Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

GIỚI THIỆU VỀ EXIMBANK VÀ THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH THẺ Ở EXIMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.26 KB, 27 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH

PHẦN 01: GIỚI THIỆU VỀ EXIMBANK VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT HÀNH THẺ Ở EXIMBANK
I. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank
1. Hội sở ngân hàng Eximbank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày
17/01/1990.
Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số
11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ
đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Vốn điều lệ hiện nay: 10.560 tỷ đồng. (tính đến ngày 31/12/2010)
Vốn chủ sở hữu

: 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện nay là một trong những

Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
2. Eximbank chi nhánh Quảng Nam
- EIB chi nhánh Quảng Nam được thành lập vào ngày 07/01/2011 theo quyết
định số 03/2011/EIB/QĐ-HĐQT về việc thành lập Chi nhánh Eximbank Quảng Nam
của Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Địa chỉ tại 226 – 228 Phan Chu Trinh, Tam Kỳ Quảng Nam.
- Nhân sự gồm 37 người với 08 nhân viên phòng Khách hàng cá nhân.
- Cùng với sự cạnh tranh, cũng như tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với
ngân hàng, trong tương lai chi nhánh Quảng Nam sẽ mở thêm ba phong giao dịch ở


Hội An, Điện Bàn và Núi Thành
II. Các loại thẻ do Eximbank phát hành
Về quy chế cho vay, thực hiện theo các văn bản sau:
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang

1


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2002 và Quyết định
số 1783/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế cho vay tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
- Quyết định số 19/EIB/HĐQT ngày 29/03/2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị
Eximbank; Quyết định số 16/EIB-TGĐ và Quyết định số 97/QĐ-HĐQT/2005 của
Chủ tịch hội đồng quản trị Eximbank về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết
định số 19/EIB/HĐQT.
1. Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo hai nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Điều kiện cho vay đối với khách hàng
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
2.1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
- Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:

+ Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự.
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự.
+ Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự.
- Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định pháp luật của nhà nước mà
tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó
được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang

2


BÁO CÁO THU HOẠCH

pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2.2 Đối với khách hàng hoạt động trong một số ngành nghề đặc biệt theo quy
định của Chính phủ (du lịch, khách sạn, chế tác đá quý, khai khoáng, xây dựng, vận
tải viễn dương, hàng không...) phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2.3 Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh.
Phần vốn tự có tham gia có thể bằng tiền hoặc hiện vật. Riêng đối với cho vay trung
dài hạn, tỷ lệ vốn tự có tham gia của khách hàng tham gia vào dự án đầu tư không

được thấp hơn 30% tổng nhu cầu của dự án nếu là dự án đầu tư mới, không được
thấp hơn 20% nếu là dự án mở rộng, nâng cấp, cải tạo, cải tiến kỹ thuật.
2.4 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
2.5 Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam
kết.
2.6 Có dự án đầu tư, có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật.
2.7 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
hướng dẫn của NHNN và quy chế đảm bảo tiền vay của Eximbank.
2.8 Chấp nhận và thực hiện theo các quy định trong Quy chế cho vay của Ngân
hàng Nhà nước và các quy định của Eximbank.
3. Thể loại cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn
hạn , trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đời sống và các dự án đầu tư phát triển.
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang

3


BÁO CÁO THU HOẠCH


4. Các phương thức cho vay theo quy định của Eximbank:
4.1 Phương thức cho vay từng lần:
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và Eximbank làm thủ
tục vay vốn cần thiết và ký kết các hợp đồng tín dụng (Cho vay theo phương thức
từng lần). Phương thức này áp dụng cho các khách hàng vay vốn không thường xuyên
tại Eximbank hoặc khách hàng mà Eximbank thấy cần thiết và áp dụng phương thức
cho vay này để kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn một cách chặt chẽ, an toàn. Khách
hàng có thể rút vốn 1 lần hoặc từng lần phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng.
4.2 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:
Là phương thức cho vay mà Eximbank và khách hàng thỏa thuận một hạn mức
tín dụng để khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định (gọi là thời gian duy trì
hạn mức tín dụng). Thời gian này được xác định căn cứ vào vòng quay vốn của khách
hàng nhưng không vượt quá 12 tháng, dự nợ của khách hàng trong suốt thời gian này
không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Phương thức này áp dụng đối với
khách hàng có nhu cầu vay vốn hạn mức, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định,
vay trả thường xuyên và được EIB tín nhiệm.
4.3 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư:
Là phương thức cho vay mà Eximbank cho khách hàng vay để thực hiện các dự
án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống. Trong đó:
Khách hàng vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án theo tỷ lệ quy định
(thường mức thấp nhất là 30% tổng vốn đầu tư của dự án).
Mức cho vay = Tổng vốn đầu tư – Vốn tham gia – Nguồn vốn khác
Về thời hạn giải ngân: Eximbank và khách hàng thỏa thuận lịch giải ngân cho số
tiền cho vay theo hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận hạn chót rút hết số tiền cho vay.
Eximbank giải ngân căn cứ vào các chứng từ xây dựng, cung ứng vật tư, thuê mượn
nhân công… và mỗi lần giải ngân, khách hàng và Eximbank đồng ý ký các khế ước
nhận nợ. Tiền vay có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Đối với các tài
sản mà pháp luật bắt buộc phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải mua bảo hiểm với
tên người thụ hưởng là EIB.

