Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.72 KB, 75 trang )

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP
----oOo-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(NIÊN KHÓA: 2005 – 2009)

Đề Tài:

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo

Lê Hoàng Khải
MSSV: 5054778
Lớp Tư pháp 1-K31

Cần Thơ, 11/2008

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang i



SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang ii

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................3
5. Cơ cấu đề tài:...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MIỄN TRÁCH

NHIỆM HÌNH SỰ .........................................................................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ...........................................4
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm hình sự ..................................................................4
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự................................................5
1.1.3. Phân biệt trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác..........6
1.1.4.
Ý nghĩa
nghiên
cứu@
chếTài
địnhliệu
tráchhọc
nhiệm
hình
...........................8
Trung tâm
Học
liệu của
ĐHviệc
Cần
Thơ
tập
vàsựnghiên
cứu
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ................................9
1.2.1. Khái niệm về miễn trách nhiện hình sự ..........................................................9
1.2.2. Bản chất pháp lý của miễn trách nhiện hình sự ..............................................9
1.2.3. Các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự.......................................9
1.2.4. Ý nghĩa của việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
trong pháp luật hình sự Việt Nam .................................................................................10

1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY PHẠM VỀ MIỄN
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..........................12
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến pháp điển hóa lần thứ
nhất – Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ..................................................................12
1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 đến
nay..................................................................................................................................16
1.4. PHÂN BIỆT MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỚI MỘT SỐ KHÁI
NIỆM KHÁC.................................................................................................................19
1.4.1. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với truy cứu trách nhiệm hình sự ........20
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang iii

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
1.4.2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt ..............................20
1.4.3. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với không phải chịu trách nhiệm hình
sự và loại trừ trách nhiệm hình sự .................................................................................22
1.5. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI......................................23
1.5.1. Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Liên Bang Nga..............23
1.5.2. Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Vương quốc Anh ..........25
1.5.3. Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Tây Ban Nha.................26
1.5.4. Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào ..........................................................................................................................27
1.5.5. Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển27

CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ..............................29
2.1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC QUY
ĐỊNH TRONG PHẦN CHUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ............................30
2.1.1. Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội

Trung(Điều
tâm19Học
liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BLHS
nămĐH
1999)............................................................................................30
2.1.2. Miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 điều
25 BLHS năm 1999)......................................................................................................34
2.1.3. Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản
2 Điều 25 BLHS năm 1999) ..........................................................................................36
2.1.4. Miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25
BLHS năm 1999)...........................................................................................................39
2.1.5. Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2
Điều 69 BLHS năm 1999) .............................................................................................41
2.2. NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC QUY
ĐỊNH TRONG PHẦN CÁC TỘI PHẠM BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ..............44
2.2.1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80
BLHS)............................................................................................................................44
2.2.2. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6
Điều 289 BLHS) ............................................................................................................47

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang iv


SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
2.2.3. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ (khoản
6 Điều 290 BLHS) .........................................................................................................50
2.2.4. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội phạm
(khoản 3 Điều 314 BLHS).............................................................................................51

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ
ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 1999 ...................................................................................................................54
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG MIỄN TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ.........................................................................................................54
3.2. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG MIỄN TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ.........................................................................................................56
3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA MỘT SỐ TỒN TẠI TRÊN .................................60
3.4. HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ........................................................................................61
3.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về miễn trách nhiệm hình sự..........................................................................................61

Trung tâm
Học
Cần
@ Tài
họcluật
tậphình
và sự

nghiên
cứu
3.4.2.
Giảiliệu
phápĐH
hoàn
thiệnThơ
các quy
định liệu
của pháp
Việt Nam
về
miễn trách nhiệm hình sự ..............................................................................................63

KẾT LUẬN .................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................68
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................70

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang v

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, bên

cạnh việc phân loại tội phạm, nhà làm luật Việt Nam cũng đồng thời phân hóa trong
Luật hình sự các trường hợp phạm tội và các đối tượng phạm tội khác nhau để có
đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng và công bằng. Đặc biệt, sự phân hóa người
phạm tội và những trường hợp phạm tội cụ thể còn thể hiện ở chổ không phải tất cả
các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, đó là trường hợp khi có đầy đủ những điều kiện nhất định, thì một
người đã phạm tội có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, có thể được miễn
trách nhiệm hình sự.
Là chế định quan trọng trong Luật hình sự nước ta, miễn trách nhiệm hình sự
thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội và hành vi do họ
thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích họ lập công chuộc tội, chứng tỏ
khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chống, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người
có ích cho gia đình và xã hội… Do đó, việc quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS)
Việt Nam chế định này thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình
Trungsựtâm
Học
liệu
Cần
@ biện
Tài pháp
liệu cưỡng
học tập
và nghiên
- đảm
bảo sự
kếtĐH
hợp hài
hòaThơ
giữa các
chế hình

sự nghiêmcứu
khắc
của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người
phạm tội, qua đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp về mặt hình sự.
Hơn nữa, nó thể hiện nguyên tắc “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết
hợp với giáo dục, thuyết phục” xuyên suốt trong chính sách hình sự của Nhà nước
ta.
Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng và thi hành cho thấy: một số quy định
của BLHS về chế định miễn trách nhiệm hình sự còn chưa đầy đủ, chặt chẽ về nội
dung, chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình
hình mới và chưa phù hợp với quy định pháp luật hình sự của các nước trên thế
giới, đặc biệt còn nhiều quy định cần có sự hướng dẫn kịp thời và thống nhất của
các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn
trách nhiệm hình sự để từ đó hoàn thiện chế định này trong Phần chung và Phần các
tội phạm BLHS năm 1999 hiện hành để phù hợp với thực tế là đòi hỏi có tính cấp
thiết.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 1

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Việc đi sâu nghiên cứu, giải thích và làm sáng tỏ chế định “miễn trách nhiệm
hình sự” trong BLHS Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Cơ

quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, cũng như giúp cho chúng ta thêm những kiến
thức bổ ích khi tìm hiểu về những quy định của BLHS. Từ đó làm cho mọi người
trong xã hội nhận thức được khi nào thì hành vi gây thiệt hại của một người bị truy
cứu trách nhiệm hình sự và khi nào thì được miễn trách nhiệm hình sự…nhằm phát
huy quyền làm chủ của công dân, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm và
những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội. Khi một người biết rõ mình được
làm gì, không được làm gì mà pháp luật quy định thì xã hội thực sự trở thành xã hội
có kỹ cương, Nhà nước thực sự là Nhà nước pháp quyền.
Mặc dù BLHS năm 1999 đã quy định rõ các trường hợp miễn trách nhiệm
hình sự. Nhưng thực tế trong công tác xét xử lại áp dụng các quy định này không
nhất quán với nhau, có những Tòa án xem xét các tình tiết được miễn trách nhiệm
hình sự là cần thiết, có những nơi xem xét đó là không cần thiết, hoặc không quan
tâm đến các tình tiết này mà chỉ căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của bị
cáo.
Như vậy, để các chế định và các tình tiết quy định về miễn trách nhiệm hình

Trungsựtâm
liệuvào
ĐH
Cần
Thơ
@ hợp
Tàilýliệu
họcquán
tậpvới
vànhau
nghiên
đượcHọc
áp dụng
thực

tế xét
xử cho
và nhất
đòi hỏicứu
phải

có sự nghiên cứu, phân tích cho thấu đáo các nội dung được pháp luật quy định.
Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về chế định miễn trách nhiệm hình
sự được quy định trong pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam là mục đích của luận
văn này.

