Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

đánh giá khả năng sử dụng thức ăn viên để ương cá cóc (cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.41 KB, 10 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN NƢỚC NGỌT

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VIÊN ĐỂ
ƢƠNG CÁ CÓC (Cyclocheilichthys enoplos)
GIAI ĐOẠN GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN NƢỚC NGỌT

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VIÊN ĐỂ
ƢƠNG CÁ CÓC (Cyclocheilichthys enoplos)
GIAI ĐOẠN GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN VĂN TRIỀU



2014


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VIÊN ĐỂ ƢƠNG NUÔI
CÁ CÓC (Cyclocheilichthys enoplos) GIAI ĐOẠN GIỐNG
Nguyễn Thị Mỹ Duyên(1), Nguyễn Văn Triều(2)
(1) Nuôi và Bảo tồn sinh vật biển K37
(2) Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
This study was conducted from 12/2014 to 8/2014 to assess the possibility of
using pellets for rearing Soldier river barb fish (Cyclocheilichthys enoplos) at
the fingerling period. Experiments conducted at College of Aquaculture and
Fisheries. The experiment was arranged with 5 treatments under different
feeding regimes with three replicates for each treatment. Fish reared in the
bucket with 30 liter water capacity density of 2 ind / L. The results showed
that different diets significantly affects growth and survival rate of fish.
Through experiments, under the regime of treatments for eating 2 moina 75%
and pellets 25% , the fish growth and high survival rate and the most
appropriate.
Keywords:barb fish, C.enoplos, pellets, survival rate.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 nhằm đánh
giá khả năng năng sử dụng thức ăn viên để ương nuôi cá cóc
(Cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn giống. Thí nghiệm tiến hành tại trại thực
nghiệm nước ngọt khoa Thủy sản. Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức
theo chế độ cho ăn khác nhau với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cá được
nuôi trong xô với thể tích nước là 30 Lít có mật độ là 2 con/L. Kết quả cho
thấy chế độ cho ăn khác nhau đã ảnh hưởng rõ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống

của cá. Qua thí nghiệm, theo chế độ cho ăn của nghiệm thức 2 là 75% trứng
nước và 25% thức ăn viên thì cá tăng trưởng và đạt tỷ lệ sống cao và phù hợp
nhất.
Từ khóa: Cá cóc, thức ăn viên, tỷ lệ sống.
1. GIỚI THIỆU
Thủy sản đang trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế của đất nước,
giúp đem lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia. Trong thủy sản, cá được xem là
một đối tượng được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là cá nước ngọt. Hiện nay
nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển, nên nhu cầu về cá giống ngày
1


càng đa dạng (Phạm Văn Khánh, 2006). Cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos)
cũng là một trong những loài cá đang được ương nuôi do cá có giá trị cao trên
thị trường, thịt cá thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Cá cóc có thân dài
nhỏ, hơi dẹp bên, mõm hơi tù (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993) cùng họ với cá chép. Vì cá cóc trong tự nhiên bị đánh bắt ngày càng
nhiều, nên số lượng cá cũng giảm mạnh. Do đó, việc nghiên cứu sinh sản nhân
tạo để sản xuất giống cá cóc nhằm bổ sung giống loài mới vào cơ cấu đàn cá
nuôi là việc làm cần thiết, đồng thời còn góp phần gìn giữ nguồn gen loài cá
đang ngày càng trở nên hiếm hoi. Hiện nay, cá cóc đã được nuôi đơn hoặc
nuôi ghép trong ao và bè với các loài cá khác như cá tra, cá he, rô phi….
Trong quá trình ương nuôi cá cóc có nhiều yếu tố ảnh hưởng cần được quan
tâm. Việc chọn loại thức ăn phù hợp trong quá trình ương nuôi cá cũng là một
yếu tố quyết định sự thành công của nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn về điều này,
đề tài “Đánh giá khả năng sử dụng thức ăn viên để ương nuôi cá cóc
(Cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn giống” được thực hiện nhằm xem xét
sự ảnh hưởng của từng loại thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cóc và
góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống tốt và dễ dàng hơn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Vật liệu và phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2104, tại trại thực
nghiệm thủy sản nước ngọt của khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Đối
tượng thí nghiệm là cá cóc có khối lượng khoảng 0,04 g/con, chiều dài khoảng
1,7 cm/con. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức được bố trí trong xô nhựa 60 Lít,
thể tích nuôi là 30 Lít với mật độ cá là 2 con/L, nguồn nước dùng là nước
ngọt. Cá được nuôi trong 45 ngày. Cá được cho ăn theo chế độ ăn như sau:
Bảng 2.1: Cách cho cá cóc ăn của các nghiệm thức
Tên nghiệm thức

Thức ăn

Chế độ ăn (4 lần/ngày)

Nghiệm thức 1

100% trứng nước.

