Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng chấm (hembagrus guttatus) giai đoạn cá bột lên cá hương tại diễn châu, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.11 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TĂNG THỊ LƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, THỨC ĂN ĐẾN
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ
LĂNG CHẤM (Hembagrus guttatus) GIAI ĐOẠN CÁ
BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI DIỄN CHÂU, NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, THỨC ĂN ĐẾN
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ
LĂNG CHẤM (Hembagrus guttatus) GIAI ĐOẠN CÁ
BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI DIỄN CHÂU, NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện:

Tăng Thị Lương


Lớp:

48K - NTTS

Người hướng dẫn:

KS. Lê Minh Hải

VINH - 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư và Phịng Khoa học Kỹ thuật Trung tâm giống ni trồng thuỷ sản Nghệ An, đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ, cung cấp những thơng tin, góp ý q báu cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo KS. Lê Minh Hải và
KS. Trương Văn Toản đã tận tình hướng dẫn tơi với tất cả lịng nhiệt thành trong
suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể cán bợ, cơng nhân viên của Trung Tâm
Giống Thủy Sản Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt đợt thực
tập này.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới các thầy, cô giáo đang
công tác tại trương Đại học Vinh, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức
bổ ích trong suốt 4 năm học tập tại trường.
Do kinh nghiệm cũng như thời gian còn nhiều hạn chế, cho nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cơ giáo trong khoa và bạn bè đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tơi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Tăng Thị Lương

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.

Lí do chọn đề tài..........................................................................................1

2.

Mục tiêu đề tài.............................................................................................2

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................3
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của cá Lăng Chấm..............................................3

1.1.1.


Hệ thống phân loại.......................................................................................3

1.1.2.

Đặc điểm hình thái.......................................................................................3

1.1.3.

Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................................4

1.1.4.

Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................4

1.1.5.

Đặc điểm sinh sản........................................................................................5

1.1.6.

Đặc điểm phân bố........................................................................................6

1.2.

Tình hình nghiên cứu về cá Lăng và nuôi cá Lăng Chấm trên Thế
Giới và Việt Nam........................................................................................6

1.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới............................................................6


1.2.2.

Tình hình nghiên cứu về cá Lăng và nuôi cá Lăng Chấm ở Việt Nam
..................................................................................................................... 7

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá Lăng ở Việt Nam..................................................7
1.2.2.2. Tình hình sản xuất giống cá Lăng Chấm tại Việt Nam................................9
1.2.2.3. Tình hình ni thương phẩm cá Lăng Chấm tại Việt Nam........................11
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................16
2.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu...............................................................16

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................16

2.1.2.

Vật liệu nghiên cứu....................................................................................16

ii


2.2.

Nội dung nghiên cứu..........................................................................17


2.3.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................18

2.3.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................18

2.3.2.

Sơ đồ khối nghiên cứu...............................................................................20

2.4.

Phương pháp xác định các chỉ số/thu số liệu.............................................21

2.4.1.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu tăng trưởng.........................................21

2.4.2.

Xác định tỷ lệ sống và tỷ lệ chết................................................................22

2.5.

Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................22

2.6.


Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................22

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................23
3.1.

Một số yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm..........................................23

3.1.1.

Một số yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm 1.......................................23

3.1.2.

Diễn biến các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2..................................25

3.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ
sống của ấu trùng cá lăng giai đoạn 0 – 30 ngày tuổi................................26

3.2.1.

Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài của cá Lăng Chấm
................................................................................................................... 26

3.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng về khối lượng của cá ở thí
nghiệm.......................................................................................................30


3.2.3.

Ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống của cá Lăng Chấm.........................33

3.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá Lăng Chấm giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi....................35

3.3.1.

Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều dài của cá Lăng Chấm
................................................................................................................... 35

3.3.2.

Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng khối lượng của cá Lăng
Chấm.........................................................................................................39

3.4.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mật độ và thức ăn ương nuôi cá
Lăng Chấm................................................................................................44

3.4.1.

Hiệu quả kinh tế của các mật độ ương nuôi cá Lăng Chấm.......................44

3.4.2.


Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại thức ăn..........................................45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................47

iii


1.

Kết luận.....................................................................................................47

2.

