Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Lịch Sử Phát Triển Pháp Luật Quốc Tế Về Quyền Con Người Và Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Quyền Con Người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.33 KB, 36 trang )

Bài 3.

Lịch sử phát triển pháp luật quốc tế
về quyền con người và các nguyên tắc
cơ bản của quyền con người

TS. Tường Duy Kiên
Học viện chính trị Hnh CHNH
quốc gia Hồ Chí Minh

1


Mục tiêu bài giảng

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
Nắm được nguồn gốc, ý nghĩa và phạm vi của luật
quốc tế về quyền con người;
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản về quyền con người
thể hiện trong pháp luật quốc tế;
Nắm được cách thức thực hiện luật nhân quyền quốc
tế ở cấp độ quốc gia.

2


I. Nguồn gốc, ý nghĩa và phạm vi của
luật quốc tế về quyền con người
1.

Sự hình thành và phát triển các chuẩn mực quốc tế về


quyền con người.



ý tưởng về bảo vệ toàn cầu đối với các quyền con người bằng một tổ
chức quốc tế được bắt nguồn từ các phong trào triết học, xã hội và
chính trị được sinh ra từ lâu, bắt đầu ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi
và cả Châu á.
Cuối thể kỷ XIX, xuất hiện mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối
với việc bảo vệ người nô lệ và cải thiện tình trạng những người bị ốm,
bị thương trong chiến tranh (giai đoạn này một số điều ước được ký
kết) (Hội chữ thập đỏ quốc tế ra đời) và bảo vệ, nâng cao điều kiện
của người lao động (Tổ chức lao động quốc tế ra đời).
Tuy nhiên, chỉ sau khi các quốc gia trên thế chứng kiến thảm hoạ
tàn khốc của chiến tranh thế giới thứ II, đã tạo ra một bước nhảy vọt,
dẫn tới thành lập một tổ chức quốc tế cam kết bảo vệ các quyền con
người. Đó là tổ chức Liên hợp quốc.





3


1. Sự hình thành và phát triển (tiếp)
Lời mở đầu của Hiến chương LHQ khẳng định: tin tưởng vào
các quyền cơ bản của con người, của cả nam và nữ, của các
quốc gia lớn và nhỏ.
Điều 1. Xác định sự tôn trọng quyền con người là nền tảng cho

việc đạt được mục đích của LHQ, và khuyến khích sự tôn trọng
quyền con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người
không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo
Điều 68, uỷ quyền cho HĐKT, XH (ECOSOC) thành lập uỷ ban
chuyên môn, như Uỷ ban Nhân quyền (1946).
Tuyên Ngôn nhân quyền được thông qua (1948).
Từ đó đến nay, LHQ tập trung ban hành các văn kiện trên lĩnh
vực sau đây:

4


1. Sự hình thành và phát triển (tiếp)
Ngăn ngừa sự phân biệt đối xử;
Quyền phụ nữ; quyền trẻ em;
Chế độ nô lệ; lao động cưỡng bức; các thể chế tập
tục tương tự như nô lệ;
Quyền con người trong quản lý tư pháp;
Quyền tự do thông tin; hiệp hội; lập hội; tuyển dụng
lao động;
Kết hôn, gia đình, thanh niên; phúc lợi xã hội; tiến bộ
và phát triển;
Hưởng thụ văn hoá, hợp tác quốc tế; quốc tịch, cư trú,
tị nạn;
Tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, diệt
chủng.
5


2. Vị trí và nguồn của Luật Nhân quyền quốc tế

2.1 Vị trí của Luật Nhân quyền
 Xác định vị trí của luật nhân quyền quốc tế, chính là xác
định chỗ đứng của nó so với các ngành luật khác.
 Đối với luật quốc tế về quyền con người, do bản chất của
luật quốc tế về quyền con người là điều chỉnh mối quan hệ
giữa cá nhân, nhóm (các chủ thể hưởng quyền) và nhà
nước (chủ thể nắm quyền lực, có trách nhiệm tôn trọng,
bảo vệ và thực hiện quyền), nên phạm vi điều chỉnh của
luật nhân quyền quốc tế là rất rộng, bao quát hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội, có liên quan trực tiếp tới
quyền tự nhiên của mỗi cá nhân.
6