4 lần đều cho ăn trứng nước.

Nghiệm thức 2

75% trứng nước và 25% thức ăn
viên (chứa 40% đạm).

3 lần ăn trứng nước và 1 lần ăn
thức ăn viên.


Nghiệm thức 3

50% trứng nước và 50% thức ăn
viên (chứa 40% đạm).

2 lần ăn trứng nước và 2 lần ăn
thức ăn viên.

Nghiệm thức 4

25% trứng nước và 75% thức ăn

1 lần ăn trứng nước và 3 lần ăn

2


Nghiệm thức 5

viên (chứa 40% đạm).

thức ăn viên.

100% thức ăn viên (chứa 40%
đạm).

4 lần đều cho ăn thức ăn viên.

Ở tất cả các nghiệm thức cá được cho ăn thức ăn viên trước khi sử dụng trứng

nước. Cho ăn theo nhu cầu. Trong quá trình nuôi, các xô được thay nước 1 – 2
lần/ngày với tỷ lệ 30%/lần. Loại bỏ chất thải bằng cách dùng ống siphon.
2.2. Phƣơng pháp thu mẫu và tính toán kết quả
a. Phương pháp thu mẫu
Mẫu tăng trưởng của cá: thí nghiệm tiến hành trong 6 tuần, định kì thu mẫu 15
ngày/lần. Mỗi xô cân đo 15 con. Cân được dùng là cân điện tử 2 số lẻ, dùng
vợt bắt cá. Thước kẻ được sử dụng để đo cá. Tỷ lệ sống được theo dõi và ghi
nhận mỗi ngày.Các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy, pH) thu định kì ngày 2
lần (sáng 8 giờ, chiều 14 giờ) (đo bằng máy).
b. Tính toán kết quả
 Chiều dài trung bình:
 Khối lượng trung bình:




 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng: DWG (g/ngày)
 Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng:
SGRw (%/ngày)
 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài:
DLG (cm/ngày)
 Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài
SGRL(%/ngày)
Trong đó: L1 là giá trị chiều dài tại thời điểm T1 (cm);
L2 là giá trị chiều dài tại thời điểm T2 (cm)
W1 là khối lượng tại thời điểm T1 (g);
W2 là khối lượng tại thời điểm T2 (g)

3



Số liệu được thu nhập, sử dụng phần mềm Excel để tính trung bình, độ lệch
chuẩn và vẽ đồ thị, phần mềm SPSS được sử dụng để so sánh giá trị trung bình
của các nghiệm thức ở mức p<0,05 bằng phép so sánh ANOVA.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các yếu tố môi trƣờng
Bảng 3.1, trung bình nhiệt độ ở các nghiệm thức dao động buổi sáng khoảng
26,8 – 26,9ºC và buổi chiều 28,7 – 28,8 ºC và nhiệt độ nước luôn thấp hơn
nhiệt độ không khí. Nhiệt độ giữa các nghiệm thức không chênh lệch nhau
nhiều. Nhiệt độ buổi chiều cao hơn so với buổi sáng. Nhiệt độ không chỉ ảnh
hưởng đến tăng trưởng mà còn ảnh hưởng đến cường độ trao đổi chất và khả
năng bắt mồi của cá. Nhiệt độ ở các nghiệm thức của thí nghiệm đều phù hợp
với nhiệt độ nuôi cá 26 – 28ºC (Võ Văn Chi, 1993).
Trung bình pH của các nghiệm thức không có sự khác biệt buổi sáng 7,9 buổi
chiều khoảng 8,0 – 8,1. pH ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cá, khi bị
thay đổi đột ngột cá có thể stress hoặc có thể chết. Theo Boyd (1998) thì pH
thích hợp cho sự phát triển của cá khoảng từ 6,5 – 9, đối với đa số loài cá nuôi
từ 7,5 – 8,5 (Lê Văn Cát và ctv, 2006). pH ở các nghiệm thức đều phù hợp.
Oxy trong các nghiệm thức ở mức khoảng 3,5 mg/l. Oxy là một trong những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và khả năng sống của cá. Cá chết
hoặc không phát triển khi Oxy <2 mg/l (Boyd, 1998). Trong thí nghiệm, các
nghiệm thức đều được bố trí đầy đủ nên việc sụt khí liên tục, vì vậy, hàm
lượng Oxy trong nước cũng không thay đổi đáng kể, không làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của cá.
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (ºC)