Kiến nghị...................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................49
PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT

:

Cơng thức

Ctv

:


Cợng tác viên

DO

:

Hàm lượng Oxy hịa tan

KL

:

Khối lượng

Ks

:

Kĩ sư

Max

:

Giá trị lớn nhất

Min

:


Giá trị nhỏ nhất

NXB

:

Nhà xuất bản

NT

:

Nghiệm thức



:

Thức ăn

TLS

:

Tỉ lệ sống

TN

:


Thí nghiệm

Th.s

:

Thạc sỹ

TS

:

Tiến sỹ

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Hình dạng ngồi của cá Lăng Chấm......................................................3

Hình 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.....................................................................18

Hình 2.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.....................................................................19


Hình 2.3.

Sơ đồ khối nghiên cứu thí nghiệm 1....................................................20

Hình 2.4.

Sơ đồ khối nghiên cứu thí nghiệm 2....................................................20

Hình 3.1.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài
của cá Lăng Chấm.................................................................................27

Hình 3.2.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối theo chiều dài của cá Lăng Chấm.........................................28

Hình 3.3.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tốc đợ tăng trưởng
đặc trưng chiều dài của cá Lăng Chấm................................................29

Hình 3.4.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối
lượng của cá Lăng Chấm....................................................................30

Hình 3.5.


Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối khối lượng của cá Lăng Chấm.............................................32

Hình 3.6.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng
đặc trưng khối lượng của cá Lăng Chấm............................................33

Hình 3.7.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống của cá
Lăng Chấm..........................................................................................34

Hình 3.8.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều
dài của cá Lăng Chấm.........................................................................36

Hình 3.9.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tuyệt
đối chiều dài của cá Lăng Chấm........................................................37

Hình 3.10.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng đặc
trưng chiều dài của cá Lăng Chấm.......................................................38

Hình 3.11.


Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng khối lượng
của cá Lăng Chấm ..............................................................................40

v


Hình 3.12.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tuyệt
đối khối lượng của cá Lăng Chấm.......................................................41

Hình 3.13.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng đặc
trưng khối lượng của cá Lăng Chấm....................................................42

Hình 3.14.

Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống của cá
Lăng Chấm..........................................................................................43

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần thức ăn trong ống tiêu hố của cá Lăng Chấm
(Hemibagus guttatus) trên hệ thống sơng Hồng.....................................4


Bảng 1.2.

Tỷ lệ cá Lăng cái (Hemibagrus guttatus) thành thục theo các lứa
t̉i.........................................................................................................5

Bảng 1.3.

Thành phần sinh hóa (%) của mợt số loại bột cá.................................14

Bảng 2.1.

Thành phần dinh dưỡng trong các loại thức ăn....................................16

Bảng 3.1.

Diễn biến trong quá trình thí nghiệm ..................................................23

Bảng 3.2.

Biến đợng DO trong q trình thí nghiệm...........................................24

Bảng 3.3.

Biến đợng pH trong q trình thí nghiệm............................................24

Bảng 3.4.

Các ́u tố môi trường trong thí nghiệm 2...........................................25

Bảng 3.5.


Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài của ấu trùng cá
Lăng Chấm..........................................................................................26

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
của cá Lăng Chấm..............................................................................28

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng đặc trưng về chiều dài
của cá thí nghiệm................................................................................29

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng của cá Lăng
Chấm...................................................................................................30

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
của ấu trùng cá Lăng Chấm.................................................................31

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng đặc trưng về khối lượng
của ấu trùng cá Lăng Chấm..................................................................32
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống qua các ngày tuổi cá Lăng
Chấm...................................................................................................34
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều dài của Cá Lăng
Chấm ..................................................................................................35


vii


Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
của Cá Lăng Chấm..............................................................................37
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng đặc trưng về chiều dài
của Cá Lăng Chấm..............................................................................38
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng về khối lượng của cá
Lăng Chấm..........................................................................................39
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
của cá Lăng Chấm...............................................................................41
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng đặc trưng về khối lượng
của cá Lăng Chấm...............................................................................42
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống của cá Lăng Chấm...................43
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của các mật độ ương nuôi cá Lăng Chấm.................44
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các loại thức ăn trong ương nuôi cá Lăng
Chấm...................................................................................................45

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay nhiều lồi thuỷ đặc sản đã bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng. Việc nghiên cứu và phát triển nuôi các đối tượng này là mợt trong những
chương trình được nhà nước và các cấp ngành quan tâm.