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang

4


BÁO CÁO THU HOẠCH

4.4 Phương thức cho vay hợp vốn:
Là hình thức cho vay mà ở đó EIB cùng một số tổ chức tín dụng khác cùng cho
vay vốn đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng.
4.5 Phương thức trả góp:
Là phương thức vay mà khi vay vốn, EIB và khách hàng xác định thỏa thuận số
tiền lãi phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian
cho vay.
4.6 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà Eximbank cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định
(ngồi hạn mức tín dụng đã được ký kết ban đầu giữa Eximbank và khách hàng).
Phương thức này áp dụng trong trường hợp khách hàng khơng thể dự kiến chính xác
nhu cầu vốn phát sinh nhằm thanh tốn các nghĩa vụ tài chính trong các trường hợp
đặc biệt.
4.7 Cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
Eximbank chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi
hạn mức tín dụng để ký quỹ phát hành thẻ tín dụng, thanh tốn tiền mua hàng hóa,
dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc các điểm ứng tiền mặt là đại lý của
Eximbank.
4.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Eximbank thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền

có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng phù hợp với quy định của chính phủ và
NHNN về hoạt động thanh tốn.
5. Hồ sơ vay vốn theo quy định của Eximbank:
Theo QĐ 19/EIB/HĐQT ngày 29/03/2002 của Chủ Tòch Hội Đồng Quản Trò
về việc ban hành Bản hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay tại Eximbank:
5.1 Đối tượng vay vốn là cá nhân - Vay tiêu dùng cá nhân:
- Hồ sơ pháp lý gồm:
+ Hộ khẩu thường trú (bản sao).
Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang

5


BÁO CÁO THU HOẠCH

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản sao).
+ Giấy tờ tùy thân khác (giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn,v.v…).
Các giấy tờ này cần mang theo bản chính để đối chiếu.
- Hồ sơ vay vốn gồm :
+ Giấy đề nghò vay vốn và kế hoạch trả nợ vay.
+ Hợp đồng tín dụng.
+ Khế ước nhận nợ.
+ Đơn xin vay (tuỳ theo mục đích vay vốn mà đơn xin vay được lập phù
hợp với nội dung cần vay).
+ Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của gia đình (Quyết đònh
lương, nguồn thu khác…).
+ Tờ trình vay vốn (Do CBTD lập).

- Hồ sơ tài sản thế chấp gồm:
+ Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Phiếu thẩm đònh tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Hợp đồng thế chấp, cầm cố (Có Công chứng của Nhà Nước).
+ Phiếu đăng ký Giao dòch đảm bảo đối với động sản (phương tiện vận
tải, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bò và các tài sản khác).
+ Phiếu đăng ký thế chấp của UBND Quận, Huyện nơi có tài sản thế
chấp (Bất động sản).
5.2 Hồ sơ cho vay du học:
(Chứng minh tài chính, cấp hạn mức tín dụng dự phòng, thanh toán học
phí và các khoản sinh hoạt phí khác)
- Giấy đề nghò vay vốn (theo mẫu).
- Bản photo CMND + Hộ khẩu, Pass port của du học sinh (nếu có).
Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang

6


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Giấy cam kết cầm cố sổ tiết kiệm.
- Hợp đồng tín dụng du học.
- Khế ước nhận nợ.
- Thư mời của trường nước ngoài gửi cho du học sinh.
- Trường hợp vay để thanh toán chi phí du học: bổ sung thêm giấy tờ
chứng minh thêm nguồn thu nhập trả nợ như: Giấy chứng nhận mức lương,
giấy đăng ký kinh doanh (nếu có), giấy tờ chứng minh thanh toán học phí, và
các khoản sinh hoạt phí…

5.3 Hồ sơ cho vay cá nhân cầm cố sổ tiết kiệm
- Giấy đề nghò vay vốn.
- Chứng minh nhân dân + sổ tiết kiệm.
- Giấy cam kết cầm cố giấy tờ có giá, phong toả sổ tiết kiệm.
- Hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ.
III/ Chính sách tín dụng nội bộ của EIB
Theo Quyết định số 471/2010 /EIB/QĐ/HĐQT ngày 29/09/2010 và Quyết định
số 1714/2010/EIB/QĐ-TGĐ ngày 29/09/2011 về việc ban hành chính sách tín dụng
nội bộ của Eximbank.
1. Khái niệm cơ bản một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan:
- Một khách hàng là doanh nghiệp, một pháp nhân có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo
quy định của EIB (do tổng giám đốc quy định trong thời kỳ) và có đủ điều kiện quan
hệ tín dụng theo quy định của pháp luật và EIB.
- Nhóm khách hàng liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có quan hệ
tín dụng với Eximbank thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơng ty mẹ với cơng ty con và ngược lại.
b) Cơng ty với người quản lý thành viên ban kiểm sốt của cơng ty đó hoặc với
cơng ty, tổ chức có thẩm quyền, bổ nhiệm những người đó và nguợc lại.
c) Cơng ty với cá nhân tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc có vốn cổ phần có
quyền biểu quyết trở lên tại cơng ty đó và ngược lại.
Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang

