Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.07 KB, 31 trang )

Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
I.1. Thị trường chứng khoán.....................................................................................................4
I.1.1. Khái niệm....................................................................................................................4
I.1.2. Phân loại......................................................................................................................4
I.1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán.............................................................................5
I.1.4. Nhược điểm của thị trường chứng khoán....................................................................6
I.1.5. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán..............................7
I.2. Chứng khoán.......................................................................................................................8
I.2.1. Khái niệm....................................................................................................................8
I.2.2. Phân loại......................................................................................................................8
I.2.3. Trái phiếu.....................................................................................................................9
I.2.4. Cổ phiếu.....................................................................................................................10
I.2.5. Các công cụ phát sinh................................................................................................11
Chương II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY.......12
II.1. Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay...................................12
II.1.1. Số lượng cổ phiếu dưới mệnh giá chiếm hơn 50%..................................................13
II.1.2. Niêm yết mới làm thay đổi mức ảnh hưởng đến thị trường.....................................13
II.1.3. UBCK mạnh tay xử phạt làm minh bạch thị trường chứng khoán..........................14
II.1.4. Nhiều văn bản mới được ban hành...........................................................................14
II.1.5. Công ty chứng khoán có lãi......................................................................................15
II.1.6. Hoạt động M & A tiếp tục sôi động.........................................................................16
II.1.7. Giao dịch của NDTNN.............................................................................................16
II.1.8. Điểm qua một số diễn biến thị trường chứng khoán 06 tháng đầu năm 2012.........17
II. 2. Nhận xét.........................................................................................................................23
II.2.1. Thuận lợi..................................................................................................................23
II.2.2. Một số hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.............................23


II.3. Một số giải pháp:.............................................................................................................26
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN................28
III.1. Giảng dạy môn học:.......................................................................................................28
III.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên:...................................................................28
III.1.2. Cơ sở vật chất:........................................................................................................28
III.1.3. Tính hữu ích, thiết thực của môn Thị trường chứng khoán:...................................28
III.2. Các đề xuất, biện pháp:..................................................................................................29
KẾT LUẬN.................................................................................................................................29

LỜI MỞ ĐẦU

1


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu hoá và khu
vực hoá. Hoà nhập với không khí này, Việt nam đã gia nhập và là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Khi được trở thành viên của tổ chức thương mại thế
giới đồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức… và đồng thời cũng là
cơ hội gặt hái được nhiều thành công. Để có được một kết quả tốt từ quá trình hội nhập
chúng ta phải đánh giá, nhận định về cơ hội cũng như là thách thức đang đặt ra, chúng
ta phải biết đâu là thế mạnh mình phải phát huy và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục.
Và đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung của Thế giới,
những yếu tố nào các nước đang chú trọng. Chính vì điều đó, mà tôi thấy rằng thị
trường chứng khoán trên thế giới hiện nay là một thị trường nóng bỏng và có nhiều
triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động
đầu tư trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra

suôn xẻ hơn. Do đó tôi chọn đề tài môn học của mình là “Thực trạng thị trường
chứng khoán Việt Nam”.
1. Mục đích nghiên cứu
Thấy được thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, vẫn đang là thị
trường còn non yếu. Nhưng nó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế Việt Nam đi
lên hoà nhập với xu hướng chung của Thế giới. Và từ đó tìm ra giải pháp thích hợp cho
thị trường chứng khoán nước ta.
2. Đối tượng của đề tài
Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam , hoạt động đầu tư chứng khoán và
một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của thị trường chứng khoán.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Do qui mô của bài viết và thời gian làm bài bị hạn chế, cho nên bài viết này chỉ
tập trung đề cập vào những nội dung cơ bản nhất của thị trường chứng khoán. Kiến
thức về thị trường chứng khoán rất lớn nhưng những kiến thức trong bài viết này cũng
tương đối đủ để hiểu về thị trường chứng khoán.

2


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Về phần thực trạng và một số giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam,
bài viết này cũng chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với
thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán,
nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm tìm ra những thành công và những thất bại của thị trường chứng khoán

Việt Nam.
5. Kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Chương 3: Nhận xét đánh giá môn học.

3


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
I.1. Thị trường chứng khoán.
I.1.1. Khái niệm.
Thị trường chứng khoán là thị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được
mua bán theo các qui tắc đã được ấn định.
I.1.2. Phân loại.
a. Căn cứ theo tính chất pháp lý có thị trường chứng khoán chính thức và thị
trường chứng khoán phi chính thức.
Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán là
nơi mua bán loại chứng khoán được niêm yết có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt,
giá cả được xác định theo hình thức đấu giá hoặc đấu lệnh.
Thị trường chứng khoán phi chính thức hay còn gọi là thị trường OTC là nơi mua
bán chứng khoán bên ngoài Sở giao dịch, không có ngày giờ nghỉ hay thủ tục quyết
định mà do thoả thuận giữa người mua và người bán.
b. Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán có thị trường phát hành và thị
trường giao dịch.