1



Cá lăng chấm là lồi cá hoang dã có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông
hồng [4].Thịt cá lăng chấm mềm, ít xương dăm, giá bán cao, được coi là đặc sản
hàng đầu của miền Bắc. Trước những năm 1970 sản lượng cá Lăng Chấm chiếm tỉ
trọng khá lớn của sản lượng cá đánh bẳt tự nhiên của một số tỉnh miền núi [7]
[8]. Tuy nhiên do sự khai thác q mức và mơi trường bị suy thối mà sản lượng cá
Lăng Chấm đã giảm sút nghiêm trọng [2]. Ngồi ra, Cá Lăng là lồi cá có kích
thước tương đối lớn, ham ăn mồi, sức sinh sản thấp nên nguy cơ suy giảm nguồn lợi
tự nhiên dẫn đến tuyệt chủng là rất có thể xảy ra. Hiện nay, Cá Lăng Chấm được
xếp vào mức nguy cấp bậc V, cần phải bảo vệ gấp [4].
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về một số đối tượng cá da trơn có họ
hàng với cá Lăng và những đặc điểm sinh học của cá Lăng đã được nghiên cứu mở
ra triển vọng tốt đẹp trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này. Tuy nhiên do
cá Lăng Chấm là lồi cá có sức sinh sản thấp và tỉ lệ nở và thụ tinh thấp nên việc
nghiên cứu sinh sản gặp nhiều khó khăn. Hiện nay nhiều nơi đã nhập giống cá Lăng
Chấm về để nghiên cứu nhưng ít nơi thành cơng.
Nghệ An là vùng có diện tích ni trồng thuỷ sản nước ngọt lớn và nằm
trong khu vực có sự phân bố của loài cá này song số lượng không nhiều, chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đây được xem là điều kiện thuận lợi
cho nghiên cứu nuôi thương phẩm và sản xuất giống phục vụ cho nhu cầu của
người dân. Vì vậy trung tâm giống thuỷ sản Nghệ An đã nhập từ viện I về một số
cá bố mẹ để thử nghiệm nghiên cứu sinh sản cá Lăng Chấm để duy trì và phát
triển ni lồi cá này.

2


Để sinh sản thành công và ương nuôi đạt tỉ lệ sống cao và tốc đợ tăng trưởng
nhanh thì ́u tố mật đợ và thức ăn đóng góp mợt phần khơng nhỏ để ương ni
thành cơng lồi cá này. Nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả của việc ương nuôi các

mật độ khác nhau đối với ấu trùng cá Lăng Chấm giai đoạn 0 – 30 ngày tuổi và thử
nghiệm các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sông của ấu trùng cá
Lăng Chấm giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi ,chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “
Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá
Lăng Chấm (Hembagrus guttatus ) giai đoạn cá bột lên cá hương tại Diễn Châu,
Nghệ An” nhằm tìm ra mật độ ương nuôi và thức ăn phù hợp để tăng tỉ lệ sống và
tốc độ tăng trưởng của lồi cá này giai đoạn cá bợt lên cá hương.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cá lăng
chấm giai đoạn 0 -30 ngày t̉i để tìm ra được mật độ thích hợp để ương nuôi đạt tỉ
lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
- Xác định ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá
Lăng Chấm giai đoạn 15 -30 ngày t̉i để tìm ra loại thức ăn phù hợp cho ương nuôi
ấu trùng cá lăng Chấm.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Lăng Chấm
1.1.1. Hệ thống phân loại
Lớp: Actinopterygii
Bợ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Hemibagrus
Lồi: Hemibagrus gutattus (Lacépède, 1803)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá Lăng Chấm có thân dài, đầu dẹp bằng, thân và đi dẹp bên. Có 4 đơi