7


BÁO CÁO THU HOẠCH

d) Người có quan hệ thân thuộc với nhau bao gồm: cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi,

con, con nuôi, anh chị em ruột của mình và vợ chồng của những người này.
e) Công ty với người có quan hệ thân thuộc theo quy định tại điểm (d) khoản
này của người quản lý, thành viên ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở
hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty đó
và ngược lại.
f) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân, quy định tại các điểm
a, b, c, d, e khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền, các cá nhân được uỷ quyền đại
diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.
g) Nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối trong việc ra quyết định, hoạt
động của công ty thông qua đại hội hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên của
công ty đó.
h) Những khách hàng có quan hệ tín dụng với Eximbank nhưng đều thuộc nhóm
khách hàng có liên quan với một khách hàng khác (ví dụ: khách hàng A và B không
thuộc nhóm khách hàng có liên quan nhưng A và C là một nhóm khách hàng, đồng
thời B và C cũng là một nhóm khách hàng. Khi đó A, B và C cũng thuộc nhóm khách
hàng có liên quan.
i) Các trường hợp khác mà theo đánh giá của Eximbank là khách hàng này có
quan hệ sở hữu, quản trị, điều hành chi phối bởi khách hàng kia.
2. Thẩm quyền cấp tín dụng đối với 1 khách hàng và nhóm khách hàng liên
quan
- Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định tín dụng cao nhất trong các giới
hạn tín dụng theo quy định của NHNN.
- Hội đồng tín dụng TW có thẩm quyền quyết định tín dụng trong phạm vi thẩm
quyền do Hội đồng quản trị giao từng thời kỳ.
- Tổng Giám đốc có thẩm quyền quyết định tín dụng trong phạm vi thẩm quyền
do Hội đồng quản trị giao từng thời kỳ, Hội đồng tín dụng Hội sở có thẩm quyền
quyết định tín dụng trong giới hạn thẩm quyền của Tổng Giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc, Ban tín dụng đơn vị, người xét duyệt cấp tín dụng có
thẩm quyền quyết định tín dụng theo quy định của Tổng Giám đốc từng thời kỳ.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên


Trang

8


BÁO CÁO THU HOẠCH

3. Thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh Quảng Nam
- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Ban tín dụng Chi nhánh đối với một
khách hàng:


Khách hàng Doanh nghiệp

:

4.000.000.000 Đồng



Khách hàng Cá nhân

:

2.000.000.000 Đồng

- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Chi nhánh đối với một
khách hàng:



Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản của Giám đốc

Chi nhánh bằng 20% thẩm quyền quyết định cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản
của Ban tín dụng Chi nhánh.
4. Địa bàn hoạt động tín dụng của Chi nhánh Quảng Nam
Địa bàn hoạt động tín dụng của Chi nhánh: tỉnh Quảng Nam và các tính có
chung địa giới hành chính với tính Quảng Nam.
5. Thành phần và tổ chức hoạt động của Ban tín dụng Chi nhánh Quảng
Nam
- Giám đốc chi nhánh: Trưởng ban.
- Các phó giám đốc chi nhánh: Ủy viên.
- Trưởng phòng nghiệp vụ có liên quan đến hồ sơ trình ra hội đồng: Ủy viên
kiêm thư ký.
- Cán bộ chuyên quản hồ sơ: Ủy viên.
6. Danh mục các tài sản đảm bảo và tỷ lệ cấp tín dụng theo TSĐB của EIB:
Theo phụ lục số 100 ngày 02/08/2011 của EIB về việc quy định danh mục tài
sản bảo đảm và tỷ lệ cấp tín dụng theo từng loại tài sản bảo đảm.
6.1 Sở giao dịch, Chi nhánh (sau đây gọi chung là Chi Nhánh) được phép
nhận các loại tài sản sau làm tài sản bảo đảm và tỷ lệ cấp tín dụng theo từng loại
tài sản như sau:
STT

