Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG LC NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.97 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP

QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG LC NHẬP KHẨU TẠI SỞ
GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh
Lớp: A8K43B
Khoá: 43
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thu Trang

Hà Nội, tháng 7 năm 2007


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM........................................................................................................6
I.Vài nét về ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank).....................6
1.Quá trình hình thành và phát triển..........................................................6
2.Hệ thống tổ chức....................................................................................7
3.Các nghiệp vụ chính...............................................................................8
II.Phòng tài trợ thương mại tại sở giao dịch I- NHCTVN..........................10
1.Giới thiệu về sở giao dịch I và phòng tài trợ thương mại.....................10
2.Các nhiệm vụ chính của phòng tài trợ thương mại..............................10
III.Mô tả nhiệm vụ thực tập.........................................................................12
1.Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu............................................................12


2.Trợ giúp các thanh toán viên và kiểm soát viên...................................12
3.Các nhiệm vụ khác...............................................................................13
CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG L/C NHẬP KHẨU.......14
I.Qui trình thanh toán hiện tại.....................................................................14
1.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.................................................................14
2.Phê duyệt và cấp hạn mức phát hành L/C............................................15
3.Đăng ký và phát hành L/C nhập khẩu..................................................15
4.Sửa đổi L/C...........................................................................................16
5.Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán.......................................16
6.Tài trợ cho L/C nhập khẩu....................................................................18
7.Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu...................................................................19

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 2


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
8.Lưu trữ chứng từ:.................................................................................19
II.Giải pháp sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán bằng L/C nhập khẩu
.....................................................................................................................20
1.Lợi ích của chứng từ điện tử trong thanh toán.....................................20
2.Những điều kiện kỹ thuật.....................................................................21
3.Những thay đổi trong qui trình thanh toán...........................................22
KẾT LUẬN.....................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................26
PHỤ LỤC........................................................................................................27

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT


Trang 3


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa tới nay các ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tài chính
quan trọng trong các hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán quốc tế. Hệ
thống ngân hàng đã cung cấp các phương thức đảm bảo thanh toán an toàn
trong thương mại quốc tế. Một trong số các phương thức thanh toán trong
mua bán quốc tế được sử dụng rộng rãi là thanh toán bằng L/C. Ngân hàng
Công Thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại hàng đầu
tại Việt Nam có uy tín với các hoạt động tài trợ thương mại. Ngân hàng này
cũng là ngân hàng khá nhanh nhạy với việc đổi mới ứng dụng công nghệ mới
vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Trong quá trình tham gia thực tập tại
Ngân hàng Công Thương Việt Nam, tôi đã rất quan tâm tới qui trình thanh
toán bằng L/C nhập khẩu của ngân hàng và đã thực hiện báo cáo thực tập với
đề tài “Qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu tại sở giao dịch I –
Ngân hàng Công Thương Việt Nam”. Qui trình thanh toán này càng hoàn
thiện và tiện lợi càng mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, đồng
thời tăng cường uy tín của ngân hàng. Do vậy có thể nói tất cả các nhà nhập
khẩu và các bên có liên quan đều quan tâm tới qui trình thanh toán bằng L/C
nhập khẩu mà ngân hàng thực hiện. Việc đổi mới, hoàn thiện qui trình này có
ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển của ngân hàng Công Thương nói riêng
và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
Nội dung báo cáo thực tập gồm hai phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về ngân hàng công thương Việt Nam
Phần 2: Giới thiệu về qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu hiện tại
tại ngân hàng Công Thương và đề xuất giải pháp sử dụng các chứng từ điện
tử trong thanh toán
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập, tôi đã nhận được sự

giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và có tham khảo bài giảng của các giảng
viên trong trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Trần Thu Trang, các

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 4


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
thầy cô trong trường và các anh chị tại phòng tài trợ thương mại, sở giao dịch
I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành
bản báo cáo này và mong các thầy cô cho ý kiến đóng góp để báo cáo thêm
hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh
Lớp: A8K43B – KTNT
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thu Trang

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 5


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM
I.

Vài nét về ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank)


1.

Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong số các ngân hàng

thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam sau khi được tách ra từ ngân hàng
Nhà Nước Việt Nam. Incombank hiện có quan hệ đại lý với 735 ngân hàng
lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục và cũng là ngân hàng tiên phong
trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
Với mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc, gồm 2 sở giao dịch,
130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch, ngân hàng Công Thương Việt Nam
đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường,
phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí
là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, có bước
phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt
hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh
đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với
khách hàng trong nước và quốc tế . Ngân hàng Công Thương Việt Nam đang
có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng qua các năm đạt bình quân trên
20%/năm và hiện tại có tổng tài sản chiếm trên 25% thị phần trong toàn bộ hệ
thống ngân hàng Việt Nam.
Một số điểm mốc đáng nhớ trong quá trình thành lập ngân hàng Công
Thương Việt Nam:

Ngày 26/03/1988 : Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị
định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công Thương
Việt Nam thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Theo Quyết định số

402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 6


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam


Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân

hàng Công Thương Việt Nam (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống
đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công Thương Việt Nam
(Theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Thành lập các đơn vị thành viên:

Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (Theo Quyết
định số 12/NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).

