Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ảnh hưởng của loại mẫu cấy và nồng độ benzyl adenin (ba) lên sự tái sinh chồi từ tử diệp dưa hấu nhị bội (citrullus vulgaris schard.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



ĐÀO THỊ NGỌC NƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MẪU CẤY VÀ NỒNG ĐỘ
BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ TÁI SINH CHỒI
TỪ TỬ DIỆP DƯA HẤU NHỊ BỘI
(Citrullus vulgaris Schard.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MẪU CẤY VÀ NỒNG ĐỘ
BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ TÁI SINH CHỒI
TỪ TỬ DIỆP DƯA HẤU NHỊ BỘI
(Citrullus vulgaris Schard.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG


Cán bộ hướng dẫn:
PGs.Ts. Lâm Ngọc Phương

Sinh viên thực hiện:
Đào Thị Ngọc Nương
MSSV: 3087642

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Khoa
Học Cây Trồng, chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MẪU CẤY VÀ NỒNG ĐỘ
BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ TÁI SINH CHỒI
TỪ TỬ DIỆP DƯA HẤU NHỊ BỘI
(Citrullus vulgaris Schard.)

Do sinh viên Đào Thị Ngọc Nương thực hiện
Kính trình lên Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts Lâm Ngọc Phương

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Khoa
Học Cây Trồng, chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MẪU CẤY VÀ NỒNG ĐỘ
BENZYL ADENIN (BA) LÊN SỰ TÁI SINH CHỒI
TỪ TỬ DIỆP DƯA HẤU NHỊ BỘI
(Citrullus vulgaris Schard.)

Do sinh viên Đào Thị Ngọc Nương thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp:...........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Hội đồng

........................................

..........................................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp

.............................................

iii


.....................................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu, cô hướng dẫn
và bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Đào Thị Ngọc Nương

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

---I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Đào Thị Ngọc Nương

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 25/05/1990

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Long Khánh, Hồng Ngự, Đồng Tháp
Họ tên cha: Đào Văn Cường

Năm sinh: 1968


Họ tên mẹ: Hồ Thị Thúy Diễm

Năm sinh: 1972

Địa chỉ thường trú: Ấp Long Hòa I, Phường Long Sơn, Thị xã Tân Châu,
Tỉnh An Giang.
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/1996 đến tháng 5/2001
Trường: Tiểu học “B” Long Sơn
Địa chỉ: Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2001 đến tháng 5/2005
Trường: Trung học cơ sở Long Sơn
Địa chỉ: Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2005 đến tháng 5/2008
Trường: Trung học phổ thông Tân Châu
Địa chỉ: Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang

Ngày

tháng
năm 2012
Người khai

Đào Thị Ngọc Nương


v


CẢM TẠ

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Cần Thơ, em đã
được qu í thầy cô truyền đạt rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Đây sẽ là
vốn sống vô cùng quan trọng giúp đỡ em trong quá trình làm việc và công tác về
sau.
Kính dâng

 Cha, mẹ đấng sinh thành đã cho con hình hài và hết lòng yêu thương,
dạy dỗ và nuôi nấng con khôn lớn, nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
 PGs.Ts. Lâm Ngọc Phương người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
 Ths Lê Minh Lý đã hết lòng chỉ bảo tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn này.
 Thầy Phạm Văn Phượng và thầy Nguyễn Phước Đằng, cố vấn học tập
đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn
Cô Phan Thị Hồng Nhung, cô Lê Hồng Giang và quí thầy cô đang
công tác tại bộ môn Sinh lý-Sinh hoá, cùng các anh chị học viên cao học, các bạn
sinh viên đang thực hiện đề tài tại đây đã nhiệt tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Thân gửi
Các bạn lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng khóa 34 lời chúc sức khỏe,
thành công, thành đạt trong tương lai.

vi



ĐÀO THỊ NGỌC NƯƠNG, 2012 “Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và nồng độ Benzyl
Adenin (BA) lên sự tái sinh chồi từ tử diệp dưa hấu nhị bội (Citrullus vulgaris
Schard.)” Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Cây Trồng-chuyên ngành Công
Nghệ Giống Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGs. Ts Lâm Ngọc Phương
TÓM LƯỢC
Tái sinh chồi dưa hấu (Citrullus vulgaris Schard.) từ tử diệp là phương pháp
nhân giống vô tính hiện nay cho được tỷ lệ tạo chồi cao trong đó loại mẫu cấy và
nồng độ Benzyl adenine (BA) là hai yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả tạo chồi
trong quá trình nuôi cấy vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và nồng độ
Benzyl adenin (BA) lên sự tái sinh chồi từ tử diệp dưa hấu nhị bội (Citrullus
vulgaris Schard.)” được thực hiện nhằm tìm được loại mẫu cấy và nồng độ BA
thích hợp cho sự tái sinh chồi dưa hấu từ tử diệp trong điều kiện in vitro, làm tiền đề
cho việc nghiên cứu, góp phần vào công tác chọn tạo và sản xuất giống.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn ngẫu nhiên 2 nhân tố, 4
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 3 đĩa petri, mỗi đĩa petri cấy 8 mẫu (4 mẫu vùng gần, 4
mẫu vùng xa).
Kết quả thí nghiệm cho thấy: (1) Ở giống Thành Long-Chánh Nông sử dụng tử
diệp VG-10 NSKTP nuôi cấy trong môi trường bổ sung BA 1 mg/l cho tỷ lệ mẫu
tạo chồi đạt cao nhất đạt 100%; (2) Ở giống Thành Long-Trang Nông, kết quả thí
nghiệm cho thấy sử dụng tử diệp VG-14 NSKTP nuôi cấy trong môi trường bổ sung
BA 0,5 mg/l cho tỷ lệ mẫu tạo chồi tốt nhất đạt 97,5%.