• Điều này có thể thấy rõ, trong những giai đoạn đầu, khi
mới xuất hiện ngành luật nhân quyền, bảo vệ quốc tế về
quyền con người mới chỉ giới hạn đó là các quyền của cá
nhân, trên hai phương diện chính đó là các quyền tự do dân
sự, quyền chính trị; các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội;
quyền của nhóm nhất định nào đó, như xoá bỏ phân biệt
chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ người đang
bị giam giữ, bị tước quyền tự do, bảo vệ trẻ em, phụ nữ,
người khuyết tật…Tiếp đó là bảo vệ người tỵ nạn, quyền
của công nhân nhập cư và các thành viên gia đình họ, bảo
vệ quyền của các dân tộc bản địa.
• Hiện nay, cộng đồng quốc tế đang bàn tới vấn đề môi
trường, biến đổi khí hậu và quyền con người, quyền của
người có HIV/AIDS, quyền của người nghèo, quyền của
người lao động và trách nhiệm của các tập đoàn xuyên
quốc gia; quyền của người đồng tính, lưỡng tính và chuyển

đối giới tính…
7


2.2 Nguồn của luật nhân quyền quốc tế
Lời mở đầu của Tuyên ngôn nhân quyền quy định: Xét vì điều
cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp
luật, nếu con người không bị bắt buộc phải nổi dậy chống lại sự
độc tài và áp bức như là phương sách cuối cùng.
Điều này có nghĩa để giúp cho con người được hưởng thụ đầy
đủ các quyền, thì quyền nhất định phải được bảo vệ bằng một
hệ thống pháp luật. Và nguyên tắc nhà nước pháp quyền được
miêu tả như là nguyên tắc nền tảng trong việc bảo vệ nhân
quyền. Nếu không có nhà nước pháp quyền thì việc tôn trọng
nhân quyền trở thành ảo tưởng. (Điều 3 Quy chế Hội đồng Châu
Âu: mỗi quốc gia thành viên....nhất định phải chấp nhận
nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

8


Điều 38 (1) Quy chế Toà án tư pháp quốc tế,nguồn
của luật quốc tế:
- Điều ước quốc tế;
- Tập quán quốc tế;
- Các nguyên tắc chung của luật quốc tế đã được các
quốc gia thừa nhận;
- Các quyết định tư pháp và bài giảng của giáo sư có
danh tiếng...như là nguồn bổ trợ cho việc quyết định
các nguyên tắc pháp quyền.


9


3. Vấn đề bảo lưu và tuyên bố giải thích các
điều ước quốc tế về quyền con người
Để đánh giá chính xác nghĩa vụ pháp lý của quốc gia
theo điều ước quốc tế về nhân quyền, cần thiết xem
liệu một quốc gia có tuyên bố bảo lưu hoặc có khả
năng, tuyên bố có tính chất giải thích vào thời điểm
phê chuẩn hay gia nhập điều ước.
Vào thời điểm phê chuẩn hay gia nhập quốc gia có
quyền tuyên bố bảo lưu một số điều khoản. Tuy
nhiên, yêu cầu:
- Không được bảo lưu quá nhiều điều khoản;
- Không được bảo lưu điều khoản cơ bản, có nội dung
chi phối và là mục đích của công ước.
- Bảo lưu phải cụ thể rõ ràng.
10


4. Những hạn chế trong việc thực hiện các quyền
(Limitations on the exersice of rights)
-

-

Một số quyền: tự do hiệp hội và lập hội; quyền tự do đi lại;
quyền tôn trọng đời sống gia đình và đời tư và tương tự bao giờ
cũng đi kèm với các giới hạn cụ thể, có thể có sự áp đặt. Ví dụ:

+ Để bảo vệ quyền và tự do của người khác;
+ Lý do an ninh quốc gia; sức khoẻ và đạo đức xã hội.
Những giới hạn này là kết quả của sự so sánh các giá trị lợi ích
lớn hơn. Một bên là lợi ích của cá nhân tối đa hoá trong việc hư
ởng thụ các quyền bắt nguồn từ chính lợi ích của mình ; Mặt
khác, lợi ích của xã hội nói chung, đó là lợi ích công cộng nên
khi cần phải có sự áp đặt những hạn chế cụ thể và ngôn ngữ
diễn đạt thường là: căn cứ theo pháp luật và là cần thiết trong
một xã hội dân chủ.

