Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

hiệu quả bóng đèn compact đến sự ra hoa nghịch mùa cây thanh long (hylocereus undatus) tại huyện châu thành, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.84 KB, 50 trang )

`

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRƢƠNG QUỐC THANH

HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ
RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH
LONG (Hylocereus undatus) TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH LONG AN

Luâ ̣n văn tố t nghiêp̣
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Cần Thơ-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ
RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH
LONG (Hylocereus undatus) TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH,


TỈNH LONG AN

Cán bộ hƣớng dẫn:
PGS.TS. Lê Văn Bé

Sinh viên thực hiện:
Trƣơng Quốc Thanh
MSSV: 3118312

Cần Thơ-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HOA
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan với đề
tài:

HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ
RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH
LONG (Hylocereus undatus) TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH LONG AN

Do sinh viên Trƣơng Quốc Thanh thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng


Cán bộ hƣớng dẫn

i

năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
---------------------------------------------------------------------------------------------- ----------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan với đề tài:

HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ
RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH
LONG (Hylocereus undatus) TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH LONG AN
Do sinh viên Trƣơng Quốc Thanh thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.. ....................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: .............................................
Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2014
Thành viên Hội đồng

………………………….


………………………….

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii

…………………...


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Tác giả luận văn

Trƣơng Quốc Thanh

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. Lý lịch sơ lƣợc
Họ và tên: Trƣơng Quốc Thanh
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 12/12/1991
Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: xã Hậu Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha: Trƣơng Văn Sơn
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Thùy Trang
Chổ ở hiện tại: Ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc TRăng.
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học
Thời gian: 1998-2003
Trƣờng: Tiểu học Châu Khánh.
Địa chỉ: ấp II, xã Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
2. Trung học cơ sở
Thời gian: 2003-2007
Trƣờng: Trung học cơ sở Châu Khánh.
Địa chỉ: ấp II, xã Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
3. Trung học phổ thông
Thời gian: 2007-2010
Trƣờng: Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai.
Địa chỉ: Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
4. Đại học
Thời gian: 2011-2014
Trƣờng: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Đƣờng 3/2, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ
Chuyên ngành: Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan (Khóa 37)
Cần Thơ, ngày…… .tháng…… năm 2014

Trƣơng Quốc Thanh
iv


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng!
Cha mẹ đã sinh ra con, hết lòng chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ con
khôn lớn nên ngƣời và tạo cho con mọi điều kiện học tập để con đƣợc nhƣ
ngày hôm nay.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Thầy Lê Văn Bé đã quan tâm, động viên, tận tình hƣớng dẫn , truyền
đạt kinh nghiệm và giúp đỡ em trong suố t quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Phạm Phƣớc Nhẫn và thầy Nguyễn Văn Ây cố vấn học tập lớp
Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan K37 đã quan tâm dìu dắt lớp tôi hoàn
thành tốt khóa học.
Quý Thầy Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học
Cô Lê Thị Điểu, anh Nguyễn Thanh Thiện, anh Trƣơng Hoàng Ninh,
anh Nguyễn Thành Nhân và các anh chị em của nhà lƣới bộ môn Sinh lý Sinh
hóa.
Bác Huỳnh Văn Xinh và anh Nguyễn Văn Thủy ở : Ấp cầu Ông Bụi,
xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã tạo điều kiện và giúp
đỡ nhiệt tình trong quá trình làm đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Bình, Hoàng, Thiện, Đài, Thì, Vân, Trang. Cảm ơn các bạn
lớp Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan K37 đã giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Thân gửi về
Các bạn lớp Khoa Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan 37 những
tình cảm thân thƣơng, lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tƣơng lai!

