Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tín dụng ngân hàng và vai trò của bảo đảm tiền vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.39 KB, 12 trang )

1

MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................................................................... 1
Lời mở đầu................................................................................................................................................... 2
1.
Khái quát về bảo đảm tiền vay............................................................................................... 3
1.1.
Tín dụng ngân hàng và vai trò của bảo đảm tiền vay.................................................3
1.2.
Các biện pháp áp dụng trong bảo đảm tiền vay.............................................................4
1.3.
Điều kiện của tài sản dùng để bảo đảm.............................................................................4
2.
Một số biện pháp bảo đảm tiền vay trong tín dụng ngân hàng...............................6
2.1.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố...............................................................................6
2.1.1. Khái niệm về cầm cố.................................................................................................................... 6
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ cầm cố.........................................................6
2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp.............................................................................7
2.2.1. Khái niệm về thế chấp................................................................................................................. 7
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp.............................................8
2.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh.................................................................9
2.3.1. Khái niệm về bảo lãnh.............................................................................................................. 10
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh..........................................11
2.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay..............................................12
2.4.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay........................12
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên............................................................................................13
3.
Hợp đồng bảy đảm tiền vay...................................................................................................14
3.1. Khái niệm về hợp đồng bảo đảm tiền vay........................................................................14


3.2. Thẩm định tài sản dùng bảo đảm.......................................................................................14
3.3. Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay.............................................................................14
4.
Xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.....................................................15
5.
Kết luận........................................................................................................................................... 16
Danh mục tài kiệu tham khảo........................................................................................................... 17


2

Lời mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn của các tổ chức, cá
nhân ngày càng tăng lên và hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng qua đó ngày càng được
mở rộng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro rất lớn đó là
việc không thể thu hồi lại nguồn vốn cho vay từ khách hàng.
Để giảm thiểu các rủi ro, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, tạo sự tin
tưởng giữa người cho vay và người đi vay, vấn đề bảo đảm tiền vay là giải pháp cho các
ngân hàng. Vậy bảo đảm tiền vay là gì? Các đặc điểm và hình thức của bảo đảm tiền vay
như thế nào?
Trong khuôn khổ môn học Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, bài tiểu luận sẽ đi
vào tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Với đặc điểm
của ngành học nên nội dung của tiểu luận sẽ không đề cập đến những công việc quy trình
cụ thể mà các ngân hàng sẽ tiến hành trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay mà
sẽ đi sâu vào những quy định của Pháp luật liên quan đến vấn đề này, về quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng.
Bài tiểu luận gồm có các phần:
1. Khái quát về bảo đảm tiền vay
2. Một số biện pháp bảo đảm tiền vay
3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay

4. Xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sai xót và hạn chế, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của giảng viên!


3

1.

Khỏi quỏt v bo m tin vay

1.1. Tớn dng ngõn hng v vai trũ ca bo m tin vay
Tớn dng ngõn hng l quan h chuyn nhng quyn s dng vn t ngõn hng
cho khỏch hng trong mt thi hn nht nh vi mt khon chi phớ nht nh. Tớn dng
ngõn hng gi mt vai trũ rt quan trng trong nn kinh t v i vi ngõn hng thỡ tớn
dng l nghip v ch yu v õy l nghip v quyt nh s tn ti v phỏt trin ca
ngõn hng.
Tớn dng ngõn hng cú th phõn chia thnh nhiu loi khỏc nhau tựy theo nhng
tiờu chớ phõn loi khỏc nhau nh da vo mc ớch ca tớn dng thỡ cú cho vay phc v
sn xut kinh doanh, cho vay tiờu dựng cỏ nhõn, cho vay mua bỏn bt ng sn, cho vay
kinh doanh xut nhp khu; da vo thi hn tớn dng thỡ cú cho vay ngn hn, cho vay
trung hn v cho vay di hn; da vo mc tớn nhim ca khỏch hng thỡ cú cho vay
khụng cú bo m v cho vay cú bo m; da vo phng thc cho vay cú cho vay theo
mún vay, cho vay theo hn mc tớn dng, cho vay theo hn mc thu chi
Trong hot ng tớn dng, ngõn hng thu c li nhun t nhng khon chi phớ
m khỏch hng phi tr nu mun vay tin tuy nhiờn h cng phi i mt vi nhiu ri
ro trong vic thu hi li ngun vn ca mỡnh. Mc dự trc khi cho vay cỏc ngõn hng
u phi thc hin y cỏc bc trong quy trỡnh tớn dng ca mỡnh vi nhng cụng
vic bt buc phi lm nh thu thp thụng tin v cỏc mt ti chớnh cng nh phi ti chớnh
ca bờn i vay, phõn tớch v thm nh cỏc thụng tin ỏnh giỏ hiu qu s dng ngun

