Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

khảo sát sự thay đổi hàm lượng asen trong nước ngầm tại huyện tri tôn, tỉnnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG ASEN TRONG
NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNNH AN GIANG

Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ YẾN THANH
MSSV 3113843

Cán bộ hướng dẫn
NGUYỄN VĂN BÉ

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Bé đã tận tình chỉ dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện đề
tài.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là quý thầy cô của khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Bộ môn Quản lý môi
trường và Tài nguyên thiên nhiên đã truyền đạt nhiều kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi


cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu Lộc, cán bộ phòng Khoáng sản và Tài
nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ và gia đình.Chính tình
cảm và sự động viên của ba, mẹ và gia đình đã tiếp sức cho tôi vượt qua những khó khăn
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

ii

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

TÓM TẮT
Ngày nay, khi nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm thì việc tìm ra một nguồn nước dự
trữ thay thế là một việc làm hết sức cần thiết.Nước dưới đất được xem là nguồn nước thay thế
hiệu quả.Cũng giống như các tỉnh, thành khác ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang cũng
là địa phương có nguồn nước dưới đất khá dồi dào.Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng của
người dân còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Chính vì thế để biết được hiện trạng khai thác và sử
dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng thì đề tài “Hiện trạng
khai thác và sử dụng nước dưới đất tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” đã được thực hiện.
Đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn chuyên gia kết hợp với
khảo sát thực địa và thu thập số liệu thứ cấp để phục vụ cho nghiên cứu. Qua đó thấy được

những khó khăn và bất cập trong vấn đề quản lý tài nguyên nước dưới đất của các cơ quan, ban
ngành tại địa phương.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương khác,
các nhà quản lý và các nghiên cứu tương tự.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

iii

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
CHƯƠNG 1...................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1

1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2

1.2.3

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2

CHƯƠNG 2...................................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................. 3
2.1

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT .............................................................. 3

2.1.1 Định nghĩa ....................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc nước dưới đất ................................................................................ 3
2.1.3 Phân loại và đặc điểm của nước dưới đất ......................................................... 4
2.1.4 Chất lượng nước dưới đất ................................................................................ 4
2.1.5 Trữ lượng nước dưới đất.................................................................................. 6
2.2

CÁC KHẢ NĂNG VÀ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT ....... 10


2.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC QUÁ MỨC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT ................................................................................................................. 12
2.4

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT .................................................. 13

2.5

SƠ LƯỢC VỀ TỈNH AN GIANG .................................................................... 14

2.5.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 14
2.5.2 Đặc điểm địa hình.......................................................................................... 14
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

iv

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

2.5.3 Đặc điểm thủy văn ......................................................................................... 15
2.5.4 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................... 15
2.6

TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH AN GIANG ..................................... 17

2.6.1 Các hệ tầng chứa nước dưới đất ....................................................................... 17

2.6.2 Đánh giá trữ lượng nước dưới đất tỉnh An Giang ............................................. 21
CHƯƠNG 3.................................................................................................................... 23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................................................ 23
3.1

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................... 23

3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 23

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 23
3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................ 23
CHƯƠNG 4.................................................................................................................... 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................ 24
4.1 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI HUYỆN
TRI TÔN, TỈNH AN GIANG ...................................................................................... 24
4.2

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI HUYỆN TRI TÔN........... 27

4.2.1 Thông tin chung .............................................................................................. 27
4.2.2 Hiện trạng sử dụng nước dưới đất của các hộ dân ........................................... 29
4.3

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ............................ 36

4.3.1 Hiện trạng quản lý các công trình khai thác nước dưới đất tại huyện Tri Tôn . 36
4.3.2 Công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất .................................................... 37
4.3.3 Khó khăn và những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới

đất ............................................................................................................................ 42
CHƯƠNG 5.................................................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 44
5.1

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 44

5.2

KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 46
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 48
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

v

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Chỉ tiêu độ tổng khoáng hóa của nước

5

2.2

Trữ lượng nước dưới đất toàn cầu

7

2.3

Các cấp trữ lượng nước dưới đất

8

2.4

Kết quả tính trữ lượng khai thác nước dưới đất tỉnh An Giang

22

4.1

Số lượng và mật độ giếng huyện Tri Tôn theo từng địa
phương


24

4.2

Số liệu giếng theo độ sâu của huyện Tri Tôn, An Giang.

26

4.3

Thông tin người được phỏng vấn

27

4.4

Đặc điểm giếng khoan vùng nghiên cứu

28

4.5

Số liệu giếng theo mục đích sử dụng của huyện Tri Tôn, An

29

Giang

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH


vi

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

16

4.1

Lưu lượng khai thác nước dưới đất theo từng địa phương

25

4.2


Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của người dân trong vùng
nghiên cứu

