Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích tác động lãi suất năm 2011 và dự báo năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.22 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia do Ngân
hàng Trung ương điều hành. Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín
dụng ngân hàng, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan , mà trực tiếp
là người gửi tiền và người vay vốn.. Nó có tác dụng rất lớn đối với việc tăng hoặc giảm
khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động
vốn và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát.
Lãi suất cao trong năm 2011 là một vấn đề thời sự trong nền kinh tế Việt Nam.
Trần lãi suất huy động vốn do NHNN quy định là 14%, cùng với đó lãi suất cho vay của
các NHTM liên tục phá trần, duy trì ở mức cao và chênh lệch lớn với lãi suất huy động.
Lãi suất cao được xem là lời giải hiện thời cho bài toán lạm phát và tỷ giá, nhưng câu
chuyện lãi suất cao cũng đặt ra nhiều bất cập trong ổn định kinh tế vĩ mô năm vừa rồi.m
Nhìn lại, Hiệp hội Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kêu gọi đồng thuận và ra
quyết định khống chế lãi suất tiền gửi lần lượt ở mức 11% (tháng 7/2010), 12%
(tháng 11/2010), 14% (tháng 12/2010) và cuối cùng là chế tài hóa đồng thuận theo Thông
tư số 02/NHNN/2011 ngày 3/3/2011. Nếu loại bỏ phần bù rủi ro tính lỏng ứng với kỳ
hạn thì thực chất đường cong lãi suất ngân hàng luôn có xu hướng dốc xuống từ năm
2009 đến nay, đặc biệt từ đầu năm 2010 tới nay.
NHNN sẽ giảm và giảm lãi suất như thế nào là chủ đề vẫn luôn nóng hổi trên
các mặt báo trong hai tháng đầu năm 2012. Nhiều phân tích được đưa ra, nếu lãi suất
giảm sẽ tác động thế nào đến tình hình lạm phát, cả nền kinh tế sẽ vận hành như thế nào.
Điều đó chứng tỏ lãi suất vẫn là bài toán lớn của kinh tế Việt Nam và tình hình kinh tế
Việt Nam trong năm nay phụ thuộc rất nhiều vào sự điều hành lãi suất nói riêng và chính
sách tiền tệ nói chung của Chính phủ. Nghiên cứu về thực trạng lãi suất ở Việt Nam năm
qua cũng như dự báo tình hình lãi suất năm tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mọi chủ
thể tham gia các hoạt động kinh tế, từ điều tiết kinh tế vĩ mô cho đến các bài toán vĩ mô.


Từ những lý do trên, chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích tác động lãi
suất năm 2011 và dự báo năm 2012” cho bài tiểu luận nhóm. Tiểu luận nghiên cứu về
lãi suất ở Việt Nam năm 2011 với mục tiêu giúp các chủ thể trong nền kinh tế có thể lựa
2


chọn phương án đầu tư tốt nhất trong thời gian tới của năm 2012. Tiểu luận tổng hợp và
phân tích các chỉ số kinh tế và các sự kiện liên quan đến lãi suất năm 2011, những thông
tin liên quan đến lãi suất trong 2 tháng đầu năm 2012 dựa trên nền tảng kiến thức chung
về lãi suất. Tiểu luận phân tích tác động của lãi suất năm 2011 tới nền kinh tế vĩ mô cũng
như từng doanh nghiệp, cá thể và đưa ra những dự báo về tình hình lãi suất năm 2012.
Tiểu luận gồm có 3 phần: phần I trình bày ngắn gọn những kiến thức cơ bản về lãi suất,
phần II phân tích thực trạng lãi suất năm 2011 ở Việt Nam dựa trên những kết quả đặt
được và những hạn chế từ đó rút ra nguyên nhân, phần III đưa ra dự báo về tình hình lãi
suất năm 2012.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Tổng quan về lãi suất
1. Khái niệm lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một khoảng thời
gian nhất định như ngày, tuần, tháng hay năm.
Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên
cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người
đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc
một số nhu cầu nào đó của người đi vay. Lãi suất được biểu hiện dưới dạng %. Lãi suất
cũng được xem là tỉ suất sinh lời mà người chủ sở hữu được thu từ khoản vốn cho vay.