3. Phạm vi nghiên cứu:
Trong giới hạn đề tài, sẽ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận chung xung
quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS Việt Nam, khái quát sự hình
thành và phát triển của các quy định về chế định này trong PLHS Việt Nam, những
nội dung cơ bản của các chế định này như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và những
trường hợp áp dụng cụ thể....Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số quy định của chế
định này trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới. Từ đó có thể rút ra
một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện chế định này trong chính sách hình sự
nước ta để phù hợp với một số nước trên thế giới.
Xem xét các nội dung liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự được
quy định tại Phần chung BLHS năm 1999 (cụ thể Điều 19, khoản 1, 2, 3 Điều 25,
khoản 2 Điều 69) và Phần các tội phạm BLHS năm 1999 (cụ thể khoản 3 Điều 80,
đoạn 2 khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314).
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 2

SVTH: Lê Hoàng Khải



Luận văn tốt nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở các quy định của BLHS và Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS), đối chiếu với
thực tiễn xét xử, đồng thời tham khảo các công trình nghiên cứu chuyên khảo của các nhà
nghiên cứu và bình luận luật học có tên tuổi kết hợp với sưu tầm và tham khảo các tạp chí
và tài liệu có liên quan để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định miễn trách nhiệm
hình sự. Từ đó nêu lên một số vấn đề về việc hoàn thiện chế định này trong hệ thống PLHS
Việt Nam để các cơ quan có thẩm quyền xem xét.

5. Cơ cấu đề tài:
Luận văn gồm có ba Chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về miễn trách nhiệm hình sự.
- Chương 2: Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong luật Hình sự
Việt Nam hiện hành.
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện chế định miễn trách
nhiệm hình sự trong luật Hình sự năm 1999.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 3

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm hình sự
Từ trước đến nay, trong khoa học luật hình sự khi nghiên cứu những vấn đề lý
luận về trách nhiệm hình sự (TNHS), thì vấn đề cơ bản và đầu tiên cần được giải
quyết là phải đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm TNHS. Nghiên cứu các
sách báo pháp lý hình sự cho phép nhận thấy rằng, xung quanh vấn đề khái niệm
“TNHS là gì” giữa các nhà hình sự học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên,
trong khoa học luật hình sự Việt Nam cho đến nay có bốn quan điểm chủ yếu về
TNHS như sau:
a. TNHS là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây
ra tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước”.
b. “TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được quy định trong PLHS bằng một hậu quả
lợi do
Tòaliệu
án ápĐH
dụng
tùy thuộc
và học
mức độ
nguy
của hành
Trungbất
tâm
Học
Cần
Thơvào

@tính
Tàichất
liệu
tập
vàhiểm
nghiên
cứuvi
mà người đó đã thực hiện”.
c. TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự
tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế
của TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích”.
d. TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng
việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà
nước do Luật hình sự quy định.
Tuy nhiên, phân tích khoa học hai khía cạnh của TNHS, chúng ta cần phải hiểu
nó theo hai nghĩa tích cực và tiêu cực dưới đây:
- Nếu như hiểu theo nghĩa tích cực – TNHS là trách nhiệm phải xử sự hợp
pháp của một người trong việc ý thức được nghĩa vụ của mình là không được thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Về cơ bản, đây là cách hiểu
theo quan điểm không truyền thống, không có tính chất phổ biến và chính vì vậy,
cũng không được thừa nhận rộng rãi trong các nhà hình sự học nói riêng và các nhà
luật học nói chung.
- Nhưng nếu như hiểu theo nghĩa tiêu cực – TNHS là hậu quả pháp lý của việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm và hậu
quả pháp lý ấy được thể hiện trong việc Tòa án nhân danh Nhà nước kết án người
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 4

SVTH: Lê Hoàng Khải



Luận văn tốt nghiệp
đã bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó, còn người bị kết án phải chịu sự
tác động về mặt pháp lý hình sự theo một trình tự tố tụng riêng. Ngược lại, với cách
hiểu theo nghĩa tích cực, đây chính là cách hiểu theo quan điểm truyền thống, có
tính chất phổ biến và do đó, được thừa nhận rộng rãi trong các nhà hình sự học nói
riêng và các nhà luật học nói chung.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự
Từ việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm TNHS, trên cơ sở
phân tích khoa học khái niệm TNHS theo hai nghĩa đã nêu, đồng thời căn cứ vào
các quy phạm PLHS Việt Nam liên quan đến việc giải quyết vấn đề TNHS và thực
tiễn áp dụng các quy phạm ấy, chúng ta cần phải chỉ ra được các đặc điểm cơ bản
của TNHS để đảm bảo sự nhận thức - khoa học thống nhất khi áp dụng các quy
phạm PLHS và thông qua đó thấy rõ sự khác nhau của nó với các dạng trách nhiệm
pháp lý khác của ngành luật tương ứng.
a. Đặc điểm thứ nhất – là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, TNHS
chỉ phát sinh khi có sự việc phạm tội. Nội dung của đặc điểm này là:
- Trong thực tế khách quan nếu như không có việc thực hiện tội phạm – hành
vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thì cũng không xuất hiện vấn đề TNHS
và do đó;
- TNHS
chínhĐH
là dạng
phápliệu
lý nghiêm
khắcvà
nhất
so với bất
kỳ

