứa trong một lít dung dịch.

pH = -log [ H+ ] = log
Thang pH bao gồm các giá trị từ 0 đến 14. Nồng độ ion H+ trong 1 lít nước
nguyên chất là 0.0000001 hay 10-7, vậy pH của nó là: pH = -log 10-7 = log 1/10-7 = 7
Nước nguyên chất, với pH = 7, được xem như trung tính. Các giá trị pH dưới 7
thể hiện tính acid (chua), và lớn hơn 7 thể hiện tính base (kiềm) (bảng 3.2). Và do giá
trị pH chưa lên thang logarithm, pH = 4 sẽ chua hơn 10 lần so với pH = 5 (hay nồng độ
ion H+ lớn hơn 10 lần).
Đa số các loại đất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp có giá trị pH trong
khoảng 5-9. Đất ở các vùng có lượng mưa cao và phá rừng mạnh nói chung đều chua
do các cation như Ca++, Mg++, v.v… đã bị rửa trôi và có sự tập trung ion H+ trong các
keo sét. pH của đất không phải là một giá trị cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian.
Bảng 2.2 Thang pH đất và mức độ chua của đất.
pH
3
4
5
6
7
8
9

Nồng độ H+ (mol/lít)
10-3
10-4
10-5
10-6
10-7
10-8

10-9

Độ chua của đất
Rất chua
Chua nhiều
Chua trung bình
Chua ít
Trung tính
Kiềm ít
Kiềm trung bình

(Nguồn: Phan Tuấn Triều, 2009. Giáo trình Tài Nguyên Đất và Môi Trường)

Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp trên sinh
trưởng cây trồng, nhưng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dưỡng
khoáng cho cây. pH thấp có ảnh hưởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy
nhiên, sự hữu dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện
pH thấp. Độ chua nhiều có thể có hậu quả là gây độc nhôm (Al).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------pH đất cũng được dùng như một chi thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất:
 pH < 5.0 – Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất
hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo.

 pH < 5.5 - xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
 pH > 7.5 - Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.
 pH > 8.0 – Có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu
được.
 pH > 8.5 - lượng Na trên mức bình thường. Ngộ độc muối. Xuất hiện dấu
hiệu thiếu Zn và Fe.
2.3.8.2 Độ dẫn điện
EC là độ dẫn điện của đất, dung dịch càng có nồng độ muối càng cao càng có
độ dẫn điện cao. Muối tan trong đất bao gồm các cation và các anion tan trong nước.
các cation chủ yếu là Na+, K+, Ca2+, và Mg2+ liên kết với các anion Cl-, SO42-, một ít
CO32- và HCO32- (Ngô Ngọc Hưng, 200). EC là độ mặn của đất, biểu thị trực tiếp hoặc
gián tiếp nồng độ muối hòa tan trong đất. Không chỉ có đất mặn mói có lượng muối
trong đất cao, mà trong đất phèn sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối
trong đất có thể cao và gây độc cho cây (Ngô Ngọc Hưng, 2005). Độ dẫn điện của đất
(EC) tỉ lệ thuận với tổng số muối tan và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
Đất có quá nhiều muối Al và Fe sẽ làm cây bị ngộ độc Al, Fe. Tất cả các chất
dinh dưỡng Ca2+, Mg2+, NH4+, Na+, K+, hoặc độc chất Fe, Al… đều là cation, anion
nên đều dẫn điện, nên EC có thể được coi là một dụng cụ chẩn đoán sự gia tăng nồng
độ các ion trong dung dịch.
Sự gia tăng EC trong suốt vài tuần đầu ngập nước là do sự gia tăng nồng độ các
chất khử Fe2+, Mn2+, sự tích lũy các ion NH4+, HCO3-, RCOO- và sự thay thế các
cation từ các keo đất với Fe2+, Mn2+, NH4+. Trong khi đó, qua thời gian đất thoáng khí
do trồng ngô, đồng thời áp dụng tưới nước tiết kiệm thì thời gian giữ nước trên mặt
ruộng bị gián đoạn, không thuận lợi cho quá trình khử và thủy phân… điều này làm
EC và Fe2+ của dung dịch đất giảm.
Biết được mức độ EC của mẫu đất sẽ giúp kế hoạch sử dụng đất hợp lý cũng
như chọn các loài cây trồng phù hợp. Đơn vị của EC là µS/cm, mS/cm hoặc dS/m.
2.3.8.3 Nhôm trong đất
Trong đất chứa nhiều nhôm, hàm lượng nhôm của nó trong đất chứa tới 10 –
12%. Nhôm trong thành phần các alumin silicat, vốn có rất nhiều trong đất. Về mặt

