Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm men vi sinh subprobi vào khẩu phần lên sự sinh trưởng của heo sau cai sữa (2050 kg)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRỊNH TUYẾT MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUB-PROBI
VÀO KHẨU PHẦN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HEO SAU CAI SỮA (20-50 KG)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRỊNH TUYẾT MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUB-PROBI
VÀO KHẨU PHẦN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HEO SAU CAI SỮA (20-50 KG)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. LÊ THỊ MẾN



2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRỊNH TUYẾT MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM MEN VI SINH SUB-PROBI
VÀO KHẨU PHẦN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HEO SAU CAI SỮA (20-50 KG)

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT BỘ MÔN

PGs.Ts. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Lãnh đạo Công ty Vemedim đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Chân thành cảm ơn Công ty Chăn nuôi Vemedim đã hỗ trợ tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình.
Cha, mẹ đã nuôi nấng, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình
học tập. Anh, chị em trong gia đình đã quan tâm, thương yêu và dìu dắt tôi
vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Cô Lê Thị Mến đã tận tình hướng dẫn, lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã ân cần dạy bảo, tạo mọi điều kiện và động
viên tôi trong suốt thời gian thực tập tại Phòng thí nghiệm Chăn nuôi chuyên
khoa, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
Thầy Hồ Quảng Đồ là giáo viên cố vấn đã tận tình hướng dẫn, khuyên
bảo tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống trong suốt 4 năm
đại học.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô giảng dạy tại Trường đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
Tập thể lớp Chăn nuôi - Thú y khóa 37 và khóa 38, đặc biệt là các bạn
Trần Quang Khôi, Diệp Minh Tuấn và Nguyễn Thị Đài Trang đã luôn luôn
quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

i


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07/2014 đến tháng 11/2014 tại Công
ty Chăn nuôi Vemedim ở ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai,
thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện trên 60 heo sau cai sữa, được
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 4 lần lặp
lại.
NT ĐC: Nghiệm thức không bổ sung chế phẩm

NT SUB-L: Nghiệm thức bổ sung chế phẩm Sub-Probi với cách cho ăn
liên tục
NT SUB-C: Nghiệm thức bổ sung chế phẩm Sub-Probi với cách cho ăn
cách tuần
Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp được phối hợp từ
thực liệu rời như cám gạo, bắp vàng, bánh dầu đậu nành, bột cá, premix
vitamin.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Tăng trọng bình quân cuối kỳ (kg/con) ở NT SUB-L (59,33) là cao nhất
kế đến là NT SUB-C (59,07) và thấp nhất là ở NT ĐC (58,10) (P<0,01). Tăng
trưởng tích lũy (kg/con) cao nhất ở NT SUB-L (38,63), kế đến là NT SUB-C
(38,47) và thấp nhất là NT ĐC (37,57) (P<0,01). Tăng trưởng tuyệt đối
(g/con/ngày) ở NT SUB-L (654,80) là cao nhất, kế đến là NT SUB-C (651,98)
và thấp nhất là NT ĐC (636,72) (P<0,01). Tăng trưởng tương đối (%) cao
nhất ở NT SUB-L (96,54), kế đến là NT SUB-C (96,57) và thấp nhất là NT ĐC
(95,54) (P<0,01).
HSCHTĂ thấp nhất ở NT SUB-L là 2,35; NT SUB-C là 2,40 và NT ĐC
cao nhất (2,56) (P<0,01).
Tỷ lệ tiêu chảy ở NT SUB-L là 5% và SUB-C là 10% thấp hơn so với NT
ĐC (30%) (P<0,05)..
Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo ở NT SUB-L và SUB-C thấp hơn
so với NT ĐC lần lượt là 3,5% và 3,0%.
Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm (thức ăn + thú y) ở NT SUB-L và NT
SUB-C cao hơn so với NT ĐC lần lượt là 7,6% và 6,4%.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số

liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trịnh Tuyết Mai

iii


MỤC LỤC
Tóm lược……………………………………………………………………………...ii

Chương 1: Đặt vấn đề...................................................................................... 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu ......................................................................... 2
2.1 Các giống heo ngoại được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) ............................................................................................................ 2
2.1.1 Yorkshire .................................................................................................. 2
2.1.2 Landrace ................................................................................................... 3
2.1.3 Duroc ........................................................................................................ 4
2.1.4 Heo Pietrain .............................................................................................. 5
2.2 Heo lai thương phẩm ................................................................................... 6
2.2.1 Lai kinh tế đơn giản .................................................................................. 6
2.2.2 Lai kinh tế phức tạp .................................................................................. 6
2.3 Hệ vinh vật đường ruột và ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đến sức khỏe vật
nuôi .................................................................................................................... 7
2.4 Các chất hỗ trợ dinh dưỡng, chất phụ gia trong thức ăn (Feed additives)... 8
2.5 Probiotic ....................................................................................................... 9
2.5.1 Khái niệm.................................................................................................. 9
2.5.2 Vai trò của probiotic ................................................................................. 9

