Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.89 KB, 78 trang )

GVHD: Phạm Văn Beo

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP
**&**

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
(2005 - 2009)
Đề tài:

MỘT
VẤN
VỀ@HÌNH
PHẠT
TỬ và
HÌNH
Trung tâm Học
liệuSỐ
ĐH
CầnĐỀ
Thơ
Tài liệu
học tập
nghiên cứu
VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giảng viên hướng dẫn:


TS. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Xuân Linh
MSSV: 5054810
Lớp: Tư pháp 1 K31

Cần Thơ 11/2008

SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 1


GVHD: Phạm Văn Beo

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trung

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 2


GVHD: Phạm Văn Beo

Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm cho thấy hình phạt tử hình là hình phạt
nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt nói riêng và trong các biện pháp chế tài nói
chung. Đây là hình phạt đặc biệt không chỉ có tính chất đặc biệt mà cả trình tự, thủ tục
thi hành cũng rất đặc biệt. Việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình được đưa ra
tranh luận không chỉ trong các nhà làm luật mà còn là vấn đề được đông đảo nhân dân
của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm. Tuy nhiên,
do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc…đều ảnh
hưởng nhất định đối với việc quy định và thi hành hình phạt tử hình và những vấn đề
khác như: điều kiện, đối tượng, phạm vi, cách thức áp dụng, trình tự thủ tục thi
hành…Thậm chí, còn ảnh hưởng đến dư luận về việc hủy bỏ hay duy trì hình phạt tử
hình. Thực tiễn xét xử áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta cho thấy, mặc dù đã có
những thay đổi nhất định theo hướng hạn chế quy định các hình phạt tử hình trong Bộ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
luật hình sự nhưng mỗi năm vẫn có nhiều Tòa án tuyên án tử hình, bị đưa ra thi hành

và gia tăng số vụ án bị tử hình, tính chất nghiêm trọng của hành vi cũng tăng theo.

Việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong thời gian qua đã có tác dụng trừng trị,
răn đe, phòng ngừa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Song, so
với các nước trên thế giới, hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn còn
mở rộng đối với nhiều tội phạm, cơ chế tổ chức và thi hành từng bước được cải thiện
nhưng vẫn có những vướng mắc như: vấn đề tạm hoãn thi hành án, bản án tử hình
chậm thi hành, hình thức thi hành án tử hình…gây nhiều khó khăn cho việc giam giữ,
quản lý, hình thức thi hành án tử hình gây ra nhiều tranh luận trong dư luận và cả vấn
đề hiến xác cho y học…Tất cả những vấn đề đó là lý do người viết chọn đề tài này
nhằm có thể tìm hiểu những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình, đưa
ra những quan điểm bổ sung để hoàn thiện cơ chế thi hành hình phạt tử hình trong giai
đoạn hiện nay.

SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lí luận chung về hình phạt tử hình, thi
hành án tử hình và các quy định của pháp luật liên quan đến hình phạt tử hình và thi
hành án tử hình trong pháp luật hình sự. Cụ thể là Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999,
Điều 258, Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản liên quan. Từ các
quy định đó, người viết nghiên cứu các quy định của pháp luật về tử hình được thực
thi trong thực tiễn tư pháp ở nước ta. Đó là các nội dụng nghiên cứu mà người viết làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo thuận lợi để làm rõ vấn đề tử hình trong quá
trình nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và do giới hạn bởi một số yếu tố khách
quan nên trong phần nghiên cứu này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu một số nội
dung cơ bản về hình phạt tử hình và hình thức thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam.
so liệu
sánh vấn
này với
một số
thếhọc
giới. Từ
người
viết rút cứu
ra
Trung Đồng
tâmthời,
Học
ĐHđềCần
Thơ
@nước
Tàitrên
liệu
tậpđó,và
nghiên
được một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa, các quy định của pháp luật về
hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự hiện hành.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết áp dụng các phương pháp phân tích luật viết để tìm
hiểu các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình,
cùng với phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, thống kê, kết hợp với phương
pháp đối chiếu với thực tiễn, sưu tầm tài liệu và một số phương pháp khác nhằm làm

rõ những vấn đề cơ bản về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình
và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng
hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 5


GVHD: Phạm Văn Beo

Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THI HÀNH
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hình phạt tử hình
Trong lịch sử phát triển và hình thành pháp luật của nước ta nói chung và pháp
luật hình sự nước ta nói riêng. Bộ luật hình sự Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì, ổn định và bảo vệ chế độ chính trị, trấn áp tội phạm…Để đạt kết quả đó,
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định các hình phạt nhằm răn đe và trừng trị những kẻ
phạm tội, giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong các hình phạt thì
hình phạt tử hình ra đời ở nước ta rất sớm từ thế kỉ thứ XI (thời Lý – Trần), được quy
định trong Bộ hình thư, Bộ luật Gia long (1815), đều có quy định hình phạt tử hình.
Tuy nhiên, hình phạt tử hình được quy định trong các Bộ luật hình sự Việt Nam đều
ra liệu
một khái
nào Thơ
rõ ràng,
chỉ liệu
đưa rahọc
nhữngtập
dấu và
hiệunghiên
nhất định cứu
để
Trung không
tâm đưa
Học
ĐHniệm
Cần
@màTài

truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tử hình tại Điều 35 như sau: “Tử
hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng. Không áp
dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; đối với phụ nữ có thai
hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không
thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Trong trường
hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung
thân”.
Về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999
quy định: “….Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hại đặc biệt lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình”. Để hiểu sâu hơn về hình phạt tử hình, cần nghiên cứu các
đặc điểm của hình phạt tử hình sau đây:
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

