Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ứng dụng phần mềm SolidWorks mô phỏng và xác định ứng suất tác dụng lên cần của máy đào Komatsu PW 210-1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.73 KB, 16 trang )

Ứng dụng phần mềm SolidWorks mô phỏng và xác định ứng suất tác dụng lên
cần của máy đào Komatsu PW 210-1.
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước ,vì thế các công trình cơ sở hạ tầng đang dần mọc lên .Trong xây dựng cơ
bản, khối lượng công tác làm đất chiếm một tỉ trọng tương đối lớn. Để từng bước
cơ giới hoá, tự động hoá công tác làm đất trên thế giới cũng như ở nước ta ngày
càng sử dụng nhiều máy làm đất. Máy móc phục vụ công tác làm đất đã thay thế
sức lao động của con người đem lại hiệu quả, năng suất cao.
Trong số các máy làm đất, cùng với máy ủi, máy san, máy cạp… thì máy
đào là loại máy được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng.
Những thập kỉ gần đây số lượng máy đào được sử dụng ở Việt Nam tăng lên
đáng kể, nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại. Máy đào hiện nay phần lớn
nhập khẩu từ các hãng của các nước Tư bản phát triển như : Hitachi, Komatsu,
Kobelco (Nhật Bản), Volvo (Thuỵ Điển), Caterpillar (Mỹ) … Các máy này được
áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại nên có năng suất làm việc cao, kết cấu gọn
nhẹ, điều khiển nhẹ nhàng.
Để đáp ứng nhu cầu đó nhà trường cùng Khoa Cơ Khí Động Lực đã giao
cho em đề tài “Ứng dụng phần mềm SolidWorks mô phỏng và xác định ứng
suất tác dụng lên cần của máy đào Komatsu PW 210-1.”
Với sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Xuân Hòa và các thầy cô trong
Khoa Cơ Khí Động Lực
Vì trình độ và thời gian còn hạn chế khong tránh khỏi những thiếu sót kính
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hưng yên, ngày

tháng

năm 2013



Sinh viên thực hiện :
Lê Hải Quân
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Quá trình phát triển của máy làm đất.
Công nghiệp chế tạo máy nói chung, máy làm đất nói riêng là nền công
nghiệp còn non trẻ và quá trình phát triển của nó đồng hành với quá trình phát triển
của các ngành khoa học và công nghiệp của loài người.
Bức tranh tổng thể của ngành chế tạo máy làm đất có thể chia thành các giai
đoạn chính:
1, Giai đoạn 1: Thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
Xuất hiện những phương tiện cơ giới và cơ giới hoá đầu tiên dùng trong khâu
làm đất, động lực dùng trên các phương tiện cơ giới lúc đó chủ yếu là sức người,
sức ngựa và bước đầu dùng động cơ hơi nước. Loài người đã chế tạo và sử dụng
máy xúc một gầu q = 0,75 m3 đầu tiên.
2, Giai đoạn 2: Thế kỷ XIX đến năm 1910
Trong giai đoạn này cùng với sự phát triển các công trình xây dựng lớn, nhất
là công trình xây dựng giao thông, giao thông đường sắt, xuất hiện máy xúc một
gầu quay toàn vòng 3600 – chạy trên ray, cùng các loại máy làm đất khác.
3, Giai đoạn 3: Từ sau năm 1910
Khâu làm đất trong công tác xây dựng đã được tiến hành cơ giới hoá ở mức
độ ngày càng cao do xuất hiện nhiều loại máy làm đất như: máy xúc đất quay toàn
vòng 3600, di chuyển bằng bánh lốp, bánh xích kể cả máy xúc di chuyển bằng thiết
bị tự bước. Đồng thời để đáp ứng khối lượng công tác đất ngày càng lớn trong xây
dựng cơ bản. Nền công nghiệp đã chế tạo nhiều loại máy làm đất có chức năng,
công dụng, kết cấu khác nhau.
Xu hướng phát triển máy làm đất trong giai đoạn này là nâng cao năng suất
làm việc, tăng vận tốc di chuyển máy và vận tốc làm việc; sử dụng vật liệu kim
loại, phi kim loại chất lượng cao để giảm khối lượng riêng của máy, nâng cao độ
tin cậy của các chi tiết máy, giảm thời gian bảo dưỡng trong quá trình sử dụng,

hoàn thiện các thiết bị động lực và truyền động cùng các hệ thống khác trên máy,
chế tạo các bộ công tác (thiết bị làm việc) thay thế để máy có thể làm việc ở các
điều kiện, chế độ khác nhau (tức là vạn năng hoá máy làm đất) nên năng suất làm
việc của máy ngày càng được nâng cao.


