Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung hỗn hợp polysaccharide chiết xuất từ rong nâu (phaeophyta) đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú (penaeus monodon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.55 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

***

TRƯƠNG THỊ NHI

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG HỖN HỢP
POLYSACCHARIDE CHIẾT XUẤT TỪ RONG NÂU
(PHAEOPHYTA) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA
TÔM SÚ (Penaeus monodon)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

2014


ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG HỖN HỢP POLYSACCHARIDE
CHIẾT XUẤT TỪ RONG NÂU (PHAEOPHYTA) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ
LỆ SỐNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
Trương Thị Nhi, Huỳnh Trường Giang và Dương Thị Hoàng Oanh
Email:

ABSTRACT
This research was conducted to examine the effectiveness of polysaccharide extracted
from Sargassum microcystum on tiger shrimp’s (Penaeus monodon) growth rate and
survival rate within 60 days oral administration. The experiment consist of 4 treaments
with different polysaccharide levels supplemented comprising of 0% (control group),
0,5%, 1% and 2% treatments. Every treament was triplicated. Shrimp (P. monodon)
post larvae were cultured in 500L tanks with density of 100 shrimp/tank. The results


showed that, after 60 days, highest survival rate was found in shrimp fed 0,5%
polysaccharide with a mean value of 96.67±2.89% while lowest one was found in
shrimp fed 2% polysaccharide (mean of 52.0±6.24%). Survival rates were
insignificant between 1% and control treatments (p>0.05). Highest SGR and DWG
was found in shrimp fed diet containing 2% of polysaccharide with mean values of
-1
-1
7.25±0.61% day and 0.008±0.0032 g day , respectively, followed by 1% treatment.
However, differences in WG, DWG, SGR, feed consumption were insignificant among
treatments (p>0.05). The results demonstrated that feeding of polysaccharide
extracted from S. microcystum could enhance significantly survival of shrimp over 60
days feeding.
Keywords: Penaeus monodon, polysaccharide, growth performance, survival rate,
Sargassum microcystum
Title: Effect of polysaccharide extracted from brown seaweed Sargassum micorcystum
on growth performance an survival of tiger shimp (Penaeus monodon) under outdoor
tank culture.

TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng hỗn hợp polysaccharide
ly trích từ rong mơ Sargassum microcytum lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú
(Penaeus monodon). Thí nghiệm có 4 nghiệm thức tương ứng các mức polysaccharide
khác nhau bao gồm nghiệm thức 0%; 0,5%, 1% và 2%. Mỗi nghiệm thức được lặp lại
3 lần, thí nghiệm tiến hành trong bể composite với mật độ 100 con/bể. Thí nghiệm
được tiến hành trong 60 ngày. Sau 60 ngày thí nghiệm, nghiệm thức tôm được cho ăn
thức ăn có bổ sung hỗn hợp polysaccharide ở hàm lượng 0,5% có tỉ lệ sống cao nhất
trung bình 96,67±2,89%, thấp nhất là nghiệm thức 2% với tỉ lệ sống trung bình
52,0±6,24%. Tỉ lệ sống của tôm giữa nghiệm thức 1% và đối chứng khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Các chỉ số tăng trưởng SGR và DWG cao nhất ở nghiệm
1