28

4.3

Tỷ lệ sử dụng nước dưới đất của người dân tại khu vực
nghiên cứu vào mùa khô

30

4.4

Tần suất khai thác nước dưới đất vào mùa mưa và mùa
khô

31

4.5

Kết quả khảo sát chất lượng nước dưới đất tại khu vực
nghiên cứu

32

4.6

Giếng khoan hộ gia đình tại vùng nghiên cứu


34

4.7

Giếng khoan hộ gia đình tại vùng nghiên cứu

35

4.8

Sơ đồ quy trình tự cấp phép thăm dò nước dưới đất

39

4.9

Sơ đồ quy trình tự cấp phép khai thác nước dưới đất

40

4.10

Sơ đồ quy trình cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất

41

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

vii


MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
ĐCTV – ĐCCT: Địa chất thủy văn – Địa chất công trình.
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

viii

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản

xuất của con người. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế,
các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp và các khu dân cư tập trung ngày một phát
triển dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.Tuy nhiên hiện nay nguồn nước mặt
ngày càng bị ô nhiễm, nên việc tìm kiếm một nguồn nước khác để thay thế là một việc
làm rất quan trọng.Và nước dưới đất được ưu tiên lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đó. Nước
dưới đất có ưu điểm là rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi trùng, xử lí đơn giản nên
giá thành rẻ. Chính vì thế, nguồn tài nguyên này đang được khai thác ngày càng phổ biến
ở nhiều nơi, trong đó có tỉnh An Giang.
Trên địa bàn toàn tỉnh An Giang đã xác định được: 4.746 giếng khoan khai thác
nước ngầm, trong đó 559 giếng khoan khai thác phục vụ cho sản xuất và 4.187 giếng
khoan khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Trong đó, huyện Tri Tôn là huyện có số
lượng giếng khai thác lớn nhất: 1.256 giếng (Theo Báo cáo Điều tra, đánh giá sơ bộ tài
nguyên nước dưới đất tỉnh An Giang, 2008).
Tri Tôn là một huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang.Nguồn nước phục vụ cho
người dân nơi đây chủ yếu là nước dưới đất.Bên cạnh hệ thống cấp nước sạch của các
trạm cấp nước tập trung, các cơ quan, xí nghiệp thì đa phần người dân địa phương tự
khoan giếng để sử dụng.Tuy nhiên, việc quản lý khai thác, sử dụng nước dưới đất vẫn
chưa đạt hiệu quả và còn nhiều bất cập. Việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và chưa
có sự quản lý tốt của cơ quan chức năng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tụt giảm
mực nước dưới đất, và gây ô nhiễm nguồn nước này.
Trước thực tế đó, nhu cầu xác định hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên quý giá này là hết sức cần thiết. Đề tài “ Hiện trạng khai thác và sử dụng nước
dưới đất ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm có các biện pháp đúng
đắn trong việc quản lý và bảo vệ, tránh các nguy cơ suy thoái và cạn kiệt cho nguồn nước
dưới đất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

1


MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

1.2

Ngành QLMT&TNTN

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên
nước dưới đất tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng phân bố và khai thác nước dưới đất ở huyện Tri Tôn, tỉnh An
-

Giang.
Phân tích nhu cầu, mục đích sử dụng nước dưới đất của người dân vùng nghiên
cứu.

-

Tìm hiểu công tác quản lý và những vấn đề khó khăn, tồn tại trong công tác quản
lý tài nguyên nước dưới đất.

1.2.3
-


Nội dung nghiên cứu
Tình hình khai thác tài nguyên nước dưới đất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Tình hình sử dụng tài nguyên nước dưới đất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất của huyện Tri Tôn nói riêng và tỉnh An
Giang nói chung.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

2

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2.1.1 Định nghĩa
Theo Luật Tài Nguyên Nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
“ Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất”.
Nước dưới đất bao gồm tất cả nước tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, phân bố trong
các chỗ trống, các khe nứt của đất đá nằm dưới mặt đất. Nó có diện tích phân bố rộng rãi
từ vùng ẩm ướt cho đến các sa mạc, vùng núi cao, vùng cực của Trái Đất, trữ trong các
lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát, bột kết trong các khe nứt, các hang Caxto
dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
2.1.2 Nguồn gốc nước dưới đất
Nước dưới đất được hình thành phần lớn do nước trên bề mặt ngấm xuống, tùy

từng kiến tạo địa chất mà nó có hình dạng khác nhau. Nước tập trung lại và di chuyển tạo
mối liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch nước ngầm lớn,
nhỏ.Quá trình này phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, lượng mưa và khả năng trữ
nước của đất.
Trần Anh Châu (1992) cho rằng tùy theo nguồn gốc nước dưới đất, người ta chia ra
các loại sau:
-

Nước ngấm thấu: Phần nước mưa ngấm xuống đất. Nó là phần quan trọng nhất của

nước dưới đất.
- Nước ngưng tụ: trong không khí có hơi nước, khi không khí tiếp xúc với mặt đất
có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của không khí thì hơi nước ngưng tụ lại thành giọt và ngấm
vào đất. Quá trình ngưng tụ này xảy ra trên mặt đất cũng như trong các lổ hỗng của đá.
- Nước sót: nước của bồn biển, hồ hay sông được giữ lại trong các trầm tích tương
ứng, ngay cả khi các trầm tích đã biến đổi thành đá. Người ta chia ra thành hai loại nước
sót đồng sinh và nước sót hậu sinh.
- Nước nguyên sinh: nước thành tạo từ các chất khí thoát ra trong lúc macma nguội
đi. Khi đi vào một đới có nhiệt độ thấp hơn, hơi nước ngưng tụ lại thành giọt tạo nên một
kiểu nước dưới đất có nguồn gốc đặc biệt. Nước nguyên sinh có nhiệt độ, có lượng
khoáng cao.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

