Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 87 trang )

Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 4
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................................ 5
2 . TỔNG QUAN: ............................................................................................................. 6
2.1. Tổng quan về hệ thống cung cấp điện trên ô tô: .......................................................... 6
2.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu:................................................................................ 6
2.1.1.1. Công dụng hệ thống cung cấp điện: ..................................................................... 6
2.1.1.2. Yêu cầu hệ thống cung cấp điện: ........................................................................... 6
2.1.1.3. Phân loại: ............................................................................................................. 6
2.1.2. Những thông số cơ bản hệ thống cung cấp điện. ..................................................... 7
2.1.3. Các bộ phận cơ bản của hệ thống cung cấp điện: .................................................... 8
2.1.3.1. Máy phát điện: ...................................................................................................... 8
2.1.3.2. Ắc quy:............................................................................................................... 14
2.1.3.4. Bộ chỉnh lưu: ...................................................................................................... 21
2.2. Giới thiệu chung về xe tham khảo: ........................................................................... 22
2.2.1. Giới thiệu chung về xe Ford Focus 1.6L MT(Z6): .................................................. 22
2.2.2. Sơ đồ tổng thể và thông số kỹ thuật của xe Ford Focus 1.6L MT: .......................... 23
2.2.3. Các hệ thống cơ bản trên xe Ford Focus 1.6L MT: ................................................ 24
2.2.3.1. Động cơ: ............................................................................................................. 24
2.2.3.1.1.Hệ thống khởi động:.......................................................................................... 26
2.2.3.1.2. Hệ thống đánh lửa: .......................................................................................... 29
2.2.3.2. Hệ thống truyền lực: ........................................................................................... 30
2.2.3.3. Hệ thống treo: ..................................................................................................... 31
2.2.3.4. Hệ thống lái: ....................................................................................................... 32
2.2.3.5. Hệ thống phanh: ................................................................................................. 33
3. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CUNG CẤP: ..................................................................... 34
3.1. Phân tích chọn phương án thiết kế: ........................................................................... 34
3.2. Tính toán hệ thống cung cấp: .................................................................................... 36
3.2.1. Tính toán công suất máy phát: ............................................................................... 36


3.2.1.1. Tính công suất tiêu thụ của các phụ tải hoạt động liên tục: ................................. 37
3.2.1.2. Tính toán công suất tiêu thụ cần thiết cho tấc cả các phụ tải hoạt động không liên
tục (gián đoạn): ............................................................................................................... 37
3.2.2. Tính toán dây dẫn của mạch phụ tải: ..................................................................... 41
3.2.2.1. Mục đích của việc tính toán dây dẫn: .................................................................. 41
3.2.2.2. Cơ sở tính toán: .................................................................................................. 41
3.2.2.3. Tính toán mạch điện đèn pha-cốt: ....................................................................... 43
3.2.2.4. Tính toán mạch điện đèn sương mù: .................................................................... 44
3.2.2.5. Tính toán mạch còi điện:..................................................................................... 45
3.3. Kết cấu các cụm chi tiết của hệ thống cung cấp thiết kế: ........................................... 46
3.3.1. Máy phát điện xoay chiều: ..................................................................................... 46
3.3.2. Ắc quy: .................................................................................................................. 49
4. CÁC MẠCH PHỤ TẢI CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP: ............................. 51
4.1. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: ............................................................................... 51
4.1.1. Hệ thống chiếu sáng : ............................................................................................ 51
4.1.1.1. Cấu tạo bóng đèn: ............................................................................................ 51
4.1.1.2.Mạch điện hệ thống Đèn pha - cốt: ...................................................................... 52
4.1.1.3. Mạch điện đèn bảng số : ..................................................................................... 53
4.1.1.4. Mạch điện đèn sương mù: ................................................................................... 54
1


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
4.1.1.5. Mạch điện đèn trong xe:...................................................................................... 55
4.1.2. Hệ thống tín hiệu: .................................................................................................. 57
4.1.2.1. Mạch điện của đèn báo rẽ: .................................................................................. 57
4.1.2.2. Mạch điện của đèn phanh/đèn dừng: .................................................................. 59
4.1.2.3. Mạch điện đèn vị trí và đèn đậu xe: ..................................................................... 60
4.1.2.4. Hệ thống còi: ...................................................................................................... 61
4.2. Hệ thống thông tin và hiển thi trên xe: ..................................................................... 62

4.2.1. Hệ thống thông tin: ................................................................................................ 63
4.2.1.1. Hệ thống mạng CAN (Controller Area Network) ................................................. 63
4.2.1.2. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối
bộ điều khiển táp lô: ........................................................................................................ 64
4.2.1.3. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng
kết nối bộ điều khiển táp lô: ............................................................................................. 65
4.2.2. Hệ thống hiển thị: .................................................................................................. 66
4.2.2.1. Đồng hồ hiển thị số và cảm biến báo tốc độ xe: .................................................. 66
4.2.2.2. Đồng hồ tốc độ động cơ hiển thị số: ................................................................... 68
4.2.2.3. Đồng hồ nhiên liệu điện tử: ................................................................................ 68
4.2.2.4. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số: ................................................ 69
4.2.2.5. Đồng hồ áp suất dầu kiểu nhiệt điện (lưỡng kim): ............................................... 70
4.3. Hệ thống an toàn: ..................................................................................................... 71
4.3.1. Hệ thống túi khí an toàn: ....................................................................................... 71
4.3.2. Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS:................................................................ 72
4.4. CÁC HỆ THỐNG PHỤ: ........................................................................................... 74
4.4.1. Hệ thống gạt nước rửa kính: .................................................................................. 74
4.4.2. Hệ thống nâng hạ kính ........................................................................................... 76
4.4.3. Hệ thống khóa cửa:................................................................................................ 76
4.4.4. Hệ thống sấy kính: ................................................................................................. 78
4.4.5. Hệ thống điều hòa: ................................................................................................ 79
5. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: ....................................... 80
5.1. Các hư hỏng và biện pháp khắc phục trong hệ thống cung cấp: ................................. 80
5.1.1. Đèn báo nạp hoạt động không bình thường:........................................................... 80
5.1.2. Ắc quy: .................................................................................................................. 81
5.1.2. Ắc quy yếu, hết điện: .............................................................................................. 81
5.1.2.2. Ắc quy bị nạp quá mức:....................................................................................... 81
5.1.3. Tiếng ồn khác thường trong hệ thông cung cấp:..................................................... 81
5.1.4. Máy phát: .............................................................................................................. 82
5.1.4.1. Những hư hỏng thương gặp: ............................................................................... 82