Từ khóa: Tử diệp, BA, mô sẹo, tái sinh chồi và nhân chồi.

vii



MỤC LỤC
Trang
Tóm lược

Vii

Mục lục

viii

Danh sách bảng

X

Danh sách hình

Xii

Danh sách chữ viết tắt

xiii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2


1.1 Sơ lược về dưa hấu

2

1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Đặc tính thực vật

2

1.1.3 Đặc tính giống Thành Long

3

1.2 Kỹ thuật nuôi cấy mô

3

1.2.1 Lịch sử nuôi cấy mô

3

1.2.2 Các giai đoạn nhân giống in vitro

4

1.2.3 Môi trường nuôi cấy


6

1.2.4 Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô

9

1.3 Cơ sở khoa học của sự tái sinh chồi từ tử diệp

9

1.4 Phương pháp tái sinh

10

1.5 Một số nghiên cứu về tái sinh chồi từ tử diệp

11

1.5.1 Nguồn gốc phát sinh chồi

11

1.5.2 Một số nghiên cứu về tái sinh chồi trực tiếp từ tử
diệp

11

1.5.3 Tái sinh chồi gián tiếp thông qua mô sẹo

12


Chương 2 PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP

14

2.1 Thời gian thực hiện

14

2.2 Địa điểm

14

2.3 Phương tiện

14

2.3.1 Vật liệu và trang thiết bị

14

2.3.2 Điều kiện thí nghiệm

15

viii


2.4 Phương pháp


Chương 3

16

2.4.1 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy

16

2.4.2 Vô trùng mẫu cấy

16

2.4.3 Bố trí thí nghiệm

17

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và nồng độ BA trên sự
tái sinh chồi dưa hấu từ tử diệp giống Thành LongChánh Nông.

22
22

3.1.1 Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo

22

3.1.2 Tỷ lệ mẫu tạo chồi

24


3.1.3 Số chồi/mẫu

28

3.1.4 Số lá/mẫu

33

3.1.5 Chiều cao chồi

37

3.2 Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và nồng độ BA trên sự
tái sinh chồi dưa hấu từ tử diệp giống Thành LongTrang Nông.

41

3.2.1 Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo

41

3.2.2 Tỷ lệ mẫu tạo chồi

44

3.2.3 Số chồi/mẫu

47


3.2.4 Số lá/mẫu

52

3.2.5 Chiều cao chồi

56

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

61

4.1 Kết luận

61

4.2 ĐỀ nghỊ

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ CHƯƠNG 1
PHỤ CHƯƠNG 2

ix



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng
2.1 Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm 1
2.2 Tổ hợp các nghiệm thức thí nghiệm 2

Trang

3.1 Tỷ lệ (%) mẫu tạo mô sẹo từ tử diệp dưa hấu ở 2 tuần sau khi cấy
3.2 Tỷ lệ (%) mẫu tạo mô sẹo từ tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy

22

3.3 Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi từ tử diệp dưa hấu ở 2 tuần sau khi cấy
3.4 Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi từ tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 3 tuần sau
3.5 khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 4 tuần sau
3.6 khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 5 tuần sau
3.7 khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 6 tuần sau
3.8 khi cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 3 tuần sau khi
3.9 cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 4 tuần sau khi
3.10 cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 5 tuần sau khi
3.11 cấy

Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 6 tuần sau khi
3.12 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 3 tuần sau khi
3.13 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 4 tuần sau khi
3.14 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 5 tuần sau khi
3.15 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 6 tuần sau khi
3.16 cấy
3.17 Tỷ lệ (%) mẫu tạo mô sẹo từ tử diệp dưa hấu ở 2 tuần sau khi cấy

25

3.18 Tỷ lệ (%) mẫu tạo mô sẹo từ tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy
3.19 Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi từ tử diệp dưa hấu ở 2 tuần sau khi cấy

44

3.20 Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi từ tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 3 tuần sau
3.21 khi cấy

46

x

19
21
23

27
29
30
31
32
34
35
36
37
38
39
39
41
42
45

47


Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 4 tuần sau
3.22 khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 5 tuần sau
3.23 khi cấy
Số chồi (số chồi/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 6 tuần sau
3.24 khi cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 3 tuần sau khi
3.25 cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 4 tuần sau khi
3.26 cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 5 tuần sau khi

3.27 cấy
Số lá (số lá/mẫu) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 6 tuần sau khi
3.28 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 3 tuần sau khi
3.29 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 4 tuần sau khi
3.30 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 5 tuần sau khi
3.31 cấy
Chiều cao chồi (cm) dưa hấu được tái sinh từ tử diệp 6 tuần sau khi
3.32 cấy

xi

48
50
51
52
53
54
56
56
57
58
59


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa hình

Trang

1.1

Công thức cấu tạo Benzyl adenin (BA)