Thị trường phát hành hay còn gọi là thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán
được phát hành lần đầu bởi các nhà phát hành được bán cho các nhà đầu tư.
c. Căn cứ vào phương thức giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tương
lai.
Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao
dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài
ngày theo qui định.
Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loạt hợp đồng
định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển
giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một ngày kỳ hạn nhất định trong tương lai.

4


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

d. Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá trên thị trường chứng khoán có thị trường trái
phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường phát sinh.
* Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu.
* Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu.
* Thị trường phát sinh là nơi mua bán các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.
I.1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán.
a. Đối với chính phủ.
Thị trường chứng khoán cung cấp các phương tiện để huy động vốn và sử dụng
các nguồn vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Chính phủ huy động
vốn bằng việc bán trái phiếu và dùng số tiền đó để đầu tư vào các dự án cần thiết của
mình.
Thị trường chứng khoán còn góp phần thực hiện quá trình cổ phần hoá. Chính thị

trường chứng khoán có thực mới có thể tuyên truyền sự cần thiết của thị trường chứng
khoán một cách tốt nhất. Từ đó khuyến khích việc cổ phần hoá nhanh lên các doanh
nghiệp quốc doanh.
Thị trường chứng khoán là nơi để thực hiện các chính sách tiền tệ. Lãi suất thị
trường có thể tăng lên hoặc giảm xuống do việc chính phủ mua hoặc bán trái phiếu.
Ngoài ra thị trường chứng khoán là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ
nước ngoài qua việc nước ngoài mua chứng khoán.
b. Đối với các doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán giúp các công ty thoát khỏi các khoản vay kh có chi phí
tiền vay cao ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái
phiếu. Hoặc chính thị ttường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản để cho công ty có thể
bán chứng khoán bất kỳ lúc nào để có tiền. Như vậy, thị trường chứng khoán giúp các
doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả nền
kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông qua
chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành

5


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến
sản phẩm.
Thị trường chứng khoán còn là nơi giúp các tập đoàn ra mắt công chúng. Thị
trường chứng khoán chính là nơi quảng cáo ít chi phí về bản thân doanh nghiệp.
c. Đối với nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ

hội đầu tư để đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.
I.1.4. Nhược điểm của thị trường chứng khoán.
a. Yếu tố đầu cơ.
Đầu cơ là yếu tố có tính toán của người chấp nhận rủi ro. Họ có thể mua cổ phiếu
ngay với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai và thu hồi được lợi nhuận trong
từng thương vụ. Yếu tố này gây ảnh hưởng lan truyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng
giả tạo. Tuy nhiên thị trường không cấm yếu tố này.
b. Mua bán nội gián.
Mua bán nội gián là việc một cá nhân nào đó lợi dụng vị trí công việc của mình,
nắm được những thông tin nội bộ của đơn vị phát hành để mua hoặc bán cổ phiếu của
đơn vị đó một cách không bình thường nhằm thu lợi cho mình và làm ảnh hưởng tới giá
của cổ phiếu trên thị trường. Đây là hành vi phi đạo đức thương mại và bị cấm ở các
nước.
c. Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc.
Đây là việc đưa ra các thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, tình hình nội bộ
của công ty hay về môi trường kinh doanh của công ty nhằm tăng hay giảm giá cổ
phiếu để thu lợi nhuận cho cá nhân.
d. Mua bán cổ phiếu ngầm.
Mua bán cổ phiếu ngầm là việc mua bán không qua thị trường chứng khoán. Điều
này có thể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa tới việc khống chế hay thay thế lãnh
đạo.
Việc phao tin đồn không chính xác và mua bán cổ phiếu ngầm đều bị cấm ở các
nước.

6


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán


I.1.5. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán.
a. Nguyên tắc trung gian.
Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch thường được thực hiện thông qua tổ
chức trung gian và môi giới là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà
đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát
hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới kinh doanh các công ty
chứng khoán mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư, hoặc mua chứng khoán của nhà
đầu tư này để mua và bán cho các nhà đầu tư khác.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng
khoán thực và giúp thị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu
tư.
b. Nguyên tắc định giá.
Việc định giá chứng khoán trên thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà trung
gian môi giới. Mỗi nhà trung gian môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại một thời
điểm tuỳ theo sự xét đoán và tùy vào số cung cầu chứng khoán có trên thị trường. Việc
định giá chứng khoán được thực hiện thông qua cuộc thương lượng giữa những người
trung gian môi giới cần mua và cần bán. Giá cả được xác định khi hai bên đã thống
nhất. Tất cả các thành viên có liên quan trên thị trường không ai có thể can thiệp vào sự
tác động qua lại của số cung cầu chứng khoán trên thị trường và cũng không ai có
quyền định giá chứng khoán một cách độc đoán. Vì thế thị trường chứng khoán được
coi là thị trường tự do nhất trong các thị trường.
c. Nguyên tắc công khai hoá.
Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hoá về các
loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, cũng như tình hình tài chính về
kết quả kinh doanh của công ty phát hành và số lượng chứng khoán và giá cả từng loại
đều được công khai trên thị trường và trong các báo cáo. Khi kết thúc một cuộc giao
dịch số lượng chứng khoán được mua bán, giá cả từng loại đều được lập tức thông bán
ngay. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán chứng