Trong những năm gần đây, khối lượng của một số máy làm đất giảm nhẹ đi
20 ÷ 30% nhưng công suất máy tăng lên đến 50 ÷ 80%. Công suất trang bị trên
máy tăng lên kéo theo hiệu suất làm việc của máy tăng lên. Cũng với việc không
ngừng cải tiến, hoàn thiện về nguyên lý, kết cấu, người ta còn sử dụng các bộ phận,
các máy cơ sở được chế tạo theo tiêu chuẩn, theo môdun để hoà nhập xu hướng
thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá và vạn năng hoá ngành sản xuất máy làm đất.
1.2 Ý nghĩa cơ giới hoá công tác đất.
Trong xây dựng cơ bản: xây dựng dân dụng, công nghiệp, xây dựng giao
thông, xây dựng thuỷ lợi… Đối tượng thi công trước tiên có khối lượng lớn – có
thể nói lớn nhất là công tác đất. Trong các công trình xây dựng, đất là đối tượng
được xử lý với các phương pháp, mục đích khác nhau nhưng có thể tập hợp theo
các quy trình công nghệ chính: Đào – Khai thác, vận chuyển, đắp, san bằng và đầm
chặt. Trong đó, máy đào gầu nghịch thi công chủ yếu ở khâu Đào – Khai thác.
Cơ giới hoá công tác đất có ý nghĩa trọng yếu và đó là vấn đề cấp bách, cần
thiết do khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi nhiều nhân lực, lao động nặng nhọc,
ảnh hưởng đến tiến độ thi công và năng suất lao động nói chung.
Nhiệm vụ chủ yếu của cơ giới hoá là nâng cao năng suất lao động như V.I.
Lênin nói “ Năng suất lao động là điều kiện quan trọng và cơ bản nhất để xã hội
mới chiến thắng xã hội cũ”
Cơ giới hoá là biện pháp chủ yếu chứ không phải là biện pháp duy nhất nhằm
tăng năng suất lao động.
Năng suất lao động còn có thể tăng lên bằng cách hoàn chỉnh quy trình công
nghệ đã ổn định thì áp dụng cơ giới hoá tiến tới tự động hoá khâu làm đất là biện
pháp chủ yếu để tăng năng suất lao động. Do vậy, có thể rút ra một số ý nghĩa của

cơ giới hoá công tác đất:
− Cơ giới hoá là bước đầu tiên và là một trong những biện pháp chủ yếu để tăng
năng suất lao động trong khâu làm đất.
− Là biện pháp chính giảm nhẹ cường độ lao động cho công nhân.
Ngoài ý nghĩa trên, việc cơ giới hoá công tác đất còn góp phần:
− Nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
− Giảm đáng kể diện hoạt động trên công trường.
− Dễ dàng áp dụng tiêu chuẩn hoá, tiến hành công xưởng hoá các công đoạn của
quá trình sản xuất, góp phần thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hoá.
− Đồng thời áp dụng cơ giới hoá khâu làm đất còn tiền hành được các công việc
mà lao động thủ công không làm được hoặc khó làm được.
Cơ giới hoá khâu làm đất thường thực hiện bằng các hình thức sau:


Máy và thiết bị cơ khí (Máy xúc, máy cạp, máy nỉ…)
Máy và thiết bị thuỷ lực (Súng phun thuỷ lực, tầu hút bùn…)
Chất nổ (mìn phá đá…)
Dòng điện cao tần, siêu âm …(phá tan vỡ đất)
Cơ giới hoá khâu làm đất bằng máy và thiết bị cơ khí (phương pháp cơ học) là
phổ biến nhất vì tính phổ biến và phổ cập của nó, đồng thời năng lượng tiêu tốn
tính cho 1m3 đất rất nhỏ chỉ bằng khoảng 0,05 ÷ 0,3 KW.h.
Năng lượng tiêu tốn khi dùng phương pháp thuỷ lực cao hơn nhiều – khoảng
0,2 ÷ 2 KW.h, có khi còn cao hơn, như đối với đất chặt lên tới 3 ÷ 4 KW.h
Trên các công trình xây dựng, cơ giới hoá khâu làm đất bằng phương pháp cơ
học chiếm khoảng 80 ÷ 85%, bằng phương pháp thuỷ lực khoảng 7 ÷ 8% và dùng
chất nổ chỉ 1 ÷ 3%, còn lại là các phương pháp khác.
1.3Giới thiệu về máy đào và tình hình sử dụng máy đào ở Việt Nam