8

2.1

Mẫu trái dưa hấu dùng làm vật liệu nuôi cấy tử diệp

15

2.2

Hạt dưa hấu được cắt hai làm vật liệu nuôi cấy

17

2.3

Mẫu trái dưa hấu Thành long-Chánh Nông ở hai độ tuổi

18

2.4


Mẫu trái dưa hấu Thành long-Trang Nông ở hai độ tuổi

20

3.1

Sự hình thành mô sẹo của tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy

24

3.2

Sự hình thành chồi từ tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy

26

3.3

Chồi dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 2 tuần sau khi cấy

28

3.4

Hình dạng chồi tái sinh từ tử diệp ở 6 tuần sau khi cấy

33

3.5


Chiều cao chồi dưa hấu tái sinh từ tử diệp ở 6 tuần sau khi cấy

40

3.6

Sự hình thành mô sẹo từ tử diệp dưa hấu ở 3 tuần sau khi cấy

43

3.7

Chồi dưa hấu được tái sinh từ tử diệp ở 2 tuần sau khi cấy

45

3.8

Chồi dưa hấu tái sinh từ tử diệp ở 4 tuần sau khi cấy

49

3.9

Chồi dưa hấu tái sinh từ tử diệpở 6 tuần sau khi cấy

51

3.10


Hình dạng và kích thước lá được hình thành từ tử diệp

55

3.11

Chồi dưa hấu được tái sinh từ tử diệp sau 7 tuần nuôi cấy

60

xii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
HgCl2

Thủy ngân clorua

MS

Murashige và Skoog, 1962

BA

Benzyl adenin

VG

Vùng gần


VX

Vùng xa

NSKTP

Ngày sau khi thụ phấn

TSKC

Tuần sau khi cấy

xiii


MỞ ĐẦU
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus vulgaris Schrad., là loại trái cây được ưa
chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, dưa hấu được biết đến từ thời vua
Hùng Vương thứ mười tám. Cho đến nay, dưa hấu được xem là loại trái cây không
thể thiếu vào ngày tết cổ truyền của dân tộc (Phạm Hồng Cúc, 2002). Bữa ăn hàng
ngày sẽ trở nên hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng hơn nếu có sự góp mặt của dưa hấu
vì đây là loại quả có nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Dưa hấu giàu
carbohydrate, muối khoáng và vitamin, chủ yếu dùng để ăn tươi, dưa hấu chứa 90%
là nước (Tạ Thu Cúc, 2005) nên được tiêu thụ nhiều trong mùa hè nóng bức như là
một loại thực phẩm giải khát. Chính vì những lợi ích mà dưa hấu mang lại nên việc
nhân rộng giống dưa đang được quan tâm. Bên cạnh đó, do xã hội ngày càng phát
triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng
được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, nhu cầu về giống là rất quan trọng, việc nghiên
cứu những phương pháp để nhân rộng giống dưa hấu có chất lượng cũng đang được
quan tâm. Hiện nay, phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy in vitro đang

dần trở nên phổ biến vì tạo ra nguồn giống có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhân
nhanh số lượng… (Nguyễn Bảo Toàn, 2010). Tái sinh chồi từ tử diệp là một trong
những phương pháp cho được hiệu quả tạo chồi cao trong nuôi cấy in vitro, nó
không chỉ đơn thuần là trong chọn tạo giống thông thường mà ngay cả trong chọn
tạo giống công nghệ sinh học và tạo cây chuyển gen (Yan và ctv., 2000). Phương
pháp này đã được nghiên cứu bởi Moreno và ctv. (1985); Ortz và ctv. (1987);
Garcia-Sogo (1990); Bordas và ctv. (1991).
Đề tài “Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và nồng độ Benzyl Adenin (BA) lên sự
tái sinh chồi từ tử diệp dưa hấu nhị bội (Citrullus vulgaris Schrad.)” được thực
hiện nhằm xác định được loại mẫu cấy và nồng độ Benzyl adenin (BA) thích hợp
cho sự tái sinh chồi dưa hấu làm tiền đề cho việc nghiên cứu quy trình tái sinh hoàn
chỉnh cây dưa hấu phục vụ cho công tác nhân giống và sản xuất giống.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây dưa hấu
1.1.1 Nguồn gốc
Theo Phạm Hồng Cúc (2002), dưa hấu có tên khoa học là Citrullus vulgaris
Schrad., thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae. Dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
khô và nóng của Châu Phi và được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách
đây hơn 3.000 năm. Dưa hấu được đưa từ Ấn Độ sang Trung Quốc từ 2.500 năm
trước. Hiện nay, dưa hấu được trồng ở hầu hết ở các nước trên thế giới.
Ở nước ta, dưa hấu được biết đến từ thời vua Hùng Vương thứ mười tám. Cho
đến nay, dưa hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu vào ngày tết cổ truyền
của dân tộc (Phạm Hồng Cúc, 2002). Các vùng trồng dưa hấu truyền thống như Hải
Hưng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An… thường cung cấp lượng hàng
lớn để tiêu dùng nội địa. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong vài năm gần đây, dưa
hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa được trồng nhiều nhất ở Tiền Giang,
Long An chiếm hàng nghìn hecta, là những nơi có truyền thống trồng dưa Tết, còn

