Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề tài đồng tiền quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.88 KB, 10 trang )

Tiểu luận tài chính quốc tế:
Đề tài:

ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ

I.

Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, thế giới đã trải qua nhiều hệ thống tiền tệ khác nhau như: Genova,Chế độ tiền tệ
Bretton-woods, Gia-mai-ca…. Mỗi hệ thống phù hợp với một hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác
nhau. Vì thế, dường như sẽ khó có một hệ thống tiền tệ nào là trường tồn mãi mãi trong sự thay
đổi không ngừng của kinh tế thế giới. Những biến động dữ dội của nền kinh tế-tài chính thế giới
một vài năm trở lại đây, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 như đang báo
hiệu cho một sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới. Sự bất ổn đang ngày càng gia tăng
trong một hệ thống tài chính chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đồng USD cùng với các đồng tiền như
Euro, GBP, JPY…Đã bắt đầu nảy sinh các ý tưởng mới, cho một đồng tiền quốc tế mới, ổn định
hơn, đáng tin cậy hơn và đặc biệt là công bằng hơn cho tất cả. Với mong muốn có được một cái
nhìn rõ nét hơn sự biến động của hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay, từ đó tìm ra một giải pháp
hợp lí và khả thi cho hệ thống tiền tệ thế giới mới, nhóm chúng tôi đã đi đến việc nghiên cứu đề
tài: “ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ”.

II.

Tổng quan về hệ thống tiền tệ thế giới
Cùng nhìn lại một cách tổng thể hệ thống tiền tệ trong quan hệ thương mại của thế giới,
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thống trị của đồng dollar Mỹ, cùng với đó là sự nỗi lên của
đồng Euro và một số đồng tiền của các nền kinh tế lớn khác như Nhật, Anh…Đó thực sự là một
bức tranh nhiều gam màu với sự nỗi bật của màu xanh dollar. Nhưng dưới ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng nợ và sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, đồng USD và đồng EUR đang dần bị thất
sủng. Số liệu trong “Cấu trúc tiền tệ dự trữ” của IMF đưa ra cho thấy, tổng số dự trữ ngoại tệ
toàn cầu trong quý 1 năm 2010 đạt tới 8295 tỷ USD, cao hơn con số 8165 tỷ USD sau khi điều


chỉnh của quý 4 năm 2009. Hôm 30/6/2010, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết, các ngân hàng
trung ương toàn cầu trong quý I/2010 đều đã tăng sở hữu các loại tiền tệ khác, tỷ lệ đồng EURO
và đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu đều giảm. Theo các nhà quan sát, hành động đa
dạng hóa tài sản của các ngân hàng trung ương đang được triển khai. Cũng trong ngày
30/06/2010, số liệu từ IMF cho thấy Tỷ lệ đồng Yên Nhật được nâng lên, tỷ lệ đồng Bảng Anh
vẫn duy trì không thay đổi. IMF chỉ công bố tỷ lệ lần lượt của đồng USD, đồng EUR, đồng Bảng
Anh, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ, các loại tiền tệ khác đều bị quy về hạng mục “tiền
tệ khác”. Tỷ lệ của hạng mục này tăng từ 3,1% của quý trước lên 3,7%, mức cao nhất trong 10
năm trước đó. Theo các nhà phân tích, loại tiền tệ được các ngân hàng trung ương toàn cầu đặt


cược và tăng sở hữu có thể bao gồm đô la Canada, đô la Úc và đồng Krone Na Uy.
Như vậy, dù vẫn còn đó vị thế độc tôn của đồng USD và đối trọng Euro nhưng cũng đã bắt đầu
xuất hiện những bất ổn. Chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào 2 đồng tiền chủ chốt là USD và Euro để có
được cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống tiền tệ toàn cầu hiện nay.
1. Đồng USD

