Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.43 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THÔ
KHOA LUẬT

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠMTỘI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT TƯ PHÁP
NIÊN KHÓA 1999 - 2003

SV thực hiện: LÂM TỐ TRANG
MSSV: 5992717

Giáo viên hướng dẫn: Ths. PHẠM VĂN BEO
Giảng viên Bộ môn Luật Tư pháp

Cần Thơ - 7/2003


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật niên khóa 1999 - 2003 về đề tài “Pháp
luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội” được hoàn thành
dưới sự giúp đỡ, động viên từ nhiều phía. Trước tiên, tác giả xin trân trọng gửi lời
cảm ơn đến Thầy PHẠM VĂN BEO, người đã luôn tận tình trao đổi, hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình làm luận văn, đồng thời đã cung cấp cho tác giả những
kiến thức nền, những tài liệu cơ bản định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị và các bạn
sinh viên trong Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ tác giả trong thời
gian thực hiện đề tài này.


Trân trọng.

Tác giả
SV. LÂM TỐ TRANG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN VÀ QUYỀN TRẺ EM------------------------------------------------------------- 4
1.1. Khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên ------------------------------- 4
1.1.1. Khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên trong pháp luật
quốc tế --------------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1.2. Khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên trong pháp luật
Việt Nam ------------------------------------------------------------------------------------ 5
1.1.3. Người chưa thành niên - Đối tượng bảo vệ đặc biệt của pháp
luật ------------------------------------------------------------------------------------------- 6
1.2. Khái niệm về quyền trẻ em------------------------------------------------------- 8
1.2.1. Khái niệm về quyền trẻ em ----------------------------------------------- 8
1.2.2. Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế ----------------------------------- 9

Trung tâm
Học
ĐH
@vàTài
liệu
học

tập
vàtrong
nghiên cứu
1.2.3.
Cácliệu
quyền
cơ Cần
bản củaThơ
trẻ em
người
chưa
thành
niên
pháp luật Việt Nam -----------------------------------------------------------------------16
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ---------------------23
2.1. Từ nguồn gốc đến trước Cách mạng Tháng tám năm 1945 ----------------23
2.1.1. Thời kỳ phong kiến -------------------------------------------------------23
2.1.2. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược ---------------------------------------26
2.2. Từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật
Hình sự năm 1985-------------------------------------------------------------------------28
2.2.1. Từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến năm 1954 -----------------28
2.2.2. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975) -------------------------------29
2.2.3. Từ khi đất nước thống nhất năm 1975 cho đến trước khi ban
hành Bộ luật Hình sự năm 1985 --------------------------------------------------------30
2.3. Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời đến trước khi ban hành Bộ
luật Hình sự năm 1999 -------------------------------------------------------------------32



2.4. Những quy định về người chưa thành niên phạm tội trong luật hình
sự Việt Nam hiện hành -------------------------------------------------------------------33
2.4.1 Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội ---------------------34
2.4.2. Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội ----------------------------------------------------------------37
2.5. Những điểm mới của Bộ luật Hình sự hiện hành so với Bộ luật Hình
sự năm 1985 -------------------------------------------------------------------------------42
2.5.1. Vừa mở rộng vừa thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội ----------------------------------------------------------------42
2.5.2. Thay đổi các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội -----------------------------------------------------------------------44
2.5.3. Bổ sung hình phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội ------------------------------------------------------------------------------------45
2.5.4. Giảm mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội ----------------------------------------------------------------46
CHƯƠNG 3: HÀI HÒA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VỚI CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
QUYỀN TRẺ EM-------------------------------------------------------------------------48
3.1. Một số nét tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau đổi
mới ------------------------------------------------------------------------------------------48
3.2. Tình hình tội phạm chưa thành niên ở Việt Nam----------------------------49
3.2.1. Tình hình tội phạm chưa thành niên ở Việt Nam ---------------------49
3.2.2. Tình hình tội phạm chưa thành niên trên địa bàn Hà Nội -----------54
3.3. Hài hòa pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội với
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em---------------------------------------------64
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------70


LỜI NÓI ĐẦU

cứu


1. Lý do lựa chọn đề tài
Người chưa thành niên nói chung và trẻ em nói riêng - thế hệ tương lai của
đất nước - là đối tượng được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt.
Điều này đã được thể hiện một cách nhất quán và rõ ràng trong đường lối, chính
sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Bằng chứng là việc
nước ta là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuần Công ước về
quyền trẻ em, được thông qua ngày 20-11-1989 theo Nghị quyết 44/25 của Đại hội
đồng Liên hợp quốc. Đây là điều ước quốc tế đầu tiên xác định về mặt pháp lý
quyền của trẻ em một cách toàn diện và đầy đủ nhất.
Hiện nay, vấn đề trẻ em - người chưa thành niên đang đặt ra những yêu cầu
mới, có những yêu cầu bức xúc đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn
xã hội. Chúng ta biết rằng, có không ít trẻ em mới hôm qua còn là những đứa trẻ
vô tư, trong trắng, tâm hồn chưa hề vẩn đục mà hôm nay đã sa vào con đường
phạm tội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sau khi thực hiện chính sách chuyển
đổi kinh tế, đã nổi lên một số tác động về mặt xã hội trong quá trình chuyển đổi,
trong đó có hiện tượng người chưa thành niên làm trái pháp luật. Và tình hình
người chưa thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng về số vụ và tính chất nghiêm
trọng như những hành vi cướp của, giết người, đánh người gây thương tích, gây
rối trật
công cộng...
ngàyCần
càng phổ
nổihọc
lên một
tội nghiên

phạm mớicứu
Trung
tâmtự Học
liệu ĐH
Thơbiến,
@trong
Tài đó
liệu
tậpsốvà
mà trước đây hầu như không thấy như tội chống người thi hành công vụ - một tội
phạm thể hiện rất rõ ý thức coi thường pháp luật và kỷ cương của Nhà nước. Vậy,
chúng ta phải giải quyết vấn đề này ra sao và pháp luật hình sự đã có những quy
định gì? Trong điều kiện xây dụng Nhà nước pháp quyền hiện nay, những quy
định đó có phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm luật được thừa nhận
chung trong pháp luật quốc tế hay không? Bởi vì làm hài hòa hệ thống pháp luật
quốc qua về tư pháp với người chưa thành niên và Công ước Liên hợp quốc về
quyền trẻ em vì lợi ích tốt nhất của trẻ em đã được khuyến nghị và nhấn mạnh
trong Tuyên bố Hà Nội được thông qua tại Hội nghị tư vấn khu vực Đông Á và
Thái Bình Dương về Công ước về quyền trẻ em do UNICEF tổ chức tại Việt Nam
trong tháng 4-1995.
Vì những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật hình sự Việt
Nam về người chưa thành niên phạm tội” làm luận văn tốt nghiệp của mình với
hi vọng có thêm tài liệu phục vụ công tác rất nhân đạo này.