11


5. Luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế
mối quan tâm chung và những khác biệt
Giống nhau:

Là một bộ phận của luật công pháp quốc tế, đều nhằm mục
đích bảo vệ cá nhân; các nguyên tắc và điều khoản của cả
hai ngành luật này đều có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý
đối với các nước thành viên;
Các nguyên tắc của hai ngành luật này đều bắt nguồn từ tư tư
ởng nhân văn, nhân đạo và khoan dung trong đời sống quốc
tế;
Cả hai ngành luật này, đều lên án và cấm tuyệt đối việc tra
tấn, trừng phạt, hạ nhục con người và đề cao nguyên tắc
không phân biệt đối xử với tất cả mọi người.
V trỏch nhim, ngha v quc gia trong vic thc hin cỏc iu
c quc t, Lut NQ v LNĐ, u xỏc nh ngha v u tiờn
ú l cỏc quc gia thnh viờn.


12


Khác nhau

• Về nguồn gốc: Luật nhân đạo quốc tế và
luật nhân quyền quốc tế đều có lịch sử phát
triển không giống nhau, và mỗi ngành luật
tiến hành, áp dụng trong những hoàn cảnh
khác nhau và cũng theo những cách thức
khác nhau.

13


• Về phạm vi áp dụng: Nhiều nguyên tắc của
luật nhân đạo quốc tế liên quan đến nhiều
vấn đề, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của
luật nhân quyền. Ví dụ: hành vi thù địch,
tham chiến và địa vị của tù nhân chiến tranh
và bảo vệ hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi
liềm đỏ.
• Tương tự, luật nhân quyền liên quan đến
các khía cạnh của đời sống trong thời bình,
mà không được luật nhân đạo quốc tế điều
chỉnh. Ví dụ quyền tự do báo chí, quyền lập
hội, bầu cử hay quyền đình công...
14



• Về thời điểm áp dụng luật: Luật nhân đạo
quốc tế chỉ áp dụng trong trường hợp có
xảy ra xung đột vũ trang (cả xung đột vũ
trang có tính chất quốc tế và không mang
tính chất quốc tế), trong khi Luật Nhân
quyền nhằm bảo vệ quyền con người hoặc
chí ít thì cũng một số quyền cơ bản của con
người trong mọi tình huống cả trong thời
bình và thời chiến.

15


• Về mục đích của hai ngành luật: Nếu mục
đích của Luật Nhân đạo là bảo vệ các nạn
nhân bằng cách cố gắng giảm thiểu những
đau đớn do chiến tranh gây ra thì Luật Nhân
quyền bảo vệ mọi người và thúc đẩy sự phát
triển của họ trong xã hội.
• Luật Nhân đạo quan tâm trước hết tới việc
đối xử với những người bị rơi vào tay đối
phương và tới các cách thức tiến hành chiến
tranh của các bên tham chiến,
16


• Trong khi luật về quyền con người thông
qua việc hạn chế bớt quyền lực của quốc gia
đối với con người để bảo vệ con người khỏi

bị đối xử một cách độc đoán. Luật Nhân
quyền không chi phối các hoạt động tác
chiến quân sự.