Đồng Dollar Mỹ hiện vẫn đang giữ vị thế độc tôn trong giao dịch thương mại, chiếm tỉ trọng lớn
trong kho dữ trữ của các quốc gia trên thế giới. Đến tháng 4/2008, theo IMF, 66 quốc gia sử
dụng USD làm mốc tỷ giá hối đoái của mình, trong khi con số này chỉ là 27% đối với euro.
Nhiều quốc gia tiếp tục cho vay và trao đổi ngoại thương bằng đồng đôla Mỹ, bất chấp sự nổi lên
của euro và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác. Đến cuối năm 2008, khoảng 45% trái phiếu
quốc tế là bằng USD, trong khi chỉ 32% bằng euro. Và theo thăm dò năm 2007 của Ngân hàng
Thanh toán quốc tế (BIS), USD vẫn được sử dụng trong 86% trao đổi ngoại hối, so với chỉ 38%
bằng euro.
Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Ecuador, El
Salvador và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm
Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể
cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập.
Tất cả những dẫn chứng trên không chỉ cho thấy vài trò chủ chốt của đồng USD trong thương

mại quốc tế và dự trữ mà đằng sau nó còn là sự tin tưởng vào tính vững chắc vào nền kinh tế Mỹ.
Nhưng trong vài năm gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 20082009, những bất cập của nền kinh tế Mỹ dần được hiện rõ đã tác động mạnh mẽ lên lòng tin của
thế giới vào tính ổn định, bền vững của đồng tiền nước này.


Cơ cấu tiền tệ trong dự trữ ngoại tệ của thế giới
Nguồn dữ liệu: IMF International Monetary Fund
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm xuống của tỷ trọng đồng USD trong dữ trữ của thế
giới,, bắt đầu từ giai đoạn ra đời của của đồng EURO. Tốc độ giảm tăng dần nhất là sau khủng
hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008-2009.. Tỷ lệ đồng USD chiếm trong kho dự trữ ngoại tệ
toàn cầu của quý I/2010 giảm từ 62,2% đã điều chỉnh của quý trước xuống còn 61,5%, mức thấp
nhất trong vòng 10 năm trước đó. Nền kinh tế Mỹ đã không còn ở vị trí độc tôn, cùng với đó là
các vấn đề nghiêm trọng phát sinh như: nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại nặng nề
đã làm vị thế và lòng tin của thế giới vào Mỹ và sau đó là đồng USD suy giảm nghiêm trọng. N ợ
liên bang của Mỹ tính đến ngày 2/8 đã vượt mức 238 tỷ USD/ngày, đạt 14.580,7 tỷ USD, vượt
Tổng sản phẩm quốc nội của năm 2010 (14.526,5 tỷ USD). Theo AP, Bộ Tài chính Mỹ ngày
13/9 thông báo mức thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang trong tài khóa 2011 (kết thúc tháng
9/2011) đã vượt quá 1.230 tỷ USD tính tới tháng Tám vừa qua. năm thứ ba liên tiếp thâm hụt
vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Nhằm giải quyết những vấn đề trên, chính phủ Mỹ đã duy trì chính
sách đồng dollar yếu, liên tục in thêm tiền để phát hành ra lưu thông. Chính những hành động
này đã làm giảm sút mạnh mẽ hơn nữa niềm tin của các nhà đầu tư, chính phủ và các nền kinh tế
khác vào sự ổn định của đồng USD. Một khi nền kinh tế không còn ở vị thế độc tôn thì vai trò
độc tôn trong tiền tệ thế giới của dollar cũng sẽ mất đi- đó như một hệ quả tất yếu.
2

Đồng EURO


Bắt đầu từ ngày 1/1/2002 , đồng EURO đã được lưu hành tại 11 quốc gia châu Âu. Khác với
đồng đô la Mỹ và đồng Yên Nhật, đồng EURO là đồng tiền đa quốc gia đầu tiên, có khả năng

