TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ XU THẾ THAY ĐỔI CAO ĐỘ MỰC
NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT. NGHIÊN
CỨU THÍ ĐIỂM TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện
HỒ YẾN NGÂN
MSSV 3113822
Cán bộ hướng dẫn
HUỲNH VƯƠNG THU MINH
Cần Thơ, Tháng 12 – 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ XU THẾ THAY ĐỔI CAO ĐỘ MỰC
NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT. NGHIÊN
CỨU THÍ ĐIỂM TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện
HỒ YẾN NGÂN
MSSV 3113822
Cán bộ hướng dẫn
HUỲNH VƯƠNG THU MINH
Cần Thơ, Tháng 12 - 2014
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba năm học tập tại Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên thiên
nhiên nói chung cũng như các Thầy Cô bộ môn Quản lý môi trường và Tài nguyên
thiên nhiên nói riêng. Tôi xin ghi nhận và biết ơn những công lao to lớn đó.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Huỳnh Vương Thu Minh, Thầy
Đinh Diệp Anh Tuấn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và cho tôi những lời
khuyên hết sức bổ ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Vũ Năm, Cô Bùi Thị Bích Liên cũng như quý
Thầy Cô của khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi, làm nền tảng để tôi bước vào cuộc sống mới.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến anh Lê Hoàng An Thái, anh Hồ Vinh Sang, chị
Dương Thị Minh Phượng, cùng các anh, chị trong Công ty TNHH MTV cấp nước tỉnh
Sóc Trăng; các cô, chú, anh, chị trong Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha, mẹ, anh, chị, những người luôn
yêu thương và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học.
Cảm ơn tất cả bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp QLMT K37 đã động viên, giúp đỡ tôi rất
trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 13 tháng 12 năm 2014
Hồ Yến Ngân
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
i
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
i
MỤC LỤC
ii
DANH SÁCH HÌNH
iv
DANH SÁCH BẢNG
vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
viii
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...............................................................................2
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN ......................................................................2
1.4 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ....................................................................3
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 4
2.1 NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ............................................................4
2.2 NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC .............................................................6
2.3 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ......................6
2.3.1 Khái niệm chung về nước dưới đất .......................................... 6
2.3.2 Nguồn gốc hình thành nước dưới đất ....................................... 7
2.3.3 Các hệ tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng..................................... 7
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 10
3.1 GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................... 10
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................ 10
3.1.2 Chế độ khí tượng ................................................................... 11
3.1.3 Địa hình và sông ngòi ............................................................ 11
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 12
3.2.1 Tiến trình thực hiện đề tài ...................................................... 12
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................. 13
3.2.3 Phươngpháp xử lí số liệu: ...................................................... 13
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 15
4.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT ........ 15
4.2 XU THẾ THAY ĐỔI CAO ĐỘ NƯỚC DƯỚI ĐẤT ......................... 18
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
ii
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------4.2.1 Cao độ nước dưới đất tầng Pleistocen giữa – trên .................. 19
4.2.2 Cao độ nước dưới đất tầng Pleistocen dưới ............................ 20
4.2.3 Cao độ nước dưới đất tầng Miocen trên ................................. 21
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU THẾ THAY
ĐỔI CAO ĐỘ NƯỚC DƯỚI ĐÂT ............................................................ 22
4.3.1 Các yếu tố tự nhiên ................................................................ 22
4.3.2 Các yếu tố nhân tạo................................................................ 25
4.4 XU THẾ THAY ĐỔI ĐỘ MẶN ..................................................... 28
4.4.1 Tầng Pleistocen giữa – trên .................................................... 29
4.4.2 Tầng Pleistocen dưới ............................................................. 32
4.4.3 Tầng Miocen trên .................................................................. 32
4.5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU THẾ THAY
ĐỔI ĐỘ MẶN ............................................................................................. 34
4.5.1 Các yếu tố tự nhiên ................................................................ 34
4.5.2 Các yếu tố nhân tạo................................................................ 35
4.6 DỰ ĐOÁN CAO ĐỘ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN NĂM
2020. .................................................................................................... 36
4.6.1 Dự đoán xu thế thay đổi cao độ nước dưới đất đến năm 2020 36