7


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

khoán không bị hớ trong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng
chọn loại chứng khoán theo sở thích của mình.
I.2. Chứng khoán.
I.2.1. Khái niệm.
Chứng khoán là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận
quyền đòi nợ hay quyền sở hữu về tài sản, bao gồm những điều kiện về thu nhập trong
một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng.
I.2.2. Phân loại.
a. Căn cứ theo tiêu thức pháp lý có chứng khoán vô danh và chứng khoán kí danh.
Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc
chuyển nhượng loại này rất dễ dàng, không cần thủ tục đăng ký rườm rà.
Chứng khoán ký danh là loại chứng khoán ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc chuyển
nhượng loại này được thực hiện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành.
b. Căn cứ theo tính chất thu nhập có chứng khoán có thu nhập ổn định, chứng
khoán có thu nhập không ổn định và chứng khoán hỗn hợp.
Chứng khoán có thu nhập ổn định là các trái phiếu thu nhập của nó không phụ
thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chứng khoán có thu nhập không ổn định là các cổ phiếu thường, thu nhập của nó
phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và chính sách trả cổ tức.
Chứng khoán hỗn hợp là cổ phiếu ưu đãi, có một phần thu nhập là không phụ
thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Căn cứ theo chủ thể phát hành có chứng khoán Chính phủ và chứng khoán
công ty.

Chứng khoán Chính phủ là các chứng khoán do các cơ quan của Chính phủ trung
ương hay chính quyền địa phương phát hành như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công
trình, trái phiếu Chính phủ, công trái Nhà nước.
Chứng khoán công ty là chứng khoán do các doanh nghiệp, công ty cổ phần phát
hành như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.

8


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

I.2.3. Trái phiếu.
a. Đặc điểm.
Trái phiếu là giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và xác nhận quyền đòi nợ bao
gồm những điều kiện và thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng
chuyển nhượng.
Từ khái niệm trên ta thấy trái phiếu có đặc điểm là có thu nhập ổn định, có khả
năng chuyển nhượng, có thời gian đáo hạn. Đồng thời trái chủ không có quyền tham gia
bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị. Nhưng trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền
được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản.
b.Một vài loại trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất cố định là trái phiếu cho lãi suất cố định ngay tại thời điểm
phát hành.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu cho lãi suất được điều chỉnh theo từng
thời kỳ.
Trái phiếu không có lãi là trái phiếu không cho lãi suất thường kỳ, nó được mua
với giá thấp so với mệnh giá. Toàn bộ tiền lời và giá trị tăng thêm sẽ bằng đúng mệnh
giá vào ngày đáo hạn.

Trái phiếu thu nhập là trái phiếu được phát hành bởi các công ty đang trong thời
kỳ tổ chức lại. Công ty phát hành hứa sẽ trả số gốc khi trái phiếu hết hạn nhưng chỉ hứa
trả lãi nếu công ty có đủ thu nhập.
Trái phiếu có thể thu hồi là trái phiếu cho phép công ty có thể mua lại trái phiếu
vào một thời gian nào đó. Tuy nhiên trái phiếu không thể thu hồi một vài năm sau khi
chúng được phát hành.
Trái phiếu có thể chuyển đổi là trái phiếu cho phép người giữ nó được chuyển đổi
sang một số lượng cổ phiếu nhất định với giá xác định.

9


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Trái phiếu phiếu kèm giấy bảo đảm là trái phiếu cho phép, người giữ nó có quyền
mua thêm một số lượng cổ phiếu nhất định của đơn vị phát hành ở một giá xác định
(một giấy bảo đảm ở góc trái phiếu bằng một cổ phiếu).
Trái phiếu Euro là trái phiếu phát hành bằng đồng tiền của nước phát hành tại một
nước khác.
Trái phiếu Dollar là trái phiếu phát hành bằng đồng Đôla Mỹ ở các nước ngoài
nước Mỹ.
Trái phiếu Yankee là trái phiếu của các công ty và Chính phủ nước ngoài phát
hành bằng Đôla Mỹ và được giao dịch ở thị trường Mỹ.
I.2.4. Cổ phiếu.
a. Khái niệm
Cổ phiếu là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền sở
hữu về tài sản và những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có
khả năng chuyển nhượng. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