thức 2% với trung bình lần lượt là 7,25±0,61%/ngày và 0,008±0,0032 g/ngày, kế đến
là nghiệm thức 1%. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy, không tìm thấy sự khác biệt
có ý nghĩa về WG, SGR, DWG và hiệu quả sử dụng thức ăn khi tôm được cho ăn
polysaccharide ở các hàm lượng khác nhau (p> 0,05). Kết quả nghiên cứu trên khẳng
định rằng khi cho ăn thức ăn có bổ sung hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S.
microcystum giúp cải thiện tỉ lệ sống của tôm trong quá trình nuôi.
Từ khóa: Tôm sú Penaeus monodon, polysaccharide, tăng trưởng, tỉ lệ sống,
Sargassum microcystum
1 GIỚI THIỆU
Tôm sú (P. monodon) là đối tượng có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở nhiều
địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nghiên cứu cho
thấy trong ương nuôi tôm sú khi sử dụng thức ăn phù hợp, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của tôm theo từng giai đoạn sẽ giúp tôm lớn nhanh, tỉ lệ sống cao và có sức đề
kháng bệnh tốt hơn (Shiau, 2008; Lavens and Sorgeloos, 2000; Nguyễn Tiến Lực,
2011). Tuy nhiên, kết quả điều tra nuôi tôm sú ở ĐBSCL của Vu Nam Son et al.
(2011) trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh, thức ăn chiếm đến 60 70% tổng chi phí trong một vụ nuôi. Do đó, chi phí thức ăn ngày càng tăng làm lợi
nhuận người nuôi tôm giảm thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loài rong biển thuộc
ngành rong nâu (Phaeophyta) có hoạt tính sinh học cao và là nguồn nguyên liệu chứa
các dược liệu quý trong điều trị các bệnh như vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, vi
rút và thậm chí cả ung thư (Huỳnh Trường Giang và ctv., 2012). Trước đây có một vài
nghiên cứu về khả năng sử dụng rong biển nhằm mục đích kích thích tăng trưởng trên
tôm sú (Penaeus monodon) và kết quả đạt được rất khả quan (Penaflorida and Golez,
1996; Briggs and Funge-Smith, 1996). Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung vào
một số loài rong đỏ như Gracilaria sp và Kappaphycus alvarezii, Gracilaria
heteroclada. Ở ĐBSCL, rong bún (Enteromorpha sp.) cũng được thử nghiệm để thay
thế bột cá trong thành phần thức ăn của cá rô phi (Oreochromis niloticus) (Nguyễn
Mộng Vân, 2012). Trong nghiên cứu này, hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ
Sargassum microcystum được bổ sung vào thức ăn nhằm kiểm tra khả năng cải thiện

tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú để từ đó có có những hướng đề xuất cho những
nghiên cứu tiếp theo cũng như là việc sử dụng trong tương lai. Với kiến thức của
chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên về sử dụng hỗn hợp polysaccharide từ rong nâu
lên sự tăng trưởng tôm sú ở ĐBSCL.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Rong nâu S. microcystum được thu tại vùng biển thuộc tỉnh Kiên Giang sẽ được làm sạch
o
và sấy khô ở 37 C, sau đó được nghiền bằng máy và rây qua lưới 125 µm. Cân 10 gram
o
(g) bột rong ly trích trong 300 mL nước cất ở 100 C trong 6 giờ, dung dịch được lọc qua
lưới lọc 57 µm. Tiếp theo, dung dịch được ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong 10 phút
o
và phần dung dịch sẽ loại bỏ nước ở 105 C. Sản phẩm thu được là hỗn
2


hợp polysaccharide (Huỳnh Trường Giang và ctv., 2013). Tôm sú Post Larvae 15 ngày
tuổi được mua ở trại tôm giống thành phố Cần Thơ với chiều dài trung bình 12,4
mm±1,25; khối lượng trung bình 0,006 g±0,002. Chọn tôm giống bố trí có kích cỡ
đồng đều, không bị dị hình, màu sáng và được kiểm tra sạch bệnh.
2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm có 4 nghiệm thức bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 4 bể composite 500L
với mật độ 100 con/bể ở độ mặn 15‰. Bao gồm 4 nghiệm thức như sau:
Nghiệm thức 1: Đối chứng (không bổ sung hỗn hợp ly trích).
Nghiệm thức 2: Bổ sung hỗn hợp polysaccharide 0,5%.
Nghiệm thức 3: Bổ sung hỗn hợp polysaccharide 1%.
Nghiệm thức 4: Bổ sung hỗn hợp polysaccharide 2%.
Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Tôm được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp
(Grobest, 40% CP) có bổ sung hỗn hợp ly trích polysaccharide với hàm lượng 0% ;