Trong xây dựng cơ bản, khối lượng công tác làm đất chiếm một tỉ trọng
tương đối lớn. Để từng bước cơ giới hoá, tự động hoá công tác làm đất trên thế giới
cũng như ở nước ta ngày càng sử dụng nhiều máy làm đất. Máy móc phục vụ công
tác làm đất đã thay thế sức lao động của con người đem lại hiệu quả, năng suất cao.
Trong số các máy làm đất, cùng với máy ủi, máy san, máy cạp… thì máy
đào là loại máy được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng.
Ở Việt Nam vào những năm 1960 đã nhập và sử dụng máy đào vào làm
công tác xây dựng giao thông, thuỷ lợi…phục vụ cho chiến tranh. Máy thời kì này
chủ yếu là các máy của các nước Xã hội chủ nghĩa viện trợ (Liên Xô, Trung
Quốc). Các máy đào này chủ yếu có hệ thống dẫn động cơ khí, kết cấu cồng kềnh,
làm việc nặng nhọc.
Những thập kỉ gần đây số lượng máy đào được sử dụng ở Việt Nam tăng lên
đáng kể, nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại. Máy đào hiện nay phần lớn
nhập khẩu từ các hãng của các nước Tư bản phát triển như : Hitachi, Komatsu,
Kobelco (Nhật Bản), Volvo (Thuỵ Điển), Caterpillar (Mỹ) … Các máy này được
áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại nên có năng suất làm việc cao, kết cấu gọn
nhẹ, điều khiển nhẹ nhàng.


1.4Giới thiệu công dụng của máy đào
Máy đào là máy có thể làm được nhiều công việc khác nhau, cụ thể là:
1.2.1 Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp:
Đào hố móng, đào rãnh thoát nước, đào rãnh để lắp đặt đường ống cấp thoát
nước, dây cáp điện…
Bốc xúc vật liệu ở các bãi, kho chứa …
Làm việc thay cần trục khi lắp đặt các cấu kiện, thiết bị, thay thế các búa
đóng cọc thi công móng cọc, phục vụ thi công cọc nhồi…
1.2.2 Trong xây dựng thuỷ lợi

Đào kênh mương, nạo vét sông ngòi, bến cảng, ao hồ…
Khai thác đất để đắp đê, đắp đập
1.2.3 Trong khai thác mỏ
Bóc lớp đất mặt phía trên, khai thác các mỏ lộ thiên (than, đất sét, cao lanh,
đá sau nổ mìn…)
1.2.4 Trong các lĩnh vực khác
Nhào trộn vật liệu trong các nhà máy hoá chất (phân lân, cao su…)
Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông xi măng.
1.5 Phân loại máy đào
Có rất nhiều loại máy đào khác nhau hiện đang được sử dụng ở nước ta . Có
thể phân ra những loại cơ bản sau:
1.5.1 Phân loại theo thiết bị làm việc
Máy đào gầu thuận (gầu ngửa)
Máy đào gầu nghịch (gầu sấp)
Máy đào gầu ngoạm
Máy đào gầu dây văng
1.5.2 Phân loại theo hệ thống dẫn động thiết bị làm việc
Máy đào dẫn động cơ khí


