Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.42 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

QUÁCH THỊ KIM NGÂN

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
CỦA CÁC DÒNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

QUÁCH THỊ KIM NGÂN

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
CỦA CÁC DÒNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. DƯƠNG THÚY YÊN

2012




TÓM TẮT
Đề tài “Đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii de Man, 1879)” đã được thực hiện và đây là một phần của đề tài
gia hóa và chọn lọc tôm càng xanh bố mẹ phục vụ sản xuất giống ở Đồng
Tháp. Từ nguồn vật liệu ban đầu là các dòng tôm càng xanh tự nhiên trong
nước có phân bố trên các sông tại 4 tỉnh Đồng Nai, Long An, Cần Thơ và Cà
Mau, nghiên cứu đã đánh giá các dòng tôm thông qua một số đặc điểm hình
thái học là tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng, đặc điểm tỷ lệ chiều
dài đầu ngực và chiều dài thân (C1/SL và C2/SL. Kết quả cho thấy các dòng
tôm đều có hệ số tăng trưởng lớn hơn 3 và hệ số tương quan chiều dài và khối
lượng rất cao (~1). Khi phân tích tỷ lệ C1/SL và tỷ lệ C2/SL kết quả cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các dòng tôm về các tỷ lệ này
(p<0,05), trong đó dòng tôm Đồng Nai đã thể hiện ưu điểm về ngoại hình do
có tỷ lệ C1/SL và C2/SL nhỏ hơn các dòng khác. Trong quá trình phát triển
của tôm có sự thay đổi về tỷ lệ phần đầu ngực và phần thân (C1/SL và C2/SL),
có sự khác nhau về các tỷ lệ này giữa các dòng tôm khi so sánh trong cùng
một nhóm khối lượng, giá trị C1/SL có xu hướng tăng dần theo nhóm khối
lượng nhưng giảm ở C2/SL. Tôm đực và tôm cái trong cùng một dòng khác
nhau không có ý nghĩa về tỷ lệ C1/SL nhưng lại có ý nghĩa ở tỷ lệ C2/SL.
Tôm có mang trứng không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Tôm Đồng
Nai là một dòng tôm tốt tuy nhiên cần nuôi các dòng tôm trên trong cùng điều
kiện môi trường để có thể nhận định lại so với kết quả ban đầu, kết hợp với
các nghiên cứu khác như cho sinh sản nhân tạo cũng như ương nuôi các dòng
tôm này qua nhiều thế hệ sẽ chọn lọc được dòng tôm tốt phục cho công tác
nâng cao chất lượng giống tôm càng xanh trong tương lai.

i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
các cán bộ giảng viên Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ trong thời qua
đã tận tình giảng dạy, giúp tôi học tập và nâng cao kiến thức.
Xin cảm ơn cán bộ hướng dẫn của tôi là cô Dương Thúy Yên trong thời gian
qua đã tận tình quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện để
có thể hoàn thành tốt đề tài.
Đây là một phần trong đề tài cấp tỉnh của thầy Trần Ngọc Hải, vì thế xin cảm
ơn thầy đã tạo điều kiện cho tôi có thể thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn anh Trần Minh Nhứt và bạn Trần Thành Trân đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thu mẫu tại các tỉnh. Cảm ơn anh Ung Hữu Em và các bạn cùng lớp.
Và cuối cùng là gia đình của tôi đã động viên, tạo điều kiện cho tôi có thể
hoàn thành khóa học này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả!

ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT.......................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................vi
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................1
1.1 Giới thiệu............................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài....................................................................2

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh.................................................3
2.1.1 Phân loại và hình thái..................................................................3
2.1.2 Phân bố.......................................................................................4
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh.......................................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản.......................................................................6
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố môi trường ..........................7
2.2 Đặc điểm vùng địa lý trong phạm vi nghiên cứu .................................9
2.2.1 Đồng Nai ....................................................................................9
2.2.2 Long An......................................................................................9
2.2.3 Cần Thơ....................................................................................10
2.2.4 Cà Mau .....................................................................................10
2.3 Các công trình nghiên cứu trong chọn lọc giống tôm càng xanh ở Việt
Nam ........................................................................................................11
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................13
3.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................13
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................14
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................16
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................17
4.1 Kết quả thu mẫu ................................................................................17

iii


4.2 Đặc điểm tương quan chiều dài (TL) và khối lượng (WT) của các dòng
tôm càng xanh ...................................................................................18
4.2.1 Tương quan chiều dài (TL) và khối lượng (WT) của các dòng
tôm ....................................................................................................18

4.2.2 Tương quan chiều dài (TL) và khối lượng (WT) của các dòng tôm
càng xanh theo giới tính.....................................................................20
4.3 Đặc điểm tỷ lệ chiều dài đầu ngực và chiều dài thân (C1/SL và C2/SL)
của các dòng tôm càng xanh....................................................................21
4.3.1 Tỷ lệ C1/SL và C2/SL giữa các dòng tôm .................................21
4.3.2 Tỷ lệ C1/SL và C2/SL của các dòng tôm theo từng nhóm khối
lượng .................................................................................................21
4.3.3 Tỷ lệ C1/SL và C2/SL của các dòng tôm theo giới tính.............23
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................26
5.1 Kết luận...........................................................................................26
5.2 Đề xuất............................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................27
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Chỉ tiêu phân loại mẫu tôm theo nhóm khối lượng ........................14
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu chiều dài và cách đo...................................................15
Bảng 4.1 Kết quả thu mẫu và phân loại theo nhóm khối lượng và giới tính ..17
Bảng 4.2 Chiều dài và khối lượng trung bình (± độ lệch chuẩn) và khoảng dao
động (thấp nhất-cao nhất) của các dòng tôm.................................................18
Bảng 4.3 Hệ số của phương trình tương quan chiều dài tổng và khối lượng
của các dòng tôm càng xanh ........................................................................19
Bảng 4.4 Hệ số của phương trình tương quan chiều dài tổng và khối lượng của
các dòng tôm khi loại tôm trứng ..................................................................20
Bảng 4.5 Hệ số của phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của các
dòng tôm theo giới tính ................................................................................20
Bảng 4.6 Tỷ lệ C1/SL và C2/SL của các dòng tôm .......................................21