2. Phân loại lãi suất
2.1. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
2.1.1 Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào
ngân hàng.
2.1.2 Lãi suất tiền vay ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng là
người cho vay. Đối với NHTW, lãi suất tiền gửi là chi phí và lãi suất cho vay là thu nhập
chủ yếu của ngân hàng.
2.1.3 Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết
khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán.
2.1.4 Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW cho các ngân hàng trung gian vay dưới
hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh
toán. Lãi suất tái chiết khấu do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ
từng thời kỳ và xu hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
2.1.5 Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay lẫn nhau.
Lãi suất này phụ thuộc vào cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi
phối bởi lãi suất tái chiết khấu của NHTW.
2.1.6 Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cở sở để ấn định mức
lãi suất kinh doanh của mình. Tại VN, lãi suất cơ bản do NHTCW công bố, áp dụng trên
4


đồng VN, được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng. Theo luật Dân
sự VN, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
2.2 Căn cứ vào giá trị của tiền lãi
2.2.1 Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói cách
khác là loại lãi suất chưa trừ đi tỉ lệ lạm phát
2.2.2 Lãi suất thực: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm
phát
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỉ lệ lạm phát
2.2.3 Lãi suất hiệu dụng

2.3 Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
2.3.1 Lãi suất cố định: là lãi suất được qui định cố định trong suốt thời hạn vay
2.3.2 Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định có thể lên xuống theo lãi suất thị trường
trong thời hạn tín dụng.
2.4 Căn cứ vào loại tiền cho vay
2.4.1 Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay nội tệ
2.4.2 Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay ngoại tệ
2.5 Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế
2.5.1 Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: lãi suất áp dụng cho các hợp đồng
trong quốc gia
2.5.2 Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng quốc tế

3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
3.1 Lãi suất với đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư là biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô và có mối quan hệ hai chiều với tăng
trưởng kinh tế. Có 3 yếu tố chính tác động đến đầu tư, trong đó lãi suất thực là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vì lã suất chính là chi phí cơ hội của đầu tư,
tỉ lệ nghịch với đầu tư.
3.2 Lãi suất với tiết kiệm và tiêu dùng:
Tiêu dùng là một cấu phần của tổng cầu. Tiết kiệm làm giảm tổng cầu nhưng đóng góp
trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Tỉ lệ tiêu dùng và tiết kiệm của một hộ gia đình
5


là không cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lãi suất. Lãi suất có mối quan
hệ cùng chiều với tiết kiệm và ngược chiều với tiêu dùng. Nếu lãi suất cao, người dân sẽ
dành tiền gửi ngân hàng, tăng tiết kiệm, tiêu dùng giảm, hay lãi suất được coi như chi phí
cơ hội của tiêu dùng.
3.3 Lãi suất với chỉ số giá tiêu dùng:
Lãi suất và CPI có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lãi suất thường tăng trong các thời kì

lạm phát cao và ngược lại. Gắn với NHTW, trong thời kì lạm phát cao, NHTW sẽ tăng lãi
suất tái chiết khấu đối với các NHTM, các NHTM giảm khoản tiền vay chiết khấu, cung
tiền giảm, làm giảm lạm phát và ngược lại.
3.4 Lãi suất với tỉ giá hối đoái:
nếu lãi suất nội tệ tăng nhanh hơn lãi suất ngoại tệ làm cho tỉ giá giảm, nội tệ lên giá và
ngược lại.
3.5 Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực
Do nguồn lực luôn khan hiếm, con người phải luôn phân bổ nguồn lực cho thật hiệu quả.
Tiền lương là giá của lao động, lãi suất là giá của vốn. Nếu giá của lao động cao hơn giá
của một đơn vị vốn thì sử dụng vốn có hiệu quả hơn lao động và ngược lại. Vậy, lãi suất
có vai trò phân bổ hiệu quả hai yếu tố đầu vào.
3.6 Lãi suất với hoạt động của NHTM:
Với chìa khóa là lãi suất, các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn
nhàn rỗi từ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để phân bổ đến nơi thiếu vốn. Để hoạt động hiệu
quả, NHTM phải đặt ra mức lãi suất huy động và cho vay hợp lí. Lãi suất cho vay phải
cao hơn lãi suất huy động để bù đắp chi phí và rủi ro. Một mức lãi suất cho vay hợp lí đủ
để bù đắp các chi phí rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả năng vay vốn của các doanh
nghiệp..sẽ giúp NHTW thu hút được nhiều khách hàng, góp phần vào quá trình phân bổ
nguồn lực hiệu quả cho nền kinh tế.

