Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN SÀI GÒN – QUY NHƠN (SQC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.55 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài:

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOÁNG SẢN SÀI GÒN – QUY NHƠN (SQC)
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng
Học viên thực hiện: Trịnh Thị Thu Ngọc (STT: 55)
Lớp 19D - TCNH

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Cổ phiếu

BĐS

Bất động sản

NHTM

Ngân hàng thương mại


SQC

Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HĐQT

Hội đồng quản trị

3


PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN SÀI GÒN – QUY NHƠN (SQC)
1. Giới thiệu chung về công ty

Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (SQC) là thành viên của Tập
đoàn Đầu từ Sài Gòn (SGI), chuyên về lĩnh vực khoáng sản. Công ty được thành lập
vào tháng 12/2006 theo Giấy chứng nhận đầu tư tư số 35303100005 do Ban Quản lý
Khu kinh tế Nhơn Hội tỉnh Bình Định cấp ngày 11/12/2006, thay đổi lần thứ 10 ngày
22/10/2012, chuyên về lĩnh vực khoáng sản.
Ngày 17/12/2009, cổ phiếu của Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn
chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã
chứng khoán SQC




Tên công ty: Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn
Địa chỉ: B6, Đường số 5, Khu Công nghiệp Nhơn Hội, TP Quy Nhơn,

Tỉnh Bình
 Mã cổ phiếu: SQC
 Vốn điều lệ: 1,100,000,000,000 đồng
 KL CP đang niêm yết: 110,000,000 cp
 KL CP đang lưu hành: 110,000,000 cp
 Website:
2. Lịch sử hình thành


Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn được thành lập ngày 11/12/2006
với vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đầu tư số 35303100005 do
Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội tỉnh Bình Định cấp ngày 11/12/2006, thay đổi lần
thứ 06 ngày 11/11/2009, chuyên về lĩnh vực khoáng sản.



Tháng 12/2006: Chế tạo và vận hành những bè khai thác quặng Titan thô đầu tiên.



Tháng 01/2007: Bắt đầu san lấp mặt bằng KCN Nhơn Hội.



Tháng 06/2007: Khởi công xây dựng tòa nhà Văn Phòng và khu nhà xưởng cho thuê
tại KCN Nhơn Hội.


4




Tháng 01/2008: UBND Tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án: Nhà máy
sản xuất Xỉ Titan tại Xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.



Tháng 03/2008: UBND Tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án: Xây dựng
và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp chế biến sâu Titan tại Xã Mỹ Thành, huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.



Ngày 15/03/2008: Khởi công xây dựng công trình Nhà máy Xỉ Titan trên diện tích
10ha tại thôn Hòa Hội Nam, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.



Tháng 05/2008: Khánh thành Nhà Văn Phòng và khu nhà xưởng cho thuê tại KCN
Nhơn Hội.



Ngày 08/05/2009: Vận hành lò số 1 cho ra đời mẻ xỉ đầu tiên, thành công hơn dự
kiến.




Ngày 25/05/2009: Vận hành lò số 2, thành công tốt đẹp.



Ngày 24/07/2009: Khánh thành Nhà Máy sản xuất xỉ Titan tại xã Mỹ Thành, huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đánh dấu sự kiện Nhà máy Xỉ hiện đại nhất Việt Nam đi vào









hoạt động.
3. Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất bê tông và các sản phẩm khác từ xi măng, vữa;
Cho thuê nhà xưởng phục vụ các mục đích sản xuất kinh doanh;
San lấp mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng;
Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông;
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh;
Khai thác, chế biến, mua bán quặng Titan và các sản phẩm hậu Titan;
Gia công, chế tạo, mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai thác khoáng sản

(chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện quy định của pháp luật)
 Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi phù hợp với quy định của Pháp luật

PHẦN II

PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN SÀI GÒN – QUY
NHƠN (SQC)
1. Phân tích định tính
5


1.1. Ban quản trị, ban lãnh đạo điều hành
Hội đồng quản trị

Tên
Đặng Thị Hoàng Phượng
Đặng Nhứt
Nguyễn Trần Triệu Thanh
Hoàng Thị Kim Hiên
Nguyễn Thị Thu Hương

Chức vụ
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ủy viên Hội đồng quản trị
Ủy viên Hội đồng quản trị
Ủy viên Hội đồng quản trị
Ủy viên Hội đồng quản trị

Tỷ lệ % CP nắm giữ
4.67%
0.15%
0.25%
0.14%
0.01%


Ban kiểm soát

1.1.2.

Tên
Nguyễn Ngọc Cát Tường
Phan Thị Thanh Yên
Dư Ngọc Mỹ Loan
Trần Ngọc Hân

Chức vụ
Tỷ lệ % CP nắm giữ
Trưởng Ban Kiểm soát
0.01%
Thành viên Ban Kiểm soát
0%
Thành viên Ban Kiểm soát
0%
0.01%
Thành viên Ban Kiểm soát

Ban giám đốc

1.1.3.