2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống về sự phát triển của chế
định quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và sự phát triển của những quy định đối
với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời
tác giả đi sâu phân tích, tìm hiểu tình hình tội phạm chưa thành niên trong những

năm gần đây ở Việt Nam, qua đó, đề xuất những kiến nghị liên quan đến những
quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về người chưa thành niên
phạm tội nhằm đáp ứng một cách cao nhất yêu cầu bảo vệ đặc biệt trẻ em, thể hiện
chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta, phù hợp với tinh thần của
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống có hiệu quả người chưa thành niên phạm tội trong tình hình mới.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khi bàn về quyền trẻ em trong pháp luật
quốc tế, tác giả chỉ đề cập đến một văn kiện pháp lý cơ bản nhất: Công ước Liên
hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về tình hình tội
phạm chưa thành niên ở Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả chỉ giới thiệu
một cách tổng quát về thực trạng tội phạm chưa thành niên ở Việt Nam, trong đó
có tập trung phân tích thực trạng tội phạm chưa thành niên trên địa bàn Hà Nội và
xem đó là ví dụ điển hình.

Trung tâm
ĐHmình,
CầntácThơ
@ Tài
liệu
học
QuaHọc
luận liệu
văn của
giả mong
muốn
cung
cấptập
mộtvà
cái nghiên
nhìn tổngcứu

quan nhất về pháp luật quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em, về pháp luật hình sự
Việt Nam từ nguồn gốc đến nay có liên quan đến người chưa thành niên phạm tội,
về tình hình tội phạm chưa thành niên hiện nay ở Việt Nam. Vì vậy, hy vọng với
sự cố gắng của tác giả, trong chừng mực nào đó, luận văn này sẽ đóng góp một
phần nhỏ vào công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói riêng, người chưa
thành niên nói chung - một công tác mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú
trọng.

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là những quy luật,
phạm trù đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đúc kết. Đó là học
thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm được dùng là cơ sở định hướng lý luận của việc nghiên cứu.
Để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu của luận văn
được dựa trên những phương pháp nhận thức quen thuộc như phương pháp phân


tích luật viết, tham khảo, sưu tầm tài liệu, thống kê số liệu, tổng hợp, đối chiếu, so
sánh ...

4. Cơ cấu của luận văn
Bên cạnh Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
“Pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội” gồm có ba
chương:
- Chương I: Những vấn đề chung về người chưa thành niên và quyền trẻ em
- Chương II: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với người
chưa thành niên phạm tội
- Chương III: Hài hòa pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành

niên phạm tội với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Do thời gian và khả năng có hạn, kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn về lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều hạn chế, do đó, luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
thầytâm
cô vàHọc
các bạn
để sau
sẽ nghiên
toàn học
diện hơn.
Trung
liệu
ĐHnày
Cần
Thơcứu
@vấn
Tàiđềliệu
tập và nghiên cứu
Tác giả xin chân thành cảm ơn.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 7 năm 2003


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ QUYỀN TRẺ EM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1.1.1. Khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên trong pháp

luật quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm về trẻ em
Theo Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (sau đây sẽ gọi tắt là
Công ước 1989), "trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp
áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn".
Ở đây, Công ước 1989 chỉ phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm trẻ em và
người chưa thành niên và mốc tuổi ranh giới để xác định là 18 tuổi. Tuy nhiên, các
quy định của Công ước chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn nên Công ước để
ngỏ cho các quốc gia thành viên có thể quy định tuổi thành niên sớm hơn căn cứ
Trung
Họctâm
liệu
Cần
Thơ
@ quốc
Tài gia
liệucũng
học
tập
vào tâm
đặc điểm
sinhĐH
lý của
trẻ em
ở mỗi
như
tập và
quánnghiên
xã hội ởcứu
quốc gia đó.

Như vậy, ta có thể khái quát Điều 1 của Công ước 1989 như sau:
- Độ tuổi thành niên chuẩn theo quy định của Công ước là 18 tuổi, vậy trẻ
em là người dưới 18 tuổi.
- Nếu độ tuổi thành niên theo quy định của một quốc gia nào đó nhỏ hơn 18
tuổi thì mốc giới hạn tuổi trẻ em của quốc gia đó nhỏ hơn 18 tuổi.
1.1.1.2. Khái niệm về người chưa thành niên
Như đã phân tích ở trên, Công ước 1989 chỉ xác lập khái niệm trẻ em,
không xác lập một cách chính xác khái niệm người chưa thành niên. Theo cách
hiểu thông thường, người chưa thành niên là người chưa đạt đến độ tuổi thành
niên theo luật định. Vậy, Công ước đã đồng nhất hai khái niệm: trẻ em và người
chưa thành niên.
Theo những quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên năm 1985 (sau đây sẽ gọi là Quy tắc Bắc
Kinh), người chưa thành niên là trẻ em hoặc người ít tuổi (tùy theo từng hệ thống
pháp luật). Như vậy, có hai nhóm đối tượng người chưa thành niên như sau:


- Trẻ em.
- Người ít tuổi.
Nhưng, thế nào là trẻ em? Thế nào là người ít tuổi?
Như đã đề cập ở trên, độ tuổi trẻ em được xác định trong Công ước 1989
chỉ mang tính chất hướng dẫn, định hướng trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối hệ thống
pháp luật, văn hoá, chính trị, xã hội và kinh tế của các quốc gia thành viên. Căn cứ
vào pháp luật của mỗi quốc gia sẽ có quy định cụ thể về giới hạn độ tuổi trẻ em và
độ tuổi đó thường nhỏ hơn độ tuổi thành niên (18 tuổi). Nghĩa là trên thực tế có
một lớp tuổi trung gian giữa trẻ em và người chưa thành niên, và nhóm người đó,
theo Quy tắc Bắc Kinh, là người ít tuổi.
Từ những phân tích trên, ta thấy rằng người chưa thành niên theo Quy tắc
Bắc Kinh bao hàm cả trẻ em, trong khi đó, Công ước 1989 thì lại đồng nhất hai
khái niệm kể trên. Như vậy, việc phân biệt hai khái niệm trẻ em và người chưa

thành niên chỉ mang tính chất tương đối vì hệ thống pháp luật của các quốc gia rất
khác biệt nhau. Và việc phân biệt kể trên xét đến cùng chỉ mang ý nghĩa thống
nhất khi sử dụng các thuật ngữ.

1.1.2. Khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên trong pháp
luật Việt Nam

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ở nước ta, khái niệm trẻ em được sử dụng trong Hiến pháp, trong Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục... Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi".
Khái niệm người chưa thành niên được sử dụng trong Bộ luật Dân sự, Bộ
luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính ...
Điều 20 Bộ Luật Dân sự quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người
thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên".
Theo Bộ luật Lao động, "Người lao động chưa thành niên là người lao
động dưới 18 tuổi" (khoản 1 Điều 119).
Ngoài ra, Quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành
niên phạm tội (ban hành kèm theo Nghị định số 141 HĐBT ngày 13-11-1986 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) xác định người chưa thành niên là người
"từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi" (Điều 1).
Như vậy, trong pháp luật Việt Nam:
- Người thành niên là người từ 18 tuổi trở lên.


- Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
- Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Vậy, ở đây, khái niệm người chưa thành niên đã bao hàm trong đó khái
niệm trẻ em.

1.1.3. Người chưa thành niên - Đối tượng bảo vệc đặc biệt của
pháp luật
Trẻ em là thời kỳ đang phát triển về mọi mặt của con người. Ở lứa tuổi
chưa thành niên, họ đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực và tinh thần.
Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi trẻ con sang tuổi người lớn. Họ không còn thỏa
mãn với vai trò thụ động của những người đang được dạy dỗ, nhưng mặt khác, họ
lại chưa phải là người lớn - những người đang có vị trí và trách nhiệm nhất định
đối với xã hội. Sự vươn lên vị trí độc lập diễn ra rất tự phát - đó là xu hướng chung
của nhóm lứa tuổi này. Đối với người chưa thành niên, những áp đặt của người
lớn, sự chỉ bảo cặn kẽ, việc kiểm tra, giám sát đã trở thành "xiềng xích" và cần
phải phá bỏ. Nhưng họ có khả năng kiềm chế chưa cao, hành động thường bộc
phát,tâm
không
làm liệu
chủ được
thân,
dễ bị@
kíchTài
động,
lôi học
kéo vào
những
hành độngcứu
Trung
Học
ĐHbản
Cần

Thơ
liệu
tập
và nghiên
không lành mạnh... dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật.
Người chưa thành niên, do tuổi đời còn ít, họ còn thiếu kinh nghiệm sống,
tư duy nông cạn, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế, mơ hồ, thiếu chính xác và
thiếu hệ thống. Sự hiểu biết của các mặt của cuộc sống xã hội chưa đủ để có thể
lựa chọn và quyết định sự xử sự phù hợp với chuẩn mực xã hội. Thực tế cho thấy
người chưa thành niên thường không đánh giá được đầy đủ tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật của mình thực hiện và không thấy hết
được hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội. Phần lớn người chưa thành niên có
ý thức và thói quen của sự đối chiếu so sánh những hành vi của mình với các quy
phạm pháp luật, với các nguyên tắc chung của cuộc sống xã hội.
Ở lứa tuổi chưa thành niên, con người chịu sự chi phối, tác động mạnh mẽ
của môi trường xã hội. Quá trình hình thành nhân cách cũng như các phẩm chất
thuộc về nhân thân của họ chịu sự chi phối có tính chất quyết định của môi trường
giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Họ dễ tiếp thu những thói hư tật
xấu, bị tha hóa về nhân cách, dễ trở thành thanh, thiếu niên hư, vi phạm pháp
luật... Ví dụ, qua điều tra 550 trẻ tại Trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình, gần 20%
những đứa trẻ được tập trung giáo dục tại Trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình là
có những người thân trong gia đình của mình từng phạm tội, có tiền án, đã và đang
ở trong trại cải tạo. Trong khi đó, trên số liệu đối chứng tại Trường Marie Curie,
thì không có một học sinh nào có bố, mẹ hoặc anh chị em đã và đang đi tù và đi


cải tạo... Đặc biệt, có 23,93% số trẻ em phạm pháp có bố mẹ thường xuyên sử
dụng ma túy, hiện tượng này ở trẻ em Trường Marie Curie là không có1 (xem bảng
1). Tuy nhiên, nếu sống trong một môi trường lành mạnh thì người chưa thành
niên sẽ có những điều kiện phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, trở thành

công dân tốt trong xã hội...

Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm (%) các thành viên trong gia đình từng phạm tội,
có tiền án, đã và đang ở trong trại cải tạo
Trẻ ở Trường Giáo dưỡng số II
Ninh Bình

Trẻ ở Trường Marie Curie
Hà Nội

Bố

4,21%

0%

Mẹ

2.81%

0%

Anh

9,85%

0%

Chị


1,4%

0%

19,67%

0%

Tổng số

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tóm lại, người chưa thành niên là người mà sự phát triển về thể chất có sự
không tương xứng với những quá trình phát triển về nhân cách, năng lực trí tuệ,
nhân sinh quan và thế giới quan để hình thành nên toàn bộ những đặc điểm sinh lý
của một người bước vào độ tuổi thanh niên. Ở họ đang diễn ra một sự biến đổi
sâu sắc về sinh học, có những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách. Sự
phát triển về thể chất cũng như về các đặc điểm nhân thân chịu sự tác động có tính
chất quyết định của môi trường xã hội.
Do những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù nói trên nên người chưa thành niên
luôn là đối tượng bảo vệ đặc biệt của pháp luật. Trên phạm vi quốc tế đã sớm hình
thành các cơ quan chuyên môn, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ có
chức năng bảo vệ trẻ em, người chưa thành niên trên toàn thế giới thông qua hoạt
động của tổ chức mình. Trong phạm vi quốc gia, có những cơ quan Nhà nước
chuyên trách để bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, trong từng ngành luật của hệ
thống pháp luật quốc gia luôn có những chương, những điều khoản đưa ra những
quy định riêng đặc biệt áp dụng đối với trẻ em hoặc người chưa thành niên. Cụ thể
Xem: Trẻ em, văn hóa, gia đình - Kỷ yếu hội thảo Việt - Pháp về tâm lý học Hà Nội 17 - 18
tháng 4 năm 2000, Odette Lascarret, Lê Khanh, H.Ricaud (chủ biên), Văn Thị Kim Cúc,
Nguyễn Minh Đức dịch, NXB Thế giới, Hà Nội, 2001, tr. 69
1



trng pháp luật Việt Nam, Bộ luật Lao động đã dành một chương quy định riêng
đối với lao động chưa thành niên (Chương XI). Cũng vậy, Bộ luật tố tụng hình sự
dành Chương XXXI để quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người
chưa thành niên... Đặc biệt, luật hình sự Việt Nam không coi người chưa thành
niên là người có năng lực trách nhiệm hình sự như người đã thành niên (xem
Chương II, mục 2.4.1). Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi
phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định khả
năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

1.2. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TRẺ EM
1.2.1. Khái niệm về quyền trẻ em
"Quyền" theo Tự điển tiếng Việt2 được hiểu là điều mà pháp luật và xã hội
công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Vậy, theo cách hiểu thông
Trung
tâmquyền
Họctrẻliệu
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
liệu
học
tập
vàđòinghiên
cứu
thường,
em là

những
gì trẻ
em được
hưởng,
được
làm,
được
hỏi.
Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu khái niệm quyền trẻ em trong lịch sử pháp
luật quốc tế, ta nhất thiết phải đề cập đến khái niệm quyền con người bởi vì quyền
trẻ em là một bộ phận của quyền con người. Khái niệm quyền trẻ em là một khái
niệm không thể tách khỏi khái niệm quyền con người, nó được xây dựng trên nền
tảng nhân quyền - các quyền cơ bản nhất mà con người phải có.
Quyền con người xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển gắn với quá trình
tiến hoá của lịch sử xã hội loài người. Cuộc Cách mạng tư sản nổ ra ở phương Tây
đã cống hiến cho nhân loại một trong những giá trị nhân văn là chế định quyền con
người với những mốc lớn ghi nhận về mặt pháp lý nguyên tắc này là Tuyên ngôn
Độc lập năm 1776 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tuyên ngôn 1776 đã xác lập
nên một khái niệm cơ bản nhất về nhân quyền, đó chính là những quyền do Đấng
tạo hóa ban cho nên không thể bị tước đoạt, trong đó có các quyền được sống,
được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Tiếp theo đó là sự ra đời của bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền
của Pháp năm 1789. Một lần nữa, các quyền sống - tự do và mưu cầu hạnh phúc
lại được khẳng định trong Tuyên ngôn 1789. Đây là những quyền tự nhiên không
2