3

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp


Ngành QLMT&TNTN

2.1.3 Phân loại và đặc điểm của nước dưới đất
Có nhiều cách để phân loại nước dưới đất: theo nguồn gốc, theo thành phần hóa
học, theo điều kiện thế nằm v.v…
Sau đây là phân loại nước dưới đất theo điều kiện thế nằm và dấu hiệu thủy lực:
 Nước thổ nhưỡng: nằm trên mặt đất và lấp đầy các lổ hỗng trong đất. Nước thổ
nhưỡng chịu ảnh hưởng mạnh của sự dao động khí hậu theo mùa, bốc hơi vào mùa hè,
đông lại vào mùa đông (ở xứ lạnh).
 Nước tầng trên (thượng tầng): nước dưới đất nằm không sâu trong đới thông khí,
tức là đới có không khí thấm vào dễ dàng. Thường nước tầng trên không tạo nên tầng
chứa nước liên tục và cố định mà ở dạng thấu kính có kích thước không lớn trên các đá
không thấm nước như sét (lớp đá này lại nằm giữa các đá thấm nước). Bề dày của thấu
kính nước tầng trên thường không quá 0,5-1m, ít khi tới 2-3m.
 Nước không áp: nước khí quyển thấm sâu vào vỏ Trái Đất cho tới khi gặp mái của
tầng đá không thấm nước đầu tiên như đá sét, phiến thạch sét, sét – vôi, granit, gơnai. Sau
đó, nước bắt đầu di chuyển qua các lỗ, khe trong đá thấm nước theo hướng song song với
hướng dốc của mái tầng đá không thấm nước. Các lỗ hổng trong đá thấm nước theo
hướng từ dưới lên trên dần dần chứa đầy nước, cho nên một tầng chứa nước đầu tiên kể từ
mặt đất xuống xuất hiện. Tầng đó gọi là tầng nước ngầm. Mực nước tầng này lên hoặc
xuống tùy theo mùa mưa hay mùa khô và nhìn chung nó có hình dạng lượn sóng theo địa
hình địa phương. Nếu mực nước ngầm lên hẳn trên mặt đất, tức là tầng đá không thấm
nước đầu tiên kể từ mặt đất nằm rất nông, thì đầm lầy xuất hiện.
 Nước có áp: là nước hình thành trong những điều kiện nhất định, trong đó điều
kiện chính là đặc điểm cấu trúc của tầng chứa nước.
 Nước khe nứt tồn tại trong các đá gốc bị nứt nẻ, thường gặp trong đá vôi, đá
macma và đá biến chất bị nứt nẻ. Nước khe nứt không có một dạng hình học đều đặn,
không tạo thành vỉa mà thường tạo thành những bồn thiên nhiên.
2.1.4 Chất lượng nước dưới đất

Chất lượng nước dưới đất có tầm quan trọng lớn trong việc lựa chọn thích hợp cho
các mục đích sử dụng khác nhau (sinh hoạt của cộng đồng, tưới cây, công nghiệp, làm
mát, sưởi, sản xuất điện,…). Chất lượng nước dưới đất là kết quả của tất cả các quá trình
và phản ứng đã tác động vào nước từ khi nó ngưng tụ trong khí quyển đến lúc nó thoát ra
qua các điểm lộ thiên hoặc giếng khoan.
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

4

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Để đánh giá chất lượng nước dưới đất ở các tầng chứa nước, Liên đoàn Địa chất
thủy văn – Địa chất công trình (ĐCTV – ĐCCT) miền Nam đánh giá các yếu tố cơ bản
sau:
Độ tổng khoáng hóa (M) của nước là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và phân loại
nước dưới đất vì khi độ tổng khoáng hóa của nước thay đổi thì thành phần hóa học của
nước cũng thay đổi theo. Tùy vào tổng độ khoáng hóa của nước dưới đất mà có thể phân
chia như sau:
Bảng 2.1. Chỉ tiêu độ tổng khoáng hóa của nước
Tổng độ khoáng hóa
(M) mg/L

Phân loại nước

Khả năng sử dụng


Nước nhạt

-Thích hợp với mọi mục đích: ăn uống,

<1.000

1.000 – 1.500

Nước khoáng hóa cao

1.500 – 3.000

Nước lợ

>3000

tưới tiêu, chăn nuôi gia súc, công
nghiệp
-Dùng hạn chế trong ăn uống và tưới
cho cây trồng.
-Chăn nuôi gia súc các loại.
-Chăn nuôi các loại gia súc.
-Dùng hạn chế trong tưới cây.

Nước mặn

-Không dùng được cho các mục đích
cấp nước sinh hoạt
-Dùng để nuôi thủy sản.