Máy đào dẫn động thuỷ lực
1.5.3 Phân loại theo hệ thống di chuyển
Máy đào di chuyển bánh xích
Máy đào di chuyển bánh lốp
Máy đào di chuyển trên ray
1.5.4 Phân loại theo dung tích gầu đào
Máy đào loại nhỏ V < 1m3
Máy đào loại trung bình 1< V < 4 m3
Máy đào loại l ớn V > 4 m3 k
1.6. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động đến mọi mặt đời
sống kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vấn đề tự động hóa, cơ
khí hóa đã tham gia ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất để thay thế cho sức
lao động của con người, làm cho năng suất lao động rất cao. Nó tạo điều kiện cho
kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ.
Trong xây dựng cơ bản: xây dựng dân dụng, công nghiệp, xây dựng giao
thông, xây dựng thủy lợi… đất là đối tượng thi công có khối lượng lớn. Cơ giới
hóa công tác đất có ý nghĩa trọng yếu và đó là vấn đề cấp bách,cần thiết đối với
tình hình nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây điều đó được quan tâm đáng
kể, cụ thể: Số lượng và chủng loại máy móc tăng nhiều, đặc biệt là nhóm máy làm
công tác đất với hệ thống truyền động thuỷ lực được nhập về từ các nước như: Mỹ,
Nhật, Hàn Quốc, Thụy Điển...
Trong nhóm máy làm công tác đất, máy đào chiếm vai trò chủ đạo với khối
lượng thi công rất lớn. Do vậy, việc sử dụng hệ thống truyền động thủy lực trên
máy đào để nâng cao năng suất là hết sức cần thiết với những ưu điểm nổi bật như
sau:
- Kết cấu nhỏ gọn, có khả năng truyền lực đi xa.
- Lực tác dụng lên tay điều khiển, bàn đạp và hành trình của chúng nhỏ.


- Điều chỉnh độc lập và thuận tiện tốc độ chuyển động kết hợp theo thời gian
trong một vùng rộng bằng những phương tiện đơn giản, điều đó làm tăng khả năng
thao tác của máy dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng công suất của động cơ.
- Sử dụng điều khiển tự động và bán tự động, để cải thiện điều kiện lao
động của người lái và nâng cao chất lượng công tác.
Máy đào KOMATSU PW 210-1 là loại máy đào một gầu điều khiển bằng
thuỷ lực được đưa vào nước ta trong những năm gần đây. Do đó vấn đề vận hành,
bảo dưỡng và sữa chửa vẫn còn là điều mới mẻ.



PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
2.1: Giới thiệu máy đào Komatsu PW 210-1
2.1.1. Kết cấu chung của máy đào Komatsu PW 210-1

Hình 2.1. Tổng thể máy đào Komatsu PW 201-1

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Máy cơ sở
7. Thanh giằng
Cần
8. Gầu
Xi lanh cần
9. Lưỡi ủi
Xi lanh tay gầu 10. Bộ di chuyển bánh hơi
Gầu
11. Chân chống
Xi lanh gầu
12. Bàn quay
Cấu tạo chung của máy đào Komatsu PW 210-1 bao gồm các bộ phận chính sau:
Trên máy cơ sở số 4 có lắp thiết bị gầu ngược bao gồm: Cần số 2 là một dầm cong
liên tục, có tiết diện hình hộp, được liên kết với bàn quay số 12 bằng khớp bản lề O 1. Tay
gầu số 5 được liên kết với đầu cần bằng khớp bản lề O 2. Gầu số 8 được liên kết với tay
gầu bằng khớp bản lề O3 và hai thanh giằng số 7. Xilanh số 3 để nâng hạ thiết bị làm
việc. Xilanh số 4 để điều khiển tay gầu. Xi lanh số 6 để quay gầu quanh khớp O 3.

Bộ phận di chuyển của máy đào Komatsu PW 210-1 là hệ thống di chuyển bằng
bánh lốp có hai cầu chủ động. Bộ truyền động cơ khí của bộ phận di chuyển của nó bao