5.1.4.2. Kiểm tra khắc phục phần cơ: .............................................................................. 82
5.1.4.4. Kiểm tra sức phát điện sau khi lắp: .................................................................... 83
5.2. Các hư hỏng và biện pháp khắc phục trong hệ thống chiếu sáng: .............................. 83
5.3. Các hư hỏng và biện pháp khắc phục trong hệ thống tín hiệu: ................................... 84
KẾT LUẬN: .................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 87

2


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
DOHC (Double Overhead Camshafts): Hai trục cam bố trí phía trên xylanh.
Vi-VCT (Variable Cam Timing): Hệ thống tự động điều chỉnh góc đóng mở
xupap thông minh.
IC (Integrated Circuit): Mạch tích hợp.
A/C (Air Conditioning): Điều hoà không khí.
ABS (Anti-Lock Brake System): Hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh.
CAN (Cotroller Area Network): Điều khiển dữ liệu theo vùng.
HI (High): Mức cao.
HS-CAN: Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao.
INT (Intermittent): Gián đoạn.
LO (Low): Mức thấp.
MPX (Multiplex): Các phương thức truyền dữ liệu.
MS-CAN : Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ trung bình.
PCM (Powertrain Control Module): Bộ điều khiển điện tử.
ST (Start): Khởi động.
BATT (Battery): Chân dương bình.
STP (Stop): Tín hiệu công tắc đèn phanh.
W (Warning): Chân đèn cảnh báo ABS.

PKB ( Parking brake): Tín hiệu phanh tay và tín hiệu báo mức dầu thắng.
IG (Igniton): Chân dương sau công tắc máy.
FR+ (Front right): Chân dương cảm biến tốc độ trước phải.
FR- (Front right): Chân âm cảm biến tốc độ trước phải.
FL+ (Front left): Chân dương cảm biến tốc độ trước trái.
FL- (Front left): Chân âm cảm biến tốc độ trước trái.
RR+ (Rear right): Chân dương cảm biến tốc độ sau phải.
RR- (Rear right): Chân âm cảm biến tốc độ sau phải.
RL+ (Rear left): Chân dương cảm biến tốc độ sau trái.
RL- (Rear left): Chân âm cảm biến tốc độ sau trái.
R- ( Relay): Chân âm điều khiển rơle.
MR ( Motor relay): Chân điều khiển rơle bơm.
SR (Solenoid relay): Chân điều khiển rơle cuộn dây bộ chấp hành.
SAT (Solenoid actuator test): Chân kiểm tra bộ chấp hành.
MT (Motor test): Chân kiểm tra bơm.

3


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với
việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ điện-điện tử vào sản xuất
và lắp đặt các linh kiện ô tô, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử thì
ngành ô tô cũng có những sự vươn lên mạnh mẽ. Hàng loạt các thiết bị công nghệ ra
đời nhằm phục vụ cho con người ngày càng được tốt hơn,… Bên cạnh đó lĩnh vực ô
tô cũng được thừa hưởng không ít những thành tựu. Song song với sự phát triển đó là
sự đòi hỏi cao về khả năng đáp ứng của các hệ thống. Trong đó, nguồn năng lượng
cung cấp cho các hệ thống điện đóng một vai trò quan trọng.

Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh
giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em
có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là
môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm
quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5
chỗ 1,153 tấn”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ
thống điện trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy
giáo trong bộ môn Ô tô và máy công trình và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề
tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần
đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót.
Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế,
đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy NGUYỄN VIỆT HẢI và
các thầy giáo trong khoa Cơ Khí Giao Thông đã giúp em hoàn thành đề tài một cách
tốt nhất.
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 03 năm 2012.
Sinh viên thực hiện:

Lê Như Thành

4


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bảo thì những ứng

dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những
thiết bị tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta
ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên
đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử.
Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn
rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm
thanh, CD, Radio…, hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống
túi khí an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ,…Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá
trị của ô tô lên rất cao và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có
những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử
dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức
tối thiểu các thao tác của người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và
điều chỉnh một cách hợp lý nhất.
Để có được những chiếc xe hiện đại và tiện nghi như vậy cần rất nhiều các thiết bị
điều khiển, những thiết bị này có thể đã được lập trình sẵn hoặc không. Tuy nhiên
chúng cùng có một đặc điểm chung là phải sử dụng nguồn điện trên ô tô, nguồn điện
này được cung cấp bởi ắc quy và máy phát.
Với những mục đích đó em quyết định chọn đề tài “Thiết kế hệ thống cung cấp
điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn”; Với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu chung nhất
cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống cung cấp điện trên
xe nói riêng.
Đề tài này em tập trung vào tìm hiểu các kết cấu, nguyên lý làm việc và tìm hiểu
các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện bố trí trên xe. Từ đó em thiết kế hệ thống
cung cấp điện một cách hợp lý, và từ đó phân tích, chẩn đoán các dạng hư hỏng
thường gặp và biện pháp khắc phục hư hỏng.

