Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

nghiên cứu khả năng sử dụng giáp xác chân chèo apocyclops dengizicus trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng “litopenaeus vannamei”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.76 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN HOÀI AN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GIÁP XÁC CHÂN
CHÈO Apocyclops dengizicus TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG “Litopenaeus vannamei”

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS VŨ NGỌC ÚT

2014

0


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GIÁP XÁC CHÂN CHÈO
Apocyclops dengizicus TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG “Litopenaeus vannamei”
Nguyễn Hoài An và Vũ Ngọc Út
ABSTRACT
Study on using copepod Apocyclops dengizicus to replace Artemia in rearing white
leg shrimp (Litopenaeus vanaemei) larvae was implemented with the aim to improve
survival of the shrimp larvae. The study was conducted with two experiments. The
first experiment was designed with 5 treatments in which copepods were replaced at
different ratios in the feeding regimes including 25%, 50%, 75%, 100%,and the
control was 100% Artemia. In the second experiment, copepods were supplemented


at different stages of zoae (Z) including at the end of Z1, the end of Z2 and the end of
Z3. Density of shrimp larvae was 200 inds. L-1 stocked in 20L bucket system with
salinity of 30 ‰. The results showed that survival of shrimp larvae was highest in
treatments of 25%, 50% copepoda and 100% Artemia with 40.44%, 40.55%,

41.04%, respectively. However, in the treatments with higher percentage of
copepods (100% and 75%) survival of shrimp larvae was significantly lower
(28.51% and 31.06%, respectively). In the second experiment, highest survival
was obtained in the treatment when shrimp larvae provided with copepoda
nauplii at the end of zoae 3 (42.69%), followed by treatment that copepods
were supplemented at the end of zoae 2 (29,79%). All larvae died after 4 days
when fed with copepods at the end of zoae 1.
TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng loài copepoda Apocyclops dengizicus thay thế cho Artemia
trong quy trình sản xuất giống tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei ) được
tiến hành với hai thí nghiệm nhằm mục đích đánh giá khả năng cải thiện tỉ lệ
sống của ấu trùng tôm khi được cho ăn copepoda. Thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm
thức (NT) với các tỷ lệ thay thế Artemia lần lượt là 25%, 50%, 75%, 100% và
nghiệm thức đối chứng là 100% Artemia. Thí nghiệm 2 gồm 3 nghiệm thức,
với thời gian bổ sung copepoda ở các giai đoạn zoae khác nhau bao gồm cuối
zoae 1, cuối zoae 2 và cuối zoae 3 (đối chứng). Mật độ ấu trùng tôm bố trí ở 2
thí nghiệm là 200 cá thể/lít, ở độ mặn 30‰. Kết quả cho thấy, ấu trùng tôm
trong nghiệm thức 25% copepoda, 50% copepoda và 100% Artemia (đối
chứng) có tỉ lệ sống cao nhất, lần lượt là 40,44%, 40,55% và 41,04%, khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Ấu trùng trong nghiệm thức 75% và
100% copepoda có tỷ lệ sống thấp nhất lần lượt là 31,06% và 28,51% và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với các nghiệm thức khác. Trong thí
nghiệm 2, tỉ lệ sống của ấu trùng tôm có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
(p<0,05). Nghiệm thức bổ sung copepoda ở giai đoạn cuối zoae 3 (đối chứng)
1