pH


Oxy (mg/L)

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

Sáng

26,8 ± 0,2 a

26,9 ± 0.2 a

26,8 ± 0,2 a

26,8 ± 0,2 a

26,8 ± 0,2 a

Chiều

28,7 ± 0,2 a

28,7 ± 0,2 a


28,8 ± 0,1 a

28,7 ± 0,2 a

28,7 ± 0,2 a

Sáng

7,9 ± 0,1 a

7,9 ± 0,1 a

7,9 ± 0,1 a

7,9 ± 0,1 a

7,9 ± 0,1 a

Chiều

8,1 ± 0,1 a

8,0 ± 0,1 a

8,0 ± 0,1 a

8,1 ± 0,1 a

8,1 ± 0,1 a


Sáng

3,5 ± 0,2 a

3,5 ± 0,2 a

3,5 ± 0,2 a

3,5 ± 0,2 a

3,5 ± 0,2 a

Chiều

3,5 ± 0,1 a

3,5 ± 0,2 a

3,5 ± 0,2 a

3,5 ± 0,1 a

3,5 ± 0,1 a

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05).

4


3.2. Kết quả thu mẫu

3.2.1. Chiều dài
Qua kết quả bảng 3.2 cho thấy, chiều dài của cá được thả nuôi sau 15 ngày
tăng trưởng nhanh so với ban đầu (1,7 cm/con), tốc độ tăng trưởng khoảng
0,09 – 0,11 cm/ngày. Tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức 1 (3,37 cm, 0,11
cm/ngày, 4,42 %/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức 5 (2,98 cm; 0,09 cm/ngày;
3,85 %/ngày). Nghiệm thức 2, 3 và 4 tăng trưởng tương đối đồng đều, nghiệm
thức 3 và 4 khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) nhưng có ý nghĩa so với
nghiệm thức 2 (p<0,05). Tăng trưởng ở nghiệm thức 1 và 4 là khác biệt có ý
nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Sau đợt thu đầu tiên, tăng
trưởng chiều dài của cá chậm dần, thể hiện rõ nhất giữa 2 khoảng thời gian thu
là 30 ngày và 45 ngày, tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 0,04 – 0,05 cm/ngày.
Giai đoạn đầu cá tăng nhanh về chiều dài, trưởng thành cá tăng nhanh về khối
lượng để cá thích nghi với tập tính sống của loài (Mai Đình Yên, 1989). Kết
quả thí nghiệm phù hợp với quy luật chung về tăng trưởng của cá. Sau 6 tuần
nuôi, kích thước của cá ở nghiệm thức 1 lớn hơn so với những nghiệm thức
còn lại.
Bảng 3.2: Kết quả tăng trưởng chiều dài
Nghiệm thức

Chỉ tiêu
Ltb

NT1

SGR (%/ngày)

4,42
3,19 ± 0,24
0,1


SGR (%/ngày)

4,22
1,7 ± 0,08

3,04 ± 0,19

DLG (cm/ngày)

0,09

SGR (%/ngày)

3,79
1,7 ± 0,08

3,11 ± 0,18

DLG (cm/ngày)

0,09

SGR (%/ngày)

3,98

Ltb
NT5

1,7 ± 0,08


DLG (cm/ngày)

Ltb
NT4

3,37 ± 0,26
0,11

Ltb
NT3

1,7 ± 0,08

15 ngày

DLG (cm/ngày)
Ltb

NT2

Ban đầu

1,7 ± 0,08

2,98 ± 0,39

30 ngày
d


4,26 ± 0,26

45 ngày
c

0,08

0,7

2,21
c

3,65 ± 0,24

1,47
b

0,07
3,57 ± 0,22

1,41
b

0,06
3,60 ± 0,21

1,26
b

0,06

3,22 ± 0,20

3,88 ± 0,27 b
0,05

1,99
a

4,00 ± 0,34 c
0,05

1,89
b

4,01 ± 0,18 c
0,05

2,11
b

4,55 ± 0,32 d

1,33
a

3,45 ± 0,27 a

DLG (cm/ngày)

0,09


0,05

0,04

SGR (%/ngày)

3,85

1,93

1,28

Những giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05).

