Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng và giảipháp hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 50 trang )

Báo cáo thực tập giáo trình

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân
đang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa cũng ngày càng đa dạng và phong
phú với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả
các nhu cầu mua sắm cho mình. Nắm bắt được thực tế đó, Ngân hàng Thương mại
cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước
khi có khả năng thanh toán. Và chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này
ra đời, số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng tăng lên, không ngừng tạo ra nguồn
thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế cũng tham gia
vào lĩnh vực này và đã phát triển một số sản phẩm cho vay tiêu dùng như: cho vay
mua nhà , cho vay mua xe ô tô, cho vay cán bộ công nhân viên chức không có tài
sản đảm bảo… Trải qua một quá trình triển khai và rút kinh nghiệm, Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế đã thu được những kết quả khả
quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để mở
rộng hoạt động cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả nhằm hướng tới
mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng có uy tín trong việc cung
ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng không phải là điều đơn giản. Những năm qua,
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
(Vietcombank Huế) luôn tự hào là chi nhánh xuất sắc về tất cả các hoạt động huy
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

1


Báo cáo thực tập giáo trình


động vốn, hoạt động tín dụng và đóng góp lợi nhuận cao cho hệ thống. Trong hoạt
động tín dụng của Ngân hàng ngoại thương thì cho vay tiêu dùng là hoạt động
được chú trọng phát triển và đóng góp ngày càng lớn vào kết quả kinh doanh của
Ngân hàng.
Trong thời gian tới, Vietcombank Huế sẽ gặp nhiều thách thức từ sự cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn cũng như ngân hàng
nước ngoài, đặc biệt là về ngân hàng bán lẻ. Trong đó, cho vay tiêu dùng chứa
đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức nhất đối với mỗi ngân hàng thương mại.
Trong điều kiện đó, Vietcombank Huế phải có một chiến lược cho vay tiêu dùng
có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương chi nhánh Huế ” làm báo cáo thực tập giáo trình của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Huế.
- Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.
- Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

2


Báo cáo thực tập giáo trình

3. Đối tượng nghiên cứu
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về không gian
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.
4.2. Về thời gian
Số liệu liên quan đến đề tài của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2007 - 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung
- Phương pháp duy vật biện chứng
Nghiên cứu sự phát triển của các nguồn lực kinh tế của Ngân hàng trong trạng
thái động và có mối quan hệ mật thiết với nhau, có quan hệ tác động qua lại và
ràng buộc lẫn nhau chứ không đơn lẻ và biệt lập.
- Phương pháp duy vật lịch sử
Nghiên cứu sự phát triển của các nguồn lực kinh tế của Ngân hàng theo thời
gian biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập số liệu
Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập qua phòng tổng hợp, phòng khách hàng,
phòng kế toán của Vietcombank Huế.

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

3


Báo cáo thực tập giáo trình
Đối với số liệu sơ cấp: Báo cáo chủ yếu dựa vào số liệu trong các tài liệu đã

được công bố.
- Phương pháp so sánh
Dựa vào số liệu có sẵn để tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu biến động qua
từng năm nhằm phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của Vietcombank Huế.

-Phương pháp thống kê
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh số thu nợ, doanh số cho vay, nợ quá hạn,
nợ xấu...được lấy từ bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng báo cáo kết quả
kinh doanh...Ngoài ra, còn tham khảo thêm các thông tin in trên các tạp chí sách
báo có liên quan đến Ngân hàng để sử dụng phương pháp thống kê để lập các bảng
phân phân tích.
- Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp này sẽ cho ta thấy tốc độ tăng giảm của từng chi tiêu qua các
năm là ít hay nhiều từ đó có thể đánh giá được tình hình thực tế của Ngân hàng là
tốt hay xấu từ đó có thể dự báo cho năm tiếp theo.
- Phương pháp quan sát
Tiến hành trong thời gian thực tập ở Ngân hàng, quan sát cách làm việc của
nhân viên, thái độ của nhân viên...nhằm thu thập thêm dẫn chứng, số liệu cho bài
làm thêm phong phú.
6.Kết cấu các chương
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài còn có 3 chương

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

4


Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 1: Giới thiệu khái quát về chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương chi nhánh