Nguồn: Ngô Xuân Trường et al, 2004

Độ pH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước dưới đất đối với
nhiều mục đích sử dụng khác nhau vì nhiều phản ứng hóa học phụ thuộc vào độ pH của
nước. Dựa vào độ pH có thể phân ra các nhóm khác nhau:
- Nước axit mạnh có độ pH <3;
- Nước axit có độ pH = 3 ÷ 5;
-

Nước axit yếu có độ pH = 5 ÷ 6,5;
Nước trung tính có độ pH = 6,5 ÷ 7;
Nước kiềm yếu đến kiềm có độ pH = 7,5 ÷ 8,5;

-

Nước kiềm mạnh có độ pH >8,5;

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

5

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Độ cứng của nước là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước với

nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Độ cứng của nước dù rất nhỏ hay rất lớn đều có hại
cho sức khỏe con người. Khi độ cứng của nước ngày càng cao thì giá trị sử dụng nước đó
càng giảm đi. Người ta phân ra các loại nước như sau:
-

Nước mềm: độ cứng <50mg CaCO3/L;
Nước cứng trung bình: độ cứng từ 150 – 300 mg CaCO3/L;

-

Nước cứng: độ cứng >300 mg CaCO3/L;

Các hợp chất của Nitơ thường gặp trong nước ở các dạng ion là NO3- , NO2-, NH4+.
Các hợp chất của Nitơ có mặt trong nước sẽ đánh dấu sự nhiễm bẩn của nước như trong
nước có chứa NO3- , NO2- với hàm lượng cao sẽ không thể dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
2.1.5 Trữ lượng nước dưới đất
Theo Đoàn Văn Cảnh và Nguyễn Văn Nghĩa (2007) để tìm hiểu về trữ lượng nước
dưới đất, ta cần nắm một số khái niệm sau:
- Trữ lượng khai thác tiềm năng của một vùng là lượng nước có thể khai thác từ các
tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép.
- Trữ lượng khai thác nước dưới đất của công trình là lượng nước có thể khai thác
được từ công trình đó, với chế độ khai thác xác định, hợp lý về kinh tế - kỹ thuật, không
gây tranh chấp nguồn nước, không tác động xấu đến môi trường, chất lượng nước đáp
ứng yêu cầu sử dụng trong duốt thời gian khai thác.
- Trữ lượng tĩnh tự nhiên là lượng nước trọng lực tồn tại trong các thể chứa nước
trong các tầng chứa nước, phức hệ chứa nước hoặc cấu trúc chứa nước. Trữ lượng tĩnh tự
nhiên bao gồm trữ lượng tĩnh trọng lực đối với tất cả các tầng chứa nước và trữ lượng tĩnh
đàn hồi đối với các tầng chứa nước có áp lực là khối lượng nước trọng lực nằm trong tầng
chứa nước.

- Trữ lượng động tự nhiên là lượng cung cấp cho nước dưới đất trong tự nhiên khi
chưa bị phá hủy bởi các hoạt động khai thác nước hoặc các hoạt động khác của con người.
Lượng cung cấp tự nhiên cho nước dưới đất có thể từ ngấm của nước mưa, thấm từ hệ
thống nước mặt, thấm xuyên từ các tầng chứa nước liền kề.
- Trữ lượng bổ sung là lượng nước gia tăng nhờ sự cung cấp của các nguồn do hoạt
động của các công trình khai thác nước dưới đất gây ra.
Nước dưới đất là một tài nguyên vô cùng quí giá. Do tính chất rất phức tạp của tài
nguyên này mà hiện nay chúng ta chỉ có thể đánh giá trữ lượng một cách tương đối. Theo
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

6

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

tài liệu của tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thực
hiện trong chương trình “thập kỷ quốc tế” về thủy văn – địa chất bắt đầu từ năm 1996, có
thể đánh giá sơ bộ trữ lượng nước dưới đất trên toàn cầu thể hiện ở Bảng 2.2
Bảng 2.2. Trữ lượng nước dưới đất toàn cầu
Phạm vi
Độ sâu tới 1000m

Độ sâu 1000 – 6000m

Tổng các loạitheo
dự báo


Khối lượng
(103 km3)

Độ khoáng hóa
(g/L)

Mức độ thích hợp khi sử
dụng

4000

Chủ yếu là nước ngọt.
Lượng muối hòa tan
không quá 1g/L
Phần lớn là nước mặn
với lượng muối hòa tan
tới 30-40 đôi khi 300400

Đáp ứng yêu cầu đối với nước
sinh hoạt và nước tưới

Khoảng 5000

Có thể dùng cho công nghiệp
hóa học. Khi sử dụng cho sinh
hoạt hoặc tưới cần phải làm
nhạt

60000


Nguồn: PGS.TSKH Trần Hữu Uyển bà ThS Trần Việt Nga, 2000.