3.2.2. Khối lượng
Theo kết quả bảng 3.3, khối lượng cá có sự khác biệt rõ giữa các nghiệm thức.
Cá đạt khối lượng lớn ở nghiệm thức 1 (0,81g; 0,02 g/ngày; 6,7 %/ngày) khi
5


cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên, khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức 5
(0,37g; 0,01 g/ngày; 5 %/ngày) khi sử dụng thức ăn viên 100%, khác biệt giữa
2 nghiệm thức là có ý nghĩa (p<0,05). Ở những nghiệm thức còn lại, cá phát
triển tương đối đồng đều. Tốc độ tăng trưởng khoảng 0,01 – 0,02 g/ngày. Giai
đoạn 15 ngày nghiệm thức 3 và 4 tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05) nhưng có ý nghĩa với nghiệm thức 2 (p<0,05). Giai đoạn từ 30 – 45
ngày, nghiệm thức 2 và 3 tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), tuy
nhiên có ý nghĩa so với nghiệm thức 4 (p<0,05). Dựa vào bảng cho thấy moina
và thức ăn viên đều ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá giai đoạn giống. Với

nghiệm thức 1, 2 và 3 cá phản ứng nhanh nhạy với thức ăn và khối lượng lớn
hơn so với nghiệm thức 4 và 5. Kết quả thí nghiệm phù hợp với đặc điểm của
cá cóc đã được nghiên cứu, cá cóc là loài ăn tạp thiên về động vật (Rainboth,
1996).
Thức ăn tự nhiên là moina kích thước nhỏ (300 – 400 µm), hàm lượng protein
chiếm 50% khối lượng khô, chất béo chiếm 20 – 27%, di chuyển chậm chạp,
lơ lửng có thể là đối tượng thích hợp cho ấu trùng mới nở
( 3/2010). Vì cá cóc là loài ăn tạp thiên về động
vật (Rainboth, 1996) nên ở 3 nghiệm thức đầu khi sử dụng moina hơn 50%
trong khẩu phần ăn giúp cá bắt mồi khỏe và nhanh hơn. Nghiệm thức 4 và 5 sử
dụng thức ăn viên hơn 75% cá tăng trưởng chậm hơn. Nguyên nhân có thể do
tập tính hoặc do thay thế sớm thức ăn tự nhiên bằng thức ăn nhân tạo giai đoạn
giống dẫn đến ức chế quá trình sinh trưởng của cá (Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Ngoài ra, yếu tố cơ thể cũng ảnh hưởng đến tăng
trưởng của cá, những cá thể có kích thước lớn hơn thì khả năng bắt mồi tốt
hơn do kích cỡ miệng có thể lớn hơn. Theo Nguyễn Văn Triều và ctv (2008),
cho rằng kích cỡ miệng rất quan trọng quyết định sự bắt mồi, tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá.
Bảng 3.3: Kết quả tăng trưởng khối lượng
Nghiệm thức

NT1

Chỉ tiêu

Ban đầu

15 ngày

30 ngày


45 ngày

Wtb

0,04 ± 0,01

0,34 ± 0,09 d

0,68 ± 0,12 d

0,81 ± 0,13 d

DWG (g/ngày)

0,02

0,02

0,02

SGR (%/ngày)

13,7

Wtb

NT2

NT3


0,04 ± 0,01

0,28 ± 0,06

9,3
c

0,44 ± 0,05

6,7
c

0,56 ± 0,06 c

DWG (g/ngày)

0,02

0,01

0,01

SGR (%/ngày)

13,0

8,0

5,8


0,24 ± 0,05 b

0,42 ± 0,05 c

0,56 ± 0,07 c

0,01

0,01

0,01

Wtb
DWG (g/ngày)

