Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

lập kế hoạch kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.09 KB, 44 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng lớn về thủy sản cả nước ngọt
lẫn nước mặn, do đó có nhiều điều kiện để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra
nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Vì vậy xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam, có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng tốp 10 ngành cao
nhất. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà
nước một khoản ngoại tệ lớn , rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
đất nước . Các sản phẩm được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Việt
Nam nói riêng trên trường quốc tế .
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
thì EU là thị trường vô cùng quan trọng. Trong nhiều năm liền, EU cùng với Mỹ
và Nhật Bản là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thưc khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Mặc dù đang nằm trong tốp 5 nhà
cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, nhưng đến nay Việt Nam còn thiếu chiến
lược tiếp thị toàn cầu lâu dài cho cả ngành thủy sản, việc quảng bá chưa tương
xứng với sự phát triển của ngành.
Không những thế do công nghệ chưa cao nên sản phẩm chủ yếu là chế biến
thô nên sản phẩm của Việt Nam chưa tiếp được phân khúc cao cấp và cho dòng
sản phẩm giá trị gia tăng tại thị trường EU, thị trường được coi là đầy tiềm năng
cho chế biến và ăn liền. Đồng thời các rào cản về thương mại kỹ thuật và thương
mại, lượng kháng sinh, nguồn gốc, cách đánh bắt ,... đang là thách thức đối với


ngành thủy sản Việt Nam.
Do đó muốn phát triển được thị trường này, chúng ta cần phải có những giải
pháp cụ thể để khắc phục.
Vì vậy em chọn đề tài: “ giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam sang EU đến năm 2020” để tìm hiểu.

Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Thực chất và vai trò của hoạt động xuất khẩu


1.1.1. Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa của hoạt động xuất khẩu khác nhau, dưới đây là một
số định nghĩa tiêu biểu:
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một
quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là
khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và
khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực
tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó
được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay.
Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều
hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp , buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ
thác.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng
năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó
diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu
dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả
các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham

gia.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
-

Đối với nền kinh tế thế giới
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên
của thương mại quốc tế, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những
điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu
về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong
quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa
trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc
gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại
sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra
lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “quốc gia có
hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản
xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi
nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn
hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra
điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập
trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên
môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt
nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá


trình sản xuất hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ
được gia tăng.
-

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập
khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên,
vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để
giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong
nước chưa có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại
tệ cho việc nhập khẩu này.
Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là
các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước
ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì
không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì
những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách
này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn
quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động
xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết
định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.
Ở các nước kém phát triển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm
lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng
mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên
khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì đây
là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được. Xuất khẩu góp phần vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền kinh tế thế
giới.
- Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào
cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm – những
yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị

trường. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất
không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy
móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận
cao.


-

Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu phải tạo ra được nguồn vốn nước ngoài cần thiết để
nhập khẩu vật tư kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt hơn
lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu
nhập quốc dân.
Xuất khẩu phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng cao vật
chất và tinh thần cho người lao động.
Hoạt động xuất khẩu phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng cao
uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại
của Nhà nước.
Tất cả các nhiệm vụ trên đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động
thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực nhất vào việc
thắng lợi đường lối đổi mới và xây dựng kinh tế của nước ta.
1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều

khâu, tạo nên những vòng quay kinh doanh. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được
nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ
nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ, kịp thời
cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Ta có thể hiểu thị trường theo hai giác độ. Thị trường là tổng thể các quan hệ
lưu thông hàng hoá - tiền tệ. Theo cách khác, thị trường là tổng khối lượng cầu
có khả năng thanh toán và tổng khối lượng cung có khả năng đáp ứng theo mỗi
mức giá nhất định.
Để nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của
thị trường nhằm ứng xử kịp thời mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các
hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá
trình điều tra để tìm ra triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một
nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu
thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích
những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý
đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu thị
trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “chỉ
bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn”.
Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả của các quan hệ kinh tế, đặc biệt


là trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp.
Nghiên cứu và nắm vững các đặc điểm biến động của thị trường và giá cả hàng
hóa thế giới là tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập
hoạt động trên thị trường thế giới có hiệu quả cao nhất.
Nghiên cứu thị trường thế giới tốt nhất là nghiên cứu toàn bộ quá trình tái
sản xuất của một nghành sản xuất hàng hóa, tức là việc nghiên cứu không chỉ

giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà còn cả lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hóa.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nghiên cứu thị trường phải
trả lời các câu hỏi: xuất khẩu cái gì, dung lượng thị trường đó ra sao, sự biến
động của hàng hóa trên thị trường như thế nào, thương nhân giao dịch là ai,
phương thức giao dịch nào, chiến thuật kinh doanh cho từng giai đoạn cụ thể để
đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, nhận biết mặt hàng xuất khẩu
Việc nhận biết hàng xuất khẩu, trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất
và tiêu dùng về quy cách, chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và các thị hiếu cũng
như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các
khía cạnh của hàng hóa thị trường thế giới. Về khía cạnh thương phẩm, phải hiểu
rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã. Nắm bắt đầy đủ
các mức giá cho từng điều kiện mua bán và phẩm chất hàng hóa, khả năng sản
xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh, các hoạt động dịch
vụ cho hàng hóa như bảo hành, sửa chữa, cung cấp thiết bị...
Để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố quan trọng là phải tính
toán được tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu. Đó là số lượng bản tệ phải chi ra để có
thể thu về 1 đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hối đoái thì việc xuất
khẩu có hiệu quả.
Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu không chỉ dựa vào những tính toán hay
ước tính, những biểu hiện cụ thể hàng hóa, mà còn phải dựa vào cả những kinh
ngiệm của người ngoài thị trường để dự đoán được các xu hướng biến động trong
thị trường nước ngoài cũng như trong nước, khả năng thương lượng để đạt được
các điều kiện mua bán có ưu thế hơn.
Thứ ba, nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một
phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu của khách hàng, kể cả
lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng,
các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu từng khu vực, từng lĩnh vực sản

xuất, tiêu dùng. Cùng với việc xác định, nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả
năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả
năng sản xuất hàng thây thế, khả năng lựa chọn mua bán.


Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa đó trên thị trường thế giới để có các biện pháp thích hợp cho từng
giai đoạn đảm bảo cho việc xuất khẩu có hiệu quả.
Dung lượng thị trường là không cố định, có thay đổi tuỳ theo diễn biến của
thị trường, do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Các
nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có thể chia làm 3 loại, căn cứ vào
thời gian chúng ảnh hưởng tới thị trường.
Loại nhân tố thứ nhất, là các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi
có tính chất chu kỳ. Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và
tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến tất cả các thị trường hàng hóa thế giới. Sự ảnh hưởng này có thể
trên phạm vi toàn thế giới, khu vực và phải phân tích sự biến động đó trong các
nước giữ vai trò chủ đạo trên thị trường. Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào
khủng hoảng, tiêu điều thì dung lượng thị trường thế giới bị co hẹp và ngược lại.
Nhân tố thời vụ ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa trong khâu sản xuất,
phân phối và tiêu dùng. Do đặc điểm sản xuất, lưu thông các loại hàng hóa này
nên sự tác động của các nhân tố này rất đa dạng và ở các mức độ khác nhau.
Loại thứ hai, là các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị
trường bao gồm những tiến bộ khoa học công nghệ, các chính sách của Nhà nước
và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, ảnh hưởng của
khả năng sản xuất hàng thay thế.
Loại thứ ba, là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị
trường như hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây ra các đột biến về cung cầu, các yếu
tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất..., các yếu tố về chính trị xã hội.

Nắm vững dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trong từng thời
kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói
chung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nó giúp cho các nhà kinh doanh
cân nhắc các đề nghị, ra quyết định kịp thời, nhanh chóng chớp thời cơ, đạt hiệu
quả kinh doanh cao nhất. Cùng với nghiên cứu dung lượng thị trường người kinh
doanh phải nắm bắt được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thị trường, các
đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các điều kiện về chính trị, Thương mại pháp
luật, tập quán buôn bán quốc tế, khu vực để có thể hòa nhập với thị trường, tránh
được những sơ suất trong giao dịch.
Thứ tư, nghiên cứu về giá cả hàng hoá.
Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là vấn đề quan trọng
đối với bất cứ đơn vị kinh doanh xuất khẩu nào, đặc biệt là đối với những doanh
nghiệp bắt đầu tham gia vào kinh doanh chưa đủ mạng lưới nghiên cứu và cung
cấp thông tin.


Xu hướng biến động giá cả trên thị trường quốc tế rất phức tạp và chịu dự
chi phối của các nhân tố sau:
+ Nhân tố chu kì: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế, đặc
biệt là sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước lớn.
+ Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia. Đây là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và giá cả của các loại hàng hoá trên thị
trường quốc tế.
+ Nhân tố cạnh tranh, bao gồm: cạnh tranh giữa người bán với người bán,
người mua với người mua và người bán với người mua. Trong thực tế cạnh tranh
thường làm cho giá rẻ hơn.
+ Nhân tố cung- cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
cung cấp hoặc khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường, do vậy có ảnh hưởng
rất lớn đến sự biến động của giá cả hàng hoá.
+ Nhân tố lạm phát: giá cả của hàng hoá không những phụ thuộc vào giá trị

của nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Do vậy sự xuất hiện của lạm phát
sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá của một quốc gia trong trao đổi thương mại
quốc tế.
+ Nhân tố thời vụ: là những nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời
vụ của sản xuất và lưu thông.
Ngoài những nhân tố chủ yếu trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tác
động của các nhân tố khác như: chính sách của chính phủ, tình hình an ninh,
chính trị của các quốc gia...
Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác giá cả là một công việc
khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng đó lại là một
nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Thứ năm, nghiên cứu về cạnh tranh
Thị trường nước ngoài hiếm khi là một không gian tinh khiết cho mọi sự
hiển diện thương mại. Các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải sự cạnh tranh gay
gắt:
- Ai có thế là đối thủ cạnh tranh?
- Cơ cấu cạnh tranh như thế nào ? Số lượng các đối thủ cạnh tranh và sự
tham gia của họ vào thị trường tương ứng sẽ cho ta hình ảnh khá thú vị về cơ cấu
cạnh tranh hiện tại.
- Cạnh tranh như thế nào ? Cạnh tranh về độ tin cậy, sự đổi mới công nghệ
tạo ra sản phẩm mới, khuếch trương và quảng cáo...
Thứ sáu, Lựa chọn bạn hàng giao dịch


Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những
người hoặc tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các hợp đồng hợp
tác kinh tế hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc cung cấp hàng hóa.
Việc lựa chọn các đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết
để thực hiện thắng lợi các hợp đồng xuất khẩu, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của người làm công tác giao dịch, có thể dựa trên cơ sở nghiên cứu các

vấn đề sau:
Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng
cung cấp hàng hoá.
Khả năng về vố, cơ sở vật chất, kỹ thuật
Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành
lấy độc quyền về hàng hoá.
Uy tín, quan hệ của bạn hàng
- Thái độ chính trị
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn đối tác
trực tiếp tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm
nhập vào thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm
1.3. Những nét chung về thị trường nhập khẩu thuỷ sản EU

1.3.1. Khái quát thị trường nhập khẩu thủy sản EU
Do vị trí địa lý và khí hậu khắc nghiệt, cộng thêm nguồn thủy sản của EU
đang nằm dưới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện pháp hạn
chế khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU
vẫn tăng nhanh. Vì vậy, đế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khối, EU buộc phải
nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia châu Mỹ, châu Á trong đó có Việt Nam.
EU là một trong những thị trường nhập khấu thủy sản lớn nhất thế
giới với giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 5,52 tỷ Euro. Phần lớn
sản phẩm thủy sản được nhập khẩu từ các nước nội bộ trong khối. Tuy
nhiên, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (chủ yếu là
các sản phẩm thủy sản nước ấm) EU cũng nhập khâu thủy sản từ hơn 180
quốc gia trên thế giới.
1.3.2. Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ
Thị trường thủy sản EU được chia làm ba khu vực chính:
Đầu tiên là thị trường Bắc Âu (bao gồm Vương quốc Anh, các nước vùng
Scandinavi và Hà Lan). Các nước Bắc Au đều có biến, nguồn hải sản tương đối
phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu

hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các
nước này chủ yếu có tính chất bố sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong


khu vực. Nhập khẩu tù’ khu vục châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước
này khá thấp (do dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân
không có tập quán ăn nhiều hải sản). Người tiêu dùng ở Bắc Au ưa dùng các loại
cá nước lạnh như cá trích, cá thu, cá minh thái, cá tuyết, cá mình dẹt (cá thờn
bơn...) và cá hồi nước ngọt.
Thứ hai là thị trường Trung Ẩu (bao gồm Đức, Áo, Ba Lan, và Cộng hoà
Séc). Các nước khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nước này có
đất liền bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền;
Cuối cùng là các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải tiêu thụ nhiều những
loài cá như cá mực, (mực ống, mực phủ) và nhiều loại động vật thân mềm (sò,
trai).
Thị trường nhập khâu thủy sản Tây Ban Nha: là thị trường tiêu thụ thủy sản
lớn nhất EU, với mức tiêu thụ khoảng 44kg/người/năm. Tây Ban Nha nhập khẩu
chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, nhuyễn thế, cá hun
khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với sản lượng nhập khẩu
hàng năm đạt trên 31 ngàn tấn. Tây Ban Nha là một trong số những quốc gia có
số lượng tàu đánh cá lớn nhất thế giới, với nghề đánh bắt và chế biến truyền
thống. Hàng năm, đánh bắt và chế biến thủy sản của Tây Ban Nha đóng góp
250.000 tấn sản phâm, trong đó 50% dành cho xuất khấu. Các mặt hàng thủy sản
của Tây Ban Nha chủ yếu xuất sang EƯ, gồm cá ngừ, cá trích và nhiều loài thân
mềm, nhuyễn thế. Cùng với tiêu dùng nội địa, Tây Ban Nha đang thực hiện nhiều
dự án đầu tư thủy sản vào các nước châu Phi và Nam Mỹ. Các thị trường nhập
khấu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Colombia, Ân Độ, Thái
Lan và Malaixia,....
Thị trường nhập khâu thủy sản của Pháp: là thị trường nhập khâu thủy sản
lớn thứ hai trong khu vực EƯ (sau Tây Ban Nha). Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu

là cá hồi, cá tuyết. Các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng
phát triển mạnh tại Pháp. Trung bình, người dân Pháp tiêu thụ 24 kg thủy
sản/năm (so với 21kg/năm của EƯ), chiếm 7% trong tống giá trị nhập khấu thủy
sản của toàn EU và 4% về sản lượng.
Thị trường nhập khâu thủy sản Đức: Đức chiếm vị trí trung tâm của Tây
Âu, với cơ sở hạ tầng đuợc thiết lập nối với các quốc gia ở phía Đông, tiếp
giáp với đường biên giới của 6 quốc gia thuộc EU và EFTA. Đức nhập khẩu một
khối lượng lớn sản phẩm thủy sản, nên công nghiệp chế biến thủy sản là một
trong những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất của Đức.
Mặc dù, mức tiêu dùng sản phấm thủy sản trên đầu người của Đức không
cao, nhưng với dân số trên 80 triệu người và không có nền sản xuất nội địa lớn,
nên Đức là thị trường nhập khẩu khá nhiều thủy sản, đứng thứ 3 ở châu Âu (sau
Tây Ban Nha và Pháp). Hằng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng
khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa. Nhập khấu tôm nước ấm vào Đức dưới
dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vở) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp


tục gia tăng do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thủy sản và tôm.
Thị trường nhập khẩu thủy sản Anh: Anh có điều kiện thuận lợi trong việc
đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EƯ), nhưng Anh vẫn phải
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so
với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế
biến (như cá rán, cá viên,...), mặt hàng tôm nhập khẩu chủ yếu để phục vụ cộng
đồng người châu Á sinh sống ở Anh.
Thị trường nhập khâu thủy sản Italy: là thị trường nhập khâu thủy sản lớn
thứ 5 của EU. Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu
tấn/năm, tuy nhiên với hơn 57 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch, hàng
năm Italy phải nhập khẩu từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Thị trường nhập khẩu thủy
sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu
chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh.

Dự báo, thị trường nhập khâu thủy sản EU sẽ tạo nhiều cơ hội cho
xuất khẩu thủy sản (là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất) của các
nước đang phát triển trong thời gian tới. Chính sách đối với nhập khẩu
thủy sản của EƯ bao gồm chú ý đến nhu cầu của cả người sản xuất lẫn
người tiêu dùng, đảm bảo phát triển bền vững và tính liên kết xã hội ngày
càng cao
1.3.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản
Trở ngại lớn đối với XK sang EU là số lượng lớn các quy tắc và quy
định thương mại đã được các tổ chức của EU và các quốc gia thành viên
đồng thuận thực hiện. Tôn trọng những quy định này là điều bắt buộc ngay cả
khi nhà xuất khẩu đã tuân thủ các tiêu chuẩn cần thiết và được chứng nhận
bởi IFS, BRC, BAP, HACCP và các hệ thống truy xuất nguồn gốc. Ðôi khi EU
còn có các yêu cầu đặc thù cho từng sản phẩm, điều này có nghĩa các nhà
xuất khẩu nên chuẩn bị cẩn thận khi muốn hoạt động trên thị trường EU.
Các quy định và tiêu chuẩn thực phẩm
Thực phẩm nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn
đang có hiệu lực. Một số yêu cầu này được quy định trong Chỉ thị
2000/13/13/EC với những điều khoản pháp lý được đồng thuận giữa các quốc
gia thành viên về hình thức, nhãn mác và quảng cáo thực phẩm. Theo
những yêu cầu này, nhãn mác thực phẩm không được đánh lừa hoặc thông
tin sai cho người mua về thực phẩm (loại, cấu thành, khối lượng, tính lâu
bền, nguồn gốc, nơi phát sinh, phương pháp sản xuất). Không được phép
quy một sản phẩm với những tác động y khoa mà sản phẩm đó không có
cũng như không khẳng định tất cả những loại thực phẩm tương đương có những
tính chất tương tự. Thông tin sau đây có thể được khẳng định trên nhãn mác
(chỉ với một số ít ngoại lệ):


- Tên gọi của sản phẩm;
- Danh mục các nguyên liệu;

- Khối lượng những nguyên liệu đặc biệt hoặc các loại nguyên liệu;
- Khối lượng tịnh hoặc trọng lượng (của thực phẩm tiền đóng gói);
- Thời hạn bảo quản tối đa;
- Hướng dẫn đặc biệt cho bảo quản và sử dụng (nếu cần);
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, công ty đóng gói hay công ty bán hàng
có trụ sở tại EU.
Những thực phẩm đã được xử lý chiếu xạ iôn phải được ghi rõ
“irradiated” hay “đã được xử lý với phóng xạ iôn”. Các loại thực phẩm
chứa thành phần biến đổi gien cũng phải tuân thủ quy định bắt buộc về nhãn
mác sản phẩm một cách rõ ràng vì EU cũng chấp nhận những sản phẩm
này.
Những yêu cầu đặc thù đối với thủy sản
Thủy sản bán tại châu Âu, cùng với các quy tắc dán nhãn nói chung đối
với thực phẩm đã đề cập ở trên, cũng phải tuân thủ các quy tắc về dán nhãn cho
thủy sản được định rõ trong Quy định số 104/2000 (EC) và các quy định dán
nhãn đặc thù đối với thủy sản phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường theo
Quy định số 2406/96 (EC).
Theo Quy định số 104/2000 (EC) và Quy định số 2065/2001 (EC),
nhãn mác hoặc bao gói của thủy sản phải có những thông tin sau đây:
- Tên thương mại và tên khoa học của các loài. Vì mục đích này, các nước thành
viên EU phải có một danh sách các tên khoa học và thương mại được chấp nhận
trên lãnh thổ nước mình.
- Phương pháp sản xuất (đánh bắt trên biển hay nước ngọt, hay từ nuôi trồng thủy
sản) với những thuật ngữ đồng nhất.
- Khu vực đánh bắt (chỉ rõ vùng khai thác strong trường hợp đánh bắt
trên biển hay chỉ dẫn tới nước xuất xứ nếu thủy sản được đánh bắt trong
vùng nước ngọt hoặc nuôi).