Bảng 4.7 Tỷ lệ C1/SL của các dòng tôm theo nhóm khối lượng ...................22
Bảng 4.8 Tỷ lệ C2/SL của các dòng tôm theo nhóm khối lượng ...................23
Bảng 4.9 Tỷ lệ C1/SL của các dòng tôm theo giới tính.................................23
Bảng 4.10 Tỷ lệ C2/SL của các dòng tôm theo giới tính ...............................24

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) ..........3
Hình 2.2 Vòng đời của tôm càng xanh...........................................................5
Hình 3.1 Bản đồ thể hiện địa danh thu mẫu ..................................................13
Hình 3.2 Cân khối lượng của tôm.................................................................15
Hình 3.3 Đo chiều dài chuẩn của tôm ...........................................................15
Hình 3.4 Miêu tả cách đo tôm càng xanh......................................................16
Hình 4.1 Tương quan chiều dài và khối lượng tôm càng xanh dòng Đồng Nai
.....................................................................................................................19
Hình 4.2 Tương quan chiều dài và khối lượng tôm càng xanh dòng Long An
.....................................................................................................................19
Hình 4.3 Tương quan chiều dài và khối lượng tôm càng xanh dòng Cần Thơ19
Hình 4.4 Tương quan chiều dài và khối lượng tôm càng xanh dòng Cà Mau 19

vi


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) từ lâu đã trở thành một trong
những đối tượng thủy sản quan trọng do có kích cỡ lớn, thịt ngon và có giá trị

kinh tế cao. Tôm có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sau đó di
nhập sang nhiều nước trên thế giới. Trong tự nhiên tôm phân bố rộng chủ yếu
ở vùng Tây-Nam Châu Á Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là nước có
tôm càng xanh phân bố ngoài tự nhiên nhiều nhất (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Ở Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nuôi tôm càng
xanh của cả nước, phổ biến ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh
Long…với nhiều mô hình khác nhau như nuôi lồng, nuôi đăng quầng, đặc biệt
là nuôi trong ruộng lúa. Sản lượng tôm có sự tăng cao qua các năm: đạt hơn
10.000 tấn năm 2002, tăng 3000 tấn so với năm 1990 (Phuong et al., 2003).
Bên cạnh sự phát triển của nghề nuôi tôm càng thì vấn đề về giống và nguồn
tôm bố mẹ tốt vẫn còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Nghề nuôi tôm
càng xanh đã phát triển từ lâu, cho sản xuất giống thành công và được ương
nuôi với nhiều mô hình khác nhau nhưng phần lớn nguồn giống vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào lượng giống ngoài tự nhiên và nguồn lợi về tôm giống và tôm
bố mẹ trong tự nhiên hiện nay cũng đã suy giảm nhiều (Wilder et al., 1999;
Trích bởi Đinh Thế Nhân và ctv, 2009). Tôm càng xanh nuôi hiện nay có
nhiều dấu hiệu suy thoái về mặt di truyền như dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp,
tăng trưởng chậm, sự phân đàn lớn, tỷ lệ con cái cao hơn con đực và tỷ lệ phần
cơ ít đi (Đinh Hùng và ctv, 2011). Vì vậy việc nâng cao chất lượng con giống
cũng như nguồn tôm bố mẹ là 1 vấn đề cần thiết hiện nay đang được các nhà
quản lý cũng như chính quyền địa phương quan tâm. Gần đây một số công
trình nghiên cứu đã được công bố nhằm lựa chọn và nâng cao chất lượng
giống trên tôm càng xanh được thực hiện ở Việt Nam như Nguyễn Minh
Thành và ctv (2009), Thanh (2009), Đinh Hùng và ctv (2011)…Các nghiên
cứu này đều chọn vật liệu ban đầu là dòng tôm trong nước và ngoài nước, sau
đó tiến hành lại tạo và chọn lọc. Tuy nhiên Đinh Thế Nhân và ctv (2009) cho
rằng khi sử dụng nguồn tôm được di nhập từ các nước khác nên xem xét lại
các yếu tố thích nghi của các dòng tôm này trong điều kiện tại địa phương.
Chính vì lý do trên cần có thêm các nghiên cứu chọn giống tôm càng xanh dựa
trên nguồn vật liệu ban đầu là các dòng tôm có nguồn gốc khác nhau trong

nước, trong đó đánh giá hình thái là bước đầu tiên cần phải thực hiện. Từ ý
tưởng trên, đề tài: “Đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879)” đã được tiến hành.

1


1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá chất lượng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) phân bố ở
những vùng địa lý khác nhau trong nước thông qua đặc điểm hình thái của các
dòng tôm nhằm góp phần làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo để chọn lựa
dòng tôm có ưu điểm về ngoại hình cho quá trình chọn lọc và gia hóa tôm
càng xanh trong tương lai.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh có nguồn gốc khác
nhau trong nước thông qua sự tương quan chiều dài và khối lượng, tỷ lệ phần
đầu và phần thân giữa các dòng tôm.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9
năm 2011 đến tháng 7 năm 2012.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Phân loại và hình thái
Tôm càng xanh có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii, tên tiếng anh
là Giant Freshwater Prawn. Tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:

Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Crustacea

Lớp phụ:

Malacostraca

Bộ mười chân:

Decapoda

Bộ phụ:

Natant

Phân bộ:

Palaemonodae

Họ:

Palaemonidae

Họ phụ:


Palaemoninae

Giống:

Macrobrachium

Loài:

Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879

Hình 2.1 Tôm càng xanh
Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879
(nguồn từ )

Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt có kích cỡ lớn nhất và có thể dàng nhận
biết tôm càng xanh thông qua các đặc điểm hình thái. Cấu tạo cơ thể tôm càng
xanh gồm có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực lớn như
hình trụ được bao bởi 1 giáp đầu ngực gồm có 5 đốt liền nhau với 5 đôi phụ
bộ, phần ngực gồm có 8 đốt liền nhau và mang 8 đôi phụ bộ. Phần bụng có 6
đốt với mỗi đốt mang một chân bơi có thể cử động được và một đốt đuôi. Mỗi
đốt được bao phủ bởi tấm vỏ, đặc biệt tấm vỏ của đốt bụng thứ hai xếp chồng
lên tấm vỏ trước và sau nó, đây là đặc điểm phân biệt giữa nhóm sông và
nhóm tôm biển (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Chủy dài vượt qua vảy
râu, gốc có mào nhô cao, bản chủy mỏng và uốn cong kể từ gốc, có 3 răng sau
hốc mắt. Công thức răng chủy gồm có 11-16 răng trên chủy, có 2-3 răng sau
hốc mắt và 10-15 răng dưới chủy (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú,
2004). Theo New et al.,(2009), tôm càng xanh có 8-11 răng trên chủy và 6-16
răng dưới chủy.
Qua nghiên cứu cho thấy loài Macrobrachium rosenbergii có hai dạng kiểu
hình là tôm càng xanh và tôm càng lửa và có thể phân biệt qua hình dạng bên

ngoài thông qua màu sắc, hình dạng và kích thước, cấu tạo chân ngực, tỷ lệ
chiều dài giáp đầu ngực, chiều dài chủy với chiều dài tổng cộng... (Nguyễn
Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2004). Nguyên nhân là do sự khác nhau về
hình thái giữa tôm nhỏ và tôm lớn, tôm nhỏ có càng màu đỏ cam với chiều dài
của càng ngắn hơn phần thân, sau khi trưởng thành tôm xuất hiện với đôi càng
to có màu xanh đậm và rất dài nhưng chủ yếu ở con đực (Nguyễn Việt Thắng,
1995). Ở giai đoạn nhỏ tôm có màu sắc trong sáng và có những sọc xanh đen
dọc hai bên trên giáp đầu ngực, khi tôm trưởng thành những sọc này biến mất
3


và xuất hiện những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng
trong của cơ thể (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003), vỏ giáp con đực hơi
nhám còn con cái thì trơn láng (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú,
2004). Thông qua đặc điểm của đôi càng con đực cũng được chia thành 3 loại
là con đực nhỏ (SM) có đôi càng nhỏ, mềm, mỏng và màu nhạt, con đực càng
xanh (BC) có đôi càng xanh và rất dài, cuối cùng là con đực càng màu cam
(OC) có đôi càng màu vàng hoặc màu cam và nhỏ hơn so với BC (New,
2002).
2.1.2 Phân bố
Tôm càng xanh là loài có phân bố rộng. Theo New (2002) tôm càng xanh có
phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể tìm thấy tôm ở những nơi có
môi trường nước trong nhưng có khi lại bắt gặp ở nơi nước rất đục, tôm đựơc
coi là loài bản địa của của các nước khu vực phía Nam, Đông Nam Châu Á
cũng như phía Bắc Châu Đại Dương và phía Tây Thái Bình Dương. Theo
Nguyễn Việt Thắng (1995) trên thế giới tôm có phân bố chủ yếu trong các
thủy vực nước ngọt và nước lợ, tập trung ở vùng Ấn Độ Dương, Tây Nam
Thái Bình Dương. Ở Việt Nam tôm phân bố chủ yếu yếu ở các tỉnh của vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, qua điều tra cho thấy tôm có mặt ở hầu hết diện
tích mặt nước vùng đồng bằng, mật độ phụ thuộc vào các yếu tố sinh thái tại

địa phương mà trước hết là độ muối và pH. Giới hạn sinh thái thứ nhất trong
sự phân bố của tôm chính là độ mặn, tôm trưởng thành có thể sống ở độ mặn
25‰ và 5‰ được coi là an toàn, đối với tôm ấu niên (2-5cm) thì giới hạn an
toàn là 18‰. pH là yếu tố giới hạn sinh thái thứ 2 ảnh hưởng đến phân bố của
tôm càng xanh, trong tự nhiên tôm không có mặt ở những nơi pH dưới 5, trên
mạng lưới kênh rạch Đồng bằng Nam Bộ tôm tập trung tại vùng có pH từ 6,58,5. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003) tùy từng thủy vực với đặc điểm môi
trường, mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với những kích cỡ, giai
đoạn thành thục và có mức độ phong phú khác nhau.
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời tôm càng xanh đã được miêu tả bởi Ling (1962), cá thể trưởng thành
sống ở nước ngọt sau đó phát dục, giao vĩ, đẻ trứng, nhưng khi ôm trứng và ấp
trứng thì có xu hướng bơi ra vùng nước lợ 6-18‰ có khi 20-25‰ để nở. Ấu
trùng nở ra sống phù du trong nước lợ trải qua 11 lần lột xác, 12 giai đoạn biến
thái thành hậu ấu trùng sau đó di cư về nước ngọt sống và lớn lên ở đó
(Nguyễn Việt Thắng, 1995).

4


Hình 2.2 Vòng đời của tôm càng xanh (nguồn www.vi.wikipedia.org)
)

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm càng xanh là loài giáp xác bậc cao được xếp vào loại ăn động vật đáy
nhưng thực tế là loài ăn tạp, tính lựa chọn thức ăn không cao, râu là cơ quan
xúc giác, bắt mồi thụ động ở giai đoạn ấu trùng, có hiện tượng tranh giành
thức ăn khi tìm kiếm mồi. Tôm là loài có thể ăn thịt đồng loại là các cá thể vừa
mới lột xác hoặc có kích cỡ nhỏ hơn khi không đáp ứng đủ thức ăn (Nguyễn
Việt Thắng, 1995).