dưa hấu Xuân Hè được trồng nhiều ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ (Tạ Thu
Cúc, 2005).
1.1.2 Đặc tính thực vật
Rễ: Hệ thống rễ phát triển mạnh, bao gồm rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có khả
năng ăn sâu 50-100 cm, rễ phụ ăn lan lên mặt đất trong phạm vi 50-60 cm cách gốc.
Vì vậy, dưa hấu có khả năng chịu hạn khá. Rễ dưa không có khả năng phục hồi khi
bị đứt, do đó khi trồng hay chăm sóc tránh làm đứt rễ (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Thân: Dưa hấu thuộc loại thân bò, thân thảo hằng niên, dài 1,5-5 m, thân mềm
có gốc cạnh, và mang nhiều lông trắng, thân có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, chồi
nách và một vòi bám (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Lá: Lá dưa hấu xẻ thùy sâu, có 3-5 thùy, có màu xanh, vàng nhạt, trên mặt lá
thường có lớp phấn trắng, lá đơn mọc xen, xẻ thùy nhiều hay ít, sâu hay cạn tùy
giống, lá đầu tiên không xẻ thùy sâu. Lá dưa hấu có diện tích càng lớn, quang hợp

2


càng cao, lá có gốc độ nghiêng quang hợp tốt hơn các lá to nhưng nằm ngang (Tạ
Thu Cúc, 2005).
Hoa: Hoa dưa hấu có dạng chuông, đơn tính đồng chu (Wien, 1997). Hoa nhỏ
kích thướt khoảng 2,5-3 cm, nằm đơn độc ở nách lá. Số lượng hoa đực và hoa cái
không cân đối, thường hoa đực xuất hiện sớm và lớn hơn hoa cái (Tạ Thu Cúc,
2005). Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, ngoài ra người ta còn chấm nụ để cho trái đồng
loạt (Trần Thị Ba và ctv., 2009).
Trái: Trái phì to và chứa nhiều nước. Trái có hình dạng thay đổi từ hình cầu,
hình trứng đến hình bầu dục tùy theo giống, nặng 1,5-30 kg. Vỏ trái cứng, láng, có
nhiều gân và hoa văn, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt, vàng hay có
sọc. Thịt trái có màu đỏ hay vàng tùy giống (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Hạt: Mỗi trái chứa 200-900 hạt (Phạm Hồng Cúc, 2002). Hạt dưa hấu nhỏ, nằm
lẫn trong thịt trái, vỏ hạt dầy, cứng, màu hạt trắng, nâu đôi khi có vân (Tạ Thu Cúc,

2005).
1.1.3 Đặc tính giống Thành Long
Dưa có dạng trái hình oval, ruột đỏ, vỏ mỏng, vỏ trái có sọc lem, chất lượng rất
cao, chống bệnh khá, thuận tiện chuyên trở đi xa, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thời gian sinh trưởng từ 58-60 ngày, trọng lượng trái 2,5-3 kg, năng suất bình quân
từ 2,5-3,2 tấn/1000m2 (Phạm Hồng Cúc, 2002).
1.2 Kỹ thuật nuôi cấy mô
1.2.1 Lịch sử nuôi cấy mô
Năm 1838, Schleiden và Schwann đã đề xướng thuyết tế bào “Các tế bào đã
phân hóa đều mang thông tin di truyền có trong tế bào đầu tiên, đó là trứng đã thụ
tinh, và là những đơn vị độc lập, từ đó có thể xây dựng lại toàn bộ cơ thể” (Nguyễn
Bảo Toàn, 2010).
Năm 1902, Haberlandt, nhà thực vật học người Đức, là người đầu tiên đưa
lý thuyết của Schleiden và Schwann vào thực nghiệm. Tuy nhiên ông đã thất bại vì
nuôi cấy các tế bào đã phân hóa tách từ một số cây một lá mầm, đối tượng rất khó
nuôi cấy, hơn nữa ông đã dùng các tế bào đã mất khả năng tái sinh. Sau đó dựa trên

3


quan điểm của Haberlandt, các nhà khoa học đã thực hiện thành công kỹ thuật nuôi
cấy mô (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Thành công trong lĩnh vực nuôi cấy mô còn được đánh dấu bằng việc chọn lọc
được các môi trường nuôi cấy phù hợp: Vacin & Went (1949), Nitsch (1951), White
(1954), Murashige & Skoog (1962)… (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.2.2 Các giai đoạn nhân giống in vitro
Theo Debergh và Zimmerman (1992), thì quá trình vi nhân giống được chia
làm 4 giai đoạn (không kể giai đoạn 0), mỗi giai đoạn đòi hỏi những điều kiện nuôi
cấy thay đổi khác nhau về môi trường cấy, chế độ nhiệt hoặc ánh sáng (Lâm Ngọc
Phương, 2010).