 Phân cấp trữ lượng nước dưới đất
Tùy theo mức độ nghiên cứu và độ tin cậy của việc xác định các chỉ số như: điều
kiện thế nằm, cấu trúc địa tầng, chất lượng nước, tính thấm của đất đá… người ta chia
nước dưới đất thành 4 cấp trữ lượng khai thác A, B, C1, C2. Trữ lượng khai thác cấp A, B
được nghiên cứu kĩ hơn về các chỉ số trên theo kết quả thăm dò tỉ mỉ. Trữ lượng cấp C1,
C2 có mức độ nghiên cứu kém hơn, được xác định theo công tác tìm kiếm và thăm dò sơ
bộ được gọi là cấp triển vọng và dùng để quy hoạch triển vọng khai thác nước dưới đất.
Các cấp trữ lượng nước dưới đất được thể hiện trong bảng 2.3 như sau:

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

7

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Bảng 2.3. Các cấp trữ lượng nước dưới đất
Cấp
trữ
lượng

Mức độ nghiên cứu
Sáng tỏ hoàn toàn về:

- - Điều kiện thế nằm.
- - Cấu trúc địa chất.
- - Giá trị mực nước, mực áp lực các tầng chứa

A

Biện pháp nghiên cứu
Tài liệu: lỗ khoan hút nước thí
nghiệm, hút nước khai thác thử,
lưu lượng các nhà máy nước.

nước, tính thấm của đất đá.
- - Điều kiện cung cấp, khả năng phục hồi trữ
lượng khai thác.
- Quan hệ các dòng nước dưới đất, nước dưới
đất với nước mặt.
- - Chất lượng nước đảm bảo yêu cầu trong thời
gian sử dụng.
B
-

C1
-

Sáng tỏ các đặc điểm chủ yếu:
- Điều kiện thế nằm
- Cấu trúc địa chất
- Điều kiện cấp nước
- Quan hệ nước dưới đất tầng nghiên cứu với
các tầng chứa nước khác, nước mặt,

- Xác định gần đúng trữ lượng tự nhiên
- Chất lượng nước đảm bảo có khả năng sử
dụng

Các lỗ khoan thăm dò để hút
nước thí nghiệm.
Các lỗ khoan dùng để tính toán
trữ lượng cấp A

Sáng tỏ những đặc tính chung:

Hút nước thử từ các lỗ khoan

- Cấu trúc địa chất
- Điều kiện thế nằm và phân bố các tầng chứa
nước
- Chất lượng nước: có khả năng sử dụng theo

thăm dò - tìm kiếm.
Nguồn trữ lượng tự nhiên
(trữ lượng động)

nhiệm vụ đặc ra.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

8

MSSV: 3113843



Luận văn tốt nghiệp

C2 -

Ngành QLMT&TNTN

Xác lập trên cơ sở số liệu chung nhất về địa
chất và địa chất thủy văn.
Chất lượng nước theo kết quả phân tích các
mẫu nước ở từng vị trí

Trữ lượng nước tĩnh và động
tương tự địa chất thủy văn với các
diện tích được nghiên cứu kỹ
hơn. Ngoại suy từ trữ lượng cấp
cao hơn, hút nước thử, thí nghiệm
hoặc khia thác của bất cứ công
trình nào, các nguồn lộ thiên có
liên quan tầng chứa nước cần
thiết.

Nguồn: Nguyễn Uyên, 2003, Địa chất thủy văn công trình, nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội.

Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước dưới đất
Khi lượng mưa tăng thì mực nước ngầm dâng cao. Trong mùa mưa mực nước
ngầm dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng động của nước ngầm. Ngược lại, mùa khô
mực nước ngầm hạ thấp làm giảm đáng kể trữ lượng động của nước ngầm.Điều này cho
thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng và chất
lượng của nước ngầm.

Hơi nước của khí quyển cũng cung cấp một phần cho quá trình ngưng tụ nước
ngầm, đặc biệt trong vùng khí hậu khô hạn. Nhưng quá trình bốc hơi là một trong những
nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là một thành phần quan trọng
của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước dưới đất.
Nhân tố địa hình, địa mạo có tác động làm thay đổi những đặc điểm địa chất thuỷ
văn, dẫn đến thay đổi trữ lượng, chất lượng và động thái của nước ngầm.Chẳng hạn như
chiều dày của đới thông khí càng lớn tức mực nước ngầm càng sâu thì lượng nước ngầm
được cung cấp sẽ giảm đi.
Con người cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm.
Chẳng hạn con người khoan giếng lấy nước ngầm để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất, phá
rừng, xây dựng các hồ chứa nhân tạo, đào kênh, xẻ mương...tất cả những điều này làm
cho trữ lượng nước ngầm bị suy giảm.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

9

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

2.2 CÁC KHẢ NĂNG VÀ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Theo PGS.TS. Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài
nguyên vàMôi trường, nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là
nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện trữ
lượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 - 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho
các đô thị trên toàn quốc.Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước quý giá này đang bị ô nhiễm.