Trƣơng Quốc Thanh


v


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI CẢM TẠ

v

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH HÌNH

x

DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

xii

TÓM LƢỢC


1

MỞ ĐẦU

2

Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 GIỚI THIỆU

3

1.2 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

3

1.2.1 Phân loại

3

1.2.2 Đặc điểm hình thái

3

1.3 GIÁ TRỊ CÂY THANH LONG

5


1.3.1 Giá trị dinh dƣỡng

5

1.3.2 Giá trị kinh tế

5

1.4 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

5

1.4.1 Nhiệt độ

5

1.4.2 Ánh sáng

6

1.4.3 Nƣớc

6

1.4.4 Đất

6

1.4.5 Mật độ trồng


6

1.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH RA HOA

6

vi


Nội dung

Trang

1.5.1 Biện pháp thắp đèn

6

1.5.2 Dùng hóa chất

7

1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ RA HOA THANH
LONG

7

1.6.1 Quang kỳ là gì?

7


1.6.2 Tính chất của ánh sáng

7

1.6.3 Quang kỳ tới hạn

8

1.6.4 Cây ngày dài

8

1.6.5 Cây ngày ngắn

8

1.6.6 Nơi cảm ứng ra hoa

8

1.6.7 Vai trò của ánh sáng đối với sự ra hoa

9

1.6.8 Phytochorme

9

1.6.9 Sự hình thành hoa


10

1.7 SỰ TƢƠNG TÁC CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN
QUANG KỲ

10

1.7.1 Nhiệt độ

10

1.7.2 Cƣờng độ ánh sáng

11

1.7.3 Thành phần khí quyển

11

1.8 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THANH LONG

11

Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

13

2.1 PHƢƠNG TIỆN


13

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

13

2.1.1.1 Xã An Lục Long

13

2.1.1.2 Xã Long Trì

13

2.1.1.3 Xã Hiệp Thạnh

13
vii


Nội dung

Trang

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

13

2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


15

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

15

2.2.1.1 Tại xã An Lục Long

15

2.2.1.2 Tại xã Long Trì

16

2.2.1.3 Tại xã Hiệp Thạnh

16

2.2.2 Cách tiến hành

17

2.2.2.1 Thí nghiệm ánh sáng đèn

17

2.2.2.2 Thí nghiệm đo cƣờng độ ánh sáng

17


2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

17

2.2.4 Phƣơng pháp xử lí số liệu

17

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1 KHẢO SÁT SỰ XUẤT HIỆN CỦA NỤ

19

3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA ÁNH SÁNG TỚI SỰ RA HOA THANH
LONG

20

3.2.1 Tổng số nhánh và tổng số nụ ra nụ/trụ

20

3.2.1.1 Thí nghiệm tại xã An Lục Long

20

3.2.1.2 Thí nghiệm tại xã Long Trì


21

3.2.1.3 Thí nghiệm tại xã Hiệp Thạnh

23

3.3 ĐO CƢỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG

24

3.4 SO SÁNH CHI PHÍ SỬ DỤNG BÓNG ĐÈN ĐỂ XỬ LÝ RA
HOA

26

Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

28

viii


Nội dung

Trang

4.1 Kết Luận

28


4.2 Đề nghị

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Phytochrome dạng Red và Far red

9

2.1

Biểu đồ phổ ánh sáng bóng đèn Compact vàng 20W
thƣờng

14


2.2

Biểu đồ phổ ánh sáng bóng đèn sợi đốt 60W

14

2.3

Sơ đồ vị trí đo cƣờng độ ánh sáng của các loại bóng đèn
chiếu vào tán cây thanh long

17

3.1

Sự hình thành mầm hoa ở thanh long do kết quả “xông
đèn”

19

3.2

Nụ xuất hiện sau khi ngắt đèn ở nghiệm thức mắc 100%
compact 20W

22

x



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần giá trị dinh dƣỡng của thanh long/100g thịt
quả

5

2.1

Thông số các loại đèn sử dụng làm thí nghiệm

13

2.2

Nhiệt độ và ẩm độ không khí tại Long An trên trang
website www.accuweather.com

15

3.1


Ảnh hƣởng của bóng đèn compact đến sự ra nụ tại hai
thời điểm trong mùa nghịch

20

3.2

Ảnh hƣởng của bóng đèn compact đến sự ra nụ tại hai
thời điểm xử lý trong mùa nghịch

21

3.3

Ảnh hƣởng của bóng đèn compact đến sự ra nụ trong mùa
nghịch (05/02/2014 đến 02/03/2014)

24

3.4

Cƣờng độ ánh sáng, tại 7 vị trí khác nhau trên cây, của
các loại bóng đèn đã đƣợc sử dụng để “xông đèn” cho
thanh long tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

25

3.5

So sánh lƣợng điện tiêu thụ để xử lý ra hoa cây thanh long

cho 1 chu kỳ/ha

26

3.6

Ƣớc tính chi phí giữa sử dụng bóng đèn tròn 60W và
bóng compact 20W

27

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đúng

ha

Hecta

W

Watt

P

Phytochrome


Pr

Phytochrome red

Pfr

Phytochrome far red
Hiệu suất cao

HSC

xii


TRƢƠNG QUỐC THANH, 2014. “Hiệu quả bóng đèn compact đến sự ra
hoa nghịch mùa cây thanh long (Hylocereus undatus) tại huyện Châu
Thành, tỉnh Long An”. Luận văn tốt nghiệp ngành Công nghệ rau hoa quả &
Cảnh quan, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Văn Bé

TÓM LƢỢC
Đề tài “Hiệu quả bóng đèn compact đến sự ra hoa nghịch mùa cây
thanh long (Hylocereus undatus) tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An”
đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu là đánh giá hiệu quả của bóng đèn compact đến
sự ra hoa cây thanh long trong mùa nghịch, giảm chi phí sử dụng điện. Thí
nghiệm “xông đèn” để kích thích ra hoa cây thanh long đƣợc tiến hành tại 3 xã
An Lục Long, Long Trì và Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Thời gian tiến hành trong mùa nghịch từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014. Tại
vƣờn của ông Huỳnh Văn Xinh (xã An Lục Long) và của ông Nguyễn Hùng

Dũng (xã Long Trì), sau khi thu hoạch đợt 1 thì tiến hành “xông đèn” đợt 2.
Riêng vƣờn của ông Nguyễn Văn Trạng (xã Hiệp Thạnh) thì chỉ tiến hành một
đợt vào tháng 2/2014. Nghiệm thức là những loại bóng compact khác nhau và
nghiệm thức đối chứng là bóng tròn 60W. Các bóng đèn đƣợc bố trí 2.200
bóng compact và 1.100 bóng tròn/ha.
Kết quả tổng hợp số liệu của 5 thí nghiệm cho thấy số nhánh ra nụ và
tổng số nụ/trụ của nghiệm thức bóng đèn compact 20W thƣờng luôn cao hơn
so với bóng đèn tròn 60W. Hơn nữa, sử dụng loại bóng đèn compact 20W
thƣờng đã tiết kiệm đƣợc 40% lƣợng điện tiêu thụ so với sử dụng bóng đèn
tròn 60W, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất gần 7 triệu đồng/ha/chu kỳ xử lý.

