Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục và sinh sản cá sặc rằn (trichogaster pectoralis, regan 1910)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.16 KB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRỊNH VĂN HIỀN

ẢNH HƢỞNG KHẨU PHẦN CHO ĂN ĐẾN SỰ
THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ SINH SẢN CÁ SẶC RẰN
(Trichogaster pectoralis, Regan 1910)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN VĂN TRIỀU

2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học và thực tập tại trường tôi xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian học cũng như lúc làm đề tài này.
Tôi xin phép gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn Triều đã
tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi định hướng nghiên cứu, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt các thí nghiệm để tôi có thể thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn tất cả quý Thầy cô trong Khoa Thủy sản, Bộ môn Kỹ
thuật nuôi cá nước ngọt, Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức rất quý báu và bổ ích trong suốt thời gian học tập. Đồng thời cảm ơn
tập thể lớp nuôi trồng thủy sản LTK36 đã động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như trong lúc thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng là lòng chân thành biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn động viên, ủng hộ giúp đỡ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn để có được


thành công như ngày hôm nay.

Chân thành biết ơn

Trịnh Văn Hiền


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục và sinh
sản cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910)” được thực hiện từ tháng
12 năm 2011 đến tháng 7 năm 2012 tại Trại cá thực nghiệm Bộ môn Kỹ thuật
nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Nghiên
cứu gồm hai nội dung: ảnh hưởng khẩu phần cho ăn lên sự thành thục sinh dục
và sinh sản cá sặc rằn.
Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục cá sặc rằn
được bố trí trong giai bằng lưới, mật độ bố trí 14 con/giai. Thức ăn sử dụng
trong nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm 30%.
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với 3 khẩu phần ăn khác nhau 1%, 2% và 3%
khối lượng thân/ngày. Sau 3 tháng nuôi vỗ thì nghiệm thức được cho ăn với
khẩu phần 2% khối lượng thân/ngày cho kết quả thành thục tốt nhất với hệ số
thành thục 10.51% và sức sinh sản tuyệt đối 22.928 trứng/cá cái.
Sau khi kiểm tra kết quả nuôi vỗ cá sặc rằn nếu thấy cá thành thục thì tiến
hành bắt cá lên cho sinh sản. Ba thí nghiệm thành thục từ 3 khẩu phần ăn khác
nhau được cho sinh sản riêng từng nghiệm thức. Kích thích tố sử dụng HCG +
não thùy, liều tiêm cho cả 3 nghiệm thức là 3.000 UI + 1 não thùy/kg cá cái và
liều tiêm cho cá đực bằng ½ liều tiêm cá cái. Qua kết quả nghiên cứu 3 khẩu
phần ăn khác nhau thì khẩu phần ăn 2% khối lượng thân/ngày cho kết quả sinh
sản cao nhất với tỷ lệ cá đẻ 100%, sức sinh sản 249.900 trứng/kg cá cái, tỷ lệ
thụ tinh 92,33%, tỷ lệ nở 92,45%.



MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu .................................................................................... 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu ....................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá sặc rằn .......................................................... 3
2.1.1 Phân loại ................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ................................................................. 4
2.1.3 Phân bố .................................................................................. 4
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống ..................................................... 5
2.1.5 Sinh trưởng và dinh dưỡng ..................................................... 5
2.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản .................................................... 6
2.2 Kích dục tố trong sản xuất giống .................................................... 6
2.3 Các nghiên cứu về kích thích sinh sản cá sặc rằn ............................ 7
2.4 Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ .............................................................. 8
2.4.1 Cải tạo, bón phân ao nuôi vỗ .................................................. 8
2.4.2 Chất lượng cá bố mẹ .............................................................. 8
3.4.3 Mùa vụ, mật độ thả nuôi ......................................................... 9
3.4.4 Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ ...................................................... 9
2.4.5 Khẩu phần ăn cho cá .............................................................. 10
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 11
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................ 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 11
3.3.1 Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục 11
3.3.1.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm ........................................ 11
3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................ 12
3.3.1.3 Chăm sóc và cho ăn ....................................................... 12
3.3.1.4 Thu mẫu và tính toán kết quả ......................................... 12
3.3.2 Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn đến sinh sản cá sặc rằn ...... 14
3.3.2.1 Phân biệt đực cái ............................................................ 14

3.3.2.2 Bố trí cá đẻ .................................................................... 14
3.3.2.3 Thu mẫu và tính toán kết quả sinh sản............................ 15
3.4 Xử lý số liệu ................................................................................... 16
Chương 4: Kết quả và thảo luận ................................................................... 17
4.1 Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục cá sặc rằn ............................... 17
4.1.1 Điều kiện môi trường ao nuôi cá bố mẹ .................................. 17
4.1.1.1 Nhiệt độ trong ao nuôi vỗ............................................... 17


4.1.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan .................................................. 18
4.1.1.3 pH trong ao nuôi vỗ ....................................................... 19
4.1.2 Tăng trưởng của cá sặc rằn khi nuôi vỗ .................................. 20
4.1.3 Hệ số thành thục..................................................................... 21
4.1.4 Sức sinh sản tuyệt đối............................................................. 22
4.2 Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá sặc rằn............................... 23
4.2.1 Điều kiện môi trường sinh sản ................................................ 23
4.2.2 Kết quả sinh sản ..................................................................... 24
Chương 5: Kết luận và đề xuất ..................................................................... 27
5.1 Kết luận .......................................................................................... 27
5.2 Đề xuất ........................................................................................... 27
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 28