chuyển đổi mạnh mẽ, có mức lạm phát thấp. Mặc dù đồng EURO được xây dựng chủ yếu phục
vụ mục tiêu của các nước châu Âu, nhưng sự ra đời của đồng EURO cũng có nhiều tác động đến
nền kinh tế thế giới. EU có quy mô thương mại rất lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008
của EU chiếm tỷ trọng 37,7% tổng giá trị xuất nhập khẩu của toàn thế giới, vì vậy, sự ra đời của
đồng EURO sẽ tác động mạnh đến quan hệ thương mại EU với các nước trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Tháng 10 -2006, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết sẽ giảm đồng USD
trong kho dự trữ ngoại tệ, tăng dự trữ các ngoại tệ khác, trong đó phần lớn là euro. Với sự kì
vọng sẽ trở thành đối trọng lớn của đồng USD, thậm chí thay thế đồng tiền này trong thương mại
quốc tế, vai trò của EURO đã tăng nhanh chóng trong chưa đầy một thập kỷ tồn tại. Nhưng
trong lúc này, những kỳ vọng trên đã nhanh chóng mất đi, chỉ còn lại một dấu hỏi lớn về sự tồn
tại của đồng tiền này. Cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng tiền chung EURO đang thực
sự là một thách thực cực kỳ lớn cho sự tồn vong của khu vực này và cả liên minh châu Âu-EU.
Bắt đầu từ Hi Lạp, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia Italia, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha cùng một số nước Đông Âu như Hungari và Bungari.Gói cứu trợ kỷ lục 110 tỷ
EURO đã được đưa ra nhưng dường như nó chưa thể giải quyết được cái gốc của vấn đề. Các
nước chìm trong nợ này vô tình trở thành gánh nặng đối với các cường quốc trong khu vực như
Đức, Pháp. Cuộc khủng hoảng đã gây nên hàng loạt các vấn đề bất ổn về kinh tế, chính trị; kéo
theo các mâu thuẫn nội bộ và sự phản đối của người dân. Các chuyên gia dự đoán về việc có thể
sẽ loại một số thành viên ra khỏi khu vực, hoặc sẽ là sự tách ra của các cường quốc như Đức,
Pháp; thậm chí là sự đổ vỡ của cả khu vực đồng tiền chung và liên minh EU.


Diễn biến tỷ giá đồng euro so với đôla Mỹ trong giai đoạn 6/2009-06/2010. Ảnh: Digital Look
Trong vòng 1 năm, từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010, đồng Euro mất giá liên tục so với USD và
chỉ còn ở mức 1 Euro ăn 1.2237 USD vào ngày 17/05/2010-mức thấp nhất trong vòng 4 năm
trước đó.Tỷ lệ đồng EUR trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu của quý I/2010 đã giảm xuống mức
27,2% từ mức 27.3% trong quý trước đó. Rõ ràng, đồng Euro đang cùng với USD làm mất đi vai
trò của mình.
3


Các đồng tiền khác

Cùng với sự đi xuống của 2 đồng tiền lớn là Euro và USD là sự vươn lên mạnh mẽ của các nền
kinh tế mới nổi và đồng tiền của các nước đó như CNY của Trung Quốc, và một số nước trong
nhóm BRICS là ví dụ điển hình. Những đồng tiền thống trị thì đang mất dần vị trí của mình
trong khi các đồng tiền khác chưa đủ lực để thay thế. Và thế giới cũng không mong muốn tiếp
tục sử dụng một đồng tiền của bất kỳ quốc gia nào làm đồng tiền quốc tế vì lo sợ sẽ lại đi vào vết
xe đổ của đồng USD, Euro. Đang có một sự chuyển giao vai trò mạnh mẽ với sự lớn mạnh của
các nền kinh tế mới nổi-xu hướng của một thế giới đa cực dần được hình thành sẽ kéo theo nhu
cầu về một đồng tiền mới để có thể đáp ứng những đòi hỏi trong thời kì mới.

III.

Những bất cập của hệ thống và nhu cầu về một đồng tiền quốc tế
Đã phần nào thấy được sự bất hợp lí của hệ thống tiền tệ thế giới, vậy câu hỏi lớn nhất cần đặt ra
lúc này là thế giới nên giải quyết những bất cập đó bằng cách nào? “Vá lại” những lỗ hổng trong
hệ thống hiện tại và tiếp tục sử dụng hay tìm kiếm một giải pháp mới?
1. Những điểm cần có của một “đồng tiền quốc tế”:

Trước tiên, hãy chuẩn bị cho mình một “bảng đánh giá” với những tiêu chuẩn cần có của một
đồng tiền đủ khả năng đảm nhận trọng trách của một “đồng tiền quốc tế”. Qua nghiên cứu chính
những đồng tiền như USD, Euro. Nhóm chúng tôi xin đề xuất một số tiêu chí cấn thiết:
 Được phát hành bởi một tổ chức có tiềm lực kinh tế, tài chính mạnh mẽ