CHƯƠNG 2: Thực trạng và giải pháp hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế
CHƯƠNG 3: Giải pháp nhằm nhằm tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương chi nhánh Huế.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế tiền
thân là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế được thành lập theo
quyết định số 68-QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Trụ sở
chính đóng tại số 78 đường Hùng Vương thành phố Huế.
Ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 421/QĐ-TCCB-ĐT của Hội đồng
quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi chi nhánh NHNT chi
nhánh Huế thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

5


Báo cáo thực tập giáo trình
nhánh Huế. Tên Tiếng anh là “joint stock commercial Bank for foreign and trade
of Vietnam –Hue branch”. Tên giao dịch là Vietcombank Huế.
Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất
lớn, không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Vietcombank Huế đã chủ động mở
rộng hoạt động đến các thị trường lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị... Ngày

06/10/2001 khai trương chi nhánh cấp 2 Quảng Bình (nay là chi nhánh cấp 1) trực
thuộc chi nhánh Huế để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch. Từ
những bước chập chững ban đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống
Vietcombank, Vietcombank Huế đã đổi mới công nghệ Ngân hàng hiện đại, đã có
mạng lưới giao dịch với hơn 1000 Ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia trên thế giới,
Vietcombank Huế đã từng bước trưởng thành và tự khẳng định mình là một Ngân
hàng mạnh trong tỉnh.
Hiện nay, ngoài trụ sở chính chi nhánh còn có thêm các Phòng giao dịch số 1,
Số 2, phòng giao dịch Mai Thúc Loan, Phạm Văn Đồng, phòng giao dịch Quảng
Trị.
Hoạt động của chi nhánh gồm:
• Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ
chức bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, phát hành giấy tờ có giá.
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế bằng
đồng Việt Nam và ngoại tệ.
• Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Gồm mở tài khoản, cung ứng các phương
tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu.
• Kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn các loại
ngoại tệ, dịch vụ quyền chọn mua (bán) và dịch vụ hoán đổi ngoại tệ.
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

6


Báo cáo thực tập giáo trình
• Phát hành thẻ VCB Connect 24, VCB MTV, VCB Visa Card, VCB Master
Card, VCB SG24, VCB American Express, Dinners Clubs.
• Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong nước và ngoài
nước.
• Nhận và trả lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động.

• Dịch vụ E-Banking, Home Banking, SMS-Banking.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân hàng Thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
Vietcombank Huế có các phòng, tổ hoạt động theo chức năng nhiệm vụ riêng
đã được phân công theo chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm 1 giám đốc
và 2 phó giám đốc. Giữa các phòng, tổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối
hợp với nhau để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng ngày cang được cải tiến theo hướng hiện đại hơn nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

7


Nhóm
Tín
dụng
doanh
nghiệ
p
Nhóm
Tín
dụng
thể
nhân

Phòng Khách hàng
Phòng Quản lý rủi
ro tín dụng

Phòng Hành chính
– Nhân sự
Phòng Kiểm tra nội
bộ
Phòng Tổng hợp

Nhóm
Thị
trườn
g và
khách
hàng

GIÁM ĐỐC

ĐỐC 22
PHÓ GIÁM
GIÁM ĐỐC
PHÓ

Phòng Kế toán

Phòng giao dịch Số
2

ĐỐC 11
PHÓ GIÁM
GIÁM ĐỐC
PHÓ


Phòng Thanh toán
Quốc tế
Phòng Kinh doanh
dịch vu
Phòng Thanh toán
thẻ
Phòng Ngân quỹ

Phòng giao dịch Số 1

Phòng giao dịch
Phạm Văn Đồng

Tổ Vi tính

Phòng giao dịch Mai
Thúc Loan
Chú ý:
Quan hệ chức năng:
Quan hệ trực tuyến:

8
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

Tổ
quản
lý nợ

Báo cáo thực tập giáo trình


1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý


Báo cáo thực tập giáo trình
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
• Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo mọi hoạt động của chi nhánh và chịu trách
nhiệm với Ngân hàng Trung Ương và Nhà nước.
• Các phó giám đốc: Trực tiếp quản lý rủi ro tín dụng, phòng kế toán, phòng
kinh doanh dịch vụ, phòng ngân quỹ, tổ vi tính, phòng giao dịch số 1, số 2, phòng
giao dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Phạm Văn Đồng, phòng giao dịch
Quảng Trị.
• Phòng kiểm tra nội bộ: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý
và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
• Phòng khách hàng: Tiếp xúc với khách hành trong giao dịch.
• Phòng kinh doanh dịch vụ: Nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch
vụ, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.
• Phòng ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền, giấy tờ có giá,
các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi....
• Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, định hướng cho chi nhánh trong
từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế
hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra...
• Phòng quản lý rủi ro tín dụng: Đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng,
cung ứng vốn cho các đối tượng khách hàng.
• Tổ quản lý nợ: Chịu trách nhiệm và theo dõi quản lý toàn bộ các khoản vay
khó đòi.
• Phòng thanh toán thẻ: Đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán
thẻ: Connect24, JCB, Master card, Visa card..

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh


9


Báo cáo thực tập giáo trình
• Phòng thanh toán quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế
trong giao dịch với ngân hàng ở nước ngoài.
• Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong khi giao dịch
với khách hàng,kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của chi nhánh, giúp
giám đốc điều hành trong công tác tổ chức hạch toán công tác kế toán, hạch toán
kinh doanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
• Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng
tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự. quy hoạch đào
tạo và đề bạt cán bộ.
• Quầy giao dịch số 1, số 2, quầy giao dịch Mai Thúc Loan, Phạm Văn Đồng,
phòng giao dịch Quảng Trị: Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các giao
dịch với khách hàng.
1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn
2007 - 2009
1.3.1. Tình hình lao động
Qua bảng 1 ta thấy tổng số lao động tại chi nhánh tăng đều qua các năm. Cụ
thể: Tổng số lao động năm 2008 tăng 15 người so với năm 2007 hay tăng 10,95% .
Năm 2009 tăng 19 người so với năm 2008 hay tăng 12,5%. Trong đó số lượng nữ
của chi nhánh năm 2008 tăng thêm 11 người so với 2007 hay tăng 12,64%. Năm
2009 lao động nữ tăng thêm 14 người so với 2008 hay tăng 14,29%. Lao động năm
cũng tăng đều qua mỗi năm nhưng lượng tăng ít hơn lao động nữ. Năm 2008 tăng
4 người so với năm 2007 hay 8%, năm 2009 tăng 5 người hay 9,26%, chiếm 34,5%
trong tổng tỷ trọng lao động. Tổng số lao động nữ tại chi nhánh luôn có số lượng

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh


10


Báo cáo thực tập giáo trình
đông hơn nam do đặc thù của công việc ngành Ngân hàng cần nhiều giao dịch viên
giao dịch với khách hàng, mà phải nữ có nhiều ưu thế hơn nam giới trong việc này.
Bên cạnh đó thì trình độ, chất lượng của các nhân viên cũng tăng lên, từ 129
người (chiếm 94,2% số lao động) có trình độ đại học và trên đại hoc năm 2007 lên
144 người (chiếm 94,7% số lao động) trong năm 2008, và 164 người (chiếm 95,9
% số lao động) năm 2009. Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tại
Vietcombank –Huế những năm qua đều tăng và chiếm tỷ lệ cao so với cán bộ có
trình độ dưới đại học (chiếm tỷ lệ rất thấp và giảm sút qua các năm). Số lao động
phổ thông chủ yếu là nhân viên vệ sinh và bảo về, lượng nhân viên này không tăng
qua các năm.
Có được kết quả này là do khâu tuyển dụng lao động ban đầu của Ngân hàng
đã thực hiện tốt. Không những vậy, trong thời gian làm việc, số lao động này cũng
thường xuyên được cử đi học các khóa đào tạo thêm nghiệp vụ ngân hàng nên kiến
thức chuyên môn của họ khá vững.
Với đội ngũ nhân viên còn trẻ (trên 96%), đó là cơ hội để chi nhánh phát triển
mạnh hơn dựa trên sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, là cơ sở để đơn vị hình
thành nên một đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một thuận
lợi khi nhân viên giỏi, năng động sẽ phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của chi
nhánh.
Môi trường làm việc tại Ngân hàng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao để
đáp ứng được nhu cầu công việc, cho nên cán bộ tại chi nhánh có trình độ đại học
và trên đại học chiếm tỷ trọng lớn. Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn và trình độ
cao đã góp phần giúp cho chi nhánh không ngừng vươn lên và phát triển trong

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh


11


Báo cáo thực tập giáo trình
những năm qua, đưa Vietcombank Huế trở thành Ngân hàng đáng tin cậy hàng đầu
tại Huế trong lĩnh vực cho vay và đầu tư phát triển trong những năm qua.