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay phong trào trồng thanh long phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta, một
số doanh nghiệp thu mua xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Đài Loan,
Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Campuchia, Lào, một số nƣớc châu Âu,
Nam Mỹ, Canada,... nên diện tích trồng thanh long cả nƣớc tăng mạnh. Theo
đó diện tích thanh long tại tỉnh Bình Thuận với khoảng 20.000 ha
(www.binhthuan.gov.vn, 2013), Long An hơn 5.300 ha (Báo cáo Phòng
NN&PTNT huyện Châu Thành, tỉnh Long An, 2014) và Tiền Giang khoảng
4.500 ha (Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, 2014).
Thanh long là cây ngày dài, trổ hoa trong điều kiện ngày dài/đêm ngắn
(Pascua et al., 2013). Vì thế, muốn cây thanh long ra hoa trái vụ thì phải thắp
đèn (hay còn gọi “xông đèn”) vào ban đêm. Trƣớc đây, nông dân sử dụng
bóng đèn tròn (sợi đốt), có dãy ánh sáng trắng với bƣớc sóng từ 400-700 nm
thì cây ra hoa vào mùa nghịch, đƣợc ngƣời trồng thanh long ƣa chuộng. Nếu
sử dụng bóng đèn này để kích thích ra hoa cây thanh long thì tiêu hao quá
nhiều năng lƣợng điện, giá thành sản xuất cao. Ngƣợc lại, sử dụng bóng đèn

compact có thể khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm trên. Vì thế, để có cơ sở trong
việc khuyến cáo ngƣời trồng thanh long sử dụng bóng đèn compact thay cho
bóng đèn tròn:
Nên đề tài “Hiệu quả bóng đèn compact đến sự ra hoa nghịch mùa
cây thanh long (Hylocereus undatus) tại huyện Châu Thành, tỉnh Long
An” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của bóng đèn compact đến sự ra
hoa cây thanh long trong mùa nghịch, giảm chi phí sử dụng điện.

2


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU
Cây thanh long có nguồn gốc từ vùng sa mạc Mehico và Colombia, cây
thanh long đƣợc đƣa vào trồng ở Việt Nam cách đây 50-60 năm (Nguyễn
Danh Vàn, 2006 ), còn theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) cây thanh long đƣợc
trồng đầu tiên ở Nha Trang và Phan Thiết.
Phong trào trồng thanh long phát triển mạnh ở Phan Rang, Phan Thiết,
Buôn Ma Thuột, cho đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhƣ: Tiền Giang
(huyện Chợ Gạo), Long An (huyện Châu Thành). TP Hồ Chí Minh (tại các xã
Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh)... (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
2001). Hiện nay, tỉnh Bình Thuận với diện tích khoảng 20.000 ha
(www.binhthuan.gov.vn, 2013), Long An hơn 5.300 ha (Báo cáo diện tích
trồng thanh long của Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, tỉnh Long An,
2014) và Tiền Giang khoảng 4.500 ha (Tổng hợp diện tích trồng thanh long
của Phòng NN&PTNT huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, 2014).
1.2 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
1.2.1 Phân loại
Cây thanh long ruột trắng thuộc:

Giới: Plantae
Bộ: Caryophyllales (cẩm chƣớng)
Họ: Cactaceae (xƣơng rồng)
Chi: Hylocereus
Loài: Hylocereus undatus
Tên tiếng anh: „Binh Thuan‟ white flesh dragon fruit, „Cho Gao‟ white
flesh dragon fruit (Nguyễn Minh Châu, Phạm Ngọc Liễu và Trần Thị Oanh
Yến, 2009)
1.2.2 Đặc điểm hình thái
1.2.2.1 Rễ
Theo Nguyễn Văn Kế (1999) cây thanh long có hai loại rễ là: rễ khí sinh
và rễ địa sinh. Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi của gốc hom, những rễ này
hình thành trong quá trình ƣơm hom giống, số lƣợng rễ cũng nhƣ kích thƣớc
rễ tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn có đƣờng kính lên tới 2 cm. Nhiệm vụ
của rễ địa sinh là bám vào đất và hút chất dinh dƣỡng nuôi cây, rễ này phân bố
chủ yếu ở lớp đất mặt từ 0-30 cm. Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cành của
3