USD chỉ thực sự trở thành “đồng tiền quốc tế” từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với một tiềm lực
tài chính, kinh tế và quân sự vượt trội hơn tất cả. Đồng EURO cũng chỉ có thể được các chính
phủ các nước sử dụng làm dự trữ quốc gia và làm phương tiện thanh toán trong thương mại quốc
tế khi đằng sau nó là một thế lực kinh tế mạnh mẽ của các thành viên EU. Chúng ta cũng đang
chứng kiến sự lớn mạnh của các nền kinh tế như Trung Quốc cũng dần quốc tế hóa đồng tiền của
họ như là một sự thế tất yếu. Đồng tiền mạnh chỉ có thể trở thành “đồng tiền quốc tế” nếu đằng

sau nó là một tiềm lực đủ mạnh để có thể giúp nền kinh tế vượt qua được những biến động.
 Là một tổ chức độc lập, khách quan với lợi ích của một hay một nhóm nước nào đó


Cả đồng USD và EURO đều có một đặc điểm chung: việc kiểm soát điều hành chính sách tiền tệ
của chúng đều không thuộc một chính phủ cụ thể nào. FED là một ngân hàng trung ương tư nhân
và tương đối độc lập trong các quyết định về điều hành chính sách tiền tệ. Với EURO thì do
ECB điều hành. Dù chỉ mang tính độc lập tương đối những rõ ràng sự độc lập trong quyết định
và đảm bảo lợi ích của các nước sử dụng đồng tiền của mình là điều kiện tiên quyết để chúng còn
được tin tưởng. USD đang phạm phải sai lầm này, chính sách tiền tệ của FED đang gây ảnh
hưởng đến lợi ích của các nước nắm giữ USD và nếu cứ tiếp tục phá giá đồng tiền để đảm bảo
lợi ích cho nước Mỹ như hiện tại, đồng USD sẽ mất dần vị thế là “đồng tiền quốc tế” trong tương
lai không xa.
 Đảm bảo đầy đủ các chức năng của tiền tệ: chức năng thanh toán, chức năng dự trữ, chức

năng thước đo giá trị.
Đảm bảo tính an toàn, tránh bị làm giả cùng với các đặc tính vật lí chất lượng tốt và đặc trưng là
điều kiện cần có của bất kì đồng tiền nào. Quan trọng hơn là đảm bảo tính ổn định trong gia cả
đồng tiền để có thể thực hiện tốt chức năng dự trữ và thước đo giá trị sẽ góp phần tăng lòng tin
của thế giới vào đồng tiền quốc tế.
 Được công nhận và sử dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại quốc tế như là phương

tiện trung gian trong trao đổi.
Đây có lẽ là điều kiện quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Các hàng hóa cơ bản đều phải
được yết giá thông qua nó. Các đồng tiền khác đều được biểu thị qua nó. Ngoài ra, các khoản nợ
quốc tế, các giao dịch thương mại đều sử dụng nó như phương tiện trung gian.
2. Tiếp tục sử dụng hệ thống tiền tệ hiện tại: vai trò quốc tế vẫn thuộc về USD và

Euro:
a. Tiếp tục sử dụng USD?

Đã và phần nào là hiện nay, USD đang giữ vai trò là đồng tiền quốc tế. Nhưng chúng tôi nhận
thấy, đồng tiền này hiện đã mất đi những đặc điểm cần có của một đồng tiền quốc tế và mang
trong mình những bất cập mang tính hệ thống, khó có thể “vá” lại được:
Thứ nhất, vai trò đầu tàu kinh tế của Mỹ đã dần bị đánh mất thế nên cần có sự điều chỉnh trong
vai trò tiền tệ một cách tương xứng. Đa số giao dịch và dự trữ ngoại hối là dưới dạng USD,
thương mại quốc tế đa phần được thanh toán bằng USD cho dù Mỹ chỉ chiếm có 24% GDP toàn
cầu. Điều đó không những phản ánh sai tình hình kinh tế thế giới mà còn khiến các nước khác dễ
bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của bản thân nước Mỹ.
Thứ 2, khả năng thanh toán của Mỹ cũng có những giới hạn. Người ta bắt đầu lo sợ khi thấy ở
Mỹ tư nhân cũng như Nhà nước đang “nợ nần chồng chất”: nợ của chính quyền Liên bang trong
tài khóa 2009 - 2010 có nguy cơ vượt quá mức 100% tổng sản phẩm nội địa, thâm hụt ngân sách