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Khẩu phần ăn và hàm lượng đạm cho cá bố mẹ ở Đồng bằng sông
Cửu Long ..................................................................................................... 10
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trong ao nuôi vỗ .............................................. 17
Bảng 4.2 Biến động oxy hòa tan trong ao nuôi vỗ ........................................ 18
Bảng 4.3 Biến động pH trong ao nuôi vỗ ...................................................... 19

Bảng 4.4 Tăng khối lượng trung bình của cá sặc rằn qua các đợt thu mẫu .... 20
Bảng 4.5 Hệ số thành thục cá sặc rằn qua các tháng nuôi vỗ ......................... 21
Bảng 4.6 Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) cá sặc rằn qua các tháng nuôi vỗ
..................................................................................................................... 22
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu môi trường trong khi sinh sản cá sặc rằn ............... 23
Bảng 4.8 kết quả kích thích sinh sản cá sặc rằn qua các khẩu phần ăn khác
nhau ............................................................................................................. 24


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá sặc rằn ................................................... 3
Hình 3.1 Buồng trứng cá sặc rằn ............................................................... 14
Hình 3.2 Tiêm kích dục tố ......................................................................... 15
Hình 3.3 Bố trí cho cá đẻ ........................................................................... 15


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NT: nghiệm thức
Ctv: cộng tác viên


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước
phát triển đáng kể, giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, cung
cấp nguồn thực phẩm vô cùng quý giá cho con người, góp phần giải quyết việc
làm cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả nước. Trong
đó nổi bật nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích xấp xỉ 4 triệu
ha, chiếm 12% diện tích cả nước, địa hình bằng phẳng, nguồn lợi phong phú,

hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đồng bằng sông Cửu Long diện tích có khả
năng nuôi thủy sản nước ngọt rất phong phú trên 500.000 ha. Những tỉnh có
điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản được phân bố chủ yếu ở các tỉnh:
Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh
Long… Từ thuận lợi trên, ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long những
năm qua đã có bước phát triển nhảy vọt, sản lượng thủy sản chiếm khoảng
50% cả nước, diện tích nuôi trồng chiếm khoảng 60% cả nước, đã góp một
phần lớn vào việc phát triển kinh tế cả nước, giúp cho ngành thủy sản Việt
Nam giữ vững vị trí trên thị trường thế giới.
Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910) là một đối tượng thủy
sản nước ngọt truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là loài cá có kích thước nhỏ nhưng khả năng khôi phục
quần đàn nhanh, sức sinh sản cao. Đặc biệt, cá sặc rằn có khả năng chịu đựng
tốt với môi trường bất lợi như: nhiệt độ cao, pH thấp, oxy hòa tan thấp. Ngoài
ra, cá sặc rằn có chất lượng thịt ngon được xem là đặc sản của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long dạng tươi và làm khô. Song song với những đóng góp đó
thì tình hình thủy sản cũng còn nhiều vấn đề đáng lưu ý. Dân số hàng năm
càng đông nhu cầu thực phẩm tăng cao dẫn đến sản lượng khai thác thủy sản
càng tăng. Phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt cao cộng với sự ô nhiễm
môi trường làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Trước tình hình
này, ngành thủy sản cần phải tìm ra những giải pháp hợp lý để bảo vệ và phục
hồi nguồn lợi thủy sản cũng như đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người.
Một trong những giải pháp đã đạt hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi là
tạo ra được đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt để cho sinh sản nhân tạo cung cấp
nguồn con giống ổn định và chất lượng. Để tạo ra được đàn cá bố mẹ có sự
thành thục tốt nhất thì khâu nuôi vỗ cá bố mẹ là rất quan trọng. Trong quá
trình nuôi vỗ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục và sinh sản như:
nhiệt độ, pH, oxy, trong đó có một yếu tố rất quan trọng là khẩu phần ăn cho
cá khi nuôi vỗ.
1



Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Ảnh hưởng khẩu phần cho ăn đến sự
thành thục sinh dục và sinh sản cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan
1910)” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
Xác định khẩu phần cho ăn thích hợp để nuôi vỗ cá sặc rằn thành thục
sinh dục và sinh sản tốt nhất, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá
sặc rằn.
Nội dung đề tài
Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn lên sự thành thục sinh dục cá sặc rằn
Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn đến sự sinh sản cá sặc rằn

2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá sặc rằn
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá sặc rằn
được phân loại như sau
Ngành: Vertebrata
Ngành phụ: Craniata
Tổng lớp: Grathostomata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Achnopterygii
Tổng bộ: Percomorpha
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei

Họ: Anbantoidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster pectoralis, Regan 1910
Tên Việt Nam: cá sặc rằn, cá sặc bổi
Tên tiếng Anh: Snakeskin gouramy

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá sặc rằn
()