b. Cổ phiếu thường.
Cổ phiếu thường là cổ phiếu không có thời gian đáo hạn, không có thu nhập ổn
định mà thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hay chính sách chi
trả cổ tức của công ty. Cổ phiếu thường có khả năng chuyển nhượng dễ dàng. Người
nắm giữ cổ phiếu thường có quyền tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị nhưng không
được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản.
Ngoài ra cổ phiếu thường còn đem lại quyền đặt mua cổ phiếu mới cho các cổ đông.
c. Cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có sự ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong việc
phân chia lợi nhuận cũng như chi trả cổ tức và thanh lý tài sản khi công ty phá sản.
Cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường là nó không có thời gian đáo hạn. Nó
tồn tại ở sự tồn tại của công ty. Nó cũng có khả năng chuyển nhượng nhưng phải thêm
một số điều kiện nhất định. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lẫn cổ phiếu thường đều không
phải là nợ của công ty do đó không có thu nhập ổn định trong điều kiện bình thường và
nó có thể được mua lại bởi nhà phát hành.

10


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Cổ phiếu ưu đãi còn có một số điều khoản kèm theo. Thứ nhất, cổ phiếu ưu đãi có
tính chất tham dự trong phân chia lợi nhuận khi công ty làm ăn có lãi, vượt một mức
nào đó. Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi có tính chất bỏ phiếu. Trong điều kiện bình thường, cổ
phiếu ưu đãi không có tính chất bỏ phiếu. Nhưng khi công ty làm ăn thua lỗ, cổ phiếu
ưu đãi sẽ có tính chất bỏ phiếu. Thứ ba, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tích luỹ hay không
tích luỹ tức là do côgn ty làm ăn không hiệu quả, công ty sẽ không trả cổ tức. Nhưng
khi công ty làm ăn có lãi công ty có thể trả cổ tức cho những năm bị thua lỗ trước đó

hoặc không trả cổ tức của những năm chưa trả được.
I.2.5. Các công cụ phát sinh.
a. Khái niệm.
Công cụ phát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã
có như cổ phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận
hoặc tạo lợi nhuận.
b. Một số công cụ phát sinh là quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai.
Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là
quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán một khối lượng nhất định hàng hoá
với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hoá này có thể là
cổ phiếu, trái phiếu hay hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lại là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán
chấp thuận thực hiện một giao dịch tại một thời điểm xác định trong tương lai với một
mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở
giao dịch, nó xoá bỏ rủi ro tín dụng vì nó được công ty thanh toán bù trừ phục vụ như là
một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán và người mua đều bán mua qua
công ty thanh toán bù trừ. Hợp đồng tương lai đều được tiêu chuẩn hoấ về việc giao
nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. Hợp đồng tương lai còn được chuyển
giao theo giá thị trường tức là bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ
thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện

11


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự

thay đổi giá đó. Việc thanh toán như thế được tiến hành hàng ngày.

Chương II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY.
II.1. Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Trong 11 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng
trên các phương diện về tăng trưởng, cải thiện thu nhập người dân, sắp xếp đổi mới
DNNN, phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng. Đặc biệt, cùng với quá trình cải
cách, đổi mới nền kinh tế đất nước, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã
được hình thành và không ngừng phát triển. Cho đến nay, mặc dù cũng chịu nhiều
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhưng TTCK Việt Nam
chưa để xảy ra đổ vỡ như một số nước, đồng thời cấu trúc và thể chế thị trường đã
từng bước được xác lập và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế - thương mại thế giới suy
giảm cũng như những khó khăn về kinh tế trong nước, TTCK Việt Nam đã gặp phải
nhiều khó khăn, thách thức.
Ngược hẳn so với thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2011, các chỉ số chứng
khoán đã tăng mạnh ngay từ đầu năm. Thị trường tiếp tục sôi động và tạo đỉnh trong
cho đến đầu tháng 5/2012, VN-Index tăng mạnh 27% với mức giao dịch bình quân
hơn 62 triệu cổ phiếu mỗi phiên, HNX-Index tăng mạnh 42,6% với giao dịch bình
quân đạt hơn 65 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Tuy vậy, thị trường liên tiếp giảm điểm
trong 2 tháng sau đó. Hiện tại, VN-Index và HNX-Index chỉ còn tăng lần lượt 15,9%
và 18% từ đầu năm.

12


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán


(Nguồn: ABS)
II.1.1. Số lượng cổ phiếu dưới mệnh giá chiếm hơn 50%
Thị trường tăng điểm từ đầu năm nên tỷ lệ phần trăm số mã có giá trị dưới
mệnh đã giảm đi. Nếu như cuối năm 2011 toàn thị trường có 434 mã cổ lượng này
là 475 mã, chỉ còn chiếm 57%.