cây, có nhiệm vụ chủ yếu là bám vào cây chống hoặc trụ để giúp cây leo lên
giá đỡ.
1.2.2.2 Thân
Thanh long có thân bò lan, cành có ba cạnh ở các cành cứ 2-3 cm thì có
một túm gai với 3-5 chiếc, chỗ có gai cũng là chỗ cạnh lõm xuống và nụ hoa
quả xuất hiện ở các túm gai. Thân phát triển 3-4 đợt trên năm, trong mùa ra
cành thì khoảng thời gian giữa hai đợt cành là 40-50 ngày, số lƣợng cành trên
cây tăng theo tuổi cây: cây tuổi 1 khoảng 30 cành, cây tuổi 2 khoảng 70 cành,
cây 3 tuổi khoảng 100 cành và bốn tuổi khoảng 130 cành. Ở năm thứ năm trở
đi thì số cành trên cây ổn định trung bình là 150-170 cành (Vũ Công Hậu,
2000; Nguyễn Văn Kế, 1999). Khi cắt ngang thân bên trong gồm hai phần,

phần ngoài là nhu mô mềm chứa diệp lục tố bên trong là lõi cứng hình trụ.
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv. (2009) thì thân thanh long có màu xanh,
thƣờng có dạng ba cạnh và trên mỗi cạnh có nhiều thùy mang mầm ngủ và
chùm gai từ 4-5 chiếc.
1.2.2.3 Hoa
Hoa có lá bắc màu xanh nhạt với chóp đỉnh có màu nâu tím lợt, cánh hoa
màu trắng, nhị đực và nƣớm cái có màu vàng. Hoa thƣờng nở từ 8-12 giờ đêm.
Thanh long ruột trắng có khả năng ra hoa tự nhiên tập trung vào tháng 4-8
dƣơng lịch và sự ra hoa bị ảnh hƣởng mạnh bởi quang kì. Hoa có khả năng thụ
phấn tự nhiên để tạo quả, thời gian từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng
30-34 ngày (Nguyễn Minh Châu và ctv., 2009). Theo Nguyễn Văn Kế (1999)
trung bình có 4-6 đợt ra hoa rộ mỗi năm, thời gian xuất hiện nụ tới khi tàn độ
khoảng 20 ngày, các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30-40%, về sau tỉ lệ rụng giảm
dần khi gặp điều kiện thuận lợi. Còn theo nhƣ mô tả của McMahon (2006) hoa
có mùi thơm, màu trắng ngà, với phần trung tâm chứa một số lƣợng lớn các
nhị hoa màu vàng, hoa nở vào buổi tối và kết thúc lúc sáng sớm, kéo dài chỉ có
một đêm. Trái có thể thu hoạch tốt nhất lúc 28-30 ngày sau khi nở hoa.
1.2.2.4 Trái
Trái thanh long có hình thon dài, vỏ cò màu xanh khi con non và chuyển
dần sang màu đỏ tƣơi khi chín, tai trái có màu xanh hoăc xanh đỏ và cứng.
Theo Vũ Công Hậu (2000) trái thanh long có màu hồng hoặc đỏ sẫm khi chín
có hình thuôn dài nhƣ củ su hào đỏ. Khi chín có thể dễ dàng bóc vỏ đi dễ dàng
nhƣ vỏ chuối. Bên trong là phần thịt quả có màu trắng giống nhƣ thạch và có
vô số hạt đen li ti, rải rác trong thịt trái có vị ngọt hơi chua, độ Brix:7-8.

4


1.3 GIÁ TRỊ CÂY THANH LONG
1.3.1 Giá trị dinh dƣỡng

Là một trong những loại cây ăn quả thanh long chứa một lƣợng lớn các
chất dinh dƣỡng và vitamin. Thanh long đƣợc xem là loại trái cây có hàm
lƣợng chất xơ cao giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có khả năng giảm chất
béo và cholesterol.
Bảng 1.1: Thành phần giá trị dinh dƣỡng của thanh long/100g thịt
quả:
Thành phần
Số liệu
Nƣớc
85,4 g
Cacbohydrats
13,2 g
Protein
0,4 g
Chất béo
0,1 g
Năng lƣợng
50 Cal
Sắt
0,3 mg
Phospho
16 mg
Riboflavin (Vitamin B2)
0,04 mg
Niacin (Vitamin B3)
0,2 mg
Axit ascorbic (Vitamin C)
4 mg

(Nguồn: Tom, 2006)

1.3.2 Giá trị kinh tế
Cây cho quả sau khoảng 2,5-3 năm sau khi trồng, năm thứ nhất khoảng 3
kg/trụ, năm thứ 2 khoảng từ 10-15 kg/trụ, năm thứ ba khoảng 30 kg/trụ/năm
và từ năm thứ tƣ trở đi từ 35-40 kg/trụ, với năng suất nhƣ vậy thì trung bình
1ha sẽ có năng suất khoảng 40-45 tấn/năm (Nguyễn Minh Châu và ctv., 2009).
1.4 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
1.4.1 Nhiệt độ
Cây thanh long thích hợp nhiệt độ khoảng từ 25-320C (Nguyễn Thị Ngọc
Ẩn, 2001). Theo Trần Chí Thành và ctv. (2011) nhiệt độ thích hợp cho thanh
long sinh trƣởng và phát triển là 20-340C, cây sinh trƣởng và phát triển tốt ở
mức từ 15-350C có nghĩa là khi ngoài ngƣỡng nhiệt này thì cây cây sẽ không
sinh trƣởng và phát triển chậm, tỉ lệ ra hoa và đậu trái thấp. Ngoài ra, khi nhiệt
độ mùa hè lên tới 380C thì làm giảm số lƣợng hoa dẫn tới năng suất thanh long
giảm hơn 4/5 năng suất so với bình thƣờng tại Israel (Nerd et al., 2002; trích
dẫn Trần Chí Thành và ctv., 2011).
1.4.2 Ánh sáng
Điều kiện ánh sáng mạnh thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của
thanh long, nếu cây thiếu ánh sáng hoặc bị che khuất ánh sáng thì làm cho cây
ốm yếu, lâu cho trái. Cây thanh long chịu ảnh hƣởng của quang kỳ và ra hoa
5