5


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

2 . TỔNG QUAN:
2.1. Tổng quan về hệ thống cung cấp điện trên ô tô:

2.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu:
2.1.1.1. Công dụng hệ thống cung cấp điện:
Hệ thống cung cấp điện có nhiệm vụ cung cấp điện năng cho các phụ tải với một
thế hiệu ổn định ở mọi điều kiện làm việc của ô tô máy kéo.
Để cung cấp năng lượng cho các phụ tải trên ô tô, cần phải có bộ phận tạo ra
nguồn năng lượng có ích. Nguồn năng lượng này được tạo ra từ máy phát điện trên ô
tô. Khi động cơ hoạt động, máy phát cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho
ắc quy. Để đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động một cách hiệu quả, an toàn.
2.1.1.2. Yêu cầu hệ thống cung cấp điện:
- Hệ thống cung cấp điện phải cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải với một
hiệu điện thế ổn định ở mọi điều kiện làm việc của ô tô, máy kéo.
- Phải luôn tạo ra một điện áp ổn định (13,8V – 14,2V đối với hệ thống điện 14V)
trong mọi chế độ làm việc của phụ tải.
- Máy phát phải có kích thước nhỏ gọn, nhẹ, giá thành thấp và tuổi thọ cao.
- Có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm việc ở những
vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ rung động lớn.
- Ít chăm sóc và bảo dưỡng…
2.1.1.3. Phân loại:
Hệ thống cung cấp điện trên ô tô thường có hai dạng sơ đồ thông dụng như sau:

6


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
- Hệ thống cung cấp với máy phát điện một chiều, có kết cấu đơn giản, công suất
nhỏ, không đáp ứng để bố trí trên ô tô hiện nay.
- Hệ thống cung cấp với máy phát điện xoay chiều


Hình 1 - 1 Sơ đồ hệ thống cung cấp với máy phát điện xoay chiều
1- Máy phát; 2- Bộ điều chỉnh điện; 3- Khóa điện; 4- Đồng hồ ampe; 5- Phụ tải.
Ngoài ra, trong hệ thống cung cấp còn có:
- Bộ điều chỉnh điện làm nhiệm vụ: phân phối chế độ làm việc giữa ắc quy và
máy phát; hạn chế và ổn định thế hiệu của máy phát để đảm bảo an toàn cho các
trang thiết bị điện trên xe; hạn chế dòng điện của máy phát để đảm bảo an toàn cho
các cuộn dây của nó.
- Dụng cụ đo, kiểm tra: có thể là ampe kế hoặc đèn tín hiệu cho phép kiểm tra sự
làm việc của ắc quy thông qua gía trị dòng phóng hoặc nạp của nó.
- Công tắc cắt mát: dùng để cắt cực âm của ắc quy với mát khi ô tô máy kéo
không làm việc.
2.1.2. Những thông số cơ bản hệ thống cung cấp điện.
- Điện áp định mức: Phải bảo đảm Uđm = 14V đối với những xe sử dụng hệ thống
điện 12V, Uđm = 28V đối với những xe sử dụng hệ thống điện 24V.
- Công suất máy phát: Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các phụ tải điện trên
xe hoạt động. Thông thường, công suất của các máy phát trên ô tô hiện nay vào
khoảng Pmf = 700 – 1500W.
- Dòng điện cực đại: Là dòng điện lớn nhất mà máy phát có thể cung cấp
Thông thường Imax = 70 – 140A.
- Tốc độ cực tiểu và tốc độ cực đại của máy phát: nmax, nmin phụ thuộc vào tốc độ
của động cơ đốt trong.

nmin  ni  i
Trong đó:

7


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

i: tỉ số truyền ( i = 1,5 - 2)
- Hiện nay trên xe đời mới sử dụng máy phát cao tốc nên tỉ số truyền i cao hơn.
ni: tốc độ cầm chừng của động cơ.
- Nhiệt độ cực đại của máy phát tomax: Là nhiệt độ tối đa mà máy phát có thể hoạt
động.
- Điện áp hiệu chỉnh: Là điện áp làm việc của bộ tiết chế Uhc = 13,8 – 14,2V (với
hệ thống 12V), và Uhc = 27 – 28V (với hệ thống 24V).
2.1.3. Các bộ phận cơ bản của hệ thống cung cấp điện:
- Ắc quy.
- Máy phát điện.
- Bộ điều chỉnh.
- Bộ chỉnh lưu.
2.1.3.1. Máy phát điện:
a. Công dụng, Phân loại, Yêu cầu:
 Công dụng:
Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô máy kéo, nó có nhiệm vụ:
- Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải.
- Nạp điện cho ắc quy ở các số vòng quay trung bình và lớn của động cơ.
 Phân loại:
- Máy phát trên ô tô máy kéo, theo tính chất dòng điện phát ra có thể chia làm hai
loại chính:
+ Máy phát điện một chiều.
+ Máy phát điện xoay chiều.
- Máy phát điện một chiều, theo tính chất điều chỉnh chia ra:
+ Loại điều chỉnh trong (bằng chổi điện thứ ba).
+ Loại điều chỉnh ngoài (bằng bộ điều chỉnh điện kèm theo).
 Các máy phát điện một chiều loại điều chỉnh trong có kết cấu đơn giản, có khả
năng hạn chế và tự động điều chỉnh dòng điện máy phát theo số vòng quay. Tuy vậy
nó có nhiều nhược điểm như:
 Phải luôn luôn nối mạch điện với ắc quy chúng mới làm việc được.

 Cản trở việc điều chỉnh thế hiệu của máy phát.
 Làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
- Máy phát điện xoay chiều, theo phương pháp kích thích chia ra:
+ Loại kích thích bằng nam châm vĩnh cửu.
+ Loại kích thích kiểu điện từ (bằng nam châm điện).