2.5.3 Cơ chế tác động của probiotic ................................................................ 10
2.5.4 Một số chủng vi sinh vật dùng phổ biến trong probiotic ........................ 12
2.5.5 Ứng dụng của probiotic trong chăn nuôi ................................................ 14
2.5.6 Tình hình sử dụng probiotic tại Việt Nam .............................................. 15
2.6 Đặc điểm một số loại thức ăn nguyên liệu thường dùng trong chăn nuôi . 19
2.6.1 Thức ăn năng lượng ................................................................................ 19
2.6.2 Thức ăn bổ sung protein ......................................................................... 19
2.6.3 Thức ăn bổ sung khoáng ......................................................................... 20
2.6.4 Đặc điểm về nhu cầu dinh dưỡng của heo ở giai đoạn 20-50 kg ........... 21
2.7 Công tác thú y ............................................................................................ 21
2.7.1 Tiêm phòng ............................................................................................. 21
2.7.2 Vệ sinh thức ăn, nước uống .................................................................... 22
2.7.3 Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.............................................. 22
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ................................. 23
3.1 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 23
3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 23
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ........................................................................... 25
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm .............................................................................. 26
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................ 26
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm .............................................................. 27
3.1.6 Nước uống dùng trong thí nghiệm .......................................................... 29
3.1.7 Chế phẩm vi sinh dùng trong thí nghiệm ............................................... 29
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 30
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 30
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 30

iv


3.2.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ......................................................... 32

3.3 Xử lý số liệu...............................................................................................34
Chương 4: Kết quả thảo luận ....................................................................... 35
4.1 Ghi nhận tổng quát ..................................................................................... 35
4.2 Kết quả về tăng trưởng .............................................................................. 36
4.2.1 Khối lượng heo thí nghiệm ..................................................................... 36
4.2.2 Tăng trưởng tích lũy ............................................................................... 37
4.2.3 Tăng trưởng tuyệt đối ............................................................................. 38
4.2.4 Tăng trưởng tương đối ............................................................................ 39
4.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm ................. 39
4.4 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm.................................... 40
4.5 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm ............................................................ 41
4.6 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 42
4.6.1 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo .................................................... 42
4.6.2 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm............................................................ 43
Chương 5: Kết luận và đề nghị ..................................................................... 45
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị....................................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 46
Phụ chương.....................................................................................................49

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Heo Yorkshire.................................................................................... 2
Hình 2.2: Heo Landrace ..................................................................................... 3
Hình 2.3: Heo Duroc .......................................................................................... 4
Hình 2.4: Heo Pietrain ....................................................................................... 5
Hình 2.5: Sơ đỒ lai 3 giỐng .............................................................................. 7
Hình 2.6: Sơ đỒ lai 4 giỐng .............................................................................. 7

Hình 2.7: Sơ đồ minh họa cơ chế tác động của probiotic lên hệ vi sinh vật ... 11
Hình 2.8: Vi khuẨn Pediococcus acidilactici ................................................. 12
Hình 2.9: Vi khuẨn Bacillus subtilis ............................................................... 13
Hình 2.10: NẤm men Saccharomyces cerevisiae ........................................... 14
Hình 2.11: ChẾ phẨm ProTMSwine ................................................................. 16
Hình 2.12: SẢn phẨm Vime-Bacilac .............................................................. 16
Hình 2.13: SẢn phẨm Vime-Subtyl ............................................................... 17
Hình 3.1: BẢn đỒ HuyỆn ThỚi Lai ................................................................ 23
Hình 3.3: Tổng thể của trại heo ....................................................................... 25
Hình 3.4: Dãy chuỒng nuôi heo thí nghiỆm ................................................... 26
Hình 3.5: Bồn chứa nước ................................................................................. 29
Hình 3.6: Sơ đỒ bỐ trí thí nghiỆm .................................................................. 30
Hình 4.1: Heo nuôi cuỐi thí nghiỆm Ở các nghiỆm thỨc .............................. 35
Hình 4.2: BiỂu đỒ khỐi lưỢng heo cuỐi thí nghiỆm .................................... 37
Hình 4.3: BiỂu đỒ tăng trưỞng tích lũy cỦa heo thí nghiỆm ........................ 38
Hình 4.4: BiỂu đỒ tăng trưỞng tuyỆt đỐi cỦa heo thí nghiỆm ..................... 38
Hình 4.5: BiỂu đỒ tăng trưỞng tương đỐi cỦa heo thí nghiỆm .................... 39
Hình 4.6: MỨc ăn trung bình hàng ngày cỦa heo Ở các nghiỆm thỨc.......... 40

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả bổ sung chế phẩm EM cải tiến phòng trị bệnh đường ruột
do vi khuẩn gây ra đối với heo con theo mẹ .................................................... 18
Bảng 2.2: Kết quả bổ sung probiotic cho heo con sau cai sữa (thí nghiệm trên
heo lai Duroc x (Yorkshire x Landrace) từ ngày tuổi 28 đến 56 ngày) ........... 18
Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của heo thịt giai đoạn 20-50 kg ... 21
Bảng 3.1: Công thức khẩu phần của thức ăn dùng trong thí nghiệm (dành cho
heo lứa có khối lượng từ 20-50 kg) ................................................................. 27