trong điều kiện ngày dài (Trần Chí Thành và ctv., 2011). Tuy nhiên nếu cƣờng
độ ánh sáng quá cao sẽ dẫn tới nhiệt độ tăng làm cho khả năng sinh trƣởng của
thanh long chậm lại và cho thể gây nguy hiểm đến cây (Trần Chí Thanh và
ctv., 2011; L. Luders and G. McMahon, 2006).
1.4.3 Nƣớc
Cây thanh long có khả năng chịu hạn tốt nhƣng không chịu úng. Để cây
phát triển tốt thì cần cung cấp đủ nƣớc, đặc biệt vào giai đoạn phân hóa mầm
hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lƣợng mƣa cho cây khoảng 800 – 2.000

mm/năm, nếu lƣợng mƣa quá cao dẫn tời thừa nƣớc làm rụng hoa và thối trái.
Do thân mọng nƣớc nên cây có khả năng chịu hạn tốt, ở những nơi có lƣợng
mƣa khoảng 600 – 1.200 mm/năm thì cây vẫn sinh trƣởng bình thƣờng nhƣng
cần cung thêm nƣớc ở những giai đoạn tạo chồi thân và ra hoa đậu trái để cây
sinh trƣởng tốt (Trần Chí Thanh và ctv., 2011).
1.4.4 Đất
Cây thanh long không kén đất, có thể trồng trên đất nhiễm phèn và
nhiễm mặn nhƣng phải đầu tƣ chăm sóc kĩ. Cây thanh long có thể chịu hạn tốt
nhƣng không chịu đƣợc ngập nƣớc nên đất trồng phải có khả năng thoát thủy
tốt (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001; Trần Thế Tục, 1998).
1.4.5 Mật độ trồng
Mật độ trồng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc sinh
trƣởng và ra hoa của thanh long, vì nó ảnh hƣởng tới khả năng tiếp nhận ánh
sáng của trụ thanh long. Theo Ramiro (2007) khoảng cách trồng thanh long ở
Tây Ban Nha là 3 m x 3 m, còn theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) khoảng
cách có thể dao động từ 3 m đến 3,5 m giữa các trụ.
1.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH RA HOA.
1.5.1 Biện pháp thắp đèn
Theo Nguyễn Danh Vàn (2006) dùng bóng đèn tròn 75W, 100W hoặc
dùng bóng đèn neon 1,2 m thắp một bóng cho một đến bốn trụ thanh long.
Đèn đƣợc thắp sáng liên tục từ 15-20 đêm, mỗi đêm thắp từ 5 đến 8 giờ đồng
hồ. Thời gian càng xa vụ chính thì số đêm thắp càng nhiều. Theo Trần Thế
Tục (1998) thời gian mùa nghịch từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau để cây
thanh long ra hoa, nông dân Bình Thuận có kinh nghiệm thắp sáng vào ban
đêm bằng bóng đèn sợi đốt có công suất 75W và 100W từ 21 giờ đến 3 giờ
sáng, liên tục trong khoảng 12-15 ngày.
Một cách tƣơng tự, theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) từ tháng 10 dƣơng
lịch là ngắn nên cây thanh long cần ngày dài để cảm ứng ra hoa nên sử dụng
ánh sáng đèn bổ sung, sử dụng bóng đèn tròn 100W thắp vào ban đêm từ 6 giờ
6