Tên
Đặng Thị Hoàng Phượng
Nguyễn Trần Triệu Thanh
Trần Thị Điệp

Lê Quan Việt

Chức vụ
Tỷ lệ % CP nắm giữ
Tổng Giám đốc
4.67%
Phó Tổng Giám đốc
0.25%
Kế toán trưởng
0%
Đại diện công bố thông tin
0%

1.2. Vốn và cơ cấu vốn
1.2.1. Quá trình tăng vốn điều lệ

Tháng 12 năm 2006, SQC chính thức thành lập với mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng.
Từ đó tới nay, Công ty đã mở rộng quy mô vốn điều lệ thông qua các đợt phát hành
cổ phiếu. Quá trình tăng vốn của Công ty có thể được tóm tắt như sau:



Tháng 12 năm 2006: Thành lập với mức vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng
Tháng 04 năm 2007: Tăng vốn điều lệ từ 10.000.000.000 đồng lên

30.000.000.000 đồng
 Tháng 12 năm 2007: Tăng vốn điều lệ thực góp từ 30.000.000.000 đồng
lên 79.500.000.000 đồng
 Tháng 12 năm 2008: Tăng vốn điều lệ thực góp từ 79.500.000.000 đồng
lên 95.000.000.000 đồng


6




Tháng 05 năm 2009: Tăng vốn điều lệ thực góp từ 95.000.000.000 đồng

lên 200.000.000.000 đồng
 Tháng 10 năm 2009: Tăng vốn điều lệ thực góp từ 200.000.000.000 đồng
lên 540.000.000.000 đồng
 Tháng 11 năm 2009: Tăng vốn điều lệ thực góp từ 540.000.000.000 đồng
lên 1000.000.000.000 đồng
 Tháng 02 năm 2012: Tăng vốn điều lệ lên 1.100.000.000 đồng
1.1.2. Cơ cấu cổ đông (cập nhật đến tháng 07/2013)

Sở hữu nhà nước
Sở hữu nước ngoài
Sở hữu khác
1.1.3.

0%
3.8%
96.02%

Các cổ đông chính
ST
T
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên Cổ Đông
Đặng Thành Tâm
Nguyễn Sơn
Nguyễn Thị Kim Xuân
Tổng Công ty Phát triển Đô thị
Kinh Bắc-CTCP
Công ty Cổ phần Công nghệ
Viễn thông Sài Gòn
Đặng Thị Hoàng Phượng
Chau Kin Hang Kelvin
Nguyễn Trần Triệu Thanh
Đặng Nhứt
Nguyễn Thị Kim Hiên
Ngô Thị Phương Thủy
Nguyễn Thị Thu Hương

Huỳnh Thị Ngọc Lan
Nguyễn Ngọc Cát Tường
Lê Hoàng Lân
Nguyễn Thị Vân Anh

7

Cổ Phiếu Nắm Giữ

Tỉ Lệ %

44,000,000
8,275,410
7,590,000

40%
7.52%
6.90%

7,590,000

6.90%

6,270,000

5.70%

5,137,000
1,100,000
275,000

165,000
158,400
33,000
11,000
11,000
11,000
11,000
11,000

4.67%
1%
0.25%
0.15%
0.14%
0.03%
0.01%
0.01%
0.01%
0.01%
0.01%


Các cổ đông lớn nắm giữ cổ phiếu SQC hầu hết đều nằm trong ban quản trị và ban
điều hành công ty. Ngoài ra, Ông Đặng Thành Tâm là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ
là 40%, là anh trai của bà Đặng Thị Hồng Phượng – Chủ tịch HĐQT SQC. Ông Tâm
cũng chính là chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) nơi mà SGC, công ty
Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn – SGT (nắm giữ 5.7% cổ phiếu SQC) và Tổng
Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc- KBC (nắm giữ 6.9% cổ phiếu SQC) làm công ty
thành viên.
Việc nắm phần lớn cổ phần công ty và các cổ đông lớn là người nhà đã khiến cho

thanh khoản của cổ phiếu này rất thấp. Hơn 06 tháng đầu năm 2012, giá cổ phiếu SQC
gần như cố định ở một mức 84.000 đồng/cổ phiếu. Lượng cổ phiếu giao dịch thường rất
thấp, chỉ 100 cổ phiếu/phiên, với mục đích giữ giá. Giá khớp lệnh hôm trước giảm bao
nhiêu thì hôm sau sẽ tăng đúng bấy nhiêu để về mức giá cũ.
1.1.4.

Các giao dịch cổ đông lớn, giao dịch nội bộ

Đến ngày 08/08/2012, ông Đặng Thành Tâm đã thoái vốn thành công 22.000.000
cổ phiếu SQC (tương đương với 20% cổ phần) theo phương thức thỏa thuận, tổng trị giá
đạt 1.320 tỷ đồng

1.3

Ngày

KL

GT Thoả thuận (đồng)

Giá bán BQ (đồng)

08/08/2012
07/08/2012
06/08/2012
03/08/2012
02/08/2012
01/08/2012
Tổng


3,400,000
4,000,000
4,600,000
2,800,000
3,700,000
3,500,000
22,000,000

204,000,000,000
240,000,000,000
276,000,000,000
168,000,000,000
222,000,000,000
210,000,000,000
1,320,000,000,000

60000
60000
60000
60000
60000
60000

Chính sách quản trị doanh nghiệp
Liên quan đến vấn đề minh bạch và công bố thông tin, SQC đã từng bị phạt về việc

vi phạm trong công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Ngày 28/10/2010, Chủ tịch
UBCK Nhà nước đã ban hành Quyết định số 847/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính
đối với SQC. Cụ thể: theo quy định tại Điểm 2.1.3 Mục 2 Phần IV Thông tư 09/2010/TTBTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán (Thông tư 09/2010/TT-BTC): “Tổ chức niêm yết phải công bố thông