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

12


Báo cáo thực tập giáo trình

Bảng 1: Tình hình lao động tại Vietcombank Huế giai đoạn 2007-2009
ĐVT: Người
Năm
2008

2007

Chỉ tiêu

So sánh
2008/2007
2009/2008

2009




%



%



%

+/-

%

+/-

%

137

100

152

100

171

100


15

10,95

19

12,50

- Nam

50

36,5

54

35,5

59

34,5

4

8

5

9,26


- Nữ

87

63,5

98

64,5

112

65,5

11

12,64

14

14,29

- Đại học, trên đại học

129

94,2

144


94,7

164

95,9

15

11,63

20

13,89

- Cao đẳng, dưới cao đẳng

8

5,8

8

5,3

7

4,1

0


0

-1

-12,50

TỔNG CBCNV
GIỚI TÍNH

TRÌNH ĐỘ

( Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Vietcombank –Huế)

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

13


Báo cáo thực tập giáo trình
1.3.2. Tình hình nguồn vốn và tài sản
- Tình hình tài sản
Trong 3 năm qua chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm
với các chương trình khuyến mãi để có thể làm tăng quy mô huy động vốn, làm
tăng tài sản của chi nhánh. Tuy nhiên, trong tình hình các NHTM trên địa bàn chạy
đua về lãi suất, dịch vụ và tỉ lệ lạm phát cao khiến người dân có xu hướng đầu tư
vào các kênh như vàng, USD, bất động sản làm cho năm 2008 tổng tài sản giảm so
với năm 2007 là 2.860 triệu đồng hay giảm 0,22%. Tuy nhiên, đến năm 2009 tổng
tài sản lại tăng so với năm 2008 là 375.839 triệu đồng hay tăng 28,45% là một con
số tăng vọt đáng kể so với tỷ lệ giảm của năm 2008. Sỡ dĩ có sự tăng mạnh như

vậy là do những năm qua chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh
doanh, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giá trị dự trữ bắt buộc giảm dần qua các năm, năm 2008 giảm 9.024 triệu
đồng hay 0,68% so với năm 2007. Năm 2009 tiếp tục giảm, giảm 20.396 triệu
đồng hay 1,54%.
Giá trị tài sản cố định tăng giảm thất thường qua các năm, năm 2008 giá trị tài
sản cố định tăng 5.150 triệu đồng hat 0,38% so với năm 2007, nhưng sang năm
2009 giá trị giảm 2.909 triệu đồng hay 0,22% so với năm 2008.
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân của Ngân hàng cũng có xu hướng giảm
dần qua các năm. Năm 2008 giảm 12.555 triệu đồng hay 0,94% so với năm 2008,
tuy vậy nhưng cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản của Vietcombank giai đoạn 2007-2009. Năm 2009 lại tiếp tục
giảm với mức giảm mạnh hơn, giảm 309.283 triệu đồng hay 23,42% so với năm
2008.
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