vn cng nh kh nng thu hi n. Tuy nhiờn cỏc bin phỏp trờn vn cha th no loi b
hon ton cỏc ri ro tớn dng. Chớnh vỡ vy bo m tin vay c s dng nh l mt
trong nhng bin phỏp nhm tng cng kh nng thu hi n v gim thiu ri ro tớn
dng cho cỏc ngõn hng. Mc ớch ca bo m tin vay l: Nhằm nâng cao trách nhiệm
thực hiện cam kết trả nợ của Bên vay; Nhằm phòng ngừa rủi ro khi phơng án trả nợ dự
kiến của Bên vay không thực hiện đợc, hoặc xảy ra các rủi ro không lờng trớc; Nhằm
phòng ngừa gian lận.
Bo m tin vay trong hot ng tớn dng ti Vit Nam trc õy c quy nh
trong rt nhiu vn bn v chớnh vỡ cựng lỳc cú nhiu vn bn iu chnh ó gõy ra khú
khn cho cỏc bờn tham gia vo hp ng tớn dng trong vic ỏp dng cỏc quy nh. Cựng
vi B lut dõn s 2005 ra i, vic Chớnh ph ban hnh Ngh nh 163/2006/N-CP v
giao dch bo m cú hiu lc k t ngy 27 thỏng 01 nm 2007 ó giỳp cho cỏc quy
nh v bo m thc hin ngha v dõn s, trong ú cú bo m tin vay tr nờn tp
trung, thng nht, khc phc c nhng hn ch trc õy do cựng mt lỳc cú nhiu
vn bn quy nh v cựng mt vn , giỳp ngõn hng v khỏch hng d dng hn trong
vic thc hin giao dch.
1.2.

Cỏc bin phỏp ỏp dng trong bo m tin vay
Theo b lut dõn s 2005 v ngh nh 163/2006/N-CP v giao dch bo m
quy nh cỏc bin phỏp bo m thc hin ngha v dõn s bao gm: Cm c ti sn, th
chp ti sn, t cc, ký cc, ký qu, bo lónh, tớn chp. õy l nhng bin phỏp bo
m thc hin ngha v trong mi giao dch v dõn s ni chung, nhng trong hot ng
ngõn hng, cỏc bin phỏp bo m tin vay m ngõn hng ỏp dng ú l cm c ti sn,
th chp ti sn, bo lónh, tớn chp, cỏc bin phỏp bo m thc hin ngha v cũn li l
khụng khụng phự hp.
Nh vy ngõn hng cú th ỏp dng rt nhiu cỏc bin phỏp khỏc nhau trong bo
m tin vay. Tuy nhiờn, vic ỏp dng bin phỏp no i vi mi khon vay li ph thuc