8


tin trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi có các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết”. Việc SQC
tạm ngừng và sản xuất cầm chừng tại Nhà máy xỉ titan nhưng không thực hiện công bố
thông tin bất thường theo quy định là vi phạm quy định
Khi đó, SQC cũng đã lý giải về về việc tạm ngừng hoạt động để trấn an các nhà
đầu tư: Xỉ titan là mặt hàng mới nên mặc dù được sản xuất từ tháng 7/2009 nhưng mãi
đến đầu năm 2010, Bộ Tài chính mới ban hành thuế suất xuất khẩu (18%) đối với mặt
hàng này. Mức thuế này là quá cao so với thuế suất đánh vào quặng titan thô (20%) và
mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến của Chính
phủ. Do thuế XK titan quá cao và giảm không nhiều từ 18% xuống còn 15% như đề xuất
của Bộ Công Thương nên hầu hết các nhà máy sản xuất xỉ titan đều phải tạm ngưng hoạt
động, trong đó có SQC. Từ đầu tháng 7/2010, SQC đã ngừng sản xuất và sản xuất cầm
chừng để duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị cũng như đội ngũ chuyên gia và công
nhân lành nghề. Tuy nhiên, SQC chỉ tạm ngưng một số công đoạn, các bộ phận khác hoạt
động bình thường. Sau sự kiện này, SQC định rút niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX). Công ty cho biết bản chất chính việc tạm ngừng này cũng
là việc bảo vệ quyền lợi cổ đông, vì thuế suất cao khiến công ty càng sản xuất càng lỗ.
Bản chất vấn đề ở đây là thuế suất chứ không phải tạm ngưng hay sản xuất cầm chừng.
Việc tạm ngưng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh…
1.4
1.4.1

Thị trường kinh doanh
Triển vọng ngành titan Việt Nam

 Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng Titan cao nhất thế giới


Tại Hội thảo quốc tế về khoáng sản titan ASEAN năm 2013, Tổng cục Khoáng sản Địa chất (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, tổng trữ lượng dự báo quặng titan zircon ở Việt Nam là 654 triệu tấn quặng tinh, gần bằng 50% trữ lượng toàn thế giới
(1.400 triệu tấn). Quặng sa khoáng titan chủ yếu phát hiện dọc ven biển từ Thanh Hóa
đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó chiếm đến 83% là ở những vùng có tầng cát đỏ của

9


Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhờ nguồn tài nguyên này mà Việt Nam được dự đoán là một
trong những quốc gia có ngành Khai khoáng titan phát triển nhất.
Trữ lượng Titan tại Việt Nam
Tỉnh
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
Quảng Bình - Quảng Trị
Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Ninh Thuận
Bình Thuận
Cả nước

Trữ lượng (1.000 tấn)
7.889
1.333
467
1.553
5.498

4.973
1.465
10.762
3814
16.812
599.155
653.721

Tỷ lệ (%)
1,2%
0,2%
0,1%
0,2%
0,8%
0,8%
0,2%
1,6%
0,6%
2,6%
91,7%
100,0%

Nguồn: Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển quặng Titan đến năm 2020, xét tới 3030

 Ngành Titan Việt Nam hưởng lợi từ sự thiếu hụt trên thị trường Titan thế giới

Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới hiện đạt khoảng 6 triệu tấn/năm (trong đó
98% khối lượng Titan được dùng để sản xuất Titan bột màu) và được dự báo sẽ ngày
càng tăng cao trong những năm tới. Theo dự báo của Dupont, TZMI và Iluka, tốc độ
tăng trưởng nhu cầu Titan bột màu tính trung bình đến năm 2020 là 3,5%/năm. Còn

theo dự báo của Hatch, nhu cầu Titan bột màu trong tương lai tăng trưởng trung bình
khoảng 3%/năm, riêng đối với Trung Quốc thì tốc độ tăng trưởng trong trung hạn đạt
7,5%/năm.
Trong khi đó, những khu mỏ đang ngày dần cạn kiệt trong khi những nhà sản
xuất chính trên thế giới vẫn chưa đầu tư đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng kịp
nhu cầu đang gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Titan thô trên thế giới. Theo báo
cáo của Stork, thị trường Titan sẽ ở trong tình trạng thiếu hụt ít nhất là trong 3 năm tới.
Giá xỉ Titan cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) đạt 6% trong vòng 5 năm
qua và dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao trong những năm tới do sự thiếu hụt
nguồn cung nguyên liệu Titan. Với trữ lượng Titan lớn, các sản phẩm Titan của các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiêu thụ ra thị trường thế giới và đạt được biên lợi
10


nhuận cao.
Hiệp Hội Titan Việt Nam, cho biết, đã có 13 dự án triển khai xây dựng các nhà
máy chế biến sâu titan. Tiên phong là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà
Tĩnh đang xúc tiến liên doanh đầu tư nhà máy chế biến sâu titan có công suất 30.000
tấn/năm với giá trị đầu tư hơn 140 triệu USD. Một số nhà máy luyện xỉ titan khác cũng
đang được triển khai tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Bình
Định…
Tại Bình Định hiện có khoảng 30 đơn vị có giấy phép khai thác, chế biến titan
với sản lượng đăng ký là 620.000 tấn/năm. Nhưng đến nay, mới chỉ có 3 đơn vị chế
biến sâu Titan là: Công ty Khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên ilmenite), Công ty
Khoáng sản Bình Định (xỉ titan), Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (xỉ titan).
Sở dĩ các nhà đầu tư còn ngại đầu tư vào chế biến sâu là vì vốn đầu tư quá cao. Nhưng
xu hướng đầu tư chế biến Xỉ Titan đang dần rõ do chính sách cấm xuất khẩu tinh
quặng ilmenite của Nhà nước.
Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh giữa các công ty sản xuất Xỉ Titan ở mức thấp do
nhu cầu thị trường thế giới đối với sản phẩm Titan còn rất cao (đặc biệt là thị trường