Tự điển tiếng Việt, Trung tâm tự điển học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994


thể bị tước đoạt và thiêng liêng của con người. Nó hoàn toàn bình đẳng cho tất cả

mọi người (Điều 1).
Dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 10-12-1948 Đại Hội đồng Liên
hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, đã nâng tầm vóc của
vấn đề nhân quyền lên một bước mới. Đây là những quyền cơ bản nhất mà con
người phải có, là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là tập hợp những
quyền tự nhiên, do tạo hóa ban cho, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật
(mặc nhiên tồn tại trong mỗi cá nhân trong xã hội mà không do pháp luật quy
định).
Trẻ em cũng là một con người, vì vậy, các em cũng có đầy đủ những quyền
nói trên. Nhưng, "trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và
chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau
khi ra đời" (Lời nói đầu, Công ước 1989). Để trẻ em có thể phát triển đầy đủ và
hài hòa về nhân cách, hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia cần phải quy định
những quyền mà trẻ em được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Vậy, qua những phân tích trên, ta có thể rút ra được khái niệm chung nhất
về quyền trẻ em như sau: Quyền trẻ em là tập hợp các quyền mà pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia quy định cho trẻ em được hưởng, được làm và được đòi hỏi
bao gồm quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và
quyền được tham gia trong chừng mực vào các hoạt động xã hội (xem Chương I,
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mục 1.2.2.2).

1.2.2. Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế
1.2.2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển
Như đã đề cập ở trên, quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người. Vì
vậy, lịch sử hình thành và phát triển quyền trẻ em luôn gắn với lịch sử hình thành
và phát triển quyền con người. Tuy nhiên, sự phát triển của quyền trẻ em diễn ra ở
mức độ chậm hơn do ý thức hệ của xã hội lúc đó có lúc đã không nhìn nhận quyền
trẻ em là một bộ phận của nhân quyền.

Quyền con người là một hiện tượng lịch sử xã hội, có quá trình phát triển
lâu dài. Nó là sản phẩm phát triển văn hóa xã hội của một kết cấu kinh tế - xã hội
nhất định. Dưới chế độ cộng sản nguyên thủy, tế bào cơ sở của xã hội không phải
là gia đình mà là thị tộc. Những người trong cùng một thị tộc cùng chung sống,
cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Do vậy, không
ai có một đặc quyền, đặc lợi nào đối với người khác trong một thị tộc. Không có
khái niệm tư hữu, không có giai cấp đối kháng, mọi người sinh ra đều có quyền
ngang nhau về mọi mặt, và đây là tập hợp những quyền tự nhiên của mỗi cá nhân
sống trong cộng đồng. Do vậy, tư tưởng về quyền con người chưa có điều kiện
xuất hiện trong xã hội cộng sản nguyên thủy, nên cũng chưa có khái niệm về
quyền trẻ em.


Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề làm thay
đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi sự phân công lao động
tự nhiên phải được thay thế bằng sự phân công lao động xã hội. Trải qua ba lần
phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu đã xuất hiện dẫn đến mức độ phân hóa
giai cấp ngày càng sâu sắc. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ đã tồn tại hai giai cấp cơ
bản đối kháng nhau, đó là giai cấp chủ nô và nô lệ. Thời kỳ này, chỉ có giai cấp
chủ nô mới được xem là con người, còn nô lệ chỉ là một thứ hàng hóa, một công
cụ lao động biết nói và là tài sản của chủ nô. Những đứa trẻ do nô lệ sinh ra cũng
là nô lệ và là tài sản (hay hoa màu) mà giai cấp chủ nô mặc nhiên có được. Khi xã
hội loài người chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội mới là chế độ phong
kiến, mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc hơn, con người vẫn bị cai trị một cách tàn
bạo và hà khắc. Trong suốt hai thời kỳ này, khi mà mức độ người bóc lột người
ngày càng cao thì những tư tưởng về quyền con người bắt đầu nhem nhúm xuất
hiện, điều đó thể hiện qua hàng loạt các cuộc đấu tranh chống đối lại giai cấp
thống trị đòi quyền được sống vá quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng lúc này vẫn
chưa có khái niệm và chế định cụ thể về quyền con người, khái niệm về quyền trẻ
em vẫn chưa ra đời mà chỉ tồn tại khái niệm về quyền đối với trẻ em. Đó là một

tập hợp các quyền của các bậc cha mẹ, của những người lớn đối với trẻ em. Thời
kỳ này, trẻ em lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, là tài sản của cha mẹ và địa vị của
trẻ em trong xã hội chưa được xác định. Thực tế này đã tồn tại rất lâu trong lịch sử
của xã hội loài người.

Trung tâm
Thơ
Tài
vàthìnghiên
NếuHọc
như liệu
trong ĐH
xã hộiCần
chiếm
hữu @
nô lệ,
nô liệu
lệ là học
kẻ vô tập
quyền,
trong xãcứu
hội phong kiến không thể nói đến tự do của con người bởi vì "trên thực tế, địa vị
của người nông dân chỉ khác rất ít địa vị của nô lệ trong xã hội chiếm hữu"
(Lênin). Do vậy, nhu cầu được giải phóng ngày càng trở nên bức bách. Và chủ
nghĩa tư bản đã thay thế chủ nghĩa phong kiến. Với ngọn cờ "tự do, bình đẳng, bác
ái", "sống và mưu cầu hạnh phúc", giai cấp tư sản đã xác lập nên một nấc thang
mới và quan trọng trong lịch sử phát triển nhân quyền. Chế độ tư bản chủ nghĩa ra
đời là một bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự nở rộ của luật pháp quốc tế về quyền
con người. Thế nhưng cho đến sau chiến tranh thế giới lần I (1914 - 1918) trong
pháp luật quốc tế vẫn chưa có một văn kiện nào chính thức đề cập đến trẻ em như