0,5% ; 1% và 2% (tính trên khối lượng thức ăn). Thức ăn được trộn theo phương pháp
của Balasubramanian et al., (2008): Hỗn hợp ly trích polysaccharide được hòa tan với
nước sau đó trộn vào thức ăn với tỉ lệ nhất định, để yên trong 15 phút nhằm làm cho
hỗn hợp ngấm vào thức ăn, thức ăn được làm khô và bảo quản trong nhiệt độ phòng 15
phút trước khi cho tôm ăn (trích bởi Huỳnh Trường Giang và ctv., 2013). Thức ăn
được trộn hàng ngày. Tôm sú được cho ăn 3 lần/ngày vào các thời điểm: 7 giờ; 14 giờ
và 21 giờ. Theo dõi khả năng sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn
phù hợp.
2.3 Thu thập và xử lí số liệu
Các yếu tố môi trường:
Chỉ tiêu
Nhiệt độ
pH
DO
Độ Kiềm
NO2
H2S
NH3

Chu kì thu mẫu
2 lần/ 1 tuần
2 lần/ 1 tuần
2 lần/ 1 tuần
Hàng tuần
Hàng tuần
Hàng tuần
Hàng tuần

Phương pháp phân tích
Nhiệt kế

pH kế
Máy đo DO
Chuẩn độ acid
So màu Diazonium (APHA et al., 1999)
So màu Iodine (APHA et al., 1999)
Phương pháp Phenate (APHA et al., 1999)

3


Các chỉ tiêu đánh giá tôm thí nghiệm: Khối lượng và chiều dài của tôm sú được cân,
đo trước khi bố trí và sau khi kết thúc thí nghiệm để xác định tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối và tương đối:
Chỉ tiêu

Công thức

Tăng trưởng tuyệt đối (Daily
weight gain)

DWG (g/ngày) = (Wf – Wi)/T

Tăng trưởng tương đối (Specific
growth rate)

SGR (%/ngày) = (Ln Wf – Ln Wi)/T x 100

Tăng trọng (Weight gain)

WG (g/con) = Wf - Wi


Tỷ lệ sống (Survival rate)

SR (%) = (Ni – Nf) x 100

Lượng thức ăn tiêu tốn (Feed
consumption)

FC = (Lượng thức ăn sử dụng/cá thể tôm)/T

Hệ số tiêu thụ thức ăn (Feed
consumption rate)

FCR = FC / tăng trọng

Trong đó: Wi, Li là khối lượng và chiều dài tôm ban đầu (g), (mm)
Wf, Lf là khối lượng và chiều dài tôm tại thời điểm thu mẫu (g), (mm)
T là thời gian thực hiện thí nghiệm (ngày)
Ni là số cá thể thả ban đầu thí nghiệm
Nf là số cá thể tại thời điểm thu mẫu
Độ ẩm và hàm lượng protein trong cơ của tôm được thực hiện khi kết thúc thí nghiệm
dựa theo tiêu chuẩn AOAC (2000).
Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Trung bình
giữa các nghiệm thức được so sánh bằng ANOVA và phép thử DUNCAN ở mức ý
nghĩa 0,05 bằng chương trình SAS (SAS Institute, Cary, NC, Mỹ).
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường
o

Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức trong suốt thời gian thí nghiệm là 26–29 C.

Nhìn chung biên độ dao động nhiệt độ giữa các bể không cao (chênh lệch không quá
o
o
3 C) vẫn nằm trong giới hạn cho phép sự phát triển bình thường của tôm 26–33 C
(Boyd, 1990). Yếu tố pH khá cao và dao động từ 8,4 đến 8,9 (Bảng 1). Trong suốt quá
trình thí nghiệm, do trong điều kiện sục khí liên tục nên hàm lượng oxy hòa tan luôn
duy trì ở mức thích hợp cho sự phát triển của tôm, dao động trong khoảng từ 6,0-8,0
mg/L. Độ kiềm cũng được duy trì ở mức rất thích hợp và dao động từ 80-140 mg
4