Loại tài sản bảo đảm

Điều kiện bảo đảm

Tỷ lệ cấp tín
dụng so với
giá trị

TSBĐ

Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang

9


BÁO CÁO THU HOẠCH

1

1.1 Tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi, - Hạn mức tín dụng phải có khấu

100%

thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Eximbank trừ chênh lệch lãi suất.
phát hành trừ (cổ phiếu EIB) có cùng loại - Đối với cho vay cầm cố, kinh
tiền với đồng tiền vay.
doanh vàng bảo đảm bằng vàng,
1.2 Tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi,
ngoại tệ mặt, tiền gửi tại EIB, sổ
thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Eximbank
tiết kiệm, giấy tờ có giá do EIB
phát hành trừ (cổ phiếu EIB) không cùng
phát hành thì thực hiện theo quy
loại tiền với đồng tiền vay.
định của TGĐ từng thời kỳ.
1.3 Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc

2

có cùng loại tiền với đồng tiền cho vay.
2.1 Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do các tổ Danh sách các tổ chức tín dụng

95%

95%

chức tín dụng khác phát hành (trừ chứng phải thuộc danh sách các tổ chức
khoán) có cùng loại tiền với đồng tiền vay. phát hành Giấy tờ có giá được EIB
2.2 Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc
chấp nhận.
không cùng loại với đồng tiền cho vay.
2.3 Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do các tổ
chức tín dụng khác phát hành (trừ chứng
khoán) không cùng loại tiền với đồng tiền
vay.
2.4 Vàng miếng (theo tiêu chuẩn của các
doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được
NHNN cấp giấy phép sản xuất vàng
miếng), vàng hạt, vàng nguyên liệu còn
nguyên niêm phong gửi tại EIB.

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 10

90%



BÁO CÁO THU HOẠCH

3

3.1 Quyền sử dụng đất ở (QSDDO), Quyền Chi nhánh được nhận thế chấp
sở hữu nhà ở (QSHNO) tại đô thị.

70%

BĐS hình thành trong tương lai
đối với các bất động sản sau:
a. Nhà ở hình thành từ dự án nhà ở
đã được bàn giao cho khách hàng
(bên thế chấp tài sản);
b. BĐS có sẵn (Đã có giấy chứng
nhận QSDD, QSH tài sản trên
đất): nhận BĐS nêu tại mục 3.1,
3.2, 3.3 khoản 1 điều này.

3.2 QSDĐ phi nông nghiệp (không phải là

60%

đất ở) và QSH tài sản gắn liền với đất tại đô
thị
3.3 QSDD gồm đất nông nghiệp và phi nông Phần đất nông nghiệp và phần đất
nghiệp tại đô thị.
a. Phần diện tích đất ở.
b. Phần diện tích đất phi nông nghiệp khác.

c. Phần diện tích đất nông nghiệp
3.4 QSDĐO, QSHNO tại nông thôn.
3.5 QSDĐ nông nghiệp đã được quy hoạch

4

70%

phi nông nghiệp phải liền thửa
trên cùng một giấy chứng nhận
60%
50%
50%

QSDĐ cho toàn bộ diện tích
(trongđáp
đóứng
diệncáctích
phisau:
nông
BĐS
điềuđất
kiện
20%)
-nghiệp chiếm
Lối đitrên
dẫn
vào BĐS có

chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp.

chiều rộng tối thiểu 2,5 m;
3.6 QSDĐ nông nghiệp đã được sử dụng
QSDĐ phải có diện tích
trồng các loại cây: cao su, cà phê, lúa, nuôi
lớn hơn 200 m2;
trồng thủy hải sản, tiêu điều.
Trường
hợpđịnh
BĐSvề thuộc
Hàng hóa
Hàng
hóa
theo quy
nhận

70% và

mụcquản
3.5, lý
3.6hàng
do bộhóa
phận
thẩm

cầm
cố,định
thế

không vượt


giá
thẩm
định.
chấpHội
củasởEIB
từng
thời kỳ.

quá đơn giá

-

cho vay do

Trường hợp nhận thế

chấp cây trồng trên đất, thì phải

Hội sở

mua bảo hiểm giá trị của phần cây

thông báo

trên đất.

từng thời kỳ
(đối với các
loại hàng


Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 11


BÁO CÁO THU HOẠCH

hóa Hội sở
có thơng
5

5.1 Ơ tơ con (ơ tơ có số chỗ ngồi bao gồm cả Ơ tơ nhận thế chấp đáp ứng các

báo giá).
70%

chỗ người lái khơng nhiều hơn 9)
điều kiện sau:
5.2 Ơ tơ khách (ơ tơ chở người có số chỗ
60%
+ Ơ tơ hình thành từ vốn vay mới
ngồi bao gồm cả chỗ người lái từ 10 trở
100% hoặc ơ tơ nhập khẩu đã qua
lên).
sử dụng chất lượng còn lại trên
5.3 Ơ tơ tải
60%
80%

các

điều
kiện
khác
đáp
6.2 Các loại tài sản bảo đảm Chi nhánh phải trình về Hội đồng tín dụng Hội