cho tỷ lệ sống cao nhất (42,69%), tiếp theo là nghiệm thức bổ sung vào cuối
zoae 2 (29,79%). Toàn bộ ấu trùng tôm chết sau 4 ngày trong nghiệm thức
được cho ăn copepoda ở cuối zoae 1.
1. GIỚI THIỆU
Tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang nuôi ở nước ta là đối tượng nhập nội, có nguồn
gốc từ châu Mỹ. Bên cạnh tôm sú, tôm chân trắng cũng là đối tượng quan trọng
của ngành nuôi trồng thủy sản nhiều nước trên thế giới. Mặc dù hiện nay
Artemia được sử dụng rộng rãi làm thức ăn tươi sống ở những giai đoạn đầu tiên
do chúng có kích thước khá phù hợp và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ương
nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng, nhưng khó khăn lớn nhất của Artemia là biến
động sản lượng và giá thành khá cao. Vì vậy, tìm các loại thức ăn tươi sống thích
hợp khác để thay thế Artemia nhưng vẫn bảo đảm chất lượng con giống và hiệu
quả trong quá trình sản xuất giống là yêu cầu cấp thiết cần phải được nghiên cứu.
Copepoda được xem là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, chúng ăn
chủ yếu thực vật phù du và cũng là thức ăn chủ yếu của nhiều động vật thủy
sinh. Copepoda được chú trọng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống bởi
những đặc điểm quan trọng mà chúng mang lại như: kích thước nhỏ, hàm lượng
protein tương đối cao, chứa nhiều acid amin, enzyme tiêu hóa và các acid béo
thiết yếu nên rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng các loài động
vật thủy sản. Mặt khác, copepoda di chuyển theo hình zíc zắc nên ấu trùng các
loài động vật thủy sản dễ dàng phát hiện ra chúng. Vì vậy, copepoda là đối
tượng có thể sử dụng thay thế Artemia làm thức ăn cho ấu trùng các loài động
vật thủy sản (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2013).
Trong các thủy vực tự nhiên loài copepoda Apocyclops dengizicus xuất hiện với
mật độ tương đối cao, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường tốt, chúng là
nguồn thức ăn giàu acid béo cao phân tử không no ( HUFA ), hàm lượng protein
cao, chứa nhiều enzyne tiêu hóa, đặc biệt ấu trùng của loài Apocyclops
dengizicus có kích thước rất phù hợp cho kích cỡ miệng của ấu trùng tôm cá.

Đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về sử dụng copepopda làm
thức ăn cho ấu trùng tôm, cá như Omidvar và ctv (2009), sử dụng Apocyclops
dengizicus làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú Penaeus monodon. Kết quả của
nghiên cứu này cho thấy A. dengizicus có thể sử dụng thay thế làm thức ăn tươi
sống cho hậu ấu trùng tôm sú. Nguyễn Thanh Thủy và Hà Lê Thị Lộc (2010) đã
nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá
khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris giai đoạn 15 ngày tuổi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, cá ăn copepoda có sự tăng trưởng chiều dài và khối lượng lớn nhất
và cũng nhanh hơn so với sử dụng ấu trùng Artemia. Theo Thượng Đình Tâm và
Hoàng Tùng ( 2008 ) sử dụng copepoda làm thức ăn có thể cải thiện tốc độ tăng
2


trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kada ) giai đoạn 8 – 10mm
đến 35-40mm.
Từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu khả năng sự dụng copepoda
Apocyclops dengizicus trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng Litopenaus
vannamei” được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng sử dụng và
ứng dụng copepopda Apocyclops dengizicus trong sản xuất giống tôm chân trắng
và những đối tượng tôm he khác.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn giống và thức ăn
- Nguồn ấu trùng tôm thẻ chân trắng (TTCT) được mua từ các trại sản xuất
giống ở miển Trung.
- Nguồn tảo (Chaetoceros calcitrans) và copepoda (Apocyclops dengizicus) được
cung cấp từ phòng Thí nghiệm thức ăn tự nhiên, Bộ môn Thủy sinh học ứng
dụng - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.
- Trứng Artemia sử dụng là loại trứng Artemia Vĩnh Châu đóng hộp bán trên thị
trường.
2.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Sử dụng copepoda A.dengizicus thay thế Atermia trong ương ấu
trùng tôm thẻ chân trắng .
Copepoda A.dengizicus được sử dụng thay thế Artemia với các tỉ lệ khác nhau
ứng với các nghiệm thức bao gồm:
- Nghiệm thức 1: thay thế N-Artemia bằng copepoda A. dengizicus tỉ lệ 25%.
- Nghiệm thức 2: thay thế N-Artemia bằng copepoda A. dengizicus tỉ lệ 50%.
- Nghiệm thức 3: thay thế N-Artemia bằng copepoda A. dengizicus tỉ lệ 75%.
- Nghiệm thức 4: thay thế N-Artemia bằng copepoda A. dengizicus tỉ lệ 100%.
- Nghiệm thức đối chứng (ĐC): 100% Artemia (nauplius).
Chế độ cho ăn ở các nghiệm thức có kết hợp thức ăn nhân tạo (Frippak và
Lansy).
Thí nghiêm 2: Xác định thời điểm bổ sung ấu trùng copepoda A.dengizicus
thích hợp cho tỉ lệ sống cao nhất của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Copepoda được bổ sung ở các giai đoạn khác nhau của ấu trùng tôm thẻ chân
trắng, tương ứng với các nghiệm thức:
- Nghiệm thức 1: Cuối giai đoạn Zoea 1.