Ngày 20/04/1991: Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết
định số 48/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 29/10/19911: Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo
giấy phép số 08/NH-GP VN).

Ngày 27/03/1993: Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên
cả nước (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).


Ngày 30/03/1995:Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết
định số 83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị).

Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt
Nam (theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 01/07/1997: Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số
37/QĐ-NHCT1 của Tổng Giám đốc) và đến ngày 30/10/2001 đổi tên thành
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin (theo Quyết định số
089/QĐ-HĐQT-NHCT1).

2.

Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức của ngân hàng Công Thương Việt Nam hơi khác

nhau ở trụ sở chính và các chi nhánh.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công Thương

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 7


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Trụ sở chính
Sở giao dịch


Phòng giao
dịch

Chi nhánh cấp 1

VP đại diện

Chi nhánh
cấp 2

Quỹ tiết kiệm

Phòng giao dịch

ĐV sự nghiệp

Phòng giao
dịch

Công ty trực thuộc

Quỹ tiết
kiệm

Chi nhánh
phụ thuộc

Quỹ tiết kiệm

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính

Bộ máy giúp việc
Hội đồng quản trị

Kế toán trưởng

Các phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát
Hệ thống kiểm tra kiểm
toán nội bộ

Các phòng ban chuyên
môn nghiệp vụ

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh
cấp 1, Chi nhánh cấp 2
Giám đốc
Các phó giám đốc

Trưởng phòng
kế toán

3.

Tổ kiểm tra
nội bộ

Các phòng chuyên
môn nghiệp vụ


Phòng giao
dịch

Quỹ tiết
kiệm

Các nghiệp vụ chính

a. Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
b. Cho vay, đầu tư

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 8


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
-

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

-

Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

-


Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian

hoàn vốn dài.
Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt
Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế
tài chính trong nước và quốc tế.
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
c. Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
d. Thanh toán và Tài trợ thương mại
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,
thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)
và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.
Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM.
Chi trả Kiều hối…
e. Ngân quỹ
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) và các chứng từ có giá (trái
phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…).
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá,
bằng phát minh sáng chế.
f. Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế
(VISA, MASTER CARD…), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).

Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
g. Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
Tư vấn đầu tư và cho thuê tài chính.

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 9


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
-

Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư

vấn, lưu ký chứng khoán.
Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý
nợ và khai thác tài sản.
II.

Phòng tài trợ thương mại tại sở giao dịch I- NHCTVN

1.

Giới thiệu về sở giao dịch I và phòng tài trợ thương mại
Ngày 30/3/1995 sở giao dịch I NHCT Việt Nam được thành lập theo

quyết định số 83/NHCT-QĐ CTHĐQT, đặt tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Đến ngày 30/12/1998, chủ tịch HĐQT ngân hàng Công
Thương Việt Nam ký quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 sắp xếp tổ chức

hoạt động sở giao dịch I-NHCTVN theo điều lệ tổ chức và hoạt động của
NHCTVN. Ngày 20/10/2003, chủ tịch HĐQT-NHCTVN ban hành quyết định
số 153/QĐ-HĐQT về mô hình tổ chức mới của sở giao dịch I theo dự án hiện
đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ.
Hiện tại, sở giao dịch I có 2 phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm với khoảng
280 nhân viên, 70% trong số đó có trình độ đại học.
Phòng tài trợ thương mại là một trong các phòng nghiệp vụ tại sở giao
dịch I, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập
khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của phòng tài trợ thương mại khá linh
hoạt, do phòng tự quyết định. Hiện tại phòng tài trợ thương mại tại Sở giao
dịch I có 13 nhân viên thực hiện các nghiệp vụ của phòng, trong đó có một
trưởng phòng và một phó phòng. Các nhân viên trong phòng được chia làm
hai tổ lớn, một tổ chuyên thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập
khẩu và một tổ chuyên thực hiện các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ.
2.