một chủ thể hưởng quyền. Ngay trong văn kiện đầu tiên về quyền con người, đó là
bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của nước Pháp năm 1789 thì quyền trẻ
em vẫn chưa được đặt ra. Mặc dù các tư tưởng về sự cần thiết phải bảo vệ trẻ em
đã bắt đầu xuất hiện nhưng khái niệm về quyền trẻ em vẫn chưa được nhìn nhận.
Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) diễn ra đã đem lại những hậu
quả thảm khốc cho các nước trên thế giới. Và hơn ai hết, trẻ em là nạn nhân trực
tiếp gánh chịu những hậu quả của cuộc chiến. Lúc này, vấn đề phải bảo vệ trẻ em
mới trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế, thể hiện ở việc hình thành nên
các tổ chức quốc tế chuyên trách bảo vệ trẻ em có thể kể như: Quỹ cứu trợ trẻ em
của Anh vào năm 1919 (do bà Eglantyle Jebb thành lập), tổ chức Radda Barnen
của Thụy Điển (1919). Đặc biệt với sự ra đời của Công ước quốc tế về trấn áp tội


buôn bán phụ nữ và trẻ em (1921) đã xác định rõ trẻ em là một đối tượng bảo vệ
của luật pháp quốc tế thoát khỏi sự tấn công của các tổ chức tội phạm quốc tế. Có
thể nói đây là văn kiện quốc tế đầu tiên nhìn nhận trẻ em là một đối tượng cần
được quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, mặc dù Công ước 1921 vẫn chưa
xác lập nên các quyền cơ bản của trẻ em.
Khái niệm về quyền trẻ em chính thức được khẳng định và thừa nhận trong
cộng đồng quốc tế tại Tuyên ngôn Genève về quyền trẻ em, được Hội Quốc liên
thông qua năm 1924. Những điểm cơ bản của Tuyên ngôn được ghi nhận như sau:
1. Trẻ em phải được bảo vệ mà không có sự phân biệt chủng tộc, quốc tịch
hay nòi giống.
2. Trẻ em phải được chăm sóc với sự tôn trọng.
3. Trẻ em phải được tạo điều kiện để phát triển bình thường về các mặt thể
chất, tinh thần và trí tuệ.
4. Trẻ em đói phải được ăn, ốm đau phải được chữa bệnh, khuyết tật về thể
chất hay trí tuệ phải được giúp đỡ, hư hỏng phải được dìu dắt sửa chữa, mồ côi và
không thừa nhận phải được thu nhận, cưu mang.
5. Trẻ em phải được ưu tiên cứu giúp khi xảy ra hỏa hoạn.

6. Trẻ
emliệu
phải ĐH
đượcCần
hưởngThơ
đầy đủ
phúc
lợi học
xã hộitập
và an
xã hội,cứu
Trung tâm
Học
@cácTài
liệu
vàtoàn
nghiên
được tạo nghề để có công ăn việc làm và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức
bóc lột.

7. Trẻ em phải được nuôi dạy theo tinh thần là đem những tài năng của
mình để phục vụ loài người.
Có thể nói Tuyên ngôn Genève đã đặt dấu chấm hết cho suốt một thời kỳ
của lịch sử mà con người chưa nhìn nhận trẻ em là một chủ thể hưởng quyền. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ II, với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc, ngay trong
bản Hiến chương của tổ chức này đã long trọng khẳng định: “Khuyến khích phát
triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi
người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” (khoản 3 Điều
1). Trên nền tảng đó, năm 1948 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền ra đời, Tuyên
ngôn khẳng định con người sinh ra đã có những quyền mặc nhiên, những quyền

không ai có thể tước bỏ được. Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã chính thức
xác lập địa vị của trẻ em trong cộng đồng quốc tế: “Trẻ em được đảm bảo sự chăm
sóc và giúp đỡ đặc biệt” (khoản 2 Điều 25).
Là một sự phát triển lên tầm vóc cao hơn của Tuyên ngôn Genève, là một
bước nối tiếp Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, ngày 20-11-1959, Liên hợp quốc đã
thông qua một văn kiện quốc tế khác về quyền trẻ em là Tuyên ngôn về quyền trẻ
em năm 1959. Tinh thần nổi bật của Tuyên ngôn là “loài người phải cho trẻ em tất


cả những gì tốt đẹp nhất mà mình có”. Ngay trong Lời nói đầu, Tuyên ngôn 1959
đã khẳng định tư tưởng quan trọng nhất làm nền tảng cho sự phát triển sau này của
toàn bộ chế định pháp lý về quyền trẻ em, đó là: “Trẻ em, do chưa trưởng thành về
tinh thần và thể lực, cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về
pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh”. Gia đình có nghĩa vụ hàng đầu và
Nhà nước có trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền trẻ em. Nội dung của
Tuyên ngôn 1959 đầy đủ và tiến bộ hơn, gồm 10 nguyên tắc cơ bản:
1. Trẻ em phải được hưởng tất cả các quyền nêu ra trong Tuyên ngôn mà
không có sự phân biệt đối xử nào.
2. Trẻ em phải được bảo vệ đặc biệt, được pháp luật tạo điều kiện và cơ hội
phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức, tinh thần và xã hội. Quyền lợi tốt nhất của
trẻ em phải được xem xét cẩn thận.
3. Trẻ em được có họ tên và quốc tịch sau khi sinh ra.
4. Trẻ em được hưởng an toàn xã hội, được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt
trước cũng như sau khi ra đời, được nuôi nấng, có nơi ăn, chốn ở, vui chơi, giải trí
và chăm sóc sức khỏe.
5. Trẻ em bị khuyết tật về thể chất, trí tuệ hay về mặt xã hội phải được điều
trị, giáo dục và chăm sóc đặc biệt.

Trung tâm
Học

Thơđầy@đủTài
liệu
tập cách,
và nghiên
6. Trẻ
emliệu
phải ĐH
đượcCần
phát triển
và hài
hòahọc
về nhân
cần đượccứu
yêu thương và cảm thông, được bảo đảm cả về thể chất và tinh thần, sống cùng với
bố mẹ.
7. Trẻ em phải được học hành. Đây là điều bắt buộc và không phải đóng
học phí, ít nhất là ở bậc tiểu học. Nền giáo dục dành cho trẻ em phải phát triển
kiến thức văn hóa chung, khả năng, sự suy nghĩ và ý thức trách nhiệm về đạo đức
và xã hội để trở thành thành viên hữu ích của xã hội. Trẻ em có quyền được vui
chơi giải trí.
8. Trẻ em là đối tượng ưu tiên hàng đầu, được bảo vệ và cứu trợ trong mọi
trường hợp.
9. Trẻ em phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bị bỏ rơi, bị đối xử tàn
tệ, bị bóc lột và bị buôn đi bán lại. Trẻ em không phải lao động khi chưa đến tuổi
và không phải làm những việc gây tác hại đến sự phát triển các mặt liên quan đến
học tập.
10. Trẻ em được bảo vệ chống lại mọi sự phân biệt, được nuôi trong tinh
thần hiểu biết, khoan dung, hữu nghị giữa các dân tộc, hòa bình và đoàn kết anh
em, được phát triển tài năng để phục vụ loài người.