2.2.1 Các khả năng ô nhiễm nước dưới đất
2.2.1.1 Ô nhiễm hóa học
Bao gồm những thay đổi theo chiều hướng xấu về hóa tính của nước ngầm, một số
muối có độc tính cao, các nguyên tố kim loại nặng xuất hiện trong nước ngầm như: đồng,
chì, thủy ngân, asen, crom,…những chất này có nguồn gốc từ chất thải, nước thải công
nghiệp, sinh hoạt và việc dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu quá nhiều trong nông nghiệp.
2.2.1.2 Ô nhiễm sinh thái học
Ô nhiễm sinh thái học là mối hiểm họa lớn nhất đang ngày càng gia tăng, đặc biệt
là ở những nước đang phát triển. Do các hoạt động phát triển quá mức của con người
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, làm đảo lộn môi trường sinh thái tự nhiên theo
chiều hướng xấu. Ví dụ như nạn phá rừng bừa bãi, hủy hoại thảm phủ thực vật làm xói
mòn đất, dẫn đến tăng hệ số dòng chảy mặt, giảm lượng nước thầm xuống đất bổ sung
vào nước ngầm. Mặt khác, ở một số nơi lượng nước ngầm cũng bị khai thác quá mức làm
trữ lượng nước ngầm suy giảm, mực nước ngầm hạ thấp, các nguồn nước khác có chất
lượng kém (ví dụ như nước biển) tràn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tại các khu tập
trung dân cư, trung tâm công nghiệp, nước mặt thường bị ô nhiễm nặng nề do chất thải và
nước thải, nguồn nước mặt này lại là nguồn nước chính bổ sung cho nước ngầm vì vậy
nước ngầm cũng bị ô nhiễm.
2.2.1.3 Nhiễm bẩn nước dưới đất
Đây là một khả năng ô nhiễm rất lớn và thường xuyên, chất thải, nước thải từ các
bệnh viện, khu dân cư, chăn nuôi, phân động vật sẽ theo nước ngầm ngầm xuống làm
nhiễm bẩn nước ngầm.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

10

MSSV: 3113843



Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

2.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước dưới đất
2.2.2.1 Sự bùng nổ dân số, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao
Khi tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa tăng cao cộng với sự gia tăng dân số thì
yêu cầu sử dụng nước sạch là rất lớn.
Nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp chủ yếu là được khai thác từ nguồn nước
ngầm, sự khai thác quá mức sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, mực nước ngầm hạ thấp
và dễ dàng bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn.
Bên cạnh việc sử dụng một khối lượng lớn nước sạch, việc bùng nổ dân số và tốc
độ đô thị hóa, phát triển kinh tế cao còn phát sinh ra một khối lượng lớn chất thải, nước
thải chứa đựng nhiều chất độc hại làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước mặt
chính là con đương trực tiếp dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.
2.2.2.2. Việc khai thác nước ngầm không được quy hoạch và quản lý một cách hợp lý
Việc khai thác nước ngầm một cách bừa bãi không theo một quy hoạch hợp lý,
khai thác quá mức làm suy giảm nguồn nước ngầm và suy thoái chất lượng nước, đặc biệt
ở các khu dân cư, ở các thành phố, thị trấn hoặc các vùng khan hiếm nước.
2.2.2.3 Các loại chất thải, nước thải không dược xử lý thích đáng
Ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung việc sản sinh ra các loại
chất thải độc hại, nước thải ngày càng nhiều.Nếu các chất thải, nước thải này không được
xử lý sẽ làm ô nhiễm guồn nước mặt, ô nhiễm tầng đất nằm trên nước ngầm và là nguyên
nhân trực tiếp gây ô nhiễm nước ngầm.
2.2.2.4 Trình độ thâm canh nông nghiệp
Dân số thế giới không ngừng tăng cao, vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay là an
toàn lương thực. Để giải quyết vấn đề đó, không những phải mở rộng diện tích trồng trọt,
thâm canh tăng vụ mà còn phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học,
các chất kích thích tăng trưởng,…để tăng sản lượng và năng suất cho cây trồng. Mà chính
những việc làm như thế đã tác động không nhỏ đến chất lượng và trữ lượng nước

ngầm.Dư lượng của các chất độc hại từ việc sử dụng phân bón hóa học còn lại trong đất
và nước tưới sẽ ngấm xuống tầng sâu làm ô nhiễm nước dưới đất.
2.2.2.5 Nạn khai thác rừng bừa bãi, thảm phủ bị tàn phá nặng nề
Khi thảm phủ thực vật bị tàn phá, mặt đất không được bảo vệ găp mưa lớn gây nên
xói mòn, lở đất, các nguyên tố kim loại bị rửa trôi khỏi đất làm ô nhiễm nước mặt sau đó
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

11

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

theo dòng thấm xâm nhập vào nước ngầm làm giảm chất lượng nước ngầm. Mặt khác, khi
thảm phủ thực vật bị tàn phá, khả năng giữ đất, giữ nước bị suy giảm, lượng nước mưa
ngấm vào lòng đất để bổ sung cho nước ngầm giảm mạnh, trữ lượng nước ngầm ngày
càng cạn kiệt.
2.3NHỮNGẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC QUÁ MỨC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT
Tình hình khai thác quá mức tầng chứa nước gây ra các ảnh hưởng có hại theo các
xu hướng sau:
- Mực nước dưới đất bị hạ thấp liên tục những thay đổi về lượng bổ cập và lượng
khai thác;
- Cạn kiệt lưu vực sông và nguồn lộ hoặc giảm diện tích khu vực đầm lầy;
- Suy thoái chất lượng nước dưới đất, gia tăng hàm lượng muối hoặc gia tăng các
thành phần không có lợi trong nước;
- Thay đổi bề mặt đất do sụt lún khu vực hay sụt lún cục bộ và sạt lở mặt đất;

-

Những thay đổi trên tạo ra một loạt các tác hại sau:


Về mặt địa chất thủy văn: giảm mực nước sẽ làm giảm độ dẫn nước trong

tầng chứa nước không áp, giảm lưu lượng và tỷ lưu của lỗ khoan. Các giếng thu nước
nằm ngang hoặc các lỗ khoan phải khoan lại hoặc phải đặt bơm xuống sâu hơn. Máy
bơm sẽ trở nên không thích hợp, phải làm việc ngoài vùng có hiệu suất cao hoặc phải
thay thế. Sẽ xuất hiện sự cạn kiệt lưu lượng của nguồn lộ thiên.