Trung tâm
Học liệu
Cầntrách
Thơnhiệm
@ Tài
học tập
nghiên
cứu
dạng trách nhiệm pháp lý nào khác vì các dạng trách nhiệm pháp lý khác không đưa
đến hậu quả bất lợi và nghiêm trọng đối với chủ thể của hành vi vi phạm đến mức
như TNHS – hạn chế hoặc tước bỏ quyền và tự do hay thậm chí tước bỏ cả tính
mạng của chủ thể (nếu bị áp dụng hình phạt tử hình).
b. Đặc điểm thứ hai – TNHS luôn luôn được thực hiện trong phạm vi của quan
hệ PLHS giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất
định – một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội. Nội dung của đặc điểm
này là:
- Nhà nước (mà đại diện cho nó là cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền) có
quyền xử lý người phạm tội, nhưng phải có nghĩa vụ xử lý dựa trên các căn cứ và
trong các giới hạn do pháp luật quy định;
- Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do
nhất định, nhưng đồng thời cũng có quyền yêu cầu sự tuân thủ từ phía Nhà nước
nhằm đảm bảo tất cả các quyền và lợi ích của công dân mà pháp luật đã quy định.
c. Đặc điểm thứ ba – TNHS được xác định bằng một trình tự đặc biệt bởi cơ
quan tư pháp hình sự có thẩm quyền mà trình tự đó phải do pháp luật TTHS quy
định. Nội dung của đặc điểm này là:

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 5


SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
-

Không thể bất kỳ cơ quan Nhà nước nào cũng được phép quy TNHS cho một

công dân, mà chỉ có cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, Viện
Kiểm sát và Tòa án) mới có thẩm quyền này.
- Tuy nhiên, thẩm quyền trên không phải là sự tùy tiện mà phải theo một trình
tự đặc biệt do pháp luật TTHS quy định – giai đoạn TTHS cụ thể tương ứng với cơ
quan nào, thì cơ quan ấy mới có thể có thẩm quyền khẳng định vấn đề TNHS của
công dân bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm.
d. Đặc điểm thứ tư – TNHS chỉ được thực hiện trong bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Nội dung của đặc
điểm này là:
- Các văn bản của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình truy cứu
TNHS công dân hoặc bản án kết tội của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật mà bị
kháng cáo hoặc kháng nghị được ban hành trước khi công dân đó chính thức bị coi
là có tội – chỉ là các văn bản áp dụng các biện pháp cưỡng chế về mặt TTHS nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện TNHS sau này, chứ chưa phải là các văn bản mà trong
đó TNHS đã thực hiện;
- Vì căn cứ vào nguyên tắc hiến định về suy đoán vô tội đã được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1992 (đoạn 1 Điều 72) và Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 9)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của nước ta, thì TNHS chỉ chính thức được thực hiện khi bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật và;
- TNHS được thực hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc

nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do BLHS quy định – có thể là hình phạt
hoặc biện pháp tư pháp.
e. Đặc điểm thứ năm – TNHS chỉ mang tính chất cá nhân – vì theo PLHS Việt
Nam nó chỉ được áp dụng đối với riêng bản thân người phạm tội, chứ chưa được
quy định cho pháp nhân (cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị nào đó đã có lỗi để cho
người đại diện phạm tội vì lợi ích tương ứng của tập thể).
1.1.3. Phân biệt trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác
Khi so sánh TNHS với các dạng trách nhiệm pháp lý khác cần phải lưu ý một
số điểm giống nhau và khác nhau dưới đây.
1.1.3.1. Sự giống nhau của trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm
pháp lý khác
Sự giống nhau của TNHS với các dạng trách nhiệm pháp lý khác là ở chỗ
chúng đều là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi vi phạm một (hoặc nhiều)
quy định của ngành luật tương ứng; được xác định bằng một trình tự nhất định do
ngành luật tương ứng quy định; được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 6

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
của Nhà nước trong một văn bản của cơ quan (người có chức vụ) tương ứng có
thẩm quyền nhân danh Nhà nước; có các mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau tương
ứng với tính chất và mức độ vi phạm, cũng như các tình tiết cụ thể của vụ việc và
nhân thân người vi phạm.
1.1.3.2. Sự khác nhau của trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm
pháp lý khác
Sự khác nhau của trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác

có thể nhận thấy khi so sánh theo các tiêu chí cơ bản như sau:
CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN

TNHS

1. Cơ sở phát sinh (xuất hiện) 1. Chỉ khi nào có việc thực
của dạng trách nhiệm pháp lý hiện hành vi nguy hiểm cho xã
tương ứng.
hội mà BLHS quy định là tội
phạm.

CÁC DẠNG TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ KHÁC
1. Chỉ khi nào có việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội vi phạm đến một (hoặc
nhiều) quy định của ngành luật
tương ứng.

2. Hậu quả pháp lý của việc áp 2. Chủ thể của hành vi vi phạm 2. Chủ thể của hành vi vi phạm
dụng trách nhiệm pháp lý bị xử lý bằng chế tài pháp lý bị xử lý bằng một (hoặc nhiều)
tương ứng.
hình sự khác nhau và còn phải chế tài pháp lý khác nhau do
mang án tích trong một thời ngành luật tương ứng quy định
gian nhất định (nếu chế tài bị và một số hạn chế nhất định về
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơlà @
tập (ví
vàdụ:nghiên
cứu

áp dụng
hình Tài
phạt).liệu họcquyền
hiệu lực của
chế
tài xử phạt hành chính thường
là sau một năm mới hết).
3. Mức độ nghiêm khắc của 3. Nghiêm khắc nhất so với tất
dạng trách nhiệm pháp lý cả các dạng trách nhiệm pháp
tương ứng.
lý khác vì tính nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm bao giờ
cũng cao hơn cả.

3. Thông thường ít nghiêm
khắc hơn TNHS vì tính nguy
hiểm cho xã hội của vi phạm
pháp luật phi hình sự bao giờ
cũng nhỏ hơn so với tội phạm.

4. Chủ thể có thẩm quyền áp 4. Chỉ có Nhà nước mà đại
dụng các biện pháp của dạng diện là cơ quan tư pháp hình sự
trách nhiệm pháp lý tương ứng. tương ứng có thẩm quyền (Cơ
quan điều tra, VKS hoặc Tòa
án) căn cứ vào giai đoạn TTHS
cụ thể.

4. Chỉ có Nhà nước mà đại
diện là cơ quan (người có chức
vụ) có thẩm quyền được quy

định trong từng ngành luật
tương ứng.

5. Đối tượng bị áp dụng dạng 5. Chỉ có thể nhân (con người
trách nhiệm pháp lý tương ứng. cụ thể), có năng lực TNHS
(bao gồm cả độ tuổi theo luật
định) và có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm.