Tuyên ngôn 1959 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó là tạo ra những
nguyên tắc mang chất chủ đạo cho hàng loạt các điều ước quốc tế có liên quan đến
quyền trẻ em ra đời sau đó, mở ra một trang mới trong lịch sử luật pháp quốc tế về
việc nhìn nhận quyền trẻ em là một khái niệm mang tính chất toàn cầu. Tuy nhiên,
Tuyên ngôn không có giá trị pháp lý ràng buộc các nước thực hiện mà chỉ mang
tính chất khuyến nghị, có giá trị về các mặt chính trị và đạo đức.
Có thể nói đỉnh cao của nền lập pháp quốc tế trong việc xây dựng và hoàn
chỉnh chế định về quyền trẻ em là sự ra đời của Công ước Liên hợp quốc về quyền
trẻ em năm 1989. Đây là Công ước đầu tiên đề cập toàn diện các quyền trẻ em
theo hướng tiến bộ, trên cơ sở thừa nhận là trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo
vệ và giúp đỡ đặc biệt. Công ước này được soạn thảo từ năm 1979, theo đề xuất
của Ba Lan là: Cộng đồng quốc tế phải có một văn kiện đầy đủ hoàn chỉnh mang
tính chất pháp lý ràng buộc riêng về trẻ em và quyền trẻ em. Công ước được soạn
thảo căn bản dựa trên Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959; Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966. Sau 10 năm soạn thảo, qua nhiều lần tu chỉnh với sự
đóng góp tích cực, hiệu quả của nhiều nước và các tổ chức quốc tế, ngày 20-111989, Công ước được Đại Hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua vào ngày
26-1-1990, 30 ngày sau được 20 quốc gia phê chuẩn. Kể từ đây, các quốc gia đã
có một nền tảng pháp lý vững chắc để bổ sung và hoàn thiện pháp luật trẻ em của
quốc gia mình. Đến nay, đã có khoảng gần 160 nước ký và 117 nước trong số này
Trung
tâm quốc
Họcgialiệu
ĐH
Cần
Thơ
Tài
liệu
tập và nghiên cứu

trở thành
thành
viên
qua việc
gia@
nhập
hoặc
phêhọc
chuẩn.
1.2.2.2. Những quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước Liên hợp
quốc về quyền trẻ em
Công ước 1989 gồm Lời nói đầu, 3 phần với 54 điều.
- Lời nói đầu nhắc lại các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, các Công ước quốc tế về quyền con
người, và khẳng định rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Ở
nhiều nơi trên thế giới trẻ em phải sống trong những điều kiện khó khăn khác
thường. Chăm sóc, bảo vệ và phát triển hài hòa các quyền trẻ em có một tầm quan
trọng đặc biệt trong truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Công ước
khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đối với việc cải thiện điều kiện
sinh hoạt của trẻ em ở tất cả các nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Phần I, Công ước gồm 41 điều (từ Điều 1 đến Điều 41) xác định khái
niệm về trẻ em và quyền trẻ em, trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong
việc bảo vệ quyền trẻ em, nội dung các quyền trẻ em.
- Phần II, Công ước gồm 4 điều (từ Điều 42 đến Điều 45) xác định việc
thành lập Ủy ban về quyền trẻ em do các quốc gia thành viên bầu ra, quyền hạn và
trách nhiệm của Ủy ban, quan hệ giữa Ủy ban với Tổng thư ký Liên hợp quốc, Đại


Hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế xã hội và các cơ quan của Liên hợp
quốc.

- Phần III, Công ước gồm 9 điều (từ Điều 46 đến Điều 54) quy định về giá
trị, thời hiệu, thủ tục phê chuẩn hoặc gia nhập, trình tự sửa đổi, bổ sung, bảo lưu
của Công ước về quyền trẻ em.
Theo Công ước 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản sau:
w Quyền được sống còn
Tất cả mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống và các quốc gia thành
viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em
(Điều 6). Để bảo đảm được những quyền đó, trẻ em phải được đăng ký ngay lập
tức sau khi ra đời và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch… (Điều
7).
Quyền được sống còn còn bao gồm quyền của trẻ em được đáp ứng những
nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Do vậy, các quốc gia thành
viên phải bảo đảm việc cung cấp sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết
cho tất cả trẻ em, nhấn mạnh việc phát triển công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
phải xóa bỏ những tập tục lạc hậu có hại cho sức khỏe của trẻ em nhằm bảo đảm
cho trẻ em được hưởng ở mức độ cao nhất có thể đạt được về sức khỏe và các
phương
chữaliệu
bệnhĐH
và phục
hồiThơ
sức khỏe
24). học tập và nghiên cứu
Trung
tâmtiện
Học
Cần
@ (Điều
Tài liệu
Ngoài ra, để bảo đảm cho nhu cầu tồn tại của trẻ em, tất cả trẻ em còn có

quyền được hưởng các loại phúc lợi xã hội, an toàn xã hội, bao gồm cả bảo hiểm
xã hội (Điều 26).
w Quyền được phát triển
Điều 27 Công ước quy định: “Mọi trẻ em được hưởng mức sống đủ để có
thể phát triển về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội”. Để bảo đảm về những
quyền lợi đó, “cha mẹ hoặc cha hay mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về
trẻ em có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm, theo năng lực và khả năng tài
chính của mình, các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em” (khoản
2 Điều 27). Về phía Nhà nước, họ phải gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các
bậc cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này,
đó có thể là sự giúp đỡ về mặt vật chất, đặc biệt là về dinh dưỡng, quần áo và nhà
ở.
Nhằm bảo đảm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh
thần và thể chất của trẻ em (Điều 29), vấn đề giáo dục phải được quan tâm hàng
đầu ở mỗi quốc gia. Điều 28 Công ước 1989 quy định: Trẻ em có quyền được học
hành, thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có, không mất tiền cho tất cả mọi
người; có biện pháp khuyến khích trẻ em đi học đều đặn, hạ thấp tỷ lệ bỏ học


(Điều 28). Mục tiêu của giáo dục là nhằm hướng đến việc tôn trọng quyền con
người ở mọi lứa trẻ, phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ, tôn trọng bản sắc văn
hóa, ngôn ngữ, tôn trọng các giá trị quốc gia của đất nước để chuẩn bị cho trẻ em
sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội, trở thành công dân có ích của xã
hội (Điều 29).
Để phát triển về mặt tinh thần, trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu
khiển, được vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được
tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật (Điều 31). Ngoài ra, trẻ em còn
được tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 14).
w Quyền được bảo vệ
Điều 16 Công ước 1989 quy định: Trẻ em có quyền được luật pháp bảo vệ

chống lại sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp hay việc riêng tư, gia đình, nhà
cửa hoặc thư tín của em cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự
và thanh danh của em.
Quyền được bảo vệ bao gồm cả quyền không bị tra tấn, đánh đạp và lạm
dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ. Quyền được bảo
vệ còn bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các
hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao
nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Cụ thể Công ước 1989 quy định như
Trung
sau:tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Trong trường hợp trẻ em bị cha mẹ xúc phạm hay sao nhãng thì việc cách
ly trẻ em khỏi cha mẹ sẽ được xem xét để bảo đảm cho những lợi ích tốt nhất của
trẻ em (Điều 9).
- “Các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp chống lại việc
mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và không đưa trở về” (khoản 1 Điều 11)
bằng cách ký các hiệp ước song phương hay đa phương thích hợp để ngăn ngừa
việc bắt cóc, bán hay buôn trẻ em vì bất kỳ mục đích gì hay dưới bất kỳ hình thức
nào (Điều 35).
- “Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành
chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về
thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng
trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm phạm về tình dục”
(Điều 19 khoản 1).
- Trong trường hợp trẻ em, tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường
gia đình của mình thì trẻ em đó được quyền hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt
của Nhà nước (Điều 20).