3


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá sặc rằn có
thân dẹp bên, đầu nhỏ. Chiều dài chuẩn gấp 2,4 - 2,5 chiều cao thân và gấp 3,2
- 3,3 chiều dài đầu. Miệng hơi hướng trên, khi khép miệng lại thì mép miệng
không chạm tới đường thẳng vuông gốc kẻ từ viền trước của mắt, môi cử động
được. Mắt lớn nằm trên trục giữa thân và gần mõm, đường kính mắt bằng 1/5
chiều dài đầu.
Cá sặc rằn ở xương hàm trên và xương hàm dưới có nhiều răng nhỏ
mịn. Lược mang có dạng sợi rất dày, phân bố đều trên xương cung mang. Lỗ
mũi trước mở ra bằng một ống ngắn. Dạ dày có kích thước to, vách dày, trên
có một túi hình dạng giống như bầu diều ở gà và kế đến là hai manh tràng khá
dài. Ruột có đường kính rất nhỏ, dài, vách mỏng, cuộn nhiều vòng. Vảy lược
phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi
bụng và vi ngực (Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980).
Vi lưng D.VI – VIII, 10 - 11
Vi hậu môn A. X – XI, 35 – 40
Vi ngực P. 3, 7 – 8
Vi bụng V. 3 – 4

Vảy đường bên 49 – 55
Cá sặc rằn lúc còn sống phần lưng của thân và phần đầu có màu xanh
đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Hai bên thân có nhiều vạch ngang
chạy nghiêng màu đen nâu, chiều rộng hai sọc lớn hơn khoảng cách hai sọc.
Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi màu nâu điểm các chấm đen nhỏ, các vây
ngực nâu nhạt. Ở cá nhỏ có sọc ngang chưa rõ nhưng có một sọc chạy từ mõm
đến gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có một chấm đen tròn, chấm và sọc này lợt
dần và mất hẳn theo sự lớn lên của cá (Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh
Trung, 1980).
2.1.3 Phân bố
Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910) phân bố tự nhiên tại
Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được duy giống sang các nước Malaysia,
Indonesia,… Chúng phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch,
ruộng lúa, ao, hồ tại Lào. Ở Thái Lan cá cũng phân bố rộng trong các thủy vực
nước ngọt như ao, hồ, ruộng lúa, sông, suối… nhưng tập trung nhiều tại vùng
đồng bằng trung tâm và không phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc và phía

4


Tây. Chúng cũng phân bố rộng rãi ở Campuchia và một số tỉnh của bán đảo
Đông Dương (Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 1998).
Tại Việt Nam, trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cá sặc rằn phân
bố tập trung ở các vùng trũng ngập nước quanh năm thuộc một số tỉnh như:
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân
bố nhiều nhất và có sản lượng khai thác cao. Loài cá này cũng được nuôi phổ
biến trong ruộng lúa và ao gia đình (Lê Như Xuân, 1997).
2.1.4 Đặc điểm môi trƣờng sống
Theo Dương Nhựt Long, Bùi Minh Tâm, Lê Như Xuân (2000), cá sặc
rằn có khả năng chịu đựng được môi trường nước bẩn, chất hữu cơ cao, pH

thấp (pH = 4 - 4,5). Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là từ
24 – 300C, nhưng cá có thể chịu đựng ở nhiệt độ từ 11 – 390C.
Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể sống ở nước lợ. Chúng thích
sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ là thức
ăn tự nhiên cho cá. Cá có cơ quan hô hấp khí trời, cơ quan này nằm ở mặt lưng
của cung mang thứ nhất, cá có thể lấy khí trời cho hoạt động hô hấp. Vì vậy,
chúng có thể sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc không có oxygen. Với
đặc điểm này, người ta có thể nuôi cá sặc rằn với mật độ cao và vận chuyển
chúng một cách dễ dàng (Dương Nhựt Long, 1999).
2.1.5 Sinh trƣởng và dinh dƣỡng
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), ở nhiệt độ nước từ 27 – 290C thì trứng
cá sặc rằn sẽ nở sau 20 – 23 giờ. Cá sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng
trong 2 – 3 ngày, sau khi hết noãn hoàng cá di chuyển xuống lớp nước dưới để
tìm mồi, thức ăn đầu tiên của cá ở bên ngoài là phiêu sinh động vật và các chất
hữu cơ lơ lửng.
Ở cá sặc rằn trưởng thành thức ăn chiếm khối lượng lớn trong ruột cá
gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật, phiêu sinh động vật, mầm non thực vật cũng
như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Ngoài ra, cá còn sử dụng tốt
các phụ phế phẩm nông nghiệp như: cám, tấm, các loại động vật có kích thước
nhỏ, khi thiếu ăn chúng có thể ăn trứng của chính chúng. Cá sặc rằn là loài cá
có tốc độ tăng trưởng chậm, sau 7 – 10 tháng nuôi trung bình đạt trọng lượng
50 – 100 g/con. Cá cái có trọng lượng lớn hơn cá đực và đa số lớn nhanh hơn
cá đực (Lê Như Xuân, 1997).