Các nhiệm vụ chính của phòng tài trợ thương mại
Phòng tài trợ thương mại tại sở giao dịch thực hiện các nghiệp vụ chính

sau:

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 10


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
a. Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được
cấp, bao gồm

- Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu.
Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu.
- Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu (nhờ
thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc thương
mại).
- Phối hợp với các phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn), phòng
khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt
đối.
- Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong
nước và nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền.
- Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt
buộc.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của
NHCTVN trong từng thời kỳ.
b. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ
- Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm
quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh.
- Thực hiện nghiệp vụ liên quan để ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ
(chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển phòng kế toán để
hạch toán kế toán theo qui định của NHCTVN.
- Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc
chi nhánh quản lý.
c. Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (nếu cần):
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục cả các khoản chuyển tiền khác
theo qui định của NHCTVN.
d. Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng kế toán kiểm soát: đối
chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của
phòng và xử lý các khoản sai sót, chênh lệch theo qui trình nghiệp vụ và chế
độ kế toán hiện hành.


Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 11


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
e. Phối hợp với các phòng khách hàng: thực hiện công tác tiếp thị để khai
thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. Tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng.
f. Tư vấn khách hàng: sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh
toán xuất nhập khẩu.
g. Tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi
ro (khi có yêu cầu).
h. Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo qui định.
i. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo qui định.
j. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ.
k. Làm công tác khác do giám đốc giao.
III.

Mô tả nhiệm vụ thực tập

1.

Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu
Hàng ngày sinh viên được ưu tiên dành thời gian nghiên cứu tài liệu

của phòng như lịch sử hình thành của ngân hàng Công Thương Việt Nam và
các chi nhánh, các qui định của ngân hàng về qui trình nghiệp vụ, tìm hiểu các
hồ sơ L/C, nhờ thu, bảo lãnh, nghiên cứu các tài liệu tổng hợp về tình hình

hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong các năm, tự thống kê và tổng hợp
các số liệu mới nhất sáu tháng đầu năm 2007. Nếu có thắc mắc về qui trình
nghiệp vụ có thể hỏi các nhân viên trong phòng. Các số liệu thống kê hoặc tài
liệu liên quan có thể liên hệ trực tiếp với phòng thông tin thống kê để được
cung cấp đầy đủ.
2.

Trợ giúp các thanh toán viên và kiểm soát viên
Trong quá trình quan sát các thanh toán viên và kiểm soát viên thực

hiện nghiệp vụ, sinh viên có thể tham gia trợ giúp các thanh toán viên nhập hồ
sơ khách hàng vào hệ thống máy tính, in các chứng từ, sắp xếp và lưu hồ sơ
L/C, kiểm tra sự phù hợp giữa các điều kiện, điều khoản của L/C và bộ hồ sơ
thanh toán. Các sinh viên phân chia nhau học hỏi ở các bộ phận khác nhau và
luân phiên thay đổi, từ đó mỗi sinh viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản
về nghiệp vụ tài trợ thương mại của phòng.

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 12


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
3.

Các nhiệm vụ khác
Ngoài các công việc trên thì sinh viên cũng được giao các công việc

khác như trực điện thoại của khách hàng, liên hệ với các chi nhánh con và các
phòng giao dịch để thông báo về tỉ giá mua bán ngoại tệ vào đầu giờ làm việc

sáng hàng ngày, có thể thông báo bằng điện thoại hoặc fax, sắp xếp bảng
thông tin tỉ giá ngoại tệ, photo lưu trữ các loại tài liệu…

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 13


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH THANH TOÁN BẰNG L/C NHẬP KHẨU
I.

Qui trình thanh toán hiện tại
Qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu hiện tại tại sở giao dịch I-

ngân hàng Công Thương Việt Nam bao gồm những bước sau:
1.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
a. Điều kiện phát hành L/C: Chi nhánh chỉ phát hành L/C khi có đủ các

điều kiện sau:
- Chi nhánh chưa sử dụng hết hạn mức vốn điều hoà của NHCTVN hoặc
tài khoản điều chuyển vốn của chi nhánh dư có.
- Chi nhánh còn khả năng thanh toán tổng trị giá toàn bộ các L/C mà chi
nhánh đã phát hành và có đủ khả năng thanh toán cho L/C mà khách hàng
mới yêu cầu phát hành.
- Giá trị của L/C, số dư mở L/C, mức ký quĩ phải thực hiện đúng các qui
định hiện hành của NHCTVN, các trường hợp ngoại lệ phải được sự chấp
thuận bằng văn bản của NHCTVN.

- Hàng hoá nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập
khẩu do Bộ Thương mại qui định hàng năm.
- Khách hàng còn đủ hạn mức phát hành L/C. Trường hợp hết hạn mức
phát hành L/C, khách hàng phải đáp ứng đầy đủ điều kiện để chi nhánh duyệt
bổ sung hạn mức phát hành L/C cho khách hàng.
b. Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm:
- Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập
khẩu (đối với doanh nghiệp lần đầu quan hệ giao dịch).
- Hợp đồng ngoại thương gốc.
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có).
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (nếu có).
- Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn (trường hợp vay vốn), công văn
phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm)
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có).
- Giấy đề nghị mở L/C.
c. Kiểm tra hồ sơ: Cán bộ thanh toán quốc tế khi tiếp nhận hồ sơ xin mở
L/C của khách hàng phải kiểm tra và đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau:

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 14


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- Đảm bảo tính hợp lệ của các chứng từ mà khách hàng xuất trình. Việc
thanh toán phải phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối và chính sách quản lý
xuất nhập khẩu hiện hành của nhà nước.
- Có giấy đề nghị mở L/C phù hợp với yêu cầu và qui định của
NHCTVN, nội dung không chứa đựng rủi ro cho chi nhánh.
- Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau.