Giai đoạn 0: Chuẩn bị mẫu nuôi cấy (cây cha mẹ)
Đây là giai đoạn cải thiện điều kiện sinh lý và vệ sinh cây mẹ, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho sự thành công của các giai đoạn sau.
Giai đoạn 1: Khử trùng mẫu cấy
Mẫu cấy được khử vô trùng để đạt được độ sạch cần thiết và cho tỉ lệ sống
cao trước khi thực hiện các thao tác cấy. Kết quả có thể thu được là các chồi thân
lớn lên, hoặc các chồi thân ra rễ, hoặc còn là một mô sẹo...
Phương pháp vô trùng mẫu cấy thông dụng nhất hiện nay là dùng các chất
hóa học có hoạt tính diệt nấm khuẩn. Hiệu lực diệt nấm khuẩn của các chất này phụ
thuộc vào thời gian xử lý, nồng độ và khả năng xâm nhập của chúng vào các kẽ
ngách lồi lõm trên bề mặt mẫu cấy, khả năng đẩy hết các bọt khí bám trên bề mặt
mô cấy.
Giai đoạn 2: Nhân chồi
Toàn bộ quá trình nhân giống in vitro xét cho cùng chỉ nhằm mục đích tạo ra
hệ số nhân cao nhất (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Mục đích của giai đọan này là tạo
được số lượng cây con theo ý muốn, thường kéo dài khoảng 4-5 tuần. Mẫu cấy
được cấy chuyền nhiều lần cho đến khi đạt được số lượng cây con như mong muốn.
Có nhiều phương pháp khác nhau để nhân các đơn vị mẫu lên như cảm ứng các chồi
bất định hoặc tạo chồi mới; kích thích sự khởi đầu của các chồi nách (Boxus và ctv.,
1995).

4


Giai đoạn 3a: Kéo dài chồi
Môi trường dùng để kéo dài chồi thường không sử dụng cytokinin hoặc sử
dụng với một lượng yếu hơn so với giai đoạn 2. Nồng độ của chất điều hòa sinh
trưởng, đặc biệt là cytokinin, cần thiết để kích thích tạo mầm chồi bất định, ức chế
sự kéo dài của chồi. Do đó, khi đặt mẫu cấy vào trong môi trường kích thích tạo
chồi thì đôi khi cần thiết phải chuyển chúng sang môi trường không có chất điều

hòa sinh trưởng hoặc môi trường có nồng độ cytokinin giảm để các mầm chồi sinh
trưởng. Chồi bất định được tạo thành từ tử diệp của cây dưa hấu Citrullus vulgaris
Schard. với BA 5 mg/l và IAA 0,5 mg/l đã vươn cao khi mẫu cấy được chuyển sang
môi trường chứa kinetin 0,2 mg/l (George, 1996).
Giai đoạn 3b: Kích thích rễ và tiền thuần dưỡng
Mục đích của giai đoạn này là tạo cây con phát triển đầy đủ rễ, thân, lá có
khả năng thực hiện quang hợp và sống sót mà không cần cung cấp nguồn
carbohydrate nhân tạo.
Auxin và than hoạt tính thường được sử dụng trong giai đoạn này để kích
thích tạo rễ. Tạo rễ tốt nhất thường đạt được trên môi trường với hàm lượng khoáng
thấp, môi trường kéo dài thường không chứa cytokinin hay một lượng cytokinin
thấp hơn giai đoạn 2. Than hoạt tính thường được bổ sung vào giai đoạn này để tạo
môi trường tối, hấp thu các phân tử có cấu trúc vòng hoặc các hợp chất phenol
(Nguyễn Bảo Toàn, 2010). Than hoạt tính thường được sử dụng với nồng độ 0,53%. Bên cạnh đó có thể làm tăng khả năng tự dưỡng cho cây con với việc cung cấp
carbohydrate hoặc làm thấp ẩm độ tương đối trong bình chứa, sử dụng nấm rễ, sử
dụng chất trơ… (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Giai đoạn 4: Sự thuần dưỡng
Cây con hoàn chỉnh được lấy ra khỏi môi trường nuôi cấy in vitro và trồng
vào giá thể nơi vườn ươm (George, 1993). Đây là giai đoạn giúp cây con thích nghi
dần với điều kiện môi trường tự nhiên và giảm thiểu sự chết cây con. Trong giai
đoạn này cây con thường có tỷ lệ chết rất cao do cấu trúc giải phẫu của cây nuôi cấy
mô không thích ứng kịp với điều kiện tự nhiên, và do sự thay đổi đột ngột của điều
kiện môi trường. Vì vậy cần quan tâm đến tình trạng cây con khi chuyển ra vườn

5


ươm và các yếu tố về môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,… (Nguyễn Bảo
Toàn, 2010).
1.2.3 Môi trường nuôi cấy