CaCO3/L. Hàm lượng các yếu tố được cho là có khả năng gây bất lợi cho tôm như NNO2 , N-NH3 và H2S qua khảo sát vẫn còn ở mức thấp và nằm trong khoảng an toàn
cho tôm sú.
Nhìn chung các yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm luôn nằm trong sự phát
triển bình thường của tôm sú.
Bảng 1: Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức
Nghiệm thức

Chỉ tiêu
0%
8,6±0,01

pH
-

0,5%
a

8,6±0,02


a

NO2 (mg/L)

0,7±0,13

NH3 (mg/L)

0,035±0,004

H2S (mg/L)

0,011±0,004

0,5±0,34
a
a

1%
a

8,6±0,03

a

0,044±0,003
0,012±0,001

2%
a


0,47±0,04
a
a

8,6±0,04

a

0,044±0,001
0,015±0,004

0,37±0,2
a
a

a
a

0,06±0,001

a

0,014±0,002

a

Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05

3.2 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thí nghiệm

3.2.1 Tỉ lệ sống của tôm thí nghiệm
Sau 60 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Tôm cho ăn thức ăn có bổ sung 0,5% hỗn hợp ly trích từ rong nâu
S. microcytum có tỉ lệ sống cao nhất 96,67%±2,89. Trong khi đó khi cho ăn ở hàm
lượng cao nhất 2% tỉ lệ sống chỉ chỉ đạt 52%±6,24, thấp nhất trong các nghiệm thức.
Nghiệm thức đối chứng (0%) và nghiệm thức 1% có tỉ lệ sống lần lượt là 72%±10,58,
72,67%±17,04 (Hình 1). Vì vậy, hàm lượng polysacchride bổ sung vào thức ăn đã có
ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống của tôm. Hiện nay, nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn
hợp ly trích từ rong mơ Sargassum lên sự tăng trưởng của tôm sú P. monodon hầu như
không có thông tin. Theo kết quả nghiên cứu của Briggs và Funge-Smith (1996) thì
khi sử dụng rong đỏ Gracilaria sp. trên tôm sú P. monodon thì tỉ lệ sống trung bình
dao động từ 47,5-56,0%.

Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm sau 60 ngày (%)
5


3.2.2 Tăng trưởng của tôm thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm cho thấy hỗn hợp polysaccharide có thể sử dụng trong thức ăn của
tôm. Tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng tăng theo mức bổ sung và đạt cao nhất ở
mức bổ sung 2%. Và ở mức bổ sung 0,5% tốc độ tăng trưởng đạt thấp hơn so với
nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối giữa các
nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 2 và Bảng 3).
Bảng 2: Tăng trưởng về khối lượng của tôm sú ở các nghiệm thức

Nghiệm
thức

Wi (g)


NT1

0,006±0,0

NT2

0,006±0,0

NT3

0,006±0,0

NT4

0,006±0,0

Wf (g)
a
a
a
a

0,34±0,05
0,34±0,01
0,39±0,02
0,49±0,19

DWG
(g/ngày)


WG (g)
a
a
a
a

0,33±0,05
0,33±0,01
0,38±0,02
0,48±0,19

a

0,006±0,0008

a

0,006±0,0002

a

0,006±0,0004

a

0,008±0,0032

SGR
(%/ngày)
a

a
a
a

6,70±0,26
6,73±0,27
6,94±0,09
7,25±0,61

a
a
a
a

Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thể hiển sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 3: Tăng trưởng chiều dài của tôm sú ở các nghiệm thức
Nghiệm
thức

Li (mm)

NT1

12,38±0,0

NT2

12,38±0,0


NT3

12,38±0,0

NT4

12,38±0,0

Lf (mm)
a
a
a
a

34,33±1,58
34,50±0,75
36,30±0,75
38,38±4,64

DLG
(mm/ngày)