0,04 ± 0,01

6


SGR (%/ngày)

11,7

0,04 ± 0,01

Wtb

NT4


0,38 ± 0,05

5,8
b

0,49 ± 0,05 b

DWG (g/ngày)

0,01

0,01

0,01

SGR (%/ngày)

12,5

7,6

5,6

0,19 ± 0,03 a

0,28 ± 0,06 a

0,37 ± 0,06 a


DWG (g/ngày)

0,01

0,01

0,01

SGR (%/ngày)

10,7

6,5

5,0

0,04 ± 0,01

Wtb

NT5

0,26 ± 0,04

7,8
b

Những giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05).

3.2.3 Tỷ lệ sống

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn 15 ngày không chênh
lệch nhau nhiều giữa nghiệm thức 1, 2, 3 và 4 khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05), nhưng 4 nghiệm thức trên khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 5
(p<0,05). Bắt đầu từ ngày 15, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức bắt đầu thay
đổi, đến ngày thứ 45 thì nghiệm thức 1 (34,4%) và nghiệm thức 5 (63,89%)
gần như thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa với nhau (p<0,05). Nghiệm thức 2
(94,44%) và 3 (85%) có tỷ lệ sống cao nhất và khác biệt không có ý nghĩa với
nhau (p>0,05) nhưng có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Cá cóc là loài có sức chịu đựng kém nên khi rời khỏi môi trường nước cá dễ
chết. Ở nghiệm thức 1, 2 và 3 moina được sử dụng hơn 50%, moina là thức ăn
tươi
sống

sống
trong
môi
trường
nước
ô
nhiễm
( 3/2010) nên có thể mang mầm bệnh từ môi
trường ngoài vào, do đó lây lan bệnh cho cá trong xô nuôi. Đặc biệt ở nghiệm
thức 1, cho ăn hoàn toàn bằng moina nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Ở nghiệm
thức 4 và 5, cá được cho ăn bằng thức ăn viên nhiều hơn, vì vậy, môi trường
nước mau bẩn dễ làm các vi khuẩn gây bệnh phát triển ảnh hưởng đến cá
(Trần Thị Thu Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009), đồng thời khả năng bắt mồi
kém hơn nhiều hơn so với những nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 2 và 3 có
tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa so với những nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Bảng 3.4: Tỷ lệ sống của cá cóc
Ngày


NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

15 ngày

99,40 ± 0,01 b

98,89 ± 0,02 b

98,33 ± 0,03 b

97,22 ± 0,05 b

93,89 ± 0,04 a

30 ngày

57,80 ± 0,25 a

96,11 ± 0,02 b

93,33 ± 0,06 b


85,00 ± 0,09 b

80,00 ± 0,15 a

45 ngày

34,40 ± 0,06 a

94,44 ± 0,03 c

85,00 ± 0,06 c

67,22 ± 0,12 b

63,89 ± 0,03 b

Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (p>0,05).

7


4. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp để nuôi cá.
Cá tăng trưởng và phát triển tốt và tỷ lệ sống cao ở nghiệm thức 2 khi sử dụng
75% moina và 25% thức ăn viên.
Cá có thể sử dụng thức ăn viên giai đoạn giống với tỉ lệ thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd, E.Claude (1998). Water quality for pond aquaculture International

center for aquaculture and aquatic environment alabama argirculture
experiment station auburn universite.
Lê Văn Cát và Đỗ Thị Hồng Nhung – Ngô Ngọc Cát (2006). Nước nuôi trồng
thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
Mai Đình Yên (1989). Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. NXB Khoa học và Kỹ
thuật.
Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Nghiên
cứu ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loại thức ăn khác nhau.
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2008 (2): 67-75 p
R.W. Rottmann, J.ScottGraves, Craig Watson và Roy P.E - Bo Bo (Moina)
thức ăn thích hợp cho cá bột. (3/2010).
Rainboth, W.J. 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species
Identification Field Guide for Fishery Purposes. FAO, Rome, 265 p.
Trần Thị Thu Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy
sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ - AG, 2006. Kỹ thuật
nuôi cá cóc thương phẩm. truy cập ngày 17/8/2014.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ.
Võ Văn Chi (1993). Cá cảnh. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8



×