sở xem xét, quyết định trước khi nhận bảo đảm:
- Quyền sử dụng đất nơng nghiệp khơng đáp ứng điều kiện quy định tại mục 3.4,
3.5, 3.6 khoản 1 điều này.
- BĐS hình thành trong tương lai (ngoại trừ BĐS đáp ứng điều kiện quy định tại
mục 3 khoản 1 điều này), BĐS hình thành trong tương lai từ dự án kinh doanh BĐS,
dự án liên quan đến BĐS (như khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu nghĩ dưỡng
(resort), nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học);
- Phương tiện vận tải khơng đáp ứng điều kiện quy định tại mục 4 khoản 1 điều
này;
- Máy móc thiết bị;
- BĐS khác, tài sản khác khơng đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1
điều này.
IV/ Quy đònh hiện nay về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi
ro trong hoạt động của ngân hàng:
* Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà Nước về việc ban hành quy đònh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng. Và
Quyết đònh sưả đổi số 18/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 25-04-2007.
1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm :
Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang 12



BÁO CÁO THU HOẠCH

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả
năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại nhưng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi trong
thời gian 3 tháng đối với khoản vay ngắn hạn và 6 tháng đối với các khoản vay
trung và dài hạn.
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm 1 là 0%
- Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã
cơ cấu lại.
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm 2 là 5%.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm 3 là 20%.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá dưới 90 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm 4 là 50%.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn đã cơ cấu lại.
Nguyễn Thị Mỹ Dun


Trang 13


BÁO CÁO THU HOẠCH

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm 5 là 100%. Riêng đối với các khoản nợ
khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài
chính của Tổ chức tín dụng.
2. Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR :
- Vào ngày cuối mỗi quý, tổ chức tín dụng tiến hành phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro. Riêng đối với Quý IV việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro được xác đònh tại ngày 30/11.
- Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng
tiếp theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro
đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.
- Riêng đối với Quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng
12, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến
thời điểm cuối ngày 30 tháng.
3. Số tiền trích lập dự phòng cụ thể được tính theo công thức như sau:
R= max { 0, (A-C)}x r
Trong đó:
R: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư nợ gốc của các khoản nợ
C: Giá trò khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Loại tài sản bảo đảm

Tỷ lệ khấu trừ


Số dư trên tài khoản tiền gửi, STK, Giấy tờ có giá bằng đồng

tối đa
100%

Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành.
Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên TKTG, STK giấy tờ có giá

95%

bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành .
Trái phiếu chính phủ:
Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang 14


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống.

95%

- Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

85%

- Có thời hạn còn lại trên 5 năm.
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, GTCG do các tổ chức


80%
70%

tín dụng khác phát hành được niêm yết trên SGD Chứng khoán và
trung tâm giao dòch chứng khoán.
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do

65%

doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên SGD chứng khoán và
trung tâm giao dòch chứng khoán.
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do

50%

các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên SGD
chứng khoán và trung tâm giao dòch chứng khoán.
Bất động sản.
Các loại tài sản đảm bảo khác.

50%
30%

4. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung: áp dụng cho tổng dư nợ từ nhóm 1 đến
nhóm 4 là 0,75%.
V. Quy định cấp tín dụng của EIB
Căn cứ vào quyết định số 200/2011/EIB/QĐ-HĐQT ngày 09/06/2011 ban hành
quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng
mục đích tại EIB, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc bộ phận tín dụng như sau:
1. Bộ phận quan hệ khách hàng (FO) thực hiện các nhiệm vụ sau:

-

Thực hiện kế hoạch phát triển khách hàng, phát triển dư nợ tín dụng và các

sản phẩm khác theo phân cơng của lãnh đạo Bộ phận tín dụng; lãnh đạo Chi nhánh,
phòng giao dịch;
-

Tư vấn sản phẩm, dịch vụ của EIB phù hợp với nhu cầu của khách hàng,

tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các u cầu khác của khách hàng làm đầu mối
phối hợp với các bộ phận có liên quan để cung cấp dịch vụ, đáp ứng các u cầu của
khách hàng;
-

Thơng tin kịp thời cho khách hàng về tiến trình giải quyết các đề nghị của

khách hàng;

Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang 15


BÁO CÁO THU HOẠCH

-

Có trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện


các điều kiện tín dụng, các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả
nợ gốc, lãi của khách hàng theo đúng kỳ hạn;
-

Tổ chức triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng của Eximbank

(thăm hỏi, tặng quà, khuyến mại…);
-

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Bộ phận tín dụng.

