Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Doanh Nhân, Lãnh Đạo Trong Lịch Sử Phần 10 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.79 KB, 19 trang )

190
ngại hai nhân vật này. Ông chỉ e ngại giùm cho
Hoàng Tử Lê Nguyên Long sau khi ông lìa thế.
Vì muốn bảo vệ cái ngai vàng cho đứa con trai bé
bỏng này, Lê Thái Tổ Hoàng Đế đã thâm độc bày
trò “lầm lẫn nghe lời gian thần khuynh đảo” để
có cớ diệt trừ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn
Xảo trước, hai cá nhân có đủ tầm vóc và hậu thuẫn
khả dó có thể ngồi trên chiếc ngai ông đang ngồi,
chiếc ngai mà trước đây không lâu thuộc về họ
Trần. Cái vòng tay bao trùm thiên hạ nhờ biết
“đem đại nghóa diệt hung tàn, lấy chí nhân thay
cường bạo” của Bình Đònh Vương thû trước giờ
chỉ còn đủ lớn để ôm lấy cái ngai vàng phù phiếm.
Con tim Hội Thề Lũng Nhai của Bình Đònh Vương
Lê Lợi cũng không còn sắc son chi cho lắm, vì
bên trong đã chứa đựng quá nhiều toan tính cá
kỷ. Trên cái ngai vàng đó chỉ còn sót lại một
Hoàng Đế Lê Thái Tổ bệnh hoạn, già nua và thiếu
bao dung, nếu không muốn nói là thâm hiểm.
Chưa hết, trong cái đen tối của những toan tính,
Lê Thái Tổ không những đã nhẫn tâm cướp đi
mạng sống của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn
Xảo, không những đã ra lệnh đày ải giam cầm
Nguyễn Trãi và hàng trăm người khác, ông còn
hủy diệt luôn cuộc đời của Quốc Vương Lê Tư
Tề, đứa con trai trưởng đã cùng ông vào sanh ra
tử trong suốt 10 năm kháng chiến, đứa con mà
191
người mẹ của nó đã chiến đấu và anh dũng hy
sinh trong những ngày đầu khởi nghóa đã gởi lại


cho ông, đứa con mà sự ra đời của nó là kết tinh
của một cuộc tình trong sáng và hào hùng, đứa
con mà ông đã từng đặt nhiều kỳ vọng, đứa con
mà sử gia nhận xét là “một vò anh hùng chống
Minh đầy công đức, uy tín, hoàn toàn xứng đáng
được nối ngôi . . . lại bò hạ bệ để đưa con người
vợ thứ . . . là Lê Nguyên Long, tóc còn để chỏm,
không chút công lao nào. . . .”
46
Nhận xét về Lê
Thái Tổ, Tể Tướng Đinh Liệt cũng đã từng viết
“Trong thû hàn vi bừng sáng nghóa; Hòa bình
hạnh phúc dễ mờ nhân; Cầm cân mà để cân sai
lệch; Nát đạo cha con tối nghóa thần.” Xem ra,
những ngày cuối đời của Lê Lợi đã để cho mình
rớt vào con đường hư hoại. Chẳng trách sao những
ngày kế tiếp của triều hậu Lê đầy những bất an
và máu lệ thanh trừng.
Trần Minh Tông, con của Thái
Thượng Hoàng Trần Anh Tông và
Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái
Hậu, được sử gia đánh giá là một vì
minh quân có tài lãnh đạo. “[Trần Minh Tông]
biết phân đònh những điểm yếu điểm mạnh trong
khoa học quân sự. Biết ưu thế của từng thế lực
192
khi ra quân chinh phạt, do đó tướng só được yên
tâm khi dấn thân vào trận mạc. . . . Minh Tông
cũng thông cảm với nỗi khổ của nhân dân. . . .
Quá trình làm vua Minh Tông Hoàng Đế lo lắng

sửa sang công việc nội trò ngày càng làm rạng rỡ
tổ tông, đem văn minh về cho nước. Ông là người
có tấm lòng trung hậu, biết lo xa cho nước và cho
cả hoàng tộc. Chăm chú dạy dỗ các hoàng tử,
lấy điều hay để khích lệ, đem việc dở để ngăn
ngừa, hy vọng đội ngũ kế cận sẽ là vua hiền tướng
giỏi. Với trăm quan ông không thiên vò và rất
trọng hiền tài, khuyên dạy hoặc nghiêm trò đối
với mọi hành vi tham ô, tắc trách trong công việc,
kể cả tư thế, cách phát ngôn mong cho giường
mối được vững bền, quần thần của đế triều tốt
đẹp. Ông còn là người coi nhẹ ngôi vò đế vương.
. . . Đức sáng của Minh Tông là như vậy. . . .
Minh Tông ở ngôi 15 năm, 28 năm làm Thái
Thượng Hoàng là người đã bảo đảm cho bờ cõi
bình yên, mềm dẻo nhưng cương quyết trong đối
ngoại, nho học được đề cao, phật học được giảm
dần (ông cấm các Hoàng Tử không được đi tu).
Vua tôi lão thành và tuổi trẻ đều thi thố tài năng,
cống hiến cho đất nước.”
47
Thế nhưng vào năm
1328, lúc sắp nhường ngôi, Trần Minh Tông đã
“mắc phải một sai lầm rất đáng tiếc. Sai lầm này
mãi mãi ám ảnh ông, khiến ông phải ngậm ngùi
193
đau khổ.” Trần Minh Tông đã nghe theo lời vu
cáo “âm mưu làm phản” của kẻ gian nên bắt tống
ngục cha vợ là Quốc Chẩn, cùng 100 người khác,
và bỏ đói Quốc Chẩn cho đến chết. Và chưa hết,

