Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG ( ADC )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.09 KB, 22 trang )

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ
ANH DŨNG ( ADC )
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH DŨNG
1.1Khái quát về công ty Anh Dũng
Tên công ty : Công ty SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ ANH
DŨNG ( ADC )
Tên giao dịch : Công ty SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ
ANH
Trụ sở chính của công ty : Cụm công nghiệp I – khu công nghiệp
Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Số đăng kí kinh doanh : 0102001284
Mã số thuế : 0101074738
Số điện thoại : 6840126
Fax : 04.6892346
1.2 Quá trình hình thành & phát triển
Công ty được thành lập năm 2000 với tên gọi ban đầu là công ty
TNHH PHÁT TRIỂN THỨC ĂN CHĂN NUÔI. Ngay từ khi thành lập công
ty đã xác định ngành hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các sản phẩm
thức ăn gia súc. Mục tiêu của công ty cam kết sẽ cung cấp ra thị trường
những sản phẩm thức ăn gia súc sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, có chỉ số
tiêu tốn thức ăn thấp với giá cả cạnh tranh. Công ty hi vọng sẽ cùng làm giàu
cùng bà con chăn nuôi.
1
Những ngày đầu thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn vốn đầu tư
ít ỏi, nhà xưởng phải đi thuê, công nhân vừa yếu vừa thiếu. Khách hàng chủ
yếu là những nông dân hoặc hộ gia đình chăn nuôi nhỏ. Khó khăn hơn cả là
tâm lý của người tiêu dùng thịnh hành nhãn mác ngoại, sản phẩm của công
ty phải kí gửi với lý do rất đơn giản : “ sản phẩm không mang mác ngoại “.
Ban lãnh đạo công ty quyết tâm phải đưa sản phẩm đến được người chăn
nuôi, đặt ra mục tiêu rất rõ dàng đó là lấy chất lượng sản phẩm làm hàng đầu


– người chăn nuôi phải có lãi.
Cùng với xu thế hội nhập, công ty không ngừng đổi mới và phát triển,
thị trường kinh doanh ngày càng mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng.
Năm 2004 công ty chính thức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều này đảm bảo công ty luôn đề cao chất lượng
trong quản lý nhằm sản xuất ra sản phẩm chất lượng.
Nhờ định hướng phát triển đúng đắn & sự quyết tâm của tập thể cán
bộ công nhân viên công ty, sự quan tâm & tạo điều kiện của thành phố. Đến
năm 2006 Công ty quyết định xây dựng nhà máy mới tại Khu Công Nghiệp
Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội. Công ty đã mạnh dạn đầu tư các dây
chuyền sản xuất hiện đại, Chuyển đổi dây chuyền sang cơ giới hóa theo chu
trình khép kín từ khâu sử lý nguyên liệu thô đến phối trộn & đóng gói thành
phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm & nâng cao năng suất đáp ứng
nhu cầu của thị trường ngày càng cao.
Tháng 6/2006 công ty chính thức đổi tên thành Công Ty Sản Xuất
Thương Mại & Đầu Tư Anh Dũng ( ADC ) Với mong muốn tận dụng triệt
để hơn các nguồn lực, tiềm lực để phát triển công ty, thích ứng với môi
trường kinh doanh cạnh tranh trong thời đại mới. Hiện nay bên cạnh mặt
hàng chủ lực thức ăn gia súc công ty còn tham gia đầu tư kinh doanh thêm
các lĩnh vực khác.
2
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ADC.
Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty ADC khá gọn nhẹ, bao gồm một số
phòng ban chức năng & một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản trị của
công ty theo kiểu trực tuyến – chức năng. Có sự phân định rõ ràng quyền
hạn & trách nhiệm của từng cán bộ , nhân viên , từng bộ phận dưới sự chỉ
đạo cao nhất của Tổng giam đốc . Sơ đồ tổ chức của công ty như mô hình
dưới đây :
3
Sơ đồ 1.1 : Tổ chức bộ máy của Công Ty ADC

( Nguồn : Phòng TC – HC công ty ADC )
4
• Nhiệm vụ , quyền hạn của từng phòng ban trong công ty

Tổng Giám Đốc : Thực hiện chức năng quản lý, giám sát, hoạch
định chiến lược & điều hành chung mọi hoạt động của công ty theo pháp
luật. Tổng Giám Đốc là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật
về các giao dịch, quan hệ trong quá trình điều hành công ty. Tổng giám đốc
có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh & các phương án đầu tư phát triển. Ký kết các
văn bản báo cáo, hợp đồng, chứng từ của công ty phù hợp với pháp luật. Các
chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, tiếp tân, khuyến mại, chi phí giao dịch đối
ngoại và các khoản chi phí khác không có chứng từ theo quy định, có giấy
đề nghị thanh toán thì tổng giám đốc duyệt chi mới được thanh toán. Tổng
giám đốc có quyền lựa chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh giám đốc,
trưởng, phó phòng, ban, trạm. Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động, tuyển
dụng lao động, nâng lương, hạ bậc, điều động lao động trong công ty. ..
Giúp việc cho tổng giám đốc có 3 giám đốc : Giám đốc bán hàng,
giám đốc sản xuất, giám đốc điều hành. Có quyền điều hành, quản lý các
phòng ban của mình tương ứng.
- Giám đốc bán hàng : Trực tiếp điều hành hoạt động của phòng
kinh doanh & có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động kinh
doanh của toàn công ty cho tổng giám đốc để từ đó có thể đề ra
được chiến lược & phương thức kinh doanh phù hợp với biến động
của thị trường.
- Giám đốc điều hành : Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán & phòng
hành chính tổng hợp. Đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp việc
cho tổng giám đốc trong việc tổ chức quản lý, đổi mới doanh
nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng,
5