râu: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu hàm trên và 2 đôi râu cằm. Râu hàm trên rất dài. Miệng
ở dưới, rộng, hướng ra phía trước. Hàm trên dài hơn hàm dưới. Viền môi trên dầy
hơn viền môi dưới. Ở hai hàm đều có vành răng nhỏ nhọn. Mắt bé, hướng lên trên.
Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Khe mang rộng. Da trần không phủ vảy. Vây lưng cao,
tia gai dài, cạnh sau có khía răng cưa rõ. Tia gai vây ngực có răng cưa ở cả 2 mặt
trước và sau. Vây mỡ dài, chiếm gần hết khoảng cách sau vây lưng. Vây đuôi chẻ
sâu. Thuỳ trên dài hơn thuỳ dưới. Lỗ hậu môn gần vây bụng hơn vây hậu môn.Cá
màu đen hay xám nhạt ở lưng, hơi trắng ở bụng.

Hình 1.1. Hình dạng ngồi của cá Lăng Chấm

4


1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Lăng chấm có cấu tạo bợ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình: Tỷ lệ chiều dài
ruột/ chiều dài thân Li/Lo = 89.35%. Gia đoạn mới nở (cá bợt) cá dinh dưỡng bằng
nỗn hồng, sau 7 ngày hết nỗn hồng thức ăn chủ ́u của cá là động vật phù du, ấu
trùng, trùn chỉ …lớn hơn thức ăn chủ yếu là cá, tôm, côn trùng, giun, cua chiếm 28 – 60 %
về tần số lặp, chiếm 15,8 – 36,0 % về khối lượng.
Bảng 1.1. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá Lăng Chấm
(Hemibagus guttatus) trên hệ thống sông Hồng

(Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân, 1998)
Loại thức ăn
Tần số gặp (%)



Tôm


côn
Giun ĐV trên
Cua
trùng
đất cạn khác

Mùn bã
hữu cơ

Hạt thực
vật

28,0 36,0

60

4,0

4,0

4,0

20,0

12,0

Tỉ lệ khối lượng(%) 15,8 26,2

36


4,0

3,2

3,6

3,2

8,0

Ghi chú: KL Khối lượng (%)
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Vịng t̉i của cá trên đốt sống thân và lát cắt gai cứng vây ngực. Cá lăng
chấm thuộc loại cá sinh trưởng nhanh. Trong bốn năm đầu, cá tăng về chiều dài, đạt
13 - 17 cm/năm, sau đó giảm dần, ở t̉i 9+ - 12+ cịn 4 - 7 cm/năm.
Trong hai năm đầu, cá tăng chậm về khối lượng, năm 1 tuổi 30 - 60g, 2
tuổi 190 - 307g/năm, tăng nhanh từ năm thứ 4 - 8, đạt 1.000 - 1.800 g/năm,
những năm cuối giảm.
Khối lượng và chiều dài của cá quan hệ với nhau bởi công thức
của Le Gren (1951).
P = a x Ln
Trong đó:
P: khối lượng cá (g)
L: Chiều dài cá (cm)
a, n: Các thông số đặc thù của loài

5



1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá cái, cá đực có lố sinh dục riêng biệt, buồng trứng cá có hình quả nhót,
tuyến sẹ cá đực có dải dài, với nhiều tua ở hai bên.
Độ tuổi thành thục của cá cái là 3 +, cỡ nhỏ nhất L = 61 cm, P= 1,6 kg. cá đực
là 4 +, cỡ cá nhỏ nhất L =72 cm, P = 2,7 kg. Tuy nhiên chỉ có 25% cá cái và 20% cá
đực thành thục ở t̉i đó.
Cá Lăng chấm có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung bình là 7,48%, sức
sinh sản thuyệt đối theo tuổi cá tùy theo tuổi cá từ 3 - 11 t̉i trung bình đạt 6.432 54.575 trứng, sinh sản tương đối đạt 3.750 trứng/kg cá cái.Trong tự nhiên cá sinh
sản từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9.
Cá thường đẻ trong hang, hốc đá ở ven sông suối theo từng con lũ, ở nhiệt độ 26 - 280C.
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998), cá Lăng (Hemibagrus guttatus)
trên hệ thống sơng Hồng có t̉i thành thục như sau:
Bảng 1.2. Tỷ lệ cá Lăng cái (Hemibagrus guttatus) thành thục theo các lứa tuổi
Giai đoạn