14


Báo cáo thực tập giáo trình
Trái với mức giảm của dự trữ bắt buộc và cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
và tài sản cố định. Giá trị tài sản khác tăng đều và rất mạnh qua các năm. Năm
2008 tăng 13.119 triệu đồng hay 0,98% nhưng đó chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ so với
năm 2009. Năm 2009 tăng 89.861 triệu đồng hay 6,80% so với năm 2008.
- Tình hình nguồn vốn
Ta thấy quy mô tổng nguồn vốn cũng có chiều hướng biến đổi tương tự như
tài sản. Đây là dấu hiệu tích cực đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ngoài ra việc phát hành giấy tờ có giá và những khoản tiền gửi các tổ chức tín
dụng Vietcombank Huế đã bổ sung thêm một khoản không nhỏ vào tổng nguồn
vốn của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn có xu hướng biển đổi thất thường
qua các năm. Năm 2008 vốn huy động giảm 23.268 triệu đồng hay 1,76% so với
năm 2007. Năm 2009 thì nguồn vốn huy động lại tăng trở lại với mức tăng vọt,
tăng 399.539 triệu đồng hat 30,22% so với năm 2008. Giá trị phát hành giấy tờ có
giá cũng tăng giảm thất thường, giảm mạnh nhưng tỷ lệ tăng lại nhẹ. Năm 2008
tăng 3,150 triệu đồng hay 0,24% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 26.377 triệu
đồng hay 2% so với năm 2008. Những năm vừa qua khi nước nhà vừa mới gia
nhập WTO nền kinh tế thị trường chịu không ít áp lực do sự ảnh hưởng chung của
nền kinh tế thi trường trong nước nói chung. Tuy nhiên bất chấp biến động của nền
kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế vẫn không ngừng
tăng trưởng. Điều này cho thấy được hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công
nhân viên của chi nhánh và càng khẳng định được uy tín, vị thế của chi nhánh so
với của Ngân hàng trên cùng địa bàn tính nói riêng và lĩnh vực Ngân hàng nói

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

15


Báo cáo thực tập giáo trình
chung, xứng đáng với phương châm của Ngân hàng “ Luôn mang đến cho khách
hàng sự thành đạt”

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

16


Báo cáo thực tập giáo trình


Bảng 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Vietcombank –Huế giai đoạn 2007 – 2009
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2007

Chỉ tiêu

A.TÀI SẢN

So sánh

2008
%



2009
%

2008/2007



%

+/-

%

2009/2008

+/-

%

1.323.703

100

1.320.843

100

1.696.682

100

-2.860

-0.22

375.839

28,45

91.814

6,92

82.610


6,25

62.214

3,67

-9.204

-0,68

-20.396

-1,54

1.218.728

92,07

1.206.173

91,32

1.515.456

89,32

-12.555

-0,94


309.283

23,41

TSCĐ

9.976

0,74

15.126

1,15

12.217

0,72

5.150

0,38

-2.909

-0,22

Tài sản khác

3.815


0,27

16.934

1,28

106.795

6,29

13.119

0,98

89.861

6,80

B.NGUỒN VỐN

1.323.703

100

1.320.843

100

1.696.682


100

-2.860

-0,22

375.839

28,45

Nguồn vốn huy động

1.266.511

95,68

1.243.243

94,12

1.642.782

96,94

-23.268

-1,76

399.539


30,22

29.010

2,19

32.162

2,43

5.785

0,43

3.150

0,24

-26.377

-2

1.341

0,10

4.754

0,35


3.732

0,31

3.412

0,26

-1.022

-0,08

26.840

2,03

60.711

4,59

33.781

2,32

33.871

2,56

-26.930


-2,04

Dự trữ bắt buộc
Cho vay các TCKT,CN

Phát hành GTCG
Tiền gửi KBNN, các TCTD
Vốn và các quỹ

( Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank –Huế)

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

17


Báo cáo thực tập giáo trình
Biểu đồ 1: Tình hình tài sản tại Vietcombank Huế giai đoạn 2007-2009
Triệu đồng

Năm

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

18


Báo cáo thực tập giáo trình
Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn tại Vietcombank Huế giai đoạn 2007-2009
Triệu đồng


Năm

1.3.3. Tình hình kết quả kinh doanh tại Vietcombank –Huế giai đoạn
2007-2009
Tổng thu nhập của Vietcombank –Huế giai đoạn 2007-2009 có xu hướng
giảm vào năm 2008 và tăng mạnh trở lại năm 2009. Trong tổng thu nhập thu từ lãi
chiếm tỷ trong lớn nhất, chiếm trên 75% tổng thu nhập ,tuy nhiên giảm mạnh qua 2
năm 2008 và 2009. Sự gia tăng khoản thu nhập này vào năm 2007 chủ yếu do chi
nhánh đã thu Nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là các khoản thu nhập bất
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