4.6.2 Dự đoán xu thế thay đổi độ mặn đến năm 2020 ..................... 37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 39
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 39
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 43
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
iii
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
3.1
Bản đồ khu vực Sóc Trăng
10
3.2
Sơ đồ tiến trình thực hiện đề tài
13
4.1
Mật độ công trình khai thác các tỉnh ven biển bán đảo Cà
Mau
15
4.2
Tổng lượng khai thác theo các tầng chứa nước
16
4.3
Lưu lượng khai thác NDĐ theo từng địa phương
16
4.4
Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất theo mục đích
sử dụng tại
18
4.5
Bản đồ các vị trí quan trắc cao độ NDĐ, TP Sóc Trăng
19
4.6
Diễn biến cao độ NDĐ tầng Pleistocen giữa – trên (2001 –
2012), Sóc Trăng
19
4.7
Diễn biến cao độ NDĐ tầng Pleistocen giữa – trên (1998 –
2013), TP Sóc Trăng
20
4.8
Diễn biến cao độ NDD tầng Pleistocen dưới công trình
Q598030 và Q40903A (2001 – 2013), TP Sóc Trăng
21
4.9
Diễn biến cao độ NDĐ tầng Miosen trên công trình
Q598050 (2007 – 2013), TP Sóc Trăng
21
4.10
Tổng lượng mưa và cao độ NDĐ tầng Pleistocen giữa – trên
công trình Q598020 (2001 – 2012)
22
4.11
Phân tích tương quan giữa lượng mưa và cao độ NDĐ tầng
Pleistocen giữa – trên công trình Q598020 (2001 – 2012)
23
4.12
Nhiệt độ trung bình năm và cao độ NDĐ tầng Pleistocen
giữa – trên (2001 – 2013)
24
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
iv
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------4.13
Phân tích tương quan giữa nhiệt độ và cao độ NDĐ tầng
Pleistocen giữa – trên công trình Q598020 (2001 – 2012)
24
4.14
Số hộ dân sử dụng nước và cao độ NDĐ tầng Pleistocen
giữa – trên (2001 – 2013)
25
4.15
Phân tích tương quan giữa cao độ NDĐ và số hộ dân sử
dụng
26
4.16
Lưu lượng tiêu thụ nước và cao độ NDĐ tầng Pleistocen
giữa – trên (2001 – 2013)
266
4.17
Phân tích tương quan giữa lưu lượng tiêu thụ và cao độ
NDĐ tầng Pleistocen giữa – trên
28
4.18
Bản đồ các giếng khai thác thuộc Công ty cấp nước tỉnh Sóc
Trăng, khu vực TP Sóc Trăng
29
4.19
Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tầng qp2-3 giếng G04
– NMI (2008 – 2013)
29
4.20
Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tầng qp2-3 giếng
G06B (2008 – 2013)
30
4.21
Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tầng qp2-3 giếng G14,
Nhà máy II (2008 - 2013)
31
4.22
Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tầng qp2-3 giếng 15 –
Nhà máy II (2008 – 2013)
31
4.23
Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tầng qp1 giếng G11,
Nhà máy II (2008 - 2013)
32
4.24
Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tầng n13 giếng G10,
Nhà máy II (2008 - 2013)
33
4.25
Phân tích tương quan giữa lượng mưa và độ mặn giếng G04,
NMI (2008 – 2013)
34
4.26
Phân tích tương quan giữa nhiệt độ và độ mặn giếng G04,
NMI (2008 – 2013)
35
4.27
Cao độ NDĐ và độ mặn tại giếng G04
35
4.28
Phân tích tương quan giữa cao độ NDĐ và độ mặn giếng
36
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
v
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------G04 NMI (2008 – 2013)
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
vi
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
4.1
Trữ lượng khai thác tiềm năng của tỉnh Sóc Trăng theo từng
địa phương
17
4.2
Các giá trị tương quan giữa lưu lượng nước tiêu thụ và cao
độ NDĐ tầng Pleistocen giữa – trên
27
4.3
Kết quả dự đoán cao độ NDĐ giai đoạn 2014 – 2020
37
4.4
Kết quả dự báo độ mặn giai đoạn 2014 – 2020
37
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
vii
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARIMA
Seasonal Autoregressive Integrated Moving Average
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trường
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐHCT
Đại học Cần Thơ
MTV
Một thành viên
NDĐ
Nước dưới đất
NMI
Nhà Máy I
NMII
Nhà Máy II
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
SỞ TN VÀ MT
Sở Tài nguyên và Môi trường
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP
Thành phố
TPCT
Thành phố Cần Thơ
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
viii
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước dưới đất (NDĐ) ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nguồn cung
cấp chính cho sinh hoạt, cung cấp cho thành phố, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và khu
công nghiệp (Võ Thành Danh, 2008). Khoảng 4,5 triệu người phụ thuộc vào nước
NDĐ để uống (Ghassemi và Brennan, 2000). Trong bối cảnh nguồn nước mặt bị ô
nhiễm và biến động phi tự nhiên do mực nước ở hạ lưu xây dựng các công trình thủy
điện và mở rộng diện tích đất canh tác ở thượng lưu sông Mê Công, vai trò của NDĐ
càng trở nên quan trọng hơn (Frank Wanger, 2012). Uớc tính có 10.000 giếng khoan
ở độ sâu từ 10 – 300 m với tổng lượng khai thác toàn vùng khoảng 1.000.000
m3/ngày (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, với những thế mạnh
về nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Hiện nay, do nguồn nước mặt
bị ô nhiễm và nhiễm mặn nên hầu hết người dân tại tỉnh Sóc Trăng đều khai thác
NDĐ sử dụng (Sở TN và MT Sóc Trăng, 2010b). Tính đến hết tháng 5 năm 2010,
toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 79.981 công trình khai thác NDĐ đơn lẻ tại các tầng
chứa nước qh, qp3, qp2-3 và n13. Trong đó, cao nhất là tầng chứa nước qp2-3 (65.288
công trình khai thác) với tổng lưu lượng khai thác sử dụng của toàn tỉnh 182.710,30
m3/ngày. Còn lại là hệ thống cấp nước do công ty TNHH MTV cấp nước Sóc Trăng
quản lý với tổng lưu lượng khai thác là 39.372m3/ngày (tháng 07/2010) và hệ thống
khai thác tập trung do Chi cục Phát triển Nông thôn quản lý với tổng lưu lượng khai
thác là 49.322 m3/ngày, chỉ tập trung phục vụ cho sinh hoạt (Sở TN và MT Sóc
Trăng, 2010a).