5


2.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản
Mùa vụ sinh sản tự nhiên cá sặc rằn thường là mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi trong ao cá đẻ quanh năm nhưng tập

trung vẫn là những tháng mùa mưa. Sự phát triển tuyến sinh dục cá sặc rằn ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo mùa rất rõ. Vào mùa khô tháng 1-2,
phần lớn buồng trứng cá ở giai đoạn II, sang tháng 3 giai đoạn III tăng dần và
đã thấy xuất hiện những cá thể ở thời kỳ đầu của giai đoạn IV (Nguyễn Văn
Kiểm, 2004).
Cá sặc rằn vào khoảng thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa
có sự chuyển biến rất nhanh của tuyến sinh dục. Thời kỳ này đa số tuyến sinh
dục ở giai đoạn IV, chỉ một số ít ở giai đoạn III. Khi mùa mưa tới, nhất là
những trận mưa rào đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven bờ, nhiều cây
cỏ thủy sinh để sinh sản, cá sinh sản trong suốt mùa mưa, nên trong đàn luôn
xuất hiện những cá thể có mức độ thành thục khác nhau (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
Trong tự nhiên, cá sặc rằn đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây
cỏ thủy sinh. Khi cá sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ
thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán
hay lùm của cây cỏ. Sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá
cái đẻ trứng vào trong tổ. Những trứng rơi vãi ra ngoài được cá đực gom lại và
đưa vào tổ (Dương Nhựt Long, 2003). Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt
dầu, đường kính trứng 0,87 mm và trương nước có đường kính 0,91 mm. Sức
sinh sản cá sặc rằn dao động từ 200.000 – 300.000 trứng/kg cá cái. Sau khi đẻ
xong, cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá
cái (Nguyễn Tường Anh, 2005). Mỗi tổ trứng khoảng 7.000 – 8.000 trứng,
nhưng chỉ nở khoảng 4.000 cá bột. Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện
nhiệt độ nước 27 – 290C cá nở sau 20 – 23 giờ. Trong suốt thời gian kể từ khi
trứng được đẻ ra tới khi nở và giai đoạn dinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá đực
thường xuyên bơi lội quanh tổ để bảo vệ và dùng vây quạt nước cung cấp oxy
cho phôi cá (Hora and Pillay, 1962; trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 1998).
2.2 Kích dục tố trong sản xuất giống
Trong sản xuất giống thủy sản nói chung, sản xuất giống cá nói riêng,
kích dục tố được sử dụng thường xuyên và cho hiệu quả cao. Ngoài việc chủ

động về thời gian, thời điểm bố trí sinh sản, việc dùng kích dục tố còn kích
thích cá đẻ đồng loạt, cho tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản
tuyệt đối rất cao và hiệu quả cao hơn nhiều so với việc không dùng kích dục
tố. Tùy thuộc vào những loài cá khác nhau mà sử dụng loại kích dục tố tương
6


ứng. Có loài sử dụng HCG cho hiệu quả cao hơn so với việc dùng não thùy
hay LHRHa, nhưng có loài chỉ chịu tác động khi dùng LHRHa.
HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là hormone sinh dục có nguồn
gốc từ động vật, được chiết suất từ nước tiểu của người phụ nữ có thai ở tháng
thứ 3. HCG có hàm lượng cao nhất khi mang thai được 50 ngày, cơ thể bài tiết
60.000 UI/24 giờ. HCG là một glycoprotein tan trong nước, tác dụng của HCG
là kích thích rụng trứng. Nó được sử dụng hiệu quả cho cá, động vật và cả con
người (Đàm Bá Long, 2008). Thuốc được đóng gói trong lọ thủy tinh chứa
5.000 UI hoặc 10.000 UI (UI viết tắt của chữ đơn vị quốc tế Unit
International). Khi sử dụng được pha với nước muối sinh lý hoặc nước cất.
LHRHa (Luteotropin Releasing Hormone – Analog) là hormone tổng
hợp được sử dụng rộng rãi cho cá và động vật. Thuốc sản xuất nhiều ở Trung
Quốc được đóng gói trong lọ thủy tinh với lượng chứa 200, 500, 1.000 µg.
LHRHa thường được sử dụng kèm với Domperidone (viên DOM tên thương
mại là Motilium) để kháng Dopamine. LHRHa có tác dụng chuyển hóa buồng
trứng đồng thời gián tiếp gây rụng trứng. Theo Nguyễn Tường Anh (1999),
khi sử dụng LHRHa kích thích sinh sản cá thì thời gian tái thành thục của cá
dài hơn so với sử dụng HCG hoặc não thùy.
Não thùy thể (tuyến yên) được lấy từ cá chép, mè trắng, trôi,... đã thành
thục còn tươi sống. Cá chết sau vài giờ thì hoạt tính kích dục chỉ còn 50%
(Maccel, 1980 trích bởi Nguyễn Tường Anh, 1999). Trước khi sử dụng, não
thùy phải được để khô aceton trong không khí rồi đem nghiền bằng cối chày
sứ. Loại kích thích tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp với nhiều loại

hormone để tăng hiệu ứng.
2.3 Các nghiên cứu về kích thích sinh sản cá sặc rằn
Theo Nguyễn Tường Anh (2005), đã sử dụng LHRH-a và DOM hoặc
HCG để cho sinh sản, liều lượng cá cái là 80 – 100 µg LHRH-a + 3 – 5 mg
DOM/kg hoặc 2.500 – 3.000 UI HCG/kg cá cái, liều tiêm cho cá đực bằng 1/2
liều tiêm cho cá cái. Sau khi tiêm 18 – 20 giờ cá bắt đầu đẻ và quá trình đẻ có
thể kéo dài đến 2 – 3 giờ. Kết quả cho tỷ lệ cá đẻ là 75%, tỷ lệ thụ tinh 92% và
tỷ lệ nở 95%. Trong khi đó nghiên cứu của Lê Sơn Trang và Dương Nhựt
Long, (2009) cho sinh sản cá sặc rằn bằng kết hợp hai loại hormone HCG và
não thùy thể cá chép với hàm lượng 1.000 – 1.500 UI + 0,54 mg/kg cá cái, tỷ
lệ cho sinh sản 100%, tỷ lệ thụ tinh 95%, tỷ lệ nở 94%.
Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lắm (2000), sử dụng HCG
+ não thùy với liều lượng khác nhau kích thích cá sặc rằn sinh sản thì liều tiêm
7