19


Báo cáo thực tập giáo trình
thường. Năm 2007 thu nhập bất thường chiếm tỷ trọng 10,2% tổng thu nhập, tuy
nhiên giảm mạnh qua 2 năm 2008 và tăng mạnh trở lại vào năm 2009,tăng
196.533,36 triệu đồng hay tăng 87,5% chiếm 56,7% trong tổng thu nhập. Trong
các năm qua chi nhánh phát triển rất nhiều sản phẩm gia tăng tiện ích sử dụng cho
khách hàng như E-Banking, SMS-Banking...hợp tác làm đại lý với VisaCard,
MasterCard, American Express... Kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong tổng thu nhập, tăng đều qua 2 năm 2007 và 2008, tuy nhiên có xu hướng
giảm vào năm 2009. Như vậy, trong các khoản mục thu nhập của chi nhánh thu từ
lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trưởng tốt.
Tăng doanh thu, giảm chi phí là cơ sở để tăng lợi nhuận nhưng trong 3 năm
qua chi phí hoạt động của chi nhánh đều cao, có xu hướng tăng vào năm 2008 và
giảm trở lại vào năm 2009. Trong đó chi phí trả lãi chiến tỷ trọng lớn nhất, năm
2009 chiểm đến 77,7% trong tổng chi phí,nhưng lại giảm 15,8% tỷ trọng so với
năm 2008. Chi phí hoạt động khác cũng có xu hướng tăng rồi giảm trong năm

2009 , tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí, làm tăng tổng
chi phí nên ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra các khoản chi hoạt động dịch vụ,
chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng giảm thất thường qua
các năm.
Tuy nhiên, lợi nhuận lại có xu hướng tăng rất mạnh vào năm 2009 và không
bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này cho thấy chi nhánh vẫn có khả năng
tăng trưởng rất tốt nếu thực hiện tốt hoạt động tín dụng để tiếp tục giảm nợ xấu,
giảm chi phí dự phòng khi đó kết quả kinh doanh mới có thể đạt kết quả tốt.
Nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập, thu từ lãi năm
2008 là 115.120 triệu đồng hay 75,3% trong tổng tỷ trọng thu nhập. Sang năm
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

20


Báo cáo thực tập giáo trình
2008 nguồn thu từ lãi có mức tăng đáng kể, tăng 81.482 triệu đồng hay 37,8% so
với năm 2007. Năm 2009 nguồn thu nhập này giảm với mức giảm là 57.789 triệu
đồng hay 25,8% so với năm 2008.
Thu nhập ngoài lãi tăng thất thường qua mỗi năm. Năm 2008 giảm nhẹ so với
năm 2007 với mức giảm 9.887 triệu đồng hay 11,8 % so với năm 2007, nhưng qua
năm 2009 thì nguồn thu này lại có mức tăng vọt đáng kể, tăng 196.533 triệu đồng
hay 87,5% so với năm 2008.
Trái ngược với mức tăng đều trong tổng thu nhập, tổng chi phí có mức tăng
giảm thất thường qua mỗi năm. Tổng chi phí năm 2008 tăng 81.795 triệu đồng hay
53% so với năm 2007, nhưng qua năm 2009 lại giảm mạnh vơi mức giảm 104.628
triệu đồng hay 46,6% so với năm 2008.
Chi phí lãi năm 2008 tăng so với năm 2007 là 62.054 triệu đồng hay 40,2%,
chiếm 58,3% trong tổng chi phí. Nhưng qua năm 2009 thì giá trị này lại giảm,với
mức giảm 35.394 triệu đồng hay 15,8% so với năm 2008.

Nhìn chung kết quả hoạt động của Vietcombank Huế trong thời gian qua đều
có mức lợi nhuận âm vì năm 2007 và 2008 là giai đoạn nền kinh tế thế giới đang
bước vào khủng hoảng. Nhưng qua năm 2009 khi tình hình kinh tế lại khởi sắc thì
lợi nhuận lại tăng cao. Đạt được kết quả như vậy cho thấy trong năm 2009 hoạt
động tín dụng của chi nhánh không những đa góp phần vào sự phát triển kinh tế
thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo ra được lợi nhuận cao cho
ngân hàng.