Thứ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất. Đây là một loại hình phạt
nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta. Bởi vì, mục đích của hình
phạt này là tước bỏ quyền được sống của người phạm tội nhằm loại trừ họ ra khỏi đời
sống xã hội. Hình phạt tử hình chỉ có tác dụng trừng trị và phòng ngừa chung mà
không có tác dụng giáo dục, cải tạo đối với tội phạm bị thi hành hình phạt tử hình. Tuy
nhiên, không phải hình phạt tử hình mâu thuẩn với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật
Việt nam mà nó được thể hiện chung, nghĩa là nó sẽ phòng ngừa, răn đe đối với các tội

phạm khác.
Là loại hình phạt đặc biệt được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng, Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta, chẳng những quy định cụ
thể các tội phạm và điều luật (29 tội danh với 30 hành vi phạm tội áp dụng hình phạt
tử hình theo Bộ luật hình sự hiện hành), để Tòa án có thể áp dụng hình phạt tử hình,
mà còn hạn chế đến mức tối đa khả năng áp dụng hình phạt này trong những tội đặc
nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải tội phạm nào cũng bị áp dụng hình phạt tử
Trung biệt
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hình, chỉ áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ra
những hậu quả lớn cho các quan hệ xã hội, ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến tình hình an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà được luật hình sự quy định. Kể cả trường
hợp có đủ các điều kiện nói trên tử hình cũng không phải là hình phạt duy nhất, không
được áp dụng phổ biến mà hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùng, khi tuyên án,
Thẩm phán hay hội đồng xét xử cũng đã xem xét thấy không còn và không thể áp dụng
loại hình phạt khác (phạt tiền, phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân…), được quy
định trong phần chế tài vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm và người phạm
tội không còn khả năng để cải tạo, giáo dục được nữa và cần phải áp dụng hình phạt tử
hình để phòng ngừa chung cho các hành vi phạm tội đã và đang diễn ra trong xã hội,
thì mới được áp dụng hình phạt tử hình. Bên cạnh đó, tính chất hạn chế áp dụng của
hình phạt tử hình còn được nghiêm cấm áp dụng với người phạm tội chưa thành niên,
phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử,
nhằm thể hiện tính nhân đạo về con người của Đảng và Nhà nước ta, bảo vệ phụ nữ và
trẻ em khi họ phạm tội. Trong những trường hợp này, hình phạt tử hình được chuyển
Trang 7
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Phạm Văn Beo

sang hình phạt khác nhẹ hơn và mang tính nhân đạo chung của pháp luật Xã hội Chủ
nghĩa. Nhiều quan điểm khác nhau cho rằng, người phụ nữ khi có thai và nuôi con, cần
phải được bảo vệ, người mẹ phạm tội chứ không phải là bào thai phạm tội nên không
thể áp dụng hình phạt tử hình đối với bào thai và người mẹ còn phải làm nhiệm vụ
thiêng liêng của một người phụ nữ. Bên cạnh đó, khi đứa trẻ mới sinh ra mà không có
mẹ, mà ta áp dụng hình phạt tử hình để cướp đi người mẹ của đứa trẻ là trái với
nguyên tắc nhân đạo, đạo đức xã hội, quyền cơ bản của con người. Vì vậy, luật hình sự
quy định thời hạn với phụ nữ đang nuôi con và chuyển hình phạt đối với phụ nữ có
thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chưa đầy đủ năng lực chủ thể…thì
không áp dụng hình phạt tử hình mà chuyển sang hình phạt khác (tù chung thân) là
một quy định tiến bộ, mang đậm tính nhân đạo của Nhà nước ta về con người.
Thứ hai, hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự. Hình phạt tử
hình nói riêng cũng như các hình phạt khác nói chung, chỉ được quy định trong Bộ luật
hình sự. Bởi vì, các hình phạt này thể hiện tính hợp pháp và tính pháp chế của các loại

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hình phạt. Tại Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt được quy định

trong Bộ luật hình sự…”, còn hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật
hình sự năm 1999 và được quy định là hình phạt chính. Trong từng tội phạm cụ thể
được quy định áp dụng hình phạt tử hình, với Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 29
Điều luật áp dụng hình phạt tử hình với các tội danh sau: Tội phản bội tổ quốc ( khoản
1 Điều 78), Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ( khoản 1 Điều 79), Tội
gián điệp ( khoản 1 Điều 80), Tội bạo loạn ( khoản 1 Điều 82), Tội hoạt động phỉ
(khoản 1, Điều 83), Tội khũng bố (khoản 1, Điều 84), Tội phá hoại cơ sơ vật chất – kỹ
thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1, Điều 85), Tội giết
người (khoản 1, Điều 93), Tội hiếp dâm (khoản 3, Điều 111), Tội hiếp dâm trẻ em

(khoản 3, Điều 112), Tội cướp tài sản (khoản 4, Điều 133), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (khoản 4, Điều 139), Tội buôn lậu (khoản 4, Điều 153), Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (khoản 4, Điều
157), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
(khoản 3, Điều 180), Tội sản xuất trái phép chất ma túy (khoản 4, Điều 193), Tội tàng
Trang 8
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4, Điều 194),
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 197), Tội chiếm đoạt tàu bay,
tàu thủy (khoản 3, Điều 221), Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia ( khoản 2, Điều 231), Tội tham ô tài sản (khoản 4, Điều 278), Tội nhận
hối lộ (khoản4, Điều 279), Tội đưa hối lộ (khoản 4, Điều 289), Tội chống mệnh lệnh
(khoản 4, Điều 316), Tội đầu hàng địch (khoản3, Điều 322), Tội hủy hoại vủ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (khoản 4, Điều 334), Tội phá hoại hòa bình, gây
chiến tranh xâm lược (Điều 341), Tội chống loài người (Điều 342), Tội phạm chiến
tranh (Điều 343).
Thứ ba, tử hình là hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng. Vai trò
áp dụng hình phạt tử hình chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng, Tòa án áp dụng trên
nguyên tắc nhân danh nhà nước. Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình
phạt do Tòa án quyết định”, chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên hình phạt tử hình với
cứ mà pháp luật quy định. Ngoài Tòa án ra, không một cơ quan, tổ chức
Trung những
tâm căn
Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nào có quyền áp dụng hình phạt tử hình. Đây là thẩm quyền đặc biệt của Tòa án nhằm

