Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vai trò tác động trở lại của ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.14 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
(PHẦN 1)

TÊN ĐỀ TÀI

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC
VÀ VAI TRÒ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:TS LÊ QUANG QUÝ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ QUỲNH NHƯ
LỚP: KT15A2
MSSV: 15510201083

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,THÁNG 11 NĂM 2015


A.GIỚI THIỆU
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị.
Thực hiện những chủ trương và chính sách nhất quán về hội nhập quốc tế, Việt
Nam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác; chủ động tham gia
và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là trong ASEAN và Liên
Hợp Quốc. Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt,một mốc


quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta. Với sự kiện này, nước ta
đứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi mỗi người dân phải có trách
nhiệm hơn với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân dân ta là chủ thể của hội
nhập, được hưởng những thành quả của hội nhập. Dân có giàu thì nước mới mạnh.
Từ đó cho thấy vai trò của mỗi con người ngày càng to lớn, góp phần không nhỏ
trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhưng làm thế nào để con người có thế nhận
thức được đầy đủ,chính xác về thế giới và biết cách cải tạo nó phục vụ cho công
cuộc đổi mới đất nước cũng như hoạt động kinh tế của con người rõ ràng là một
vấn đề phức tạp.
Sau một thời gian học tập và rằng luyện tại trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ
Chí Minh, được giảng dạy bộ môn”Những NLCB của CN Mac Lenin “,được tìm
hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa MácLenin,một phần câu trả lời đã được tìm thấy…,tôi hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, cũng như hiểu hơn về vai trò tác động qua lại của ý thức, để rồi
hôm nay cùng đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của mình về nó


B.NỘI DUNG:
1/ Khái niệm vật chất và ý thức:
a/ Vật chất:
Vật chất là là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.Đó là một phạm trù rộng và
khái quát nhất , không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường
dùng trong các lỉnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày .
VD: Thales (624-547 trước Công nguyên) coi vật chất là nước
Đây là định nghĩa khoa học nhất , hoàn chỉnh nhất về vật chất của V.I.Lênin
trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Định nghĩa
trên đã đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý
thức bất kể sự tôn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được

-Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
lên giác quan của con người.
- Cảm giác, ý thức, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất lên con người, tức con
người có khả năng nhận thức được vật chất, thực tại khách quan..
Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “thực tại khách quan” , “tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”, đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và
cái gì không phải là vật chất


b/Ý thức:
Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bản
chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích
cực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt
động thực tiễn.Chính vì vậy,không thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứng
nhác, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có
trước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới vật chất
VD: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng….
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan . Điều đó có nghĩa là
nội dung của ý thức là do thế giới khách quan qui định , nhưng ý thức là hình ảnh
chủ quan , là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý , vật chất như
chủ nghĩa duy vật bình thường quan niệm.
Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan , củng có nghĩa
là ý thức là sự phản ánh tư giác , sáng tạo thế giới .Tính năng động sáng tạo của ý
thức thể hiện ở việc con người thu nhận thông tin,cải biến thông tin trên cơ sở cái
đã có ,ý thức sẽ tạo ra tri thức mới về vật chất . Ý thức có thể tiên đoán , tiên liệu
tương lai , có thể tạo ra những ảo tưởng , nhữnghuyền thoại , những giả thiết khoa
học …. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan .
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người ,song đây là
sự phản ánh đặc biệt –phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới . Quá
trình ấy diển ra ở 3 mặt :sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh ,

mô hình hoá đối tượng trong tư duy hình ảnh tinh thần và chuyển vào mô hình hoá
từ tư duy ra hiện thực khách quan hay gọi là hiện thực hoá mô hình tư duy-đây là
giai đoạn cải tạo hiện thực khách quan . Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho
rằng ý thức không phải là hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là hiện tượng


xã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiển lịch sử xã hội , phản ánh những quan hệ xã hội
khách quan . Đây chinh là bản chất xã hội của ý thức .
Quan điểm Mác xit cho rằng vật chất quyết đinh ý thức , ý thức là sản phẩm
của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc của con người . Bộ óc con người
cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc –đó là nguồn gốc tự nhiên của ý
thức .
Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý
thức là lao động và thực tiển của xã hội .
Từ những phân tích sau,ta thấy được những nội dung cơ bản của ý thức:


Thứ nhất: Bản chất của ý thức là sự phản ánh thực tại khách quan trên cơ sở
hoạt động thực tiễn, có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được phản ánh (vật
chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.



Thứ 2: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản
thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được
cải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ
cải biến đến đâu là do chủ thể.




Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo: Tích cực chủ động là
con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác
động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức
để

cải

tạo

thế

giới

khách

quan

theo

mục

đích

của

mình.

VD: -Đổ dấm vào đá, đá sủi bọt .
-Cho sắt vào nước thì sắt rỉ
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến

được xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói:
con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp.


VD: -Nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ
bản là 1 nước công nghiệp
-

Thiết kế nhà làm sao cho đẹp

2/Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước vật chất có
sau,ý thức quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên quan
điểm của họ chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh
thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành
nguồn gốc tự nhiên . Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động
thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát
triển của ý thức . Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình
thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để xem xét mối quan hệ này.
Từ đó khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý
thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người .
VD :Trong đời sống xã hội có câu: : thực túc, binh cường, có thực mới vực được
đạo.
- Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất
cao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.



-Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản
ánh thế giới khách quan.
- Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới
vật chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất
quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
- Vật chất quyết định sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái
được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi
theo
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
a/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS
hoạt động nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách
quan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan
điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.
b/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện
thực khách quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan.
Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật
phải tôn trọng chính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự
vật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
c/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ
cái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là phát
huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
d/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức
luận. Ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)


Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như

đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu
tố vật chất, yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng
động , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại
nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì sẽ rơi
vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa
trên lực lượng sản xuất.
4/Sự tác động trở lại của ý thức và vai trò:
+Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức . Cả ý
thức thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội
nhất định . những ước mơ phong tục, tập quán , thói quen nầy nẩy sinh trên những
điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiển xã hội –lịch sử . Chủ nghĩa xã hội khoa
học đời củng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiên đề về kinh tế chính trị xã
hội, về khoa học tự nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư tưởng , văn hoá nhân loại cùng
với thiên tài của cácmác và Ăngghen .
+Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập
tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh
tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si
thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người ,cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ
nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.


->Tóm lại: Quan hệ vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện
chứng qua lại, trong đó vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực
tiễn thông qua hoạt động nhận thức của con người.
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn
nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua
hoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có

hoạt động thực tiễn , ý thức của Đảng được nâng cao và đã đề ra đường lối đổi mới
và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986
là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật
chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ,
nhằm nâng cao ý thức của con người.
*Vai trò của sự tác động lại của ý thức:
Là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế
hoạch, ý chí biện pháp hoạt động của từng người. Cho nên trong điều kiện khách
quan nhất định ý thức – tư tưởng trở thành nhân tố quan trọng có tác dụng quyết
định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại. Dựa trên
các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác
định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến
vật chất theo hai hướng chủ yếu:


Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì
sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.




Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của
con người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó sẽ kìm hãm sự phát
triển của vật chất.
VD: Trong những năm 1976-1980 trên thực tế chúng ta chủ trương đẩy

mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết đó là lực lượng
sản xuất còn nhỏ bé , chưa phát triển , còn chủ yếu là sản xuất nhỏ , lạc hậu , kinh
tế hàng hoá chưa phát triển . Chúng ta chỉ muốn đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội mà không tính đến điều kiện thực tế
của đất nước lúc bấy giờ dẫn đến chủ trương không thành công .
Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là ý thức
của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện thực.
Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất,
nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác
động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt
đầu từ khâu:
- Nhận thức cho được quy luật khách quan,
- Biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan,
- Phải có ý chí,
- Phải có phương pháp để tổ chức hành động.
Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về:
- Bản chất quy luật khách quan của đối tượng,


- Trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháp
hoạt động phù hợp.
Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hhiện tổ
chức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra.
Ở đây ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành
công khi phản ánh đúng thế giới khách quan. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai sự
thật khách quan thì sẽ dẫn đến sai lầm và thất bại.Vì vậy phải phát huy tính năng
động và sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo
thế giới khách quan.
Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan của ý thức
là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu như thế
giới vật chất và những quy luật của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý
thức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ
thực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của

mình.
Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy
ảo tưởng thay cho hiện thực thì tôi hay bạn, chúng ta sẽ rơi vào không tưởng và
duy ý chí.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định
chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và
suy cho cùng, dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật
chất


Ví dụ 1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000 0C thì con
người tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ
chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
Ví dụ 2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại
hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị
trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn.
Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động
thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan.
VD. Nhà máy sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc
không khảo sát thực tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ
và rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đã
không sử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.
C.KẾT LUẬN:
Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm,
là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, biết
tạo điều kiện và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng
thành hiện thực.
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi đất nước ta phải có sự đổi
mới để bắt kịp các nước khác. Vai trò mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý

thức ngày càng trở nên to lớn. Mỗi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
phải xuất phát từ thực tế khách quan của đất nước và phù hợp quy luật . Chúng ta
biết rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người cải
tạo thế giới . Do đó càng nắm bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầy


đủ trung thực và xử lý các thông tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thế
giới càng hiệu quả .Đồng thời cần thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lực
nhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của thế giới khách quan.
Đảng ta đã rút ra từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức , cũng
như từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách
mạng nước ta. Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất
nước . Hiện nay , trong tình hình đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ở
nước ta đòi hỏi Đảng phải không ngừng phát huy sự hiệu quả lãnh đạo của mình
thông qua việc nhận thức đúng , tranh thủ đươc thời cơ do cách mạng khoa học
công nghệ ,do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đem lại ,đồng thời xác định rỏ
những thách thức mà đất nước ta sẽ phải đối mặt và vượt qua. Nhận thức đúng
đắn về thế giới,biết tôn trọng quy luật khác quan, áp dụng hợp lý vào thực tiễn sẽ
giúp con người ta thực hiện chính xác và không ngừng phát triển trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin(nhà xuất bản

2.
3.

chính trị quốc gia)
Web: 123doc.org

Web: Myweb.pro.vn



×