II. Đánh giá thực trạng lãi suất năm 2011
1. Khái quát tình hình lãi suất 2011
1.1 NHNN quy định trần lãi suất huy động vốn
6


Ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TTNHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND, với quy định: tổ chức tín
dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá)
của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới
mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định

lãi suất huy động vốn bằng VND không vượt quá 14,5%/năm.
Vậy là từ tháng 3, NHNN đã có những tín hiệu tuýt còi cho cơn bão phá trần lãi
suất của các NHTM. Có thể thấy rằng bằng những biện pháp quyết liệt của Chính phủ,
chúng ta đã nghiêm ngặt thực hiện được trần lãi suất huy động là 14% đến nay nhưng lãi
suất cho vay của các NH không hề giảm và còn duy trì ở mức quá cao 18% đến 20%,
thậm chí có trường hợp trên 20% và 24% đến 25%.
1.2. Lãi suất cho vay quá cao
Như đã chỉ ra ở trên, lãi suất cho vay của các NHTM trong năm qua duy trì ở mức
quá cao. Theo lý luận kinh tế, lãi suất cao chứng tỏ mức rủi ro lớn. Nhiều phân tích cho
rằng các NHTM lo ngại trước tình trạng nợ xấu nên mới ấn định các mức lãi suất như
vậy. Còn về phía các DN, họ vừa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn từ NH,
vừa phải oằn mình trả lãi NH. Không phải ngẫu nhiên mà trong năm vừa rồi có tới 50.000
DN ngừng hoạt động kinh doanh trong năm qua. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu các nguồn
vốn qua trung gian tài chính là các NHTM có được sử dụng hiệu quả.

2. Một số tác động của lãi suất trong năm 2011
2.1 Lãi suất giải quyết bài toán lạm phát và tỷ giá
Lãi suất được coi là một công cụ để chống lạm phát. Thứ nhất, lãi suất huy động
vốn cao có tác động kích thích người dân, các tôt chức gửi tiết kiệm, chuyển các đồng tiền
nhàn rỗi của mình vào NH. Thứ hai, lãi suất cho vay cao khiến không phải DN nào cũng
vay vốn NH được, xét trên khía cạnh nào đó thì đồng vốn có thể được sử dụng hiệu quả
hơn.
Lãi suất gửi tiết kiệm VND (14%) cao hơn hẳn lãi suất tương đương của các đồng ngoại
tệ (USD 2%) khiến cho đồng nội tệ có giá hơn, hạn chế được tình trạng “Đôla hòa” trong
dân.
7


Quy định trần lãi suất tiền gửi giúp NHNN có nhiều công cụ như tái cấp vốn, cho vay qua
đêm, nghiệp vụ thị trường mở để xử lý khi các NHTM có vấn đề