Trung Quốc), nên nếu cộng công suất của các nhà máy hiện nay và dự kiến hoạt động
tại Việt Nam thời gian tới vẫn không đủ xuất khẩu.
 Chính sách hạn chế xuất khẩu Titan dạng thô và tăng cường tinh chế Titan
Titan vốn là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Với các đặc tính như khả năng kéo dãn tốt (kể cả trong nhiệt độ cao), nhẹ, chống ăn
mòn, và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim titan được dùng chủ yếu trong
hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa…, được ứng dụng trong
sản xuất dụng cụ y tế, gậy đánh golf, xe đạp, dụng cụ thí nghiệm… Titan là nguyên
liệu chiến lược cho một nền công nghiệp hiện đại.
Trong những năm qua, ngành Titan Việt Nam chưa được quy hoạch tốt, chủ yếu
xuất khẩu nguyên liệu thô với giá trị thấp. Do vậy, thực hiện Nghị quyết số 02NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và
11


triển khai Luật Khoáng sản 2010, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị kể từ ngày 1/7/2012,
Chính phủ chủ trương không cho xuất khẩu quặng Titan chưa qua chế biến sâu và việc
xuất khẩu phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, các công ty khai thác và chế biến Titan ở dạng thô (quặng ilmentine) sẽ
không được phép xuất khẩu nữa. Để tiếp tục kinh doanh, các công ty sản xuất Titan sẽ
phải nhập khẩu công nghệ sản xuất Xỉ Titan để đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.5 Vị thế của Công ty trong ngành
1.5.1 Vị Thế công ty

SQC là một trong những công ty khoáng sản hàng đầu Việt Nam. Khai thác và
chế biến titan là ngành chính của công ty và tổng sản lượng titan ước tính khoảng 36
ngàn tấn một năm.
Hiện nay tại tỉnh Bình Định có khoảng 30 công ty khai thác Titan được cấp phép
hoạt động. Tuy nhiên hầu hết các công ty này chỉ dừng lại ở khai thác và bán sản phẩm
quặng thô. Là một doanh nghiệp ra đời sau, với tiềm lực về tài chính vững mạnh và

tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo, SQC đã nhận thấy công nghệ là yếu tố tạo
nên sự thành công và phát triển trong lĩnh vực này. Công ty đã đầu tư dây chuyền sản
xuất hiện đại và công suất lớn tại Việt Nam. Chiến lược này cũng nhằm xây dựng vị trí
của SQC trong ngành khai thác khoảng sản ở khu vực Châu Á. Với công nghệ hiện
đại, ngoài khả năng tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, SQC còn đảm bảo được
sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tiết kiệm các nguồn lực phục vụ sản
xuất, tăng chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm.
Khoảng 30 công ty vận hành trong ngành khai thác titan tuy nhiên hầu hết trong số
này khai thác titan thô. SQC có nhà máy chế biên titan chiều sâu, mang lại giá trị gia
tăng cao cho công ty. Công ty đã có sự ổn định trong nguồn nguyên liệu đầu vào cho
khoảng thời gian dài (30 năm).
1.5.2

Chiến lược Phát triển và Đầu tư

Nhà máy tinh luyện xỉ Titan giai đoạn 2 sẽ xây dựng thêm 3 lò, quy mô sản lượng xỉ
và sắt tăng thêm tương ứng là là 36.000 tấn/năm và 18.000 tấn/năm.
Công ty đang đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới từ Xỉ, theo 02 hướng:
12


Xỉ Titan (Slag) => Titanium soft (Sponge) => Hợp kim Titan (Alloy): thay thế inox,
các hợp kim sắt thép do tính ưu việt về trọng lượng, độ cứng, khả năng chịu nhiệt…;
Xỉ Titan (Slag) => Dioxit Titan (Diocide Titan): nguyên liệu của các ngành sản xuất
sơn, gốm sứ, giấy,… Sản phẩm này được tiêu thụ trong nước.
1.5.3