- Trẻ em tị nạn dù có cha, mẹ hay bất cứ một người nào khác đi cùng hay
không đi cùng sẽ nhận được sự bảo vệ và giúp đỡ nhân đạo thích đáng trong việc

hưởng các quyền thích hợp nêu trong Công ước (Điều 22).
- Trẻ em bị khuyết tật về tinh thần hay thể chất được hưởng một cuộc sống
trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện bảo đảm nhân phẩm, thúc đẩy khả năng tự
lực và tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng (Điều 23).
- Trẻ em còn có quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế và khỏi bất
kỳ công việc gì có thể gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ
em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần,
đạo đức hay xã hội của trẻ em (Điều 32). Trẻ em được quyền bảo vệ chống lại mọi
hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục (Điều 34). Ngoài ra, trẻ em còn
được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột khác gây hại về bất kỳ phương diện nào
cho phúc lợi của trẻ (Điều 36).
- Các quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em chống lại việc sử dụng bất hợp
pháp các chất ma túy và an thần như đã được nêu trong các hiệp ước quốc tế hữu
quan, và để ngăn ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất và buôn bán bất hợp
pháp những chất đó (Điều 33).
- Các quốc gia thành viên bảo đảm không áp dụng án tử hình hoặc tù chung
thân mà không có khả năng phóng thích đối với những hành động phạm pháp do
Trung
tâm
Học
liệu
ĐHgây
Cần
Thơ
@ giam
Tài giữ
liệuhoặc
học
những
người

dưới
18 tuổi
ra. Sự
bắt bớ,
bỏ tập
tù trẻvà
em nghiên
phải đượccứu
tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và
trong thời hạn thích hợp ngắn nhất (Điều 37).
- Các quốc gia thành viên phải hết sức tránh việc tuyển mộ vào quân đội
những trẻ em chưa đến 15 tuổi. Nếu bắt buộc phải tuyển mộ những trẻ em này thì
phải cố gắng dành ưu tiên tuyển mộ những người nhiều tuổi nhất trong số đó
(Điều 38).
- Các quốc gia thành viên phải quy định bằng các đạo luật hay thể chế áp
dụng riêng đối với trẻ em phạm tội hình sự, trong đó quy định một hạn tuổi tối
thiểu mà dưới hạn tuổi đó được coi là không có khả năng phạm tội hình sự (Điều
40).
w Quyền được tham gia
“ Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm,
nhận và phổ biến mọi loại thông tin và tư tưởng, không kể biên giới hoặc qua
truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ
phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lực chọn ”(khoản 1 Điều 13). Trẻ
em được quyền tự do bày tỏ những quan điểm riêng của mình về tất cả mọi vấn đề
có liên quan đến mình (Điều 12). Trẻ em có quyền tự do kết giao và tự do hội họp
hòa bình (Điều 15). Trẻ em có quyền tiếp xúc với các nguồn thông tin và tư liệu từ


nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và
đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em, Công ước khuyến

khích các quốc gia thành viên hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, trao đổi, phổ
biến thông tin, tư liệu, khuyến khích việc xuất bản và phổ biến sách cho trẻ em…
(Điều 17).
Thông qua các quyền của mình, trẻ em có thể tự biểu hiện mình trong mọi
mặt của hoạt động xã hội. Công ước 1989 đã chính thức xác lập nên một tập hợp
các các nghĩa vụ ràng buộc bằng những cam kết, bảo đảm của các quốc gia thành
viên trong việc bảo vệ quyền trẻ em.

1.2.3. Các quyền cơ bản của trẻ em và người chưa thành niên
trong pháp luật Việt Nam
1.2.3.1. Sơ lược về việc Việt Nam ký kết và phê chuẩn Công ước
Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quãng
trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”
long trọng tuyên bố sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng đồng bào
cả nước và nhân dân thế giới. Bản Tuyên ngôn bắt đầu bằng lời khẳng định: “Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do
Trung
tâm Học
liệucầu
ĐHhạnh
Cần
Thơ
@thứ
Tài
tập 1946
và nghiên
và quyền
được mưu

phúc”.
Điều
14 liệu
Hiến học
pháp năm
của nướccứu
Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946 khẳng
định: “ Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng”. Tất cả Tuyên ngôn và Hiến
pháp đã sớm bộc lộ tư tưởng trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta, đó là
luôn dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
Thật vậy, ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Đảng và Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một
trong những nhiệm vụ cách mạng hàng đầu. Như đồng chí Trường Chinh đã nói
tại hội nghị kiểm điểm 10 năm thi hành Chỉ thị số 197/CT-TW của Trung ương
Đảng về công tác thiếu niên nhi đồng, họp ngày 31-5-1941: “Một thế hệ không
hoàn thành nổi, phải có nhiều thế hệ nối tiếp nhau làm thì mới đạt được mục đích.
Lớp người này già đi, lớp người kia lớn lên, nối gót nhau, kế tục sự nghiệp cách
mạnh của Đảng và Bác Hồ cho đến thắng lợi hoàn toàn”. Trẻ em ngày nay là lớp
người sẽ lớn lên và kế tục sự nghiệp vĩ đại ấy. Cho nên cần đặc biệt quan tâm giáo
dục, bồi dưỡng, đào tạo các em. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định
trong một bài đăng trên báo Nhân dân năm 1969: “Thiếu niên, nhi đồng là người
chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân. Công việc đó phải làm kiên trì, bền bỉ”. Trên tinh thần đó, ngày
14-11-1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thông qua Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Pháp lệnh
được xem như một văn bản pháp quy đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em một cách


đầy đủ nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam cho tới thời điểm đó. Pháp lệnh, một
mặt, đã pháp điển hóa, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

về bảo vệ trẻ em: “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất
nước, là lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Lời nói đầu, Pháp lệnh về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em); mặt khác, Pháp lệnh đã tập hợp tất cả các văn bản
đề cập đến quyền trẻ em đã có từ trước để hình thành nên một văn bản pháp luật
hoàn chỉnh về quyền trẻ em trên nguyên tắc: “bảo đảm sự phát triển toàn diện và
cân đối của trẻ em, bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em được tôn trọng và thực
hiện” (Lời nói đầu, Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).
Thật vậy, vấn đề trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta. Chính vì vậy, ngay sau khi Công ước 1989 ra đời, ngày 20-2-1990 Hội
đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết về
việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu
tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp
quốc về quyền trẻ em mà không cần bảo lưu bất kỳ một điều khoản nào trong
Công ước.
Sau khi phê chuẩn Công ước 1989, Việt Nam bắt đầu quá trình nội luật hóa
các quy định của Công ước. Ngày 12-8-1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Có thể
xemtâm
đây làHọc
luật nguồn
của tất
cả các
ngành
trong
việc
xâyvà
dựng
các quycứu
Trung