II.1.2. Niêm yết mới làm thay đổi mức ảnh hưởng đến thị trường
Trong 6 tháng đầu năm đã có thêm 12 doanh nghiệp mới niêm yết trên
13


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

HOSE và HASTC. Đáng chú ý nhất là mã GAS chào sàn với khối lượng rất lớn, 1,9
tỷ đơn vị, đã chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn thứ 2 thị trường, khoảng 11%. VCB niêm
yết bổ sung 1,8 tỷ cổ phiếu thuộc phần vốn Nhà nước cũng chiếm khoảng 11%
vốn hóa thị trường. VIC niêm yết bổ sung 158 triệu cổ phiếu hoán đổi từ VPL
vươn lên chiếm 9%. Các vị trí còn lại thuộc về MSN (9%), VNM (8%), BVH (4%),
STB (4%)… BIDV đã tạm hoãn niêm yết 2,3 tỷ cổ phiếu trên sàn trong quý 2 và lùi
thời gian niêm yết vào cuối năm với lý do thị trường không thuận lợi. BIDV sẽ là
một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường và sẽ có tác động lớn đến
sự thay đổi của thị trường chứng khoán.
II.1.3. UBCK mạnh tay xử phạt làm minh bạch thị trường chứng khoán
Trong 7 tháng đầu năm đã 8 cổ phiếu bị hủy niêm yết và tạm dừng giao
dịch: VSG bị tạm dừng giao dịch do lỗ hai năm liên tiếp; MCV bị hủy niêm yết do
liên tục vi phạm công bố thông tin; TRI, AGC đã hủy niêm yết do âm vốn chủ sở
hữu; BAS, VSP, CAD và VKP bị hủy niêm yết do lỗ 3 năm liên tiếp. Các Công ty

chứng khoán cũng bị kiểm soát đặc biệt do lỗ hai đến ba năm liên tiếp như: Cao
Su, Vina, Hà Nội, Trường Sơn, Đà Nẵng, Mêkông, và VICS. Ngoài ra, một số công
ty chứng khoán khác bị rút nghiệp vụ môi giới như: SME, TSS, Chợ Lớn, Hà Nội, và
Đông Dương. Các vụ vi phạm cũng bị xử lý nghiêm khắc: ông Hoàng Xuân Quyến
đã từng là Tổng giám đốc CTCP CK Liên Việt bị bắt do sai phạm trong việc ra quyết
định mua cổ phiếu OTC.
II.1.4. Nhiều văn bản mới được ban hành
Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc thúc đẩy hoạt động và tăng
cường quản lý TTCK gồm hướng tái cấu trúc TTCK, sáp nhập 2 Sở, giải thể CTCK
yếu kém, tách bạch tiền gửi NĐT.
Thị trường đã chính thức giao dịch thêm vào buổi chiều từ ngày 6/6 và
thay đổi cách tính giá tham chiếu sàn HASTC trong 15 phút cuối thay vì là cả
phiên như trước đây. Lệnh thị trường MP cũng đã được áp dụng từ ngày 2/7.
Hai chỉ số VN30 và HNX30 đã chính chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/3
và ngày 9/7 với giới hạn tỷ trọng vốn hóa mỗi cổ phiếu 10% và 15%.

14


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Nhằm minh bạch hóa thị trường, ngày 1/6, Thông tư 52 quy định về công
bố thông tin trên TTCK, công ty đại chúng quy mô lớn vẫn phải công bố thông tin
như doanh nghiệp niêm yết.
II.1.5. Công ty chứng khoán có lãi
Thị trường khởi sắc trong nửa đầu
năm 2012 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều công ty chứng khoán thu về

khoản tiền lớn từ việc hoàn nhập dự
phòng, phí môi giới... Ngoài ra, thị
trường sôi động cũng đã thu hút được
dòng tiền đầu tư lớn khiến giao dịch
trở nên sôi động. Trong bối cảnh này,
nhiều công ty chứng khoán đã có sự
bứt phá giành lấy thị phần môi giới
về mình. Nhóm 10 công ty chứng
khoán gia tăng thị phần trên cả hai sàn
HOSE và HASTC với tổng cộng chiếm
57,6% và 52,2% thị phần từng sàn so
với mức 52,6% và 49,2% trong quý
2/2011.
Như vậy, sự phân hóa càng lúc
càng rõ nét cho thấy các công ty yếu
kém đang mất dần thị phần vào các
công ty lớn hơn. Nổi bật lên hẳn là sự
gia tăng thị phần của CTCP CK thành
phố Hồ chí Minh (HSC) và chiếm vị trí đầu cả trên HOSE và HASTC. SSI đã nhường
lại miếng bánh lớn nhất và tụt về vị trí thứ 2 trên HOSE với 8,08% thị phần. Tuy vậy,
CTCP CK KimEngVN mới là công ty có mức tăng đột phá nhất khi vươn lên
chiếm lấy 5,7% và 7,16% thị phần sàn HOSE và HASTC.