Thêm vào đó, những sản phẩm thủy sản nhất định phải tuân thủ

những tiêu chuẩn thị trường theo Quy định số 2406/96 (EC). Quy định này
yêu cầu những lô hàng phải có cùng kích cỡ và độ tươi đồng nhất. Hạng mục
độ tươi và kích cỡ và hình thức trình bày phải được thể hiện rõ trên nhãn
mác đính trên lô hàng đó. Những tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho việc ấn
định mức giá chung cho từng hạng mục sản phẩm và xác định mức độ chất
lượng.
Thông tin mà nhãn mác cung cấp phải dễ hiểu, dễ nhìn thấy, dễ đọc và
phải bằng ngôn ngữ của nước thành viên EU nơi sản phẩm đó được bán.
Yêu cầu về bao gói
Trong những năm gần đây, những thay đổi trong thị hiếu của người
tiêu dùng, những cải tiến về bao gói và sự trỗi dậy của thị trường chung EU đã
đòi hỏi EU rà soát lại những quy định pháp luật với mục đích tăng lựa
chọn cho người tiêu dùng, củng cố năng lực cạnh tranh và làm hài hòa luật
pháp của khối này. Chỉ thị 2007/45/EC đưa ra ngày 21/9/2007 đã bỏ quy
định kích cỡ ấn định đối với hàng hóa trước khi đóng gói và các sản
phẩm khác trừ rượu vang và rượu mạnh. Quy định trên bãi bỏ những quy
tắc về khối lượng danh nghĩa khắt khe đã lỗi thời đối với hàng hóa đóng gói ở
toàn EU. Chỉ thị này yêu cầu tất cả các nước thành viên hủy bỏ những quy
tắc như vậy trong luật pháp quốc gia. Theo những quy định này, các nhà sản
xuất bây giờ được tự do lựa chọn kích cỡ bao gói phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng, thiết kế bao gói và cải tiến phù hợp với chiến lược bán hàng chứ
không phải theo luật pháp. Các công ty XK hiện nay sẽ phải linh hoạt hơn để
có thể hưởng nhiều lợi ích hơn khi chi phí để phù hợp với luật pháp quốc gia
giảm xuống. Việc bãi bỏ quy định giúp hàng hóa có thể thâm nhập vào thị
trường EU với khối lượng khác nhau.
Quản lý bao gói và chất thải
Khối lượng chất thải bao gói bình quân đầu người tại các nước thành viên cũ
của EU là 169kg/năm, ở các nước thành viên mới là 87kg, con số này khá lớn
khi tính tới những nguyên liệu quý như giấy, nhựa, kính và kim loại đã được sử
dụng để sản xuất ra số chất thải này. Tránh hoặc giảm chất thải có vai trò vô cùng

quan trọng. Chỉ thị về bao gói đầu tiên số 94/62 của EC được sửa đổi vào
tháng 12/2001 và đã ấn định những mục tiêu cao hơn đối với sử dụng vật liệu
và phải được tuân thủ kể từ 31/12/2008. Quy định này mang lại khoản lợi
từ 150 tới 200 triệu euro mỗi năm cho môi trường EU.
Nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm
Quy định số 1935/2004 (EC) yêu cầu những nguyên liệu được phép tiếp
xúc với thực phẩm. Mục đích của quy định này nhằm tránh những tiếp xúc có


thể dẫn tới việc các chất từ những nguyên liệu đặc biệt truyền sang thức ăn, thay
đổi thành phần của thức ăn và gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi ăn
những loại thức ăn này. Danh sách này liệt kê những nhóm nguyên liệu từ các
chất dính, gốm, kính, nhựa, cao su và gỗ.
Quy định về chất phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm là những chất thêm vào để thực phẩm có những đặc
tính nhất định, ví dụ như phẩm màu, chất bảo quản, chất keo và làm đông, chất
chống ôxy hóa, chất chuyển thể sữa, chất làm ổn định, v.v Chỉ thị
89/107/EEC đã đồng nhất quy định về các phụ gia được phép sử dụng trong
thực phẩm ở các nước thành viên . Tất cả các chất phụ gia phải được ghi
tên trên nhãn mác của sản phẩm, hoặc là theo hạng mục hoặc theo số tương
ứng.
Thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm
Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm được điều chỉnh theo Quy định số
396/2005 (EC). Quy định này về giám sát, kiểm sát dư lượng thuốc trừ sâu
trong các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật có thể đã sử dụng
thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật. Mức độ tối đa rất nhất quán với thực tiễn nông
nghiệp tốt tại các nước thành viên và các nước thứ ba. Những mức độ tối đa được
ấn định sau khi đã đánh giá rủi ro đối với người tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi khác
nhau khi được coi là an toàn. Quy định này nhằm bảo vệ người tiêu dùng và
môi trường ở mức độ cao. Phần phụ lục xác định mức dư lượng tối đa và các sản

phẩm áp dụng mức dư lượng này. Quyết định 2005/34/EC ấn định những
tiêu chuẩn đã được đồng nhất để kiểm tra dư lượng trong các sản phẩm có
nguồn gốc động vật NK từ các nước thứ ba bằng cách sử dụng giới hạn tối
thiểu.
Thuế quan
Rất nhiều sản phẩm bị đánh thuế khi NK vào EU. Mức thuế do các cơ quan
quản lý của EU ấn định và được áp dụng trên toàn EU, không kể đó là
nước nào mà sản phẩm đó được XK vào EU. Không chỉ sản phẩm mà cả
những nguyên liệu nhất định cũng bị đánh “thuế” (“thuế hỗn hợp”), ví dụ
những sản phẩm sữa hoặc đường. Những nước có nền kinh tế kém phát triển
hơn và muốn cung cấp vào EU có thể được hưởng mức thuế quan thấp hoặc
thậm chí được miễn thuế trong những điều kiện nhất định. Với biện pháp
này, EU muốn những nước nghèo hơn tiếp cận thị trường EU và nhờ đó kích
thích tăng trưởng kinh tế. EU ấn định mức hạn ngạch thuế quan thấp (thường là
0%, 4% hay 6%) đối với thủy sản và một số sản phẩm thủy sản nhất định, khi