Do việc khai thác nước NDĐ với lưu lượng lớn đã dẫn đến tình trạng sụt giảm
mực nước và suy giảm áp lực nước trên toàn tỉnh. Bình quân mỗi năm mực nước
NDĐ giảm từ 0,5 – 1 m ở tầng 90 m và giảm từ 3 – 4 m ở tầng nước sâu hơn. Bên
cạnh đó, với việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch hợp lí đã làm tăng quá trình
thẩm thấu, xâm nhập mặn từ bên ngoài vào các tầng rỗng, gây ra hiện tượng nhiễm
mặn nguồn NDĐ ở tầng nông (Sở TN và MT tỉnh Sóc Trăng, 2010b).
Thành phố Sóc Trăng là khu vực tập trung đông dân, nguồn nước sử dụng
chính được cung cấp từ Công ty TNHH MTV cấp nước Sóc Trăng chủ yếu do khai
thác NDĐ tập trung ở các tầng nước qp2-3, qp1, và n13 (Sở Tài nguyên và Môi trường,
2010a). Với lưu lượng khai thác cao (31.145 m3/ngày) nhưng trữ lượng khai thác an
toàn thấp nhất trên toàn tỉnh (6.646 m3/ngày). Điều này đã dẫn đến nguy cơ hạ thấp
cao độ NDĐ và xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
1
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá xu thế thay đổi cao độ nước
dưới đất và độ mặn. Nghiên cứu thí điểm tại thành phố Sóc Trăng” được thực hiện
nhằm xác định được xu thế thay đổi về cao độ NDĐ và độ mặn, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng và đưa ra dự đoán về xu thế trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá xu thế thay đổi cao độ NDĐ ở các tầng chứa nước Pleistocen giữa –
trên (qp2-3), Pleistocen dưới (qp1), Miocen trên (n13) và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tại vùng nghiên cứu;
Đánh giá xu thế thay đổi độ mặn ở các tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên
(qp2-3), Pleistocen dưới (qp1), Miosen trên (n13) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tại
vùng nghiên cứu;
Dự đoán xu thế thay đổi cao độ NDĐ và độ mặn giai đoạn 2014 – 2015.
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nội dung thực hiện của mục tiêu 1
Để đánh giá xu thế thay đổi cao độ NDĐ nghiên cứu tiến hành những nội
dung:
+ Thu thập các số liệu: cao độ NDĐ của các tầng chứa nước chính giai đoạn
2001 – 2012 từ: (i) Công ty TNHH MTV Cấp nước tỉnh Sóc Trăng; (ii) Phòng Tài
nguyên nước – Khoáng sản – Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng.
+ So sánh và phân tích xu thế thay đổi về cao độ NDĐ.
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế thay đổi cao độ NDĐ nghiên
cứu tiến hành những nội dung:
+ Thu thập các số liệu giai đoạn 2001 – 2013: (i) lượng mưa và nhiệt độ từ
Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng; (ii) số hộ dân sử dụng nước và lưu
lượng nước tiêu thụ từ Công ty TNHH MTV Cấp nước tỉnh Sóc Trăng.
+ Phân tích tương quan giữa các yếu tố trên và cao độ NDĐ.
Nội dung thực hiện của mục tiêu 2
Để đánh giá xu thế thay đổi độ mặn cần thực hiện những nội dung:
+ Thu thập các số liệu: kết quả xét nghiệm độ mặn giai đoạn 2008 – 2013 từ:
Công ty TNHH MTV Cấp nước tỉnh Sóc Trăng; (ii) Phòng Tài nguyên nước –
Khoáng sản – Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng.
+ Đánh giá diễn biến độ mặn qua các năm, so sánh với quy chuẩn Việt Nam
(Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm – QCVN 09:2008/BTNMT).
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế thay đổi độ mặn nghiên cứu tiến
hành những nội dung:
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
2
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------+ Thu thập các số liệu: (i) lượng mưa và nhiệt độ giai đoạn 2001 – 2013 từ
Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng; (ii) cao độ NDĐ giai đoạn 2008 –
2013 từ Công ty TNHH MTV Cấp nước tỉnh Sóc Trăng.