gồm hộp số, truyền động các đăng, truyền lực chính, cầu trước và cầu sau chủ động. Bộ
truyền động thủy lực của hệ thống di chuyển bao gồm bơm được dẫn động bằng động cơ
diêzen, hệ thống van, mô tơ thủy lực... Thiết bị di động bánh hơi sử dụng dẫn động thuỷ
lực đã làm cho kết cấu của khung di động và bộ di chuyển đơn giản đi rất nhiều.Việc sử
dụng hệ truyền dẫn thuỷ lực cho phép điều khiển máy đào thuận tiện hơn và tốc độ trung
bình tăng lên. Việc sử dụng các bơm điều chỉnh tự động có bộ phận điều chỉnh vô cấp
cung cấp dầu cao áp cho các động cơ di chuyển làm tăng thêm đặc tính kéo giãn của máy.
Hiện nay, nhằm tăng thêm độ ổn định của máy đào bánh hơi khi làm việc người ta sử
dụng chân chống ngoài có dẫn động thuỷ lực được điều khiển từ buồng lái.
Toa quay của máy đào được đặt trên khung di chuyển thông qua vòng ổ quay con
lăn. ở trên toa quay có thiết bị động lực (động cơ Diesel) và thiết bị thuỷ lực, hệ thống
điều khiển, bộ phận quay, bình nhiên liệu, ca bin điều khiển và đối trọng. Bộ phận dưới
của cần, xi lanh thuỷ lực nâng cần là một bộ phận được lắp cố định với toa quay. Các bộ
phận còn lại có thể tháo ra được khi thay thế thiết bị công tác này bằng một kiểu thiết bị
công tác khác. Ca bin điều khiển được trang bị hệ thống thông gió, cách âm và các thiết
bị khác để làm việc được ở các điều kiện thời tiết khác nhau. Trong buồng lái còn bố trí
ghế ngồi êm, các thiết bị kiểm tra, đo lường và các cần điều khiển. Ngoài ra ca bin điều
khiển còn được trang bị hệ thống chiếu sáng, tín hiệu,...
Cơ cấu quay được dẫn động bằng một động cơ thuỷ lực và được truyền chuyển
động quay thông qua hộp giảm tốc và bánh răng di động. ở đầu phía trên của trục bánh
răng có lắp phanh đĩa kiểu thường đóng, vỏ bọc ngoài của nó được lắp vào giữa động cơ
thuỷ lực và vỏ hộp giảm tốc. Khi không có áp lực ở trong hai ống dẫn công tác cung cấp
dầu cho động cơ thuỷ lực thì phanh đĩa được đóng lại. Việc sử dụng phanh ở trên trục vào
của hộp giảm tốc tạo ra khả năng giữ cho toa quay không bị quay dưới tác dụng của phụ
tải ngang phát sinh trong lúc đào và dừng máy đào trên đường dốc.
Các hệ thống khác như hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống nâng hạ chân chống

lưỡi ủi...
2.1.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản


Máy đào Komatsu PW 210-1 một gầu truyền động thủy lực, di chuyển bánh lốp
của hãng Komatsu với các thông số kỹ thuật cơ bản như sau:
Bảng 2.1. Các thông số kỹ thuật của máy đào Komatsu PW 210-1

Các thông số về tầm hoạt động của máy đào.
Bảng 2.2. Các thông số về tầm hoạt động của máy đào Komatsu PW 210-1
Tên thông số

Giá trị

Bán kính đào lớn nhất:
Chiều sâu đào lớn nhất:

8660 [mm]
5380 [mm]

Bán kính xả đất lớn nhất:

8850 [mm]

Chiều cao xả đất lớn nhất:

6630 [mm]


Hình 2.2. Tầm hoạt động của máy đào Komatsu PW 210-1


2.1.3. Nguồn động lực


Mã hiệu

S6D105

Nhiên liệu

Diesel

Số xi lanh

6

Hành trình piston

124 [mm]

Công suất

116 [kw] tại 2000 [v/p]

Momen xoắn lớn nhất

700 [Nm] tại 1500 [v/p]

Tốc độ động cơ


2000 [v/p]

Kiểu làm mát

Làm mát bằng nước

Động cơ Komatsu S6D105 đáp ứng các quy định EPA, Tier 3, EU Stage 3A
và mức độ giảm khí thải NOxđến 29% so với các động cơ đời trước.
Động cơ Komatsu S6D105 ít ồn, hoạt động êm nhờ các phương pháp triệt
tiêu tiếng ồn từ gốc.
Có 2 kiểu hoạt động được cải tiến:
Kiểu P – Kiểu Tăng lực hay ưu tiên công tác tiêu thụ ít nhiên liệu nhưng vẫn
duy trì được tốc độ thiết bị, năng suất và công suất tối đa.
Kiểu E – Kiểu Tiết kiệm hay ưu tiên giảm nhiên liệu hơn nữa, nhưng vẫn
duy trì tốc độ làm việc giống kiểu P giành cho những công việc nhẹ.
Có thể chọn kiểu làm việc bằng cách nhấn nút trên màn hình giám sát.