hạn chế sự phụ thuộc của các cơ quan khác khi tiến hành xét xử và tuyên án (theo Hiến
Pháp quy định năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật tổ chức Tòa án năm 2001
quy định: “Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Thẩm quyền đặc biệt còn
thể hiện ở chổ, ngoài việc Chủ tịch nước xét ân giảm theo quy định của pháp luật thì
không cơ quan, tổ chức nào, cá nhân nào có thể miễm hình phạt tử hình do Tòa án
tuyên. Việc miễn đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền đặc biệt của Tòa án và khi tiến hành
phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.
Thứ tư, hình phạt tử hình chỉ có thể áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm. Bên cạnh, thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình, chỉ áp dụng đối với
người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Căn cứ vào Điều 2 Bộ luật hình sự năm
1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự”. Tức là, hình phạt tử hình là hậu quả pháp lý của việc
thực hiện hành vi phạm tội, trong trường hợp khi người nào đó thực hiện một tội phạm
cụ thể do Bộ luật hình sự quy định là tử hình, thì Tòa án mới có thể quyết định hình
Trang 9
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

phạt tử hình và hình phạt này chỉ áp dụng với người có lỗi trong việc thực hiện tội
phạm. Do vậy, hình phạt tử hình không thể được áp dụng đối với thanh viên trong gia
đình cũng như với những người thân khác của người phạm tội, ngay cả trường hợp
người phạm tội lẩn tránh hình phạt, thể hiện tính chịu hình phạt của cá nhân và tính
nhân đạo, tính chính xác của hình phạt tử hình.

Thứ năm, hình phạt tử hình có nội dung trừng trị và phòng ngừa. Hình phạt tử
hình với tính chất là biện pháp hình sự được Nhà nước sử dụng như một công cụ cần
thiết, có hiệu quả để trừng trị và phòng ngừa việc phạm tội. Về nội dung trừng trị của
hình phạt tử hình thể hiện ở chỗ là hình phạt tử hình tước đoạt quyền sống của người
phạm tội. Tuy nhiên, nội dung trừng trị trong hình phạt tử hình không đồng nghĩa là
mục đích áp dụng hình phạt tử hình là để trừng trị, thuộc tính trừng trị của hình phạt tử
hình hoàn toàn khác với mục đích trừng trị của hình phạt tử hình. Về nội dung phòng
ngừa thể hiện ở chỗ hình phạt tử hình tước đoạt tính mạng của người phạm tội, cho
người phạm tội không còn tồn tại và điều này có nghĩa là phòng ngừa được việc
Trung nên
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phạm tội của người đó (phòng ngừa riêng). Bên cạnh đó, hình phạt tử hình thường

được áp dụng đối với những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt
nghiêm trọng, trong các vụ án dư luận đặc biệt quan tâm, do đó tính xã hội và tính
thông tin của hình phạt tử hình rất cao. Vì vậy, hình phạt tử hình không chỉ có ý nghĩa
giáo dục và răn đe đối với những đối tượng hình sự khác (phần nào làm họ từ bỏ hành
vi phạm pháp đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện hành vi và tác động vào
tâm lí của kẻ phạm tội thiết phục họ ra tự thú, nhận ra hành vi sai trái của bản thân
nhằm hạn chế họ tiếp tục phạm tội), những đối tượng xem thường pháp luật, mà còn
có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và tính phòng ngừa vi phạm pháp
luật rất sâu sắc và hiệu quả trong cộng đồng (phòng ngừa chung).
Tóm lại, hình phạt tử hình là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ
thống hình phạt được Bộ luật hình sự quy định do Tòa án nhân danh Nhà nước áp
dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và thể
hiện việc tước đoạt quyền sống của người phạm tội.
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 10



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

1.1.2 Mục đích của hình phạt tử hình
Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng
trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã hội Chủ nghĩa, ngăn ngừa người
khác phạm tội. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm”. Nhiều ý kiến khác nhau cho rằng hình phạt nói
chung, hình phạt tử hình nói riêng là công cụ trả thù người phạm tội, là biện pháp
trừng phạt của Nhà nước đối người phạm tội, là công cụ vừa đấu tranh vừa phòng
ngừa tội phạm. Ở một khía cạnh nào đó, ta thấy hình phạt tử hình được chủ thể đặc
biệt là Nhà nước thực hiện nhưng suy cho cùng không phải Nhà nước dùng hình phạt
để trừng trị kẻ phạm tội mà vì mục địch bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của xã hội nên
phải dùng hình phạt để răn đe tội phạm trong xã hội nhằm mục đích chung của quốc
gia.
Mục đích cuối cùng là làm cho người phạm tội phải khiếp sợ nhằm hạn chế sự

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trả thù, trừng trị người phạm tội, thậm chí cả thân nhân gia đình người phạm tội. Do

đó, mục đích của hình phạt tử hình phản ánh rõ nét bản chất xã hội, bản chất của hình
phạt và của chế độ chính trị đã ban hành ra. Tuy nhiên, xét về thuộc tính xã hội, trừng
trị không phải là mục đích của hình phạt tử hình mà là bản chất, là thuộc tính tất yếu
của hình phạt tử hình. Như vậy, có thể nói rằng hình phạt tử hình được áp dụng nhằm
mục đích: ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới (phòng ngừa riêng), ngăn ngừa
người khác phạm tội ( phòng ngừa chung), để bảo vệ lợi ích của Nhà nước của nhân

dân và trừng trị những kẻ phạm tội, răn đe những hành vi đã và đang diễn ra, tiến đến
ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm ra khỏi xã hội. Vì vậy, mục đích của hình phạt tử hình
có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình
sự. Nếu so sánh mối tương quan giữa mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng
ngừa chung của hình phạt tử hình thì vai trò và chức năng chính của hình phạt tử hình
chính là phòng ngừa riêng. Bởi vì, các nguyên tắc của luật hình sự như : pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm cá nhân… không cho phép
chúng ta lấy việc trừng trị người này làm phương tiện chính để răn đe người khác.
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