Môi trường nuôi cấy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh
trưởng và phát triển của mô và tế bào thực vật trong quá trình nuôi cấy (Nguyễn
Bảo Toàn, 2010). Theo Nguyễn Đức Thành (2000), các thành phần cơ bản của môi
trường nuôi cấy gồm: khoáng đa lượng - vi lượng, nguồn cacbon, vitamin, các chất
điều hòa sinh trưởng thực vật, thạch,… Ngoài ra người ta còn bổ sung một số chất
hữu cơ có thành phần xác định (aminoacid, EDTA…) và một số chất có thành phần
không xác định như nước dừa, dịch chiết nấm men… (Nguyễn Đức Lượng và Lê
Thị Thuỷ Tiên, 2002).
 Khoáng đa-vi lượng
Nhu cầu khoáng của mô tế bào thực vật tách rời không khác nhiều so với cây
trồng trong điều kiện tự nhiên. Các chất khoáng được thành lập trong môi trường cơ
bản có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu cấy. Có nhiều môi
trường khoáng cơ bản đã được thiết lập cho nuôi cấy mô tùy theo mục đích và đối
tượng nghiên cứu (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006). Nhưng phổ biến nhất vẫn là môi
trường MS (Murashige và Skoog, 1962) (George, 1996).
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), khoáng đa lượng rất cần cho
cây, có ảnh hưởng rất tốt cho sự hấp thu của mô cấy và không gây độc. Các nguyên
tố đa lượng cần phải cung cấp là Nitrogen (N), Phospho (P), Potassium (K),
Magnesium (Mg), calcium (Ca), Lưu huỳnh (S). Khoáng vi lượng là những nguyên
tố mà cây trồng cần rất ít nhưng không thể thiếu cho sinh trưởng và phát triển bình
thường. Các vi lượng thường thêm vào môi trường là Iode (I), Bo (B), Mangan
(Mn), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Molipden (Mo), Cobalt (Co), Sắt (Fe).
Trong môi trường nuôi cấy, sắt thường được bổ sung dưới dạng chelate-EDTA
(Ethylene diamin tetraacetic acid) hay EDDHA (Ethylenediaminne-di (ohydroxylphenyl) acetic acid), ở dạng này sắt không bị kết tủa và từ từ giải phóng
vào môi trường (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).

6


 Nguồn carbon

Mô và tế bào thực vật nuôi cấy in vitro sống chủ yếu theo phương thức dị
dưỡng nên việc đưa đường vào môi trường nuôi cấy làm nguồn carbon cung cấp
năng lượng chủ yếu trong nuôi cấy nhiều loài thực vật. Đường thường sử dụng
trong nuôi cấy là đường sucrose. Tùy theo mục đích nuôi cấy, nồng độ sử dụng từ
1-6%, đóng vai trò là chất thẩm thấu chính của môi trường. Nếu hàm lượng đường
cao, mô nuôi cấy khó hút được nước, còn hàm lượng đường thấp là một trong
những nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy tinh thể (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
Đường còn có vai trò quan trọng trong sự tạo rễ bất định (Nguyễn Đức Lượng và Lê
Thị Thủy Tiên, 2002).
 Thạch (Agar)
Tùy đối tượng nuôi cấy mà hàm lượng thạch được sử dụng dao động từ 6-8 g/l
(Nguyễn Xuân Linh, 1998). Hàm lượng thạch cao trong môi trường nuôi cấy sẽ hạn
chế được hiện tượng thủy tinh thể. Sử dụng 1,1-2% trong môi trường nuôi cấy cây
a-ti-sô đã hạn chế gần như hoàn toàn hiện tượng thủy tinh thể (Debergh, 1983).
 Các vitamin
Các vitamin thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: thiamin
(B1), acid nicotinic (PP), pyridoxin (B6) và myo-inositol. Trong đó thiamin là một
vitamin căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào (Nguyễn Đức
Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002). Myo-inositol có vai trò trong quá trình sinh
tổng hợp thành tế bào (Nguyễn Xuân Linh, 1998), tham gia vào các quá trình dinh
dưỡng khoáng, vận chuyển đường, trao đổi hydrocarbon, tích trữ vận chuyển và giải
phóng auxin (Vũ Văn Vụ và ctv., 2006).
 Chất điều hòa sinh trưởng
Có những loài thực vật về mặt cơ bản không cần cả auxin và cytokinin để tạo
chồi bất định. Tuy nhiên, khi bổ sung auxin và cytokinin vào môi trường nuôi cấy
thì những chất này cũng có tác dụng lên sự tạo chồi. Hầu hết các loài thực vật đều
cần đến cytokinin để cảm ứng tạo chồi, trong khi auxin thì có vai trò ngược lại. Một
nồng độ cytokinin cao kết hợp với auxin thấp rất quan trọng trong sự tạo chồi.
Cytokinin thường được dùng để kích thích sinh trưởng và phát triển, phổ biến như


7


BA, kinetin và 2-iP. Hiệu quả của kích thích tố BA là rất đa dạng, vừa có khả năng
tạo chồi, nhân chồi và kéo dài chồi đồng thời với nồng độ thấp BA có thể hỗ trợ sự
thành lập rễ (Lee và ctv., 2003; Hashemloian và ctv., 2008). Tuy nhiên, sử dụng
hàm lượng cytokinin cao có thể gây ra một số vấn đề trong các cây được nhân giống
như sự thừa nước, tạo thành bụi rậm, biến dị vô tính… (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Ở nồng độ cao chúng có thể cảm ứng tạo chối bất định nhưng ức chế sự tạo rễ;
chúng kích thích tạo chồi nách do làm chậm và giảm hoạt động tính trội của chồi
đỉnh (Pierik, 1991). Để đạt được tỷ lệ nhân giống cao, số lượng tương đối lớn
cytokinin đã được sử dụng trong môi trường nuôi cấy. Trong vi nhân giống dưa hấu
tứ bội và nhị bội, môi trường MS bổ sung BA 1mg/l có hiệu quả cao cho việc hình
thành chồi (Kapiel và ctv., 2005). Ở dưa hấu sử dụng môi trường MS có bổ sung
BA 1 mg/l cho hiệu quả tái sinh chồi cao trong tái sinh chồi từ tử diệp (Compton và
ctv., 1996; Akashivà ctv., 2005), các chồi hầu hết là cây nhị bội và ở giai đoạn tạo rễ
sử dụng BA 0,1 mg/l kết hợp với 2 g/l than hoạt tính sẽ cho hiệu quả tạo rễ cao sau
hai tuần nuôi cấy (Lee & Chung, 2006).