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

21


Báo cáo thực tập giáo trình
Biểu đồ 3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Huế
giai đoạn 2007-2009
 Tổng thu nhập
Triệu đồng

Năm

Biểu đồ 4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Huế
giai đoạn 2007-2009
 Tổng chi phí
Triệu đồng

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

22



Báo cáo thực tập giáo trình

Năm

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

23


Báo cáo thực tập giáo trình

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank –Huế giai đoạn 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007
GT
%

Năm
2008
GT
%

Tổng thu nhập
1.Thu từ lãi.
2.Thu nhập ngoài lãi
-Thu từ hoạt động dịch vụ.
-Lãi kinh doanh ngoại hối.

Thu nhập bất thường.

152.896
115.120
37.776
19.434
2.804
15.537
154.475
75.574
78.901

100
75,3
24,7
12,7
1,8
10,2
100
48,9
51,1

224.491
196.602
27.889
22.634
5.034
220
236.270
137.628

98.642

100
87,6
12,4
10,1
2,2
0,1
100
58,3
41,7

347.106,97
138.812,70
208.294,27
9.897
1.643
196.753
131.641,49
102.233,45
29.408,04

100
40
60
2.9
0.4
56.7
100
77.7

22.3

112.616
81.482
-9.887
3.200
2.230
-15.317
81.795
62.054
19.741

80,2
-37,8
-11,8
-8,3
-2,2
128,5
53
40,2
12,8

122.615,97
-57.789,30
180.405,67
-12.737
-3.390
196.533
-104.628,51
-35.394,51

-69.233

54,6
-25,8
80,4
-5,6
-1,5
87,5
-46,6
-15,8
-30,8

10.257

6,6

2.479

1

194

0.1

-7.778

-5

-2.284


-1

60.753
7.890
-1,579

39,4
5,1
100

91.230
4.932
-11.779

38,6
2,1
100

29.022
190
215.465,48

22
0.2
100

30.477
-2.958
-10.200


19,7
-1,9
-344,6

-62.208
-4.741
227.244,48

-27,7
-2,1
1,9

Tổng chi phí
1.Chi phí lãi.
2.Chi ngoài lãi
-Chi phí hoạt động dịch vụ thanh
toán và ngân quỹ
-Chi phí hoạt động khác
-Chi phí huy động vốn

Lợi nhuận

So Sánh
2008.2007
2009/2008
+/%
+/%

2009
GT

%

(Nguồn : Phòng tổng hợp Vietcombank –Huế)

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

24


Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ.
2.1. Doanh số cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương chi nhánh Huế
2.1.1. Phân tích theo thời hạn tín dụng
Doanh số cho vay (DSCV) ngắn hạn tăng giảm liên tục qua các năm. Năm
2008 tăng 21.872 triệu đồng hay tăng 26,4% so với năm 2007, chiếm 46,2% trong
tổng DSCV tiêu dùng. Qua năm 2009 thì doanh số lại giảm đi 18,4% so với năm
2008.Doanh số tăng giảm không đều như vậy là do lãi suất cho vay của Ngân hàng
điều chỉnh qua từng năm, năm 2009 do lãi suất cho vay ngắn hạn tiêu dùng cao nên
giá trị cho vay giảm đi so với năm 2007 và 2008
Tuy doanh số cho vay ngắn hạn tăng giảm thất thường nhưng DSCV trung dài
hạn lại tăng đều qua các năm. Năm 2008 tăng 1,939 triệu đồng hay tăng 2,3% so
với năm 2007, chiếm 53,8% trong tổng DSCV. Sang năm 2009 thì DSCV trung dài
hạn tăng vọt, tăng 25.186 triệu đồng hay tăng 23,6% so với năm 2008. Sở dĩ có
giá trị tăng mạnh như vậy là do Ngân hàng điều chỉnh lãi suất vay trung dài hạn
phù hợp với khả năng vay của khách hàng cá nhân.
2.1.2. Phân tích theo mục đích sử dụng vốn
Theo quan sát số liệu trong bảng thì có 1 điểm chung là DSCV vào năm 2008

đều giảm đi, vì năm 2008 tình hình kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm
trong, ở nước ta cũng có ảnh hướng ít nhiều. Qua đó, khả năng vay và trả nợ của
khách hàng cũng giảm đi nên DSCV năm 2008 cũng giảm đi. Qua năm 2009 thì
tình hình kinh tế đã tốt trở lại thì DSCV lại tăng lên, một phần này cũng do nỗ lực
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quỳnh Anh

25


×