5. Ngoài thể nhân ra, còn có
thể là pháp nhân nữa (nếu
ngành luật tương ứng có quy
định), có năng lực (bao gồm cả
độ tuổi được quy định trong
từng ngành luật tương ứng) và
có lỗi trong việc thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 7

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chế định trách nhiệm hình sự
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) và cải cách tư pháp ở
Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về TNHS có ý nghĩa quan
trọng trong các mặt dưới đây:

Một là, về mặt lập pháp, trong bất kỳ một NNPQ đích thực nào, các quy định
của pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và các quy định của PLHS
nói riêng đều phải nhằm mục đích hàng đầu – là bảo vệ các quyền tự do của con
người với tư cách là những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của
nền văn minh nhân loại, tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm của người
khác. Chính vì vậy, các quy phạm PLHS của một quốc gia về TNHS như thế nào –
là một trong những tiêu chí cơ bản và quan trọng để đánh giá mức độ dân chủ và
nhân đạo, pháp chế và nhân văn trong quốc gia đó.
Hai là, về mặt lý luận, hiện nay trong khoa học luật hình sự nói riêng và các
chuyên ngành khoa học pháp lý (KHPL) thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung
một loạt những vấn đề liên quan đến TNHS (như: TNHS của một công dân được
đặt ra khi nào, tại sao một công dân lại phải chịu TNHS, trình tự xác định TNHS

Trungđối
tâm
liệudân
ĐHraCần
Thơ
học
với Học
một công
sao, từ
thời @
điểmTài
nàoliệu
TNHS
bắt tập
đầu và
thựcnghiên
hiện, việccứu

thực
hiện TNHS trải qua mấy giai đoạn, hậu quả pháp lý của người đã bị truy cứu TNHS
là gì, khi một người thực hiện hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng trong
những trường hợp nào thì không có TNHS….) vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến và cách
hiểu khác nhau mà vẫn chưa có một quan điểm chính thống.
Ba là, về mặt thực tiễn, hoạt động áp dụng PLHS trong giai đoạn hiện nay vẫn
còn tồn tại nhiều quan điểm bất cập, bức xúc, xâm hại quyền và tự do của công dân.
Các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu nhiều vụ việc cụ thể về án oan, án sai
không thể chấp nhận. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín
và đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, nhất là đường lối xây dựng NNPQ
xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm của mỗi cấp, các cá nhân, nhà khoa
học, các nhà luật học cùng nhau góp sức để sớm khắc phục và loại trừ.
Như vậy, tất cả những điều đã được phân tích trên đây không chỉ cho phép
khẳng định ý nghĩa khoa học – thực tiễn của việc lý giải và làm sáng tỏ về mặt lý
luận xung quanh những vấn đề về TNHS, mà còn là lý do luận chứng cho sự cần
thiết của việc nghiên cứu chế định này với tư cách là một chế định trung tâm, chủ
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 8

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
yếu nhất và đồng thời là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ các quy phạm của Phần
chung và Phần các tội phạm của Luật hình sự.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.2.1. Khái niệm về miễn trách nhiện hình sự
Như đã nêu ở trên, miễn TNHS là một trong những chế định quan trọng trong

luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta
đối với người phạm tội, đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích người
phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa
nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.
Hiện nay, trong khoa học luật hình sự xung quanh khái niệm miễn TNHS vẫn
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét các quan điểm
khoa học đã nêu, kết hợp với việc phân tích các quy định của PLHS có liên quan,
dưới góc độ Luật hình sự thì khái niệm miễn TNHS có thể được định nghĩa như
sau: Miễn TNHS là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể
hiện bằng văn bản với nội dung hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc
thực hiện hành vi đó, được áp dụng bởi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền
tùy thuộc vào giai đoạn TTHS tương ứng khi có đầy đủ những điều kiện do luật
định.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.2.2. Bản chất pháp lý của miễn trách nhiện hình sự
Từ khái niệm trên ta có thể chỉ ra bản chất pháp lý của chế định này – là một

chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, được thể hiện bằng văn bản với nội
dung hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
Luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó,
được áp dụng bởi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy thuộc vào giai
đoạn tố tụng hình sự tương ứng khi có đầy đủ những điều kiện do luật định.
1.2.3. Các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự
Cũng xuất phát từ khái niệm đã nêu và bản chất pháp lý của chế định này,
đồng thời trên cơ sở nghiên cứu các quy định của PLHS hiện hành có liên quan đến
miễn TNHS, cho phép rút ra một số đặc điểm cơ bản của miễn TNHS như sau:
Thứ nhất, bên cạnh hàng loạt chế định khác như: các trường hợp loại trừ

TNHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS, miễn hình phạt, thời hiệu truy cứu TNHS, thời
hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt,
án treo…thì miễn TNHS là một trong những chế định phản ánh rõ nét nhất nguyên
tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và PLHS Việt Nam nói riêng.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 9

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
Thư hai, miễn TNHS luôn gắn liền và quan hệ chặt chẽ với chế định TNHS
trong Luật hình sự Việt Nam, khái niệm và cơ sở của miễn TNHS cũng xuất phát từ
khái niệm và cơ sở của TNHS.
Thứ ba, miễn TNHS chỉ áp dụng đối với người mà trong hành vi của họ thỏa
mãn những dấu hiệu của CTTP cụ thể, nhưng đối với họ lại có những điều kiện để
được miễn TNHS đó là tùy nghi (lựa chọn) hay bắt buộc.
Thứ tư, phụ thuộc vào giai đoạn TTHS tương ứng cụ thể, miễn TNHS chỉ
được thực hiện bởi một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và quyết định phải được
thực hiện bằng văn bản, đó là các cơ quan: Cơ quan điều tra với sự phê chuẩn của
Viện Kiểm sát, Viện Kiểm sát và Tòa án (các Điều 164, 169, 181 và 249 Bộ luật
TTHS năm 2003).
Thứ năm, người được miễn TNHS đương nhiên không phải chịu các hậu quả
pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện như: (có thể) không bị
truy cứu TNHS, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng
chế về hình sự khác và không bị coi là có án tích. Tuy nhiên, họ còn có thể phải
chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương
ứng khác như: TTHS, dân sự, hành chính, lao động hoặc biện pháp kỷ luật…

Thứ sáu, trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng
phạm, thì việc miễn TNHS chỉ đặt ra đối với người nào đáp ứng đầy đủ những điều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
kiện do luật định, còn đối với những người đồng phạm khác phải chịu TNHS trên
những cơ sở chung.
Thứ bảy, việc quy định miễn TNHS trong Luật hình sự Việt Nam chính là tạo
cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước với
các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ
trở thành người có ích cho xã hội, qua đó cũng là một cách hiệu nghiệm của việc
thực hiện tốt nguyên tắc không để lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời giảm
nhẹ cường độ áp dụng TNHS và hình phạt khi có những điều kiện cho phép.
1.2.4. Ý nghĩa của việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình
sự trong pháp luật hình sự Việt Nam
Hiện nay, việc nghiên cứu chế định miễn TNHS trong PLHS Việt Nam là một
vấn đề quan trọng và cấp thiết, không những góp phần nâng cao đấu tranh phòng và
chống tội phạm, mà còn thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với
những người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, qua đó nhằm khuyến khích, động
viên họ lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa
nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, nó có ý nghĩa quan
trọng thể hiện trên một số bình diện dưới đây.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 10