15


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán


II.1.6. Hoạt động M & A tiếp tục sôi động
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra rất sôi nổi trong năm 2012 vởi
tống giá trị lên đến 1,5 tỷ USD, chủ yếu đến từ nhà đầu tư Nhật Bản. Nhà đầu tư nước
ngoài đã thực hiện các giao dịch lớn như việc công ty nhựa của Thái lan - The
Nawaplastic Industries (Saraburi) - mua 20% cổ phần BMP và 22% cổ phần NTP;
Các công ty từ Nhật Bản và Singapore như Công ty AIT mua 10% cổ phần CII;
Mizuho Bank mua 15% cổ phần VCB; Ezaki Glico rót hơn 30 triệu USD vào Kinh
Đô; Quỹ đầu tư công nghiệp DI Châu Á (DIAIF) mua 31% cổ phần JVC; Nichirei
Food mua 19% cổ phần Cholimex Food; Platinum Victory nắm hơn 10% cổ phần
REE; Diageo đã mua thêm hơn 10% cổ phần Halico; và Kusto Group mua 24,7% cổ
phần CotecCons. Trong nước cũng có 3 vụ mua bán sáp nhập và niêm yết thành công
giữa FLC và FLC Land; giữa LCS và Licogi 16.9; giữa VIS và Luyện thép Sông Đà.
II.1.7. Giao dịch của NDTNN

Trái ngược những đợt bán ròng diễn biến trong năm 2011, đặc biệt là giai đoạn
cuối năm, nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp mua ròng trên sàn HOSE trong những tháng
đầu năm 2012. Nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh trong tháng 5 và tháng 6 khi thị
trường giảm, nhưng đã quay lại mua ròng nhẹ trong thời gian gần đây. Việc khối
ngoại bán ròng mạnh có liên quan đến việc quỹ Market Vectors Vietnam ETF thoái
16


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

bớt vốn đầu từ vào mã STB, giảm từ 19 triệu cổ phiếu xuống còn gần 8 triệu cổ
phiếu. Tuy vậy, tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại vẫn đang mua ròng 602 tỷ đồng.
II.1.8. Điểm qua một số diễn biến thị trường chứng khoán 06 tháng đầu năm
2012.


Con số 488,07 là mốc điểm cao nhất mà VN-Index đạt được trong 6 tháng đầu
năm 2012 (xác lập ngày 8/5/2012). 336,73 là mốc điểm thấp nhất mà VN-Index đạt
được trong 6 tháng đầu năm (xác lập ngày 6/1/2012). Như vậy, VN-Index từng có thời
điểm đạt mức tăng trưởng tới 44,94%.

17


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Con số 83,79 là mốc điểm cao nhất mà HNX-Index đạt được trong 6 tháng đầu
năm 2012 (xác lập ngày 7/5/2012). 55,27 là mốc điểm thấp nhất mà HNX-Index đạt
được trong 6 tháng đầu năm 2012 (xác lập ngày 9/1/2012). Như vậy, HNX-Index đã có
mức tăng trưởng tới 51,60%. Tuy nhiên, nếu tính từ đỉnh thị trường tháng 5/2012, hiện
tại cả hai chỉ số đã sụt giảm khoảng 15% giá trị.

18


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index trong 6 tháng đầu năm 2012 xác lập
mức đỉnh cao nhất là 36,49 điểm (ngày 25/5), mức thấp nhất là 33,31 điểm (ngày 13/1).
Như vậy, chỉ số UPCoM-Index chỉ có mức tăng trưởng 9,55%. So với mức đỉnh đã
thiết lập trong nửa đầu năm, hiện UPCoM-Index cũng chỉ giảm chưa đầy 1% giá trị.


Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng tổng cộng hơn 195,376 tỷ đồng
trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, khối ngoại mua ròng gần 970 tỷ đồng trên HNX, bán
19


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

ròng hơn 780 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 6,1 tỷ đồng trên UPCoM. Đáng chú ý,
khối ngoại tập trung thoái vốn nhiều nhất vào tháng 1, tháng 4 và tháng 6.

Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư đã đặt lệnh mua 24,568 tỷ cổ phiếu và đặt
lệnh bán 23,524 tỷ cổ phiếu trên cả 3 sàn chứng khoán. Bình quân, mỗi tháng nhà đầu
tư đặt mua 1,364 tỷ cổ phiếu và đặt bán 1,306 tỷ cổ phiếu, gấp hơn 2 lần so với bình
quân năm 2011.