- Đối với L/C ký quĩ dưới 100% phải có tờ trình mở L/C của các phòng
kinh doanh đã được giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt.
2.

Phê duyệt và cấp hạn mức phát hành L/C
- Đối với các L/C ký quĩ dưới 100% trị giá L/C đều phải qua quá trình

thẩm định và được phê duyệt bằng văn bản của giám đốc trước khi được
chuyển cho phòng tài trợ thương mại thực hiện.
- Đối với các L/C ký quĩ 100% trị giá L/C thì phòng tài trợ thương mại
có trách nhiệm xem xét hồ sơ mở L/C và lập giấy thông báo đề nghị các
phòng kinh doanh cấp hạn mức mở L/C . Trong vòng 30 phút kể từ khi nhận
được thông báo của bộ phận tài trợ thương mại, các phòng kinh doanh phải
thực hiện xong việc cấp hạn mức cho việc phát hành L/C trên mạng máy tính.
3.

Đăng ký và phát hành L/C nhập khẩu
Khi hồ sơ phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội đủ các điều

kiện theo quy định, thanh toán viên thực hiện các bước phát hành L/C trên
máy tính theo hệ thống INCAS. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố
cần thiết. Nếu thấy giá trị của L/C lớn hơn hạn mức phát hành L/C còn lại
hoặc ký quĩ chưa đủ mức tối thiểu sẽ yêu cầu nhập mật khẩu của giám đốc
hoặc người được uỷ quyền để tiến hành mở L/C nhập khẩu. Kiểm soát viên
khi đó phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ xin mở L/C, nếu có bất kỳ điểu khoản nào
chứa đựng rủi ro gây bất lợi cho người mở hoặc cho ngân hàng phát hành phải
yêu cầu người mở L/C sửa lại. Việc tạo lập L/C được thực hiện hoàn toàn trên
máy tính. Thanh toán viên sẽ tạo ra các chứng từ liên quan đến việc phát hành
L/C như đơn xin mở L/C, hoá đơn thanh toán phí mở L/C, bản L/C Draft…và


Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 15


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
nhập vào máy thông tin khách hàng cũng như các dữ liệu liên quan. Sau đó
một bản Draft sẽ được in ra, là bản thanh toán viên làm và ký. Bản Draft được
chuyển cho giám đốc ký phê duyệt. Tuỳ yêu cầu của khách hàng mà các bản
Origin sẽ được in ra có dấu và chữ ký của giám đốc. Một bản gốc (Origin) và
bản Draft cùng với giấy báo nợ bản gốc được đưa vào hồ sơ lưu L/C.
4.

Sửa đổi L/C
Thanh toán viên có trách nhiệm nhận yêu cầu sửa đổi L/C của khách

hàng, nếu thấy hợp lý thì tiến hành lập điện sửa đổi L/C. Nếu sửa đổi tăng tiền
mà ký quỹ dưới 100% giá trị sửa đổi, khách hàng phải tiếp xúc với các phòng
kinh doanh để làm thủ tục bổ sung hạn mức phát hành L/C, bổ sung tiền ký
quỹ và tài sản thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán của L/C
đó. Nếu ký quỹ đủ 100% giá trị sửa đổi tăng tiền, khách hàng tiếp xúc trực
tiếp với phòng tài trợ thương mại. Phòng có trách nhiệm xem xét hồ sơ và lập
giấy thông báo đề nghị các phòng kinh doanh cấp hạn mức bổ sung mở L/C.
Kiểm soát viên in và ký trên các bản Draft sửa đổi và trình giám đốc
chi nhánh ký phê duyệt. Sau đó, bản gốc và bản dành riêng cho khách hàng
được in ra và có chữ ký của kiểm soát viên. Nếu giá trị L/C sau khi sửa đổi có
mức tương đương hoặc vượt quá quyền hạn phê duyệt của kiểm soát viên, bức
điện sẽ phải có sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ
quyền.
5.


Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán
a. Nhận và kiểm tra chứng từ:
- Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra số lượng từng loại chứng từ theo

qui định của L/C, kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với các điều khoản và
điều kiện của L/C, kiểm tra sự nhất quán thể hiện trên bề mặt các chứng từ và
kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP500 của ICC.
- Trong trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện đòi tiền thì khi nhận
được điện, kiểm soát viên phải xác thực bức điện thông qua hội sở chính hoặc

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 16


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
ngân hàng liên quan trong bức điện. Đối với điện nhận từ SWIFT phải là loại
điện có khoá bảo mật.
- Thời gian kiểm tra: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận
được chứng từ, chi nhánh phải hoàn tất việc kiểm tra bộ chứng từ. Quá thời
hạn trên, chi nhánh mất quyền khiếu nại về chứng từ.
- Với những bộ chứng từ có giá trị từ 100.000USD trở lên việc kiểm tra
chứng từ phải được thực hiện qua 2 cán bộ làm việc độc lập.
b. Xử lý chứng từ:
• Trường hợp chứng từ không có sai sót
- Sau khi kiểm tra xong bộ chứng từ, thanh toán viên nhập các thông tin
cần thiết vào hệ thống để tạo thông báo kết quả kiểm tra chứng từ gửi cho
khách hàng. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ,
thanh toán viên lập điện thanh toán theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của ngân

hàng gửi chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc thông báo chấp nhận thanh
toán (đối với L/C trả chậm).
- Đối với L/C trả ngay, sau khi hoàn tất việc tạo điện và giấy báo nợ
kiêm hoá đơn VAT, thanh toán viên lưu trữ chứng từ, in các bản Draft của
mỗi loại chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên. Nếu các điều
kiện đã được đáp ứng, chứng từ lập chính xác, thanh toán viên ký lên các bản
Draft và chuyển cho giám đốc chi nhánh. Chứng từ sau khi phê duyệt được
chuyển về cho thanh toán viên phê duyệt trên máy tính lần 2. Sau khi phê
duyệt, các bản gốc của chứng từ được in ra và ký sau đó được lưu hồ sơ L/C.
- Đối với L/C trả chậm, chi nhánh theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp
nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của ngân hàng gửi chứng từ. Đối với L/C
thanh toán nhiều lần bằng vốn tự có của khách hàng thì trích một tỷ lệ ký quỹ
để thanh toán tương tứng với tỷ lệ thanh toán trên trị giá của L/C, phần còn lại
trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc tài khoản thích hợp. Trường
hợp thanh toán bằng vốn vay của ngân hàng thì số tiền ký quỹ sẽ được sử
dụng hết cho việc thanh toán lần đầu, phần còn lại sẽ ghi nợ tài khoản tiền vay
của khách hàng hoặc tài khoản thích hợp.

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 17


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- Các chứng từ sẽ được giao cho khách hàng sau khi đã hoàn tất các thủ
tục cần thiết.
• Trường hợp chứng từ có sai sót
- Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ
nếu kiểm tra thấy có sai sót về số lượng hoặc nội dung chứng từ phải lập điện
thông báo sai sót chứng từ và từ chối thanh toán đồng thời lập thông báo gửi

cho khách hàng đề chờ chấp nhận thanh toán. Các sai sót của bộ chứng từ
phải được thông báo đầy đủ trong lần thông báo đầu tiên, không được phép bổ
sung các sai sót.
- Sau khi hoàn tất việc tạo điện thông báo, bức điện được lưu và bản
Draft được in ra. Sau khi kiểm soát viên tiến hành các công việc kiểm tra cần
thiết, bản Draft được chuyển cho giám đốc chi nhánh phê duyệt và bản thông
báo gốc được gửi cho khách hàng.
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận thông báo sai sót
chứng từ của ngân hàng, khách hàng phải thông báo ngay quyết định của
mình hoặc chấp nhận sai sót và thanh toán L/C hoặc không chấp nhận và gửi
trả lại ngân hàng. Nếu sau 05 ngày khách hàng không có ý kiến coi như khách
hàng từ chối chứng từ, ngân hàng tiến hành xử lý toàn bộ chứng từ theo chỉ
dẫn của ngân hàng gửi chứng từ.
- Trong trường hợp khách hàng vay vốn của chi nhánh thì chi nhánh có
quyền chấp nhận hay không chấp nhận thanh toán bộ chứng từ có sai sót. Nếu
ngân hàng và khách hàng chấp nhận thì trình tự thanh toán như đối với chứng
từ không có sai sót.
6.