nặng nề, cùng với đó là việc nền kinh tế Mỹ bị hạ bậc mức tín nhiệm và cho thấy sự đi xuống
trong lòng tin của thế giới đối với nền kinh tế Mỹ.
Thứ 3, những chính sách tiền tệ mang tính quốc gia của Mỹ đã tác động tiêu cực nền kinh tế thế
giới. Chính sách đồng USD yếu cùng với hành động in tiền, cố ý tạo ra lạm phát để giảm nhẹ
mức nợ đã ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế thế giới. Ở đây, tính công bằng đã bị xem nhẹ. Điều
khiến giới quan sát lo ngại nhất là trong kịch bản cực kỳ đen tối, tức là nếu như khủng hoảng
kinh tế thế giới trầm trọng hơn nữa khiến Chính phủ Mỹ không có khả năng thanh toán thì sao?
Rất khó có thể đòi hỏi một “tinh thần trách nhiệm với thế giới” đối với một nước Mỹ đang chồng
chất khó khăn.
Giải pháp quốc gia cho một vấn đề mang tính quốc tế, về dài hạn sẽ không thể là một phương án
khả thi.
b. Còn với đồng Euro
Những quan ngại gần đây về số phận của đồng euro đã nổi lên sau quyết định cứu trợ khẩn
cấp 750 tỷ EUR hồi 5/2010 nhằm ngăn ngừa những đổ vỡ trong tương lai. Mặc dù quỹ cứu trợ
khổng lồ đã giúp trấn an tâm trạng hoang mang của dư luận, nhưng các chuyên gia cho rằng nó
không mang lại những thay đổi cơ cấu cần thiết trong nội bộ khu vực đồng euro, đơn giản là vì
bất đồng giữa các nước trong khu vực - về vấn đề phát triển kinh tế, nợ và quan trọng hơn là khả

năng phục hồi kinh tế - là quá lớn. Chính sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, quản lí đã
khiến khu vực này khó khăn trong tìm ra các giải pháp chung cho nhiều vấn đề. Sự đối chọi về
lợi ích giữa các thành viên là quá lớn và cuộc khủng hoảng nợ công đơn giản chỉ là đỉnh điểm
của vấn đề. Khi nào sự khác biệt này còn chưa mất đi thì vấn đề sẽ vấn còn đó, đồng nghĩa với
việc Euro trở thành đồng tiền quốc tế là bất khả thi cả trong ngắn hạn và dài hạn.
1. Giải pháp mới mang tên SDR

“Báo cáo điều tra tình hình kinh tế xã hội thế giới năm 2010” mà Liên Hợp quốc công bố hôm
29/6/2010 cho thấy, để nâng cao tính ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu, nên thiết lập một
hệ thống tiền tệ dự trữ mới, thay thế đồng USD – đơn vị tiền tệ dự trữ chủ yếu toàn cầu. Theo
Liên Hợp Quốc, đồng USD đã được chứng minh là không thể phát huy chức năng bảo đảm giá
trị ổn định, không có yếu tố ổn định của một đơn vị tiền tệ dự trữ cần phải có. Khi mà tất cả đang
mong muốn thế giới có một hệ thống tiền tệ mới, công bằng hơn, ổn định hơn, giải pháp về việc
phát triển quyền rút vốn đặc biệt-SDR đã được đề cập đến.
Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDR (Special Drawing Rights) là một loại tiền tệ do quỹ tiền
tệ quốc tế IMF tạo ra vào năm 1969 để hỗ trợ tỷ lệ trao đổi cố định của hệ thống Bretton Woods.
Hiện nay, rổ tiền tệ này bao gồm 4 đồng tiền mạnh: USD là 41,9%, Euro là 37,4%,Yên Nhật là
9,4% và Bảng Anh vẫn là 11,3% (có hiệu lực từ ngày 1/1/2011).


Tỷ trọng của mỗi đồng tiền trong SDR được IMF quyết định dựa trên giá trị xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ của nước hoặc liên minh tiền tệ phát hành đồng tiền đó, đồng thời dựa trên số lượng
ngoại tệ mà các nước thành viên IMF dự trữ bằng đồng tiền này. Giá quy đổi theo đôla của SDR
được niêm yết hàng ngày trên website của IMF.
Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở cho mỗi nước thành
viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng
SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các
nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn
tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông
khác.