Các dự án lớn

Dự án tuyển tinh tại Mỹ Thành: dự án có tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng (vốn tự có 30%,

vay ngân hàng 70%). Dự án được xây dựng và triển khai vào cuối năm 2009, chính
thức hoạt động vào năm đầu năm 2010. Dự án này có công suất 10.000 tấn quặng/1
tháng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 150 tỷ đồng.
Dự án tuyển tinh tại Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng (30% vốn tự có). Dự
án có công suất 10.000 tấn quặng/tháng. Dự án được xây dựng và đi vào hoạt động
năm 2010. Doanh thu dự kiến 150 tỷ đồng/năm.
Dự án tuyển tinh tại Hàm Tân - Bình Thuận có tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng, công suất
5.000 tấn quặng/tháng. Dự án đi vào hoạt động năm 2010 và tạo ra doanh thu hàng
năm khoảng 125 tỷ đồng.
Dự án nhà máy xỉ Titan Mỹ Thành có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng, trong đó vốn của
SQC là 30%. Giai đoạn 1 của dự án đã thực hiện xong, doanh thu của giai đoạn 1 là
400 tỷ đồng. Doanh thu của giai đoạn 2 là 520 tỷ đồng. Nhà máy này hiện đang tạm
dừng hoạt động từ ngày 25/12/2013 do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp
rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn quặng nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản
xuất chế biến sâu titan của Nhà máy xỉ Titan Mỹ Thành bị thiếu hụt nghiêm trọng
Dự án triển khai các sản phẩm Ziron, Rutile, Monazite,... được xây dựng và triển khai
vào cuối năm 2009, chính thức hoạt động vào đầu năm 2010. Với công suất 10.000 tấn
quặng/tháng đầu vào, dự kiến có 250 tấn Zircon/tháng, Rutile 150 tấn/tháng, Monazite
150 tấn/tháng. Doanh số tạo ra bởi các sản phẩm này trong 1 tháng khoảng 15 tỷ đồng.
Dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp chế biến sâu Titan tại xã Mỹ Thành. Dự
13


kiến dự án sẽ tạo ra doanh số từ năm 2011 với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư 300 tỷ đồng, tỷ lệ góp vốn của SQC là 30%.
Dự án nhà máy luyện thép sẽ được triển khai vào năm 2010 và dự kiến hoàn thành và
đi vào hoạt động vào giữa năm 2011 và tạo ra doanh số khoảng 50 tỷ đồng. Dự án có
tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó SQC góp 30% vốn.
Dự án xây dựng, lắp đạt và chuyển giao công nghệ nhà máy xỉ Titan tại Ninh Thuận:
Dự án được ký kết với Công ty Cổ phần Sài Gòn - Ninh Thuận. Dự án này sẽ triển

khai vào năm 2010 và hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn I vào năm 2011. Quy mô
và công suất Nhà máy này sẽ tương tự Nhà máy Xỉ Titan tại Mỹ Thành. Doanh thu tạo
ra trong giai đoạn I của nhà máy vào khoảng 300 tỷ đồng. Giai đoạn II dự kiến hoàn
thành vào năm 2012.
Dự án nhà xưởng tại khu kinh tế Nhơn Hội: Hiện tại dự án đã hoàn thành xong hơn
10.000 m2 nhà xưởng tại khu kinh tế Nhơn Hội để cho thuê và toàn bộ diện tích đã
được các doanh nghiệp đặt thuê.
1.6

Triển vọng Công ty

Trữ lượng titan lớn: Việt Nam có trữ lượng titan lớn với chất lượng cao, chiếm khoảng
5% thị phần toàn thế giới. Quặng titan phân phối dọc các tỉnh ven biển gồm Hà Tĩnh,
Thừa Thiên Huế, Bình Định, Binhd Thuận, v.v.
Nhu cầu và giá bán Titan đang có xu hướng tăng: Do một số đặc tính như nhẹ, sức
chịu nhiệt và sức bền cao, titan được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, thiết bị
phản ứng hạt nhân và các thiết bị khác cần tính chịu ăn mòn và tính bền cao. Nhu cầu
titan đang ngày càng cao. Giá bán titan được kỳ vọng sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới
hồi phục
Tiềm năng khai tác và chế biến chuyển sâu: Tại thời điểm hiện tại, việc chế biến sâu
Titan tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc nghiền zircon min và siêu mịn, sản xuất
14


Titan. Một trong những nguyên nhân là sự hạn chế vè công nghệ, vốn đầu tư, vùng
nguyên liệu. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành còn rất lớn cho doanh
nghiệp tập trung vào khai thác và chế biến chuyên sâu.
Vị thế doanh nghiệp: Chỉ có 3 công ty chế biến sâu Titan bao gồm Công ty TNHH
khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên Ilmenite), CTCP khoáng sản Bình Định (xỉ Titan)
và CTCP khoáng sản Sài Gòn— Quy Nhơn (xỉ Titan). Nếu như xét về quy mô tổng tài

sản và vốn chủ sở hữu thì SQC chiếm vị trí dẫn đầu trong nhóm các công ty trên.
Ít bị ảnh hưởng bởi tình hình vĩ mô: Mang tính chất đặc trưng của kim loại quý, Titan
vẫn giữ vai trò là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các sản phẩm. Vì vậy rủi ro kinh
doanh của SQC là không lớn trước tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới
Các yếu tố Rủi ro chính
Rủi ro tăng chi phí đầu vào: Từ đầu năm 2011, giá của hầu hết các mặt hàng đều có xu
1.7