1.500 UI HCG + 0,54 mg não thùy cho tỷ lệ cá đẻ 75%, sức sinh sản 151.346
trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh 86%, tỷ lệ nở 91,5%; liều kích thích tố 2.000 UI
HCG + 0,54 mg não thùy cho tỷ lệ cá đẻ 100%, sức sinh sản 161.369 trứng/kg
cá cái, tỷ lệ thụ tinh 92,3%, tỷ lệ nở 89,4%; liều tiêm 2.500 UI HCG + 0,54
mg não thùy cho tỷ lệ cá đẻ 91,7%, sức sinh sản 157.241 trứng/kg cá cái, tỷ lệ
thụ tinh 89,4%, tỷ lệ nở 94,3%.
Theo Lê như Xuân (1997), tại một số trại sản suất giống vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (trại cá tỉnh Bến Tre, trại cá Ô Môn, Cần Thơ, Cà Mau...)
cho biết HCG có tác dụng tốt trong kích thích sinh sản cá sặc rằn với liều
2.500-5.000 UI/kg cá cái. Liều tiêm tùy theo chất lượng hormone, thời vụ sinh
sản và tình trạng sức khỏe của cá. Ngoài ra, có thể sử dụng LHRHa với liều
25-100 µg kết hợp cùng 2,5-10 mg DOM/kg cá cái, cho tỷ lệ cá đẻ 20-40%.
2.4 Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
2.4.1 Cải tạo, bón phân ao nuôi vỗ

Ao là môi trường sống của cá vì vậy muốn cá thành thục và sinh sản tốt
thì trước khi thả cá ao cần được cải tạo. Kỹ thuật cải tạo ao như sau: bơm cạn
nước ao, vét bùn, sửa lại bờ, cống cấp tiêu nước, lấp hang hốc. Nếu ao đào ở
nơi có pH thấp có thể không cần vét bùn. Sau đó tiến hành bón vôi để cải tạo
pH, diệt mầm bệnh và cá tạp. Lượng vôi bón tùy theo phẩm chất của vôi, nếu
là vôi bột dùng 15 – 20 kg/100m2 (Nguyễn Văn Kiểm, 2000).
Sau khi cải tạo ao xong, tiến hành bón phân để chuẩn bị thức ăn tự
nhiên cho cá, nhất là những loài cá ăn phiêu sinh vật. Nếu dùng phân chuồng
thì tùy loại ao và loại phân, bón 1-3 tấn/ha, phân rải đều khắp ao. Lúc đầu cho
nước ngập 20-30 cm, sau 3-4 ngày cho nước vào ao đến mức cần thiết. Ở nước
ta, chu kỳ phát triển của động vật thủy sinh khoảng 5-7 ngày, nên đó cũng là
chu kỳ bón phân cho ao (Nguyễn Tường Anh, 2005).
2.4.2 Chất lƣợng cá bố mẹ
Cá bố mẹ cần có sức khỏe tốt, không bệnh tật ngoại hình cân đối, cơ thể
nguyên vẹn có đầy đủ các tiêu chuẩn đặc trưng hình thái của loài. Cá có tuổi,
kích thước và khối lượng tương đối đồng đều. Đồng đều theo giới tính và
tương thích khối lượng giữa cá đực với cá cái. Mỗi loài cá chỉ có khả năng
sinh sản tốt ở những lứa tuổi nhất định. Từ giá trị thấp đến giá trị cao mà cá
sinh sản tốt được là vùng tuổi thích hợp cho cá bố mẹ. Vùng đó thay đổi theo
loài, những loài có kích thước lớn tuổi thành thục cao thì có vùng tuổi thích
hợp lớn hơn những loài cá có kích thước nhỏ tuổi thành thục thấp. Cá sặc rằn
có vùng tuổi thích hợp cho sinh sản là từ 8 – 30 tháng tuổi và có khối lượng
8


100 – 200 g/con (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Trước mùa
vụ sinh sản cá sặc rằn 2-3 tháng tiến hành chọn lựa cá để nuôi vỗ, chọn cá đạt
các tiêu chuẩn sau: cá nuôi được 10-12 tháng tuổi, kích cở 60-100 g/con, cơ
thể hoàn chỉnh, không dị hình (Dương Nhựt Long, Bùi Minh Tâm, Lê Như
Xuân, 2000).