Với những gì đã có, có vẻ như sẽ là thiếu cơ sở để hướng đến việc biến SDR trở thành đồng tiền
quốc tế. Nhưng một yếu tố đầu tiên và cũng được là yếu tố vượt trội mà chỉ có SDR có được là
sự độc lập trong điều hành của tổ chức tạo ra nó là IMF. Dù sẽ còn nhiều khó khăn trong thực
hiện nhưng theo chúng tôi đây là một tiền đề quan trọng để tạo ra một công cụ tiền tệ ổn định,
lâu dài.

IV.

Giải pháp mang tên SDR
Những khó khăn trong việc đưa SDR trở thành đồng tiền quốc tế:
 Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản chỉ là đơn vị qui ước, chỉ

được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông. Do vậy người ta không
thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác vì vậy nó không có đủ chức năng là
một thước đo giá trị cho hàng hóa lưu thông thông thường.
 Cơ cấu trong SDR chỉ gồm 4 loại tiền tệ lớn mà trong đó cơ cấu của JPY đại diện cho châu Á
chỉ chiếm 9.4%, còn lại là tiền của Mĩ và Châu Âu,còn các quốc gia trong các khu vực khác
thì không nằm trong giỏ tiền tệ này nên nó vẫn chưa phản ánh chính xác được tình hình phát
triển của thế giới và công bằng với các quốc gia khác khi phải chấp nhận tỉ giá của các quốc
gia ảnh hưởng đến giá trị của mình nắm giữ.
 Quá trình thực hiện phát hành và tính toán SDR còn nhiều thủ tục phức tạp và nó chưa được
giao dịch trong bất kì thị trường cá thể nào.
 Tỉ trọng của USD và EURO chiếm tới gần 80% cơ cấu giỏ tiền SDR nên hiện nay tuy SDR
có khách quan ở một số mặt nêu trên nhưng SDR cũng sẽ không có nhiều tác dụng bảo vệ
nếu đồng USD và EURO mất dần giá trị.
Những mặt tích cực của SDR:
 Đầu tiên, mục đích ra đời của SDR là giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng

đôla và vàng.Vậy nó vốn đươc xem như là một công cụ thay thế và cải thiện hệ thống tài
chính quốc tế.



 SDR được tính toàn bằng rổ tiền tệ bao gồm 4 đồng tiền mạnh của thế giới, và điều đó giúp

nó có nhiều ưu điểm hơn so với từng loại tiền riêng biệt: mức lạm phát của đồng tiền không
cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không bị chi phối bởi các chính sách tiền tệ đơn phương.
 SDR đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới với tư cách là một tài sản dự trữ có tính ổn
định cao và đáng tin cậy.Làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt,đơn giản
hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn.
 Đươc phát hành bởi quỹ tiền tệ quốc tế IMF-là một tổ chức có tiềm lực kinh tế,tài chính
mạnh mẽ và độc lập, khách quan về lợi ích. Tồn tại vì lợi ích của nền tài chính quốc tế nên
đồng tiền của tổ chức rất được tin tưởng.
 Hiện mỗi quốc gia là thành viên của IMF đều sở hữu một lượng SDR nhất định. Đây cũng là
một điều kiện thuận lợi ban đầu cho việc phát triển đồng tiền này.
=> Trong một hệ thống tiền tệ thế giới như hiện nay thì với những ưu điểm trên, SDR đang thể
hiện đươc vai trò to lớn của mình trong nền tài chính thế giới đang có nhiều khó khăn.
Các giải pháp cần tiền hành để phát triển đồng SDR:
Thấy được triển vọng cũng như những hạn chế còn tồn tại của SDR là cơ sở tốt để chúng tôi
mạnh dạn đề xuất các giải pháp góp phần tối ưu hóa những mặt tích cực, hạn chế những nhược
điểm còn tồn tại của SDR. Sau đây là một số việc phải thực hiện:
 Thay đổi tỷ trọng đóng góp của các quốc gia vào rổ tiền tệ này theo các tiêu chí về: phân bổ