tối tới 12 giờ khuya. Khi thấy các mắt trên cành u lên tức là cây ra nụ thì
ngƣng thắp đèn. Thời gian từ khi bắt đầu thắp đến khi xuất hiện nụ khoảng 2030 ngày.
Ở Đài Loan vào mùa nghịch từ giữa tháng 9 đến tháng 3, cây thanh long
đƣợc kích thích ra hoa bằng cách phá vỡ đêm dài bằng cách bổ sung ánh sáng
từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng hôm sau bằng bóng đèn sợi đốt 100W với
khoảng cách giữa các bóng là 1,2 m–1,5 m và chiều cao so với mặt đất khoảng
2 m (Francis et al., 2004).
1.5.2 Dùng hóa chất
Dùng chất điều hòa sinh trƣởng nhƣ Gibberellin, KNO3 phối hợp với
phân vi sinh và axít humic…xịt bốn 4 lần, mỗi lần cách nhau một tháng để
kích thích thanh long ra hoa sớm (Nguyễn Danh Vàn, 2006). Còn theo cách
khác của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) dùng KNO3 phun lên cây với nồng độ
0,4% để kích thích thanh long ra hoa, hiệu quả cho thấy cây ra hoa sớm hơn so
với cây không xử lý khoảng 15-30 ngày.
1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ RA HOA THANH LONG
1.6.1 Quang kỳ là gì?
Quang kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày tính từ lúc bình
minh tới lúc hoàng hôn. Một chu kỳ ánh sáng đủ để gây ra sự trổ hoa trên cây
trồng gọi là chu kỳ cảm ứng ánh sáng (Võ Thị Ngọc Thanh, 2013).
Hiện tƣợng cảm ứng quang kì (photoperiodic induction) đƣợc hiểu là nếu
một cây ngày ngắn trồng trong điều kiện ngày dài, sau đó chuyển sang trồng
trong điều kiện ngày ngắn rồi quay trở lại trồng trong ngày dài thì cây sẽ ra
hoa, ngƣợc lại với cây ngày dài. Số chu kỳ quang cần thiết cần để cảm ứng ra
hoa thay đổi tùy theo từng loại thực vật. Một số loài nhƣ ở cây Ké chu kỳ
quang chỉ cần 1 lần từ 14-15 giờ là có thể ra hoa, trong khi đối với đậu nành
Biloxi cần ít nhất là hai chu kỳ quang thì cây mới đủ cảm ứng ra hoa. Đối với
cây ngày dài thì số chu kì quang tƣơng đối nhiều (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo
Toàn, 2004).

1.6.2 Tính chất của ánh sáng
Ánh sáng có bản chất sóng và bản chất hạt, ánh sáng thể hiện một phần
của năng lƣợng bức xạ có độ dài sóng mà mắt ngƣời nhìn thấy đƣợc từ 390 nm
đến 760 nm, đây là vùng rất hẹp và đƣợc cây trồng hấp thụ mạnh. Ánh sáng
gồm các hạt gọi là photon, mỗi photon chứa một năng lƣợng đƣơc gọi là
quantum, hàm lƣợng năng lƣợng của ánh sáng không liên tục mà đƣợc phát ra
từ bó (viên) quantum rời rạc. Năng lƣợng (E) của một photon phụ thuộc vào
tần số của ánh sáng và đƣợc tính theo công thức Planck: E=h.v (trong đó h là
7


hằng số Planck, h=6,626 x 10-34 Js) (Lê Văn Bé, 2009; Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
1.6.3 Quang kỳ tới hạn
Mỗi loài cây sẽ ra hoa vào một mùa nhất định, nhiều thí nghiệm cho thấy
sự ra hoa của cây phụ thuộc vào độ dài của ngày và đêm, trên cơ sở đó ngƣời
ta chia thực vật thành các nhóm cây nhƣ cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây
trung gian. Thời gian chiếu sáng để cây cảm ứng ra hoa gọi là quang kỳ tới
hạn (Lê Văn Bé, 2009).
1.6.4 Cây ngày dài
Là những cây cần thời gian chiếu sáng trong ngày dài hơn quang kỳ tới
hạn để cây ra hoa (ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn). Chẳng hạn nhƣ
cây Đay ra hoa vào khoảng tháng 5-6 dƣơng lịch hoặc cây thanh long là cây
ngày dài để buộc chúng ra hoa vào mùa nghịch thì cần phải thắp đèn thêm 6-8
giờ mỗi đêm, liên tục khoảng 10-15 đêm thì mới đủ kích thích để cây ra hoa.
(Lê Văn Bé, 2009).
1.6.5 Cây ngày ngắn
Cây ngày ngắn là những cây cần thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn
hơn quang kỳ tới hạn để cây ra hoa. Chẳng hạn nhƣ cây Mía ra hoa vào
khoảng tháng 10-11 dƣơng lịch (cần ngày ngắn, đêm dài). Vì thế để để ức chế

cây Mía ra hoa ngƣời ta phá bỏ đêm dài băng cách chiếu sáng vào ban đêm thì
cây sẽ không ra hoa. Cây bông Cúc ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, để ức
chế ra hoa ngƣời ta thắp đèn khi đêm xuống để tạo ngày dài ức chế ra hoa (Lê
Văn Bé, 2009).
1.6.6 Nơi cảm ứng ra hoa
Cảm ứng ra hoa của quang kỳ xuất hiện ở lá sau đó chuyển vào mô libe
và di chuyển tới nơi mô phân sinh ngọn, nơi sẽ khởi phát hoa (Opik và Rolfe,
2005 trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009). Trên cây XanThium nếu nhƣ ta ngắt tất
cả lá và chỉ chừa lại một lá duy nhất nhƣng đƣa vào điều kiện quang kỳ thích
hợp thì cây vẫn ra hoa, hoặc trƣờng hợp khác là nếu chỉ lấy một lá trên cây đặt
vào quang kỳ thích hợp trong khi các lá còn lại không đƣợc kích thích thì cây
vẫn ra hoa. Từ đây có thể nhận định rằng chất kích thích có thể chuyển từ cây
kích thích sang cây không kích thích bằng biện pháp nghép. Đối với những lá
quá non hoăc quá già thì sự cảm cũng kém hơn, khả năng cảm ứng còn bị ảnh
hƣởng bởi vị trí của lá trên thân. Theo Trần Văn Hâu (2009) lá là nơi cảm ứng
quang kỳ đầu tiên, trên các cây khi rụng lá thì các bộ phận khác của cây nhƣ
thân và đỉnh chồi cũng có thể tiếp nhận quang kỳ. Tuy nhiên bộ phận tiếp