3.4.3 Mùa vụ, mật độ thả nuôi
Xuất phát từ đặc trưng khí hậu: chế độ nhiệt, chế độ mưa – nắng theo
mùa. Người nuôi cá tính toán việc nuôi vỗ sao cho khi bắt đầu mùa mưa là đã
có cá giống phục vụ việc thả nuôi cá thịt. Việc nuôi vỗ được bắt đầu từ quý
cuối năm trước (tháng 10 – 12). Những loài cá khác nhau có thời gian nuôi vỗ
thành thục (thường là 3-5 tháng), thời điểm bắt đầu của mùa sinh sản khác
nhau. Ở miền Nam, nhiều loài cá địa phương và cá nhập như: cá sặc, mè vinh,
rô phi có thể đẻ hầu như quanh năm nên cá giống được sản xuất tập trung vào
đầu mùa mưa và chấm dứt khi có lũ lớn (Nguyễn Tường Anh, 2005).
Theo Nguyễn Tường Anh (2005), mật độ thả vào ao nuôi vỗ cá bố mẹ
được tính bằng thể trọng (số kg) trên một đơn vị diện tích. Mật độ thả phụ
thuộc vào nhu cầu oxy và ngưỡng oxy tối thiểu mà cá còn chịu đựng được.
Các đối tượng cá được nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, tương đối đa dạng
về nguồn xuất xứ. Sự đa dạng ấy đã được thể hiện một phần bằng khả năng
thích nghi với điều kiện sống. Trong số đó có nhiều loài có cơ quan hô hấp
phụ nên chịu đựng tốt với điều kiện oxy hòa tan thấp. Những loài này có thể
thả nuôi với mật độ cao hơn những loài không có cơ quan hô hấp phụ mà vẫn
thành thục tốt, sản phẩm sinh dục vẫn đạt chất lượng cao. Theo Dương Nhựt
Long, Bùi Minh Tâm, Lê Như Xuân (2000), thời gian nuôi vỗ cá sặc rằn bắt
đầu từ tháng 2 đến tháng 3 và mật độ thả nuôi 0,5-1 kg/m2.
3.4.4 Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ
Nhiều loại thức ăn đã được sử dụng nuôi cá bố mẹ ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Chúng có thể là thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu sẵn có của gia
đình, cũng có thể là thức ăn được sản xuất theo hình thức công nghiệp. Tất cả
đều phải là thức ăn hỗn hợp có giá trị dinh dưỡng cao trong nuôi cá bố mẹ.
Điều quan trọng là sử dụng thức ăn hợp lý theo loài, theo giai đoạn phát triển
tuyến sinh dục. Ngoài ra, tùy theo đặc tính dinh dưỡng của từng đối tượng
nuôi mà còn các loại thức ăn khác như: thức ăn xanh, thức ăn tươi sống, phân
chuồng (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Trong bối cảnh hiện nay, do sự phát triển của công nghệ sản xuất thức

ăn, người nuôi cá nên sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá bố mẹ. Các loại
9


thức ăn công nghiệp rất đa dạng về kích thước viên, hàm lượng đạm nên người
nuôi cá có điều kiện lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho cá nuôi của mình. Sử
dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi như hiện nay rất hạn chế tan rã trong
nước, dễ dàng xác định được lượng thức ăn còn thừa hoặc thiếu mà điều chỉnh
khẩu phần ăn cho cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Theo Phạm Văn Khánh (2005), thức ăn sử dụng trong nuôi vỗ cá sặc
rằn là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi hoặc thức ăn tự chế biến: cám, bột
cá, ruốt… Ngoài ra, cho cá ăn thêm bèo cám, phế thải của nông nghiệp. Lượng
thức ăn bằng 3 – 5% khối lượng cá nuôi/ngày. Thức ăn đảm bảo hàm lượng
đạm từ 18 – 25%. Theo Dương Nhựt Long, Bùi Minh Tâm, Lê Như Xuân
(2000), khi nuôi vỗ cá sặc rằn nên áp dụng phương pháp bón phân hữu cơ kết
hợp cho ăn thức ăn tinh (thức ăn tinh gồm: cám mịn 80 – 90%, bột cá 10 –
20%). Thức ăn tinh cho ăn bằng 2% khối lượng thân/ngày.
2.4.5 Khẩu phần ăn cho cá
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), khẩu phần ăn
cho cá được người nuôi trồng thủy sản thay đổi theo chất lượng thức ăn, giai
đoạn phát triển của tuyến sinh dục, điều kiện cụ thể của môi trường và mức độ
tích lũy dinh dưỡng của cá. Trên cơ sở đó mà khẩu phần ăn vừa đảm bảo đủ
chức năng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, vừa đảm bảo việc
tích lũy dinh dưỡng ở giai đoạn đầu, vừa đảm bảo việc chuyển hóa dinh dưỡng
đã được tích lũy cho tuyến sinh dục; gia tăng các chỉ số chất lượng thành thục
ở giai đoạn sau. Khẩu phần ăn ở giai đoạn đầu là nền tảng, là tiền đề quan
trọng cho giai đoạn sau; giai đoạn sau thể hiện hiệu quả thực tế nuôi cá bố mẹ.
Bảng 2.1 Khẩu phần ăn và hàm lượng đạm cho cá bố mẹ ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
Khẩu phần ăn (%)


Hàm lượng

Giai đoạn nuôi tích Giai đoạn nuôi chuyển
lũy dinh dưỡng
hóa dinh dưỡng

đạm (%)