LG (mm)
a
a
a
a

21,95±1,58
22,12±0,75

23,92±0,75
25,99±4,64

a
a
a
a

0,366±0,026
0,369±0,013
0,399±0,013
0,433±0,078

SGR
(%/ngày)
a
a
a
a

1,70±0,08
1,71±0,04

a
a

1,79±0,03 a
1,88±0,20

a


Giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thể hiển sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Chiều dài và khối lượng của tôm sau 60 ngày thí nghiệm giữa các nghiệm thức không
có sự chênh lệch lớn. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (DWG) đạt 0,008
g/ngày, tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng là 7,25%/ngày ở nghiệm thức 2%.
Ở nghiệm thức 0,5%, mặc dù có bổ sung hỗn hợp polysaccharide nhưng tốc độ tăng
trưởng đạt thấp nhất. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Briggs et al.,
(1996) khi sử dụng rong câu Gracilaria sp. bổ sung vào thức ăn tôm sú với các mức
0%, 5%, 10%, 15%, 30% trên khối lượng thức ăn. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao
nhất ở nghiệm thức 10% (8,03%/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức 30% (7,33%/ngày).
Nguyên nhân là do hàm lượng tro cao, hàm lượng protein thấp, hoặc sự hiện diện của
chất xơ hòa tan cao trong thức ăn thử nghiệm với mức bổ sung rong biển cao. Hỗn hợp
polysaccharide bổ sung vào thức ăn có ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm nhưng chỉ
thích hợp với nồng độ nhất định. Ở mỗi nồng độ hỗn hợp polysaccharide thể hiện hoạt
tính chống oxy hóa khác nhau.
6


Tôm thí nghiệm ở nghiệm thức 0% có lượng thức ăn tiêu thụ (FC=12,8 mg/tôm/ngày)
và tỉ lệ tiêu thụ thức ăn (FCR=2,28) khá cao. Tuy nhiên tăng trọng của tôm không đạt
kết quả cao so với các nghiệm thức có bổ sung hỗn hợp polysaccharide (Hình 1).

Hình 2: Tăng trọng (WG), lượng thức tiêu thụ (Feed Consumption-FC) và tỉ lệ tiêu thụ thức
ăn (Feed Consumption Rate-FCR) của các nghiệm thức

Lượng tiêu thụ thức ăn (FC) và tỉ lệ tiêu thụ thức ăn (FCR) tỉ lệ thuận với mức độ bổ
sung hỗn hợp polysaccharide. Nghiệm thức 2% đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, tăng
trọng (WG) giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết
quả nghiên cứu của Penaflorida và Golez (1996) khi bổ sung 10% G. heteroclada chất

lượng thức ăn được cải thiện rõ rệt. Phần trăm nước trong thức ăn ổn định đến 87,7%
và FCR giảm hơn 14%.
3.3 Chất lượng tôm thí nghiệm
3.3.1 Tỉ lệ thịt, vỏ tôm thí nghiệm
Kết quả phân tích cho thấy, tỉ lệ tôm không đầu, tỉ lệ thịt, vỏ giữa nghiệm thức đối
chứng và các nghiệm thức bổ sung có sự chênh lệch. Nghiệm thức 4 (2%) thu được tỉ
lệ thịt cao nhất đạt 53,6%. Giữa các nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt rõ rệt
chỉ dao động từ 41,1–43,5% (Bảng 4).
Bảng 4: Tỉ lệ vỏ và tỉ lệ cơ của tôm sú P. monodon khi cho ăn hỗn hợp polyssacharide ở các
hàm lượng khác nhau (%)