Hình 1.1 Công thức cấu tạo Benzyl Adenin (BA)
 pH
Tế bào và mô thực vật đòi hỏi pH tối ưu cho sinh trưởng và phát triển trong
nuôi cấy. pH ảnh hưởng đến sự di chuyển của các ion và đối với hầu hết các môi
trường nuôi cấy pH 5,5-6,0 trước khi khử trùng được xem là tối ưu. pH môi trường
cao hơn sẽ làm cho môi trường rất rắn ngược lại pH thấp hơn giảm khả năng đông
đặc của agar (Lê Văn Hoàng, 2008).

8



 Nước dừa
Nước dừa đã được xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất khoáng và
chất kích thích sinh trưởng (George, 1993; George, 1996). Theo Nguyễn Bảo Toàn
(2010), diphenylurea (DPU) có hoạt tính giống như cytokinin là chất chính trong
nước dừa. Nước dừa đã được sử dụng để kích thích phân hóa và nhân nhanh chồi ở
nhiều loại cây. Nước dừa thường được sử dụng ở nồng độ từ 5-20% (Lê Văn Hoàng,
2008).
1.2.4 Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô
Ngày nay ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và công nghệ sinh học có vai trò
rất lớn trong chọn giống, cải tiến giống cây trồng và nhân giống hiện đại.
Nuôi cấy mô đã được ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nhân giống hàng
loạt cây trồng, hoa cảnh có giá trị kinh tế cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Nuôi cấy mô tạo ra nguồn cây giống phục vụ nghiên cứu, chọn tạo giống,
giúp nhân nhanh các cây khó nhân giống bằng phương pháp thông thường.
Nuôi cấy mô còn giúp bảo tồn nguồn cây giống, các gen quý hiếm bên cạnh
việc tạo giống sạch bệnh và phục hồi giống nhiễm virut (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.3 Cơ sở khoa học của sự tái sinh chồi từ tử diệp
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật dựa trên cơ sở tính toàn năng và khả
năng phân hóa, phản phân hóa của tế bào thực vật. Về bản chất hai quá trình phân
hóa và phản phân hóa là kết quả của sự hoạt hóa, phân hóa các gen có trong tế bào.
Ngày nay, người ta đã chủ động điều khiển được sự phân hóa và phản phân hóa tế
bào để tái sinh một cây hoàn chỉnh từ tế bào và mô thực vật tách rời nhờ vào việc
chọn tạo được môi trường nuôi cấy thích hợp cho từng đối tượng thực vật (Phạm
Văn Duệ, 2005).
Quá trình tái sinh chồi từ mảnh tử diệp dưa hấu cũng thường đi kèm với sự
tạo mô sẹo. Sự xuất hiện của khối mô sẹo này là do quá trình phản phân hóa xảy ra
mạnh trong môi trường có cytokinin (BA, BAP,…). Tuy nhiên, khả năng tạo chồi
hoặc phôi soma từ các khối mô sẹo này là thấp và phải chuyển khối mô sẹo này
sang một môi trường tái sinh mới. Chính vì vậy, sự hình thành của khối mô sẹo này
là không cần thiết trong quá trình tái sinh chồi trực tiếp (Mendi và ctv., 2009).