Lãi suất đang cõng trên lưng mình quá nhiều mục tiêu: vừa ổn định tỷ giá, vừa chống lạm
phát; thậm chí, còn góp phần phơi lưng những ngân hàng yếu kém để dọn đường cho một
phần của câu chuyện tái cơ cấu và ở một phương diện nào đó, là rào cản loại bỏ những
doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả; trong khi đó, lại muốn chúng ở mức thấp hơn nữa so
với thực tế để phục hồi sản xuất là điều không tưởng. Tuy nhiên lãi suất chỉ là giải pháp
tạm thời (cái được trong thời gian ngắn), và việc điều hành lãi suất năm qua của NHNN
có phát huy hiệu quả cao hay không.
2.2 Lãi suất cao nhưng các vấn đề kinh tế vĩ mô vẫn chưa được điều tiết tốt
Tiếp đến, chúng ta đề cập đến những mặt chưa được của tình hình lãi suất năm
2011. Lãi suất cao có tác dụng huy động vốn, như đã phân tích, giúp các NH luôn chủ
động hơn trước vấn đề thanh khoản. Đầu năm lãi suất huy động của các NHTM là 17%20%, sau đó tháng 3 NHNN quy định trần lãi suất là 14%. Quy định này khiến tất cả các
NHTM gần như có chung lãi suất huy động tháng, giúp các NH kém có khả năng huy
động vốn cao hơn. Mục đích là vậy, nhưng thực tế, khả năng thanh khoản của các NH
không cải thiện được trong khi vẫn có trường hợp lấy vốn quá ngắn hạn cho vay trong dài
hạn và hàng loạt trường hợp lách quy định để tìm vốn của một số NHTM.
Về giải quyết vấn đề lạm phát, năm 2008, để thắt chặt tiền tệ chống lạm phát,
thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện lãi suất huy
động vốn phải thực dương (cao hơn mức lạm phát dự kiến), nhưng yêu cầu này thiếu nhất
quán là quy định mức lãi suất huy động vốn không được vượt quá 12%/năm, trong khi
mức lạm phát thực tế chỉ qua ba tháng đầu năm 2008 đã lên tới 9,2%.
Từ tháng 3 năm 2011, NHNN quy định trần lãi suất huy động là 14%, nhưng thực tế nó
thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lạm phát năm là 18.36%.
Lãi suất cho vay của các NHTM quá cao chứng tỏ rủi ro của thị trường lớn. Sự bất
ổn của hệ thống tín dụng còn được thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng có lúc lên đến
25%- 30%.

3. Nguyên nhân
8



Để tìm ra nguyên nhân cho những bất cập trong bài toán lãi suất nói riêng và phát
triển kinh tế nói chung, chúng ta cần phải ra soát lại hoạt động của các NHTM.
Vì sao nhiều NH phải lách luật để huy động vốn? Vì sao năm nay NHNN phải chia nhóm
ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo Chỉ thị 02/CT? Do đâu mà các NH luôn phải đề
phòng cao mà tỷ lệ nợ xấu vẫn cao?
Các nguồn vốn cho vay của NH phần nào vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Hoạt
động tín dụng chưa thực sự tốt, nhiều đồng vốn chạy lạc dòng. Thêm vào đó, sự đóng
băng của thị trường Bất động sản cũng như những sụt giảm của thị trường Chứng khoán
năm vừa rồi cũng là nguyên nhân làm nhiều NH khó khăn trong hoạt động tín dụng.
Theo thông lệ quốc tế, lãi suất cho vay thường chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn từ
2%-2,5% là NH đã có lời. Thế nhưng, tại Việt Nam, các NH đồng loạt huy động vốn với
lãi suất 14%/năm từ nhiều tháng nay nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn ở mức
20%/năm trở lên, cao hơn lãi suất đầu vào 6%/năm. Việc điều hành lãi suất của nước ta
còn mang nhiều tính hành chính. Văn bản chỉ đạo về lãi suất chưa đồng bộ, thiếu tính tiên
liệu NHNN tự làm khó mình trong việc điều hành.
Tóm lại, trong vận hành của nền kinh tế các nhân tố đều có mối liên hệ chặt chẽ,
tác động mạnh lẫn nhau, lãi suất trở thành nỗi ám ảnh trong năm 2011 là do hàng loạt
những bất cập trong mọi lĩnh vực từ lạm phát, hoạt động của các NHTM, thị trường Bất
động sản, Thị trường Chứng khoán, hiệu quả sử dụng đồng vốn trong kinh doanh…

III. Dự báo tình hình lãi suất năm 2012
1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế năm 2012
1.1. Tình hình kinh tế trong nước
Năm 2012 quyết tâm của Chính phủ về việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm
phát, chính sách tiền tệ vẫn theo hướng chặt chẽ nhưng chủ động hơn để phục vụ cho hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Nghị quyết 11 BCH TƯ Đảng đặt ra chỉ tiêu lạm phát năm 2012
dưới 10% , tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng từ 6%- 6.5%. NHNN cũng tuyên bố chủ
trương giảm lãi suất trong năm 2012 này.