Tôm càng xanh có nhu cầu về các chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin
và khoáng chất. Hàm lượng đạm tối ưu trong thức ăn cho tôm từ 27-35% và
nhu cầu thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển của tôm, đạm quan trọng
trong việc làm tăng tỷ lệ sống, tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn của tôm.
Nhu cầu chất béo dao động trong khoảng từ 6,0-7,5% cần thiết cho sự tăng
trưởng và sinh sản. Chất bột đường được tôm càng xanh tiêu hóa rất tốt (40%
trong thức ăn vẫn cho kết quả tăng trưởng tốt), ngoài ra cần thường xuyên bổ
sung các chất khoáng và vitamin cho tôm (Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2003).
Trần Thị Thanh Hiền (2008) nghiên cứu hàm lượng vitamin C của ấu trùng
tôm càng xanh cho thấy tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng gia tăng khi hàm
lượng vitamin C trong thức ăn tăng lên. Tôm được ăn thức ăn có chứa 2000
mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng hậu ấu trùng (PL) cao
nhất (78,9% và 39,4 PL/ L), khả năng chịu đựng của hậu ấu trùng khi cho ăn
thức ăn có bổ sung vitamin C được cải thiện khi gây sốc trong môi trường
nước mặn (65‰) hoặc khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn (Aeromonas
hydrophila). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy hàm lượng vitamin C cần bổ
sung vào thức ăn ương ấu trùng tôm càng xanh là 200mg/kg thức ăn.

5


2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Phân biệt giới tính:
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), tôm càng xanh có thể phân biệt
giới tính thông qua hình dạng bên ngoài, tôm đực thể hiện các dạng khác nhau
trong quá trình phát triển thông qua đôi càng và càng lớn thì sự khác biệt này
càng rõ. Có thể phân biệt qua các đặc điểm như sau: Tôm đực có kích cỡ và
phần đầu ngực lớn hơn con cái, có đôi càng to, ghồ ghề và nhiều gai, có điểm
cứng ở đốt thứ nhất dưới mắt bụng, lỗ sinh dục nằm ở gốc chân ngực 5 và có

nắp đậy. So với tôm đực thì tôm cái có kích thước và đầu ngực nhỏ hơn, càng
nhỏ và nhẵn, lỗ sinh dục nằm ở gốc chân ngực 3 và có màng mỏng bao phủ, có
nhiều lông tơ trên chân ngực và chân bụng khi tôm trưởng thành, khoang bụng
nở rộng hình thành buồng ấp trứng.
Tập tính sinh sản
Trong tự nhiên cũng như tôm trong ao nuôi từ con giống nhân tạo, tôm tham
gia sinh sản lần đầu sau 3-3.5 tháng từ hậu ấu trùng (10-15 ngày) với kích
thước 10-13cm hoặc 7,5 g. Tôm có thể đẻ 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 19-45
ngày tùy vào chế độ dinh dưỡng và nhiệt độ môi trường nước. Mùa vụ sinh
sản của tôm càng xanh ở các nước khác nhau thì không giống nhau. Ở Việt
Nam tôm có thể đẻ quanh năm nhìn chung nhưng đẻ rộ vào tháng 4- 6 và 8-10
và thời gian mà tôm đẻ tập trung lại khác nhau ở các sông (Nguyễn Việt
Thắng, 1995).
Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối của tôm rất khác nhau ở các nước trên thế giới, ngoài ra
còn phụ thuộc vào kích cỡ của tôm cái, tôm cái càng lớn thì càng nhiều trứng
(20gram đến 140 gram) nhưng lớn hơn 140 gram sức sinh sản của tôm giảm
dần. Ở Việt Nam số trứng con cái trong lần đầu sinh sản từ 8.600- 20.000
trứng và tăng lên ở lần đẻ thứ 2 và thứ 3 sau đó thì giảm ở những lần đẻ sau.
Sức sinh sản tương đối từ 500-1.000 trứng/g tùy sức khỏe tôm mẹ, tôm tự
nhiên có sức sinh sản tốt hơn so với tôm nuôi trong ao hồ (Nguyễn Việt
Thắng, 1995).
Chất lượng của tôm càng xanh tự nhiên và tôm nuôi còn nhiều tranh cải,
Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi (2006) đã đánh giá sự khác nhau về
chất lượng nguồn tôm mẹ có ảnh hưởng lên kết quả ương ấu trùng của tôm
càng xanh với 3 nhóm tôm mẹ: từ ao nuôi, từ tự nhiên và từ ao nuôi vỗ, cho
thấy có sự khác biệt nhau về kết quả thu được ở các nhóm tôm này. Kích
thước trứng tăng theo kích thước tôm mẹ, số lượng ấu trùng tùy theo kích cỡ
tôm và đạt cao nhất ở nhóm tôm tự nhiên (7.950-25.859 ấu trùng/con cái), về
chất lượng thì tỷ lệ sống ấu trùng đạt cao nhất đối với nhóm tôm nuôi vỗ.

Tôm có nguồn gốc từ những nước khác nhau cũng cho kết quả khác biệt nhau.
Chất lượng ấu trùng từ dòng tôm nuôi ao ở Việt Nam và Trung Quốc cho kết
quả tốt hơn so với dòng tôm Hawaii nuôi ao và tôm tự nhiên ở Việt Nam về sự
phát triển, tỷ lệ sống, sức chịu đựng ammonia của ấu trùng (Nhân et al., 2009).