4

vào các yếu tố như việc đánh giá rủi ro đối với khoản vay và đánh giá tài sản bảo đảm,
khả năng trả nợ của khách hàng... Tất cả các biện pháp bảo đảm đều có ý nghĩa nếu nó
dẫn đến hệ quả là khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
1.3. Điều kiện của tài sản dùng để bảo đảm
Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hình thức bảo đảm giúp cho ngân hàng tránh
được rủi ro mất hoàn toàn vốn, đồng thời đem lại cho ngân hàng quyền ưu tiên khi phát
mại tài sản so với các chủ nợ khác của khách hàng nếu khách hàng vay không có khả
năng trả được các khoản nợ đã vay chính vì vậy tài sản dùng để bảo đảm phải đáp ứng
được một số điều kiện nhất định. Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được
phép giao dịch mà có khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm.
Trên thực tế để đảm bảo tiền vay có hiệu quả thì phải đáp ứng được các điều kiện như:
• Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: bảo đảm tiền vay không chỉ là
nguồn thu nợ của ngân hàng khi người đi vay vi phạm nghĩa vụ mà còn có ý nghĩa hối
thúc người đi vay phải trợ nợ. Nhưng nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm
thì người đi vay dễ có động cơ không trả nợ vay. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn
gốc, lãi (kể các lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lãi
và các lọai phí không thuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ. Do đó việc yêu
cầu giá trị của bảo đảm phải thích hợp là cần thiết để khách hàng có trách nhiệm hơn
trong nghĩa vụ trả nợ.
• Tài sản đảm bảo phải có sẵn giá trị và thị trường tiêu thụ. Mức độ thanh khoản của tài sản
có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Tài sản có độ thanh khoản cao sẽ mất ít chi phí
khi xử lý hơn và có thể thu hồi được vốn nhanh hơn, do đó dễ dàng được ngân hàng chấp
nhận làm đảm bảo. Ngược lại mức độ thanh khỏan thấp tức tài sản khó bán, khả năng thu
hồi vốn thấp sẽ khó được ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo vay vốn. Tài sản có mức độ
thanh khoản trung bình có thể được ngân hàng chấp nhận nhưng phải tính đến chi phí do
kéo dài thời gian xử lý.
• Tài sản bảo đảm phải có đầy đủ cơ sơ pháp lý để ngân hàng có quyền xử lý tài sản dùng

để bảo đảm có nghĩa là tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người
bão lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sở pháp lý để
ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sản khi người đi vay không
thanh toán đúng hạn.
Theo các quy định trước đây, tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh được dùng
để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện:
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh; được
phép giao dịch; không có tranh chấp và phải mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền
vay đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm. Thực tế, để xác định được
tài sản dùng bảo đảm có đáp ứng được các điều kiện trên hay không là rất khó. Nghị định
số 163/2006/NĐ-CP ban hành đã không quy định việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo
đảm và tài sản không có tranh chấp là điều kiện bắt buộc của tài sản bảo đảm mà tài sản
được dùng để cầm cố, thế chấp để bảo đảm tiền vay chỉ cần là tài sản thuộc quyền sở hữu
của bên có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba và được phép giao dịch. Tuy nhiên, tùy từng trường


5

hợp cụ thể, các bên vẫn có thể thỏa thuận áp dụng các điều kiện trên trong giao dịch bảo
đảm, miễn sao điều kiện đó có tính khả thi, thực hiện được trên thực tế và bảo đảm an
toàn vốn vay cho ngân hàng, không làm ảnh hưởng đến cơ hội sản xuất, kinh doanh của
khách hàng.
2.

Một số biện pháp bảo đảm tiền vay trong tín dụng của ngân hàng

2.1.

Bảo đảm bằng tài sản cầm cố


2.1.1. Khái niệm về cầm cố
Theo điều 326 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: “cầm cố là việc một bên (sau đây
gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Trong quan hệ tín dụng ngân
hàng, cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình giao cho tổ chức tín dụng (bên cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả
nợ.
Trong cầm cố thì bên cầm cố phải thực hiện việc giao tài sản của mình cho bên
nhận cầm cố, chính vì đặc điểm này mà tài sản dùng để cầm chỉ là động sản. Động sản
dùng để cầm cố có thể là tài sản có đăng kí hoặc không có đăng kí quyền sở hữu, các loại
tài sản như máy móc, xe cộ, hàng hóa, vàng bạc và các tài sản hữu hình khác; Tiền trên
tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ; Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương
phiếu; Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụ trái
và các quyền phát sinh từ các tài sản khác; Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố
Các quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố trong quan hệ cầm cố
tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (từ điều 330 đến điều 333) và trong
Nghị định 163/2006/NĐ-CP (từ điều 16 đến điều 19), cụ thể như sau:
• Về phía khách hàng:
Quyền của khách hàng vay vốn: Yêu cầu ngân hàng (bên nhận cầm cố) đình chỉ
việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị
hoặc giảm sút giá trị; Được bán tài sản cầm cố nếu được ngân hàng đồng ý; Được thay
thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận với ngân hàng; Yêu cầu ngân
hàng trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; Yêu cầu
bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
Nghĩa vụ của khách hàng vay vốn: Giao tài sản cầm cố cho ngân hàng theo đúng
thỏa thuận; Báo cho ngân hàng về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố nếu có,
trong trường hợp không thông báo thì ngân hàng có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ
ba đối với tài sản cầm cố; Thanh toán cho ngân hàng biết chi phí hợp lý để bảo quản, giữ

gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
• Về phía ngân hàng:
Quyền của ngân hàng: Được yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài
sản cầm cố trả lại tài sản đó; Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi,