+

3
II (%)
70,00
III (%)
5,00
IV, V, VI – II (%) 25,00
Số mẫu
20

+

4
51,85

3,70
44,44
27

Tuổi cá
5
6+
30,77 16,67
15,38 33,33
53,85 50,00
13
6
+

7+
12,50
25,00
62,50
8

8+
11,11
0,00
88,89
9

9+
33,33
33,33
33,33

3

- Mùa sinh sản
Theo Rainboth (1996; trích bởi Lê Đại Quan, 2004), cá vào rừng ngập nước
để sinh sản, ở Tonle Sap cá con được tìm thấy vào tháng tám và trở ra sông vào
tháng 10 – 12.
Mùa sinh sản của cá Lăng kéo dài quanh năm và không xác định được đỉnh.
Có thể thu mẫu cá đang trong thời kì sinh sản vào tháng 11. Cá có chiều dài khoảng
từ 30 cm trở lên có thể tham gia sinh sản.
Cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và
chỉ sinh sản một lần trong năm (Mai Thị Kim Dung, 1998).

6


1.1.6. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới cá Lăng phân bố ở sông Tây Dương, sông Nguyên (Vân Nam –
Trung Quốc) là loài đặc hữu của vùng Hoa Nam ,Trung Quốc và Singapo.
Ở Việt Nam cá Lăng Chấm phân bố ở hệ thống sông lớn ở các tỉnh phía bắc
và Bắc Trung Bợ.
1.2. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng và nuôi cá Lăng Chấm trên Thế Giới và
Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới
Cá Lăng tḥc họ cá ngạnh, họ này có đến 20 giống với 205 lồi; ở Trung
Quốc có 4 giống 28 lồi. Theo mợt số tài liệu, các lồi như Hemibagrus
macropterus Bleeker (có sách cịn gọi là Mystus macropterus) và cá Leiocacasis
longirostris (lồi cá này sách Trung Quốc gọi là cá ngạnh mõm dài-longsnout
catfish, được miêu tả gần giống với cá Lăng) đã được cho sinh sản nhân tạo thành
công trong ao nuôi và trở thành đối tượng nuôi.
Cá Lăng vây to (Hemibgarus macropterus) (Bleeker) đã được coi là một đặc

sản kinh tế trong các loài cá da trơn, đặc trưng sinh học sinh sản đã được nghiên
cứu với một số nét như: theo thống kê 928 cá thể tỷ lệ cái ít hơn đực là 0,93: 1. Tuổi
thành thục 3-5 tuổi; ở 4-5 t̉i có 50% cá trong đàn thành thục. T̉i thành thục nhỏ
nhất: cá đực 2 tuổi (14,5cm),cá cái 3 tuổi (17cm). Tế bào trứng ở thời kỳ V có
đường kính 2,8-3,2 mm, hệ số thành thục vào tháng 5 khoãng 10%, mùa đẻ từ tháng
5-7 lúc đó hệ số thành thục đạt 15,12 0,17%, cá đẻ 1 lần trong năm, đẻ xong
buồng trứng ở giai đoạn III qua đông (Wang Deshou và Luo Quanchen,1992).
Ngồi ra mợt số lồi cá Lăng tương tự là Leiocassis longiostris Gunther-mợt
lồi cá sống đáy trong sông hồ lớn, sản lượng lớn (nay do khai thác nhiều gần cạn
kiệt nguồn cá) trọng lượng từ 3-10 kg, là lồi cá q hiếm có giá trị kinh tế cao, thịt
thơm ngon đứng đầu bảng trong họ cá ngạnh, đặc biệt bong bóng dày chế thành đặc
sản khơ quí hiếm rất nởi tiếng tại Trung Quốc. Cá có thể chứa 1,68-10,76 vạn trứng,
trung bình 4,4 vạn, đẻ trứng dính, chìm, đàn cá phân đợt thành thục và đẻ nhiều đợt
vào tháng 5-6, kích thước trứng đạt 1,6-2,3mm. Cá bố mẹ bảo vệ trứng, trứng nở