6


2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố môi trường
Theo New (2002) thì quá trình lột xác giúp tôm tăng về khối lượng và kích
thước, mỗi loài Macrobrachium trong các giai đoạn khác nhau của chu kì sống
có tỷ lệ tăng trưởng và kích thước tối đa khác nhau tùy theo đều kiện môi
trường mà chủ yếu là nhiệt độ. Nguyễn Việt Thắng (1995) cho rằng tôm càng
xanh là loài có sự phát triển ở nhiều tốc độ khác nhau trong quá trình sinh
trưởng, tốc độ phát triển phụ phuộc nhiều yếu tố nhưng cũng theo nguyên tắc
và quy luật chung. Thời gian đầu tôm có khối lượng nhỏ sẽ có mức tăng trọng
lớn, càng lớn mức độ tăng trưởng càng thấp. Đối với tôm nuôi thì sự khác
nhau về mức tăng trưởng trong đàn một phần do ảnh hưởng của giới tính, so
sánh về mức độ tăng trưởng cho thấy sau 2-3 tháng nuôi tôm đực phát triển
gần gấp đôi con cái, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 tăng trưởng của con cái
chậm lại trong khi con đực vẫn còn phát triển đều. Theo Harnoll (1982) thì
con cái sau khi trưởng thành có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với con đực là
do một phần năng lượng của tôm đã chuyển đến quá trình tạo trứng và ấp
trứng (Trích bởi New et al., 2009).
Theo Nguyễn Thanh Phương (2003) sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng
của tôm càng xanh không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Sự tăng trưởng
này phụ thuộc nhiều yếu tố như giai đoạn, giới tính, môi trường, mật độ nuôi
và thành phần thức ăn của tôm. Trong điều kiện ao nuôi, tôm có thể đạt 3540g và 70-100g tương đương trong thời gian 6 và sau 8 tháng. Về quy luật
phát triển tôm càng xanh là loài giáp xác bậc cao nên cũng tuân theo quy luật
sinh học. Trong quá trình phát triển có sự tương quan nhất định giữa khối

lượng và kích thước. Ở nhóm tôm nhỏ 5-10g cho đến 50g có sự tương quan
chặt chẽ, nhưng từ 60-100g sự tương quan tuân theo quy luật khác tức là độ
dài tăng chậm lại so với khối lượng. Trên thực tế tôm có khối lượng 50-60 g
thì có chiều dài là 18-20cm và tôm 80 g có chiều dài là 20-22cm (Nguyễn Việt
Thắng, 1995).
Môi trường sống của tôm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ
mặn, oxi, pH, độ cứng, hàm lượng các chất khí NH3, N02, H2S…
Hàm lượng ion hydrogen trong nước mặn gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của
trứng tôm càng xanh. Nghiên cứu cho thấy ở độ mặn 12‰ với mức pH bằng 7
cho tỷ lệ nở cao nhất (92,22±1,72%) và giảm mạnh ở pH bằng 6,5 và 7,5
(5,00±3,50%) và (13,33±2,98%), điều này cho thấy ở độ mặn 12‰ với mức
pH bằng 7 sẽ làm tăng tỷ lệ nở và giảm được số lượng tôm bố mẹ cần sử dụng
(Law, 2002).
Oxy là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của tôm, tôm càng xanh sẽ bị
sốc nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột dưới 2 mg/L với
ngưỡng oxy của tôm càng xanh là 0,5 mg/L (Avault, 1986; trích bởi Cheng et
al., (2003), sự thay đổi hàm lượng oxy hòa tan trong nước sẽ làm thay đổi tình
trạng sinh lý trong cơ thể trên tôm càng xanh. Trong điều kiện thiếu oxy các
chỉ số như hàm lượng hemocyanin, protein, pH và áp suất của khí CO2 trong
máu gia tăng trong khi áp suất thẩm thấu và các thành phần ion trong máu

7


giảm một cách đáng kể, điều này gây ảnh hưởng xấu đến tôm như lờ đờ, bỏ ăn
khi nồng độ oxy trong môi trường nước giảm (Cheng, 2003).
NH3 là một trong những yếu tố gây độc đối với đời sống thủy sinh vật. Nghiên
cứu của Naqvi et al., (2007) về ảnh hưởng của hàm lượng NH3 lên tôm càng
xanh với các nghiệm thức 0,5;1 và 1,5 mg/l so với nhóm đối chứng là 0,015
mg/ L kết quả cho thấy khi hàm lượng NH3 tăng làm giảm tỷ lệ sống, tốc độ

tăng trưởng và tỷ lệ sử dụng thức ăn của tôm.
Theo Vasquez et al., (1989) thì tốc độ sinh trưởng của tôm càng xanh cũng bị
suy giảm khi độ cứng cao nhưng nước quá mềm cũng không là điều kiện
thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng. Tôm càng xanh sinh trưởng tối ưu khi độ
cứng biến động trong khoảng từ 20-200 mg/L. Adhiari et al.,(2007) đã nghiên
cứu ảnh hưởng độ cứng của nước đối với tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm
càng xanh giai đoạn 25 ngày tuổi, kết quả thấy rằng tỷ lệ sống đạt cao nhất
(100%) ở mức 92 mg/ L CaCO3 và sự tăng trưởng đạt tối đa ở mức 132 mg/ L
CaCO3 tỷ lệ sống và tăng trưởng giảm khi độ cứng tăng. Nghiên cứu sự ảnh
hưởng của độ kiềm bicarbonate trên tôm 60 ngày tuổi tác giả cho rằng tỷ lệ
sống và tăng trưởng của tôm đạt cao nhất (90%) ở mức 100 mg/ L CaCO3.
Tuy nhiên những nghiên cứu trên được thực hiên ở các nước khác và kết quả
còn phụ thuộc vào nguồn tôm được nghiên cứu cũng yếu tố môi trường tại địa
phương.
Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) đề xuất môi trường thuận lợi cho tôm
phát triển của tôm càng xanh ở Việt Nam là:
Nhiệt độ: thích hợp trong khoảng 26-31ºC, tốt nhất là 28-30ºC
Độ mặn: thích hợp 0-16‰, tốt nhất trong khoảng 2- 5‰
Oxy: nên được duy trì trên 5 ppm
pH: thích hợp cho sinh trưởng 7,0-8,5
Độ cứng: tốt nhất cho ương nuôi tôm 50-150 ppm
NH3: <1 ppm
NO2: <0,1 ppm
H2S: <0,1 ppm.