+ Phân tích tương quan giữa các yếu tố trên và độ mặn.
Nội dung thực hiện mục tiêu 3
Nghiên cứu tiến hành dự đoán cao độ NDĐ và độ mặn giai đoạn 2014 – 2020
dựa trên xu thế thay đổi trong thời gian qua bằng phương pháp phân hồi quy tuyến
tính.
1.4 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ triển khai nghiên cứu ở 3 tầng chứa nước chính (Pleistocen giữa –
trên (qp2-3), Pleistocen dưới (qp1) và Miocen trên (n13)) khu vực TP Sóc Trăng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
3
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, việc đánh giá sự thay đổi của động thái và chất lượng NDĐ
nhằm tìm ra được giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hiệu quả đang là vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu, khoa học quan tâm. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiệp và
Trần Văn Tỷ “Đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình
MODFLOW” được thực hiện năm 2011. Kết quả tính toán trữ lượng khai thác NDĐ
tầng Pleistocen dưới vào thời điểm 01/04/2006 là 9.974 m3/ngày, đây là những thông
tin hữu ích giúp cho việc khai thác hợp lý tài nguyên NDĐ cho vùng nghiên cứu. Bên
cạnh đó, kết quả dự báo mực nước và mực nước hạ thấp vào các thời điểm tính toán
(01/04/2010 và 01/04/2015) cho thấy mực nước là -9,5 m và mực nước hạ thấp là 3,9 m. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm sáng tỏ được đặc điểm thủy động
lực của các tầng chứa nước. Trên cơ sở đó có thể đề xuất quy hoạch cấp nước cho
tỉnh trong tương lai, làm cơ sở cho việc thiết lập một mạng quan trắc động thái NDĐ.
Từ đó nhằm tiến tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu phục vụ cho thiết lập mô hình
quản lý trữ lượng và chất lượng NDĐ cho tỉnh Trà Vinh cũng như khu vực ĐBSCL.
Huỳnh Vương Thu Minh và các cộng sự (2013) đã triển khai đánh giá hiện
trạng khai thác và sử dụng tài nguyên NDĐ tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cao độ NDĐ Vĩnh Châu đang sụt giảm trong thời gian qua
được thể hiện qua độ sâu khoan giếng đã tăng trung bình từ 90 m – 100 m đến 115 m
(trước năm 2005 và từ sau năm 2005 đến 2012). Kết quả khảo sát hộ gia đình về chất
lượng nước trong vùng cho thấy khoảng 8,2% hộ dân cho rằng chất lượng NDĐ tốt
hơn trước (trong 5 năm trở lại) và đa số các hộ dân (75,5%) cho rằng chất lượng
NDĐ không thay đổi và có thể sử dụng trực tiếp không cần qua xử lí. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với Báo cáo môi trường Biển và sản xuất (2005), chất lượng nước
trong tầng Pleistocen giữa – trên (từ 80 m – 200 m) thuộc loại trung bình (pH t= 7 –
8,5), hàm lượng sắt từ 0,1 – 0,8 mg/l, độ mặn từ 100 – 200 mg/l. Các tính chất khác
như độ trong, hàm lượng ion SO4, NO3 vào loại bình thường và hầu như không có vi
khuẩn Coliform và Ecoli. Chỉ khoảng 14,5% hộ cho rằng chất lượng NDĐ có dấu
hiệu suy giảm (có mùi, nhiễm mặn và phèn) và 7% số hộ mắc bệnh liên quan tới
nước trong 5 năm trở lại đây.
Nghiên cứu “Quản lí khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở khu công
nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ” của Nguyễn Thị Thùy Trang và các cộng sự (2014) đã
triển khai điều tra và đánh giá chi tiết về hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ ở
KCN Trà Nóc, TP Cần Thơ. Kết quả cho thấy trong số 11 doanh nghiệp phỏng vấn
với tổng số lượng giếng khoan là 23 giếng dùng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
4
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------thì tổng lưu lượng khai thác 12.290 m3/ngày/đêm. Trong quá trình khai thác, sử dụng
có 27,27% doanh nghiệp nhận thấy sự suy giảm nguồn NDĐ (cả về chất và lượng) và
90,91% doanh nghiệp có xử lí trước khi sử dụng NDĐ. Hầu hết các doanh nghiệp
chủ yếu khai thác ở tầng nước Pleistocen giữa – trên, chiếm 90,91% doanh nghiệp.
Nhìn chung, mực nước tầng Pleistocen đều giảm dần qua các năm. Mực nước trung
bình năm thấp nhất ở lớp trên của tầng Pleistocen, thấp nhất vào năm 2010 (8,21 m).
KCN Trà Nóc 1 là khu vực có mực NDĐ sâu thứ hai, sau huyện Phong Điền – TPCT
(9,15 m), kế đến là tại KCN Trà Nóc 2 (7,98 m).