3


- Nghiệm thức 2: Cuối giai đoạn Zoea 2.
- Nghiệm thức đối chứng (ĐC): Cuối giai đoạn Zoea 3.
Ấu trùng TTCT trước khi bố trí được xử lý qua dung dịch Formol 200 ppm
trong 30 giây và được bố trí trong các xô nhựa thể tích 20 lít, nước nuôi ấu trùng
có độ mặn 30‰ được sục khí liên tục. Mật độ ấu trùng TTCT bố trí là 200 ấu
trùng/lít,. Các nghiệm thức được bố trí một cách ngẫu nhiên và được lặp lại 3
lần. Lượng thức ăn cung cấp được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Lượng thức ăn cung cấp cho ấu trùng trong cả 2 thí nghiệm
Thí
Nghiệm

nghiệm thức

Loại thức ăn
Artemia (cá thể/mL/lần)

Đối
chứng

Tảo (vạn tb/mL/lần)
Frippak

&

Giai đoạn ấu trùng
Zoea1,2 Zoae3
Mysis

Poslarvae

0
3-10

3-5
0

Lansy 0,3-0,5

1-2
3-10
0,3-0,5


1-2
0

3-10
0,3-0,5

0

0,5-0,8 0,8-1

(mg/L/lần)

1

I
II
III
IV

Tảo (vạn tb/mL/lần)
Frippak

&

3-10

Lansy 0,3-0,5

0


0,5-0,8 0,8-1

(mg/L/lần)

Thay thế Artemia bằng A. dengizicus với các tỉ lệ khác nhau theo
từng nghiệm thức.

Các thí nghiệm được quản lý và chăm sóc theo chế độ giống nhau. Ở thí nghiệm
1, Artemia và copepoda được cung cấp 3 giờ/lần, bắt đầu vào cuối giai đoạn
Zoea 3. Nghiệm thức đối chứng, từ cuối giai đoạn Zoea 3 đên giai đoạn Mysis,
Artemia được cung cấp dưới dạng bung dù. Từ giai đoạn PL1 đến PL10 Artemia
được cung cấp dưới dạng ấp nở hoàn toàn. Trong các nghiệm thức sử dụng
copepoda, ấu trùng tôm từ giai đoạn cuối zoae 3 đến mysis được cung cấp ấu
trùng copepoda có kích thước chiều dài từ 70-240 µm, qua giai đoạn PL1 đến
PL10, copepoda được cung cấp là dạng ấu niên, copepodite, có kích thước 250650 µm. Ấu trùng copepoda và ấu niên copepodite được thu cho tôm ăn bằng vợt
có kích thước lưới lần lượt là 300 µm và 600 µm. Ở thí nghiệm 2, bổ sung ấu
trùng copepoda vào cuối Zoae 1, cuối Zoae 2 và cuối Zoae 3. Khi bổ sung ấu
trùng copepoda vào các nghiệm thức thì ngưng bổ sung tảo. Khi ấu trùng tôm thẻ
chân trắng chuyển sang giai đoạn Mysis thì bắt đầu ương theo tỷ lệ thay thế tốt
nhất của thí nghiệm 1.
Nước được thay hàng ngày ở các nghiệm thức với 20-30%/ngày cho giai đoạn
mysis và 30-50%/ngày cho giai đoạn PL.
2.3 Các thông số theo dõi.

4


- Nhiệt độ, pH, được đo hàng ngày vào buổi sáng (7am) và buổi chiều (14 pm).
các chỉ số TAN, NO2- được theo dõi 3 ngày/lần.

- Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng (giờ): T = T2 - T1
T: là thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng (giờ).
T2: là thời gian chuyển giai đoạn ở lần kế tiếp.
T1: là thời gian chuyển giai đoạn ở lần trước.
- Chiều dài ấu trùng (mm): được đo từ 10 cá thể ở các giai đoạn M1, M3, PL1,
PL8, PL10 đối với thí nghiệm 1 và Z1, Z2, Z3, M1, M3, PL1, PL8, PL10 đối với
thí nghiệm 2. Chiều dài L là chiều dài toàn thân tính từ mút chủy đến tận cùng
của Telson bằng trắc vi thị kính (với độ chính xác 0,001 mm) đối với giai đoạn Z
và đo bằng thước kẻ li (độ chính xác 0,1 mm) đối với giai đoạn M và PL.
- Tổng số ấu trùng có trong bể (A): A = A * V
A Số lượng ấu trùng trong 1lít nước
V là thể tích nước của bể nuôi ấu trùng
- Tỷ lệ sống của ấu trùng theo các giai đoạn (N, Z, M, PL) được tính theo công
thức:
X = (A + B)/C* 100
X: Tỷ lệ sống (%)
A: Số ấu trùng tôm còn lại
B: Số ấu trùng tôm lấy để thí nghiệm
C: Số ấu trùng tôm ban đầu
- Đánh giá chất lượng đàn postlarvae bằng phương pháp gây sốc: Phương pháp
này đánh giá khả năng chịu đựng và tình trạng sức khỏe của tôm giống.
 Gây sốc độ mặn: lấy mẫu 100-200 con postlarvae pha với nước ngọt với tỉ lệ
1:1. Sau 2 giờ, nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.
 Gây sốc formol: lấy 10 lít nước trong bể ương tôm, pha dung dịch Formol nồng độ
200 ppm (2 mL/10 lít nước), cho vào khoảng 100 tôm post. Sau 2 giờ, nếu tôm chết
không quá 5% là đàn tôm tốt.

2.5 Phân tích và sử lý số liệu :
Các số liệu thu thập được trình bày bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Khác
biệt giữa các nghiệm thức được phân tích bằng phương pháp phân tích ANOVA,

theo sau là phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa 0,05.

5


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Sử dụng copepoda A.dengizicus thay thế Atermia trong ương ấu trùng
tôm thẻ chân trắng.
3.1.1 Các yếu tố môi trường.
Bảng 1: Các yếu tố nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm.

Nhiệt độ (oC)
pH
26-30
8,3-8,5

Độ mặn (‰)
28-30

NO2- (mg/L)
0,2-2

TAN (mg/L)
0,05-0,3

Từ bảng 1 cho thấy, các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm dao động
không đáng kể. Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư ( 2003 ) về kỹ thuật nuôi
tôm he chân trắng thì các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng tối ưu của tôm
chân trắng là: nhiệt độ từ 28-35oC, độ mặn từ 28-35‰, pH từ 7,9-8,6 thì kết quả
thu được đều nằm trong ngưỡng thích hợp của tôm. Riêng yếu tố nhiệt độ có thời

điểm thấp hơn ngưỡng tối ưu, lý do là thí nghiệm bố trí vào mùa mưa (tháng 8
AL) nên nhiệt độ có khi hơi thấp, nhưng không đáng kể và có thể không ảnh
hưởng đến kết quả thí nghiệm. Mặc khác, NO2- và TAN trong thí nghiệm vẫn
nằm ở khoảng an toàn cho tôm. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (
2009 ) thì ammonium tổng cộng cho phép đối với tôm là 1mg/L. Theo Boy,
1990 ( trích bởi Trương Quốc Phú, 2006) khoảng ammonium thích hợp cho tôm
thẻ chân trắng là 0,2-2mg/L. Theo Lê Văn Cát ( 2006 ) cho rằng tôm biển chịu
đựng nitrite kém và ước lượng ngưỡng chịu đựng không qua 2mg/L.
3.1.2 Chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm.
Bảng 2 : Chiều dài của ấu trùng tôm qua các giai đoạn.