8


2.2 Đặc điểm vùng địa lý trong phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này thuộc khu vực phía Nam của nước ta, bao

gồm 4 tỉnh: Đồng Nai, Long An, Cần Thơ và Cà Mau trải dài từ trên xuống
theo hướng đi từ Bắc đền Nam, những tỉnh này có ranh giới không giáp với
nhau ở tất cả các mặt và được ngăn cách với nhau bởi các tỉnh khác. Trong đó,
tỉnh Đồng Nai thuộc khu vực của miền Đông Nam Bộ, 3 tỉnh còn lại thuộc
khu vực miền Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2.2.1 Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903,4km2,
chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của
miền Đông Nam Bộ. Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng
điểm phía Nam, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, Nam giáp tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai là tỉnh có hệ
thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch, địa hình
chủ yếu vùng đồng bằng và bình nguyên với những dãy núi rải rác, có xu
hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú
và phì nhiêu, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu
ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ
Bazan).
Đồng Nai ở nằm ở vị trí trung lưu và một phần hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai,
đây là con sông lớn lớn nhất chảy trên lảnh thổ Việt Nam, xếp thứ nhì ở Nam
bộ về lưu vực (sau sông Cửu Long) có chiều dài 586km chảy qua các tỉnh
Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Bình
Dương, Long An, Tiền Giang. Các sông chính trong hệ thống lưu vực bao
gồm: Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, Sông Bé. Đồng Nai phát triển thuỷ sản dựa
vào hệ thống hồ đập và sông ngòi, mật độ sông suối khoảng 0,5km/km2, song
phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo
sông Đồng Nai về hướng Tây Nam, trong đó hồ Trị An có diện tích 323km2 và
trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển thủy sản như: nuôi cá
bè, nuôi tôm…
2.2.2 Long An

Long An nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long song lại thuộc vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Đông, được xác định là vùng kinh tế động lực có
vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước Việt
Nam. Long An có diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221km2, chiếm tỷ
lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ
Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về
phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về
phía Nam. Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp
dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Phần lớn diện tích đất của

9


tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước, dạng phù sa bồi lắng lẫn
nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua
phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt bởi sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, hợp
phần của 2 dòng sông này tạo thành sông Vàm Cỏ. Hệ thống sông vàm cỏ có
độ dài dài 35,5km, chảy qua tỉnh Long An và làm ranh giới giữa 2 tỉnh Long
An và Tiền Giang. Hệ thống Sông Vàm cùng với hệ thống kênh rạch chằng
chịt là đường dẫn tải và tiêu nước chính, song nguồn nước này tương đối ít và
phần lớn bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt.
2.2.3 Cần Thơ
Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long bên bờ tây sông Hậu, là
thành phố loại 1 được công nhận năm 2009. Cần Thơ có diện tích 1.389,59km,
tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp,
phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh

Long. Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng, mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Cần Thơ
nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc
trưng cho dạng địa hình đồng bằng.
Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch, nguồn lợi thủy sản khá phong
phú chủ yếu tôm cá nước ngọt, trong đó sông Hậu là con sông lớn nhất tạo
điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất phát triển.
2.2.4 Cà Mau
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long, tận cùng phía
Nam của nước Việt Nam, hình dạng giống chữ V. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh
là 5.201,5 km2 với nhiều đảo nhỏ. Cà Mau có bờ biển dài 254km, 3 mặt tiếp
giáp với biển: Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp
tỉnh Bạc Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây
giáp với vịnh Thái Lan. Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạch, độ cao
bình quân 0,5 mét so với mặt nước biển. Đất ở tỉnh Cà Mau được chia ra 3
nhóm chính: Nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất bãi bồi. Cà Mau giàu
tài nguyên về rừng và biển, rừng Cà Mau là loại rừng ngập nước gồm rừng
ngập mặn, rừng ngập lợ, hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích gần 100.000
ha.
Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt, Sông Trẹm (hay còn gọi là sông
Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36km của sông Ông Đốc, có nguồn là sông Cái
Lớn qua kênh Chắc Băng. Sông chảy qua huyện An Bình (tỉnh Kiên Giang) và
huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) chia Rừng U minh thành 2 vùng là U Minh
Thượng và U Minh Hạ. Do có hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo điều kiện cho
nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau phát triển rất mạnh nên có thể coi Cà Mau là
đặc trưng cho vùng nuôi các đối tượng thủy sản.
10



2.3 Các công trình nghiên cứu trong chọn lọc giống tôm càng xanh ở Việt
Nam
Tôm càng xanh là một trong những đối tượng Thủy sản quan trọng và được
biết đến nhiều trong các nghiên cứu với quy mô lớn. Hầu hết các đề tài nghiên
cứu tập trung vào quy trình sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm với
nhiều mô hình khác nhau, sinh lý… hiện nay khi nguồn tôm bố mẹ từ tự nhiên
đã suy giảm nhiều và chất lượng giống ngày càng suy giảm thì vấn đề nâng
cao chất lượng giống đã trở nên cần thiết, do vậy gần đây các đề tài nghiên
cứu trên tôm càng xanh đã tập trung nhiều cho vấn đề chọn giống.
Từ năm 2008 chương trình chọn giống tôm càng xanh với quy mô lớn đã được
tiến hành tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (RIA2), chương trình được
thực hiện trong 5 năm với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập hợp và đánh giá vật liệu
ban đầu cho chọn giống cũng như hoàn thiện về mặt kỹ thuật. Giai đoạn 2 áp
dụng phương pháp chọn lọc nhằm nâng cao sinh trưởng bằng phương pháp
chọn lọc gia đình (Đinh Hùng và ctv, 2011).
Thành và ctv (2010) cho rằng để nâng cao chất lượng giống tôm càng xanh
ngoài phương pháp chọn giống thì phương pháp lai tạo giữa các dòng tôm có
nguồn gốc địa lý khác nhau cũng có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng nhờ ưu
thế lai ở thế hệ con. Do đó nghiên cứu này được coi như bước khởi đầu cho
chương trình nâng cao chất lượng con giống tôm càng xanh ở Việt Nam. Vật
liệu ban đầu gồm 2 dòng tôm trong nước thu thập từ tự nhiên (sông Đồng Nai
và sông Mê Kông) và 1 dòng tôm được nhập từ Hawaii. Sau khi phối giống
giữa các dòng này với nhau tiến hành cho sinh sản và nuôi thế hệ con để so
sánh tốc độ tăng trưởng của các dòng lai. Theo tác giả, bản chất di truyền của
các dòng tôm có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nghiên cứu đã tìm được
ưu thế lai ở thế hệ con tuy nhiên sự tác động này không có ý nghĩa đối với
tăng trưởng của tôm. Kết quả cho thấy yếu tố di truyền cộng gộp và yếu tố lai
chéo có tác động đáng kể đến tính trạng tăng trưởng của tôm so với yếu tố ưu
thế lai. Vì vậy theo tác giả chọn lọc là phương pháp phù hợp. Trong 1 nghiên