9



Về thị trường tín dụng tháng 2, 2012 NHNN đã phân loại chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng trong Chỉ thị 02/CT. Việc phân loại này sẽ căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng
kiểm soát và chất lượng quản lý hoạt động của ngân hàng. Việc NHNN phân nhóm và
giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ lành mạnh hóa thị trường lãi suất.
Và theo định hướng ưu tiên của Chính phủ, việc tập trung cho sản xuất và giảm tăng
trưởng tín dụng , giảm cung tiền sẽ là một cơ sở tốt để giảm lạm phát. Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 1 /2012chỉ tăng khoảng 1% so với tháng trước. Lạm phát so với cùng kì
năm trước đã giảm tốc còn 17.27 % , là mức thấp nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.
Theo dự đoán của các nhà kinh tế, lạm phát đang giảm dần.
Về tâm lý đầu tư của người dân, với những ảm đạm của của thị trường Bất động sản
và thị trường Chứng khoán năm qua thì gửi tiền vào NH với lãi suất 12% vẫn là lựa chọn
an toàn và có lãi.
2.2. Tình hình thế giới
Năm 2011, kinh tế thế giới sau hơn hai năm lâm vào suy thoái đã phục hồi trở lại
nhưng không vững chắc, và không đồng đều giữa các khu vực. Khủng hoảng nợ công ở
khu vực đồng Euro lan rộng, nợ công ở nhiều nền kinh tế chủ chốt tăng cao tới mức nguy
hiểm. Đồng đô-la Mỹ biến động mạnh, giá vàng tăng. Những diễn đó tác động không nhỏ
tới diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước cộng hưởng với những yếu kém nội tại làm cho
bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2011 không mấy sáng sủa.

2.Dự báo tình hình lãi suất năm 2012
Việc giảm lãi suất hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lạm phát, sức khỏe
thanh khoản của các NH,…. Nhưng theo dự báo chung, trần lãi suất huy động vốn sẽ duy
trì trong quý 1 và quý 2 là 14% sau đó giảm dần đến 10% và lãi suất cho vay sẽ giảm
xuống mức 14.5% đến 17%.
Thứ nhất, giảm lãi suất là định hướng của Chính phủ. Trong thông điệp đầu xuân
với báo giới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phát đi thông điệp, lãi suất có thể giảm về
mức 10% nếu như đảm bảo 2 điều kiện cần và đủ: Lạm phát về mức 9 – 9,5%, đồng thời

khắc phục được tình trạng thanh khoản yếu.

10


Thứ hai, theo hướng tích cực nhất có thể thì về lâu dài lạm phát năm 2012 sẽ có xu
hướng giảm dần ,theo ông Lou Pagnutti- Chủ tịch Ernst & Young khu vực Châu Á Thái
Bình Dương tỷ lệ lạm phát Việt Nam trong năm 2012 được dự báo ở mức 11,5%. Lạm
phát giảm thì không có lý do gì chúng ta phải duy trì lãi suất ở mức cao. Nếu tình hình tốt,
chúng ta còn có thể đạt được mức lãi suất thực dương.
Thứ ba, Doanh nghiệp và nền kinh tế không chấp nhận ngân hàng tiếp tục “túc tắc”
với lộ trình giảm lãi suất. Xã hội đòi hỏi ngành ngân hàng phải là động lực cho nền kinh
tế. Không chỉ đưa ra mức lãi suất phù hợp, ngân hàng thông qua các hoạt động cho vay,
nếu kiểm soát chặt chẽ, làm nghiêm túc sẽ là “bà đỡ” cho các dự án tốt, doanh nghiệp làm
ăn hiệu quả.
Thứ tư, theo các chuyên gia, mặc dù lạm phát đang trong xu hướng giảm dần bởi
chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng vẫn tồn tại tình trạng ngân hàng vượt trần lãi suất, thiếu
thanh khoản và nợ xấu nên bây giờ vẫn chưa phải là lúc vội vàng “ép” lãi suất giảm
xuống ngay lập tức nếu không thị trường sẽ bị bóp méo, các nhà đầu tư trong và ngoài
nước sẽ quan ngại và có thể làm sụt giảm thanh khoản đột ngột bất cứ lúc nào.
Vì vậy mà trần lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của các NHTM sẽ giảm trong năm
nay, tuy nhiên không phải ngay bây giờ mà sẽ đặt con số 10% trần lãi suất huy động sau
hai quý ổn định.