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của khẩu phần cho heo lứa
có khối lượng từ 20-50 kg................................................................................ 28
Bảng 3.3: Lịch tiêm phòng cho heo giai đoạn sau cai sữa-12 tuần tuổi .......... 33
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng cho heo giai đoạn 12 tuần tuổi-hạ thịt ................. 34
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về tăng trưởng của heo thí nghiệm.............................. 36
Bảng 4.2: Mức ăn (MĂ) và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm
.......................................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm ......................... 40
Bảng 4.4: Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm ................................................. 41
Bảng 4.5: Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo thí nghiệm .......................... 42
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm .................................................... 43

vii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số ngày càng tăng, nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người
cũng ngày một tăng cao đã thúc đẩy ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
heo nói riêng ngày một phát triển. Không những tạo ra các sản phẩm phục vụ
con người, ngành chăn nuôi heo còn giải quyết được phần nào tình trạng thất
nghiệp của người dân đặc biệt là ở vùng nông thôn, tận dụng được nguồn lao
động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiệu quả từ việc chăn nuôi loại gia súc này ở một số
nơi chưa cao do tỷ lệ hao hụt, bệnh tật trong quá trình nuôi, đặc biệt là giai
đoạn heo con theo mẹ và sau cai sữa vì giai đoạn này heo con không được
sưởi ấm, dinh dưỡng chuyển từ phụ thuộc sữa mẹ sang dinh dưỡng phụ thuộc
hoàn toàn vào thức ăn nên bộ máy tiêu hóa chưa thích nghi được; do đó heo
con rất dễ bị stress, mắc các bệnh về đường tiêu hóa gây thiệt hại lớn về kinh
tế. Để khắc phục tình trạng trên thì trước đây người ta sử dụng thuốc hóa học,
hóa chất, kháng sinh nhưng các biện pháp này lại không đáp ứng các quy định
về đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường. Trước

thực trạng đó các nước thuộc khối liên minh Châu Âu cấm hoàn toàn việc sử
dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi (Hector Cervanter, 2006). Thay vào
đó là ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (probiotic).
Vũ Duy Giảng (2012) cho rằng sử dụng probiotic trong chăn nuôi heo có
tác dụng duy trì sự cân bằng hệ vi đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá,
tăng cường năng lực miễn dịch ruột, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả
chuyển hoá thức ăn nên các nghiên cứu về ảnh hưởng của probiotic trên heo
luôn được quan tâm nghiên cứu thường xuyên.
Vì những lí do trên, đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm
men vi sinh Sub-Probi vào khẩu phần lên sự tăng trưởng của heo sau cai
sữa (20-50 kg)” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài: Khảo sát hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Sub-Probi
lên khả năng tăng trưởng, tỷ lệ tiêu chảy và hiệu quả sử dụng thức ăn của heo
ở giai đoạn 20-50 kg để từ đó có những khuyến cáo sử dụng chế phẩm này
trong quy mô của trại và áp dụng rộng rãi trong các mô hình chăn nuôi, nhằm
nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các giống heo ngoại được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL)
2.1.1 Yorkshire
2.1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ
Viện Chăn nuôi quốc gia và Phạm Sỹ Tiệp (2004) cho rằng heo
Yorkshire xuất hiện vào thế kỉ 19 ở nước Anh và được công nhận giống năm
1851. Heo Yorkshire được nhập vào nước ta từ các nước khác nhau như Liên
Xô, Cuba, Nhật, Bỉ, Anh, Pháp, Mỹ… Giống heo Yorkshire hiện nay được
nuôi hầu khắp các nước trên thế giới, bởi nó có khả năng thích nghi hơn so với

các giống heo nhập nội khác.
Heo Yorkshire được phân thành 3 nhóm: Đại bạch, trung bạch và tiểu
bạch. Hai nhóm trung bạch và tiểu bạch có năng suất kém và ngoại hình xấu
nên không được ưa chuộng, còn đại bạch có năng suất cao, ngoại hình đẹp nên
rất được ưa chuộng (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000 và Võ Văn
Ninh, 2001).
2.1.1.2 Ngoại hình
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005) và Lê Thị Mến (2010) thì
heo Yorkshire có vóc dáng cao to, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, bốn chân
khỏe, đi trên ngón, cứng cáp. Toàn thân heo lông màu trắng, trừ phần trán và
gáy lông màu phớt vàng, đầu to, tai lớn và dựng đứng, mõm rộng và cuối mõm
hơi cong lên (Hình 2.1).

www.realhogfarms.com

Hình 2.1: Heo Yorkshire

2.1.1.3 Mục tiêu sản xuất
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006) thì heo Yorkshire là
giống heo hướng nạc thường được dùng làm nền lai với heo đực Landrace tạo
2


nái lai F1 (LY) hoặc lai với nái Landrace để tạo heo nái F1 (YL). Ngoài ra heo
đực Yorkshire còn dùng để phối với heo nội tạo ra heo lai nuôi thịt có 50 hoặc
75% máu ngoại.
2.1.1.4 Tính năng sản xuất
Heo Yorkshire thuộc nhóm Bacon (nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng tuổi thường
đạt thể trọng từ 90 đến 100 kg, khi trưởng thành heo nọc (nái) có thể đạt trọng
lượng từ 250 đến 300 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi

lứa trung bình 8 đến 9 con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0 kg đến
1,8 kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất
so với nhóm giống heo ngoại nhập, heo Yorkshire cũng dễ nuôi, thích nghi tốt
với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi ĐBSCL và miền
Đông Nam Bộ (Võ Văn Ninh, 2001).
2.1.2 Landrace
2.1.2.1 Nguồn gốc
Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch, một nước ở Bắc Âu, được nhà chăn
nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai tạo với
heo bản xứ tạo dòng cho nạc (Võ Văn Ninh, 2001 và Trần Ngọc Phương và Lê
Quang Minh, 2002).
2.1.2.2 Ngoại hình
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) và Lê Thị Mến (2010)
thì đây là giống heo có sắc lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện),
tầm vóc lớn, đầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ và thẳng; tai to dài che phủ hai mắt
(các dòng Landrace cải tiến hiện nay thì tai tương đối nhỏ, hơi cụp, chỉ che
phủ một phần con mắt); dài đòn, lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, phần sau và
đùi nở nang. Bốn chân heo nhỏ, vì vậy cần chú ý khi tuyển chọn heo giống
tránh chọn những heo yếu chân, đau chân khi sinh đẻ (Hình 2.2).