hàm lượng nhôm tổng số trong đất thì nhôm sau silic, phần lớn nhôm ở trạng thái
không hòa tan trong nước, không tham gia vào chu trình dinh dưỡng và không có tác
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------động gây động cho cây. Nhưng trong đất phèn hoạt động, một phần nhôm ở trạng thái
di động có ảnh hưởng thực sự đến cây trồng. Nhôm gây độc chủ yếu ở dạng Al3+.
Những cation này sinh ra khi phân ly Al2(SO4)3, đây là loại muối khi khô thì dạng tinh
thể giòn tan, nhẹ xốp, ẩm thì có dạng nhờn trơn. Đây là cation độc nhất trong đất phèn
có nồng độ từ 150 - 1.000 ppm. Ngoài ra nhôm phản ứng với photpho làm diễn ra tình
trạng thiếu photpho trong đất phèn. Do đó trên đất phèn tình trạng nghèo lân và lân bị
cố định do bởi các oxide Fe, Al có thể làm tăng tính độc hại của nhôm (Astrom, 1998).
Theo Hedlund (1996), nhôm ở dạng Al(OH)2- thì gây độc cho cây trồng trong khi
nhôm ở dạng phức hữu cơ, AlF hoặc nhôm sulphate thì không gây độc cho cây.
2.3.8.4 Độc chất sắt
Trong đất phèn, acid sulfuric phản ứng với Aluminsilicate trong khoáng sét
trong đất, giải phóng nhiều Al3+, Fe đồng thời tạo ra dạng liên kết với Fe, K, sulphate
có sẵn trong đất tạo thành sulphate kep sắt nhôm. Kết quả phèn hóa tạo ra các muối
FeSO4, Al(SO4)3, H2SO4. Từ đây chúng lại phân ly ra các ion làm cho nước trong hay
dung dịch đất chứa nhiều Al3+, Fe2+, H+, SO42- gây độc cho hầu hết các sinh vật.
Ngộ độc Fe2+ trở nên rất nghiêm trọng trên các loại đất phèn, đất Oxisols và đất
(Ulrisol Sanchez, 1976). Sắt gây độc ở dạng Fe2+ và một ít ở dạng Fe3+. Chúng có thể
xuất hiện ở dạng các hợp chất FeSO4, Fe(OH)2, FeS, Fe(HCO3)2, Fe2(SO4)3 hay các
hợp chất sắt hữu cơ. Trong đất phèn nồng độ Fe2+, Fe3+ từ vài trăm đến 3000ppm, do

nồng độ sắt di động quá cao nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cây trồng. Ngộ độc
sắt chỉ thấy trên đất phèn khi pH khoảng 5,0 (Breeman,1982) ngộ độc sắt có thể nghi
ngờ khi thấy Fe(OH)3 trên mặt đất làm thành cặn bã màu nâu trông hơi đỏ hoặc làm
thành váng dầu.
2.3.8.5 Chất hữu cơ
Chất hữu cơ của đất gồm 2 dạng chính: hợp chất mùn và không phải chất mùn.
Hợp chất không phải chất mùn bao gồm các sản phẩm của xác bả thực vật đang trong
quá trình phân hủy. Các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong tiến trình mùn hóa từ
các sản phẩm phân hủy của ligin và các hợp chất nitrogen sản sinh trong quá trình
phân hủy chất hữu cơ. Các hợp chất mùn bao gồm humic, acid humic và acid fulvic
(Trần Sỹ Nam, 2011).
Chất hữu cơ trong đất được định nghĩa là các dư thừa thực vật, động vật và vi
sinh vật hiện diện trong đất ở tất cả các trạng thái phân hủy. Chất hữu cơ trong đất bao
gồm các nguyên tố chính là C, H, O, N, S, P và một hàm lượng rất thấp các nguyên tố
vi lượng. Vì vậy chất hữu cơ được xem là yếu tố quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng, là yếu tố làm tăng lượng và chất của CEC, tăng kết cấu đất, cải thiện tích
chất vật lý và khả năng giữ ẩm của đất (Trần Sỹ Nam, 2011).