cứu khác, tác giả đã kết hợp kết quả trên cùng với đánh giá mức độ đa dạng di
truyền của thế hệ con của 3 nhóm tôm thuần chủng trong thí nghiệm lai hỗn
cho thấy thế hệ con có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao và không mất
đi sau 1 thế hệ gia hóa. Nghiên cứu cho thấy quần đàn gốc hình thành từ thế hệ
con của nhóm tôm thuần chủng đã bảo tồn thành công phần lớn sự đa dạng di
truyền của các dòng tôm càng xanh có nguồn gốc từ tự nhiên. Sự đa dạng di
truyền của quần đàn gốc này có thể đảm bảo kết quả chọn giống lâu dài cho
tôm càng xanh nếu quần đàn này được sử dụng cho chọn giống (Thanh, 2009).
Đinh hùng và ctv (2011) đã thực hiện phương pháp chọn lọc gia đình với vật
liệu ban đầu là nguồn tôm trong nước và ngoài nước (Mê Kông, Đồng Nai,
Malaysia), bố mẹ được lựa chọn là các cá thể có giá trị di truyền cao nhất. Qua
chương trình chọn giống đã tập hợp được nguồn vật liệu ban đầu phong phú,
có tính đa dạng sinh học cao từ nguồn tôm trong nước và ngoài nước.

11


Đối với việc nghiên cứu về mặt hình thái của các dòng tôm nhằm đánh giá
ngoại hình cũng như sự khác biệt của các nguồn vật liệu ban đầu thì chưa
được áp dụng nhiều.
Trước tình hình giống tôm càng xanh Trung Quốc tràn lan gây ảnh hưởng
không nhỏ đến vấn đề về giống trên, Nguyễn Thành Tâm (2011) đã so sánh
giữa tôm càng xanh Việt Nam và Trung Quốc thông qua đặc điểm hình thái
kết hợp với đánh giá sự đa dạng di truyền bằng chỉ thị sinh học phân tử. Kết
quả so sánh về mặt hình thái cho thấy về ngoại hình, tỷ lệ carapace và chiều
dài thân không khác biệt giữa 2 dòng tôm này tuy nhiên có sự khác biệt ở số
gai dưới chủy giữa 2 dòng tôm.
Ở Sri Lanka, nguồn tôm càng xanh tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong
chương trình chọn giống. Do vậy, Munasinghe và Thushari (2010) đã tiến
hành so sánh về mặt hình thái của các dòng tôm càng xanh có phân bố tại

những khu vực khác nhau trong nước thông qua các chỉ tiêu đo đạt. Số chỉ tiêu
được ghi nhận bao gồm 10 chỉ tiêu đo đạt về hình thái tôm và 2 chỉ tiêu đếm
được như số răng chủy trên và dưới. Kết quả phân tích cho thấy 4 dòng tôm
này khác nhau có ý nghĩa thống kê ở các chỉ tiêu đo đạt nhưng lại không có ý
nghĩa ở số răng chủy trên và dưới, tuy nhiên lại không thành công khi biểu
diễn quan hệ các dòng này trên khi phân tích DFA (Discriminant Functions
Analysis) do các điểm phân bố trên biểu đồ thể hiện sự trùng lấp lên nhau,
điều này được cho là do sự thích nghi của tôm với môi trường tại những nơi
phân bố khác nhau, ngoài ra còn có thể do sự di cư của con cái khi tham gia
sinh sản dẫn đến các quần thể này bị trộn lẫn.

12


CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thu mẫu và phân tích: Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 7 năm
2012.
Địa điểm thu mẫu: Mẫu được thu thập từ 4 tỉnh trong phạm vi nghiên cứu
bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Long An, Cần Thơ và Cà mau, các tỉnh này ranh
giới không giáp nhau về các mặt và ngăn cách với nhau bởi các tỉnh khác.
Mẫu được thu tại 4 địa điểm: (i) Sông Đồng Nai (Đồng Nai);(ii) Sông Vàm Cỏ
(Long An); (iii) Sông Hậu (Cần Thơ) và (iv) Sông Trẹm (Cà Mau).

Sông Đồng Nai
Sông Vàm Cỏ

Sông Trẹm
Sông Hậu


Hình 3.1 Bản đồ thể hiện địa danh thu mẫu
Địa điểm phân tích mẫu: Sau khi thu thập, mẫu được đưa về tiến hành đo đạt
và ghi nhận các chỉ tiêu hình thái tại Khoa Thủy sản- trường Đại học Cần
Thơ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được chọn để nghiên cứu là tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) phân bố trong tự nhiên ở Việt Nam giai đoạn tiền trưởng thành và
trưởng thành

13


3.3 Phương pháp nghiên cứu
Dụng cụ
Cân điện tử
Thước đo có chia vạch
Khay nhựa
Xô nhựa
Giấy thấm, khăn mềm
Sổ tay và viết mực
Số lượng và kích thước mẫu
Nguồn tôm càng xanh được thu mua tại các vựa mua bán thủy sản từ các ghe
cào đánh bắt trên các sông nơi khu vực cần thu mẫu, tôm được đặt trước số
lượng sau đó đến địa điểm để lựa chọn và mua tôm.
Tôm còn tươi sống, nguyên vẹn, đầy đủ phụ bộ, khối lượng tốt nhất từ 5g trở
lên.
Tổng số tôm cần thu dự kiến là 200 con cho mỗi tỉnh, sau khi cân đo, tôm
được phân thành 4 nhóm dựa theo khối lượng cơ thể, số mẫu ở mỗi nhóm dự
kiến là 50 con. Chi tiết được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Chỉ tiêu phân loại mẫu tôm theo nhóm khối lượng
Nhóm khối lượng
M1
M2
M3
M4
Tổng (con)