www.bib.ge

Hình 2.2: Heo Landrace
3


2.1.2.3 Mục tiêu sản xuất
Heo Landrace dùng để lai kinh tế với heo nội nâng tỷ lệ nạc ở con lai lên
45-48%. Thường dùng đực giống Landrace trong các công thức lai (Lê Hồng
Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

2.1.2.4 Tính năng sản xuất
Heo nái, heo nọc sử dụng làm giống lúc 7-8 tháng tuổi, nặng trung bình
khoảng 100-110 kg. Lúc 2 năm tuổi, heo đực đạt 220-230 kg và heo nái nặng
khoảng 180-200 kg. Heo nái đẻ 10-11 con còn sống/lứa, nuôi con tốt. Bầy heo
con sinh ra đều đặn, mau lớn và sớm thành thục (động dục lúc 6 tháng tuổi).
Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh, 5-6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ thịt
nạc chiếm 56-57%, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,9-3,5 kg và độ dày
mỡ lưng trung bình 20-25 mm (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.1.3 Duroc
2.1.3.1 Nguồn gốc
Heo Duroc có màu lông hung đỏ toàn thân, xuất xứ từ Mỹ với cái tên
Duroc-Jersey. Heo được hình thành từ khoảng năm 1860 với sự tham gia của
các giống heo nhập nội là heo đỏ Guinea, heo đỏ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Heo Duroc được nhập vào nước ta từ trước ngày đất nước thống nhất. Năm
1976, heo Duroc được nuôi ở trường Đại học Nông nghiệp I. Năm 1978, heo
được nhập từ Cuba vào nuôi ở Viện Chăn nuôi (Nguyễn Thiện, 2008).
2.1.3.2 Ngoại hình
Theo Nguyễn Xuân Bình (2008) và Việt Chương và Nguyễn Việt Thái
(2005) thì đây là giống heo có ngoại hình cân đối, ngắn đòn, bộ khung vững
chắc, bốn chân khỏe mạnh, màu lông thay đổi từ nâu nhạt đến sậm, mõm
thẳng và dài vừa, tai ngắn và hơi cụp ra phía trước (Hình 2.3).

www.bib.ge

Hình 2.3: Heo Duroc
4


2.1.3.3 Mục tiêu sản xuất
Heo đực giống Duroc được sử dụng là dòng đực cuối cùng trong công

thức lai 3 giống ngoại Landrace, Yorkshire và Duroc. Heo Duroc còn được
dùng để phối với các giống heo khác tạo heo lai thương phẩm có 4 máu ngoại
(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2006).
2.1.3.4 Tính năng sản xuất
Võ Văn Ninh (2001) cho rằng ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng từ
80 đến 85 kg, nọc nái trưởng thành từ 200 đến 250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ
1,8 đến 2 lứa. Mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là giống heo có thành
tích sinh sản kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace. Heo Duroc thường
được nuôi thuần chủng ở một số trại lớn để làm quỹ gen lai 3 máu tạo con lai
có nhiều nạc. Heo lai 3 máu Yorkshire x Landrace x Duroc thường được các
nhà chăn nuôi Việt Nam ưa chuộng.
2.1.4 Heo Pietrain
2.1.4.1 Nguồn gốc
Heo Pietrain xuất phát từ vùng Pietrain của Bỉ nên mang tên của vùng
này, được Bỉ công nhận giống vào năm 1956 nhưng chưa phổ biến rộng rãi
trên thế giới (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.1.4.2 Ngoại hình
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005) thì heo Pietrain có những
đặc điểm như: Sắc lông nền màu trắng xám, có những đốm đen. Đầu ngắn,
trán rộng, tai ngắn nhưng rộng bản, chỉa ra phía trước. Cổ ngắn, ngực nở, vai
rộng, lưng thẳng, rộng ngang, hông rộng. Đùi ngắn, nở nang, bụng thon, chân
nhỏ, thấp nhưng cứng cáp (Hình 2.4).