8


nhận chính cũng vẫn là qua lá, chỉ cần một diện tích tối thiểu của lá khoảng 1
cm2 hay một tử diệp của cây bắp cải cũng đủ để kích thích ra hoa.
1.6.7 Vai trò của ánh sáng đối với sự ra hoa
Vai trò của ánh sáng lên quá trình ra hoa còn liên quan tới hệ sắc tố thực
vật phytochrome và độ dài sóng của tia sáng. Khi phytochrome (P) hấp thu tia
đỏ có bƣớc sóng 660 nm thì tạo thành P660, còn nếu hấp thu tia đỏ xa có bƣớc
sóng là 730 nm thì tạo thành P730, đây là chất có hoạt tính sinh lý mạnh.
Ngƣời ta cho rằng P730 có hoạt tính kích thích sự ra hoa cây ngày dài và kiềm
hãm sự ra hoa cây ngày ngắn. Khi ban đêm không có ánh sáng P730 sẽ chuyển

thành P660, nếu đêm dài thì tất cả P730 sẽ chuyển thành P660 thì cây ngày dài
không ra hoa, ngƣợc lại thì P730 còn nhiều thì sẽ kích thích sự ra hoa cây ngày
dài (Lê Văn Bé, 2009; Trần Văn Hâu, 2009; Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo
Toàn, 2004). Ngoài ra, theo Hoàng Đức Phƣơng (2000) ánh sáng đóng vai trò
là điều kiện ngoại cảnh cho cây tổng hợp cacbon hydrat để hình thành mầm
hoa, trên cùng một cây sự hình thành mầm hoa của cành thiếu ánh sáng và
cành đủ ánh sáng có sự khác biệt nhau.
1.6.8 Phytochorme
Phytochrome là một protein có cấu trúc bậc bốn, có khả năng hòa tan và
có khối lƣợng phân tử là 250 kDa. Phytochrom đƣợc hình thành từ hai thành
phần là: một chuỗi polypeotide và một phân tử sắc tố có khả năng hấp thụ ánh
sáng.

Hình 1.1 Phytochrome dạng Red và Far red (Shih-Long Tu, 2006)

Phytochrome có hai dạng chuyển đổi cho nhau là Pr và Pfr hai dạng này
là đồng phân cis-trans của nhau tại vị trí liên kết đôi C15 của phần mang sắc

9


tố. Khi ánh sáng kích thích vào thành phần sắc tố của phân tử phytochrome thì
gây nên sự biến đổi của về hình dạng protein (Shih-Long Tu, 2006).
Phytochrome là sắc tố tham gia vào hầu hết đến sự thay đổi hình thái và
phát triển của cây nhƣ: kích thích sự nảy mầm của hạt, ức chế sự giãn dài của
trụ mầm, góp phần tổng hợp sắc tố xanh và kích thích sự phát triển của lá.
1.6.9 Sự hình thành hoa
Hoa đƣợc thành lập từ chồi ngọn hay chồi nách qua ba giai đoạn: thứ
nhất là sự chuyển tiếp ra hoa trong đó mô phân sinh dinh dƣỡng chuyển tiếp
thành mô phân sinh tiền hoa, thứ hai là sự tƣợng hoa là giai đoạn tạo ra cơ

quan hoa, sự phát triển sơ khởi của hoa làm chồi phồng lên tạo thành nụ hoa,
giai đoạn ba là sự tăng trƣởng và nở hoa ở giai đoạn này mầm hoa vừa hình
thành có thể tiếp tục tăng trƣởng và nở hoặc có thể đi vào trạng thái ngủ (Bùi
Trang Việt, 2000; trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009). Theo Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo (2004) Toàn sự hình thành hoa bao gồm nhiều biến đổi mà mắt
thƣờng không nhìn thấy đƣợc đó là sự phân cắt một hay nhiều tế bào non và
chuyển hóa để hình các tế bào hoa sau này. Thƣờng các tế bào phân cắt này ở
chồi ngọn, chồi thân hoặc trên thân, chúng là những tế bào hoạt động biến
dƣỡng biến đổi thành các tế bào hoạt động sinh dục hình thành nên mầm
nguyên thủy của hoa. Các mầm nguyên thủy này dần dần phát triển u lên
thành phát thể.
1.7 SỰ TƢƠNG TÁC CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN QUANG
KỲ
1.7.1 Nhiệt độ
Từ lâu ảnh hƣởng bổ sung của nhiệt độ đến sự ra hoa đã đƣợc biết đến,
những cây cảm ứng quang kỳ không ra hoa tự nhiên tại một thời điểm từ năm
này sang năm khác. Theo Lang và Melechers (1965) (trích dẫn Trần Văn Hâu,
2009) nhận định quang kỳ tới hạn trên cây ngày dài từ 8,5 – 11,5 giờ khi nhiệt
độ ban đêm tăng từ 15,5-28,50C, nhƣ vậy cây này là cây ngày dài ra hoa trong
điều kiện ngày ngắn khi ở nhiệt độ thấp. Những cây bị ảnh hƣởng bởi quang
kỳ nhƣng bị thay đổi hoàn toàn bởi yếu tố nhiệt độ ngƣời ta gọi đây là những
cây ngày ngắn tuyệt đối. Chẳng hạn nhƣ cây Perila và Pharbitis chỉ yêu cầu
ngày ngắn ở nhiệt độ 20-250C và có thể ra hoa trong điều kiện ngày dài hoặc
chiếu sáng liên tục trong điều kiện 15 0C hoặc thấp hơn. Ở nhiệt độ cao trên
300C có thể ức chế hoàn toàn yêu cầu dài ngày nhƣ trên cây Rudbeckia bicolor
(Murneek, 1940; trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009). Còn trên cây Calamintha
offcinalis là cây ngày dài ở nhiệt độ trung bình nhƣng là cây trung tính khi ở
nhiệt độ cao (Ahmed và Jacques, 1975; trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009)
10