“cuối đời của [Trần Nhân Tông] phe phái nảy
sinh, thanh toán lẫn nhau vua không còn sáng
suốt khiến suốt đời ôm hận.”
48
Tại sao một vò
minh quân có tài lãnh đạo lại có một kết cục đáng
tiếc? Phải chăng nguyên nhân sâu xa nhất là ông
đã theo đuổi sách lược “nho học được đề cao,
Phật học giảm dần,” một bước ngoặt của Trần
triều, một đònh vò mới cho văn hóa và (culture
shift) và văn trò? Ông tôn vinh nho học đến độ
“nghiêm trò . . . kể cả tư thế, cách phát ngôn.”
Hình như những đặc tính bình dò, bao dung, từ
hòa của các vò vua quan nhà Trần “nặng mùi thiền”
trước đó đã không đủ sức thuyết phục Trần Minh
Tông. Chả trách ông đã vội vã nghiêm trò cả cha
vợ của mình trước khi làm cho sáng tỏ sự việc. Và
hình như cái chủ thuyết “cư trần lạc đạo” của
Trần Nhân Tông và sự nghiệp võ công văn trò dựa
trên chủ thuyết đó của người trước đã không đủ
sức thuyết phục Trần Minh Tông. Ông muốn nhìn
thấy “tuổi trẻ và lão thành đều thi thố tài năng,
cống hiến cho đất nước” theo quan điểm nho gia.
Ông thực hiện được ước muốn của mình. Điều
đáng buồn là nó vượt xa hơn thế. Quần thần của
194
ông đã hăng say tranh đua lập công đến độ “bè
phái nảy sinh, thanh toán lẫn nhau.” Phải chăng
đây là những hậu quả ngoài sự tiên liệu (unin-
tended consequences)? Và trong bài Việt Giới do

Trần Minh Tông sáng tác đã làm cho người đọc
phải đặt dấu hỏi về cái tư duy sâu kín của ông
bên sau ngôn ngữ ông sử dụng: “Tư minh tương
tiếp giới; Chỉ cách Mã Ngưu phong; Ngôn ngữ vô
đa biệt;Y quan bất khả đồng; Nguyệt sinh giao
thất lãnh; Nhật lạc ngạc đàm không; Khẳng hạn
Hoa Di ngoại; Tề đăng thọ vực chung.” Dòch ra
là: “Tư minh nơi biên giới; Cách trở chẳng bao
xa; Tiếng nói hơi khác biệt; Áo khăn cũng chẳng
đồng; Trăng lên đầm giao lạnh; Dương tà vũng
sấu quang; Hoa Di nào phân biệt; Cõi thọ ắt cùng
lên.” Tại sao là “Hoa Di” mà không là Hoa Việt
hay Việt Hoa? Đất nước triều Trần là đất nước
Đại Việt mà. Phải chăng ông đã tôn sùng văn hóa
Bắc phương đến độ nghiễm nhiên chấp nhận hai
chữ “man di” mà bọn người phương Bắc đã ngạo
mạn đóng dấu lên mặt dân Việt? Chẳng trách sao
ông đã nhiệt tình theo đuổi chính sách “nho học
được đề cao, Phật học giảm dần.” Dầu muốn
hay không muốn chấp nhận thì sự thật vẫn cho
thấy Trần Minh Tông chính là một công trình sư
đã đưa Trần triều bước qua một ngả rẽ. Và từ ngả
rẽ này về sau là một chuỗi dài của những bất hạnh
195
“Một người lãnh đạo có thể
đi vào con đường hư hoại. Sự
hư hoại có thể diễn ra dưới
những hình thức thô phù, như
là hư hoại tư cách cá nhân.
Hoặc, sự hư hoại có thể diễn

ra dưới những hình thức tinh
vi hơn như là sự hư hoại lý
tưởng hoặc hư hoại đức tin,
và sự hư hoại đó được phóng
hiện qua những chính sách
hay những pháp lệnh dường
như hợp lý và đúng đắn.”

×