1.1.3 Bản chất của hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình phản ánh quan điểm của Nhà nước về các biện pháp đấu tranh
với tội phạm, nó xuất phát từ các quan điểm thống trị cơ bản trong xã hội. Hình phạt tử
hình là một trong những biện pháp cần thiết cuối cùng được Nhà nước áp dụng để đấu
tranh với những con người cụ thể bị hệ thống pháp luật hình sự, coi là phạm trọng tội.
Nhìn chung bản chất của hình phạt tử hình ở các nước Tư bản khác hoàn toàn bản
chất của hình phạt tử hình ở các nước Xã hội Chủ nghĩa. Ở các nước Tư bản, hình phạt
tử hình nhằm bảo vệ chế độ Tư bản, bảo vệ các nguyên tắc xử sự trong xã hội có lợi
cho giai cấp tư sản, còn ở các nước Xã hội Chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và
vì dân nên về bản chất và hình thức đấu tranh với tội phạm được tiến hành bằng nhiều
cách bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hình phạt tử hình được quy định và áp dụng để
bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa vì chủ
quyền của quốc gia, độc lập dân tộc vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.

Khái
quátliệu
chungĐH
về việc
thi hành
hìnhhọc
trongtập
luậtvà
tố tụng
hình sựcứu
Trung 1.2
tâm
Học
Cần
Thơhình
@ phạt
Tài tử
liệu
nghiên
1.2.1 Khái niệm và bản chất của việc thi hành hình phạt tử hình
Việc thi hành hình phạt tử hình là việc thi hành các bản án, các quyết định của
Tòa án không phải nó liên quan đến một hoặc một số cá nhân hay tổ chức mà nó liên
quan trực tiếp đến quyền lực Nhà nước, đến uy tín của của bộ máy Nhà nước, trật tự
pháp luật đến công lý, công bằng của xã hội…Theo quy định của Hiến pháp 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 quy định tại Điều 136: “Các bản án và quyết định của tòa án
nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng những người và
đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Nhằm khẳng định hiệu lực thi hành án
của tất cả các phán quyết của Tòa án. Do đó, việc thi hành án có ý nghĩa quan trọng
trên nhiều phương diện của Hiến pháp, bởi thi hành án tử hình cũng là một nội dung

của thi hành án hình sự. Vì vậy, để có cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ về thi hành án
tử hình cần phải có một khái niệm thi hành án tử hình cụ thể mà khoa học pháp lý
pháp lý nước ta có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, bản chất của thi hành án
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

tử hình. Có quan điểm cho rằng thi hành án tử hình là một giai đoạn của quá trình tố
tụng hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với thi hành án hình sự và cần được quy định cụ
thể trong luật tố tụng hình sự. Thi hành án tử hình là một giai đoạn của quá trình tố
tụng hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Thi hành hình phạt tử hình
là một trong những nội dung của thi hành án hình sự. Do vậy, cơ sở cho việc nhận thức
đầy đủ về thi hành hình phạt tử hình là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp, có
tính độc lập tương đối. Nếu như trong tố tụng hình sự, tất cả các hoat động tố tụng
được tiến hành nhằm bảo đảm cho Tòa án đưa ra phán quyết đúng đắn thì thi hành
hình phạt tử hình được tiến hành nhằm thực thi các nội dung đã được Tòa án phán
quyết, là hoạt động có liên quan chặt chẽ với các giai đoạn tố tụng diễn ra trước đó.
Việc xác định thi hành án tử hình là giai đoạn tố tụng hình sự hay hoạt động hành
chính – tư pháp, trước hết cần phải làm rõ đặc điểm về thi hành án tử hình.
1.2.2 Đặc điểm của việc thi hành hình phạt tử hình
hànhliệu
hình ĐH
phạt tử
hìnhThơ
cũng như

án học
hình sự
là hoạt
của Nhà
Trung tâmThi
Học
Cần
@ thi
Tàihành
liệu
tập
và động
nghiên
cứu
nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của
các bản án, quyết định của Tòa án bằng các biện pháp pháp luật quy định. Theo đó, thi
hành hình phạt tử hình là một biện pháp tư pháp đều xuất phát từ mục đích chung của
hình phạt tử hình mà quyết định nội dung, phương pháp, hình thức cũng như thời hạn
thi hành, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó là một biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất, vì nó tước đi quyền sống của người pham tội. Bởi vậy, pháp luật đã quy
định riêng biệt cho việc thi hành án tử hình các nguyên tắc, trình tự và thủ tục chặt chẽ
hơn các loại hình phạt khác. Việc thi hành án tử hình chỉ là một quá trình mà Hội đồng
thi hành án tử hình thực thi nhiệm vụ theo thủ tục, trình tự luật định nhằm thực hiện
nội dung bản án tử hình được Tòa án tuyên đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án tử hình được tiến hành theo trật tự do pháp luật quy định và mang
tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ lien quan
đến việc thi hành án tử hình. Do đó, phải căn cứ vào nội dung cụ thể trong các phán

SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là đặc điểm quan trong nhất để có thể
xây dựng một khái niệm trong luật tố tụng hình sự của nước ta.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu thi hành án tử hình là một dạng hoạt động
mang tính hành chính – tư pháp được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành
theo một trật tự do pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm thực hiện nội dung bản án
tử hình.
Tóm lại, việc tìm ra một khái niệm cụ thể và hiểu rõ bản chất của tử hình và thi
hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Từ
sự hiểu rõ thế nào là hình phạt tử hình?, thế nào là thi hành hình phạt tử hình? Chúng
ta, có thể hình dung và quy định ở những điều luật nào, phạm vi và mức độ áp dụng
hình phạt này ở giới hạn nào, ai sẽ bị điều chỉnh bởi chế tài nghiêm khắc này…Chính
từ những quy định cụ thể này, sẽ làm nền tản cho việc quy định về thủ tục thi hành án
tử hình mang tính chặt chẽ hơn các thủ tục, trình tự, cũng như các biện pháp và các
áp dụng như thế nào sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng và
Trung hình
tâmthức
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chống tội phạm. Xuất phát từ những ý chí, những quy định cụ thể đó, sẽ giúp cho thực

tiễn xét xử của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác, có một chuẩn mực để làm căn cứ
thực thi pháp luật chính xác hơn, hiệu quả hơn. Điều đó, đã được luật hình sự và luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành quy định cụ thể như sau:


SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 14


GVHD: Phạm Văn Beo

Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH
PHẠT TỬ HÌNH VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1 Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình
2.1.1 Trước năm 1945
Trong các hình phạt thì hình phạt tử hình ra đời ở nước ta rất sớm từ thế kỉ thứ
XI (thời Lý – Trần), được quy định trong Bộ hình thư, Bộ luật Gia long (1815), đều có
quy định hình phạt tử hình, cho đến thời Lê, thời Nguyễn đều có quy định hình phạt tử
hình, chủ yếu là chế độ hình phạt ngũ hình. Nhưng giai đoạn này chưa có quy định nào
cụ thể, dể gây ra án sai cho bị cáo trong thời kì này.
Trong giai đoạn phong kiến, chủ trương dùng hình phạt nặng được áp dụng rất
phổ biến, không ngần ngại áp dụng án tử hình với các mức độ khác nhau, đối với
những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, gây hậu quả xấu cho xã hội. Những hình

Trung phạt
tâmtànHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khốc và dã man, hình phạt tử hình được thi hành chủ yếu bằng băm xác. Đối
với giai đoạn này áp dụng hình phạt tử hình là điều cần thiết, không chỉ nhằm loại bỏ

những phần tử nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe
rất hữu hiệu, ngăn chặn tội phạm và tái phạm. Tuy nhiên, vẫn mang đậm tư tưởng báo
thù và những hình thức báo thù khác, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.
2.1.2 Từ năm 1945 đến 1985
Cách mạng tháng tám thành công, càng khẳng định được vai trò của luật hình sự
nước ta. Vì cần phải bảo vệ thành quả cách mạng, đáp ứng nhu cầu cần thiết để xây
dựng và củng cố bộ máy Nhà nước. Các hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói
riêng chưa được sắp xếp thành một hệ thống theo trình tự nhất định, việc quy định nội
dung, điều kiện và phạm vi áp dụng từng loại hình phạt chưa được chú trọng, chưa có
các tiêu chí phân biệt rõ ràng với các biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên giai
đoạn này, hình phạt tử hình chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật như:
Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định…. Nhiều tội phạm thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 15


GVHD: Phạm Văn Beo
Luận văn tốt nghiệp
trọng nhưng chưa có quyết định hình phạt tử hình như các tội phạm ma túy, tội lừa đảo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Phạm Văn Beo

chiếm đoạt tài sản của công dân…Tử hình được xem là hình phạt có tính chất đặc biệt
nghiêm khắc được áp dụng đối với một số tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng
trong một số trường hợp nhất định, không được áp dụng phổ biến.
2.1.3 Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985
Các văn bản pháp luật hình sự trước đó là các văn bản riêng lẻ về từng vấn đề,
từng lĩnh vực cụ thể mà tất cả là các văn bản dưới luật, cao nhất chỉ có 5 Pháp lệnh của
UBTVQH ban hành từ năm 1967 đến 1970, cho đến Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời
đánh dấu bước phát triển của pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật Việt
Nam nói chung. Bộ luật này gồm 20 Chương và 280 Điều, trong đó hình phạt được
quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 1985. Về hình phạt tử hình, Điều 27 Bộ luật
hình sự năm 1985 quy định: “ Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với
người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng tử hình đối
với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị
xử. Học
Tử hìnhliệu
đượcĐH
hoãnCần
thi hành
đối với
có thai,
phụ tập
nữ đang
con dưới
Trung xét
tâm
Thơ
@phụ
Tàinữliệu

học
vànuôi
nghiên
cứu
12 tháng. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển
thành tù chung thân. Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình
mới được thi hành ngay sau khi xét xử”.
Về nguyên tắc, hình phạt tử hình là hình phạt chính, có thể áp dụng độc lập hoặc
áp dụng kèm với một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, do hình phạt tử hình là
hình phạt tước đoạt quyền sống của người bị kết án, loại bỏ vĩnh viễn người đó khỏi
cộng động xã hội, nên hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân
không được áp dụng mà chỉ có thể áp dụng kèm với hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản
hay bồi thường dân sự. Bộ luật hình sự năm 1985 có 44 Điều luật quy định hình phạt
tử hình chiếm tỷ lệ khoảng 20,5% tổng số điều luật.

SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

2.1.4 Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1999 có 24 Chương và 344 Điều, riêng phần các tội phạm
có 14 Chương và 267 Điều, trong đó có 263 Điều quy định về tội phạm và hình phạt.
Trong các điều quy định về tội phạm và hình phạt có 29 Điều có quy định khung hình
phạt cao nhất là tử hình, chiếm 11,5% trên tổng số điều luật. So với Bộ luật hình sự

năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 tăng 4 Chương và 64 Điều, nhưng riêng quy định
về hình phạt tử hình lại giảm 15 Điều. Hiện tại, hình phạt tử hình chỉ còn được quy
định đối với 7/13 tội thuộc Chương XI như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm
tội phản quốc (khoản 1 Điều 78), tội hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân
(khoản 1 Điều 79), tội gián điệp (khoản 1 Điều 80), tội bạo loạn (khoản 1 Điều 82), tội
hoạt động phỉ (khoản 1 Điều 83), tội khủng bố (khoản 1 Điều 84), tội phá hoại cơ sở
vật chất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 85), 3/29 tội
thuộc Chương XVI như: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm tội buôn lậu
(Điều 153), tội sản xuất buôn bán hang giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuốc phòng bệnh (Điều 157), tội làm, tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân
phiếu giả, công trái giả (Điều 180), 3/10 tội thuộc Chương XVIII như: các tội về ma
túy gồm tội sản xuất trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 193), tội tang trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4 Điều 194), tội sử
dụng trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 197); 2/55 tội thuộc Chương XIX như: các
tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng gồm tội chiếm đoạt máy bay, tàu
thủy (Điều 221), tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
(Điều 231); 3/14 tội thuộc Chương XXI như: các tội phạm về chức vụ gồm tội tham ô
tài sản (khoản 4 Điều 278), tội nhận hối lộ (khoản 4 Điều 279), tội đưa hối lộ (khoản 4
Điều 289); 3/26 tội thuộc Chương XXIII như: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm
của quân nhân gồm tội chống mệnh lệnh (khoản 3 Điều 322), tội hủy hoại vủ khí quân
dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự (khoản 4 Điều 334); 3/4 tội thuộc Chương XXIV
như: các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh gồm tội phá
hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), tội chống loài người (Điều 342),
tội phạm chiến tranh (Điều 343).
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 17



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

Ví dụ: Trường hợp chị Nguyễn Thị B (sinh ngày 19/5/1985, Quảng Bình),
khoảng 10 giờ đêm, ngày 21/06/2002 trên đường đi làm về thì bị một số thành niên
chặng đường trong đêm, ít người qua lại, cả đồng bọn bắt chị hiếp dâm xong và giết
chị một cách dã man, lấy đi toàn bộ đồ trang sức và 3 triệu đồng, 1 chiếc xe honda. sau
đó, cơ quan điều tra bằng nghiệp vụ đã bắt giữ cả đồng bọn, chủ mưu là nguyễn văn C
(quê Quảng Ninh), làm công nhân trong nhà máy khai thác than Quảng Ninh, C khai
sau khi cùng 7 công nhân khác đi nhậu về, trên đường về thấy chị B đi một mình nên
đã nghĩ ra cướp tài sản để đi nhậu tiếp. Cả bọn thấy chị B xinh gái quá nên đã thực
hiện hành vi hiếp dâm, sợ chị B báo công an nên đã giết chị. Ngày 10/09/2003 Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đưa Vụ án ra xét xử và tuyên án tử hình Nguyễn Văn C
với vai trò chủ mưu, đồng bọn của C bị tù từ 20 năm đến tù chung thân. Với những
hành vi trên của các bị cáo, ta thấy rằng các bị cáo đã phạm nhiều tội quy định hình
phạt tử hình trong Bộ luật hình sự năm 1999 như: tội hiếp dâm (điều 111), tội cướp tài
sản (điều 133), tội giết người (điều 93)…mang tính chất là một tội đặc biệt nghiêm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trọng, không chỉ lấy đi tính mạng con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã

hội. Án tử hình với những hành vi của bị cáo C là thích đáng nhằm răn đe, phòng ngừa
chung cho các hành vi khác đã và đang diễn ra trong xã hội. Cũng nhờ tìm ra được
khái niệm tử hình và thông qua việc quy định hành vi trên nhận ra đây là hành vi được
pháp luật áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất là tử hình. Do đó, tìm ra được một khái
niệm tử hình hợp lý, sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng rất nhiều trong việc định tội
và quyết định hình phạt.
Tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 hình phạt tử hình được quy định như sau:

“Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; đối với phụ
nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét
xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Trong
thường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành
tù chung thân”. So sánh về hình phạt tử hình giữa Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999
Trang 18
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

với Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1985, về cơ bản có nhiều điểm giống nhau nhưng
cũng có những điểm khác nhau quan trọng. Tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 quy
định đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình được quy định ở phạm vi rộng hơn rất
nhiều so với Bộ luật hình sự năm 1985. Việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử
hình thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, dân chủ của Đảng và Nhà nước ta trong chính
sách xử lý hình sự. Theo quy định của Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hình phạt
tử hình chỉ áp dụng đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu trong Bộ luật
hình sự năm 1985 quy định hình phạt tử hình không áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội, phụ nữ có thai khi họ phạm tội hoặc khi xét xử, thì tại Điều 35 Bộ luật
hình sự năm 1999 quy định, ngoài những đối tượng trên còn loại trừ áp dụng hình phạt
này với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, dù tội
trạng đến mức độ nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, tính nhân đạo của Bộ luật hình sự năm 1999 còn được ghi nhận ở
như Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt tử hình chỉ được hoãn thi
Trung chổ,

tâmnếuHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì ở Bộ luật
hình sự năm 1999 quy định không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ
đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Đối những người này, hình phạt được chuyển
thành tù chung thân.
“Đối với phụ nữ bị xét xử tử hình trước ngày công bố Bộ luật hình sự năm 1999
về những tội mà Bộ luật này vẫn giữ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển
hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp họ đang có con ( con đẻ hay
con nuôi) dưới 36 tháng tuổi hoặc đang có thai”.
Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ trường hợp thi hành hình phạt tử hình
ngay sau khi xét xử, trong khi đó Điều 27 quy định: “…Chỉ trong trường hợp đặc biệt
có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành sau khi xét xử”. Bộ luật hình sự
năm 1999 có 29 Điều quy định hình phạt tử hình chiếm tỷ lệ 11% số điều quy định tội
danh. Trong đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia 7 Điều; các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 3 Điều; các tội xâm phạm sở hữu
Trang 19
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

2 Điều; các tội về ma túy 3 Điều; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng 2 điều; các tội phạm về chức vụ 3 Điều; các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm
của quân nhân 3 Điều; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh 3 Điều.
Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự năm 1999 giảm 15 Điều so với Bộ luật

hình sự năm 1985, không ít các tội danh đã được xóa bỏ hình phạt tử hình. Đó là: Tội
xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81); Tội chống phá trại giam (Điều 90); Tội trộm
cắp tài sản (Điều 138); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143); Tội
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154); Tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng
trái phép chất ma túy (Điều 200); Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230);
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280); Tội làm môi giới hối

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lộ (Điều 290); Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê (Điều 344).