Về mặt chất lượng nước: các lỗ khoan sẽ bị loại bỏ do suy thoái chất lượng
nước, phải xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng, có trường hợp phải khử trùng. Sử
dụng nước dưới đất có chất lượng thấp có thể nguy hại đến đất nông nghiệp, thảm
thực vật, động vật nuôi và sản xuất công nghiệp. Trong các tầng chứa nước ven biển
suy thoái chất lượng nước có thể xuất hiện do xâm nhập mặn.

Về mặt kinh tế: khi mực nước, lưu lượng và tỷ lưu lượng giảm việc khai
thác nước sẽ trở nên tốn kém về mặt năng lượng sử dụng, ngoài ra cần phải đầu tư mới
khi phải thay thế các lỗ khoan sâu hơn, khi phải hạ bơm xuống sâu hơn, khi phải mua
máy bơm và các thiết bị năng lượng mới.

Về mặt môi trường: Các tầng chứa nước nằm nông cung cấp nước cho thảm
thực vật tự nhiên và cây trồng có thể bị giảm mực nước. Điều này được minh chứng
trong các khu vực đầm lầy và các đai thực vật ven sông. Trong các đảo san hô nhỏ
nằm thấp sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng do mực nước bị hạ thấp và do xâm nhập mặn.
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

12


MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN


Về mặt địa kỹ thuật và hình thái học: các ảnh hưởng có hại liên quan đến sụt
lún mặt đất khu vực và cục bộ trong các trầm tích bở rời hoặc sụp đất do sự đổ sập của
các thành tạo carbon hoặc thạch cao gây thiệt hại đến các công trình xây dựng, các
tầng hầm, đường, đường sắt, kênh đào, và gia tăng nguy cơ ứ đọng nước sau các cơn
mưa lớn, bão, triều cường…


Về mặt xã hội: chi phí khai thác nước gia tăng, chất lượng nước suy thoái,

tính sẵn có của nước dưới đất giảm… tạo ra sự lo lắng có thể dẫn đến xáo trộn trong
xã hội hoặc làm tăng khả năng mất việc…
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Từ năm 2003 đến 2005, chương trình UNICEF đã khảo sát nồng độ Arsen trong
các giếng khoan ở 4 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (viết tắt ĐBSCL) cho thấy nguồn
nước giếng khoan của các tỉnh vùng đầu nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng
Tháp đều bị nhiễm Arsen rất cao, tỷ lệ các giếng có nồng độ Arsen từ 10 ppb đến 50ppb
(Nguyễn Khắc Hải, 2006). Ở ĐBSCL, nồng độ As cao trên 10ppb chủ yếu tập trung vùng
ven sông Tiền, sông Hậu và Đồng Tháp Mười (GordonStanger et al, 2005). Tại An Giang,
trong số 2.966 mẫu nghiên cứu có 40% số giếng bị nhiễm trên 50ppb, 16%nhiễm dưới
50ppb. Tại Long An trong số 4.876 mẫu nước ngầm có 56% mẫu nhiễm Arsen, tại Đồng
Tháp trong 2.960 mẫu nước ngầm có 67% nhiễm Arsen, trong đó huyện Thanh Bình

nhiễm Arsen 85% mẫu thử có hàm lượng trên 50 ppb, Kiên Giang 3.000 mẫu khảo sát có
51% nhiễm Arsen (UNICEF và Viện Vệ sinh y tế công cộng, 2006). Có nhiều nguyên
nhân gây nên sự nhiễm As cao trong nước ngầm, trong đó nguyên nhân do hàm lượng As
cao trong trầm tích ở các giai đoạn thành lập khác nhau được tập trung nghiên cứu ở
ĐBSCL. Ngoài ra nguyên nhân do sử dụng hóa chất nông dược cũng được khảo sát trên
những vùng có sử dụng giếng nước ngầm để tưới tiêu cho hoa màu.
Công trình nghiên cứu mang tên “Cơ chế làm chậm sự di chuyển của arsen qua
tầng chứa nước sâu Pleistocene” của nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu
Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững thuộc đại học Quốc gia Hà Nội (trưởng
nhóm nghiên cứu là GS.TS Phạm Hùng Việt) với đại học Columbia, Mỹ được xuất bản
trên Nature số tháng 9/2013. Nghiên cứu này được thực hiện tại bãi giếng khoan tại xã
Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Nam.Kết quả nghiên
cứu cho thấy chính asen đã bị hấp phụ bởi các hạt cát trong tầng chứa nước. Do đó, phạm
vi lây lan ô nhiễm asen giảm đi hơn 20 lần so với sự di chuyển dọc của nước ngầm trong
cùng một giai đoạn nhất định. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự ô nhiễm asen trong tầng
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