Nghiệm
Chiều dài ấu trùng qua các giai đoạn ( mm )
thức
M1
M3
P1
P8
P10
a
a
a
a
2,508±0,006 4,318±0,002 4,700±0,004 7,076±0,003 7,702±0,003a
Đối
chứng
2,445±0,006a 4,276±0,008a 4,694±0.006a 7,073±0,003a 7,724±0,006a
NT1
2,464±0,005a 4,337±0,002a 4,739±0,005a 7,098±0,003a 7,701±0,002a
NT2

2,071±0,001b 3,938±0,004b 4,350±0,009b 6,593±0,003b 7,041±0,001b
NT3
2,000±0,001b 3,679±0,004c 4,118±0,006c 6,873±0.005c 6,916±0,007c
NT4
Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05)

Từ kết quả của Bảng 2 cho thấy chiều dài của ấu trùng qua các giai đoạn ở
nghiệm thức 100% Artemia, 25% copepoda và 50% copepoda khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Riêng nghiệm thức 75% copepoda và 100%
copepoda chiều dài của ấu trùng ngắn hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê
6


(p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. So với thí nghiệm của Đào Văn Trí
(2012) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản
xuất giống tôm he chân trắng Litopenaus vannamei thì kích thước của ấu trùng
tôm trong thí nghiệm có phần ngắn hơn thí nghiệm của tác giả, mặc dù hàm
lượng dinh dưỡng của copepoda cao nhưng do ấu trùng copepoda di chuyển
nhanh và chưa xác định được mật độ thích hợp để cung cấp cho ấu trùng tôm
nên hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Qua đó cho thấy, thành phần thức ăn, lượng
thức ăn và thời gian cho ăn sẽ ảnh hưởng đến kích thước của tôm giống.

45

41,04

40,44

40,55


40
Tỷ lệ sống (%)

35

31,06

30

28,51

Đối chứng
NT1

25

NT2

20

NT3

15

NT4

10
5
0
1

Nghiệm Thức

Hình 1 : Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

Kết quả cho thấy ấu trùng TTCT trong 3 nghiệm thức 100% Artemia, 25%
coepopoda và 50% copepoda có tỷ lệ sống cao nhất, lần lượt là 41,04%, 40,44%
và 40,55% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p> 0,05). Trong
khi đó, ấu trùng TTCT ở nghiệm thức 75% copepoda và 100% copepoda có tỷ lệ
sống thấp hơn (31,06% và 28,51%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05 )
so với nghiệm thức đối chứng. Từ đó cho thấy, có thể sử dụng copepoda thay
thế Artemia trong ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng, với tỷ lệ thay thế lên
đến 50%. Kết quả thí nghiệm cũng giống với thí nghiệm sử dụng A. dengizicus
làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú Penaeus monodon của Omidvar và ctv (2009).
Tác giả cũng nhận định rằng có thể sử dụng A. dengizicus làm thức ăn tươi sống
cho hậu ấu trùng tôm sú.

3.1.3 Thời gian chuyển giai đoạn và tỉ lệ sống của ấu trùng TTCT
7


Bảng 3: Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng TTCT.

Nghiệm
Thức
Z1Z2
Đối
36a
chứng
NT1
36a

NT2
36a
NT3
36a
NT4
36a

Thời gian chuyển giai đoạn ( giờ )
Z2- Z3-M1
M1-M2
M2-M3
Z3
38,5a 40,8±0,6b 47±1b
50±0,9c
38,5a
38,5a
38,5a
38,5a

M3-P1

Tổng

47,4±0,5d 259,77±1,5c

41±0,5ab 47±1b
50,4±0,3c 48±0c
60,90±1,2c
40,8±0,3b 47,4±1,2b 50,3±0,3c 47,7±0,3cd 260,73±1,4c
41,3±0,6ab 50,8±0,3a 55,3±0,6b 51±0b

273,00±1,3b
41,8±0,3a 51,8±0,3a 59,2±0,2a 52±0a
279,33±0,8a

Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05).

Thời gian chuyển giai đoạn từ Z1 đến PL1 của nghiệm thức 100% Artemia, 25%
copepoda và 50% copepoda lần lượt là 259,77 giờ, 260,90 giờ và 260,73 giờ
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Nghiệm thức 75% copeopoda và
100% copepoda có thời gian chuyển giai đoạn dài hơn là 273,00 giờ và 279,33
giờ, khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0.05) so với nghiệm thức đối chứng (Bảng
3). Theo Đào Văn Trí (2012) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân
tạo và công nghệ sản xuất giống tôm he chân trắng Litopenaus vannamei thì thời
gian chuyển giai đoạn từ Z1 đến PL1 là 253 giờ. Kết quả thu được của nghiệm
thức 100% Artemia, 25% copeopoda và 50% copepoda so với nghiên cứu của
tác giả khác biệt không đáng kể, tuy nhiên, nghiệm thức 75% copepoda và 100%
copepoda so với nghiên cứu của tác giả là có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy,
thành phần và tỷ lệ thức ăn trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến thời gian chuyển
giai đoạn của tôm.
3.1.4 Đánh giá chất lượng tôm PL.
Bảng 4: Đánh giá chất lượng tôm PL.