7


sau 47h (t = 21-23oC). Từ năm 1988 người ta đã cho lồi cá này sinh sản thành
cơng, đã nắm được kỹ thuật mấu chốt về sinh sản nhân tạo, tỷ lệ nở đạt 70%, người
ta đã đưa ra ý kiến là cần phát triển ni lồi cá này (Ngũ Hán Lâm, trích Bách khó
tồn thư TS-QT, 1994). Thái Lan cũng đã thành công trong sinh sản nhân tạo cá
Lăng xanh Mystus nemurus (Cuvier và Valencieness), tiếng Anh gọi là Green
catfish (tài liệu khuyến ngư Thái Lan, 2000). Loài này cũng phân bố ở miền Nam
Việt Nam, tên thường gọi là cá Lăng Nam.
Mợt số nghiên cứu đã tìm ra mốt tương quan giữa sự phát triển của tuyến
sinh dục với mức steroid trong huyết thanh chu kỳ năm của mợt số lồi cá da trơn
(Upadhyaya, 1985; Rosenblum, P.M, 1987)
Trên thế giới cá Lăng chấm phân bố ở sông Tây Dương, sông Nguyên (Vân
Nam Trung Quốc) là loại đặc hữu của vùng Hoa Nam. Các đặc điểm hình thái, phân

loại được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Chevey et
Lemasson (1993); Ngũ Hiến Văn (1963); Chu Xinluo, Chen Yinrui (1989).
Rainboth (1996 ) nghiên cứu nơi sống, đặc điểm sinh học cá Lăng và cách
đánh bắt loài cá này.
Mills và Roberts (1990) nghiên cứu về mùa vụ sinh sản, đường kính trứng,
sức sinh sản và những yếu tố ảnh hưởng đến sự chín của tuyến sinh dục.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng và ni cá Lăng Chấm ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá Lăng ở Việt Nam
Cá Lăng chấm là loài cá hoang dã có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông
Hồng (Bộ thuỷ sản,1996). Thịt cá Lăng chấm mềm, ít xương dăm, giá bán cao,
được coi là loại cá đặc sản hàng đầu của miền Bắc. Hiện nay, giá cá Lăng được bán
trên thị trường tại Hồ Bình từ 170.000-200.000 đ/kg và ở thị trường Hà Nội dao
động trong khoảng 210.000-230.000 đ/kg. Trước đây, trong những năm 1960-1970
sản lượng cá Lăng chấm chiếm một tỷ trọng khá lớn của sản lượng cá đánh bắt tự
nhiên một số tỉnh miền núi [9][10]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh
hưởng của điều kiện mơi trường suy thối như nạn phá rừng, đắp đập, đào đãi vàng
ở lịng sơng nhưng chủ yếu là do khai thác quá mức bằng những phương tiện huỷ

8


diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc và những phương tiện khai thác khác
nên sản lượng cá Lăng chấm giảm sút nghiêm trọng, (Phạm Báu, 1999). Ngoài ra,
cá Lăng là lồi cá có kích thước tương đối lớn, ham ăn mồi (là loài ăn thịt), sức sinh
sản thấp nên có nguy cơ suy giảm nguồn lợi tự nhiên dẫn tới tuyệt chủng là điều dễ xảy
ra. Hiện tại cá Lăng chấm được xếp vào mức nguy cấp bậc V, cần phải bảo vệ [4].
Họ cá ngạnh Bagridae ởViệt Nam có 18 lồi tḥc 7 giống trong đó giống
Hemibaggrus có 3 lồi [5]. Trong các lồi tḥc họ Bagridae thí cá Lăng chấm
H.guttatus là lồi có kích thước lớn nhất, phân bố rộng rãi ở thượng lưu và trung
lưu các sông suối lớn ở miền Bắc nước ta. Cũng tḥc họ này có cá Lăng Nam