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
1.2.4.1. Dưới góc độ chính trị - xã hội

Việc quy định những trường hợp miễn TNHS trong PLHS thể hiện rõ nét
nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và Luật hình sự Việt Nam
nói riêng trong đường lối xử lý người phạm tội và hành vi do họ thực hiện. Ngoài
ra, việc quy định về những trường hợp này còn giúp cho các cơ quan tư pháp hình
sự có thẩm quyền xác định được chính xác và đúng đắn trường hợp nào người phạm
tội và hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc không cần thiết
phải áp dụng TNHS mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm,
hạn chế tới mức thấp nhất sự lạm dụng, sự tùy tiện khi áp dụng, qua đó tôn trọng và
bảo đảm nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc công bằng XHCN trong lĩnh vực tư
pháp hình sự.
Đặc biệt, ngoài việc ghi nhận trong PLHS trong thực tiễn cũng chính là một
trong những hình thức xã hội hóa giáo dục quan trọng để quần chúng nhân dân, mọi
cơ quan, tổ chức và gia đình người được miễn TNHS tham gia vào việc cải tạo, giáo
dục, giúp đỡ, đưa họ trở lại con đường lương thiện, lao động chân chính và có ích
cho xã hội. Như vậy, điều đó có nghĩa, trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng
TNHS đối với người phạm tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống
tội phạm, giữ vững được an ninh chính trị, đồng thời có căn cứ chứng tỏ khả năng
giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội, đồng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thời đáp ứng những điều kiện nhất định thì các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm
quyền quyết định cho họ được miễn TNHS. Cho nên, “ngoài ý nghĩa nhân đạo và
nguyên tắc mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, thì việc
càng có nhiều căn cứ, điều kiện pháp lý cho việc miễn TNHS càng làm tăng thêm
các kênh để qua đó nhân dân có thể tham gia vào việc giáo dục người phạm tội”.
1.2.4.2. Dưới góc độ pháp lý
Miễn TNHS chỉ có thể được đặt ra đối với người nào thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà Luật hình sự quy định hành vi đó là tội phạm. Nói một cách
khác, nó chỉ áp dụng (hoặc có thể được áp dụng) đối với người nào mà trong hành
vi của họ thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm (CTTP), nhưng đối với
người đó lại có căn cứ pháp lý và những điều kiện để được miễn TNHS trong từng

trường hợp tương ứng mà PLHS hiện hành quy định, cũng như tùy thuộc vào từng
trường hợp miễn TNHS đó là tùy nghi hay bắt buộc.
1.2.4.3. Dưới góc độ nhân đạo và bảo vệ quyền con người trong tư pháp
hình sự
Miễn TNHS còn là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện chính
sách phân hóa và thể hiện phương châm trong đường lối xử lý, đó là “nghiêm trị kết
hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo”. Miễn
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 11

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
TNHS là chế định luôn gắn liền và quan hệ chặt chẽ với chế định TNHS trong
PLHS Việt Nam. Khái niệm và cơ sở của miễn TNHS cũng xuất phát từ khái niệm
và cơ sở của TNHS.
Do đó, dưới góc độ nhân đạo và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư
pháp hình sự, nhà làm luật nước ta đã quy định chặt chẽ cơ sở của TNHS tại Điều 2
BLHS năm 1999, đó là, “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới
phải chịu TNHS”. Khi đã thỏa mãn cơ sở và những điều kiện của TNHS thì một
người mới phải chịu TNHS. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công việc đấu tranh
phòng và chống tội phạm, cùng với việc phân loại tội phạm, nhà làm luật nước ta
cũng đồng thời phân hóa trong PLHS Việt Nam các trường hợp phạm tội, các đối
tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, chính xác và công bằng.
Nếu trường hợp một người có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định
thì họ có thể không phải chịu TNHS, có thể được miễn TNHS. Trường hợp nếu họ
thỏa mãn căn cứ để miễn TNHS, thì cần cho họ được hưởng chính sách nhân đạo
này của Nhà nước. Nói một cách khác, đây là biện pháp khoan hồng của Nhà nước

để mở rộng cơ hội cho người phạm tội được miễn TNHS quay trở lại con đường
lương thiện, làm ăn chân chính và có ích cho xã hội.
1.4.2.4. Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp
Nếu những trường hợp miễn TNHS được nhà làm luật nước ta quy định trong
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BLHS một cách đầy đủ, chặt chẽ, có hệ thống và phù hợp với thực tiễn thì đó cũng
là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và hoàn thiện một số chế
định khác có liên quan như: tội phạm, TNHS, các trường hợp loại trừ TNHS, hình
phạt, miễn hình phạt…Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp
hình sự trong việc xây dựng từng chế định luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, qua đó nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY PHẠM VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến pháp điển hóa lần
thứ nhất – Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Ở nước ta, chế định miễn TNHS bắt đầu được các nhà làm luật nước ta ghi
nhận chính thức từ BLHS năm 1985. Mặc dù trước đó chưa được ghi nhận với tính
chất là một chế định độc lập trong PLHS nhưng thực tiễn xét xử và một số văn bản
pháp lý đã thừa nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: “xá miễn”, “tha
miễn trách nhiệm hình sự” , “miễn tô” , “tha bổng bị cáo” , “miễn nghị cho bị
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 12

SVTH: Lê Hoàng Khải



Luận văn tốt nghiệp
cáo” , “miễn hết cả tội”…Đến pháp điển hóa lần thứ hai Luật hình sự Việt Nam
với việc thông qua BLHS năm 1999, các quy định về miễn TNHS đã được sửa đổi,
bổ sung và tiếp tục hoàn thiện hơn.
Như vậy, sở dĩ trước đây trong PLHS thực định có ghi nhận và thực tiễn xét
xử có áp dụng chế định miễn TNHS là xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo trong chính
sách hình sự của Nhà nước nói chung và Luật hình sự Việt Nam nói riêng, từ quan
điểm cho rằng việc truy cứu TNHS và xử phạt về hình sự mặc dù rất quan trọng
trong việc bảo vệ pháp chế, củng cố bảo vệ pháp luật, song “không phải là biện
pháp duy nhất mà đòi hỏi ngày càng mở rộng các biện pháp tác động xã hội khác
để đấu tranh phòng và chống tội phạm”. Mặt khác, miễn TNHS với các tên gọi
khác nhau được áp dụng trong thời kỳ này chủ yếu để thực hiện phương châm trong
đường lối xử lý, đó là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng” , “trừng trị kết hợp với
giáo dục, cải tạo”. Tuy nhiên, do yêu cầu bảo vệ nền độc lập và trật tự an toàn xã
hội của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chưa quy định cụ thể
nên các điều kiện áp dụng miễn TNHS được xác định tương tự như các điều kiện xử
nhẹ hoặc miễn hình phạt. Chúng được quy định trong các văn bản pháp lý dưới đây:
- Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên
trong giai đoạn này quy định về đại xá cho một số trường hợp phạm tội trước ngày
19/08/1945. Theo đó, những người phạm tội trước ngày 19/08/1945 về những loại
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sau đây đều được hoàn toàn xá miễn:
“1.Tội phạm vào luật lệ báo chí; 2. Tội phạm vào luật lệ hội họp; 3. Tội của
thợ thuyền bị phạt do luật lao động; 4. Tội phạm trong khi đình công; 5. Tội phạm
vào luật lệ về quan thuế và thương mại, rượu lậu, thuốc phiện lậu, muối lậu và các
hàng hóa khác; 6. Tội phạm vào luật lệ kiểm lâm; 7. Tội phạm vào luật lệ kinh tế
chỉ huy; 8. Tội vô ý giết người hoặc đánh người có thương tích; 9. Tội vi cảnh”
(Điều 1 Sắc lệnh số 52/SL).
Như vậy, đại xá là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước, có tác dụng tha
tội – thường là hoàn toàn và triệt để - cho hàng loạt những người phạm vào những