Tài trợ cho L/C nhập khẩu
a. Đối với L/C xác định tài trợ bằng vốn vay ngân hàng ngay từ khi phát

hành L/C
- Sau khi thanh toán, bộ phận tài trợ thương mại phải hạch toán vào tài
khoản treo, chuyển bản copy điện thanh toán và bản copy thư đòi tiền hoặc
điện đòi tiền cho các phòng kinh doanh ngay trong ngày làm việc. Các phòng
kinh doanh có trách nhiệm kết hợp với bộ phận kế toán tất toán tài khoản treo

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT


Trang 18


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
và hạch toán theo dõi khoản vay trong hệ thống INCAS trong cùng ngày làm
việc. Theo dõi việc thu nợ và thu lãi theo đúng qui định tín dụng hiện hành.
b. Đối với L/C thanh toán bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100%
- Ngay khi thanh toán L/C, nếu khách hàng không có đủ tiền để thanh
toán, bộ phận tài trợ thương mại phải thông báo ngay cho các phòng kinh
doanh biết để yêu cầu khách hàng ký khế ước nhận nợ vay bắt buộc. Trường
hợp khách hàng không chịu ký khế ước nhận nợ vay thì hạch toán vào tài
khoản treo và chuyển hồ sơ thanh toán L/C cho các phòng kinh doanh biết để
tất toán tài khoản treo và theo dõi khoản vay. Các phòng kinh doanh có trách
nhiệm theo dõi và thu nợ các khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng liên quan
đến tài trợ thương mại theo đúng qui định tín dụng hiện hành.
7.

Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu
- Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu được thực hiện khi L/C nhập khẩu

được huỷ bỏ, đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán hoặc hết
hạn, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ,
hoặc đóng hồ sơ do lỗi của ngân hàng. Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự
động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C.
- Khi khách hàng có nhu cầu tái sử dụng L/C và đã được các bên liên
quan bao gồm người yêu cầu mở L/C, người hưởng và ngân hàng phát hành
chấp nhận, chi nhánh có thể kích hoạt lại L/C, sửa đổi, theo dõi và sử dụng
L/C đó.
8.


Lưu trữ chứng từ:
Các chứng từ sau phải được lưu trong hồ sơ L/C:
- Hồ sơ mở L/C của khách hàng, các đơn xin mở L/C và sửa đổi L/C của

khách hàng.
- Bản gốc và bản Draft của L/C và sửa đổi L/C có đầy đủ chữ ký của các
cán bộ có thẩm quyền.
- Các bức điện giao dịch có liên quan và bản copy các phiếu điều chỉnh
bút toán (nếu có).

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 19


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- Bản copy toàn bộ chứng từ xuất trình theo L/C kèm hoá đơn chuyển
phát nhanh.
- Bản thông báo kết quả chứng từ của ngân hàng và chấp nhận thanh toán
của khách hàng, bản gốc điện thanh toán đính kèm với bản copy điện đòi tiền
và giấy báo nợ.
- Các giấy báo nợ tiền ký quỹ, tiền phí, tiền thanh toán L/C, thuế VAT…
- Tất cả các chứng từ phải được lưu trữ theo thứ tự ngày phát hành hoặc
nhận được chứng từ.
II.

Giải pháp sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán bằng L/C
nhập khẩu

1.


Lợi ích của chứng từ điện tử trong thanh toán
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, ngày càng

nhiều doanh nghiệp và tổ chức áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động
quản lý kinh doanh của mình. Đặc biệt những ngành như tài chính ngân hàng
càng phải nhanh nhạy với sự phát triển của công nghệ và ứng dụng. Hiện tại
dịch vụ ngân hàng qua internet (internet banking) đã có những bước phát triển
tương đối nhanh ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Với những ưu thế do
thương mại điện tử mang lại, việc mở rộng ứng dụng điện tử vào các nghiệp
vụ khác là cần thiết, đặc biệt là các nghiệp vụ tài trợ thương mại trong thanh
toán quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO và đang mở cửa dần dần
thì trường tài chính ngân hàng, càng có sự đồng bộ trong hoạt động của ngân
hàng trong nước và nước ngoài thì quá trình thanh toán càng đơn giản và
thuận tiện. Hiện tại các ngân hàng trên thế giới đang ngày càng quan tâm tới
việc xuất trình các chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế. Đây được coi là
phương thức thanh toán của tương lai không xa.
Ưu điểm nổi bật có thể thấy từ việc xuất trình các chứng từ điện tử là
về mặt thời gian. Việc thanh toán sẽ được thực hiện nhanh hơn rất nhiều với
chi phí rẻ hơn, ít sai sót hơn và có sự đồng bộ hơn giữa các hệ thống ngân
hàng. Thêm vào đó, sử dụng các chứng từ điện tử trong thanh toán sẽ thuận

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 20


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
tiện hơn rất nhiều cho khách hàng và cả ngân hàng khi tiến hành các giao
dịch, thủ tục qua mạng, tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Ưu điểm này

được thể hiện rõ trong bảng so sánh dưới đây:
Truyền

Sử dụng CT

thống

điện tử

Thời gian được thanh toán sau khi giao hàng

24 ngày

5 ngày

Chi phí liên quan đến L/C giá trị nhỏ hơn
250.000USD

750 USD

25 USD

Tỉ lệ có lỗi trong bộ chứng từ

80%

15%

Thời gian để xuất trình bộ chứng từ


6 giờ

1 giờ

Thời gian để kiểm tra bộ chứng từ

4 giờ

1 giờ

Đặc điểm so sánh

Nguồn: The eUCP for Letter of Credit, 2002, www.avgtsg.com
2.