9


Để tạo phôi soma và tái sinh cây dưa hấu từ tử diệp non Compton và Gray
(1993), cũng chọn các hạt non ở độ tuổi 14 ngày sau khi thụ phấn và áp dụng
phương pháp khử trùng vỏ hạt và tráng rửa hạt nhiều lần (6 lần) với nước cất vô
trùng, theo hai tác giả thì chọn hạt ở độ tuổi 14 ngày sau khi thụ phấn sẽ có nhiều
thuận lợi trong việc thu mẫu: số lượng hạt là tương đối, kích thước trái không quá
lớn, tử diệp thu được có tỷ lệ sống và tỷ lệ tạo phôi soma cao. Kích thước tử diệp và
vỏ hạt ở trong quá trình tích lũy dinh dưỡng đều tăng lên và sự chênh lệch kích
thước giữa tử diệp và vỏ hạt sẽ dần giảm lại (Wehner, 2007). Theo Krug và ctv.
(2005), kích thước mảnh tử diệp ban đầu rất có ý nghĩa trong việc tái sinh chồi và
không phải tất cả các chồi tái sinh đều có thể nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh, tuổi
mảnh tử diệp quá non sẽ cho hiệu quả tái sinh thấp, tỷ lệ mảnh tử diệp hóa nâu và
thoái hóa cao, khả năng phát sinh chồi trực tiếp là rất khó.
1.4 Phương pháp tái sinh
Sự tái sinh là một quá trình đưa mẫu cấy vào trong ống nghiệm dưới sự kiểm
soát của tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài đã được xác định cho chính mẫu
cấy đó như kiểu di truyền, đặc tính sinh lý của cây mẹ, kiểu mẫu cấy được sử dụng
và các điều kiện nuôi cấy của tế bào từ bên ngoài.
Sự tái sinh gồm sự phản phân hóa của những tế bào đã phân hóa và sự phân
chia tế bào (đôi khi hình thành mô sẹo, khi tế bào phân chia thì xảy ra sự hình thành
cơ quan).
Ngày nay, kỹ thuật chọn tạo giống được tái sinh từ tử diệp đã trở nên thông
dụng và được sử dụng phổ biến trên nhóm cây hai lá mầm thuộc họ đậu và họ bầu
bí dưa. Trên cây dưa có thể tái sinh tử diệp dễ dàng từ nguồn hạt in vitro khoảng 3-5
ngày sau khi nảy mầm. Tái sinh tử diệp có một điểm quan trọng cần lưu ý là giữa
vùng gần phôi và vùng xa phôi thường có phản ứng khác nhau, vùng gần thường có
hiệu quả tái sinh cao hơn (Krug và ctv., 2005). Ngoài ra, tỷ lệ mảnh mô sống và sự

sinh trưởng của chồi tái sinh sau này cũng khác biệt, điều này có thể liên quan đến
tuổi của mô bào vùng gần thường trẻ hơn và hoạt động mạnh hơn (Compton, 2000),
hiệu quả tái sinh cao của tử diệp vùng gần phôi cũng được Lee và ctv. (2003) ghi
nhận.

10


1.5 Một số nghiên cứu về tái sinh chồi từ tử diệp
1.5.1 Nguồn gốc phát sinh chồi
Nuôi cấy mô từ tử diệp vị trí phát sinh chồi thường gặp khi tái sinh mảnh tử
diệp là ngay rìa của vết cắt phía gần phôi (Gaba và ctv., 1999; Han và ctv., 2004), và
không phải tất cả chồi tái sinh đều có thể nuôi cấy thành công, một số chồi biến
dạng sẽ chịu quá trình loại thải (Najla và ctv., 2007), những chồi nhỏ và xuất hiện
muộn trong quá trình nuôi cấy cũng có thể bị loại thải (Krug và ctv., 2005). Sự phát
sinh các cụm tế bào phân chia mạnh có thể quan sát được từ rất sớm, khoảng ngày
thứ ba sau khi nuôi cấy mảnh tử diệp. Chính vì vậy từ khoảng 10 ngày sau khi nuôi
cấy là có thể quan sát được chồi tái sinh bằng mắt thường (Gaba và ctv., 1999).
Khác với chồi tái sinh từ mô lá có nguồn gốc là phần bên dưới lớp biểu bì,
xuất phát từ phần gân lá hay từ vùng tượng tầng gần các tế bào thịt lá hay nhu mô
(Miyazaki, 2000), trong tái sinh chồi từ tử diệp cụm tế bào phân chia mạnh, có
nguồn gốc từ lớp tế bào thứ hai thuộc phần biểu bì 2n bao quanh phôi nhũ, nghĩa là
đa số chồi tái sinh là cây nhị bội (2n), trong khi phần phôi nhũ là tam bội (3n)
(Tabei và ctv., 1993; Gaba và ctv., 1999; Mendi và ctv., 2009). Vì vậy, những chồi
tái sinh sẽ giống nhau về mặt di truyền và giống hệt cây mẹ (Krug và ctv., 2005).
Tuy nhiên theo Lee và ctv. (2003), đa số chồi tái sinh là cây nhị bội, nhưng tỷ lệ cây
dạng thể khảm (nhị bội + tứ bội) và cây tứ bội cũng là đáng kể, và tỷ lệ này sẽ tăng
lên theo nồng độ BA được sử dụng. Đây được xem như là phương pháp chọn lọc
các dòng cây tứ bội thay cho việc xử lý bằng các hóa chất gây đa bội khác.
1.5.2 Một số nghiên cứu về tái sinh chồi trực tiếp từ tử diệp

Tái sinh chồi trực tiếp từ tử diệp cũng tuân theo nguyên tắc chung của nuôi
cấy mô là dựa trên khả năng phân hóa và phản phân hóa của tế bào thực vật (Phạm
Văn Duệ, 2005), việc lựa chọn vật liệu ban đầu là tử diệp của hạt cũng dựa trên cơ
sở của khả năng phân hóa và phản phân hóa tế bào thực vật. Tái sinh cây từ tử diệp
đã được nghiên cứu và ứng dụng trên nhiều loại cây với nhiều mục đích, không chỉ
đơn thuần là chọn tạo giống thông thường mà ngay cả trong chọn tạo giống công
nghệ sinh học và tạo cây chuyển gen. Yan và ctv. (2000), đã tái sinh và chọn tạo
thành công cây đậu nành chuyển gen thông qua Agrobacterium tumerfaciens trên tử

11


×