8


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
 Yêu cầu:
Máy phát điện trên ô tô máy kéo làm việc trong những điều kiện đặc biệt, vì thế
chúng phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau:
- Chịu được rung sóc bụi bẩn và làm việc tin cậy trong môi trường có nhiệt độ
cao, có nhiều hơi dầu mỡ nhiên liệu.
- Tuổi thọ cao.
- Kích thước và trọng lượng nhỏ, giá thành thấp.
Kết cấu, điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản.
So với máy phát một chiều thì máy phát xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn, vì nó
không có vòng đổi điện và cuộn dây rô to đơn giản hơn, làm việc ổn định và công
suất lớn.
b. Máy phát xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu:
Máy phát nam châm vĩnh cửu có nhiều ưu điểm hơn hẳn các máy phát kích thích
kiểu điện từ như: làm việc tin cậy, kết cấu đơn giản, không có cuộn dây quay, hiệu
suất cao, ít nóng, mức nhiễu xạ vô tuyến thấp.
Nhưng chúng cũng có một số nhược điểm quan trọng là: khó điều chỉnh thế hiệu,
công suất hạn chế, giá thành cao, trọng lượng lớn hơn loại kích thích kiểu điện từ
cùng công suất. Ngoài ra từ thông của nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng hợp
kim và kim loại chế tạo nam châm.
 Đặc điểm cấu tạo:

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu gồm
hai phần chính là rôto và stato.
- Rôto: Phần lớn các máy phát đang được sử dụng hiện nay đều có nam châm
quay, tức nam châm là rôto và sử dụng phổ biến nhất là:
+ Rôto nam châm hình móng ngựa. (hình 1- 2), ra đời khi xuất hiện các vật liệu từ
mới có lực từ kháng lớn, cho phép chế tạo các nam châm mạnh, cân bằng động tốt.

Hình 1- 2 Rôto nam châm hình móng ngựa

9


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
Nam châm có dạng hình trụ rỗng được nạp từ theo chiều trục. Hai đầu của nó đặt
hai tấm bích bằng thép ít các bon, có các vấu cực nhô ra như những chiếc móng. Các
móng cực của hai bích được bố trí xen kẽ nhau. Do chịu ảnh hưởng của hai cực từ
khác dấu ở hai mặt đầu của nam châm, nên các móng cực của mỗi tấm bích cũng
mang cực tính của cực từ tiếp xúc với nó. Như vậy các móng của hai tấm bích trở
thành những cực khác tên xen kẽ nhau của rôto.
Để tránh mất mát từ, thường thường trục rôto được chế tạo bằng thép không dẫn
từ hay nam châm được đặt lên trục qua một ống lót không dẫn từ.
 Rôto hình móng có những ưu điểm:
- Nạp từ có thể tiến hành sau lắp ghép.
- Từ trường phân bố đều, cân bằng động tốt.
- Tốc độ vòng có thể cho phép tới 100 m/s và cao hơn.
- Có thể lắp đồng thời một số nam châm nhỏ hơn lên trục theo phương án
đặc biệt để đảm bảo từ thông tổng cần thiết. Do đó giảm được kích thước đường kính
của nam châm hoặc tăng công suất của máy phát.
 Stato: của máy phát là một khối thép từ hình trụ rỗng, ghép từ các lá thép điện kỹ
thuật được cách điện với nhau bằng sơn cách điện để giảm dòng fucô. Mặt trong của

stato có các vấu cực để quấn các cuộn dây phần ứng (hình 1- 3).

Hình 1- 3 Hệ thống từ của máy phát với nam châm hình sao
1- Stato; 2- Roto-nam châm
c. Máy phát xoay chiều kích thích kiểu điện từ:
Máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ dùng cho ô tô máy kéo có hai
loại:
- Loại có vòng tiếp điện.
- Loại không có vòng tiếp điện.

10


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
 Đặc điểm cấu tạo:
 Loại có vòng tiếp điện
Cấu tạo của máy phát điện loại có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là:
rôto, stato, các nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu (bộ chỉnh lưư có thể tính hoặc
không tính vào thành phần cấu tạo của máy phát, tuỳ theo nó được đặt trong máy
phát hay riêng biệt bên ngoài).

Hình 1- 4 Máy phát xoay chiều kích thích kiểu điện từ
1- Stato và cuộn dây; 2- Rô to; 3- Cuộn kích thích; 4- Quạt gió; 5- Puly; 6, 7- Nắp
máy phát; 8- Bộ chỉnh lưu; 9- Vòng tiếp điện; 10- Chổi than và giá đỡ.

Hình 1- 5 Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ.
1- Nắp sau; 2- Bộ chỉnh lưu; 3- Stator; 4- Rotor; 5- Tấm chắn; 6- Ổ bi; 7- Nắp trước;
8- Puly

11



Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
 Stator (phần ứng):

Hình 1- 6 Cấu tạo Stator.
1- Cọc dương; 2- Diode chỉnh lưu; 3- Cuộn stator; 4- Ba đầu cuộn dây stator; 5Rãnh lắp cuộn dây; 6- Bọc cách điện; 7- Khối thép từ; 8- Cọc trung tính.
 Rôto: gồm hai chùm cực hình móng lắp then trên trục. Giữa các chùm cực có
cuộn dây kích thích 3 đặt trên trục qua ống lót bằng thép. Các đầu của cuộn dây kích
thích được nối với các vòng tiếp điện 9 gắn trên trục máy phát. Trục của rôto được
đặt trên các ổ bi lắp trong các nắp 6 và 7 bằng hợp kim nhôm.