Những điều kiện kỹ thuật
Để triển khai việc sử dụng các chứng từ điện tử trong thanh toán quốc

tế cần sự ứng dụng đồng bộ về phần cứng và phần mềm không chỉ của hệ
thống ngân hàng mà còn phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp tham gia
xuất nhập khẩu và các bên trung gian trong quá trình truyền gửi thông điệp dữ
liệu. Để đảm bảo các bên có thể xử lý được các chứng từ điện tử, trước hết
các bên liên quan phải có khả năng tạo, gửi, nhận và xử lý các chứng từ điện
tử. Đặc biệt trong hệ thống ngân hàng phải ứng dụng công nghệ hiện đại để
đảm bảo vấn đề an ninh và bảo mật. Các hình thức dữ liệu đối với các chứng
từ được sử dụng và qui định về các loại chứng từ được ở dạng thông điệp dữ
liệu cũng phải được qui chuẩn. Hiện nay với sự ra đời của eUCP (có hiệu lực
từ năm 2002) bổ sung cho UCP500, qui định về việc sử dụng các chứng từ
điện tử đã cung cấp một cơ chế, một qui tắc để các ngân hàng có căn cứ đầu
tư hệ thống phần cứng, phần mềm để xử lý chứng từ theo một qui tắc chung.

Cùng với sự ra đời của luật giao dịch điện tử và nghị định của chính phủ về

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 21


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
thương mại điện tử, khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử đã
được từng bước thiết lập. Tuy vậy, để có thể thực sự tiến hành điện tử hoá
hoàn toàn qui trình thanh toán quốc tế là vấn đề rất khó khăn, không thể tiến
hành ngay tại thời điểm hiện tại bởi ngoài hệ thống ngân hàng còn có sự tham
gia của các cơ quan và các bên thứ ba như hải quan, chính quyền cảng, bộ tài
chính với các vấn đề về thuế, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu,…
Với cơ sở hạ tầng như hiện tại chỉ có thể điện tử hoá một phần qui trình
giao dịch, thanh toán. Hiện tại ở ngân hàng Công Thương Việt Nam, tất cả
các công đoạn khởi tạo chứng từ đều được thực hiện trên hệ thống máy tính.
Khách hàng không phải điền thông tin vào các form mẫu có sẵn như trước
đây mà thông tin khách hàng sẽ được nhập vào hệ thống máy tính. Hệ thống
sẽ tự động trích lọc thông tin của khách hàng điền vào các trường còn trống
trong các chứng từ. Tuy vậy sau đó các chứng từ vẫn được in ra và lưu ở dạng
văn bản giấy có dấu của giám đốc. Công đoạn phê duyệt sẽ đơn giản hơn
nhiều nếu như những người có thẩm quyền có chữ ký số riêng. Khi đó việc
phê duyệt các chứng từ sẽ được thực hiện nhanh chóng qua mạng.
Hiện nay, cùng với eUCP cũng có nhiều chương trình khác đã ra đời
nhằm mục đích đẩy mạnh các dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử nói chung
và thanh toán quốc tế nói riêng. Một trong số đó là hệ thống Bolero.net và
SWIFT. Với hệ thống Bolero.net, việc sử dụng vận đơn điện tử trong thanh
toán đã trở nên tương đối đơn giản và an toàn, chỉ cần trở thành thành viên
của Bolero. Có rất nhiều ngân hàng và các tổ chức dịch vụ vận tải đã là thành

viên của Bolero. Việc gia nhập vào hệ thống này sẽ mang lại nhiều tiện ích
cho ngân hàng Công Thương trong quá trình đổi mới phương thức kinh
doanh.
3.

Những thay đổi trong qui trình thanh toán
Về cơ bản, qui trình thanh toán bằng L/C nhập khẩu kiểu truyền thống

và kiểu mới có sử dụng chứng từ điện tử không khác nhau nhiều. Đối với qui

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 22


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
trình thanh toán truyền thống, sau khi người bán đã tiến hành giao hàng sẽ
xuất trình bộ chứng từ theo qui định của L/C với ngân hàng thông báo (ngân
hàng của người bán). Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra bộ chứng từ và gửi
cho ngân hàng phát hành. Người mua tiến hành thanh toán với ngân hàng phát
hành và nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Còn trong qui trình thanh toán có sử
dụng các chứng từ điện tử, người bán có thể xuất trình bộ chứng từ điện tử
trực tiếp với ngân hàng phát hành mà không phải thông qua việc luân chuyển
bộ chứng từ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ quốc gia này sang
quốc gia khác. Do vậy, khi tiến hành các nghiệp vụ với L/C nhập khẩu, với tư
cách là ngân hàng phát hành, ngân hàng Công Thương chỉ cần quản trị mối
quan hệ với các bên tham gia trong hợp đồng mua bán quốc tế mà không nhất
thiết phải thông qua ngân hàng của bên xuất khẩu.
Khi xuất trình các chứng từ điện tử cho ngân hàng, người hưởng lợi
phải gửi kèm theo bộ chứng từ được qui định trong L/C một “thông báo hoàn