Tóm lại, Bộ luật hình sự năm 1999 là một bước tiến quan trọng trong công tác
lập pháp ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng và chống
tội phạm trong giai đoạn phát triển mới. So sánh với Bộ luật hình sự năm 1985 cho
thấy trong phần các tội phạm nói chung và các tội phạm có quy định hình phạt tử hình
nói riêng của Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những thay đổi quan trọng cả về lập
pháp, quy định cấu thành tội phạm và đường lối xét xử.
2.1.5 Những quy định pháp luật hình sự về hình phạt tử hình ở một số nước trên
thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế (ngày 02/10/2007) có 133
quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình khỏi hệ thống hình phạt, trong đó
có 90 quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội
phạm, 11 quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội
phạm, trừ tội phạm trong thời gian chiến tranh. Hiện nay, còn 64 quốc gia vẫn duy trì
hình phạt tử hình 1.
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 20



Luận văn tốt nghiệp

1

GVHD: Phạm Văn Beo

ThS. Khổng Ngọc Sơn : pháp luật các nước quy định về hình phạt tử hình và thi

hành hình phạt tử hình( số chuyên đề về sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999)
Bộ luật hình sự Nhật bản được sửa đổi năm 1991 có điều luật quy định hình phạt
tử hình được áp dụng đối với 17 Điều luật (chiếm khoảng hơn 8% tổng số điều luật
quy định về các tội phạm cụ thể). Chủ yếu áp dụng hình phạt tử hình với các tội danh
như: Xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 77); Tội nổi loạn (Điều 82); Tội giúp sức cho
kẻ thù, Xâm phạm tính mạng sức khỏe (điều 146); Tội giết người (Điều 200); Tội hiếp
dâm trong quá trình cướp (Điều 108)…Nhìn chung, Bộ luật hình sự Nhật bản không
quy định đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình. Tức là, hình phạt này được áp dụng
với tất cả các đối tượng nếu điều luật quy định tội danh tử hình. Tuy nhiên, hình phạt
tử hình trong Bộ luật hình sự Nhật bản thường được quy định trong chế tài lựa chọn
cùng với hình phạt tù chung thân.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Bộ luật hình sự Trung Quốc năm 1979, hình phạt tử hình được quy định ở

31/347 Điều luật, chủ yếu áp dụng với các tội danh như: Xâm phạm an ninh quốc gia,
xâm phạm tính mạng; sức khỏe; xâm phạm trách nhiệm; các tội phạm tham nhũng; các
tội ma túy…Tại Điều 48 Bộ luật hình sự Trung Quốc quy định: “Trường hợp chưa cần
thiết phải thi hành ngay đối với những người bị phạt tử hình thì đồng thời với việc
tuyên án tử hình, có thể tuyên bố hoãn tử hình sau 2 năm và buộc người bị kết án phải

cải tạo lao động để theo dõi thái độ của họ trong thời gian đó. Nếu trong thời gian đó
họ đã thực sự hối cải thì sau khi đủ 2 năm hình phạt tử hình có thể thay bằng tù chung
thân và thật sự có tiến bộ, có công lao thì sau 2 năm, hình phạt tử hình được chuyển
thành tù có thời hạn từ 15 đến 20 năm. Nếu trong thời hạn này mà vẫn tiếp tục ngoan
cố không chịu cải tạo thì theo quyết định hoặc phê chuẩn của Tòa án nhân dân tối cao,
bản án tử hình được thi hành” (Điều 50).
Theo Bộ luật hình sự Bungari năm 1968 quy định 11 loại hình phạt. Trong đó,
hình phạt tử hình được xem là biện pháp đặc biệt và tạm thời áp dụng đối với tội phạm
nghiêm trọng đe dọa nền tảng của nước Cộng hòa cũng như tội cố ý đặc biệt nghiêm
Trang 21
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

trọng khác. Hình phạt tử hình được ghi nhận bằng hình thức bắn (Điều 37). Hình phạt
tử hình chỉ áp dụng chỉ được áp dụng đối với trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng và khi những mục đích được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự này không
thể đạt được bằng việc áp dụng hình phạt nhẹ hơn. Tuy nhiên, không được áp dụng với
người vào thời điểm phạm tội chưa đủ 20 tuổi. Còn đối với quân nhân phục vụ trong
quân đội cũng giống như phạm tội trong thời gian chiến tranh, hình phạt tử hình
không được áp dụng đối với người vào thời điểm phạm tội chưa đủ 20 tuổi, không áp
dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Đối với
với phụ nữ có thai được đổi thành hình phạt tù 20 năm. Vào thời điểm hiện nay, khi
Bungari gia nhập Liên minh châu Âu thì hình phạt tử hình không còn áp dụng nữa.
Liên Bang Nga xem: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với
các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng”. Trong Bộ luật hình sự Liên Bang
Nga chỉ quy định một điều luật tử hình, đó là “tội giết người”. Tử hình không áp dụng

phụ nữ, người phạm tội chưa đủ 18 tuổi và nam trên 65 tuổi. Trường hợp đặc xá
Trung với
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thì hình phạt tử hình có thể được thay bằng tù chung thân hoặc phạt tù 25 năm.