13

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

chứa nước Pleistocene ở khu vực Nam và Đông nam Á dưới tác động của việc khai thác
nước ngầm có thể được làm chậm do sự lưu giữ asen trong quá trình di chuyển”.
Theo Bùi Trần Vượng (2002) có khảo sát ở Đồng Bằng Nam Bộ, tất cả các vùng
nước ngọt dưới đất đều bị bao quanh bởi túi nước lợ và mặn theo cả chiều ngang và chiều

thẳng đứng. Nếu khai thác quá mức, nước mặn sẽ xâm nhập vào các vùng nước lợ hoặc từ
các tầng chứa nước nằm trên hoặc dưới vào tầng khai thác.
2.5SƠ LƯỢC VỀ TỈNH AN GIANG
2.5.1 Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần
nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên; có biên giới Việt Nam – Campuchia, và có nhiều
dân tộc, tôn giáo.
An Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km2, dân số 2.210.271 người (số liệu thống
kê đến 28/02/2007).
Phía bắc tây bắc giáp Campuchia trên chiều dài 104km, phía tây nam giáp tỉnh
Kiên Giang trên chiều dài 69,78km, phía nam giáp TP Cần Thơ trên chiều dài 44,73km,
phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp trên chiều dài 107,63km.
2.5.2 Đặc điểm địa hình
Tỉnh An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn
có vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh Biên. Do đó địa hình An Giang có 2 dạng địa hình chính
là đồng bằng và đồi núi.
Đồng bằng xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ờ An Giang có 2 loại chính là
đồng bằng phù sa và đông bằng ven núi.
 Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu
dài của phù sa Mê Kông với các đặc trưng cơ bản: độ nghiêng nhỏ, độ cao khá thấp và
tương đối bằng phẳng. Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính đó là:
dạng cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng),
dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội đồng đến ranh giới tỉnh Kiên
Giang).
 Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu: kiểu Deluvi (sườn tích) và
kiểu đồng bằng phù sa cổ. Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình
phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi
được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà
SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH


14

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

thành. Đồng bằng ven núi kiểu phù sa xổ có nguồn gốc từ phù sa sông với đặc tính là có
nhiều bậc thang với những độ cao khác nhau.
Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau
phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An
Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên
và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện
Thoại Sơn.
2.5.3 Đặc điểm thủy văn
Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu và Châu Đốc thành hai
nhánh sông: Sông Tiền và Sông Hậu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao bọc các
huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới trên chiều dài khoảng 100km.
Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa
bàn tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc
quanh co khá lớn.
2.5.4 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của tỉnh mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.Một năm có hai
mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

15


MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

16

MSSV: 3113843


Luận văn tốt nghiệp

Ngành QLMT&TNTN

2.6TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH AN GIANG
2.6.1 Các hệ tầng chứa nước dưới đất
Theo kết quả báo cáo “Điều tra đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới dất tỉnh An
Giang”, 2008 của Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam, tài nguyên nước dưới đất ở An
Giang có trữ lượng khá dồi dào, và trên địa bàn tỉnh tồn tại một dạng chứa nước chính là
nước chứa trong lỗ hổng, được chia thành 7 đơn vị địa chất thủy văn với những đặc điểm
như sau:
2.6.1.1 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh)

Tầng chứa nước được tạo nên bởi các trầm tích hạt thô của các trầm tích Holocen
đa nguồn gốc lộ ra trên bề mặt đất, phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang, trừ phần nổi cao
của các núi thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn. Đáy tầng chứa nước ở độ sâu
từ 2,8m đến 66m, trung bình 25,85m. Chiều dày lớp cát mịn, bùn cát pha chứa nước từ
0,90m đến 32m trung bình 12,57m. (Phụ lục 1)
Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát mịn đến bùn cát xen các lớp bùn sét,
bột sét.
Tầng chứa nước có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo.Khu vực giàu trung
bình phân bố từ sông Tiền Giang hợp lưu với sông Vàm Nao kéo về sông Hậu Giang với
diện phân bố khoàng ¼ diện tích toàn tỉnh.Khu nghèo nước là phần còn lại, từ phía bắc
kéo về phía nam của tỉnh An Giang (nằm về phía tây sông Hậu Giang).
Mực nước tĩnh thay đổi theo mùa và dao động theo thủy triều của các sông và biển.
Tầng chứa nước có quan hệ với nước sông và biển, được cung cấp bởi nước sông, nước
mưa và hướng thoát cũng ra sông và biển.
Nước trong tầng có loại hình hóa học chủ yếu là: bicarbonat-clorua natri, cloruabicarbonat natri, clorua natri-magie-calci. Nước có chất lượng xấu không đảm bảo cho
mục đích cấp nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.
Tóm lại, tầng chứa nước Holocen có chiều dày nhỏ, chất lượng nước xấu không có
khả năng cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống cho gia đình.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH

17

MSSV: 3113843


×