tội nhất định nào đó, có ý nghĩa chính trị rất to lớn, thường chỉ được ban hành vào
những dịp có những sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của đất
nước. Như vậy, miễn TNHS được áp dụng trong trường hợp xá miễn. Cũng theo
Điều 4 Sắc lệnh số 52 thì:
“Những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao giờ; quyền công tố
sẽ tiêu hủy, những chính hình và phụ hình mà Tòa án đã tuyên đều bỏ hết. Những
tiền phạt hoặc án phí mà công khố đã thu của tội nhân rồi thì không hoàn lại nữa.
Những của cải đã tịch biên và phát mại rồi cũng không trả lại nữa”…

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 13

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
- Điều 2 Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 quy định tội phạm về chức vụ
ghi nhận như sau:
“Người phạm tội đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo giác cho nhà
chức trách việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đưa hối lộ bị công chức cưỡng bách
ước hứa, hay là dùng cách trả ngụy thì người ấy được miễn hết cả tội. Trong
trường hợp này, tang vật hối lộ được hoàn trả”.
Như vậy, trong sắc lệnh này, miễn TNHS được sử dụng với tên gọi là miễn
hết cả tội.
- Mục II Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về
đại xá có nêu:
“Người đang bị giam mà được đại xá thì được tha ngay. Những người đã
mãn hạn tù hoặc được ân xá, ân giảm và được tha trước đây và những người này
được tha đều được hưởng quyền công dân như ứng cử, bầu cử và các quyền tự do,

dân chủ…”
Thời gian sau, để kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động của bọn phản
cách mạng, đồng thời bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo đảm an ninh chính trị, thì
chủ trương, đường lối trấn áp phản cách mạng nói chung là phải đồng thời, nghiêm
khắc và kiên quyết, song khi xử lý từng vụ án cụ thể cần phải kết hợp “nghiêm trị
với khoan hồng, trừng trị với cải tạo, giáo dục” nhằm phân hóa hàng ngũ bọn phản
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cách mạng, đè bẹp tư tưởng chống đối và làm tan rã các tổ chức của chúng. Do đó,
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03-BTP/TT tháng 04 năm 1976 hướng dẫn thi
hành Sắc luật quy định về tội phạm và hình phạt. Thông tư này vẫn nêu rõ nguyên
tắc xét xử bọn phản cách mạng là:
“Nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn có nhiều tội ác, bọn ngoan cố
chống lại cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm
đường và những kẻ thật thà hối cải; giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt cho
những kẻ lập công chuộc tội”.
Sau ngày miền Nam mới giải phóng, nước ta trong bối cảnh các thế lực thù
địch khác vẫn đang bao vây và cấm vận, đồng thời chúng ta phải đối phó với hai
cuộc chiến tranh ở biên giới Tây nam và phía Bắc, đất nước còn phải đối mặt với
những khó khăn chồng chất và gây gắt về kinh tế và đời sống, tình hình tiêu cực,
nhất là tệ nạn hối lộ diễn biến phức tạp. trước tình hình đó, ngày 20/05/1981, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Sự ra đời của
Pháp lệnh này là một sự kiện pháp lý quan trọng, góp phần củng cố, giữ vững và
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, động viên và khuyến khích tất cả công dân
tích cực tham gia đấu tranh chống tệ hối lộ và những hiện tượng tiêu cực khác trong
xã hội. Một mặt, Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh rất kiên quyết, triệt để và
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 14

SVTH: Lê Hoàng Khải



Luận văn tốt nghiệp
mạnh mẽ đối với tội hối lộ dưới mọi hình thức như: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi
giới hối lộ, nhưng mặt khác cũng thể hiện sự phân hóa rõ ràng trong đường lối xử
lý. Cụ thể, trong Pháp lệnh đã ghi nhận chính thức vấn đề miễn TNHS và Điều 8
Pháp lệnh đã quy định cụ thể ba trường hợp - miễn TNHS, giảm nhẹ hình phạt và
miễn hình phạt, đó là:
“1. Người phạm tội hối lộ, trước khi bị phát giác, chủ động khai rõ sự việc,
giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn TNHS ; nếu là phạm tội nghiêm
trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.
2. Người phạm tội hối lộ, sau khi bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai
rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.
3. Người phạm tội lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi bị phát giác tỏ ra
thành thực hối cải khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn
hình phạt”.
Từ năm 1979-1980, tình hình tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả và kinh doanh
trái phép ở nước ta diễn biến đa dạng và phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế
hoạch của Nhà nước và đời sống của nhân dân, cũng như gây rối loạn thị trường.
Tuy nhiên, trong đường lối xử lý cũng có sự phân hóa – hoặc để nghiêm trị, hoặc để
khoan hồng. Điều 10 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh
doanh trái phép ngày 10/07/1982 đã quy định những trường hợp giảm nhẹ hoặc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
miễn hình phạt là:
“1. Tội phạm chưa bị phát giác mà người phạm tội thành thật thú tội với cơ
quan nhà nước, khai rõ hành động của mình và đồng bọn thì có thể được miễn hình
phạt; nếu phạm tội nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt.
2. Trước khi bị xét xử, người phạm tội tự nguyện giao nộp cho Nhà nước đầy
đủ hàng hóa, vật tư và phương tiện phạm pháp thì được giảm nhẹ hình phạt”.
Như vậy, trong giai đoạn này, xét về mức độ nhân đạo thì miễn TNHS là biện

pháp khoan hồng đặc biệt cùng với các biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt khác
trong Luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, việc lựa chọn biện pháp này hay biện pháp
miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, tha miễn hình phạt…để áp dụng trong trường
hợp cụ thể thì ngoài việc áp dụng điều kiện quy định trong từng điều luật tương ứng
ra, còn phải dựa vào các điều kiện khác như: đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước trong từng thời điểm, hoàn cảnh lịch sử, yêu cầu đấu tranh phòng và
chống tội phạm từng nơi, từng lúc và đối với từng vụ án cụ thể, đặc biệt là đối với
các vụ phản cách mạng, chống phá Nhà nước…Đây cũng là điều kiện linh hoạt của
biện pháp miễn TNHS và còn thể hiện trong luật hình sự nước ta nội dung “mềm
dẻo” của chế định này.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 15