Hình 1- 7 Các chi tiết chính của rôto máy phát
1 và 2- Các nửa rô to trái và phải; 3- Cuộn kích thích; 4- Các má cực; 5- Đầu ra cuộn
kích thích; 6- Then; 7- Đai ốc và vòng đệm; 8- Trục lắp vòng tiếp điện; 9- Các vòng
tiếp điện; 10- Các đầu dây dẫn.
Trên nắp, phía vòng tiếp điện còn bắt giá đỡ chổi điện 10. Một chổi điện được nối
với vỏ máy phát, chổi còn lại nối với đầu ra cách điện với vỏ.
Trên trục còn lắp cánh quạt 4 và puli dẫn động 5.
12


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
 Stato (hình 1- 8): là khối thép từ ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có
xe rãnh phân bố đều để đặt cuộn dây phần ứng (tương tự stato của máy phát kích
thích bằng châm vĩnh cửu).

Hình 1- 8 Stato và cuộn dây của máy phát điện xoay chiều.
1- Khối thép từ; 2- Cuộn dây 3 pha
Thế hiệu máy phát có thể được chỉnh lưu một phần hay toàn bộ .

 Loại không có vòng tiếp điện (hình1- 9).
Về những phần kết cấu chính, máy phát điện loại không có vòng tiếp điện nói
chung không có gì khác so với loại có vòng tiếp điện. Nó chỉ khác ở chỗ: với mục
đích tăng tuổi thọ và độ tin cậy của máy phát, người ta loại bỏ các vòng tiếp điện và
chổi điện hay hư hỏng, bằng cách cho các cuộn dây kích thích đứng yên.
Do những ưu điểm trên, máy phát điện loại này được sử dụng ngày càng nhiều
trên các ô tô làm việc trong điều kiện nặng nhọc và trên các máy kéo nông nghiệp.

Hình 1- 9 Sơ đồ các máy xoay chiều không có vòng tiếp điện
1- Stato; 2- Vòng không dẫn từ ; 3- Cuộn kích thích cố định ;4, 5- Các móng cực;
6- Đĩa lắp cuộn kích thích
13


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
2.1.3.2. Ắc quy:
a. Công dụng, phân loại, yêu cầu:
 Công dụng:
Trong hệ thống điện ô tô máy kéo, ắc quy là nguồn năng lượng phụ, dùng để:
-

Cung cấp năng lượng cho máy khởi động khi khởi động động cơ.

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các phụ tải khác khi động cơ không làm việc
hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ;
-

Nếu phụ tải mạch ngoài lớn hơn công suất của máy phát, thì ắc quy sẽ cùng

với máy phát cung cấp cho các phụ tải.

 Phân loại:
Ắc quy ô tô máy kéo là ắc quy khởi động, khác các ắc quy dùng cho các thiết bị
khác.
+ Theo tính chất dung dịch điện phân, ắc quy được chia ra các loại:
- Ắc quy a xít: dung dich điện phân là a xít H2SO4.
- Ắc quy kiềm: dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH.
+ Các ắc quy a xít, theo vật liệu vỏ bình chia ra: vỏ bằng êbônít, cao su cứng hay
các vật liệu tổng hợp khác.
+ Các ắc quy kiềm, theo vật liệu chế tạo bản cực chia ra các loại:
- Sắt - Niken(Fe –Ni).
- Cadimi – Niken(Cd-Ni).
- Bạc - kẽm(Ag –Zn).
+ Ngoài ra ắc quy còn có thể phân loại theo thế hiệu, theo dung lượng, theo vật
liệu tấm cách, ...
 Yêu cầu:
Các ắc quy dùng trên ô tô máy kéo có nhiệm vụ quan trọng là cung cấp năng
lượng cho máy khởi động khi khởi động động cơ, với dòng tiêu thụ rất lớn từ
400...600A, thậm chí có trường hợp tới 2000A, vì thế các ắc quy ô tô máy kéo trước
hết phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phải có khả năng trong thời gian ngắn từ 5...10 S, cung cấp một dòng phóng lớn
(tương ứng với dòng khởi động) mà sau đó trạng thái kỹ thuật của chúng hầu như
không thay đổi.
- Có điện trở trong nhỏ, để khi phóng với dòng lớn độ sụt thế sẽ bé, đảm bảo có
thể khởi động dễ dàng động cơ trong mọi điều kiện sử dụng.
- Các ắc quy có những đặc điểm trên được gọi là ắc quy khởi động.

14


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

Ngoài ra ắc quy còn phải:
- Có điện dung lớn với khối lượng và kích thước tương đối bé.
- Có điện thế ổn định, hiện tượng tự phóng điện không đáng kể.
- Làm việc tin cậy khi nhiệt độ môi trường dao động trong giới hạn rộng.
- Phục hồi nhanh chóng điện dung khi được nạp trong các điều kiện sử dụng khác
nhau.
- Đơn giản trong bảo dưỡng và sửa chữa.
- Có độ bền cơ học cao, chịu được rung sóc, thời hạn phục vụ lớn, giá thành rẻ.
b. Ắc quy axít:
 Cấu tạo của ắc quy:
Kết cấu của một bình ắc quy trong thực tế gồm những bộ phận như:
+ Vỏ bình: có dạng hình hộp chữ nhật, làm bằng nhựa ê bô nít, cao su cứng hay
chất dẻo chịu a xít và được chia thành các ngăn tương ứng với số lượng các ắc quy
đơn cần thiết.

Hình 1-10 Cấu tạo bình ắc quy a xít.
1- Bản cực âm; 2- Tấm cách; 3- Bản cực dương; 4- Khối bản cực; 5- Cầu nối các bản
cực cùng tên; 6- Đầu ra; 7- Cực dương; 8- Vỏ bình; 9- Đệm làm kín; 10- Nút; 11Nắp; 12- Cầu nối các ngăn; 13- Lỗ thông hơi; 14- Cực âm.
Trong các ngăn đó được đặt các khối bản cực, dưới đáy vỏ bình có các gân dọc
hình lăng trụ để đỡ các khối bản cực. Khoảng trống dưới đáy giữa các gân dùng để
chứa các chất kết tủa, các chất tác dụng bong ra từ các bản cực, để chúng không làm
chập (ngắn mạch) các bản cực khác dấu. (hình 1- 11).