Nghiệm
thức
Đối
chứng
NT1
NT2
NT3
NT4


Sốc độ mặn
Tỷ lệ tôm chết ( % )
0a

Sốc formol
Tỷ lệ tôm chết ( % )
2±1a

0a
0,3±0,6a
0,3±0,6a
0,3±0,7a

2±2a
2,3±1,3a
2,7±2,1a
4,3±1,5a

Cùng 1 chỉ số, các giá trị trong cùng một bảng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê ( p < 0.05 ).

8


Kết quả trình bày ở Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ tôm chết khi sốc độ mặn và sốc formol

ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có
thể khẳng định rằng, trong quá trình sản xuất tôm chân trắng, khi sử dụng A.
dengizicus làm thức ăn sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng con giống.

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, trong quá trình sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng có thể thay thế Artemia bằng copepoda A. dengizicus vì chúng là nguồn
thức ăn giàu acid béo cao phân tử không no ( HUFA ), hàm lượng protein cao,
chứa nhiều enzyne tiêu hóa và có kích thước rất phù hợp cho ấu trùng tôm cá.
Với tỷ lệ thay thế phù hợp nhất là 50% copepoda vừa tiết kiệm chi phí, vừa đa
dạng nguồn thức ăn tự nhiên mà không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh
trưởng và chất lượng con giống trong quá trình sản xuất tôm thẻ chân trắng.
3.2 Xác định thời điểm bổ sung ấu trùng copepoda A.dengizicus thích hợp
cho tỉ lệ sống cao nhất của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
3.2.1 Các yếu tố môi trường.
Bảng 5: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm.

Nhiệt độ (oC)
27-31

pH
8,3-8,5

Độ mặn (‰)
28-30

NO2- (mg/L)
0,2-2

TAN (mg/L)
0,05-0,3

Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường có sự biến động không đáng
kể. Nhiệt độ từ 27-31oC, pH từ 8,3-8,5, độ mặn 28-30‰, NO2- 0,2-2 mg/L,
TAN 0,05-0,3 mg/L. So với thí nghiệm 1 các yếu tố môi trường có sự chênh

lệch không đáng kể, vẫn ở mức thích hợp và không ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của ấu trùng tôm.
3.2.2 Thời gian chuyển giai đoạn và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm
Bảng 6: Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong Thí nghiệm.

Nghiệm
thức
Cuối
Zoea 1
Cuối
Zoea 2
Cuối
Zoea 3

Z2-Z3
0

Thời gian chuyển giai đoạn ( giờ )
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
0
0
0

M3-P1
0

Tổng
0


36,5±0,5a 41,2±0.6a 46,5±0,5a 46,2±0,8a 45,5±0,5a 287,8±1,5a
36,3±0,6a 39,5±0,5b 45,0±0b

45,8±1a

45,2±0,3a 283,8±1,5b

Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

9


Khi bổ sung copepoda vào cuối giai đoạn Zoea 2 ( nghiệm thức 2 ) tôm vẫn có
khả năng chuyển Zoea 3 nhưng thời gian chuyển từ Zoea 3 lên Mysis 1 (41,2
giờ) và Mysis 1 lên Mysis 2 (46,5 giờ) dài hơn nghiêm thức ĐC (39,5 giờ và 45
giờ) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) (Bảng 6). Mặc dù từ giai đoạn
Mysis 3 trở về sau là như nhau nhưng có thể thấy rằng giai đoạn Zoea 2 vẫn
chưa thích hợp để bổ sung copepoda cho tôm và giai đoạn này tôm chủ yếu ăn
lọc.
Bảng 7: Tỷ lệ sống qua các giai đoạn của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong Thí nghiệm.