Tháng 11

5

25

Tháng 12

4

25

Tháng 1

3

25

Tháng 2 – tháng 6

2


10

30


CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2011 đến tháng 7/2012, tại Trại
cá thực nghiệm, Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy Sản,
Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Giai nuôi vỗ có kích thước 1x1x1,5 m
Bộ giải phẫu
Nhiệt kế
Kính nhìn nổi
Dụng cụ đo pH và oxy
Vợt thu trứng
Cân đồng hồ và cân điện tử
Kim tiêm và ống tiêm
Hệ thống cấp và thoát nước
Muỗng, đĩa petri
Các loại kích dục tố sử dụng
HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Não thùy
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Ảnh hƣởng của khẩu phần cho ăn đến sự thành thục sinh dục
3.3.1.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong 9 giai (1x1x1,5 m) bằng lưới, kích thước

mắt lưới 5 mm. Giai đặt trong ao đất với mức nước dao động từ 0,8 – 1,2 m.
Nguồn cá bố mẹ được thu mua từ các hộ nông dân nuôi cá. Cá được
chọn để nuôi có kích cỡ đồng đều (75 – 90 g/con), khỏe mạnh, không bị dị tật.

11


3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức có 3 lần lập lại. Số lượng cá trong mỗi giai là 14 con (1 kg), tỷ lệ
đực : cái là 1 : 1. Thời gian nuôi vỗ cá sặc rằn từ tháng 2 đến tháng 4 năm
2012.
Nghiệm thức 1: Cá được cho ăn với khẩu phần 1% khối lượng
thân/ngày
Nghiệm thức 2: Cá được cho ăn với khẩu phần 2% khối lượng
thân/ngày
Nghiệm thức 3: Cá được cho ăn với khẩu phần 3% khối lượng
thân/ngày
3.3.1.3 Chăm sóc và cho ăn
Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp dạng
viên nổi hiệu Tongwei, kích cỡ viên thức ăn 2 mm. Cả 3 nghiệm thức cho ăn
cùng một loại thức ăn có hàm lượng đạm 30%. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào
lúc 8 - 9 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều, thức ăn được rải trực tiếp vào khung nổi
đặt trong giai, để tránh thức ăn bị thất thoát ra khỏi giai.
Trước khi cho cá ăn ta quan sát kiểm tra giai, trong quá trình cho cá ăn
quan sát biểu hiện của cá nếu có dấu hiệu bất thường như bơi lờ đờ, bỏ ăn thì
có biện pháp xử lý kịp thời. Mực nước trong ao đặt giai phải được đảm bảo,
thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp và thoát nước không để nước bị rò rỉ làm
ảnh hưởng đến khoảng không gian sống của cá trong giai.
3.3.1.4 Thu mẫu và tính toán kết quả

Các chỉ tiêu môi trƣờng
Các yếu tố môi trường nước là nhiệt độ, oxy hòa tan và pH được xác
định tại ao nuôi cá bố mẹ, định kỳ 7 ngày/lần (6 giờ và 14 giờ).
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế
pH được đo bằng bộ test pH
Oxy được đo bằng bộ test oxy
Các chỉ tiêu về tăng trƣởng
Định kỳ 30 ngày kiểm tra sự thành thục cá một lần, kiểm tra bằng cách
cân toàn bộ số cá trong giai để lấy các số liệu nuôi vỗ gồm: tốc độ tăng trưởng

12


về khối lượng, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng, tốc độ tăng trưởng
tương đối về khối lượng.
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (WG)
WG (g) = Wc – Wđ
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (DWG)
Wc – Wđ
DWG (g/ngày) =
t
Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (SGR)
Ln (Wc) – Ln (Wđ)
SGR (%/ngày) =

x 100
t

Trong đó
Wc: Khối lượng sau thí nghiệm (g)

Wđ: Khối lượng ban đầu (g)
t: Thời gian giữa 2 đợt thu mẫu (ngày)
Các chỉ tiêu về thành thục sinh dục cá
Bắt ngẫu nhiên mỗi nghiệm thức 3 con đực và 3 con cái mổ để thu các
số liệu về thành thục sinh dục của cá. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: hệ số thành
thục, sức sinh sản tuyệt đối.
Khối lượng tuyến sinh dục
Hệ số thành thục (%) =

x 100
Tổng khối lượng cá

Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái): F = n*G/g
Trong đó
F: Sức sinh sản
n: Số lượng trứng trong mẫu đại diện
G: Khối lượng buồng trứng
g: Khối lượng mẫu đại diện

13


3.3.2 Ảnh hƣởng của khẩu phần cho ăn đến sinh sản cá sặc rằn
3.3.2.1 Phân biệt đực cái
Cá đực: Màu sắc sặc sỡ, bụng thon, phần tia mềm ở vi lưng kéo dài
vượt khỏi gốc vi đuôi.
Cá cái: Màu sắc nhạt hơn cá đực, bụng to mềm đều, lỗ sinh dục lồi màu
hồng, tia vi lưng không dài tới gốc vi đuôi.
3.3.2.2 Bố trí cá đẻ
Khi kiểm tra cá thành thục sinh dục nếu cá thành thục tốt thì tiến hành

cho sinh sản nhân tạo. Sinh sản riêng từng nghiệm thức, mỗi nghiệm thức cho
sinh sản 6 cặp.
Chuẩn bị bể đẻ
Dụng cụ cho cá đẻ là xô có thể tích 63 lít, mỗi xô 2 cặp. Xô được rửa
sạch sau đó cấp nước với chiều sâu 30 – 40 cm, nguồn nước được bơm từ ao
lắng lên bể chứa rồi được sử dụng cho hệ thống xô.
Kích thích cá đẻ
Từ những cá nuôi vỗ, sau khi kiểm tra thành thục tốt thì bắt cá lên tiến
hành cho sinh sản. Kích dục tố sử dụng cho 3 nghiệm thức là HCG + Não thùy
với cùng một liều lượng là 3.000 UI HCG + 1 não thùy/1 kg cá cái và cá đực
liều dùng bằng 1/2 liều tiêm cá cái.