6

lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu các bên có thỏa thuận;Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo
phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; Ngân
hàng được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho khách
hàng vay.
Nghĩa vụ của ngân hàng: Bảo quản giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất hoặc hư
hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố; Không được bán, trao
đổi tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ khác; Không được khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý; Trả lại tài sản cầm cố cho khách
hàng vay khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
2.2.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp

2.2.1. Khái niệm về thế chấp
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của
mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay. Bảo đảm tiền vay
bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay là một biện pháp bảo đảm tiền vay mà các ngân
hàng thường áp dụng. Theo quy định của điều 342, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Thế chấp
tài sản là viêc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài
sản đó cho bên nhận thế chấp”.

Tài sản dùng thế chấp thông thường là bất động sản hoặc giá trị quyền sử dụng
đất. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ
thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp do
khách hàng vay giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay chỉ đươc áp dụng đối
với nghĩa vụ hợp đồng mà cụ thể đó là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay theo hợp đồng
tín dụng giữa họ với ngân hàng. Vì vậy, có thể nói bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp
của khách hàng vay là hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh hợp đồng chính là hợp đồng tín
dụng để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp
Nội dung của quan hệ thế chấp để bảo đảm tiền vay được quy định trong các điều
từ điều 348 đến điều 351 Bộ luật dân sự 2005 và từ điều 20 đến điều 28 trong Nghị đinh
163/2006/NĐ-CP,cụ thể như sau:
• Về phía khách hàng (bên thế chấp):
a.Trường hợp tài sản thế chấp do khách hàng nắm giữ:
Nghĩa vụ của khách hàng : Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho ngân hàng; Bảo
quản giữ gìn tài sản thế chấp; Áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh sự gây thiệt hại,
làm giảm giá trị tài sản bảo đảm; Thông báo cho ngân hàng về quyền của người thứ ba
đối với tài sản thế chấp nếu có. Trong trường hợp không thông báo, thì ngân hàng có
quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp
đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp; Không được bán,
trao đổi tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc được
bên nhận thế chấp đồng ý.
Nếu không có thỏa thuận khác, bên thế chấp có quyền : Được khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản
thế chấp theo thỏa thuận; Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; Được bán,


7


thay thế tài sản thế chấp nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất
kinh doanh; Được bán trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân
chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu được TCTD đồng ý; Được cho thuê,
mượn tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê mượn biết về việc tài sản cho thuê,
mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho TCTD biết; Nhận lại tài sản thế
chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được
thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
b.Trường hợp người thứ ba là bên giữ tài sản thế chấp:
Bên thứ ba có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính
mình, nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì phải bồi thường. Đồng thời người thứ
ba giữ tài sản thế chấp được hưởng chi phí giữ tài sản thế chấp; được hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản thế chấp và một số quyền khác như trường hợp khách hàng vay giữ tài sản
thế chấp nếu các bên có thỏa thuận.
• Về phía ngân hàng:
Quyền của ngân hàng nhận thế chấp : Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế
chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng khai thác tài sản
thế chấp; Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản
trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai
thác, sử dụng; Yêu cầu bên thế chấp (khách hàng vay) hoặc người thứ ba giữ tài sản thế
chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Giám sát, kiểm tra
quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong
tương lai; Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định và được ưu tiên thanh toán; nếu
tài sản thế chấp đang được bên thế chấp cho bên thứ ba thuê, mượn thì ngân hàng có
quyền yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản
thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;
Nghĩa vụ của ngân hàng : Trong trừờng hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp
giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp
(khách hàng vay) giấy tờ về tài sản thế chấp; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký trong các trường hợp nghĩa vụ bảo đảm chấm
dứt theo quy định.
2.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh
Trong nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản
bảo đảm nên họ khó có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Lúc này nhờ
có biện pháp bảo lãnh sẽ tạo cơ hội tín dụng cho người có nhu cầu vay vốn. Nếu bên
khách hàng có nhu cầu vay vốn tìm được cho mình người bảo lãnh có đủ năng lực thực
hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh và nếu đựợc ngân hàng chấp nhận thì sẽ được vay vốn
và về phía ngân hàng an toàn tín dụng vẫn bảo đảm khi cho vay.