Nghiệm
thức

Cuối
Zoea 1
Cuối
Zoea 2
Cuối

Zoea 3

Tỷ lệ sống ( % )
Z2

Z3

M1

M3

P1

97,4±0,8a

0b

0c

0b

0c

Cuối thí
nghiệm
0c

97,4±0,7a
97,4±0,9a


97,4±1,9a
97,3±0,9a

70,5±1,6b
86,5±1,6a

97,8±0,6a
98,3±0,5a

69,9±2,2b
80,7±3,6a

29,79±0,04b
42,69±0,13a

Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả bảng 7 cho thấy, ở nghiệm thức cuối Z3 tôm sinh trưởng, phát triển tốt
và tỷ lệ sống đạt cao nhất (42,69%), kế đến là cuối Z2, tỷ lệ sống thấp hơn
đáng kể (29,79%) so với nghiệm thức cuối Z3 (p<0,05). Mặc dù ở nghiệm thức
cuối Z2 tôm vẫn chuyển Z3, nhưng từ giai đoạn Z3 lên M1 tỷ lệ sống giảm
mạnh là do thời điểm bổ sung chưa thích hợp, cấu trúc cơ thể tôm chưa hoàn
chỉnh, tôm bắt mồi còn kém và giai đoạn này tôm chủ yếu ăn lọc nên tỷ lệ sống
có phần giảm sút. Riêng nghiệm thức cuối Z1, tôm không thể chuyển sang
Zoea 3 và chết hoàn toàn sau 4 ngày bố trí. Theo Boone ( 1931 ) cho rằng, giai
đoạn Zoea tôm chủ yếu ăn thực vật phù du. Qua đó có thể thấy thời điểm thích
hợp để bổ sung copepopda là vào cuối giai đoạn Zoea 3.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong quá trinh ương giống tôm thẻ chân trắng ở
giai đoạn Zoea khả năng bắt được copepoda của tôm còn kém dẫn đến tôm sinh
trưởng kém, tỷ lệ sống thấp và thời điểm bổ sung copeopoda thích hợp nhất là

cuối giai đoạn Zoae 3. Theo Đào Văn Trí ( 2012 ) trong thí nghiệm ảnh hưởng
của một số loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân
trắng, tác giả nhận định rằng khi ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn
Zoae nến sử dụng tảo tươi kết hợp thức ăn tổng hợp để đạt kết quả tôt nhất.

10


4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Trong quá trình ương tôm thẻ chân trắng có thể sử dụng copepopda Apocyclops
dengizicus thay thế cho Artemia mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ
sống và chất lượng của tôm giống. Tỷ lệ thay thế phù hợp nhất là 50% copepoda.
Giai đoạn Zoae tôm chủ yếu ăn lọc nên khi bổ sung copepoda vào thì khả năng
bắt được mồi của tôm còn hạn chế dẫn đến tôm sinh trưởng kém và tỷ lệ sống
thấp. Vì thế, thời điểm để bổ sung copepoda thích hợp nhất là cuối giai đoạn
Zoea 3.
4.2 Đề xuất
Nghiên cứu mật độ copepoda thích hợp cho ăn trong giai đoạn ương ấu trùng
tôm thẻ chân trắng.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boone, 1931.Cultured Aquatic Species Information Programme Penaeus vannamei.
Đào Văn Trí, 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và
công nghệ sản xuất giống tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei). Luận án
tiến sĩ Nông Nghiệp. Trường Đại hoc Nha Trang.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Chất lượng nước và giải
pháp cải thiện chất lượng nước. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 424
trang.
Nguyễn Thanh Thủy và Hà Lê Thị Lộc, 2010. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác
nhau lên tăng trưởng của cá khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris Cuvier 1830.

Tạp chí khoa học và Công nghệ Biển, 10 (3): 69 – 75.
Omidvar (2009) Thử nghiệm sử dụng Copepod Apocyclops dengizicus làm thức ăn
cho ấu trùng tôm sú Penaeus monodon.
Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng. Nxb. Nông
Nghiệp, Hà Nội. Tr 5-20
Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2013. Giáo trình thực vật và động vật thủy
sinh. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú, 2006. Bản dich chất lượng nước ao nuôi thủy
sản. Khoa thủy sản- Đại hoc Cần Thơ.

11



×