2.2. Hệ thống truyền động của máy đào Komatsu PW 210-1
2.2.1. Truyền động di chuyển của máy đào Komatsu PW 210-1
So với bộ di chuyển bánh xích, bộ di chuyển bánh hơi có những ưu nhược
điểm sau:
+ Ưu điểm:
- Thời gian phục vụ lâu, bền 30÷40 nghìn km.
- Tốc độ di chuyển lớn có thể tới 60 Km/h.
- Việc chế tạo, bảo dưỡng đơn giản.
- Trọng lượng nhỏ, bằng 20% trọng lượng máy và bằng 1/2 trọng lượng
bánh xích của máy tương đương.
- Chuyển động êm, nhẹ nhàng, hiệu suất cao.
+ Nhược điểm:



- Sức bám của máy nhỏ do áp suất đè lên nền lớn 1,5÷5 kg/cm2 và phân bố
không đều nên thường xảy ra mất mát công suất.
- Khả năng vượt dốc chỉ tới 25% và cơ động trên địa bàn công tác kém.
Với những khuyết điểm trên ngày nay người ta đã cải thiện một cách khá tốt,
do đó bánh hơi ngày càng được sử dụng phổ biến (ở một số nước công nghiệp phát
triển, các máy cỡ nhỏ và vừa hầu hết được trang bị bánh hơi). Hướng cải thiện chủ
yếu là chế tạo những bánh hơi cỡ lớn, chịu tải cao, có gai lốp thích hợp với địa
hình công tác đảm bảo sức bám tốt, áp suất hơi thấp cố định hoặc tăng giảm tuỳ ý
cho thích hợp. Bánh hơi cỡ lớn có áp suất hơi rất thấp bảo đảm diện tích tiếp xúc
với nền nhiều, do đó khả năng bám có thể so sánh với bánh xích được trong chừng
mực nào đó.
2.2.1.1. Hệ thống truyền động di chuyển
Thông số cơ bản:
Vận tốc nhỏ nhất
Vận tốc di chuyển trên đường
Khối lượng của máy khi làm
Bán
việc kính bánh lốp

: V1 = 3 [km/h]
: V2 = 30 [km/h]
: 23730 [kg]
: Rb = 525 [mm]

Động cơ, mã hiệu
Công suất thiết kế
Số vòng quay


: Komatsu S6D105
: 116 [Kw]
: 2000 [V/ph]

Hiệu suất truyền động

: = 90%

Hệ thống di chuyển trên máy đào Komatsu PW 210-1 bao gồm hai phần:
phần dẫn động thủy lực và dẫn động cơ khí.


Phần dẫn động thủy lực bao gồm bơm các van điều khiển, bộ lọc dầu, thùng
dầu thủy lực và động cơ thủy lực.
Phần dẫn động cơ khí bao gồm hộp số, trục các đăng truyền lực chính, cầu
trước và cầu sau và các bánh xe.
Động cơ 19 dẫn động bơm cung cấp dầu qua hệ thống thủy lực đến mô tơ thủy lực
4. Việc điều khiển hệ thống được thực hiện bởi khối phân phối thủy lực 1. Khối
van 2 có tác dụng để cho việc khởi động và dừng hệ thống di chuyể được nhẹ
nhàng. Bộ góp trung tâm 3 dùng để cung cấp chất lỏng công tác từ bộ phân phối
thủy lực đến mô tơ thủy lực
Từ mô tơ thủy lực 4 chuyển động quay được truyền đến hộp số hai tốc độ
qua các trục các đăng đến cầu trước 14 và cầu sau 12 của xe. Ở đây chuyển động
quay được phân phối đến các bánh xe thông qua hộp giảm tốc và cơ cấu vi sai của
cầu trước và cầu sau. Người ta có thể cho bộ phận di chuyển chạy với tốc độ thứ
nhất hoặc thứ hai hoặc đứng yên nhờ ống răng gài số 7. Cơ cấu di chuyển được
trang bị phanh 10.


1


2

16

3
4

6

17

18
19
7
10

5
15

14 13

9

11

8

12


Hình 2.1. Sơ đồ truyền động cơ cấu di chuyển bánh hơi của máy đào Komatsu PW
210-1
1. Khối phân phối thủy lực
2. Các khối van
3. Bộ góp trung tâm
4. Mô tơ thủy lực
5. Hộp số
6,7,8 – Cặp truyền động thứ nhất, thứ
hai, thứ bacủa cơ cấu di chuyển
9 – Ống răng gài số
10 – Phanh của cơ cấu di chuyển

11,13 – Trục các đăng
12,14 – Cầu trước và cầu sau
15. Ly hợp
16. Bánh lốp
17. Bơm
18. Thùng dầu thủy lực
19. Động cơ Diesel

Để hiểu rõ về kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống ta tiến hành khảo
sát kết cấu của từng cơ cấu chính trong hệ thống di chuyển.



×