1.7.2 Cƣờng độ ánh sáng
Hiệu quả chiếu sáng để đáp ứng quang kỳ cho cây có thể không đạt đƣợc
yêu cầu nếu ánh sáng đƣợc chiếu với cƣờng độ thấp. Trên cây đậu nành Biloxi
là cây ngày ngắn chiếu sáng với thời gian 5-10 giờ với cƣờng độ ánh sáng
dƣới 1.000 lux thì sự tƣợng hoa không xuất hiện. Sự thay đổi mật độ photon
có thể có hiệu quả đáng kể trên cây ngày ngắn (Hammer, 1940; trích dẫn Trần
Văn Hâu, 2009). Cƣờng độ ánh sáng rất thấp cho phép hình thành hoa trên cây
ngày dài hoặc đƣợc chiếu sáng liên tục nhƣ trên cây Perila và Salvia
occidentalis (Meijer,1959; trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009). Cây ngày dài đƣợc
kích thích ra hoa bởi sự kéo dài ngày ngắn với ánh sáng có cƣờng độ cao và
một thời kỳ ánh sáng bổ sung có cƣờng độ thấp. Tuy nhiên một số loại cây
ngày dài nhƣ Brassica không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với ánh sáng bổ sung
có bức xạ thấp. Mặt khác, ở mức độ bức xạ cao đƣợc chiếu trong chế độ ngày
ngắn có thể phá vỡ hoàn toàn nhu cầu ngày dài của cây Sinapis (Bodson và
Bernier, 1977; trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009).
1.7.3 Thành phần khí quyển
Hàm lƣợng CO2 có thể ảnh hƣởng đến sự cảm ứng quang kỳ, khi nồng độ
khí CO2 trong quá trình chiếu sáng giảm thì làm giảm sự tƣợng hoa của nhiều
loại cây ngày dài và ngày ngắn. Mặt khác thì nồng độ CO2 cao làm ức chế sự
ra hoa đối với cây ngày ngắn Lemna paucicostata dù đƣợc đặt trong điều kiện
kích thích phù hợp (Posner, 1971; trích dẫn Trần Văn Hâu, 2009). Còn đối với
cây ngày dài Silence với nồng độ CO2 ở mức 1% và 1,5% thúc đẩy sự ra hoa
trong điều kiện ngày ngắn. Bên cạnh khí CO2 làm ảnh hƣởng sự cảm ứng
quang kỳ thì khí Nitơ cũng làm ảnh hƣởng sự cảm ứng quang kỳ nhƣ đối với
cây ngày ngắn Perilla và cây đậu nành sự cảm ứng ngày ngắn bị vô hiệu khi
đặt trong khí quyển nitrogen trong đêm dài (Trần Văn Hâu, 2009).
1.8 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THANH LONG
Thí nghiệm của Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Hoàng (2010) “Ảnh
hƣởng của việc sử dụng các loại bóng đèn khác nhau đến hiệu quả xử lý ra hoa

nghịch vụ trên thanh long ruột trắng” với ba nghiệm thức: nghiệm thức một sử
dụng bóng đèn Điện Quang loại đèn compact 20W ánh sáng vàng, nghiệm
thức hai sử dụng bóng đèn Điện Quang loại đèn compact 26W ánh sáng xanh
tím, nghiệm thức ba sử dụng bóng đèn sợi đốt truyền thống 75W ánh sáng
vàng. Với thời gian thắp là 13 đêm, mỗi đêm 9 giờ. Thời gian thực hiện là từ
25/8/2010 đến 12/9/2010, địa điểm: tại xã Quơn Long – Chợ Gạo – Tỉnh Tiền
Giang. Kết quả cho thấy tổng số nụ trên trụ giữa các nghiệm thức dao động từ
68,86 – 76,14 nụ/trụ, trong đó nghiệm thức sử dụng bóng đèn compact là
11


×