11


PHẦN III: KẾT LUẬN
Năm 2011 đánh dấu ngưỡng cao nhất của mức trần lãi suất huy động do NHNN
quy định từ tháng 3 là 14%, sau đó mức cao chưa từng có của lãi suất tín dụng của các

NHTM. Trong tạm thời, lãi suất được xem như công cụ giảm lạm phát và điều chỉnh tý
giá. Tuy nhiên những bất cập trong hoạt động NH cũng như những mục tiêu khó đạt được
trong phát triển kinh tế có một phần tác động không nhỏ từ tình trạng lãi suất cao.
Lãi suất trong năm 2012 được dự báo là sẽ giảm mà đích đến là con số mà Chính
phủ đưa ra 10% cho trần lãi suất huy động. Đó là mục tiêu dựa trên định hướng phát triển
của Chính phủ, sự hợp lý của thị trường cũng như nhau cầu của các Doanh nghiệp. Tỷ lệ
lạm phát cũng sẽ giảm, nhưng lãi suất thực dương là điều khó thành hiện thực. Mới đây
NHNN vừa ra chỉ thị phân loại chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được xem là giải pháp mạnh
tay đầu tiên trước vấn đề lãi suất năm qua.
Đứng trước những khó khăn và thách thức từ nhiều phía, Chính phủ đã coi việc
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm.
Do vậy xuyên suốt năm 2011 Chính phủ đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong đó
có ảnh hưởng lớn nhất là việc áp trần lãi suất. Điều này đã có những tác động không nhỏ
đến nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là sự thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân
hàng và sự đình trệ trong sản xuất của các doanh nghiệp. Để nguồn vốn đầu tư đến tay
được nhiều chủ thể kinh tế và được sử dụng hiệu quả hơn, rõ ràng lãi suất cho vay của các
ngân hàng phải giảm, đi đôi với nó lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng giảm. Trên lý thuyết có
thể dùng lãi suất để làm giảm tỷ lệ này nhưng thực tế lãi suất huy động cao cũng không
giải quyết được vấn đề này như tình hình ở Việt Nam năm 2008 và năm 2011.
Việc giảm lãi suất cũng không thể tiến hành trong ngày một ngày hai, mà cần phải
có từng bước đi an toàn. Trước mắt trong quý 1 trần lãi suất huy động vẫn duy trì là 14%,
sau đó sẽ giảm dần, trong trường hợp đến quý 3 mà trần lãi suất chưa thể giảm thì mục
tiêu của Chính phủ khó mà đạt được. Khi đó nền kinh tế Việt Nam sau 2012 sẽ gặp nhiều
khó khăn hơn nữa.
12


Tài liệu tham khảo
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Quý III
năm 2011

2. PGS, TS. Nguyễn Thị Mùi, Nhìn lại việc điều hành lãi suất của NHNN năm 2011
và những vấn đề đặt ra cho năm 2012, trang 27-30, Tạp chí Thị trường Tài chính
Tiền tệ, số 3+4 (348+349) tháng 2/2012.
3. Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong- Viện nghiên cứu Kinh tế- xã hội: bài phỏng vấn “
Khủng hoảng ngân hàng”, trang 27-28, tạp chí Kinh tế cuối tuần, 15/01/2012
4. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước, bài phỏng vấn với
phóng viên Anh Tú, “ Hạ lãi suất cần có quá trình”, trang 3, báo Người lao động,
14/01/2012
5. VnEconomy,

Hoạt

động

ngân

hàng

2011:

Được



chưa

được

/>6. Phí


Đăng

Minh,

Lãi

suất

cao

không

chống

/>option=com_content&task=view&id=12987&Itemid=134
7. />
13

được

lạm

phát,



×