EU thiếu hụt những sản phẩm đó. Hệ thống này giúp tăng nguồn cung cấp
nguyên liệu thô nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành chế biến tại EU. Dữ liệu
thuế quan hải quan online đa ngữ TARIC giới thiệu mọi biện pháp liên
quan tới thương mại, gồm mức thuế của nước thứ ba, hạn ngạch thuế quan và
ưu đãi, miễn thuế, các biện pháp chống bán phá giá, v.v tuy nhiên, cơ sở dữ liệu
này không chứa thông tin liên quan tới mức thuế trong nước như thuế giá
trị gia tăng (VAT) hay mức thuế nội địa.
Mục đích chủ yếu của pháp luật về ATTP của EU là để bảo vệ sức khỏe
và lợi ích có liên quan tới thực phẩm của người tiêu dùng. Cách tiếp cận “từ
trại nuôi tới bàn ăn” hiện nay được coi là nguyên tắc chung của chính sách ATTP
EU. Luật pháp về thực phẩm, cả ở cấp quốc gia và toàn EU, đều ấn định các
quyền của người tiêu dùng đối với ATTP về thông tin chính xác và trung
thực. Trong số các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy

định của EU về thực phẩm NK, thủy sản NK vào EU phải có chứng nhận y tế
của một cơ quan tương ứng được thừa nhận của nước XK - gọi là chứng nhận
y tế chính thức.
Người sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP trong quá trình chế
biến nhằm đảm bảo ATTP. Quyđịnh số 178/2002 (EC) gồm những điều khoản
chung cho truy xuất nguồn gốc áp dụng từ ngày 01/01/2005. Quy định này yêu
cầu các nhà NK xác nhận và đăng ký sản phẩm mà họ nhập bắt nguồn từ đâu
nhằm đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh những yêu cầu pháp lý chung của EU, các nhà XK cũng có
thể sẽ phải có các chứng nhận bổ sung, có thể liên quan tới nguồn gốc địa lý
của sản phẩm, xác nhận chất lượng đặc biệt, hoặc chứng nhận sự phù hợp
với các tiêu chuẩn hiện hành.
Một điểm đặc biệt là EU có quy định đăng ký thương hiệu: “thương
hiệu cộng đồng”. Theo Quy định số 40/94 và số 2868/95, thương hiệu của
hàng hóa và dịch vụ có thể được đăng ký như thương hiệu cộng đồng thống
nhất trên toàn EU.
Người mua EU (chuỗi bán lẻ, siêu thị) có thể yêu cầu các chứng nhận tư
nhân từ các nhà cung cấp ở các nước thứ ba nhằm đảm bảo rằng sản phẩm
họ nhập vào châu Âu là an toàn và đảm bảo chất lượng đề ra. Về cơ bản, những
nhãn mác tư nhân là các tiêu chuẩn tự nguyện cho các sản phẩm và/hoặc cho
quá trình chế biến của các công ty tư nhân. MSC (Hội đồng Quản lý Biển) và
FOS (Bạn của Biển) là những chứng nhận môi trường phổ biến nhất, trong
khi hàng loạt các chứng nhận khác đang được sử dụng trong NTTS như
Naturland và ASC (Hội đồng Quản lý NTTS).
Trong chiến lược chung chống lại khai thác thủy sản trái phép, không báo
cáo và không được điều chỉnh (IUU), EU yêu cầu chứng nhận thủy sản
đánh bắt từ tất cả các nhà XK vào EU (Quy định số 1005/2008 (EC) kể từ
ngày 01/01/2010. Những chứng nhận này phải nêu rõ sản phẩm không phải từ



IUU và do chính quyền nước XK cấp. Cập cảng hay chuyển khẩu của các
tàu cá nước thứ ba phải được thực hiện ở những cảng theo chỉ định. Mục
đích của biện pháp này là để đảm bảo chỉ những sản phẩm từ hoạt động nghề
cá được giám sát chặt chẽ của các nước đánh cá hoặc các nước XK có thể vào thị
trường EU. Biện pháp này cũng đảm bảo tất cả thủy sản được bán tại EU
được đánh bắt hợp pháp bằng những biện pháp phù hợp và theo hạn ngạch cho
phép. Thêm vào đó, giúp thắt chặt giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên
biển, IUU và những vi phạm khác chống lại nghề cá hợp pháp giờ đây sẽ bị
nghiêm trị theo pháp luật, những con tàu IUU lẫn các nước dung thứ
nghề cá bất hợp pháp đều bị EU liệt vào danh sách đen.
Những biện pháp của EU nhằm chấm dứt khai thác thủy sản trái phép,
không báo cáo và không theo quy định (IUU), đã nhận được sự ủng hộ trên
thế giới và phản ánh rõ tại các quyết định của Tổ chức Nông Lươngc (FAO) Liên
Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cùng với các
biện pháp khác, đây là bước đi đầu tiên hướng tới một chính sách nghề cá
thống nhất trên toàn EU cho sử dụng bền vững các đại dương.
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt

Nam sang EU
Chính sách thuế và lệ phí
Thuế là công cụ điếu tiết nền kinh tế, đồng thời là nguồn thu ngân sách cho
Nhà nuớc. Đối với nghề cá, tính từ khâu đầu là sản xuất tạo ra nguyên liệu đến
sản phẩm cuối cùng phục vụ cho tiêu dùng hoặc xuất khâu, thông thuờng chịu
các loại thuế: môn bài, tài nguyên, thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản và
nhiều loại phí nhu: phí truớc bạ, đăng kiếm tàu đánh bắt, giấy di chuyển ngu
truờng, bến bãi. Ngoài ra, ngư dân còn phải nộp nhiều khoản khác như tham gia
bảo hiếm thân tàu, bảo hiếm nhân mạng... Đe phù hợp với thực tiễn và khuyến
khích sản xuất phát triến, thuế và lệ phí đối với nghề cá đã được sửa đối tích cực.
Luật thuế tài nguyên, khung thuế suất 2-7%, theo Nghị định của Chính phủ,
Thông tư số 30 BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thống nhất thuế suất là 4% với

khai thác hải sản và 3% với khai thác cá sông.
Những hộ nuôi trồng thủy sản tư nhân không phải đóng thuế doanh thu vì họ
đã đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngư dân sẽ phải đóng thuế suất bằng 2%
giá trị sản lượng đưa vào bờ hàng năm.
Chính sách đầu tư và quản lý vôn
Trong thời gian hơn 10 năm vừa qua, ngành thủy sản có mức tăng trưởng
bình quân hàng năm về tổng sản lượng khoảng 4% và giá trị kim ngạch xuất
khẩu tăng từ 10-15%. Nhưng, nếu so với tiềm năng lớn của vùng biển đặc quyền
kinh tế rộng trên 1 triệu km2 thì con số này mới chỉ là biểu hiện bước đầu, chưa
đáng kể. Muốn thủy sản có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế đất nước, cần phải
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của