15


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

Hình 1- 11 Kết cấu bình ắc quy a xít.
1- Nhựa (bi tum) làm kín; 2- Ống lót chì; 3- Đầu cực; 4- Nút; 5- Cầu nối; 6- Nắp; 7Một ngăn của bình; 8- Tấm cách; 9- Các bản cực.

 Khối bản cực: bao gồm các bản cực dương và âm đặt xen kẽ nhau, giữa chúng có
các tấm ngăn cách điện.
Mỗi bản cực gồm có phần cốt hình mắt cáo và các chất tác dụng trát trên nó.
Phần trên của cốt có tai để nối các bản cực cùng tên với nhau thành phân khối bản
cực. Phần dưới của cốt có các chân để tựa lên các gân ở đáy bình. Các chân được bố
trí so le để tránh chập mạch qua sống đỡ.
Cốt được đúc từ hợp kim chống ô xy hoá
Chất tác dụng trên bản cực âm được chế tạo từ bột chì và dung dịch axít H2SO4,
ngoài ra để tăng độ xốp, giảm khả năng co và hoá cứng bản cực người ta còn cho
thêm 23% chất nở.
Độ xốp của chất tác dụng cho phép làm tăng diện tích bề mặt làm việc thực tế của
bản cực lên hàng trăm lần so với bề mặt hình học. Do đó tăng được điện dung của ắc
quy.
Chất tác dụng trên bản cực dương: được chế tạo từ minium chì Pb3O4, monoxít
chì PbO và dung dịch a xít H2SO4. Ngoài ra, để tăng độ bền người ta còn cho thêm
sợi polipropilen.
+ Tấm ngăn là những lá mỏng chế tạo từ vật liệu xốp chịu a xít như: mipo,
miplát, bông thuỷ tinh hay kết hợp giữa bông thuỷ tinh với miplát hoặc gỗ. Các tấm
ngăn thường có một mặt nhẵn và một mặt hình sóng, lồi lõm.
Các khối bản cực và tấm ngăn được đặt vào các ngăn tương ứng trong vỏ. Phía
trên các tấm ngăn có đặt một tấm bảo vệ bằng êbônít hay chất dẻo đục lỗ để bảo vệ

16


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
mép trên của tấm ngăn khỏi hư hỏng cơ học khi đo nhiệt độ, đo mức và nồng độ dung
dịch điện phân.

Hình 1- 12 Kết cấu bản cực, nửa khối và khối bản cực (ắc quy đơn)

+ Nắp, nút, cầu nối:
Để làm kín ắc quy, mỗi ngăn của nó được đậy bằng một nắp riêng chế tạo từ nhựa
êbônít hay chất dẻo. Trên nắp có ba lỗ: hai lỗ hai bên để luồn các đầu cực của khối
bản cực ra ngoài. Còn lỗ giữa để đổ và kiểm tra dung dịch điện phân và có nút đậy
vặn bằng ren, trên nút có các lỗ nhỏ để thông hơi.
Để dung dich diện phân khỏi sóng ra ngoài khi sử dụng, trên nút có tấm chắn 2.
Các ngăn ắc quy được hàn nối tiếp với nhau bằng các cầu nối bằng chì. Để làm
kín những chỗ nối ghép giữa nắp và vỏ bình người ta dùng nhựa bitum.
 Nguyên lý nạp và phóng điện của ắc quy:
Trong ắc quy thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là
quá trình nạp và phóng điện, và được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
PbO2 + Pb + 2H2SO4  2PbSO4 + 2H2O
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO2 và Pb biến thành PbSO4.
Như vậy khi phóng điện axit sunfurit bị hấp thụ để tạo thành sunfat chì, còn nước
được tạo ra, do đó nồng độ dung dịch H2SO4 giảm.
 Quá trình phóng điện của ắc quy:

17


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

Bản cực âm

Dung

dòch Bản cực dương

điện phân
Chất ban đầu


Pb

2H2SO4 + 2H2O
SO4- -, SO4- -,4H+

Quá trình ion hóa
2e-

Quá trình tạo dòng

Chất được tạo ra

+

4OH - Pb++++
2e-

-

++

Pb +2e-

Pb -2e

PbSO4

PbO2


4H2O-2H2O2H2O

PbSO4

 Q trình nạp điện ắc quy:

Bản cực âm

Dung

dòch Bản

điện phân
Chất đượïc tạo ra cuối

PbSO4

cực

dương

4H2O

PbSO4

quá trình phóng
Quá trình ion hóa
Quá trình tạo dòng

Chất ban đầu


Pb++, SO4- -

2H+, 4OH -, 2H+

SO4- -, Pb++

2e+-

2e-

Pb++++

Pb

2H2O

H2SO4

PbO2

H2SO4

Sự thay đổi nồng độ dung dịch điện phân trong q trình phóng và nạp là một
trong những dấu hiệu để xác định mức phóng điện của ắc quy trong q trình sử
dụng.
2.1.3.3. Bộ điều chỉnh:
a. Cơng dụng, phân loại, u cầu:
 Cơng dụng:
18



Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
Các máy phát điện ô tô máy kéo làm việc trong điều kiện số vòng quay, phụ tải
và chế độ nhiệt luôn luôn thay đổi trong một giới hạn rộng. Vì thế, để đảm bảo cho
các trang thiết bị điện trên ô tô máy kéo làm việc được bình thường và bảo đảm an
toàn cho máy phát, thì phải có bộ điều chỉnh điện để:
- Điều chỉnh thế hiệu và hạn chế cường độ dòng điện của máy phát.
- Phân phối chế độ làm việc giữa ắc quy và máy phát điện (một chiều) hoặc nối
ngắt mạch giữa ắc quy và máy phát (xoay chiều).
Tuỳ theo loại máy phát sử dụng trên ô tô mà bộ điều chỉnh điện kèm theo nó có
thể gồm có một hay một số bộ phận sau đây:
- Rơ le điều chỉnh thế hiệu
- Rơ le đóng mạch:
Đối với máy phát xoay chiều trên ô tô hiện nay bộ điều chỉnh điện lúc này chỉ cần
có rơ le điều chỉnh thế hiệu và rơ le đóng mạch.
 Phân loại
- Theo nguyên lý làm việc bộ điều chỉnh điện được chia ra các loại:
+ Loại rung.
+ Loại bán dẫn có tiếp điểm điều khiển.
+ Loại bán dẫn không có tiếp điểm điều khiển.
 Yêu cầu
Bộ điều chỉnh điện cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Điều chỉnh chính xác.
- Làm việc tin cậy, ổn định, chịu rung xóc tốt và tuổi thọ cao.
- Kết cấu, điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản.
- Giá thành rẻ.
b. Rơ le điều chỉnh thế hiệu:
- Khi tốc độ và phụ tải của máy phát thay đổi thì thế hiệu của máy phát chỉ có thể
điều chỉnh (giữ không đổi) bằng cách thay đổi từ thông , tức là thay đổi dòng điện

kích thích của máy phát.
- Dòng điện tải của máy phát Imf  Iw = (U/Rft) (ở đây Rft - tổng trở của tất cả các
phụ tải). Biểu thức này cũng cho thấy rằng: khi phụ tải và số vòng quay của máy phát
thay đổi, việc điều chỉnh dòng điện máy phát cũng quy về việc thay đổi dòng kích
thích của nó, tương tự như cách điều chỉnh thế hiệu.
 Để thay đổi dòng điện kích thích có thể dùng hai phương pháp:
- Thay đổi giá trị điện trở phụ mắc nối tiếp với cuộn dây kích thích.

19


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
- Thay đổi thời gian cắt và nối điện trở phụ vào mạch kích thích khi giá trị điện
trở phụ không đổi: Rf = const để thay đổi giá trị hiệu dụng của nó.
Phương pháp thứ hai đơn giản hơn và dễ thực hiện điều chỉnh tự động, nên nó
được sử dụng rộng rãi trong các bộ bộ điều chỉnh hiện nay.
Để thực hiện điều chỉnh tự động thế hiệu và dòng điện máy phát, hệ thống điều
chỉnh cần phải có một số bộ phận chức năng liên kết với nhau.
Cơ cấu đó gồm bộ phận cảm biến: theo dõi thế hiệu của máy phát và bộ phận
định trị, ấn định giá trị thế hiệu định mức của máy phát.
 Phổ biến nhất hiên nay là sơ đồ dùng điện trở gia tốc (hình 1- 13).

Hình 1- 13 Sơ đồ kết cấu rơ le điều chỉnh thế hiệu với điện trở gia tốc.
Trong sơ đồ này: một đầu của cuộn dây từ hoá không được nối trực tiếp với cực
thứ hai của máy phát mà được nối vào một điểm của điện trở phụ và điện trở gia tốc.
Với cách nối như vậy, khi tiếp điểm KK' đóng, thế hiệu đặt lên cuộn dây từ hoá
sẽ được xác định theo biểu thức:
UU(đ) = Umf - iURgt, vì Rgt nhỏ nên:
iU.Rgt  0 và UU(đ)  Umf
Khi KK' bắt đầu mở, do hiện tượng tự cảm --> dòng kích thích vẫn giữ nguyên

giá trị và hướng. Dòng điện này chạy qua điện trở gia tốc (vì KK' mở) cùng với dòng
iU, làm tăng độ sụt thế trên nó và làm giảm thế hiệu đặt lên cuộn từ hoá:
UU(m) = Umf - (Ikt+iU)Rgt
So sánh hai biểu thức trên ta thấy rằng:
- Vào thời điểm tiếp điểm mở, thế hiệu trên cuộn dây từ hoá giảm đột ngột một
lượng với bước nhảy UU=Ikt.Rgt
- Phụ thuộc vào giá trị của Ikt và Rgt nó không chỉ thay đổi về giá trị mà còn có thể
thay đổi cả về dấu (khi UU>Umf).
Sự giảm đột ngột UU gây ra sự giảm đột ngột dòng iU và lực hút điện từ của cuộn
dây và lõi thép. Do đó, tiếp điểm dưới tác dụng của lực lò xo sẽ đóng lại nhanh hơn.

20


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
Khi tiếp điểm đóng, thế hiệu đặt lên cuộn dây từ hoá tăng nhanh lên bằng thế hiệu
máy phát nên tiếp điểm lại mở ra ngay. Như vậy khi có điện trở gia tốc, tần số đóng
mở tiếp điểm tăng lên.
c. Rơ le đóng mạch :
Về cấu tạo : nó chỉ có một cuộn dây từ hoá chính Wđg. Về đặc điểm làm việc thì
nó không làm việc tự động mà được điều khiển bằng khoá điện nối mạch đánh lửa.
Khi dùng rơ le này lúc đóng mạch điện với công suất lớn thì nó hạn chế dòng phóng
ở các tiếp điểm, và bảo vệ tiếp điểm.
2.1.3.4. Bộ chỉnh lưu:
 Nhiệm vụ:
Bộ chỉnh lưu có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một
chiều. Bộ chỉnh lưu được áp dụng làm nguồn điện áp một chiều điều khiển cấp cho
các thiết bị mạ, thiết bị hàn một chiều ; nguồn điện cho các truyền động động cơ điện
một chiều, nguồn cung cấp cho mạch kích từ của máy điện một chiều hoặc máy điện
đồng bộ. Bộ chỉnh lưu còn dùng để chuyển đổi điện xoay chiều thành dạng một chiều