hướng tăng cao: Giá các loại nhiên liệu như giá điện tăng, giá xăng dầu tăng, ngoài ra
giá nhiều yếu tố đầu vào khác như hóa chất, thuốc nổ, tiền lương nhân công … cũng
đều tăng khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng giá điện và xăng
dầu vẫn còn tiếp tục tăng trong những tháng tới. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
khoáng sản, do nhiên liệu chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên rủi ro
tăng chi phí đầu vào-làm ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp là rất lớn.
Rủi ro chính sách thuế: mức thuế xuất khẩu xỉ Titan hiện nay là khá cao (10%), trong
khi thuế xuất khẩu quặng Titan thô chỉ có 5% gây khó khăn cho hoạt động các doanh
nghiệp sản xuất titan trong nước,
Rủi ro thể chế: Việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ
khoáng sản Titan hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thực trạng và giải pháp
chế biến sâu Titan. Mức thuế hiện nay áp dụng cho việc xuất khẩu đối với mặt hàng
Titan là khá cao (10%), gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Điều đáng nói
là hệ thống pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên không
tránh khỏi hiện tượng chính sách thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không thích ứng
15


kịp.
Rủi ro do phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam: Sự phát triển của
nền kinh tế thế giới, trong đó có cả Việt Nam, tạo ra sức cầu quan trọng đối với ngành
khoáng sản. Giá bán nhiều loại khoáng sản hiện cũng phụ thuộc vào mặt bằng giá thế

giới. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng nếu như nền kinh tế toàn cầu suy thoái, sức cầu
suy giảm sẽ dẫn đến giá bán nhiều loại khoáng sản giảm sút sẽ là những rủi ro rất lớn
mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt. Trong đó, chúng tôi muốn lưu ý đến
thị trường Trung Quốc– đối tác nhập khẩu đến 65% các loại quặng khoáng sản của
Việt Nam. Nếu như nền kinh tế Trung Quốc có biến động, hoặc chính sách của chính
phủ Trung Quốc đối với việc xuất nhập khẩu các mặt hàng này thay đổi thì ảnh hưởng
của nó đến đầu ra của ngành khoáng sản Việt Nam sẽ là không nhỏ.
Rủi ro về khai thác và thăm dò nguồn nguyên liệu: Một đặc thù của ngành khoáng sản
là trước khi khai thác một mỏ khoáng sản cần phải thực hiện thăm dò trữ lượng, chất
lượng của mỏ. Quá trình thăm dò tốn kém nhiều chi phí, nhiều thời gian (2-3 năm),
nhưng nếu kết quả thăm dò cho thấy trữ lượng mỏ nhỏ, hoặc điều kiện khai thác không
thuận lợi (mỏ nằm quá sâu)… khiến cho việc khai thác không thể thực hiện được vì lí
do kinh tế– kĩ thuật thì rủi ro chi phí chìm (sunk cost) sẽ là rất lớn. Ngoài ra, trong quá
trình khai thác, do hoạt động trong điều kiện ngoài trời, doanh nghiệp còn phải chịu
những rủi ro về thiên tai, lũ lụt, rủi ro xảy ra tai nạn lao động, rủi ro gây ô nhiễm môi
trường. Khả năng đánh giá chính xác về trữ lượng và chất lượng khoáng sản có thể
khai thác. Việc đánh giá không chính xác về địa chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Rủi ro lãi suất: SQC sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao trong khi các doanh nghiệp
cùng ngành chủ yếu dùng VCSH để tài trợ cho dự án. Đây sẽ là những rủi ro tăng chi
phí tài chính của doanh nghiệp đặc biệt trong môi trường lãi vay cao
2.

Phân tích định lượng
16


2.1

Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Năm 2010

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

-13%
135%
112%
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận -65%
802%
99%
Hs lợi nhuận ròng
7.0%
26.7%
25.1%
Năm 2010, doanh thu thuần của SQC giảm 13%, lợi nhuận giảm 65% so với cùng
kỳ năm trước. Điều này là do năm 2010 mặc dù dự án nhà máy xỉ Titan của công ty đã
chính thức đi vào hoạt động, sản xuất hơn 5000 tấn xỉ titan nhưng công ty vẫn chưa cho
xuất khẩu được thì thuế suất quá cao (18%), do đó công ty vẫn chưa có được doanh thu
và lợi nhuận từ sản phẩm chính này. Trong giai đoạn từ 2011-2012, SQC có tốc độ tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao. Năm 2011, doanh thu thuần và lợi nhuận tăng
135% và 802%. Năm 2012, các tỷ lệ này lần lượt là 112% và 99%. Quý 4/2012, nhà máy
sản xuất Titan của công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất làm tăng sản lượng hàng
bán nên làm doanh thu và lợi nhuận đều tăng.
Hệ số lợi nhuận ròng của công ty năm 2010-2012 đều tăng, năm 2011 là 26.7%,

năm 2012 là 25.1%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013, SQC đạt 263,16 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm tới
48% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của công ty là -6.3 tỷ đồng, giảm 108%
so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân dẫn tới việc doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh
là do công ty chịu ảnh hưởng kép của việc giảm giá bán các sản phẩm từ titan trên thị
trường thế giới và đồng thời các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất lại tăng cao do các
đợt tăng giá xăng dầu và điện.
2.2