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
Trên cơ sở tổng kết nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành
trong thời kỳ này cho thấy, những trường hợp được xem xét để áp dụng miễn TNHS
có thể bao gồm:
- Có quyết định đại xá;
-

Có âm mưu phạm tội nhưng tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;
Trước khi sự việc bị phát giác đã thành thật tự thú khai rõ âm mưu, hành

động của mình và của đồng bọn.
- Người phạm tội đã có những hành động ngăn chặn, hoặc làm giảm bớt tác

hại của tội phạm.
- Bị bắt trước khi bị xét xử, người phạm tội đã tỏ ra thành thật hối cải lập công
chuộc tội hoặc tự nguyện bồi thường hoặc sửa chữa thiệt hại gây ra.
- Phạm tội vì bị ép buộc, lừa phỉnh và việc làm chưa gây thiệt hại lớn hoặc
phạm tội có tính chất cơ hội.
1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985
đến nay
Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của PLHS Việt Nam nói chung, các quy
định về miễn TNHS nói riêng. Trong BLHS đầu tiên này, miễn TNHS được chính
địnhliệu
tại một
điều của
Phần
và Phần
cáctập
tội phạm
BLHS với
các
Trungthức
tâmquyHọc
ĐHsốCần
Thơ
@chung
Tài liệu
học
và nghiên
cứu
quy định cụ thể về những trường hợp miễn TNHS. Các quy định này ngoài sự ghi
nhận thực tiễn áp dụng những trường hợp miễn TNHS còn được mở rộng ra đối với

một số trường hợp khác cho phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế-xã hội trong
giai đoạn mới. Theo đó, trong BLHS năm 1985, những trường hợp miễn TNHS
được quy định cụ thể như sau:
- Miễn TNHS do tự ý nữa chừng châm dứt việc phạm tội (Điều 16);
- Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (đoạn 1 khoản 1 Điều 48);
- Miễn TNHS do người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải
(đoạn 2 khoản 1 Điều 48);
- Miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 3 Điều 59);
- Miễn TNHS đối với người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 74);
- Miễn TNHS đối với người phạm tội đưa hối lộ (khoản 5 Điều 227);
- Miễn TNHS đối với người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 2, Điều
247).
Việc quy định biện pháp miễn TNHS trong các điều luật này do xuất phát từ
nguyên tắc nhân đạo và chính sách khoan hồng, đồng thời biện pháp này được đặc
ra trong các trường hợp phạm tội nếu xét thấy không phải truy cứu TNHS và buộc
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 16

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
người phạm tội phải chịu hình phạt mà vẫn đảo bảo được yêu cầu phòng ngừa
chung và phòng ngừa riêng.
Sau một thời gian áp dụng BLHS năm 1985, Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02- HĐTP ngày 05/01/1986, trong đó
có hướng dẫn cụ thể về việc tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực
hành tội phạm, cụ thể đề cập đến các điều kiện của tự ý nữa chừng chấm dứt việc

phạm tội, việc miễn TNHS trong trường hợp người tự ý nữa chừng chấm dứt việc
phạm tội là người tổ chức tội phạm. Theo đó, mặc dù họ đã tự nguyện nữa chừng
chấm dứt việc phạm tội nhưng vẫn để cho đồng bọn thực hiện tội phạm thì người đó
không được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. Ngoài ra, cũng trong
Nghị quyết này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể
về miễn TNHS quy định tại BLHS năm 1985 (khoản 1 Điều 48) với các nội dung
sau:
- Phân biệt miễn TNHS với trường hợp không có TNHS và người được miễn
TNHS đương nhiên không bị coi là người can án;
- Thẩm quyền áp dụng: Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố thì Viện Kiểm sát
nhân dân có quyền miễn TNHS, trong giai đoạn xét xử thì việc miễn TNHS do Tòa
án quyết định;
- Khi đã miễn TNHS thì Tòa án không được quyết định bất cứ loại hình phạt
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường thiệt hại và giải quyết các tang vật
vụ án.
Về trường hợp miễn TNHS do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội tại
Điều 19 BLHS năm 1985, nhà làm luật nước ta mới chỉ quy định việc áp dụng biện
pháp này đối với một loại người đồng phạm là người thực hành và ngay cả Nghị
quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986 chỉ mới hướng dẫn về việc tự ý nữa chừng chấm
dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, mà chưa hướng dẫn về việc tự ý
nữa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm với ba loại
người đồng phạm còn lại – người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Do đó,
ngày 19/04/1989, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại ra Nghị quyết số
01 – 89/HĐTP hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS năm
1985, trong đó có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau:
- Đối với người xúi giục, người tổ chức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa
để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị
thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn

tội phạm.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 17

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
- Đối với người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật
chất cho việc thực hiện tội phạm (như không cung cấp phương tiện, công cụ phạm
tội; không chỉ điểm, dẫn đường cho kẻ thực hành…). Nếu sự giúp sức của người
giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm,
thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối
với người xúi giục, người tổ chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm.
Ngoài ra, để phù hợp với thực tiễn xét xử và vận dụng linh hoạt chế định miễn
TNHS cho một số đối tượng cụ thể và phạm một tội cụ thể, nếu đáp ứng đầy đủ căn
cứ và những điều kiện nhất định, thì họ vẫn được xem xét để áp dụng chế định này.
Cụ thể, ngày 02/06/2990, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN nêu rõ căn cứ để
miễn truy cứu TNHS đối với người phạm tội trốn khỏi nơi giam. Theo đó, miễn
TNHS đối với tội trốn khỏi nơi giam được dùng với tên gọi miễn truy cứu TNHS
đối với một tội phạm nhất định, cụ thể là:
- Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét
xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng
biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú; nếu
trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới thì có thể được miễn truy cứu
TNHS về tội trốn khỏi nơi giam quy định tại Điều 245 BLHS 1985…
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và
trong thời gian trốn tránh không phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu trách
nhiệm về tội trốn khỏi nơi giam được quy định tại Điều 245 BLHS năm 1985…
Về sau, qua bốn lần sửa đổi, bổ sung BLHS thì các quy định về miễn TNHS
vẫn giữ nguyên như quy định trong BLHS năm 1985. Đến lần pháp điển hóa thứ hai
– BLHS năm 1999 đã khẳng định chính sách khoan hồng và nhân đạo của Đảng và
Nhà nước ta qua việc mở rộng hơn các quy định về miễn TNHS. Đặc biệt, Bộ luật
này còn quy định một điều luật riêng về miễn TNHS có tính chất chung áp dụng cho
mọi tội phạm (Điều 25). Ngoài ra, tại Điều luật này ngoài hai trường hợp miễn
TNHS cũ quy định ở khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1985 trước đây còn quy định
thêm trường hợp miễn TNHS khi có quyết định đại xá. Những trường hợp miễn
TNHS khác trong Phần chung và Phần các tội phạm BLHS vẫn được giữ nguyên.
Theo BLHS năm 1999, những trường hợp miễn TNHS bao gồm:
- Miễn TNHS do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19);
- Miễn TNHS do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều 25);
- Miễn TNHS do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25);
- Miễn TNHS khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25);
- Miễn TNHS cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69);
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 18

