Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nội dung ôn tập lịch sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.63 KB, 4 trang )

Nội dung ôn tập lịch sử 9
Câu 1:
: Nước Mĩ xa chiến trường được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở. Không
bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển kinh
tế và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham gia chiến tranh. Mĩ chiếm hơn một nửa sản
lượng công nghệ toàn thế giới (56,47% - 1948); sản lượng này gấp 5 lần 5 nước Anh,
Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật Bản. Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới. Độc quyền
vũ khí nguyên tử. Những thập niên kế tiếp, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước
kia. Nhiều nguyên nhân làm cho địa vị suy giảm như:
● Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
● Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
● Chi những khoảng tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại,
thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
● Chênh lệch các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động
bậc thấp, không ổn định về kinh tế - xã hội ở đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần
thứ hai.
2) Tình hình kinh tế của Mĩ…
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên nền kinh tế
Mĩ phát triển nhanh chóng. Biểu hiện:
– Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế
giới (năm 1948, chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới).
– Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh,
Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
– Nắm trên 50% tàu biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40
% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
– Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung
tâm kinh tế – tài chính hàng đầu của thế giới.
Câu 2:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai mĩ giàu lên do:
- Nước Mĩ nằm xa chiến trường, được bao bọc bởi hai đại dương: Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương nên không chịu ảnh h ưởng của chiến tranh.


- Nước Mĩ giàu lên nhờ bán vũ khí và lương thực cho các nước tham chiến.
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Câu 3:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham
vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ
thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau. + Ba mục tiêu chủ yếu:
· Một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.


· Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng
sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.
· Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
– Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :
+ Tháng 3 – 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là
nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp
và Thổ Nhĩ Kì…
+ Mĩ đề ra và thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, giúp các nước Tây Âu phục hồi
nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước
này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và
Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
+ Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên
minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm
chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Câu 4
* về đối ngoại: sau chiến tranh Nhật Bản là một nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ
về chính trị an ninh. Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “ hiệp ước an ninh Mĩ –
Nhật" . Nhờ đó trong thời kì " chiến tranh lạnh" Nhật Bản chỉ dành 1% tổng sản phẩm
quốc dân cho những chi phí quân sự, còn tập trung sức phát triển kinh tế; \
So sánh
Đề ra “ chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước XHCN. Đẩy lùi phong trào giải

phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Mĩ đã tiến hành “ viện trợ” để
lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến
tranh xâm lược. Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết
tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “ đơn cực: do Mĩ hoàn
toàn chi phối và khống chế.
Câu 5:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập
chủ quyền các dân tộc.
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo


FAO: Quĩ Nông nghiệp và Lương thực LHQ
* ILO: Tổ chức Lao động quốc tế
* IOM: Tổ chức DI dân quốc tế
* UNAIDS: Chương trình phối hợp của LHQ về AIDS
* UNDP: Chương trình phát triển LHQ
* UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của LHQ
* UNFPA: Quĩ Dân số LHQ
* UNHCR: Cao ủy LHQ về người tị nạn
* UNICEF: Quĩ Nhi đồng LHQ
* UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ


* UNIFEM: Quĩ phát triển LHQ cho phụ nữ
* UNODC: Văn phòng ma túy và tội phạm LHQ
* UNV: Tổ chức tình nguyện LHQ
* WHO: Tổ chức Y tế thế giới
* IMF: Quĩ tiền tệ quốc tế
* IFAD: Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế


Câu 6
– Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học
– công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
– – Về bản chất, đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối
liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của
tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
– Thời cơ:
§ Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu
vực.
§ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát triển
và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên
minh kinh tế khu vực và quốc tế.
§ Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất,
đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa
cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
§ Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ
thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngOài, nhất là các tiến bộ khoa
học – kĩ thuật,để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển
đất nước…
– Thách thức:
§ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tất yếu của toàn cầu hoá và
tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế –
phát huy thế mạnh,hạn chế thấp nhất mức rũi ro, bất lợi để tìm ra hướng đi thích
hợp.


§ Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp,chưa
có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.

§ Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới ,trong khi đó các quan hệ kinh
tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát
triển.
§ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc,kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.



×