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Năm

Năm

Năm

Tháng

Tháng

2010

2011

2012

09/2012

09/2013


HS thanh toán hiện hành

3.23

1.93

1.56

2.34

1.35

Hs thanh toán nhanh
Hs thanh toán tức thời

2.36
0.21

1.38
0.50

0.92
0.15

1.78
0.04

0.55
0.05


Chỉ tiêu

17


2.2.1. Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1 qua các năm điều này cho
thấy công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ số này
có xu hướng giảm dần từ 3.23 năm 2010 xuống còn 1.56 năm 2012, quý III/2013 là 1.35
giảm so với cùng kỳ năm trước, chỉ số này còn thấp hơn nhiều so với trung bình ngành là
4.2. Điều này cho thấy công ty đang giảm dần khả năng thanh toán ngắn hạn do giảm tài
sản lưu động nhưng lại có xu hướng tăng lên trong nợ ngắn hạn, dễ gặp rủi ro trong hoat
động kinh doanh.
2.2.2. Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số này trung bình ngành khai khoáng là 3.49, tuy nhiên đối với công ty, chỉ số
này cũng giảm dần qua các năm gần đây. Đến hết 09 tháng đầu năm 2013, chỉ số này chỉ
là 0.55 giảm 1.23 so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do việc tăng mạnh
trong hàng tồn kho tăng 65% so với cùng kỳ, giá bán xỉ titan trên thê giới giảm mạnh
cùng với chi phí đầu vào tăng cao làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.2.3. Chỉ số thanh toán tức thời
Với chỉ số thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp qua các năm là khá thấp, điều này
chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp với các khoản nợ hiện
hành của doanh nghiệp là không cao. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì công ty
sử dụng tiền phục vụ cho việc đầu tư vào các dự án, sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn
2.3

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động


Chỉ tiêu

Tháng

Tháng

09/2012

09/2013

125

63

194

33
180

42
177

33
388

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Số ngày phải thu

423

115

Số ngày phải trả
Số ngày hàng tồn kho

56
244

23
262

Số ngày phải thu của công ty năm 2012 là 125 ngày, tăng so với năm 2011. Các
khoản phải thu này chủ yếu là các khoản phải trả trước cho các đối tác nước ngoài là
197.3 tỷ đồng, chiếm đến 89.9% các khoản phải thu. Đến tháng 09/2013, số ngày phải

18


thu là 194 ngày, tăng 131 ngày so với cùng kỳ năm trước, trong đó các khoản trả trước
nước ngoài là 133.7 tỷ đồng, chiếm đến 95% các khoản phải thu
Số ngày phải trả của công ty năm 2011 giảm còn 23 ngày, nhưng sang năm 2012 lại
tăng lên 33 ngày tương đương với 09 tháng đầu năm 2013. Chỉ tiêu này là phù hợp với
ngành khai khoáng.
Số ngày hàng tồn kho của công ty là rất lớn, đến quý III/2013 chỉ tiêu này là 388
ngày, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Điều này cũng là do phản ánh sự khó khăn

của công ty trong năm 2013, khi mà giá bán sản phẩm giảm, chi phí đầu vào tăng cao làm
khả năng tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn.
2.4 Nhóm chỉ số cơ cấu nợ
Chỉ tiêu (%)

Năm 2010

Năm

Năm

Tháng

Tháng

2011

2012

09/2012

09/2013

Hs tổng nợ/Tổng Tài sản
Hs nợ ngắn hạn/Tổng nợ
Hs nợ dài hạn/ Tổng tài sản
Nợ dài hạn/VCSH (%)

8.2
82.42

1.44

20.3
82.60
3.53

19.6
91.57
1.66

18.3
88.95
2.02

19.4
95.36
0.90

1.57

4.42

2.06

2.48

1.12

Tông nợ/VCSH


8.95

25.42

24.44

22.39

24.09

Về mặt cơ cấu vốn, mức nợ vay của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tính đến hết quý
III/2013 đạt 24.09% nguồn VCSH, 1.12% Tổng tài sản trong đó là vốn vay dài hạn chiếm
tỷ trọng thấp còn lại là vốn vay ngắn hạn. Trong cơ cấu vốn vay, nợ ngắn hạn chiếm đến
95.36% tổng nợ, các khoản nợ dài hạn đều là các khoản vay bổ sung vốn từ các NHTM.
Chỉ sợ nợ/tổng tài sản và nợ/VCSH tăng qua các năm từ năm, tuy nhiên đây cũng
là một cơ cấu vốn vay phù hợp với các doanh nghiệp ngành khai khoáng, các doanh
nghiệp này cần một lượng vốn lớn để tài trợ cho các dự án lớn khai thác và sản xuất, chế
biến sâu Titan
2.5

Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011
19

Năm 2012


Tháng

Tháng

09/2012

09/2013


ROA (%)

0.74

5.39

9.53

8.29

-0.38

ROE (%)

0.8

6.8

11.9


10.2

-0.5

2.5.1

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ số này phản ánh các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài

sản). ROA của công ty tăng dần từ năm 2010-2012, từ 0.74 năm 2010 đến 5.39% năm
2011 và năm 2012 là 9.53% (trung bình ngành 2.05%). Điều này cho thấy công ty hoạt
động rất hiệu quả, thu lợi nhuận cao từ việc đầu tư tài sản. Tuy nhiên, đến quý III/2013,
ROA của công ty giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm trước xuống còn -0.38%. Lợi nhuận
sau thuế tính đến quý III/2013 của công ty là -6.3 tỷ đồng, do vậy việc đầu tư tài sản của
công ty là không hiệu quả.
2.5.2