Nghiệm thức
0%
0,5%
1%
2%

Khối lượng tôm không
đầu
58,0±0,85

Tỉ lệ vỏ

a

41,6±0,6

b

54,0±0,9

ab
56,2±0,21
b
54,3±0,55

a

a

44,6±0,74
ab
40,0±4,64
b
27,8±6,35

Tỉ lệ cơ
42,8±1,2

b

41,1±2,24
ab
43,5±0,8
a
53,6±5,75

Giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

7


b


Fucoidan, laminarin và alginate là những β-glucan chứa nhiều đường glucose, fucose
và manose được ly trích từ rong nâu. Tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu, quá trình
miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm hàng rào vật lý
(lớp vỏ ki-tin), miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong đó tế bào bạch cầu đóng
vai trò rất quan trọng trong việc chống lại mầm bệnh. β-glucan có khả năng kích thích
sự tổng hợp và phóng thích tế bào bạch cầu từ đó thúc đẩy quá trình phóng thích một
số enzyme miễn dịch cũng như là các peptid kháng khuẩn (AMPs). Đối với miễn dịch
tế bào, β-glucan kích thích quá trình melanin hóa và quá trình thực bào (trích bởi
Huỳnh Trường Giang và ctv., 2012). Vì vậy, hàm lượng thịt được tích lũy cao trong cơ
thể tôm.
3.3.2 Chất lượng thịt tôm thí nghiệm
Độ ẩm của tôm thí nghiệm tăng dần theo hàm lượng bổ sung của hỗn hợp
polysaccharide (66,5–72%). Độ ẩm của các nghiệm thức lần lượt là 66,5%, 66,7%,
70,9%, 72% với Nghiệm thức 1, Nghiệm thức 2, Nghiệm thức 3 và Nghiệm thức 4
tương ứng. Với kích cỡ của tôm, tôm càng lớn thì nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể
càng cao để cung cấp cho quá trình sinh trưởng. Tỉ lệ protein trong cơ (% CP) của tôm
đạt 29,6–34,2%. Ở mức bổ sung 1% (NT 3) tỉ lệ protein cao nhất đạt 34,2% (p< 0,05).
Nghiệm thức 0% (NT 1) và 0,5% (NT 2) có tỉ lệ protein tương ứng lần lượt là 31,8%
và 32,2%. Tuy nhiên, nghiệm thức 2% có tỉ lệ protein thấp nhất (29,6%) với mức bổ
sung hỗn hợp polysaccharide cao nhất. Có thể do hỗn hợp polysaccharide có hoạt tính
sinh học cao khi bổ sung với mức 2% vượt quá khả năng hoạt động của tế bào làm cho
sự tích lũy hàm lượng protein trong cơ bị hạn chế. Briggs et al., (1996) cũng đã chỉ ra
rằng, tỉ lệ protein của tôm đạt cao nhất (46,8%) với mức bổ sung thấp nhất 5%
Gracilaria sp. Theo nghiên cứu của Augusto et al., (2014) khi bổ sung hỗn hợp
polysaccharide chiết xuất từ Enteromorpha intestinalis trên tôm sú ở mức bổ sung 1g
và 1.5g/kg có giá trị sản xuất protein cao đáng kể.
4 KẾT LUẬN

Các chỉ số về tăng tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng của tôm khi cho
ăn hỗn hợp polysaccharide ở hàm lượng từ 0 đến 2% khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Trong khi đó, tỉ lệ sống của tôm đạt cao nhất (96,67%) với hàm lượng bổ
sung hỗn hợp polysaccharide là 0,5%, khác biệt có ý nghĩa đối thống kê so với các
nghiệm thức bổ sung còn lại. Từ kết quả trên có thể kết luận rằng hỗn hợp
polysaccharide ly trích từ rong nâu S.microcystum bổ sung vào thức ăn có thể cải thiện
tỉ lệ sống của tôm sú trong quá trình nuôi mặc dù về tăng trưởng ở giai đoạn PL15 đến
PL75 là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá khả năng ảnh
hưởng của hỗn hợp polysaccharide trên tôm sú ở giai đoạn lớn hơn. Tiếp tục nghiên
cứu khả năng tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của hỗn hợp polysaccharide ly
trích từ rong mơ S. microcystum lên tôm sú vì kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy tỉ lệ
sống được cải thiện đáng kể (lên đến 96,67%) sau 60 ngày thí nghiệm.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA, AWWA, WEF. 1999. Standar methods for the examination of water and waste
th