để truyền tải đi xa.
 Một số bộ chỉnh lưu thường dung:
Bộ chỉnh lưu 8 diod

Hình 1– 14 Sơ đồ bộ chỉnh lưu 8 diod.
Để biến đổi dòng điện xoay chiều của máy phát sang dòng điện một chiều,
ta dùng bộ chỉnh lưu 6 diode, 8 diode hoặc 14 diode. Đối với máy phát có
công suất lớn (P > 1000 W), sự xuất hiện sóng đa hài bậc 3 trong thành phần
của hiệu điện thế pha do ảnh hưởng của từ trường các cuộn pha lên cuộn kích làm
giảm công suất máy phát. Vì vậy người ta sử dụng cặp diode mắc từ dây trung hoà để

21


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
tận dụng sóng đa hài bậc 3, làm tăng công suất máy phát khoảng 10 – 15% (hình 115). Trong một số máy phát, người ta còn sử dụng 3 diode nhỏ (diode trio) mắc từ
các pha để cung cấp cho cuộn kích đồng thời đóng ngắt đèn báo nạp.

Hình 1- 15 Đường đặc tính dòng điện có 2 diod ở điểm trung hòa.
2.2. Giới thiệu chung về xe tham khảo:
2.2.1. Giới thiệu chung về xe Ford Focus 1.6L MT(Z6):
Dòng xe Ford Focus gồm có 5 dòng xe:
-

Ford Focus 1.6L MT (Z6) 4 cửa.

-

Ford Focus 1.8L MT 4 cửa.


-

Ford Focus 1.8L AT 5 cửa.

-

Ford Focus 2.0L AT Ghia 4 cửa.

-

Ford Focus 2.0L AT Sport 5 cửa.

- Mặc dù có các dòng xe khác nhau về số cửa nhưng các trang thiết bị trên xe
dòng 1.8L và 2.0L giống nhau, còn dòng 1.6L có ít tiện nghi hơn nhưng vẫn đẩm bảo
yêu cầu khắc khe của người sử dụng.
- Trên các dòng xe ngoài những hệ thống chính, trên các dòng xe đều trang bị
những hệ thống hiện đại và tiện nghi như:
- Hệ thống an toàn gồm: Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS); Hệ thống phân
phối lực phanh điện tử (EBD); Hệ thống cân bằng điện tử (ESP); Hệ thống túi khí an
toàn cho người lái và ghế bên phía trước; Hệ thống cảnh báo lùi; Hệ thống điều hòa;
….

22


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

14 5 7

2.2.2. Sơ đồ tổng thể và thông số kỹ thuật của xe Ford Focus 1.6L MT:


2460

Ford

1840

18 4 0

4488

Hình 2- 1 Sơ đồ tổng thể xe Ford Focus 1.6L MT:

23


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn
Bảng 2- 1 Thông số kỹ thuật kích thước xe.
STT Thành phần

Đơn vị

Số liệu

1

Chiều dài tổng thể(A)

mm


4488

2

Chiều rộng tổng thể (B)

mm

1840

3

Chiều cao tổng thể (C)

mm

1475

4

Chiều dài cơ sở (D)

mm

2640

5

Chiều rộng cơ sở (E)


mm

1535

6

Trọng lượng không tải

Kg

1260

7

Trọng lượng có tải

Kg

1745

8

Số chổ ngồi; số của

người

5; 4

9


Bán kính quay vòng tối thiểu

mm

5575

10

Góc vượt dốc trước (αtr)

độ

20

11

Góc vượt dốc sau (αs)

độ

21

2.2.3. Các hệ thống cơ bản trên xe Ford Focus 1.6L MT:
2.2.3.1. Động cơ:
Động cơ 1.6L DOHC (Double Overhead Camshafts - 2 trục cam phía trên xilanh), do hãng Ford sản xuất, được lắp trên các loại xe của hảng Ford. Động cơ gồm
động cơ xăng với 4 xylanh được đặt thẳng hàng, 16 xupap treo. Các xupap được dẫn
động trực tiếp từ 2 trục cam. Trục cam được đặt trên nắp máy. Có cơ cấu tự động
điều chỉnh góc đóng mở xupap Vi-VCT. (Vi-VCT: Variable Cam Timing).
- Hệ thống làm mát: theo kiểu tuần hoàn cưỡng bức: Tức là để việc tuần hoàn của
nước làm mát được nhanh hơn, thì dùng bơm nước.

- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt.
- Hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử.

24


Thiết kế hệ thống cung cấp điện xe du lịch 5 chỗ 1,153 tấn

Hình 2- 2 Hình tổng thể của động cơ 1.6L DOHC
Bảng 2- 2 Thông số kỹ thuật của động cơ.
STT Thành phần
1

Loại động cơ

2

Mã động cơ

3

Thứ tự nổ ( 4 xi lanh thẳng hàng)

4

Đường kính xy lanh

5

Tỷ số nén


Đơn vị

Số liệu

Xăng

1.6L DOHC (Z6)
G9
1-3-4-2

mm

78
10,8:1

3

6

Dung tích xy lanh

cm

7

Đường kính - hành trình piston

mm


8

Hệ thống nhiên liệu (Xăng)

9

Công suất cực đại động cơ

KW/rpm

77/6000

10

Mômen xoắn

Nm/rpm

145/4000

11

Tốc độ tối đa

Vòng/phút

6000

12


Lót xy lanh

Lót xy lanh ướt

13

Hệ thống đánh lửa

Bô bin đặt trên bugi

Cách bố trí

Trục cam nằm trong thân máy

Số xupap

16 xupap treo

Phương pháp làm mát

Bằng nước tuần hoàn một vòng kín

Loại bơm nước

Bơm ly tâm

Phương pháp bôi trơn

Cưỡng bức cácte ướt


Loại bơm nhớt

Bơm bánh răng

14
15
16

1598
83 . 83,1
PFI (Theo trình tự)

25


×