ngành, đồng thời Nhà nước cần ban hành những chính sách mới đế khuyến
khích, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, nhất là trong khu vực nuôi trồng và
đánh bắt xa bờ
Chỉnh sách vê khai thác thủy sản
Tới nay, tống sản lượng thủy sản của cả nước đã vượt qua mức 1 triệu tấn/
năm, song cũng đế lại một vùng biến cạn kiệt nguồn lợi, năng suất đánh bắt giảm
1/2, giá thàng sản phẩm tăng gấp đôi. Tuy phát triển nghề cá xa bờ đế bảo vệ
nguồn lợi ven biển và tăng chất lượng sản phẩm nhưng lại chưa triển khai đồng
bộ, hiệu quả còn thấp.
Nghị định số 13/CP của Chính phủ (ký ngày 02/3/1993), tiếp đến là Thông
tư liên bộ số 02 LB/TT hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP cho thấy công tác
khuyến ngư đã tác động rất hiệu quả đến phong trào nuôi trồng, khai thác và sơ
chế bảo quản thủy sản, khơi dậy tiềm năng của cả miền biến, đồng bằng và miền
núi. Tuy nhiên, qua thực hiện Nghị định này còn bộc lộ những hạn chế cả về lý
luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy mà cần có sự hoàn thiện và điều chỉnh Nghị định
này theo tinh thần tập trung kinh phí cho những vùng khai thác, sản xuất thủy sản
có giá trị kinh tế cao.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 400/ Ttg ngày 7/8/1993
cho miến thuế tài nguyên, thuế doanh thu, thuế lợi tức và hoàn thuế xuất khấu
trong 3 năm đầu đối với tàu thuyền đánh bắt hải sản xuất khâu ở Biến Đông
Trường Sa. Chính sách ưu đãi trên đã có tác dụng tích cực thúc đây sự phát triển
nghề cá khai thác xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thố của Tố quốc. Đồng
thời, cũng hạn chế việc đánh bắt hải sản gần bờ khi mà nguồn hải sản gần bờ
đang bị cạn kiệt. Nhưng điều đáng lo ngại là chỉ có khoảng 20% sản lượng khai
thác xa bờ có thể dùng để xuất khẩu. Còn lại 80% dùng tiêu thụ nội địa hay làm
bột cá, phơi khô và làm nước mắm. Cá đánh được nhiều mà bán giá lại rẻ và khó
bán thì hiệu quả thấp. Lại chưa có cơ quan dự báo ngư trường và khai thác ngắn
hạn đế hướng dẫn các tàu đi đánh bắt cá xa bờ đi đến đúng nơi có cá mà đánh.
Vẩn đề đảm bảo chất lượng thủy sản chế biến cho xuất khấu
Trong thời gian qua những hiện tượng tạp chất vào hàng thủy sản xuất khấu
vẫn có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp thiếu nguồn hàng vì chỉ
nghĩ đến lợi nhuận vẫn mua hàng có cho thêm tạp chất về chế biến, làm thiệt hại
cho người tiêu dùng trong nước, làm giảm uy tín của sản phâm thủy sản Việt
Nam trên thị trường thế giới. Và chính vì một trong những nguyên nhân như vậy,
mà hàng thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị mất dần, đặc biệt là thị trường tôm
nguyên liệu, trước tình hình cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vục.
Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu trên thế giới đối với nhiều loại sản
phâm thủy sản mà Việt Nam có khả năng sản xuất đang và sẽ tăng lên mạnh chủ
yếu theo các hướng: sản phẩm giá trị cao; sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ và các
loại thủy sản tưới sống. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu cũng đặt ra những thách
thức mới, nhất là các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm; yêu cầu chất lượng


tiêu dùng ngày càng cao hơn và những yêu cầu, qui định này cũng khác nhau ở
tùng thị trường.
Đối với EU, việc kiếm soát phải được thực hiện dưới sự giám sát của chính
họ mới có giá trị và được công nhận. Đe xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU,

các nước phải có đủ ba điều kiện sau:
-

Xây dựng hệ thống pháp luật hữu hiệu về kiếm soát chất lượng, an toàn vệ sinh
thủy sản tương đương với EU.

-

Có cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh cấp quốc gia tương đương EU về tổ chức,
trang thiết bị kiểm soát (ở Việt Nam, cơ quan này là NAFIQACEN).

-

Các doanh nghiệp ở nước xuất khẩu phải tương đương về điều kiện sản xuất,
quản lý chất lượng với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm cùng loại của
EU.
Hiện nay, EU đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản theo 3 chỉ tiêu sau:
-Chỉ tiêu cảm quan: trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm.
-Chỉ tiêu hóa học: qui định hàm lượng Nitơ dưới dạng Amôniắc, độ pH
trong một gam sản phâm.
-Chỉ tiêu vi sinh: qui định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm như khuẩn
hóa khí, khuấn hiếm khí, khuân Ecôli, Coliíorime...

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU
2.1. Khái quát về ngành thủy sản Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm của ngành thủy sản
-

Khái niệm ngành thủy sản

Ngành thủy sản là ngành nghiên cứu về sự khai thác, nuôi trồng, vận chuyến
thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khấu, nhập khâu thủy sản;
dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.

-

Đặc điêm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thủy sản
Đôi tượng sản xuât là các sinh vật sông trong nước
Đối tuợng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những co thế sống, là
các loại động thục vật thủy sản chúng sinh truởng, phát sinh, phát triển và phát
dục theo các quy luật sinh học nên con nguời phải tạo đuợc môi truờng sống phù
hợp cho tùng đối tuợng mới thúc đẩy khả năng sinh truởng và phát triền của nó.
Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thê thay thế
Đất đai là tu liệu sản xuất song nó là tu liệu sản xuất đặc biệt khác với các tu
liệu khác ở chỗ: diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản
xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng họp lý thì đất đai diện tích


mặt nuớc không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn, mặt khác đất đai diện tích mặt
nuớc là tu liệu sản xuất không đồng nhất về chất luợng do cấu tạo thố nhuỡng,
địa hình vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nuớc giữa các vùng
thuờng khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất đai diện tích mặt nuớc phải hết
sức tiết kiệm, phải quản lý quản lý chặt chẽ diện tích mặt nuớc cả trên ba mặt
pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.
Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triên rộng và tương đối phúc tạp
hon so với các ngành sản xuất vật chất khác
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu
lạnh, sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều
yếu tố môi trường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các

đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo môi trường sống
phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi
nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng,
phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng
nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ốn định. Hơn nữa
hoạt hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xút ngoài trời các
điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường ...và sinh
vật có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến động
khôn lường.
2.1.2. Tình hình các doanh nghiệp trong ngành thủy sản
Sản lượng

m

201
0

2011

201
2

201
3

2014

Sản
lượn
g


512
6

520
0

574
5

602
0

6311

Kha
i
thác

245
0

252
7

260
0

280
4


291
8

Nuô
i
trồn
g

267
6

267
3

314
5

321
6

339
3

Kim ngạch xuất khẩu hay doanh thu
Năm
2010
2011
2012


2013

2014


Thực trạng của ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang khó
khăn, với nhiều bất cập, khiến lợi nhuận giảm. Nếu không có các tác động thay
đổi, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bền vững của ngành xuất khẩu thủy sản
trong tương lai.
Thiếu nguyên liệu
Mặc dù số lượng thống kê của Tổng cục Thủy sản về sản lượng khai thác và
nuôi trồng thủy sản của cả nước trong 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng
kỳ năm ngoái, nhưng ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thoát khỏi
tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng như mấy năm trước. Nguyên nhân do
sản lượng 2 loài thủy sản nuôi chính không ổn định, dịch bệnh trên tôm làm giảm
sản lượng, nhất là với tôm sú, diện tích nuôi cá tra cũng giảm do nông dân thiếu
vốn đầu tư nuôi và do giá cá bất ổn làm ảnh hưởng tâm lý người nuôi.
Sản lượng các loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc vẫn
thấp, trong khi sản lượng tăng lại tập trung chủ yếu vào các loài cá có giá trị thấp,
cá tạp… Người nuôi và ngư dân thiếu vốn để sản xuất, đầu tư trở lại khi tôm
hoặc cá tra bị rớt giá, dịch bệnh. Các doanh nghiệp khó thu mua nguyên liệu vì
nông dân không bán chịu, trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ
khó khăn về tài chính.
Thiếu vốn
Với mức lãi suất quá cao 19-20% trong 3 tháng đầu năm, cả nông, ngư dân
và doanh nghiệp đều thực sự khó khăn để duy trì sản xuất và chế biến khi mà các
chi phí đầu vào khác đang tăng mạnh (5-10%). Vốn vay định mức thấp, cùng với
việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng đối với ngành thủy sản sau vụ vỡ nợ
của một số doanh nghiệp khiến cho nhiều doanh nghiệp không còn vốn để duy trì
sản xuất.

Đặc biệt đối với ngành sản xuất cá tra, thiếu vốn trở nên nghiêm trọng. Theo
khảo sát của Vasep, có đến hơn 90% số doanh nghiệp mong muốn được tăng hạn
mức vay vốn, từ 10-1.400 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho
nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. 53,85% số
doanh nghiệp tôm có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển (từ 2-300
tỷ đồng) để bổ sung đầu tư nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữa, bổ
sung năng lực cấp đông, vốn trung hạn cho hoạt động xuất khẩu, xây nhà máy
thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị. Đối với
ngư dân, vấn đề tiếp cận vốn cũng rất khó khăn vì họ cần vốn cho cả việc mua
sắm tàu cá và thiết bị để bảo quản cá sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, các chi phí sản xuất đểu tăng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
cho thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn phải đối phó
với áp lực tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, như giá nhiên liệu, điện, nước, nhân
công, bao bì, cước phí vận chuyển… Bên cạnh đó, việc tăng các loại phí, thuế,
như thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng, trích 2%
kinh phí cho công đoàn lấy từ quỹ lương, phí kiểm soát chất lượng thủy sản xuất
khẩu, phí kiểm dịch thú y tăng 300%... cũng góp phần làm gia tăng chi phí và


ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh
kinh tế thế giới có nhiều suy giảm, cạnh tranh thị phần khá khốc liệt.
Khó khăn về nguồn vốn và nguyên liệu cùng với sự gia tăng chi phí sản xuất
khiến cho số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay chỉ
còn khoảng 473 doanh nghiệp, giảm 40% so với 800 doanh nghiệp của cùng kỳ
năm ngoái. Tuy nhiên số doanh nghiệp không xuất quý I năm nay hầu hết là
doanh nghiệp thương mại với doanh số thấp, nên chỉ ảnh hưởng không nhiều.
Trong khi đó, kim ngạch của các doanh nghiệp lớn cao hơn so với năm ngoái.
Top 10 doanh nghiệp quý I/2011 chỉ chiếm 18,5% doanh số, nhưng năm nay tăng
lên 20,5%. Kết quả trên cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng
lực quản trị của các doanh nghiệp thủy sản.

Khủng hoảng thị trường
Thị trường châu Âu bị suy giảm do khủng hoảng nợ công cũng là một khó
khăn lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Là thị trường lớn nhất trong số 129
thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam, nhưng trong quý I năm nay, xuất khẩu
sang EU đã sụt giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do khủng hoảng nợ công ở
khu vực này khiến tình hình kinh tế tài chính khó khăn, nhu cầu nhập khẩu không
ổn định và khả năng thanh toán chậm.
Tỷ trọng của thị trường EU cũng bị giảm dần gần 5% (từ 24,2% xuống còn
19,7%). Xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đều giảm mạnh (giảm từ
21,8% và 12,4%). Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc sang thị trường
này vẫn khả quan (cá ngừ tăng 29%, mực, bạch tuộc tăng trên 10,7%).
Xuất khẩu tôm sú giảm, khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam cũng giảm.
Đối với Việt Nam, với diện tích nuôi trên 600.000 ha, sản lượng tôm sú mỗi năm
đạt trên 300.000 tấn tạo cho Việt Nam thế mạnh hơn so với nhiều nước khác. Tuy
nhiên, dịch bệnh bùng phát trên tôm sú thâm canh đã và đang ảnh hưởng đến
chất lượng, uy tín và giá trị mặt hàng này.
Sụt giảm mặt hàng chủ lực
Năm 2011, trong hơn 97.000 ha tôm bị thiệt hại, có tới trên 82.000 ha là tôm
sú nuôi thâm canh bị chết, đã ảnh hưởng lớn tới mặt hàng chủ lực này của Việt
Nam. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng năm 2011 của Việt Nam đạt 704 triệu
USD, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm, tăng 70% so với năm 2010. Trong
khi đó, giá trị tôm sú lại giảm 0,6% xuống còn 1,43 tỷ USD, chiếm 59% tổng giá
trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Quý I /2012, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm 4,7%
chỉ còn 235 triệu USD. Giá tôm trên thị trường thế giới giảm tác động không nhỏ
tới giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong quý I/2012. Mức tăng chỉ đạt 9%(so
với trên 35% trong 3 tháng đầu năm 2011). Ngoài ra giá tôm giảm tạo thêm áp
lực cho các doanh nghiệp tôm đang phải đối mặt với chi phí đầu vào như xăng,
dầu, điện, lương nhân công… đều tăng. Đây là vấn đề báo động đối với tôm Việt
Nam, vì khả năng cạnh tranh đang bị sụt giảm do giá thành sản xuất cao, dẫn đến
giá chào bán cao hơn các nước.