địa lí, tỷ trọng đóng góp vào thương mại quốc tế. Cụ thể là bổ sung đóng góp cho các thành
viên là các nước đang phát triển như: Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi…Hạ dần
trọng đóng góp của đồng tiền USD, Euro trong rổ tiền tệ để hạn chế những tác động tiêu cực
từ các chính sách kinh tế của các nền kinh tế này.
 Thiết lập một hệ thống thanh toán giữa đồng SDR và các đồng tiền khác để đồng SDR có thể
được chấp nhận rộng rãi trong thương mại toàn cầu và các giao dịch tài chính. Hiện tại, đồng
SDR mới chỉ được coi là một đồng tiền danh nghĩa của các chính phủ và các thể chế quốc tế.
 Thiết lập bộ tiêu chí để quy đổi các tài sản có giá sang đồng SDR để tăng sức hấp dẫn của

đồng tiền này. IMF có thể nghiên cứu để đưa ra các chứng khoán quy đổi dựa trên đồng SDR
như là một bước khởi đầu tốt cho kế hoạch mở rộng việc sử dụng đồng tiền này.
 Nâng cao hơn nữa việc định giá và lưu thông của đồng SDR. Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử
dụng đồng SDR trong thương mại, giá cả hàng hóa, đầu tư và kế toán doanh nghiệp.
Những lợi ích to lớn mà giải pháp này mang lại nếu được thực hiện thành công:
 Thế giới sẽ có một đồng tiền quốc tế ổn định, bền vững trong dài hạn. Đồng tiền này sẽ tạo

nên sự công bằng- một giải pháp quốc tế cho một vấn đề quốc tế.
 Thúc đẩy thương mại quốc tế và hoạt động trên thị trường tiền tệ quốc tế phát triển bền vững.
 Góp phần đơn giản hóa hệ thống tiền tệ thế giới, giảm chi phí trong giao dịch thương mại thế
giới.
 Đơn giản hóa việc quản lí dự trữ ngoại tệ nhưng vẫn đạt được sự an toàn, ổn định.


Thực tế là để triển khai các biện pháp này đòi hỏi một kế hoạch chặt chẽ, cụ thể và có lộ trình rõ
ràng. Không quá khó để chúng ta có thể lường trước được những khó khăn có thể gặp phải trong
thực hiện. Rào cản lớn nhất trong vấn đề này là nó đòi hỏi một sự đồng thuận và tinh thần hợp
tác mạnh mẽ giữa các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Và để đạt được điều này cần sự hoạt
động tích cực của IMF và các thành viên ủng hộ ý tưởng. Nhưng đây sẽ là giải pháp mang tính
dài hạn và cần được thực hiện để thế giới có được một hệ thống tiền tệ thống nhất, ổn định.

V.

Những bài học rút ra cho Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, SDR cũng chỉ tồn tại dưới dạng những con số trên tài khoản của Việt
Nam tại IMF. Và việc mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được sử dụng SDR trong
giao dịch quốc tế còn là một chuyện của tương lai, ít nhất là khoảng 10 năm nữa. Dù chỉ dừng lại
ở mức ý tưởng cho một đồng tiền quốc tế nhưng rõ ràng việc quan sát, nhìn nhận và đưa ra các
dự báo khoa học cho tương lai sẽ giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong các chính sách tài
chính tiền tệ của quốc gia. Sau tất cả, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị về những việc mà

Việt Nam nên làm trước sự biến động của thế giới như giai đoạn hiện nay:
 Luôn luôn bám sát, phân tích cụ thể tình hình các điểm nóng trên thế giới hiện nay như

Mỹ, EU (tập trung vào khu vực Eurozone) để có thể nắm bắt kịp thời các biến động có
thể xảy đến. Dự đoán và đưa ra những quyết sách kịp thời để tránh những thiệt hại.
 Hướng đến sự phát triển nhanh chóng của các nước thuộc nhóm BRICS mà đặc biệt là
Trung Quốc. Một mặt, nhận định và dự đoán vai trò của đồng tiền các nước này trong
tương lai để có thể đi trước, đón đầu và thu về những lợi ích cho quốc gia. Mặt khác, học
hỏi và vận dụng các chính sách kinh tế một cách phù hợp vào Việt Nam.
 Cần xây dựng một lộ trình cụ thể để có thể phát triển kinh tế, chú trọng nâng cao vai trò
của VND trong thương mại quốc tế.
 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lí, kinh doanh tiền tệ để
chuẩn bị sẵn sàng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của thị trường Việt Nam.



×