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính
chất của đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và kích
thích sinh trưởng cây trồng. Chất hữu cơ đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và

năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất (Phan Tuấn Triều, 2009).
Sự tích lũy chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động của vi sinh vật,
thực vật cũng như bón phân hữu cơ. Hàm lượng, thành phần mùn quyết định hình thái
và các tính chất vật lý, hóa học, độ phì của đất. Gần đây người ta nhấn mạnh rằng để
phát triển nông nghiệp bền vững nhất thiết phải giảm sự mất mát chất hữu cơ đất, nhất
là sử dụng đất ở vùng nhiệt đới (Trần Sỹ Nam, 2011).
2.3.9 Một số tác động ảnh hưởng đến chất lượng đất
Việc sử dụng phân bón đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp không những
sử dụng không có hiệu quả mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất. Các loại phân vô
cơ như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các
cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+
giảm hoạt tính sinh hộc của đất và năng suất cây trồng.
Ô nhiễm thuốc BVTV: thuốc bảo vệ thực vật rất độc đối với mọi sinh vật; tồn
dư lâu dài trong môi trường đất – nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là
gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, ảnh hưởng đến
sản phẩm nông nghiệp, động vật và người theo kiểu tích tụ, ăn sâu và bào mòn.
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả
năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

--------------------------------------------------------------------------------------------------------


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
8/2014 – 12/2014.
Địa điểm nghiên cứu: được thực hiện tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
3.2 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-

Máy GPS, máy ảnh kỹ thuật số;

-

Bảng phỏng vấn;

-

Bút lông, sổ ghi chép;

-

Dụng cụ lấy mẫu: cây khoan đất, xẻng, dao, túi plastic…

-

Dụng cụ phân tích mẫu: tủ sấy, tủ lạnh khô, bình hút ẩm, rây phẳng, rây lưới,
cân phân tích,…

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu về hiện trạng môi trường tại TTNNMX
trước đây (về thành phần, chất lượng môi trường đất) từ các ban quản lý TTNNMX,
Phòng Tài nguyên Môi trường. Các tài liệu chuyên khảo liên quan đến đề tài: sách,
báo, tạp chí khoa học,…
Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp 66 nông hộ, trong đó
gồm 33 hộ trồng lúa và 33 hộ trồng mía tại khu vực nghiên cứu. Các nông hộ phỏng
vấn được chọn ngẫu nhiên tại các tuyến đường.
 Quy trình soạn phiếu phỏng vấn theo 4 bước:
-

Bước 1: soạn phiếu phỏng vấn

-

Bước 2: tiến hành phỏng vấn thử 5 nông hộ tại khu vực nghiên cứu

-

Bước 3: hiệu chỉnh phiếu phỏng vấn

-

Bước 4: tiến hành phỏng vấn

3.3.2 Phương pháp khảo sát ngoài thực tế
Mẫu được thu 2 đợt vào giữa mùa mưa và cuối mùa mưa.
-

Đợt 1: 27/9/2014


- Đợt 2: 29/10/2014
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

17


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Vị trí thu mẫu: tiến hành khảo sát chọn vị trí trên 3 sinh cảnh ruộng lúa, mía, và
rừng tràm, thực hiện ghi nhận địa điểm thu mẫu. Trong đó thì rừng tràm được đánh giá
trên 2 khu vực rừng tràm ngập nước thường xuyên và không ngập nước. Trên sinh
cảnh ruộng mía, lúa mẫu được chọn dựa trên tính đồng nhất về tính chất đất, bằng
phẳng. Đối với mẫu rừng tràm theo thông tin thu thập từ cán bộ để xác định vị trí ngập
nước và không ngập nước trong vườn chim.
-

Khu vực rừng tràm (vườn chim): gồm 2 mẫu, 1 mẫu ở rừng tràm không
ngập nước, 1 mẫu rừng tràm ngập nước.

-

Khu vực ruộng lúa: 1 mẫu.

-

Khu vực ruộng mía: 1 mẫu.

Rừng tràm ngập

nước
Ruộng mía

Rừng tràm không ngập
nước

Ruộng lúa

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu đất
Chú thích:

Vị trí thu mẫu

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trương Khánh Linh (MSSV: 3113816)

18


×