Hình 3.1 Buồng trứng cá sặc rằn

14


Thuốc được pha bằng nước muối sinh lý, vị trí tiêm là gốc vi ngực của
cá.

Hình 3.2 Tiêm kích dục tố
Cá sau khi chích xong được bố trí vào xô đã chuẩn bị sẵn với tỷ lệ đực
cái là 1:1.

Hình 3.3 Bố trí cho cá đẻ
Sau khi cá sinh sản xong, dùng vợt lưới mịn để vớt trứng ra xô ấp với
mực nước sâu khoảng 40 – 50 cm. Cần thay nước trong xô ấp thường xuyên,
cứ 6 giờ thay một lần, mỗi lần thay 30% thể tích nước trong xô.
3.3.2.3 Thu mẫu và tính toán kết quả sinh sản
Các chỉ tiêu môi trƣờng

Các yếu tố môi trường nước là nhiệt độ, oxy hòa tan và pH được xác
định tại xô cá đẻ và xô ấp trứng, định kỳ kiểm tra 2 giờ/lần.

15


Các chỉ tiêu về sinh sản cá
Thời gian hiệu ứng thuốc là khoảng thời gian được ghi nhận từ lúc
chích cá đến khi cá đẻ xong.
Số cá sinh sản
Tỷ lệ cá sinh sản (%) =

x 100
Số cá tham gia sinh sản

Số trứng cá đẻ
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) =
Khối lượng cá sinh sản
Sau khi cá đẻ lấy ngẫu nhiên mỗi nghiệm thức 100 trứng/khay (ba lần
lập lại) ấp riêng để xác định: thời gian phát triển phôi, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở,
tỷ lệ dị hình.
Thời gian phát triển phôi là khoảng thời gian được ghi nhận từ khi
trứng được thụ tinh đến khi trứng nở.
Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

x 100
Số trứng khảo sát

Số trứng nở

Tỷ lệ nở (%) =

x 100
Số trứng thụ tinh

Số cá dị hình
Tỷ lệ dị hình (%) =

x 100
Số cá nở

3.4 Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập các giá trị trung bình và độ lệch sẽ dùng phần
mềm Excel để tính. So sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của các chỉ tiêu
theo dõi giữa các nghiệm thức sẽ dùng phần mềm SPSS 16.0.

16


CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục cá sặc rằn
4.1.1 Điều kiện môi trƣờng ao nuôi cá bố mẹ
Sự thành thục của cá bố mẹ trong nuôi vỗ không chỉ bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như tình trạng sinh lý của cá, chế độ dinh dưỡng. Các yếu tố môi
trường trong ao nuôi vỗ cũng tác động rất lớn tới hoạt động sống nói chung, sự
thành thục sinh dục và sinh sản của cá nói riêng. Trong đó, những yếu tố môi
trường được quan tâm nhiều nhất là: nhiệt độ, oxy hòa tan và pH của nước.
Khả năng thích ứng và đòi hỏi của cá với những yếu tố này thay đổi theo loài.
Kết quả nghiên cứu sự biến động của các yếu tố môi trường được xác định từ

tháng 2 đến tháng 4/2012 sẽ được trình bày dưới đây.
4.1.1.1 Nhiệt độ trong ao nuôi vỗ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cá trong suốt
chu kì sống đặc biệt là quá trình phát triển các sản phẩm sinh dục. Kết quả xác
định nhiệt độ nước trong ao nuôi vỗ được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trong ao nuôi vỗ
Nhiệt độ (0C)
Tháng
Sáng

Chiều

2

28,17±0,29

29,33±0,29

3

28,40±0,55

29,80±0,57

4

28,67±0,76

30,00±0,50


Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ nước trong suốt thời gian nuôi vỗ dao
động giữa các tháng không quá lớn, nhiệt độ vào buổi sáng (28,17-28,670C) và
buổi chiều (29,33-30,000C). Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 (sáng 28,170C,
chiều 29,330C), khoảng dao động nhiệt độ giữa các lần kiểm tra rất thấp
(±0,290C). Điều này có thể lí giải, trong tháng này thời tiết ít thay đổi, khí hậu
ấm. Nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (sáng 28,67 0C, chiều 30,000C), khoảng dao
động nhiệt độ giữa các lần kiểm tra tăng lên (±0,760C). Nguyên nhân do đây là
thời điểm giao mùa có những ngày trời rất nắng nhiệt độ tăng cao và cuối
tháng 3 đầu tháng 4 trời đã xuất hiện mưa nên làm nhiệt độ giảm. Tuy nhiên,
trung bình nhiệt độ trong tháng vẫn tăng. Theo Dương Nhựt Long, Bùi Minh
17


×