Nhập khẩu nguyên liệu tăng


Năm 2011, Việt Nam nhập 541 triệu USD thủy sản từ 74 nước (trong đó
khoảng hơn 30 triệu USD là hàng trả về). Ba tháng đầu năm 2012, Việt Nam
nhập 157 triệu USD thủy sản từ 72 thị trường, trong đó, hàng nhuyễn thể để chế
biến và tái xuất chiếm khoảng 80%, còn lại là con giống và nhập khẩu để tiêu thụ
nội địa. Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định, giá nguyên
liệu cao, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để gia công chế biến xuất khẩu là giải
pháo hữu hiệu cho doanh nghiệp duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm cho
công nhân, tăng doanh số. Tuy nhiêm khi mà khó khăn về vốn đang là vấn đề nổi
cộm của doanh nghiệp thì chính sách ân hạn thuế nhập khẩu 275 ngày càng có
nguy cơ bị xóa bỏ sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến doanh nghiệp.
Qua diễn biến tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản hiện nay, đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước hết sức khó khăn, có thể nhận diện
3 thách thức lớn của thủy sản Việt Nam là : tính bền vững của từng ngành hàng
trong hoạt động sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu thủy sản chưa cao,
đặc biệt là liên kết chuỗi, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Rào cản
thương mại gia tăng trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm, các nước nhập
khẩu tăng cường bảo hộ công nghiệp nội địa. Quảng bá và tiếp thị sâu hình ảnh
thủy sản Việt Nam ra thế giới theo cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong điều
kiện tài chính eo hẹp hiện nay là hết sức khó khăn.

2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong thời giai đoạn
2010 -2014
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm 2014,
xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 7,84 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm trước.
Trong đó xuất khẩu sang thị trường EU là 1.4 tỷ USD, tăng Đóng góp nhiều nhất
là mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, tăng 25% so với năm

2013. Các doanh nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL cho biết, đạt được con số kỷ lục
nói trên, một phần là nhờ vào nguồn cung nguyên liệu của nước ta trong năm
2014 được đảm bảo.
Đây là tín hiệu lạc quan cho lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản năm
2015.
nhiều doanh nghiệp thủy sản gia tăng được kim ngạch xuất khẩu trong năm
2014.
Bảng 2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: kim ngạch: triệu USD
Năm

Kim ngạch

Tốc độ tăng (%)

2010

1240

12,72

2011

1360

9,68

2012

1133


-16,69


2013

1182

4,32

2014

1400

18,44
Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện nay, EU trở thành bạn hàng truyền thống của Việt Nam trở thành đối
tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Cùng với xu huớng tăng truởng và
phát triển mạnh mẽ xuất khẩu thủy sản toàn ngành nói chung, có thể thấy tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn
2010-2014 hết sức khả quan:
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết kim ngach đều tăng qua các năm,
chỉ có duy nhất năm 2012 giá trị kim ngạch giảm 16,69 % so với năm 2011. Đến
năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản lại tăng trở lại đạt 1182 triệu USD tăng
4,32%. Đặc biệt có 2 mốc quan trọng là năm 2010 tăng 12,72% so với năm 2009.
Trong năm 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi
thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ
tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô
xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia).

Mốc thứ hai là năm 2014 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1400
triệu USD tăng 18,44%. Một trong những nguyên nhân của sự tăng mạnh đó là
năm 2014 có rất nhiều nét nổi bật về xuất khẩu thủy sản: doanh nghiệp thủy sản
hướng về biển Đông, Nghị định số 36 quyết tâm xây dựng quản lý ngành cá Tra
bền vững, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố kế hoạch hành động
tái cấu trúc ngành thủy sản
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU tôm và cá tra
là hai mặt hàng chính, chiếm lần lượt là 34,6% và 32,6% tổng kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này. Đối với, cá ngừ, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh
vỏ thì thị trường EU cũng là thị trường rất quan trọng vì là thị trường thuộc tốp 3
và và chiếm thị phần cao đối với các mặt hàng này.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới
27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…
Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc
độ phát triển cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt
hàng chính là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại. Trong số sản
phẩm từ cá, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung
Quốc. Cá fillet xuất khẩu từ các nước chiếm một tỷ lệ khá cao khoảng 11,1% sản
lượng nhập khẩu cá của thị trường EU.


Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp,
cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ
vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU.
Nhóm sản phẩm tôm là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet trong
cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là
tôm đông lạnh và mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 4,31% sản
lượng nhập khẩu của thị trường này (trong khi đó Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ

chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%). Sở dĩ như vậy vì năng suất và chất
lượng nuôi tôm của Việt Nam còn thấp, làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu
cao hơn so với các nước khác. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam
yếu, khó chiếm lĩnh thị trường EU. Hơn nữa, trình độ và kinh nghiệm marketing,
quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
kém, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế.
Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc: Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống
Lôligô, loại mực này được đánh giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng
có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm
một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái
Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ chiếm 10,3% .
Cụ thể như sau:
Năm 2012 EU chiếm 18,5% giá trị XK thủy sản của Việt Nam. NK thủy sản
từ Việt Nam liên tục giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,135 tỷ USD, giảm
15% so với năm 2011. Trong đó, tôm giảm mạnh nhất (-24,5%) đạt 311 triệu
USD, cá tra giảm 19% đạt 426 triệu USD, mực, bạch tuộc giảm 19% đạt 100
triệu USD. Riêng cá ngừ Việt Nam XK sang thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt
(+43%) với khoảng 114 triệu USD.
Bảng 2.2 cơ cấu sản phẩm thủy sản VN xuất khẩu sang EU năm 2012
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang EU năm 2012
Sản phẩm

GT (USD)

Tỷ lệ GT (%)

Cá tra

425.836.279


37,5

Tôm

311.737.002

27,5

Cá ngừ

113.831.307

10,0

Cá các loại khác

108.726.837

9,6

Mực và bạch tuộc

99.607.140

8,8

Nhuyễn thể hai
mảnh vỏ

52.552.670


4,6


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×