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tiến và Phạm Đình Duy (2011) đã dựa trên cơ
sở kết quả nghiên cứu các nhân tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa mạo và các
nhân tố nhân tạo trong vùng, tiến hành phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến
mực nước và chất lượng nước dưới đất vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố tự nhiên cơ bản ánh hưởng đến NDĐ là lượng
mưa, lượng bốc hơi, địa hình. Lượng mưa là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc cung cấp cho NDĐ, làm tăng trữ lượng và giảm độ khoáng hoá của nước.
Lượng bốc hơi lại có vai trò ngược lại, làm giảm trữ lượng NDĐ và tăng độ khoáng
hoá của nước (nhất là tăng độ khuếch tán của nước mặn ở các biên cung cấp). Nhân
tố địa hình, địa mạo có tác động làm thay đổi những đặc điểm địa chất thuỷ văn, dẫn
đến thay đổi trữ lượng, chất lượng và động thái của NDĐ. Các nhân tố nhân tạo hiện
tại trong vùng như khai thác nước (phục vụ dân sinh, khai khoáng và nuôi trồng thuỷ
sản), các nghĩa trang và nhà vệ sinh có tác động mạnh mẽ và một phần nào đã làm
thay đổi theo chiều có hại về chất lượng và trữ lượng NDĐ trong vùng.
Báo cáo “Điều tra thực trạng khai thác và chất lượng nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang” của Thái Thành Lượm, 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
bên cạnh sự phát triển về kinh tế – xã hội thì nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản
xuất ngày càng trở nên cấp bách không những về số lượng mà cả về chất lượng.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát toàn diện thực trạng sử dụng tài nguyên NDĐ và
chất lượng nước của các công trình khai thác nhằm đưa ra các giải pháp quản lý tài
nguyên NDĐ. Nghiên cứu đã đưa ra các số liệu về hiện trạng khai thác sử dụng và
phân tích chúng bằng những biện pháp cụ thể. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ phân
tích mà không đánh giá thực trạng khai thác sử dụng cũng như chưa đưa ra những
biện pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên NDĐ vùng nghiên cứu.
Bên cạnh công tác đánh giá và phân tích thì quan trắc, dự báo tài về nguyên
NDĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để bảo vệ và khai thác
bền vững tài nguyên nước dưới đất. Hiện nay trên thế giới, việc dự báo, cảnh báo
động thái nước dưới đất đã và đang được các nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam,
công tác dự báo, cảnh báo cũng bắt được chú trọng. Nghiên cứu của Phan Ngọc Tuấn
(2009) đã sử dụng phương pháp khả năng tự tương quan bằng cách phân tích loạt dữ
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
5
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------liệu theo thời gian trong quá khứ (historical data) với sự trợ giúp mô hình ARIMA
(Seasonal Autoregressive Integrated Moving Average – Trung bình chuyển động
tổng hợp tự hồi quy từng mùa). Với mô hình này các giá trị mực nước ở giai đoạn sau
được xác định dựa vào hàm số tự tương quan theo loạt dữ liệu ban đầu (time series
data) của chúng. Tác giả đã nghiên cứu phương pháp phân tích loạt dữ liệu theo thời
gian quan trắc để xác định các yếu tố làm thay đổi mực nước và dự báo mực nước
cho khoảng thời gian tiếp theo dựa trên mô hình ARIMA.
2.2 NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Dự án “Nghiên cứu so sánh quản lý nước dưới đất tại các vùng ven biển ở
Đông Nam châu Á” tại các vùng ven biển tại Đông Nam châu Âu bắt đầu triển khai
từ tháng 10 năm 2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2014. Với sự tham gia
của các tổ chức Viện đào tạo Nước (UNESCO - IHE), Deft, Hà Lan; Viện Chiến lược
Môi trường toàn cầu (IGES), Hayama, Japan; Viện Kỹ thuật Châu Á (AIT),
Bangkok, Thailand; Ủy ban điều phối Chương trình Địa khoa học Đông và Đông
Nam châu Á (CCOP). Mục tiêu là rà soát các vấn đề nổi cộm đối với NDĐ và khảo
sát các nguyên nhân có thể gây ra trong phát triển và quản lý NDĐ tại các vùng ven
biển. Đồng thời xác định các giải pháp tốt nhất (công trình và phi công trình) để kiểm
soát các vấn đề đối với NDĐ và triển khai các chỉ số thể hiện tính bền vững NDĐ ở
các vùng cụ thể và áp dụng chúng để đánh giá tính bền vững của việc sử dụng NDĐ.
Trong khu vực châu Âu đã có nhiều dự án cũng như báo cáo đánh giá trữ
lượng NDĐ tại các khu vực Bắc và Trung Mỹ, Úc và Châu Đại Dương, Châu Á,
Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ để nói lên những thách thức trong công tác quản lý
tài nguyên NDĐ do hoạt động khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội
của các quốc gia (Ấn Độ, Mỹ,…), do gia tăng dân số và biến đổi khí hậu.