Khối lượng (g)
< 10
10-20
20-30
≥30

Số lượng (con)
50
50
50
50
200

Các chỉ tiêu hình thái và cách đo
Các chỉ tiêu hình thái cần ghi nhận bao gồm:
Khối lượng cơ thể- Total length (WL) (g)
Chiều dài tổng- Total length (TL) (cm)
Chiều dài chuẩn- Standard length (SL) (cm)
Chiều dài giáp đầu ngực- Carapace 1 (C1) (cm)
Chiều dài giáp đầu ngực- Carapace 2 (C2) (cm)
Phân biệt và ghi nhận giới tính của tôm (Đực, cái và tôm cái có mang trứng)


14


Cách tiến hành
Xác định khối lượng của tôm: Trước khi cân, tôm được lau sơ qua bề mặt
bằng khăn hoặc giấy thấm để loại bỏ nước bên ngoài (không gây mê tôm) sử
dụng cân 2 số lẻ để cân tôm (Hình 3.2)

Hình 3.2 Cân khối lượng của tôm

Hình 3.3 Đo chiều dài chuẩn của tôm

Xác định chiều dài: tôm được đặt trên khay nhựa, duỗi thẳng tự nhiên (không
gây mê) rồi tiến hành đo các chỉ tiêu chiều dài (Hình 3.3). Cách đo tôm được
tóm tắt trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu chiều dài và cách đo
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu cần đo
Chiều dài tổng
(Total length)
Chiều dài thân
(Standard length)
Chiều dài giáp đầu ngực
(Carapace 1)
Chiều dài giáp đầu ngực

(Carapace 2)

Kí hiệu

Đơn vị

Cách đo

TL

cm

SL

cm

C1

cm

C2

cm

Từ đầu chủy đến cuối
telson
Từ hóc mắt đến cuối
telson
Từ hốc mắt đến cuối
carapace

Từ đầu chủy đến cuối
carapace

Hình 3.4 Miêu tả cách đo tôm càng xanh

15


Các chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
Phân tích tương quan chiều dài và khối lượng dựa vào chiều dài tổng
(TL) và khối lượng tổng của tôm (WT).
Tỉ lệ chiều dài carapace 1 và carapace 2 so với phần thân (C1/SL,
C2/SL) giữa các dòng tôm và giữa các kích cỡ trong cùng một dòng được so
sánh, đánh giá.
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các chỉ tiêu hình thái của các dòng tôm càng xanh được phân tích theo nhiều
cách khác nhau. Ban đầu sẽ đánh giá trong và giữa những dòng (Đồng Nai,
Long An, Cần Thơ, Cà Mau), sau đó đánh giá các dòng tôm khi xếp theo cùng
nhóm khối lượng (M1, M2, M3, M4) và cuối cùng là theo giới tính (Đực và
Cái), đồng thời xem xét kết quả con cái khi có và không có tôm trứng.
Phân tích tương quan chiều dài và khối lượng dựa vào chiều dài tổng
(TL) và khối lượng tổng của tôm (WT) theo phương trình Beverton – Hotl
(1976):
WT= aTLb
WT: là khối lượng.
TL : là chiều dài.
a: là hằng số tăng trưởng ban đầu.
b: hệ số tăng trưởng.
Các tham số của phương trình trên được ước lượng dựa trên chức năng Chart

Tool của micrsoft Excel 2003.
So sánh sự khác biệt về tỉ lệ C1/SL, C2/SL giữa các dòng tôm và giữa
các kích cỡ trong cùng một dòng dựa trên phần mềm STATISTICA 5.0.

16


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thu mẫu
Sau quá trình thu mẫu, tổng số cá thể tôm càng xanh thu được từ 4 tỉnh là 792
con và được chia thành 4 nhóm khối lượng (M1<10g, 10g≤M2<20g,
20g≤M3<30g, M4≥30g) đồng thời phân theo giới tính của tôm (tôm đực, tôm
cái không mang trứng và tôm cái có mang trứng).
Bảng 4.1 Kết quả thu mẫu và phân loại theo nhóm khối lượng và giới tính
Phân loại

Tổng số mẫu thu được
Nhóm
M1
khối
M2
lượng
M3
M4
Giới
Tôm đực
tính

Tôm cái


Không
mang
trứng


mang
Trứng

Tổng
cái

M1
M2
M3
M4
Tổng

Đồng
Nai
183
81
35
35
32
37
7
11
15
70


M1
M2
M3
M4
Tổng
M1
M2
M3
M4
Tổng
M1
M2
M3
M4
Tổng

43
24
17
17
101
1
4
7
0
12
44
28
24

17
113

Dòng tôm
Long
Cần

An
Thơ
Mau
223
198
188
54
48
38
90
17
38
38
49
48
41
84
64
30
9
17
34
6

17
8
11
7
11
21
21
83
47
62
24
44
18
19
105
0
12
12
11
35
24
56
30
30
140

39
11
37
53

140
0
0
1
10
11
39
11
38
63
151

20
19
29
29
97
1
2
12
14
29
21
21
41
43
126

Bảng 4.1 cho thấy tổng số cá thể thu được từ 4 dòng là đủ lớn (792 con) và
tổng số cá thể từ mỗi dòng chênh lệch nhau không nhiều. Mẫu thu được có

nhiều kích cỡ khác nhau vì vậy được phân loại theo nhóm khối lượng, đồng
thời cũng được phân loại theo giới tính. Theo nhóm khối lượng, số lượng cá
thể không đồng đều ở mỗi nhóm, tuy nhiên vẫn đủ lớn cho quá trình phân tích
(>30, trừ nhóm M2 dòng Cần Thơ). Về giới tính số cá thể cái của mỗi dòng

17


×