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
- Miễn TNHS cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80);
- Miễn TNHS cho người phạm tội đưa hối lộ. (đoạn 2, khoản 6 Điều 289);
- Miễn TNHS cho người phạm tội làm môi giới hối lộ. (khoản 6 Điều 290);
- Miễn TNHS cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314).

Những trường hợp miễn TNHS này được nhà làm luật nước ta phân chia thành
những trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc hoặc tùy nghi. Theo đó, đối với
những trường hợp bắt buộc, nếu người phạm tội đáp ứng đầy đủ căn cứ và những
điều kiện cụ thể quy định trong điều luật thì các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm
quyền bắt buộc phải ra quyết định để miễn TNHS cho họ. Ngoài ra, đối với những
trường hợp có tính chất lựa chọn, thì mặc dù người phạm tội có đầy đủ căn cứ và
những điều kiện cụ thể quy định trong điều luật, nhưng việc có áp dụng hay không
áp dụng miễn TNHS đều do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền quyết định, căn
cứ vào tình hình thực tế, vào yêu cầu đấu tranh phòng và chóng tội phạm, cũng như
vào nhân thân người phạm tội.
Tóm lại, việc quy định miễn TNHS trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam
trước đây với nhiều tên gọi khác nhau và trong BLHS năm 1999 hiện hành có ý
nghĩa quan trọng không chỉ động viên, khuến khích người phạm tội lập công chuộc
tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, mà
còn tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện pháp cưỡng chế hình sự của Nhà
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nước với các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội,
qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chóng tội phạm.

1.4. PHÂN BIỆT MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỚI MỘT SỐ
KHÁI NIỆM KHÁC
Nghiên cứu PLHS Việt Nam hiện hành cho thấy: bên cạnh thuật ngữ “miễn
TNHS”, đôi khi tại một số điều luật cụ thể của BLHS năm 1999 các nhà làm luật
nước ta còn sử dụng các thuật ngữ như: “truy cứu TNHS” trong điều quy định về
hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đoạn 1 khoản 1 và khoản 2 Điều 6); về nguyên tắc xử
lý người chưa thành niên phạm tội (khoản 3 Điều 69); về tội truy cứu TNHS người
không có tội (Điều 293); thuật ngữ “miễn hình phạt” quy định tại Điều 54 và
khoản 3 Điều 314 tội không tố giác tội phạm; khái niệm “không phải chịu TNHS”
trong điều quy định về sự kiện bất ngờ (Điều 11); và điều về tình trạng không có

năng lực TNHS (khoản 1 Điều 13) hay khái niệm “loại trừ TNHS” trong điều quy
định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (đoạn 2 Điều 53). Do
vậy, việc phân biệt sự khác nhau giữa chúng là việc làm quan trọng mà dưới đây
chúng ta lần lượt xem xét.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 19

SVTH: Lê Hoàng Khải


Luận văn tốt nghiệp
1.4.1. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với truy cứu trách nhiệm hình
sự
Dưới góc độ chung nhất, thì khái niệm truy cứu TNHS là một phạm trù liên
ngành (hỗn hợp) của Luật hình sự và Luật TTHS, nó chính là một trong những dạng
hoạt động đặc thù của hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS và pháp luật TTHS của
các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Đồng thời, nó không chỉ quy định
trong BLHS năm 1999 (khoản 1 và khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều 69, Điều 293),
mà còn được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2003 (các Điều 12, 58, 75, 111,
149, 165, 295, 338, 343 và 344). Như vậy, giữa miễn TNHS và truy cứu TNHS có
một số điểm giống nhau cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, xét về bản chất pháp lý, hành vi của người được miễn TNHS và
hành vi của người bị truy cứu TNHS đều là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một
CTTP tương ứng được quy định trong PLHS hiện hành;
Thứ hai, miễn TNHS và truy cứu TNHS là hai khái niệm của hai ngành luật –
Luật hình sự và Luật TTHS và chỉ được đề cập đối với bản thân người phạm tội.
Bên cạnh đó, giữa miễn TNHS và truy cứu TNHS có một số điểm khác nhau cơ
bản dưới đây:
Thứ nhất, tùy thuộc vào giai đoạn TTHS tương ứng, biện pháp miễn TNHS khi

dụng liệu
chỉ doĐH
mộtCần
cơ quan
tư pháp
hình liệu
sự tương
áp và
dụng
(Cơ quancứu
điều
Trungđược
tâmápHọc
Thơ
@ Tài
họcứng
tập
nghiên
tra với sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án). Trong khi đó,
truy cứu TNHS là hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ
quan điều tra với sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát, Viện kiểm sát hoặc Tòa án) kế
tiếp nhau áp dụng theo trình tự (thủ tục) TTHS tương ứng để buộc người phạm tội
phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện;
Thứ hai, người được miễn TNHS khác với người bị truy cứu TNHS ở chỗ mặc dù cũng là người phạm tội nhưng vì trong vụ án nếu có căn cứ và những điều
kiện do PLHS quy định thì họ được miễn TNHS. Nói một cách khác, với người
được miễn TNHS họ (có thể) không bị truy cứu TNHS, không bị kết tội, không phải
chịu hình phạt và không bị coi là có án tích. Còn người bị truy cứu TNHS thì họ bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và cưỡng chế thi hành biện pháp của TNHS bởi các
cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án).
1.4.2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt

Trong BLHS năm 1999 không ghi nhận định nghĩa pháp lý (ĐNPL) của khái
niệm miễn hình phạt và trong khoa học luật hình sự còn nhiều quan điểm khác
nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể hiểu miễn hình phạt là
“không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 20

SVTH: Lê Hoàng Khải


×