2.3 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2.3.1 Khái niệm chung về nước dưới đất
Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012) định nghĩa: nước dưới đất (NDĐ) là
nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. NDĐ chứa trong các lỗ hổng,
khe nứt, hang động ngầm kích thước khác nhau, tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí
và có thể chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia.
Nước dưới đất là loại tài nguyên ngầm được con người khai thác vào loại sớm
nhất và lâu dài nhất. Tuy nhiên nhiều bí ẩn liên quan đến loại tài nguyên này vẫn còn
là câu đố đối với nhân loại. Theo A.M. Opsinhicôp, thuỷ quyển ngầm phân bố tới độ
sâu 12 – 16 km, là độ sâu phân bố nhiệt độ tới hạn của nước (375 – 4500C), còn theo
F.A.Macarenco, V.I.Lianco nó phải đạt tới độ sâu 70 – 100 km.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
6
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------Nước dưới đất phân bố trên diện rộng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với hệ thực vật và hệ sinh vật đất, bởi đa phần các cá thể này không thể tự vận động
đi tìm nước được như con người và động vật khác. Nước dưới đất là nguồn cung cấp,
duy trì sự tồn tại của các thuỷ vực mặt trong thời kỳ không mưa kéo dài. Nhiều nơi,
trong quá trình thăm dò tìm kiếm nguồn nước đã phát hiện ra những nguồn khoáng
sản quý hiếm khác có vai trò thay đổi nền kinh tế của cả một địa phương, một quốc
gia, như sự tìm ra dầu và khí đốt ở Brunây.
2.3.2 Nguồn gốc hình thành nước dưới đất
Nước dưới đất được hình thành phần lớn do nước trên bề mặt ngấm xuống, tùy
từng kiến tạo địa chất mà nó có hình dạng khác nhau. Nước tập trung lại và di chuyển
tạo mối liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch nước ngầm
lớn, nhỏ. Quá trình này phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, lượng mưa và khả
năng trữ nước của đất.
Trần Anh Châu (1992) cho rằng tùy theo nguồn gốc, người ta chia thành các
loại sau:
- Nước ngấm thấu: phần nước mưa ngấm xuống đất. Nó là phần quan trọng
nhất của nước dưới đất.
- Nước ngưng tụ: trong không khí có hơi nước, khi không khí tiếp xúc với mặt
đất có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của không khí thì hơi nước ngưng tụ lại thành giọt
và ngấm vào đất. Quá trình ngưng tụ này xảy ra trên mặt đất cũng như trong các lỗ
hỏng của đá.
- Nước sót: nước của bồn biển, hồ hay sông được giữ lại trong các trầm tích
tương ứng, ngay cả sau khi các trầm tích đã biến đổi thành đá. Người ta chia ra làm
hai loại nước sót đồng sinh và nước sót hậu sinh.
- Nước nguyên sinh: nước thành tạo từ các chất khí thoát ra trong lúc macma
nguội đi. Khi đi vào một đới có nhiệt độ thấp hơn, hơi nước ngưng tụ lại thành giọt
tạo nên một kiểu NDĐ có nguồn gốc đặc biệt. Nước nguyên sinh có nhiệt độ, có
lượng khoáng cao.
2.3.3 Các hệ tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng
Nước ngầm mạch sâu từ 100 đến 180 m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng
cho sinh hoạt. Nước ngầm mạch nông từ 5 – 30 m, lưu lượng phụ thuộc vào nguồn
nước mưa, nước bị nhiễm phèn và mặn vào mùa khô. Dựa vào các kết quả nghiên
cứu trong “Giải pháp bảo vệ môi trường nước ngầm tỉnh Sóc Trăng” cho thấy tỉnh
Sóc Trăng tồn tại 7 phân vị chứa nước theo thứ tự từ trên xuống như sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh): tầng chứa nước lỗ hổng Holocen bao
gồm toàn bộ trầm tích có nguồn gốc hỗn hợp biển, sông – biển – đầm lầy,
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
7
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
được phân bố rộng khắp trên diện tích khu vực và lộ ra ngay trên bề mặt.