thành bộ chứng từ” để chứng tỏ rằng tất cả chứng từ đã được xuất trình và
ngân hàng có thể kiểm tra xử lý bộ chứng từ. Điều này cho phép người hưởng
lợi có thể xuất trình các chứng từ điện tử tại các thời điểm khác nhau. Đối với
ngân hàng, các chứng từ sau khi chuyển đến sẽ tự động được lưu trong hồ sơ
L/C trên máy chủ, đến khi nào nhận được thông báo hoàn thành bộ chứng từ,
ngân hàng sẽ bắt đầu kiểm tra xử lý bộ chứng từ. Trong giai đoạn đầu chuyển
giao sang sử dụng các chứng từ điện tử, ngân hàng sẽ phải chấp nhận xử lý bộ
chứng từ hỗn hợp, vừa có chứng từ bằng giấy vừa có chứng từ điện tử. Tuy
vậy đây không phải là một khó khăn lớn về phía ngân hàng.
Như đã phân tích, việc sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán quốc
tế sẽ trở nên đơn giản và an toàn hơn khi ngân hàng tham gia các hệ thống
quốc tế. Bolero đã cung cấp dịch vụ SURF có chức năng tự động xử lý các
chứng từ điện tử bao gồm vận đơn điện tử và các chứng từ khác trong thanh
toán như hợp đồng mua bán quốc tế, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT

Trang 23


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
xuất xứ, chứng nhận chất lượng,…. Với chức năng này, ngân hàng mở L/C sẽ
không phải đảm nhiệm công việc kiểm tra chứng từ, việc kiểm tra sẽ do
Bolero đảm nhiệm. Việc gửi các chứng từ điện tử sẽ thông qua hệ thống
Bolero. Nếu có sai sót, hư hỏng trong bộ chứng từ, Bolero sẽ thông báo để
người gửi tiến hành gửi lại bộ chứng từ, ngân hàng phát hành sẽ không phải
từ chối nhận các thông điệp có lỗi. Ngân hàng chỉ cần tiến hành các thủ tục
mở L/C và liên hệ với các bên liên quan để tiến hành thanh toán.

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT


Trang 24


Báo cáo thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
KẾT LUẬN
Qui trình thanh toán quốc tế luôn là mối quan tâm của không chỉ ngân
hàng mà tất cả các bên tham gia trong buôn bán quốc tế. Qui trình này càng
đơn giản, an toàn thì càng có tác dụng thúc đẩy thương mại quốc tế. Thanh
toán bằng L/C lâu nay được coi là một trong các phương thức đảm bảo thanh
toán an toàn nhất khi tiến hành mua bán với các đối tác nước ngoài. Tuy vậy,
việc thanh toán bằng L/C truyền thống có nhược điểm là phức tạp và mất khá
nhiều thời gian. Với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại điện tử,
không một tổ chức nào tham gia thương mại quốc tế lại bỏ qua cơ hội áp dụng
các phương thức mới hiện đại nhằm tăng hiệu quả làm việc của mình và tăng
sự thuận tiện trong giao dịch với khách hàng. Việc sử dụng các chứng từ điện
tử trong thanh toán bằng L/C nhập khẩu đối với các ngân hàng trong nước nói
chung và ngân hàng Công Thương nói riêng là một hướng đi mới và đã trở
thành xu thế hiện nay, khi mà các ngân hàng thế giới đã chấp nhận, nhanh
chóng áp dụng và tham gia các hệ thống tài trợ thương mại quốc tế liên ngân
hàng. Mặc dù còn nhiều khó khăn cần khắc phục về điều kiện cơ sở hạ tầng
và khung chính sách, việc tiến hành đổi mới dần dần là cần thiết. Đặc biệt
trong quá trình Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới và tiến hành mở
cửa tự do thị trường tài chính ngân hàng trong những năm sắp tới, càng nhanh
chóng bắt nhịp được với thế giới, chúng ta càng tránh được nguy cơ tụt hậu và
bị mua lại bởi các ngân hàng lớn. Đó là tiền đề để hệ thống ngân hàng Việt
Nam ngày càng lớn mạnh.

Sinh viên: Dương Thị Như Quỳnh - A8K43B - KTNT


Trang 25


×