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi

nhuận sau thuế. ROE qua các năm từ 2010-2012 theo xu hướng tăng điều này thể hiện
sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất tốt, từ 0.8% năm 2010 đã
tăng lên ngoạn mục 11.9% năm 2012, cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 3.04%.
Năm 2013 là một năm khó khăn chung với toàn ngành khai khoáng, riêng công ty ROE
đã giảm xuống đến mức âm 0.5%. Tuy nhiên, đây cũng là kết quả chung của các doanh
nghiệp khai khoáng trong năm 2013 này. Tính đến cuối tháng 10, trong số 25 doanh
nghiệp khoáng sản niêm yết trên sàn đã có 17 công ty công báo báo cáo tài chính quý III,
trong đó 80% giảm lãi, 20% còn lại có mức lỗ tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng
doanh thu và lợi nhuận toàn ngành giảm so với quý trước và hạ gần 3 lần so với cùng kỳ.
Nguyên nhân do giá titan Trung Quốc và thế giới giảm mạnh, ngành xây dựng của Trung

Quốc chững lại trong 2 năm qua, những hợp đồng bán titan với giá tốt đã hết. Ngoài ra,
các doanh nghiệp Việt đầu tư chi phí để xây dựng nhà máy xỉ tương đối lớn nhưng chưa
lấy lại vốn mà giá titan lại giảm khiến khó khăn tăng lên. Để sản xuất ra titan, giá điện
chiếm tới 28% giá thành, trong khi thời gian qua giá điện lại tiếp tục biến động ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành này.

20


Nhóm chỉ số tăng trưởng

2.6

Chỉ tiêu
EPS
BV
P/B
P/E

Năm 2010
90
11244
7.74
964.10

Năm

Năm

Tháng


Tháng

2011

2012

09/2012

09/2013

740
10946
7.66
113.44

1471
12395
6.45
54.33

1234
12159
6.58
64.82

0
12292
6.36
0.00


Giá trị sổ sách cổ phiếu của công ty khá đồng đều qua các năm, đến tháng 9/2013 là
12.292 đồng/cổ phiếu tương đương với cùng kỳ năm trước, giá trị này cũng nhỏ hơn rất
nhiều so với giá trị thị trường của SQC, điều này cho thấy công ty kinh doanh tốt, thu
nhập trên tài sản cao.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chỉ số này tăng rất mạnh qua các năm, từ năm 2010 chỉ là 90 thì sang năm 2011 là 740
và năm 2012 là 1471. Theo đó, chỉ số giá/ thu nhập P/E giảm dần, đến năm 2012 là
54.33. Xem xét một cách khách quan, SQC là doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn (do
đó sẽ có lợi thế về quy mô) với nhiều kế hoạch phát triển các sản phẩm hậu titan (kỳ
vọng mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận lớn nếu thực hiện được) và các dự án khu
công nghiệp vốn là thế mạnh của những thành viên Tập đoàn SGI. Tuy nhiên, ở mức giá
cổ phiếu SQC hiện tại với triển vọng lợi nhuận nêu trên, cổ phiếu SQC đang được thị
trường định giá quá cao (so với trung bình ngành 25.84), dễ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn
cho các nhà đầu tư.
3. Xác định đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu SQC

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Tháng

2010

2011


2012

03/2013

87,000

83,900

79,900

79,800

Tháng
06/201
3

Tháng
09/2013

Giá thị trường cổ phiếu
(thời điểm cuối kỳ)

78,200

78,200

Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Với
những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch
21



giữa mua và bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức
được chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ.
Dựa vào bảng giá cổ phiếu SQC ta nhận thấy mức giá cổ phiếu khá ổn định từ
năm 2012 trở lại gần đây. Đến tháng 09/2013, mức giá thị trường SQC vẫn giữ ở mức
78,200 đồng/CP- một mức giá cao gấp hơn 6 lần giá trị sổ sách. SQC đang là cổ phiếu
không hấp dẫn được nhà đầu tư cũng như giới đầu cơ khi cổ phiếu này có giao dịch trầm
lắng trên sàn, hầu như không xảy ra giao dịch, không có cổ phiếu nào được chuyển
nhượng và biến động giá năm 2013
Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của công ty, hiện nay cổ phiếu SQC có tính
thanh khoản rất thấp, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty sụt giảm, khả năng
thanh khoản thấp, ROA và ROE đều không hiệu quả, giá cổ phiếu đang được thị trường
đánh giá quá cao, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do giá bán
thành phẩm bị sụt giảm, còn giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, công ty còn đang tạm
ngưng hoạt động sản xuất tại nhà máy xỉ titan Mỹ Thành do thiếu hụt nguyên liệu quặng
thô cho sản xuất.
Căn cứ theo các chỉ tiêu tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty, khuyến cáo đầu tư được đưa ra là: trong ngắn hạn KHÔNG nên đầu tư vào cổ
phiếu SQC.
Trong dài hạn với mức kỳ vọng mức chi trả cổ tức cao đồng thời giá cổ phiếu
trong dài hạn sẽ tăng trưởng, tính thanh khoản cao thì các nhà đầu tư nên cân nhắc đầu tư
vào cổ phiếu này.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Trần Trung Dũng, Slide bài giảng Phân tích tài chính
2. Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011, Quý 3/2012, Quý 3/2013 - công ty cổ

phần Khoáng sản Sài Gòn- Quy Nhơn
3. Website công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn- Quy Nhơn:
4. Website Công ty chứng khoán Tân Việt: />5. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68: />6. Website
7. Website
8. Website
9. Website
23


10. Website www.bvsc.com.vn
11. Website www.hnx.vn
12. Website

24



×