8

2.3.1. Khái niệm về bảo lãnh
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau
đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ” (Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005). Bảo lãnh thực chất cũng là một loại hợp đồng
cụ thể mà đối tượng trước hết của nó là sự cam kết bằng uy tín để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là khi nhận bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng rất quan tâm
đến nhân thân người bảo lãnh cũng như khả năng tài sản của người bảo lãnh, vì trong
trường hợp nghĩa vụ tài sản không được người được bảo lãnh thực hiện, thực hiện không
đúng, người bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay bằng tài sản của mình. Bảo lãnh có thể chia
thành hai loại chính:
• Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay về việc
sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay
nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa
vụ trả nợ;
• Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội là biện pháp bảo đảm tiền

vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể
chính trị-xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.






Như vậy bản chất của bảo lãnh trong hoạt động tín dụng ngân hàng chính là việc bên bảo
lãnh dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách
hàng vay cho ngân hàng trong các trường hợp:
Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do
vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các
bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định.
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh

Các bên tham gia vào quan hệ bảo lãnh bao gồm: Bên bảo lãnh là các tổ chức cá
nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức tín
dụng, Bên được bảo lãnh là khách hàng vay vốn.
Trong bảo lãnh tồn tại hai quan hệ, đó là quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận
bảo lãnh và quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Trong đó, bên được bảo
lãnh không phải là bên đóng vai trò thiết lập hợp đồng bảo lãnh mà là bên hưởng lợi từ
hợp đồng bảo lãnh. Do vậy, khi xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
bảo lãnh, thực chất chúng ta chỉ đề cập tới quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể: bên nhận
bảo lãnh và bên bảo lãnh.

• Về phía bên bảo lãnh (bên thứ ba):
Quyền của bên bảo lãnh: Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì có các quyền như của khách hàng vay khi cầm cố,
thế chấp tài sản; Bên bảo lãnh có quyền phản đối việc tổ chức tín dụng cho vay yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng khi nghĩa vụ chưa đến hạn; Bên bảo lãnh


9

có quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu bên nhận bảo lãnh (TCTD cho vay) có
thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh:Trả nợ thay cho khách hàng vay như đã cam kết, nếu
đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;
Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh thì có các nghĩa vụ khác như nghĩa vụ của khách hàng vay khi cầm cố, thế chấp
tài sản.
• Về phía nhận bảo lãnh:
Quyền của bên nhận bảo lãnh (ngân hàng): Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho
khách hàng như đã cam kết, nếu đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ; Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản
để bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì có các quyền như của ngân hàng khi nhận cầm cố,
thế chấp tài sản.
Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh: Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố thế chấp
tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng nhận bảo lãnh có các nghĩa
vụ như nghĩa vụ khi cầm cố thế chấp tài sản.
2.4.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay

2.4.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng khách hàng vay vốn có thể dùng tài sản đã có
thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay. Bên cạnh đó khách hàng vay
cũng có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho khoản vay, nói cách
khác trong trường hợp này tài sản thế chấp được hình thành từ việc sử dụng khoản tiền
vay và hợp đồng thế chấp được ký khi tài sản đã hình thành.
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị của tài sản
được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay
bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn
vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Tài
sản hình thành từ vốn vay phải đáp ứng được các điều kiện sau mới có thể dùng làm bảo
đảm tiền vay: phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng; xác định
được giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là
vật tư hàng hóa, thì ngoài việc có đủ các điều kiện này, ngân hàng phải có khả năng quản
lý, giám sát tài sản bảo đảm.
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay chính là môt biện pháp bảo đảm mà
ngân hàng áp dụng trong hoạt động ngân hàng ở một số trường hợp cụ thể. Theo đó
khách hàng vay vốn dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ,
trên cơ sở cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản
hình thành từ vốn vay được hình thành từ vốn vay được áp dụng trong trong các trường
hợp:
- Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho
vay đối với khách hàng và đối tượng vay
- Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay
đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để
trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài
sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.