galleryhip.com

Hình 2.4: Heo Pietrain

5



2.1.4.3 Mục tiêu sản xuất
Văn Lệ Hằng (2006) cho rằng heo Pietrain được dùng làm “dòng đực
cuối cùng” trong lai thương phẩm để nâng cao năng suất thịt đùi và tỷ lệ nạc.
2.1.4.4 Tính năng sản xuất
Ở tuổi trưởng thành, heo đực nặng 260-300 kg, heo nái nặng 230-260 kg,
dài thân 1,5-1,6 m và độ dày mỡ lưng trung bình là 7,8 mm. Hiện nay heo
Pietrain thuần chủng chưa có ở Việt Nam mà chỉ có con lai 50% giống
Pietrain. Heo lai Pietrain là heo lai cho nhiều nạc nhất so với các giống heo
ngoại hiện nay. Heo thịt tăng trọng trung bình (giai đoạn 30-90 kg) là 760
g/ngày, tiêu tốn 2,56 kg thức ăn/kg tăng trọng (Nguyễn Xuân Bình, 2008 và
Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002).
2.2 Heo lai thương phẩm
Còn gọi là heo lai kinh tế, đây là phương pháp cho giao phối giữa những
con đực và con cái khác giống, hoặc khác dòng. Con lai được nuôi để lấy thịt,
trứng, sữa… không được sử dụng vào mục đích giống (Hội chăn nuôi Việt
Nam, 2004 và Đặng Vũ Bình, 2005).
Phạm Sỹ Tiệp (2004) cho rằng nuôi heo lai giữa các giống ngoại (lai 2
giống, lai 3 giống, lai 4 giống hay lai giữa 2 hoặc 3 hoặc 4 dòng heo với nhau)
đều cho năng suất cao hơn so với nuôi thịt giống thuần chủng ở cùng một điều
kiện nuôi dưỡng là nhờ ưu thế lai.
2.2.1 Lai kinh tế đơn giản
Theo Văn Lệ Hằng (2006) thì đây là hình thức lai chỉ có 2 giống tham
gia, thế hệ F1 đều dùng để nuôi thương phẩm không nuôi làm giống.
2.2.2 Lai kinh tế phức tạp
Lai kinh tế 3 giống
Trong phép lai kinh tế 3 giống (Hình 2.5), do sử dụng mẹ lai (hoặc bố
lai) nên con lai F1 C(AB) ngoài ưu thế lai cá thể còn có ưu thế lai của mẹ
(hoặc bố) (Đặng Vũ Bình, 2005).

6



Hình 2.5: Sơ đồ lai 3 giống

Trường hợp heo lai kinh tế ngoại × ngoại 3 giống tham gia thì người chăn
nuôi giữ lại và nuôi heo nái lai F1 (Landrace × Yorkshire) làm nền cho lai với
đực giống Duroc để lấy con lai nuôi thịt. Heo lai có 3 giống tham gia:
Landrace, Yorkshire và Duroc, trong đó heo Duroc là đực giống kết thúc nên
tỷ lệ máu của các giống tham gia là Duroc-50%, Landrace-25% và Yorkshire25% nuôi 5-6 tháng tuổi đạt 80-90 kg đạt tỷ lệ nạc cao nhất (57-58%) với tiêu
tốn 2,5-2,8 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng (Hội chăn nuôi Việt Nam,
2004).
Lai kinh tế 4 giống
Văn Lệ Hằng (2006) cho rằng trong lai kinh tế 4 giống, do cả bố và mẹ
đều là con lai nên con lai F1 (CD)(AB) có được ưu thế lai cá thể, ưu thế lai
của mẹ và ưu thế lai của bố (Hình 2.6).

Hình 2.6: Sơ đồ lai 4 giống

2.3 Hệ vinh vật đường ruột và ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đến sức
khỏe vật nuôi
Theo Vũ Duy Giảng (2012) thì trong đường ruột của heo có hàng trăm
ngàn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn lớn hơn 10 lần số lượng tế bào cơ thể.
7


Vi khuẩn trong đường ruột đựợc xếp thành ba nhóm:
Nhóm 1 là nhóm vi khuẩn có ích chiếm tỷ lệ trên 90%, gồm phần lớn là
các giống vi khuẩn kỵ khí (Bifidobacteria, Lactobacilli, Bacteroides,
Eubacteria, Streptococci), sản sinh các acid hữu cơ, quan trọng nhất là acid
lactic.

Nhóm 2 chiếm khoảng 1% và gồm chủ yếu là Enterococci và E.coli.
Nhóm 3 chiếm tỷ lệ dưới 0,01% và gồm chủ yếu là những vi khuẩn gây
bệnh như Proteus, Staphylococci và Pseudomonas.
Ở điều kiện sinh lý bình thường, ba nhóm vi khuẩn trên chung sống theo
tỷ lệ “hoà hoãn” là >90:1:0,01, thuật ngữ chuyên môn gọi tình trạng này
là “eubiosis” (tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự chung sống có lợi giữa các vi khuẩn
với nhau và với vật chủ) (Jans, 2005). Đối với gia súc non, cụ thể là heo con
sau cai sữa thì cơ quan tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh nên khả năng tiêu
hóa thức ăn do con người cung cấp còn nhiều hạn chế, thức ăn không được
tiêu hóa hết trong đường tiêu hóa dễ bị ôi thiu tạo điều kiện cho vi sinh vật có
hại phát triển (Cù Thị Thúy Nga và ctv., 2013), hoặc do thức ăn không đảm
bảo vệ sinh, phương pháp cho ăn không hợp lí… đều có thể dẫn đến trạng thái
cân bằng của hệ vi sinh vật ruột bị phá vỡ tạo nên trạng thái “dysbiosis” (trạng
thái “chung sống có hại”) dẫn đến rối loạn tiêu hoá, suy giảm khả năng miễn
dịch đường ruột, suy giảm sức kháng bệnh của cơ thể.
2.4 Các chất hỗ trợ dinh dưỡng, chất phụ gia trong thức ăn (Feed
additives)
Dương Thanh Liêm (2008) cho rằng các chất hỗ trợ dinh dưỡng (chất
phụ gia trong thức ăn chăn nuôi) là những chất không nhất thiết phải có trong
thức ăn. Tuy nhiên, các chất hỗ trợ dinh dưỡng sẽ có tác dụng nâng cao năng
suất tích lũy, hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi; tăng cường khả năng bảo
vệ thức ăn tránh sự oxit hóa, tránh nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển làm hư
hại thức ăn, phòng ngừa bệnh tật cho gia súc gia cầm được tốt hơn khi người
chăn nuôi bổ sung chúng vào thức ăn.
Các chất hỗ trợ dinh dưỡng, chất phụ gia trong thức ăn bao gồm: kháng
sinh, các acid hữu cơ, probiotic, prebiotic, các enzyme tiêu hóa, hormon…
Tuy nhiên, hiện nay có một số chất như kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong
thức ăn chăn nuôi ở nhiều quốc gia do sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
gây bệnh, gây bất lợi cho vật nuôi, môi trường và đời sống con người (tồn dư
kháng sinh trong sản phẩm động vật). Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh

học vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa an toàn cho con người, vật nuôi và môi
8


trường như probiotic đang là liệu pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới
(Bùi Xuân Mến và Đỗ Võ Anh Khoa, 2014).
2.5 Probiotic
2.5.1 Khái niệm
Từ "probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc
sống". Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể
thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của
sinh vật chủ (Parker, 1974). Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam
(1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu
pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người
và động vật để giảm đến mức tổi thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột,
sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột.
Năm 1992, Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: Probiotic được
định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có
ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi
sinh vật bản địa.
Theo tổ chức y tế thế giới FAO/WHO thì probiotics là các vi sinh vật
sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi
cho cơ thể (Wikipedia, 2014).
Probiotic là thức ăn bổ sung các vi sinh vật có ích còn sống, những sinh
vật này có ảnh hưởng có lợi cho con vật chủ do cải thiện được trạng thái cân
bằng của vi sinh trong đường ruột (Fuller, 1989 và Fefana, 2005).
Probiotic được hiểu một cách đơn giản là những vi sinh vật sống hữu
dụng được đưa trực tiếp vào thức ăn. Các vi sinh vật này vào đường tiêu hóa
chúng không bị giết chết bởi môi trường đường ruột vật chủ, trái lại chúng có
khả năng sinh sôi nảy nở và ức chế vi sinh vật có hại trong đường ruột để bảo

vệ tốt cho hệ tiêu hóa vật chủ (Dương Thanh Liêm, 2008).
Probiotic là những vi khuẩn sống, khi vào đường tiêu hoá của động vật,
những vi khuẩn này có khả năng hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại của các vi
khuẩn gây bệnh (Lê Đức Ngoan và ctv., 2004).
2.5.2 Vai trò của probiotic
Theo Trần Thị Dân (2004) và Dương Thanh Liêm (2008) thì probiotic
được dùng để cạnh tranh và kháng lại sự định vị của vi khuẩn có hại ở đường
tiêu hóa. Những vi sinh vật này tiêu thụ O2 làm cho không còn O2 thừa để vi
khuẩn có hại phát triển, sinh sản và chúng có tác dụng phòng trừ bệnh tiêu
9


chảy. Những vi khuẩn có lợi này sản xuất hợp chất có tính kháng khuẩn, tiết
acid làm giảm pH đường ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng hoặc nơi bám ở ruột
và kích thích hoạt động miễn nhiễm. Để vi sinh vật có lợi được thiết lập ở
đường tiêu hóa, chất trợ sinh phải được cung cấp cho heo con sơ sinh càng
sớm càng tốt. Ở heo lớn, tác dụng của chất trợ sinh chỉ xảy ra trong thời gian
chúng được cung cấp liên tục. Thời gian để vi khuẩn trong chất trợ sinh có thể
định vị vào đường tiêu hóa tùy thuộc vào khả năng mà chúng liên kết với
thành ruột và chất dinh dưỡng có sẵn.
Probiotic có tác dụng sản xuất các acid hữu cơ, enzyme tiêu hóa, tổng
hợp các vitamin nhóm B và sản xuất một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn
gây bệnh như lactacin B. Điều này được lý giải là do chế phẩm probiotic khi
vào đường ruột làm ức chế vi sinh vật có hại, tạo điều kiện vi sinh vật có lợi ở
đường ruột phát triển làm hạn chế bệnh tiêu chảy. Probiotic làm giảm pH
đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa protein và đường
lactose ở heo con, tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng (Cù Thị Thúy
Nga và ctv., 2013).
Probiotic ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh sử dụng chất dinh dưỡng để sản
sinh chất độc, chúng kích thích đường tiêu hoá sản sinh enzyme, nâng cao khả

năng tiêu hoá thức ăn. Probiotic có tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch,
tăng khả năng chống bệnh của con vật. Bổ sung probiotic trong thức ăn có tác
dụng làm con vật khoẻ mạnh, tăng khả năng tăng trưởng (Lê Đức Ngoan và
ctv., 2004).
Jans (2005) cho rằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa ở động vật nhai lại và
động vật dạ dày đơn chỉ có thể ổn định bằng cách bổ sung liên tục probiotic
vào thức ăn vì các vi sinh vật được sử dụng trong dinh dưỡng động vật ít định
cư ở ruột.
2.5.3 Cơ chế tác động của probiotic
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy vi khuẩn probiotic có chức năng
kháng khuẩn, chức năng hàng rào; chức năng điều tiết phản ứng miễn dịch và
cũng là tác nhân có tính chất chống dị ứng. Các chức năng này không chỉ
thông qua bản thân vi khuẩn mà còn thông qua DNA, chất tiết và thành phần
của vách tế bào vi khuẩn probiotic (Michail, 2005).
Chức năng hàng rào thể hiện ở chỗ probiotic kích thích sự gắn kết chặt
chẽ với tế bào biểu mô ruột, giảm các chất tiết gây viêm của vi khuẩn gây
bệnh, tăng sản sinh các phân tử bảo vệ tế bào như mucin và tăng sự sản sinh
enzyme của diềm bàn chải ở biểu mô ruột.
10