Con số 2,482 tỷ đồng là số tiền xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối
với 6 cá nhân và 34 doanh nghiệp vi phạm. Trong đó, mức xử phạt nhẹ nhất là 10 triệu
đồng đối với hành vi không công bố báo cáo tài chính kịp thời, mức xử phạt cao nhất là
290 triệu đồng do gộp nhiều hành vi vi phạm. Đa số các doanh nghiệp bị xử phạt đều
20


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

mắc lỗi không công bố thông tin kịp thời, hoặc không đăng ký công ty đại chúng. Trong

khi các cá nhân bị xử phạt chủ yếu do giao dịch “chui” mà không thực hiện báo cáo
theo quy định. Được biết, năm 2011, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên
TTCK là 9,5 tỷ đồng.

Tổng giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam tính đến 26/6/2012 là 799.783 tỷ đồng.
Trong đó, sàn Hà Nội hiện có 398 cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 104.618 tỷ
đồng. Trên sàn HOSE, có 302 cổ phiếu và 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, tổng giá trị vốn
hóa đạt hơn 671.386 tỷ đồng. Trên sàn UPCoM, tổng giá trị vốn hóa của 129 công ty
đăng ký giao dịch là 23.779 tỷ đồng. 344.546 tỷ đồng là tổng vốn điều lệ của 700 doanh
nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán Việt Nam.

21


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

6 tháng đầu năm, có 7 doanh nghiệp niêm yết mới trên HNX là AMC, KHL, LAS,
ASA, CTX, DHL, VPC với tổng số cổ phiếu lưu hành là 102.868.543 đơn vị, tổng vốn
điều lệ đạt 1.068,788 tỷ đồng (chiếm khoảng 1,2% vốn điều lệ toàn thị trường). Có 4
doanh nghiệp niêm yết mới trên HOSE là TCO, SVI, DRL, GAS với tổng số cổ phiếu
niêm yết là 1.926.288.990 đơn vị (chiếm khoảng 8,02% vốn điều lệ toàn thị trường).

624,02 tỷ đồng/phiên là giá trị giao dịch trung bình của sàn Hà Nội, trong khi 1.164,34
tỷ đồng là giá trị giao dịch trung bình của sàn TP. HCM. Trong khi đó, bình quân mỗi
phiên, sàn UPCoM chỉ có 29,2 tỷ đồng giá trị được chuyển nhượng trong 6 tháng đầu
năm. Như vậy, tổng giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên TTCK Việt Nam trong 6
tháng đầu năm đạt hơn 1.817 tỷ đồng, tăng 74% so với con số 1.044 tỷ đồng bình quân
cả năm 2011.

22


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

II. 2. Nhận xét.
II.2.1. Thuận lợi
Nhằm nâng đỡ và thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam,
ngày 2/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số:08/CT-TTg: “về việc thúc đẩy hoạt
động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán”.
Cụ thể nội dung của chỉ thị là định hướng hợp nhất Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thành một.
Việc hợp nhất sẽ làm giảm được nhiều các chi phí quản lý, vận hành,…
II.2.2. Một số hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Có thể gọi 2012 là năm cao điểm để “làm sạch” Thị trường chứng khoán. Trong
đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có mục
tiêu giảm bớt số lượng các công ty chứng khoán, với công cụ được kỳ vọng là Thông tư
226 quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính cho các công ty chứng khoán. Mặc dù được
áp dụng gần 6 tháng, nhưng số lượng các công ty chứng khoán không giảm, dù chỉ là
một. Câu hỏi đặt ra là tại sao việc giảm bớt các công ty chứng khoán lại khó khăn như
vậy?
Rút bớt hoạt động hay phá sản không dễ
Các công ty chứng khoán mất thanh khoản vẫn ung dung tồn tại, một số thì lách
luật bằng cách không gửi báo cáo đúng hạn, một số báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính khá
ấn tượng. Để xóa sổ một công ty chứng khoán, có các giải pháp sau: công ty chứng
khoán sẽ chuyển đổi thành doanh nghiệp bình thường, hoặc thực hiện thủ tục phá sản
theo quy định của pháp luật.
Công ty chứng khoán có thể tự nguyện làm việc này hoặc theo yêu cầu của chủ

nợ (khi mở thủ tục phá sản), hoặc cơ quan quản lý (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
Trong trường hợp công ty chứng khoán chuyển đổi thành một doanh nghiệp bình
thường, công ty chứng khoán sẽ phải rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đồng thời
đăng ký với Sở Kế hoạch-Đầu tư.
Việc thay đổi quy định về cấp giấy phép cho các công ty chứng khoán theo chế
độ một giấy phép đã tạo thuận lợi cho việc thành lập công ty chứng khoán, nhưng đã vô