10


2.4.2. Quyền và nghĩa vụ các bên


Về phía khách hàng:

Đối với bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì bên bảo đảm có
quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trừ trường hợp hoa lợi,
lợi tức cũng thuộc tài sản bảo đảm tiền vay; được cho thuê, cho mượn tài sản.
Cùng với đó bên bảo đảm phải thực hiện các công việc như: Thông báo cho ngân
hàng về quá trình hình thành và tình trạng tài sản bảo đảm, tạo điều kiện để ngân hàng
kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay; Đối với tài sản bảo đảm tiền vay mà pháp luật quy định
đăng ký quyền sở hữu thì trước khi đưa vào sử dụng phải đăng ký quyền sở hữu tài sản
và giao cho ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu tài sản đó; Không được
bán, chuyển nhượng, tặng, cho, góp vốn liên doanh hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn
vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác khi chưa trả hết nợ tổ chức tín dụng, trừ trường
hợp được tổ chức tín dụng đồng ý cho bán để trả nợ cho chính khoản vay được bảo đảm;
Phải giao cho ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất mà tài sản là bất
động sản sẽ được hình thành khi ký kết hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn
vay.
• Về phía ngân hàng:
Đối với ngân hàng nhận bảo đảm thì có có các quyền : Yêu cầu khách hàng vay
thông báo tiến độ hình thành tài sản bảo đảm và sự thay đổi của tài sản bảo đảm tiền vay;
Tiến hành kiểm tra và yêu cầu khách hàng vay cung cấp các thông tin để kiểm tra, giám
sát tài sản hình thành từ vốn vay; Thu hồi nợ vay trước hạn nếu phát hiện vốn vay không
được sử dụng để hình thành tài sản như đã cam kết; Xử lý tài sản hình thành từ vốn vay
để thu nợ khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả
nợ.
Ngân hàng có nghĩa vụ : Thẩm định hoặc kiểm tra để đảm bảo khách hàng vay và
tài sản hình thành từ vốn vay được dùng làm bảo đảm tiền vay đáp ứng các điều kiện quy

định trên; Trả lại cho khách hàng vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có) sau khi khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
3.
3.1.

Hợp đồng bảo đảm tiền vay

Khái niệm về hợp đồng bảo đảm tiền vay
Hợp đồng bảo đảm tiền vay chính là văn bản thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa
ngân hàng và người đi vay trong đó ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên. Đây chính là cơ
sở để thực hiện việc cho vay, quản lý và sử dụng khoản vay, tài sản bảo đảm, phương
thức thu hồi nợ, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức giải quyết tranh chấp
(nếu có).
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bao gồm những loại như: hợp đồng thế chấp tài sản;
hợp đồng cầm cố tài sản; hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay; hợp
đồng bảo lãnh bằng tài sản (không gắn liền với quyền sử dụng đất); văn bản bảo lãnh
bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể bằng tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ
gia đình nghèo vay vốn; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
hợp đồng cho bên thứ ba cầm cố thế chấp.
3.2. Thẩm định tài sản dùng bảo đảm
Để đảm bảo an toàn cho hợp đồng thì ngân hàng cần thẩm định được tài sản bảo
đảm đầu tiên là các thông tin cơ bản về tài sản như loại tài sản, số lượng, diện tích, đặc


11

điểm kỹ thuật, giá trị tài sản... Đây là những thông tin được cung cấp bởi khách hàng vay
vốn và quá trình thu thập thông tin của nhân viên tín dụng. Nội dung quan trọng nhất
trong việc thẩm định là xác định các giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng, quản
lý tài sản có hợp pháp; xác định giá trị của tài sản dùng bảo đảm; kiểm tra xem đó có phải

là những tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp hay không.
3.3. Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay
Trên cơ sở kết quả của quá trình kiểm tra, thẩm định các thông tin về khách hàng
vay vốn và tài sản bảo đảm, ngân hàng và khách hàng cùng nhau thoả thuận soạn thảo
hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay gồm các nội dung chủ yếu như:
Phạm vi bảo đảm (số tiền nợ gốc, lãi vay, các khoản phí...); Đối tượng tài sản dùng làm
bảo đảm (đặc điểm, giá trị ...); Hình thức bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,
bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay); Bên giữ tài sản và giấy tờ về tài sản; Quyền
và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm; Các trường hợp xử lý tài sản bảo
đảm; Phương thức xử lý tài sản bảo đảm; Giải quyết tranh chấp phát sinh; Những thoả
thuận khác; Hiệu lực của hợp đồng.
4.

Xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra
Trong hoạt động tín dụng, việc thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm tiền

vay của khách hàng để thu hồi nợ được gọi chung là xử lý tài sản bảo đảm. Các trường
hợp mà ngân hàng cho vay có thể tiến hành thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo
đảm nhằm thu hồi khoản nợ là khi: đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên đi vay không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trong quan hệ tín dụng ngân hàng , nghĩa vụ
được bảo đảm bao gồm nghĩa vụ trả nợ vay khi đến hạn, nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng
mục đích của khách hàng, nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc sử dụng vốn của khách
hàng và nghĩa vụ thực hiện các cam kết khác. Vì vậy, trong bảo đảm tiền vay thì thời
điểm phát sinh xử lý tài sản bảo đảm sẽ xảy ra khi đến hạn trả nợ hoặc khi khách hàng
vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ hoặc khi khách hàng vay vi phạm các cam kết khác về việc
sử dụng vốn với ngân hàng thì việc xử lý tài sản không cần phải đợi đến thời điểm khoản
nợ đến hạn trả nợ. Ngoài ra bên đi vay cũng phải phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
khi pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ khác, các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay dựa trên nguyên tắc: thỏa thuận, công khai,

khách quan, kịp thời, tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Nguyên tắc thoả thuận là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xử lý
tài sản bảo đảm tiền vay; nguyên tắc đảm bảo công khai, khách quan trong xử lý tài sản
bảo đảm vừa bảo vệ lợi ích của bên bảo đảm có tài sản bị đưa ra xử lý đồng thời bảo đảm
sự cân bằng giữa quyền của bên cho vay và bên bảo đảm; nguyên tắc tôn trọng và bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay là mục tiêu
mà pháp luật hướng tới. Và cuối cùng là nguyên tắc việc xử lý tài sản bảo đảm phải kịp
thời, nhanh chóng; đây là nguyên tắc rất cần thiết trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền


12

vay, nếu được tuân thủ sẽ hạn chế được thiệt hại trong trường hợp tài sản bảo đảm xuống
cấp, mất giá...
Khi xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận thì có các phương thức như: bán tài sản
bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện
nghĩa vụ của bên bảo đảm. trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ thì bên nhận bảo đảm
sẽ nhận tiền hoặc tài sản khác tiền người thứ ba.
5.

Kết luận

Ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, có khả năng tác động rất lớn đến sự ổn
định của cả nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của
rất nhiều loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Chính vì vậy việc đảm bảo cho an toàn
của ngân hàng trước những rủi ro trong hoạt động tín dụng là đặc biệt quan trọng.
Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi và giải pháp hiện nay cho các ngân hàng là sử
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Để đảm bảo hoạt động tín dụng có thể thực hiện
vai trò cung cấp vốn phục vụ nhu cầu của nền kinh tế dễ dàng và nhanh chóng, đạt hiệu
quả cao thì cơ chế về bảo đảm tiền vay trong các quy định của pháp luật cũng như trong

quy trình cho vay của các ngân hàng tại Việt Nam cần phải được hoàn thiện và phù hợp
với thực tiễn nhiều hơn nữa.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Dân sự 2005
2. Luật các tổ chức tín dụng
3. Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
4. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Ts.Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống
kê, 2008.
5. Bài viết: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại, một số nhận định nhìn từ góc độ pháp lý đến thực tiễn;
Ths.Nguyễn Thùy Trang-Cty công nghiệp hóa chất dầu mỏ-TKV; posted on
19/01/2011 by Civillawinfor.
6. Sổ tay tín dụng của NHNN & PTNT Việt Nam, xuất bản năm 2004.
Và một số tài liệu khác.



×