2. Bộ phận thẩm định tín dụng (MO) thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện thẩm định khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng (độc
lập với FO);
- Thực hiện công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm theo thẩm quyền thẩm định
giá của Chi nhánh, Phòng giao dịch;
- Lập báo cáo thẩm định tín dụng, đề xuất việc cấp tín dụng, các điều kiện tín
dụng và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ điều
kiện tín dụng, việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan đánh giá lại khách hàng sau
khi cấp tín dụng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Bộ phận tín dụng;
- Phối hợp với BO kiểm tra, kiểm soát nội dung hợp đồng, văn bản tín dụng
được soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ký.
3. Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Dự thảo hợp đồng, văn bản tín dụng trình các cấp có thẩm quyền ký kết hợp
đồng, văn bản tín dụng theo quy định của Eximbank;
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm;
- Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân hoặc phát

hành thư bảo lãnh cho khách hàng;
- Yêu cầu, đôn đốc các bộ phận có liên quan thực hiện các điều kiện tín dụng
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kiến nghị các bộ phận có liên quan đánh giá lại khách hàng khi có dấu hiệu
sử dụng vốn sai mục đích, khả năng trả nợ bị suy giảm;
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 16


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Thực hiện các bút toán giải ngân, thu nợ; hoạch toán xuất, nhập ngoại bảng
tài sản bảo đảm;
- Thực hiện chức năng thống kê, báo cáo tín dụng;
- Lưu trữ và quản lý toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Bộ phận tín dụng.

PHẦN 02: QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC
I. Các đơn vị đi thực tế:
Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong
phòng, tôi đã được gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với nhiều khách hàng. Điều này đã giúp
tôi có được những thông tin về món vay, khả năng trả nợ, thiện chí trả nợ của khách
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 17


BÁO CÁO THU HOẠCH


hàng, học hỏi được cách tiếp cận, khai thác thông tin… Những khách hàng mà tôi đã
được đi thẩm định:
+ Nguyễn Vũ Hân: Phân Bón.

+ Nguyễn Thị Phương Mai: Bánh kẹo.

+ Tăng Thị Tư: Phụ tùng ô tô, vải…

+ Phan Chánh Phúc: Sơn, bulon, ốc, vít.

+ Nguyễn Đình Thắng: Giày dép.

+ Lê Đức Tâm: Gas.

+ Cô Vĩnh: Buôn hàng chuyến nông sản (cá). + Chị Anh (Núi Thành): Xưởng cưa gỗ.
+ Anh Hận (Núi Thành): Phụ tùng ô tô

+ Anh Trung: Chén, bát (chợ Tam Kỳ)

II. Quy trình tín dụng:
1. Tiếp xúc khách hàng
Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu vay của khách hàng và khả năng cung
ứng dịch vụ, tiện ích của Ngân hàng Eximbank hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng
hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định.
2. Thẩm định khách hàng
- Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khi vay
vốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.
- Thẩm định hồ sơ do khách hàng cung cấp.
- Mục đích sử dụng vốn vay.
- Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay, khả năng hoàn trả nợ

vay.
- Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của
khách hàng.
- Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra.
- Đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay.
- Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với EIB và các tổ chức tín dụng khác.
- Các thông tin khác có liên quan đến khách hàng như: uy tín, nhân thân, nơi làm
việc…
3. Hoàn thiện hồ sơ
CBKHCN sẽ soạn thảo các hợp đồng và thực hiện việc lấy chữ ký trên hợp đồng
theo quy định, bao gồm:
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 18


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Phiếu báo thẩm định tài sản.
- Báo cáo thẩm định.
- Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp.
- Biên bản họp ban tín dụng (nếu có).
- Hợp đồng tín dụng.
- Hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản.
- Biên bản giao nhận hồ sơ, tài sản thế chấp cầm cố.
- Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo/Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất.
CBKHCN chịu trách nhiệm về việc thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo
quy định.
4. Giải ngân

4.1 Hồ sơ cán bộ tín dụng giữ
- Hợp đồng tín dụng (bản chính).
- Hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản (bản chính).
- Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo/Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất (bản chính).
- Báo cáo thẩm định (bản chính).
- Biên bản giao nhận hồ sơ, tài sản thế chấp cầm cố (bản chính).
- Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp (bản chính).
- Biên bản họp ban tín dụng (nếu có).
- Phiếu báo thẩm định tài sản (bản chính).
- Khế ước nhận nợ (bản chính).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới.
- CMND hoặc hộ khẩu.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài sản đảm bảo khác.
4.2 Kế toán tín dụng giữ
4.2.1 Nhập tài sản:
- Hợp đồng thế chấp (bản chính).
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 19


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo/Đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất (bản chính).
- Biên bản thẩm định giá (bản chính).
- Biên bản giao nhận (bản chính).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tài sản đảm bảo khác.