23


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

hình trung gây khó khăn cho việc xóa sổ các công ty chứng khoán. Bởi theo quy định
trước đây, để thành lập một công ty chứng khoán trước hết doanh nghiệp phải thực hiện
thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch – Đầu tư, sau đó xin giấy phép hoạt động
kinh doanh chứng khoán tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong trường hợp này, để chuyển công ty chứng khoán về doanh nghiệp thường thì Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước chỉ cần rút giấy phép kinh doanh chứng khoán sẽ trở thành
doanh nghiệp bình thường.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng
khoán cũng chính là giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy việc rút
giấy phép kinh doanh đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn doanh nghiệp và kèm theo
đó là các nghĩa vụ nợ đi kèm.
Đối với lựa chọn phá sản công ty chứng khoán, cho đến thời điểm hiện nay chưa
có tiền lệ. Luật Phá sản ra đời và có hiệu lực từ năm 2004, tuy nhiên cho đến nay gần
như chưa bao giờ áp dụng. Luật quy định rõ những đối tượng có thể đệ đơn mở thủ tục
phá sản doanh nghiệp bao gồm: chủ nợ (khi công ty chứng khoán không trả được nợ),
người lao động (khi công ty chứng khoán không trả được lương), người đại diện theo

pháp luật của công ty chứng khoán, cổ đông.
Tại các nước phát triển, việc phá sản là việc rất bình thường, khi những người
chủ cũ không biết điều hành doanh nghiệp, gây thất thoát vốn và mất khả năng trả nợ
thì các chủ nợ sẽ tiếp quản lại toàn bộ công ty, trên cơ sở các tài sản, cơ sở vật chất hiện
có sẽ thành lập một doanh nghiệp mới, có cơ hội phát triển hơn so với doanh nghiệp cũ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam cách làm này thực tế chưa bao giờ được đánh giá đúng và áp
dụng.
Chủ nợ, nhà đầu tư bất lợi:
Thực tế, đa số công ty chứng khoán yếu kém bị đưa vào kiểm soát đặc biệt đều
đã không còn vốn, thậm chí có những công ty chứng khoán còn âm vốn chủ sở hữu.
Như vậy, người đại diện theo pháp luật cũng như cổ đông của công ty chứng khoán sẽ
không được lợi ích gì khi mở thủ tục phá sản.

24


Chuyên đề môn học

Thị trường chứng khoán

Với tâm lý buông xuôi, cổ đông của các công ty chứng khoán gần như phó mặc
số phận của công ty chứng khoán và hơn nữa với vốn chủ sở hữu âm hoặc gần như
bằng không, thậm chí khi mở thủ tục phá sản, khả năng thu hồi lại một phần vốn đầu tư
cũng là rất thấp. Trong trường hợp này, bên bất lợi nhất chính là chủ nợ.
Nhà đầu tư vô tình trở thành những đối tượng bị hại bất đắc dĩ, không được bảo
vệ, phải loay hoay để tìm giải pháp cứu chính mình khi chuyển tài sản còn lại là chứng
khoán sang một nơi an toàn hơn. Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư rất cần cơ chế mở hơn
trong việc chuyển khoản chứng khoán trong tài khoản giao dịch của mình từ các công
ty chứng khoán yếu kém sang các công ty chứng khoán khác để đảm bảo lợi ích của
nhà đầu tư.

Ngoài khó khăn về mặt pháp lý, một vấn đề cũng rất khó khăn hiện nay là các
công ty chứng khoán quản lý tiền và chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được giải quyết ra
sao khi công ty chứng khoán thôi không hoạt động như một công ty chứng khoán, hoặc
bị xóa sổ vĩnh viễn? Giải pháp vẫn là các nhà đầu tư đóng tài khoản, chuyển khoản tiền
và chứng khoán sang một tài khoản của mình mở tại một công ty chứng khoán khác.
Tuy nhiên, việc tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản, do quy định về lưu ký chứng
khoán của Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Theo như quy định, nhà đầu tư chỉ được
phép chuyển khoản chứng khoán khi thực hiện đóng tài khoản và chuyển sang giao dịch
tại một công ty chứng khoán khác.
Tuy nhiên, các công ty chứng khoán yếu kém, mất khả năng thanh khoản thì lại
không thể đóng tài khoản được do vẫn nợ tiền của nhà đầu tư và ngược lại nhà đầu tư
cũng không thể đóng tài khoản giao dịch được khi công ty chứng khoán không trả hết
tiền cho họ.
Giải pháp còn lại là nhà đầu tư dùng tiền mua hết chứng khoán rồi sau đó chuyển
khoản toàn bộ chứng khoán sang tài khoản của công ty chứng khoán khác. Tuy nhiên,
các công ty chứng khoán này thường mất khả năng thanh toán bù trừ nên bị ngưng giao
dịch, nên việc mua chứng khoán trở nên rất khó khăn, chưa kể đến trường hợp công ty
chứng khoán bất hợp tác, không chịu thực hiện yêu cầu của nhà đầu tư trong việc đặt
lệnh mua chứng khoán hoặc chuyển khoản chứng khoán.

25


×