Chức năng điều tiết phản ứng miễn dịch thể hiện ở chỗ probiotic làm
giảm sản sinh các chất gây viêm, kích thích đáp ứng sinh kháng thể từ các tế
bào trách nhiệm miễn dịch ở ruột để ngăn ngừa bệnh và ngăn ngừa dị ứng.
Chức năng kháng khuẩn thực hiện theo các cơ chế:
- Làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, giảm vi khuẩn gây bệnh.
- Sản sinh các chất kháng khuẩn như acid béo mạch ngắn, acid lactic,
bacteriocin, hydrogen peroxide, pyroglutamate… có tác dụng ức chế sự tăng
trưởng của cả vi khuẩn Gram âm và dương.
- Tranh giành vị trí bám dính vào niêm ruột với vi khuẩn gây bệnh hoặc

phong toả các thụ thể (receptor) của niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn chặn vi
khuẩn gây bệnh xâm lấn vào bên trong tế bào.
- Tranh giành chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, vi khuẩn
probiotic có thể tiêu thụ các đường đơn làm giảm tăng trưởng của Clostridium
difficile, một loài vi khuẩn tăng trưởng phụ thuộc vào loại đường này (Vũ Duy
Giảng, 2012).
Cơ chế tác động của probiotic được thể hiện qua Hình 2.7.

Hình 2.7: Sơ đồ minh họa cơ chế tác động của probiotic lên hệ vi sinh vật
(1) Cạnh tranh các chất dinh dưỡng với các vi khuẩn gây bệnh
(2) Sự biến đổi sinh học, ví dụ đường thành các sản phẩm lên men với các đặc tính ức chế vi
khuẩn có hại
(3) Sản sinh các chất khác như EPS, vitamin hoặc các loại vi khuẩn khác
(4) Đối kháng trực tiếp với các vi khuẩn có hại
(5) Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại
(6) Probiotic như một hàng rào bảo vệ
(7) Giảm viêm
(8) Tăng cường sự miễn dịch
IEC: tế bào biểu mô
DC: tế bào đuôi gai
T: T-tế bào

11


2.5.4 Một số chủng vi sinh vật dùng phổ biến trong probiotic
Vũ Duy Giảng (2012) cho rằng những vi sinh vật probiotic sử dụng trong
thức ăn chăn nuôi bao gồm vi khuẩn lactic, bào tử Bacillus và nấm men.
2.5.4.1 Vi khuẩn lactic
Vi khuẩn này chiếm vị trí quan trọng trong nhóm vi khuẩn đường tiêu

hoá của người và động vật, chúng có khả năng lên men một số carbohydrate
sinh acid lactic. Vi khuẩn lactic quan trọng trong probiotic thuộc
giống Lactobacillus, Pediococcus, Bifidobacterium và Enterococcus.
Enterococcus faecium (trước đây gọi là Streptococcus faecium) là loài quan
trọng nhất được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. Các nhóm vi khuẩn này
sản xuất acid lactic cùng với các chất có tính kháng khuẩn và tạo ra màng
mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm mạc ruột.
Vi khuẩn Pediococcus acidilactici
Theo Lindner (1887) thì Pediococcus acidilactici (Hình 2.6) thuộc bộ
Lactobacillales, họ Lactobacillaceae, giống Pediococcus, đây là vi khuẩn gram
dương, yếm khí tùy ý, phát triển tốt trên MRS (deMann, Rogosa, Sharpe)
thạch có pH tối ưu là 6,2; nhiệt độ 370C và 450C, đôi khi có khả năng tồn tại ở
nhiệt độ cao, lên đến 650C.

www.bionews-tx.com

Hình 2.8: Vi khuẩn Pediococcus acidilactici

Pediococcus acidilactici được xem như là một men vi sinh tiêu hóa tiềm
năng, đầy hứa hẹn trong lĩnh vực chăn nuôi, có khả năng thích nghi và phát
triển tốt trong toàn bộ hệ thống đường ruột của động vật nuôi, tạo môi trường
acid lactic trong đường ruột, từ đó tạo môi trường bất lợi làm ức chế sự phát
triển của vi khuẩn có hại và tiêu diệt chúng.
Pediococcus acidilactici kích thích hoạt động của các enzyme tiêu hoá,
do đó động vật sẽ hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
12


Pediococcus acidilactici có một loạt các lợi ích tiềm năng vẫn còn đang
được nghiên cứu. Mặc dù nó đang được sử dụng như bổ sung probiotic trong

điều trị táo bón, tiêu chảy, làm giảm stress, tăng cường đáp ứng miễn dịch ở
các loài vật nuôi, ngoài ra Pediococcus acidilactici cũng được biết là ức chế sự
phát triển của các tác nhân gây bệnh đường ruột như vi khuẩn
Shigella , Salmonella, Clostridium
difficile và Escherichia
coli