Chiều dày của tầng biến đổi từ 24,0 m đến 40,0 m. Chiều dày trung bình là
32,4 m, khả năng chứa nước nghèo, chất lượng nước bị mặn.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3): nằm kề dưới tầng Q2 và không
lộ ra trên mặt, phân bố không liên tục trên diện tích nghiên cứu. Chiều sâu bắt
gặp phân bố từ 24,0 m đến 40,0 m. Chiều sâu phân bố từ 60,0 – 69,0 m. Chiều
dày trung bình của tầng là 33 m, có khả năng chứa nước trung bình, chất
lượng nước biến đổi rất phức tạp, đa phần nước mặn nên ít có khả năng khai
thác.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa – trên (qp2-3): trong khu vực nghiên
cứu, tầng chứa nước lỗ hổng qp2-3 phân bố gần như liên tục và không lộ ra trên
bề mặt, nằm ngay dưới tầng qp3 với chiều sâu bắt gặp từ 60,0 – 69,0 m và
phân bố đến độ sâu 107,0 – 112,0 m. Bề dày của tầng biến đổi trong khoảng
38,0 – 50,0m, có khả năng chứa nước giàu, chất lượng nước tốt, tuy nhiên có
hàm lượng sắt cao nên khi sử dụng tùy theo mục đích mà phải xử lý trước khi
dùng.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1):trong khu vực nghiên cứu, tầng
chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới phân bố liên tục, nhưng không lộ ra trên bề
mặt, nằm kề ngay dưới tầng chứa nước qp2-3 và có xu hướng chìm dần về phía
Nam, Đông Nam vùng nghiên cứu. Chiều sâu bắt gặp từ 107,0 m đến 112,0 m
và phân bố đến độ sâu 148,0m – 175,0m. Bề dày của tầng biến đổi trong
khoảng 46,0m đến 53,0m, có khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu, chất
lượng nước đạt yêu cầu cho sinh hoạt. Tuy nhiên hàm lượng sắt cao từ 1,35 –
1,74 mg/l nên phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Diện tích phân bố nước
nhạt rộng, chiều dày tầng chứa nước lớn, mực nước tĩnh nằm nông nên dễ khai
thác.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen trên (n22):phân bố khắp trong diện tích
nghiên cứu và bị phủ bởi tầng chứa nước nằm trên là Pleistocen dưới. Chiều
sâu bắt gặp tầng khoảng 175 m và phân bố đến độ sâu 234 m. Bề dày của tầng
59 m. Chất lượng nước biến đổi khá phức tạp, hầu hết bị mặn, không đạt yêu
cầu cấp nước sinh hoạt.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen dưới (n21): trong vùng nghiên cứu tầng chứa
nước lỗ hổng Pliocen dưới phân bố liên tục, bị phủ bởi tầng chứa nước n22
nằm trên. Chiều sâu bắt gặp mái tầng 234 m; chiều sâu phân bố đến khoảng
366 m. Chiều dày của tầng khoảng 132 m. Diện phân bố rộng, nhưng khả
năng chứa nước kém, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
tầng nước này.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
8
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------ Tầng chứa nước lỗ hổng iocen trên (n13): phân bố trên toàn vùng, nằm kề
dưới tầng chứa nước n21 và có xu hướng nghiêng thoải dần về phía Đông và
phía Nam. Chiều sâu bắt gặp mái tầng 366 m, chiều sâu đáy tầng >480 m.
Chiều dày của tầng >114 m. Diện phân bố nước nhạt chỉ nằm ở phía Bắc
thành phố Sóc Trăng, còn lại đều mặn. Tuy nhiên, tầng nước này có chất
lượng nước tốt, nước nóng nên đang được khai thác để sử dụng.
Tóm lại, qua phân tích đặc điểm ĐCTV của 7 phân vị chứa nước vừa nêu cho
thấy các tầng đều có khả năng khai thác nước cho các mục đích khác nhau, tuy nhiên
chỉ có các tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên, Pleistocen dưới và tầng chứa nước
Miocen trên là có khả năng khai thác phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất ở
các quy mô khác nhau. Trong các vùng khai thác hiện nay, tầng nước được quan tâm
và khai thác nhiều nhất là tầng Pleistocen giữa – trên, Pleistocen dưới, chứa nước
trung bình đến giàu, chất lượng nước khá tốt và có biên mặn khá xa khi khai thác,
không ảnh hưởng đến chất lượng nước của các giếng khai thác khác.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường,2010b)
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
9
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng, với diện tích tự nhiên là
7.615,22 ha và dân số 136.794 người (năm 2009). Với một vị trí địa lí thuận lợi có thể
đi lại hầu hết các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL. Vị trí địa lý gồm:
Phía Đông giáp huyện Long Phú;
Phía Tây giáp huyện Mỹ Tú và huyện Châu Thành;
Phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề.
Hình 3.1 Bản đồ khu vực Sóc Trăng
(Nguồn: Trần Hiệp Hào, 2014)
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
10
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------3.1.2 Chế độ khí tượng
Thành phố Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và
chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn theo
mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.
Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất trong năm vào
tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C).
3.1.3 Địa hình và sông ngòi
Khu vực nghiên cứu có địa hình trung bình, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các
sông rạch và kênh mương thủy lợi. Nguồn nước trên hệ thống sông rạch là kết quả của
sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về.
Vì vậy, nước trên sông, rạch trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào
mùa mưa nước sông được ngọt hóa.