17


• Trách nhiệm thực thi pháp luật:
• Luật nhân đạo quốc tế có hiệu lực bắt buộc đối với
tất cả các chủ thể trong cuộc xung đột vũ trang.
Trong các cuộc xung đột vũ trang, các quốc gia
liên quan phải tuân thủ.
• Ngược lại các cuộc xung đột nội bộ, luật nhân đạo
quốc tế bắt buộc chính phủ, cũng như các nhóm
nổi dậy đấu tranh hay trong chính nội bộ phải tuân
thủ.
• Do vậy, luật nhân đạo quốc tế thiết lập các nguyên
tắc, chuẩn mực có thể áp dụng cả đối với nhà nước
và các chủ thể phi nhà nước.
18


• Luật nhân quyền quốc tế thiết lập các
nguyên tắc, chuẩn mực bắt buộc các chính
phủ trong quan hệ của mình với cá nhân.
• Xu hướng hiện nay, do sự vi phạm ngày
càng gia tăng quyền của người lao động
trong các tập đoàn xuyên quốc gia, cộng
đồng quốc tế đang nhấn mạnh đến trách
nhiệm xã hội và pháp lý của các tập đoàn

xuyên quốc gia đối với việc bảo vệ quyền
con người.
19


• Trách nhiệm cá nhân: Luật nhân đạo quốc
tế áp đặt các nghĩa vụ lên các cá nhân và
cũng quy định rằng cá nhân có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự riêng rẽ vì sự “vi phạm
nghiêm trọng” các Công ước Giơ ne vơ và
Nghị định thư bổ sung thứ nhất và về những
vi phạm nghiêm trọng khác của luật và các
tập quán chiến tranh (tội phạm chiến tranh).

20


• Luật nhân đạo quốc tế thiết lập quyền tài
phán toàn cầu đối với những người bị tình
nghi có phạm vào tất cả các tội ác như vậy.
Cùng với sự có hiệu lực của Tòa án hình sự
quốc tế, các cá nhân cũng sẽ phải chịu trách
nhiệm về các tội các chiến tranh trong cuộc
xung đột không mang tính chất quốc tế.
• Trong khi đó, theo các điều ước quốc tế về
nhân quyền, cá nhân không có các nghĩa vụ
cụ thể.
21



• Đối tượng bảo vệ: Luật nhân đạo quốc tế
mục đích là bảo vệ những người không
hoặc không còn tham gia chiến sự.
• Luật nhân đạo quốc tế cũng bảo vệ dân
thường thông qua các nguyên tắc về tiến
hành chiến sự.
• Ví dụ các bên trong xung đột, vào mọi thời
điểm nhất định phân biệt giữa những người
tham chiến và những người không tham
chiến và giữa các mục tiêu quân sự và
không phải quân sự.
22


• Luật nhân đạo cấm tấn công các mục tiêu
quân sự nếu sự tấn công đó làm tổn hại
không cân xứng đối với dân thường hay các
mục tiêu dân sự.
• Luật nhân quyền được áp dụng chủ yếu
trong thời bình và bảo vệ tất cả mọi người.
23


• Về cơ chế thực hiện:
• Luật nhân đạo quốc tế quy định cụ thể các quốc gia có
nghĩa vụ áp dụng một loạt các biện pháp pháp lý và thực
tiễn cả trong thời bình và trong các tình huống xung đột vũ
trang nhằm mục đích tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo
luật.
• Ví dụ: Dịch các điều ước ra ngôn ngữ chính thức được sử

dụng; Ngăn ngừa và trừng trị các tội ác chiến tranh, thông
qua việc ban hành các văn bản pháp luật (luật pháp hình
sự); Bảo vệ hội chữ thập đỏ và các biểu tượng căng lưỡi
liềm đỏ; Áp dụng các bảo đảm tư pháp cơ bản; Phổ biến
luật nhân đạo; Đào tạo nhân viên có trình độ theo quy định
của luật nhân đạo và bổ nhiệm các tư vấn pháp lý cho các
lực lượng vũ trang

24


• Luật nhân quyền cũng có các quy định áp
đặt các nghĩa vụ lên các quốc gia thành viên
thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực. Theo
đó, các quốc gia thành viên nhất định phải
thông qua một loạt các biện pháp lập pháp,
hành chính, tư pháp và các biện pháp khác
mà có thể đó là cần thiết để bảo đảm thực
hiện các quyền được quy định trong các
công ước.

25


×