4.2.2 Giải ngân:
- Lệnh chi (giấy lĩnh tiền mặt).
- Hai Hợp đồng tín dụng (bản chính).
- Hai Khế ước nhận nợ (bản chính).
4.3 Giao khách hàng giữ
- Hợp đồng tín dụng (bản chính).
- Hợp đồng thế chấp (bản chính).
- Biên bản giao nhận hồ sơ, tài sản thế chấp cầm cố (bản chính).
- Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp (bản chính).
- Khế ước nhận nợ (bản chính).
5. Hồ sơ lưu
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài sản đảm bảo khác.
- Hợp đồng thế chấp tài sản (bản chính).
- Phụ lục hợp đồng thế chấp (bản chính) (nếu có).
- Phiếu đăng ký giao địch đảm bảo tài sản thế chấp (bản chính).
- Biên bản định giá tài sản đảm bảo (bản chính).
- Biên bản giao nhận tài sản đảm bảo (bản chính).
6. Tất toán, xuất hồ sơ
- Tờ trình giao nhận Hồ sơ.
- Đơn xóa đăng ký giao dịch đảm bảo/đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất.
- Phiếu thu đã nộp tiền.
III. Những việc đã làm được
1. Nội quy làm việc
- Luôn tuân thủ đúng nội quy về giờ giấc, trang phục trong quá trình làm việc.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 20



BÁO CÁO THU HOẠCH

- Vui vẻ, nhiệt tình, chủ động quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng.
- Hòa đồng, cới mở, thiện chí hỗ trợ các anh chị trong cơ quan.
2. Doanh số
2.1 Huy động:
Trong thời gian thử việc được giao chỉ tiêu cụ thể là huy động 1 tỷ cho đến cuối
tháng 12/2011 mặc dù đã có nhiều cố gắng, chủ động, nhiệt tình trong việc tìm kiếm
khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng nhưng vẫn chưa mang lại kết quả.
2.2 Cho vay:
Cùng với sự ham học hỏi, chủ động trao dồi kiến thức là sự hỗ trợ nhiệt tình của
các anh, chị trong phòng Khách hàng cá nhân, nên tôi đã nắm được nghiệp vụ của một
nhân viên khách hàng cá nhân, cũng như tác phong, văn hóa làm việc ở Ngân hàng.
Xét về mặc thực tế thì trong thời gian thử việc, tôi đã làm được những việc sau:
* Cho vay kinh doanh
- Khách hàng thực sự tìm kiếm được:
+ Lê đức Tâm: Hạn mức 700 triệu đồng, giải ngân 300 triệu.
+ Khách hàng Trung: nhu cầu 100 triệu, vay bố sung vốn kinh doanh chén,
bát, đồ sứ các loại… tại chợ Tam Kỳ nhưng chưa làm hồ sơ. Trưởng phòng đã cùng đi
thẩm định.
+ Khách hàng Nguyễn Đình Thắng: nhu cầu 200 triệu, vướng công chứng bên
tài sản thừa kế. Hồ sơ đang chờ xử lý.
- Hỗ trợ các anh chị làm một số hồ sơ sau:
+ Nguyễn Vũ Hân: Hạn mức 2 tỷ đồng, đã giải ngân hết.
+ Nguyễn Thị Phương Mai: Hạn mức 350 triệu đồng, đã giải ngân hết.
+ Nguyễn Chành Phúc: Hạn Mức 2 tỷ đồng, giải ngân 600 triệu đồng.
+ Phạm Văn Thiều: Hạn mức 1,2 tỷ đồng.
+ Tăng Thi Tư: Hạn mức 300 triệu đồng.
+ Ngô Thị Thùy Nga: Hạn Mức 900 triệu đồng.
+ Hoàng Chí Hiền: Hạn mức 700 triệu đồng, giải ngân 500 triệu đồng.

* Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm:
- VNĐ:
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 21


BÁO CÁO THU HOẠCH

+ Trần Thị Nguyệt Anh: 1,95 tỷ đồng; 1,5 tỷ đồng.
+ Võ Thị Hiển: 800 triệu đồng.
+ Nguyễn Hoàng Phượng Uyển: 25 triệu đồng.
+ Nguyễn Phước Xuân Thụy: 400 triệu đồng.
- Vàng:
+ Lê Thị Quả: 150 triệu; 50 triệu.
+ Võ Thị Hiển: 750 triệu đồng.
+ Đỗ Quang Sơn: 70 triệu đồng.
+ Thái Quang Hoàng: 750 triệu đồng.
+ Lê Thị Nghĩa: 400 triệu đồng.
- USD:
+ Lê Thúy Hằng: 75 triệu đồng.
* Cho vay cán bộ nhân viên
+ Phan Thị Diệu: 110 triệu đồng (Phan Thị Dự bảo lãnh).
+ Võ Thị Phương Dung: 110 triệu đồng.
+ Lê Nữ Xuân Trinh: 110 triệu đồng.
+ Trương Thị Hạnh: 91 triệu đồng.
2.3 Thẻ
- Hỗ trợ chị Dự - Nhân viên thẻ kiêm tín dụng làm hồ sơ thẻ ATM.
- Mở được 23 thẻ V-top cho khách hàng.
- Hỗ trợ giao thẻ V-top và thẻ Visa Debit cho khách hàng.