Chất lượng nước mặt: hiện tại, so với chất lượng nước kênh rạch ở các huyện,
nguồn nước các kênh rạch tại thành phố Sóc Trăng bị ô nhiễm nặng. Kết quả phân tích
cho thấy nồng độ oxi hòa tan trong nước có giá trị rất thấp (chưa đạt ngưỡng giới hạn
cho phép đối với môi trường nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 08:2008 loại
B1) và ngày càng suy giảm. Nguyên nhân được xác định là do bị ảnh hưởng của các
loại chất thải sinh hoạt. Do điều kiện sống thấp, cũng như do các tập quán sinh hoạt,
hầu hết cư dân sống ven các tuyến kênh rạch đều thải mọi loại chất thải xuống kênh
mương. Bên cạnh đó, nguồn nước mặt Sóc Trăng chịu sự tác động xâm nhập mặn
mạnh mẽ từ biển Đông (Sở TN và MT tỉnh Sóc Trăng, 2010b). Vì vậy, nguồn nước
mặt ở đây hầu như không sử dụng được. Dân cư trong khu vực đa số sử dụng nguồn
nước sạch từ các trạm cấp nước của tỉnh (Sở TN và MT tỉnh Sóc Trăng, 2010a).
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
11
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Tiến trình thực hiện đề tài
Nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
Định hướng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên
cứu
Lược khảo tài liệu
Nội dung nghiên
cứu
Phương pháp nghiên
cứu
Thu thập số liệu
Xử lý số liệu
Viết báo cáo và
chỉnh sửa
Báo cáo
Lược khảo tài liệu: những
nghiên cứu, các tài liệu được
tham khảo từ tạp chí khoa học
ĐHCT, Liên đoàn địa chất, báo
cáo của Sở TN và MT
Kế thừa số liệu: (i) kết quả quan
trắc cao độ NDĐ, độ mặn; (ii)
các số liệu về lượng mưa, nhiệt
độ; (iii) số hộ dân sử dụng và
lưu lượng tiêu thụ
Sử dụng phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp
phân tích tương quan và hồi
quy tuyến tính
Hình 3.2 Sơ đồ tiến trình thực hiện đề tài
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
12
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp lược khảo tài liệu: lược khảo những nghiên cứu đã được triển khai
trước đó có liên quan đến khu vực nghiên cứu hoặc nội dung nghiên cứu. Các tài liệu
được lược khảo từ tạp chí khoa học của trường ĐHCT, các bài báo từ Liên đoàn Địa
chất Miền Nam, báo cáo quy hoạch của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phương pháp kế thừa số liệu: (i) kết quả quan trắc NDĐ, kết quả xét nghiệm độ
mặn từ Công ty TNHH MTV Cấp nước và Phòng Tài nguyên nước – Khoáng sản –
Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng; (ii) các số liệu về lượng mưa và nhiệt độ từ Trung
tâm KTTV tỉnh Sóc Trăng; (iii) các số liệu về số hộ dân sử dụng nước và lưu lượng
tiêu thụ từ Công ty TNHH MTV Cấp nước tỉnh Sóc Trăng
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu:
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các hàm toán học (Average, Max, Min) để xử lý số liệu cao độ NDĐ
và độ mặn thu thập được.
Thể hiện các số liệu cao độ NDĐ và độ mặn dưới dạng các biểu đồ đường để
đánh giá và rút ra nhận xét.
3.2.3.2 Phương pháp phân tích tương quan
Mục đích áp dụng phương pháp phân tích tương quan là tìm mối tương quan
giữa cao độ NDĐ và độ mặn với các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo. Từ đó tìm ra
nguyên nhân chính dẫn đến xu thế thay đổi cao độ NDĐ, độ mặn trong thời gian qua
tại khu vực nghiên cứu và tiến hành dự đoán cho giai đoạn 2014 – 2020.
Phương trình tương quan đường thẳng có dạng :
y axi b
Trong đó: y là biến số; x là hàm số ; a, b là các hệ số
a x
( x x)( y y) . y
( y y)
i
i
2
i
b
( x x)( y y)
( y y)
i
i
2
i
Hệ số tương quan r
x
n
r
i
x yi y
1
x
n
1
i
x
y
n
2
i
y
2
1
Khi r càng tiến dần về 1 thì chứng tỏ tương quan giữa x và y càng chặt chẽ
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
13
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
------------------------------------------------------------------------------------------------Độ lệch chuẩn theo x và theo y :
x
n
x x
i
2
1
;
n 1
y
n
y y
x
i
y
2
1
n 1
Đây là phương pháp mang tính khách quan, có tiêu chuẩn đánh giá mức độ
tương quan tránh được việc áp dụng tùy tiện. Tuy nhiên, phương pháp này không loại
trừ những điểm đột xuất, tản mạn.
Dự đoán
Nghiên cứu tiến hành dự đoán cao độ NDĐ và độ mặn giai đoạn 2014 – 2015
dựa trên xu thế thay đổi theo thời gian bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Dựa vào
hệ số R2 , xác định phương trình tương quan của cao độ NDĐ và độ mặn theo thời gian
có sử được hay không. Từ đó, tiến hành dự đoán cao độ NDĐ và độ mặn năm 2014 –
2020.
------------------------------------------------------------------------------------------------------Hồ Yến Ngân (MSSV: 3113822)
14