water, 19 edition. Armerican Public Health Association 1015 Fifteenth Street, NW
Washington, DC 2005.
AOAC, 2000. Official Methods of Analysis. Association of Official Chemists Arlington.
Augusto, E. S. Jr and S. P. Ritche, 2014. Growth performance of black tiger shrimp
Penaeus monodon larvae fed diets supplemented with ulvan. Animal Biology and
Animal husban dry International Journal of the Bioflux Society. 6: 173-180.
Boyd. 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture. Alabama Argicultural Experiment
Station.
Briggs, M.R.P. and S.L., Funge – Smith, 1996. The protential of Gracilaria sp. meal for
supplementation of diets for juvenile Penaeus monodon Fabricius. Aquaculture

Research. 27:345-354.
Chang, C.F., Che, H.Y., Su, M.S., Liao, I.C., 2000. Immunomodulation by dietary β-1,3glucan in the brooders of the black tiger shrimp Penaeus monodon. Fish Shellfish
Immunol. 10: 505-514.
Chang, C.F., Su, M.S., Chen, H.Y., Liao, I.C., 2003. Dietary β-1,3-glucan effectively
improves immunity and survival of Penaeus monodon challenged with white spot
syndrome virus. Fish Shellfish Immunol. 15:297-310.
Choitigeat, W., S. Tongsupa, K. Supamataya and A. Phongdara, 2004. Ecffect of
Fucoidan on disease resistance of black tiger shrimp. Aquaculture. 233:23-30.
Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú, 2012. Sử dụng chất chiết βGlucan từ rong biển để tăng sức đề kháng của tôm biển: Tổng quan. Kỷ yếu Hội nghị
Khoa học thủy sẩn lần 4:103-113.
Huỳnh Trường Giang, Dương Thị Hoàng Oanh, Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú, 2013.
Thành phần hóa học, hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ
rong mơ Sargassum microcystum. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25:183
– 191.
Lavens, P. and Sorgeloos, P. 2000. Experiences on importance of diet for shrimp
postlarval quality, Aquaculture. 191:169-176.
Nguyễn Mộng Vân, 2012. Đánh gis khả năng thay thế thức ăn công nghiệp bằng rong bún
(Enteromorpha spp.) làm thức ăn cho cá rô phi (Oreochromis niloticus). Luận văn tốt
nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thành Vẹn, 2008. Nghiên cứu tính chất hóa học môi trường của mô hình tôm sú
kết hợp với lúa, màu trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ
9


tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, chuyên ngành khoa học đất.
Đại học Cần Thơ. 62 trang.
Nguyễn Tiến Lực, 2011. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và hoàn thiện công nghệ sản
xuất thức ăn nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Tóm tắt luận án tiến sĩ kỹ thuật. Đại học
Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. 24 trang.
Penaflorida and N. V. Golez, 1996. Use of seaweed meals from Kappaphycus alvarezii

and Gracilaria heteroclada as binders in diets for juvenile shrimp Penaeus monodon.
Aquaculture. 143:393-401.
Shahid, U. M, M. S. Ali and MD. L. Hossain, 2005. Growth of black tiger shrimp,
Penaeus monodon, on Fishmeal Based Formulated Diet in a Southeastern coastal
shrimp farm of Banggladesh. Pakistan J. Zool. 37: 95-100.
Shiau, S.Y. 2008. Nutrient requirement of Penaeus monodon. Presentation at World
Aquaculture Conference in Korean. In: Research and Development of Tiger Shrimp
Penaeus monodon, P. monodon culture session Uni-President. 1-28.
Vu Nam Son, N.T Phuong, T.N Hai and Yakupitiyage, A. 2011. Production and economic
efficiencies of intensive black tiger prawn (Penaeus monodon) culture during different
cropping seasons in the Mekong delta, Vietnam. Aquaculture International. 19:555566.
Watchriya, P., N. Arecchon and P. Srisapoome, 2006. The effect of Peptidoglycan on
Immune Response in black tiger shrimp (Penaeus monodon Fabricius). Kasetsart J.
Nat. Sci.. 40:181:187.

10


11



×