liệu ĐH
Cần
Thơ
@luật
Tàikhác
liệu
học
tập
nghiên
phạm có liên quan đến quyền trẻ em. Các quy định của Luật này tiếp tục được cụ
thể hóa, chi tiết hóa trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác nhau.
1.2.3.2. Các quyền cơ bản của trẻ em và người chưa thành niên
trong pháp luật Việt Nam
w Trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến pháp
1946 đã khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật”
(Điều thứ 7). Và điều này luôn được quy định trong tất cả các Hiến pháp sau này
của nước ta: Hiến pháp 1959 (Điều 22), Hiến pháp 1980 (Điều 55), Hiến pháp
1992 (Điều 52). Trẻ em nói riêng, người chưa thành niên nói chung cũng là công
dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên các em được hưởng mọi
quyền do pháp luật quy định như: quyền sở hữu (Điều 58 Hiến pháp 1992), quyền
được học tập (Điều 59 Hiến pháp 1992), vui chơi, giải trí, quyền được bảo vệ sức
khỏe (Điều 61 Hiến pháp 1992), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 71
Hiến pháp 1992)…
Hiến pháp 1992 được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các định hướng theo
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” (Điều 65 Hiến pháp 1992). Trách nhiệm chăm


sóc và giáo dục các em thuộc về gia đình bởi vì gia đình là tế bào của xã hội. Hiến

pháp quy định cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt,
không được phân biệt đối xử giữa các con (Điều 64 Hiến pháp 1992). Nhà nước và
xã hội có trách nhiệm tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện
các quyền của mình, đặc biệt đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ tàn
tật, trẻ mồ côi được nhà nước và xã hội giúp đỡ, được tạo điều kiện để học văn
hóa, học nghề phù hợp (Điều 59, Điều 67 Hiến pháp 1992). Vậy, các quyền hiến
định của các em bao gồm quyền được chăm sóc, quyền được nuôi dưỡng, quyền
được học tập và phát triển.
w Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Như đã trình bày ở trên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là luật
nguồn của tất cả các ngành luật khác trong việc xây dựng các quy phạm có liên
quan đến quyền trẻ em. Vì vậy, tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em trong Luật
này là cần thiết. Nhưng ở đây, không đề cập đến các quyền của người chưa thành
niên bởi vì không giống như Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, nước ta
không đồng nhất khái niệm trẻ em và người chưa thành niên (xem Chương I, mục
1.1). Tuy nhiên, các quyền cơ bản của trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em vẫn được xây dựng trên cơ sở quán triệt tinh thần của Công ước 1999.
Theo Chương II Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các quyền cơ
bản của trẻ em bao gồm:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 5).
- Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức
(Điều 6).
- Quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được nhận làm con nuôi (Điều
7).
- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
(Điều 8).
- Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe (Điều 9).
- Quyền và bổn phận học tập (Điều 10).

- Quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi (Điều 11).
- Quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo
quy định của pháp luật (Điều 12).
w Trong Bộ luật Dân sự (sau đây gọi tắt là BLDS)


“Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc
đặc biệt” ( Lời nói đầu, Công ước 1989). Vì vậy, pháp luật dân sự Việt Nam
không coi trẻ em và người chưa thành niên là những người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ (xem bảng 2). Trong một số giao dịch dân sự nhất định, tùy theo độ
tuổi theo quy định của pháp luật, các em phải được sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật đó là cha, mẹ đối với con chưa thành
niên (khoản 1 Điều 150 BLDS). Nếu người chưa thành niên không còn cha, mẹ,
không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn
cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành
niên, khi có yêu cầu sẽ phát sinh việc giám hộ (điểm a khoản 2 Điều 67 BLDS).
Những điều kiện của cá nhân làm người giám hộ phải tuân theo quy định của Đều
69 BLDS.

Trung tâm
Học
liệu
ĐH
Thơta @
Tàikhái
liệu
học
và nghiên

Bảng
2: Từ
Điều
22,Cần
23 BLDS
có thể
quát
năngtập
lực hành
vi dân sựcứu
của người chưa thành niên như sau:
Người chưa đủ 6
tuổi

Người từ đủ 6 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi

Người từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi

- Không có năng lực - Năng lực hành vi dân sự - Năng lực hành vi dân sự
hành vi dân sự.
hạn chế.
hạn chế.
- Mọi giao dịch dân
sự do người đại diện
theo pháp luật xác
lập, thực hiện.

- Được quyền xác lập, thực

hiện các giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày phù hợp với lứa
tuổi.

- Được quyền tự mình xác
lập, thực hiện các giao dịch
dân sự nếu có tài sản riêng
đủ để bảo đảm việc thực
hiện nghĩa vụ (trừ những
giao dịch dân sự mà pháp
- Khi xác lập thực hiện các luật quy định người chưa
giao dịch dân sự khác phải thành niên không được
được người đại diện theo tham gia).
pháp luật đồng ý.
-Nếu không có tài sản
riêng, việc xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự theo
quy định của pháp luật


(giống như người từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi).
Theo Điều 16 BLDS, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi ngời đó chết. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân lại gắn với quyền dân
sự của cá nhân đó. Trẻ em, người chưa thành niên cũng là một cá nhân trong xã
hội nên họ cũng được hưởng những quyền dân sự do pháp luật quy định, bao gồm:
- Quyền nhân thân (Chương II, mục 2 BLDS): quyền đối với họ, tên ( Điều
28), quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 32),

quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 33), quyền được hưởng sự
chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 37), quyền nhận cha, mẹ (Điều
39), quyền được nhận làm con nuôi (Điều 40), quyền đối với quốc tịch (Điều 41),
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 43)… Ngoài ra, trẻ còn có quyền được
khai sinh. Điều 55 BLDS quy định: “Mọi người khi sinh ra đều có quyền được
khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú”. Đây là quyền
bình đẳng đối với mọi trẻ em, ngay cả đối với những trẻ có hoàn cảnh ra đời đặc
biệt như trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi (Điều 56 BLDS).
- Quyền về tài sản gồm:

Trung tâm Học
liệu ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Quyền
có tàiCần
sản riêng:
Người chưa thành niên có quyền sở hữu đối với tài sản của mình
theo những căn cứ xác lập quyền sở hữu tại Điều 176 BLDS:
ú Do lao động, hoạt động sản xuất (theo quy định của pháp luật
lao động)
ú Được chuyển giao quyền sở hữu theo quyết định của Tòa án
(Ví dụ: quyết định của Tòa án về việc cấp dưỡng cho trẻ)
ú Thu hoa lợi, lợi tức
ú Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
ú Được thừa kế tài sản
ú Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị
chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên theo quy định của pháp luật
+ Quyền sử dụng đất đai: Ngoài tài sản riêng, người chưa thành niên
có thể có tài sản chung cùng với các thành viên khác trong hộ gia đình. Theo Điều

118 BLDS, “tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên cùng


×