Tóm lại, hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của một số nước trên thế
giới, các nước có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa khác nhau… thì có những quan
niệm khác nhau về việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình. Nhiều nước đã loại bỏ
hình phạt tử hình, tuy nhiên vẫn có một số nước khôi phục lại hình phạt tử hình hoặc là
thu hẹp hoặc là mở rộng đối tượng và pham vi áp dụng hình phạt tử hình.
2.2 Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc thi hành án tử hình
2.2.1 Trước năm 1945
Trong giai đoạn phong kiến, pháp luật hình sự ra đời đánh dấu bước phát triển
tiến bộ trong việc áp dụng và thi hành án tử hình ở nước ta. Trong giai đoạn này, đã có
những quy định mang tính chất nhân đạo như: trường hợp Hoàng Hậu sinh con trai,
những người phạm tội được nhà Vua cho đại xá. Đối với phụ nữ phạm tội, luật cũng
quy định hình phạt nhẹ hơn so với nam giới, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới
100 ngày thì được hoãn hình phạt. Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến còn quy định sẽ
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

không tử hình trong những ngày dịp lễ, tết…Đây là một quy định tiến bộ và được duy
trì cho đến ngày nay. Để hạn chế được sai sót trong việc tử hình oan người vô tội, pháp

luật phong kiến quy định: “Tội nhân chưa hết hi vọng để gở tội mà giết tội nhân thì
những người liên quan vào việc giết đều phải khép vào tội giết người”. Tuy nhiên, thủ
tục thi hành án tử hình chưa được quy định rõ ràng nên việc thi hành phụ thuộc vào
các quan lại xét xử, thường các quyết định sau khi được tuyên án được thi hành ngay.
Đây là nguyên nhân làm cho việc thi hành án quá tùy tiện và thiếu khách quan, làm
oan người vô tội. Việc thi hành án tử hình có nhiều hình thức khác nhau như: hỏa
thiêu, lăng trì, ngựa xé, chém đầu, chém ngang lưng, treo cổ…Pháp luật quy định tử
hình rất dã man, tàn khốc nên khi thi hành gây cho phạm nhân sự đau đớn về thể chất
và tinh thần.
Việc xét duyệt án tử hình cũng theo một thủ tục riêng và việc vận dụng cũng phải rất
thận trọng: “các bản án tử hình phải được Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân tối cao
duyệt lại trước khi thi hành”.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2 Từ năm 1945 đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Sau cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước vẫn kế thừa từ thời pháp thuộc,
do việc xây dựng hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế. Việc thi hành hình phạt tử
hình đã loại bỏ hình thức dùng máy chém và chuyển sang xử bắn. Tuy nhiên, bản án tử
hình có thể được thi hành bằng nhiều cách khác nhau mà chủ yếu là dùng dao găm,
thuốc độc, mìn, cung tên…Cán bộ thi hành án cũng không được quy định cụ thể,
không giao cho một lực lượng nào chuyên trách mà từng trường hợp, tình huống cụ thể
để quyết định người thi hành và áp dụng các biện pháp thích hợp.
Trong giai đoạn này, các văn bản quy định thi hành hình phạt tử hình chủ yếu là
văn bản dưới luật như: Thông tri số 561/TA ngày 5/12/1970 của Tòa án quân sự
Trương ương hướng dẫn về việc thi hành án tử hình; Chỉ thị số 138-KC1 ngày
13/2/1974 của Bộ Công an về việc thi hành án tử hình…Chỉ thị số 07/TATC ngày
12/3/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Tòa án nhân
dân trong việc thi hành án tử hình; Thông tư Liên Bộ số 03/TTLB ngày 6/12/1982 của
SVTH: Nguyễn Xuân Linh


Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Phạm Văn Beo

Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp
về việc thực hiện các quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3/7/1981 đối
với bản án tử hình…. Công văn số 34 – NCPL ngày 24/02/1989 của Tòa án nhân dân
tối cao…
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình, hầu như các
quy định này nằm rải rác ở các văn bản khác nhau như: Pháp lệnh, Sắc lệnh, Thông tư,
Chỉ thị…Tuy nhiên, đến năm 1988 lần đầu tiên việc thi hành án tử hình được quy định
tại văn bản luật có tính pháp lý cao ( Bộ luật Tố tụng năm 1988). Đây là những sự kiện
lập pháp quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành cơ chế lập pháp ở nước ta. So với
những quy định trong các văn bản pháp luật trước đó thì Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988 đã bãi bỏ chế độ duyệt án tử hình được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân
dân năm 1960 và quy định thêm trình tự kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm của Chánh án Tòa án tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
quy định này vẫn còn nhiều tồn tại chưa quy định đầy đủ, toàn diện,
Trung Nhìn
tâmchung,
Họccác
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thiếu các thủ tục cụ thể về thi hành hình phạt tử hình.

2.2.3 Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
Đến khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời mới có những quy định cụ thể

hơn về thủ tục thi hành án tử hình. Tử hình được xem là hình phạt đặc biệt được áp
dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên công tác thi hành hình phạt tử hình
được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ với sự tham gia của nhiều ngành như:
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan công an…
+ Tòa án nhân dân tối cao
Là cơ quan có thẩm quyền xét xử và tuyên án tử hình đối với người phạm tội
(Tòa án cấp tỉnh trở lên). Nếu bị cáo không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng
nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật, nếu bị cáo có đơn kháng cáo hoặc Viện kiểm sát
kháng nghị thì vụ án phải được xét xử theo thủ tục phúc thẩm và khi Tòa phúc thẩm
quyết định, bản án có hiệu lực thi hành. Theo quy định của pháp luật, sau khi bản án,
quyết định về hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành phải ra
SVTH: Nguyễn Xuân Linh

Trang 24


×