(menvisinh.org).
2.5.4.2 Bào tử Bacillus
Trong các sản phẩm probiotic, vi khuẩn Bacillus ở dạng bào tử, khi bào
tử đi vào đường tiêu hoá cùng với thức ăn, chúng nảy mầm trong đường tiêu
hóa và phát triển như tế bào thực vật nhưng không sinh sôi nảy nở ở mức độ
lớn hơn. Sự chuyển hóa tăng lên đáng kể trong bào tử đang nảy mầm. Các
chất chuyển hoá trung gian trong quá trình nảy mầm phóng thích vào môi
trường ruột và gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Bào tử Bacillus cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch đường ruột. Bào tử
probiotic phải được nảy mầm ở phần trên của ruột để thể hiện tất cả các hoạt
tính của chúng (Jans, 2005).
Vi khuẩn Bacillus subtilis (Hình 2.9), còn được gọi là trực khuẩn cỏ khô
hoặc trực khuẩn cỏ, là một loại vi khuẩn Gram dương, catalase dương tính.
Thuộc chi Bacillus, loài Bacillus subtilis là trực khuẩn hình que, có khả năng
tạo bào tử, có khả năng chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

www.indiamart.com

Hình 2.9: Vi khuẩn Bacillus subtilis

Mặc dù Bacillus subtilis thường được tìm thấy trong đất, tuy nhiên nhiều
bằng chứng cho thấy Bacillus subtilis cũng tồn tại trong ruột người, động vật.
Nghiên cứu gần đây so sánh số lượng bào tử được thực hiện bởi đất (~ 10 6 bào

tử/g) so với mức được tìm thấy trong phân người (~ 104 bào tử/g).
Vi khuẩn Bacillus subtilis và các chất chiết xuất từ vi sinh vật này được
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan An toàn
13


thực phẩm châu Âu (EFSA) đánh giá là an toàn khi sử dụng bổ sung vào thực
phẩm và mang lại lợi ích kinh tế cao (menvisinh.org).
2.5.4.3 Nấm men
Nấm men sử dụng trong dinh dưỡng động vật chủ yếu là các chủng
(dòng) của loài: Saccharomyces cerevisiae (Hình 2.8). Tế bào nấm
men Saccharomyces cerevisiae có dạng hình cầu hay hình trứng, có kích thuớc
nhỏ, từ 5-6 đến 10-14 µm, sinh sản bằng cách tạo chồi và tạo bào tử
(Wikipedia, 2014).

newswatch.nationalgeographic.com

Hình 2.10: Nấm men Saccharomyces cerevisiae

Một số chủng của Saccharomyces cerevisiae có vai trò probiotic thông
qua cơ chế sau đây:
- Trung hoà độc tố của vi khuẩn gây bệnh
- Kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactic
- Bám dính vào vi khuẩn có tiêm mao do sự hiện diện của các thụ thể
đường mannose và làm cho vi khuẩn gây bệnh bị bất hoạt, rồi bài thải ra ngoài
theo phân
- Điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua cơ chế kích thích
đáp ứng của IgA đối với các tác nhân gây bệnh
- Củng cố tính toàn vẹn của tế bào niêm mạc ruột và tế bào ruột, làm tăng
chiều cao vi lông nhung (villi) và độ sâu mào ruột (crypt), nâng cao khả năng

tiêu hoá hấp thu thức ăn (Vũ Duy Giảng, 2012)
2.5.5 Ứng dụng của probiotic trong chăn nuôi
Bùi Thị Nguyên (2014) cho rằng việc sử dụng probiotic cho vật nuôi
đang được đánh giá cao. Probiotic giúp cải thiện sức khỏe của động vật, giúp
tăng trọng, giảm tỷ lệ chết non và ngăn chặn tác nhân gây bệnh, tránh sự lạm

14


dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi. Thực tế thì probiotic cần thiết được
bổ sung vào thức ăn chăn nuôi do những lý do sau:
- Tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, giảm bệnh tiêu chảy và những xáo trộn tiêu
hóa khác
- Tăng sản lượng trứng, sữa và kích thích sự thèm ăn
- Tăng trọng nhanh
- Giảm mùi hôi chuồng nuôi
- Giảm bệnh đường ruột gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella
và Clostridium
- Phòng bệnh sưng phù đầu cho heo
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi an toàn và hiện đại, việc bổ sung
probiotic vào thức ăn chăn nuôi là việc làm cần thiết. Probiotic có mặt trong
các sản phẩm mà chúng ta đã biết như men tiêu hoá, men vi sinh...
2.5.6 Tình hình sử dụng probiotic tại Việt Nam
2.5.6.1 Một số sản phẩm đã được sử dụng trong chăn nuôi
Chế phẩm probiotic ProTMSwine dùng trong chăn nuôi heo
Các nhà khoa học thuộc Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu sản xuất thành
công chế phẩm probiotic đa chủng ProTMswine dùng trong chăn nuôi heo.
Chế phẩm ProTMSwine có thành phần chính gồm các vi sinh vật hữu ích
(Lactobacillus acidophyllus 108 Cfu/g, Lactobacillus fermentum 108 Cfu/g,
Bacillus subtilis 108 Cfu/g, Saccharomyces boulardii 108 Cfu/g), chất mang là

cám gạo sấy vừa đủ và nước (đảm bảo độ ẩm tối đa 13%). Chế phẩm được sử
dụng cho heo từ sau cai sữa đến khi xuất chuồng, có tác dụng giúp khôi phục,
ổn định cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, tăng sản xuất enzyme, tăng tỷ
lệ tiêu hóa thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, tăng sức đề kháng với bệnh
đường ruột, tăng tốc độ tăng trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn... Chế phẩm
probiotic ProTMSwine đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận là tiến bộ kỹ thuật và đưa vào áp dụng từ tháng 02/2014 (Khoa học Công
nghệ Việt Nam, 2014)

15


×