2.4 Nghiệp vụ
- Đã nắm bắt được quy trình cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh; khách
hàng cầm cố VNĐ, vàng, USD; cán bộ nhân viên EIB. Đặc biệt đối với hồ sơ vay
kinh doanh, tôi đã trực tiếp tiến hành thẩm định và hoàn thiện 03 hồ sơ khách hàng
vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Nguyễn Vũ Hân: HMTD: 2.000.000.000 đồng; thời hạn xin vay: 12 tháng.
+ Nguyễn Thị Phương Mai: HMTD: 350.000.000 đồng; thời hạn xin vay: 12
tháng.
+ Lê Đức Tâm, HMTD: 700.000.000 đồng; thời hạn xin vay 12 tháng.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 22


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Ngồi ra, đối với vay cầm cố sổ tiết kiệm, vay nhân viên là tơi đã có thể hồn
thành hồ sơ, giải ngân cho khách hàng.
Song song với quy trình hồn thiện hồ sơ vay, giải ngân thì cán bộ tín dụng phải
hồn thành việc cập nhật thơng tin trên hệ thống KORENBANK. Đây là nghiệp vụ
khơng thể thiếu khi cung cấp tín dụng. Khi có món vay mới, sau khi ký Hợp đồng tín
dụng và Khế ước nhận nợ, CBTD sẽ tiến hành đăng nhập và quản lý món vay trong hệ
thống Korebank như sau:
- Nhập đơn vay đăng ký thông tin tín dụng vào màn hình Application của
hệ thống Korebank: chọn Loan\Origination\Consulting\Application.
- Sau đó, chuyển Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ qua bộ phận kế
toán để duyệt và giải ngân.
- CBTD giao hồ sơ cho bộ phận Ngân Quỹ và ký bàn giao, sau đó chuyển
chứng từ qua bộ phận kế toán (TD) để nhập ngoại bảng tài sản:
Loan  Collateral Management  Collateral/Guarantee  nhập tên

khách hàng  Search  OK  New  Tuỳ theo từng tài sản thế chấp, cầm cố
(BĐS, phương tiện vận tải, Sổ tiết kiệm…) mà nhập thông tin  OK  Search để
xem thông tin.
- Sau đó, CBTD phải theo dõi món vay (ngày trả nợ, ngày trả lãi) bằng
cách Search Maturity để đôn đốc khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn.
- Để theo dõi thông tin những món nợ quá hạn: Loan  Past Due
Administration  Search Past Due để nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi nhằm
chuyển món vay về trong hạn.
3. Viết báo cáo
Hỗ trợ chị Thư – Phó phòng KHCN lập báo cáo kinh doanh hằng tháng của Chi
nhánh gửi Hội sở Eximbank, Ngân hàng Nhà Nước.
IV. Những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục
1. Những hạn chế:
Nguyễn Thị Mỹ Dun

Trang 23


BÁO CÁO THU HOẠCH

- Còn thiếu kinh nghiệm làm việc.
- Hạn chế mối quan hệ với khách hàng.
- Quá trình làm hồ sơ tín dụng còn nhiều thiếu sót: lỗi chính tả, chưa nắm bắt
kịp với nội dung thay đổi của quy chế mới để tác nghiệp nhanh và chính xác hơn…
2. Biện pháp khắc phục:
- Chủ động cập nhật, tìm tòi những thông tin tín dụng, chính sách, mẫu biểu…
- Thành ý lắng nghe những lời góp ý của các anh chị đồng nghiệp để hoàn
thành tốt công việc.
- Tập trung tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.
- Sắp xếp thời gian, công việc một cách khoa học để tạo nhiều mối quan hệ:

bằng cách chăm sóc những khách hàng cũ, mời những khách hàng mới…
- Nhiệt tình hỗ trợ các anh chị đồng nghiệp để học hỏi thêm những kinh
nghiệm.

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 24


BÁO CÁO THU HOẠCH

PHẦN 03: KẾT LUẬN
I. Ý kiến, đề xuất cá nhân
Qua gần 02 tháng thử việc tại Eximbank – Quảng Nam, được sự hướng dẫn tận
tình của Lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng KHCN, tôi đã học hỏi được nhiều kiến
thức về chuyên môn, nghiệp vụ của một nhân viên KHCN. Bên cạnh đó môi trường
làm việc thông thoáng, vui vẻ cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong cơ quan đã
giúp tôi trưởng thành trong tác phong làm việc (nhanh nhẹn, chuẩn xác, giao tiếp lịch
sự, văn minh…), hoàn thành các công việc được giao. Vì vậy, tôi xin chân thành cảm
ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp trong thời gian qua.
Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các anh
chị trong phòng cùng Ban Giám Đốc hướng dẫn và chỉ bảo thêm cho tôi trong quá
trình làm việc.
Quảng Nam, ngày….tháng 12 năm 2011
Người lập báo cáo

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
II. Ý kiến lãnh đạo phòng Khách hàng cá nhân NH TMCP Xuất nhập khẩu
– Chi nhánh Quảng Nam


Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 25


×