Mystus nemurus phân bố chủ ́u ở miền Nam, là lồi có giá trị kinh tế cao, kích
thước lớn có thể đạt tới 80cm [5].
Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi mợt số lồi cá quý hiếm tự nhiên, năm
1997-1999 Bộ Thuỷ sản đã giao cho Viện nghiên cứu NTTS I thực hiện đề tài
“Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi mợt số lồi cá hoang
dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sơng Hồng: Cá Anh vũ
Semilabeo notabilis (Peter, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima,
1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépede, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli
(Sykes, 1841)”. Nghiên cứu này đã nêu lên được những đặc điểm sinh học của cá
Lăng như về sinh trưởng: cá Lăng chấm thuộc loại cá sinh trưởng tương đối nhanh.
Trong 4 năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13-17cm/năm, sau đó giảm dần. Ở
t̉i 9+-12+ cịn 4-7cm/năm. Cá tăng chậm về khối lượng trong những năm đầu: năm
1 tuổi 30-60 g/năm, 2 tuổi 190-240 g/năm. Tăng nhanh từ năm thứ 4 đạt 1000-1400
g/năm, những năm cuối giảm dần. Đây là lồi cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột /
chiều dài thân = 89,35%. Thức ăn chủ yếu của cá Lăng chấm là cá, tôm, côn trùng,
giun, cua chiếm 28-60% về tần số gặp, 15,8-36,0% về khối lượng. Cá cái thành thục
ở tuổi 3+, cỡ nhỏ nhất L = 61cm, P = 1,6 kg. Cá đực thành thục ở tuổi 4 +, cỡ cá nhỏ
nhất L =72cm, P = 2,7 kg. Tuy nhiên chỉ có 25% cá cái và 20% cá đực thành thục ở
cỡ tuổi đó. Sức sinh sản cá Lăng thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48; Sức sinh

9


sản tuyệt đối của cá tuổi 3 +-11+ đạt 6342-54575 hạt, sức sinh sản tương đối trung
bình đạt 3750 hạt/kg.
Năm 2000-2001, đề án: Lưu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản bước đầu
thuần hoá cá Lăng trong điều kiện ao ni. Kết quả cho thấy cá Lăng có khả năng
sinh trưởng, phát dục và thành thục trong điều kiện nuôi ở ao nước tĩnh. Trong quá
trình sinh sản nhân tạo đã thu được trứng của 5 con cái nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ
nở rất thấp.

Trong nước có mợt số cơng trình nghiên cứu về hình thái học, phân loại học,
phân bố, đặc điểm sinh học, dinh dưỡng, sinh sản của cá Lăng như Ngô Trọng Lư
và Thái Bá Hồ ( 2001), Mai Đình Yên và ctv ( 1992).
Mai Thị Kim Dung (1998), La Thanh Tùng (2001) nghiên cứu đặc điểm sinh
học cá Lăng. Tháng 9 năm 2002 Ngô Văn Ngọc đẫ sản xuất giống nhân tạo cá Lăng
Vàng thành công (Mystus nemurus). Năm 2003, Ngô Văn Ngọc và Bùi Minh Phục
đã hồn chỉnh quy trình sản xuất giống cá Lăng Vàng. Sau đó, nghiên cứu sản xuất
giống cá Lăng Lai, cá Lăng Hầm (M.filamentus), cá Lăng Nha (M.wyckioides) đã
thành công do các tác giả Ngô Văn Ngọc, Lê Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Huệ, Đào
Dương Thanh, Đặng Thị Quyên Trinh, Lê Đại Quan.
Trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm sinh học của cá Lăng đã được nghiên
cứu, kết quả bước đầu về nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Lăng trong điều kiện tự
nhiên và điều kiện nuôi cùng với những kết quả khả quan của một số nghiên cứu
sinh sản nhân tạo một số lồi cá da trơn có họ hàng với cá Lăng mở ra triển vọng tốt
đẹp trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo lồi cá này.
1.2.2.2. Tình hình sản xuất giống cá Lăng Chấm tại Việt Nam
Cá Lăng Chấm là loài cá hoang dã quý hiếm đang trên nguy cơ tuyệt chủng vì vậy
việc sản xuất giống là rất cần thiết. Việc nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng
chấm được thực hiện ở Viện nuôi trồng Thuỷ sản 1 (Bắc Ninh) từ năm 2002. Năm
2004, nhờ áp dụng một số cải tiến trong kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ nên đã thu được
194.000 cá bột, ương được trên 12 vạn cá hương và cá giống. Sau đó viện 1 đã

10



×