phân công công việc cho phù hợp với khả năng & trình độ chuyên
môn của từng người để có hiệu quả công việc tốt nhất.
- Giám đốc sản xuất : Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch sản xuất &
đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc
trong việc thu mua nguyên vật liệu, các hoạt động kĩ thuật - sản
xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phòng tổ chức hành chính : là bộ phận tổ chức các hoạt động của
công ty, tổ chức lao động, truyền đạt các quyết định của lãnh đạo
tới các đơn vị & các bộ phận khác trong công ty. Mặt khác còn có
nhiệm vụ đón tiếp khách hàng & bạn hàng của công ty.
- Phòng kế toán : Có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu chi tài
chính, theo dõi tình hình hoạt động, phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh, lập báo cáo tài chính & cung cấp số liệu về sản xuất kinh
doanh cho giám đốc điều hành & tổng giám đốc khi cần. Đồng thời
thủ quỹ thu tiền từ các cửa hàng, các trạm nộp về công ty, chi trả
tiền hàng, tiền lương cho cán bộ công nhân viên & các khoản chi
phí khác của công ty.
- Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ tham mưu về kinh doanh trong
các lĩnh vực nghiên cứu thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa dịch
vụ, xác lập các hợp đồng kinh tế, bán hàng, giải quyết các thương
vụ trong hợp đồng kinh tế, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ
hàng hóa cho công ty.
- Phòng kế hoạch sản xuất : Có chức năng nghiên cứu, tìm hiểu thị
trường đầu vào. Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm & có nhiệm vụ
kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm sản xuất ra có đáp ứng
đúng yêu cầu chất lượng hay không.
6
- Xưởng sản xuất : Sản xuất ra sản phẩm của công ty.
- Kho hàng : Có nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản nguyên vật liệu & hàng
hóa chưa bán được. Phải cung cấp số liệu chính xác về từng chủng

loại, số lượng hàng hóa cho kế toán.
- Bảo vệ :
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ADC.
3.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Sản Xuất Thương Mại & Đầu Tư Anh Dũng kinh doanh
chủ yếu là chế biến thức ăn gia súc với các sản phẩm chính
- Thức ăn đậm đặc cho Lợn
- Đậm đặc cho gà & ngan vịt
- Thức ăn hỗn hợp
Bên cạch đó công ty hiện nay còn đứng ra mua bán nông sản : Công
ty thực hiện mua bán nông sản từ người dân & nhập khẩu các loại ngũ cốc –
nguyên vật liệu sản xuất thức ăn gia súc: Cám gạo, bột cá, cám mì, khoai,
bắp…
Ngoài ra công ty hiện nay còn tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết
với các đơn vị kinh tế khác, tổ chức mua bán chứng khoán, cổ phiếu, tín
phiếu kho bạc nhà nước, bất đậu sản….
Mặc dù tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng
việc chế biến & tiêu thụ thực phẩm thức ăn gia súc vẫn chiếm phần trọng
yếu trong tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty ADC
Qúa trình sản xuất tại công ty ADC được diễn ra một cách liên tục với
sự phối hợp một cách nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận phòng ban và
các phân xưởng trong suốt chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh
7
nghiệp có đội ngũ nhân viên làm việc ở tất cả các tỉnh thành. Các nhân viên
có nhiệm vụ ở các tỉnh thành luôn sao sát cùng với các đại lý làm sao cho có
thể bán được nhiều. Để làm được việc này các nhân viên cùng các đại lý đến
các hộ gia đình tìm hiểu về tình hình chăn nuôi của bà con, cũng để nắm bắt
được phản hồi của người dân về chất lượng của sản phẩm. Qua công tác đó

công ty cũng kịp thời điều chỉnh để chất lượng của sản phẩm ngày càng có
hiệu quả. Nhân viên ký kết hợp đồng trực tiếp với các đại lý cấp 1 sau đó gọi
điện trực tiếp về công ty đặt hàng cho khách.
Đối với khách hàng đặt hàng mua lẻ thì giám đốc công ty hoặc trưởng
phòng kế hoạch tài chính trực tiếp thảo luận để xác định năng lực đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng. Các nội dung xem xét bao gồm : số lượng, thời
hạn giao hàng, quy cách sản phẩm và các yêu cầu về dịch vụ sau bán hàng.
Nếu đáp ứng được thì công ty sẽ cho triển khai thực hiện.
Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ, kế hoạch sản xuất nhân viên phòng kế
hoạch tài chính thị trường dựa vào định mức sản phẩm để cân đối đồng bộ
vật tư,bán thành phẩm. Sau khi được giám đốc duyệt thì nhân viên phòng kế
hoạch tài chính thị trường lên bảng cân đối đồng bộ sảnn phẩm cần sản xuất
và lập kế hoạch sản xuất sau đó xác định nhu cầu về vật tư.
Ở phân xưởng sản xuất khi nhận được lệnh sản xuất, các tiêu chuẩn về
chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch chất lượng sản phẩm phải chuẩn
bị máy móc thiết bị ,công nhân để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Căn cứ
vào định mức về chỉ tiêu chất lượng do phòng tổng hợp cung cấp thì giám
sát viên về chất lượng của sản phẩm sẻ theo dõi quá trình sản xuất. Sau khi
hoàn thành sản phẩm sẽ được đóng gói và được đưa vào nơi bảo quản.
Trong quá trình sản xuất ở các giai đoạn tiếp nhận, bao gói, bảo quản
khi cán bộ công nhân viên phát hiện ra sản phẩm không đạt yêu cầu, hay
một lỗi nào trong khâu hoàn thành sản phẩm không đạt yêu cầu phải lập tức
8

×