Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

đề tài tái chế kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.82 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Viện KHCN & Quản Lý Môi Trường


Môn:
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI
TÊN ĐỀ TÀI:

TÁI CHẾ KIM LOẠI

GVHD: T.S Lê Hùng Anh
Lớp: ĐHMT5B
SVTH: Nhóm 3

TPHCM, Tháng 5 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Viện KHCN & Quản Lý Môi Trường


Môn:
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI
Đề Tài:

TÁI CHẾ KIM LOẠI

GVHD: T.S Lê Hùng Anh
Lớp: ĐHMT5B


Nhóm 3:

Tp. HCM, tháng 5, năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường và quý
thầy cô viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường và đặc biệt là thầy
T.S Lê Hùng Anh đã tận tình hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này và
toàn thể thầy cô Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho chúng em trong thời gian qua, tạo cơ sở lí luận vững
chắc cho chúng em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do đây là đề tài khó nên
không thể tránh khỏi những sai sót mong được thầy nhận xét, đánh giá để lần
sau thực hiện được tốt hơn.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề tài này và sự hỗ trợ của các thành viên
trong nhóm đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


MỤC LỤC


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại

Lời Nói Đầu
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết
với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển
bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong
môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay
với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá
đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn thất này đang là đe
doạ cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn

cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái
đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường.
Trong đó, vấn đề quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại là một vấn
đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Cùng với
phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày được nâng cao thì lượng
chất thải này cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
môi trường và sức khoẻ con người.
Chất thải rắn và chất thải nguy hại nói chung và chất thải kim loại nói
riêng luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con
người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách đối phó.
Theo báo cáo mới được công bố của Chương trình môi trường Liên hợp
quốc (UNEP), hiện có quá nhiều rác thải kim loại bị bỏ đi và chỉ có chưa tới
1/3 trong tổng số khoảng 60 loại kim loại được tái chế. Điều này cho thấy các
nước trên thế giới đang lãng phí cơ hội tiết kiệm nguyên liệu. Ông Achim
Steiner, Tổng thư ký, kiêm Giám đốc điều hành UNEP cho biết, kim loại có
thể được tái sử dụng nhiều lần, giúp giảm thiểu nhu cầu khai thác và chế biến
các nguyên vật liệu, qua đó tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước, đồng
thời hạn chế sự suy thoái của môi trường.

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

6


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Gắn với thực trạng hiện nay, việc nghiên cứu về tái chế kim loại là thật
sự cần thiết và hữu ích.
Với khả năng nhận thức hiện tại, thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu
có hạn nên bài tiểu luận sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy có ý kiến nhận
xét để nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm để việc viết tiểu luận ngày càng được

tốt hơn.

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

7


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại

Phần 1: Tổng quan giới thiệu về kim loại
1.1.

Giới thiệu về kim loại
Trong hóa học , kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể

tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại. Kim loại xuất hiện từ
rất lâu trong cuộc sống con người, có từ thời kì nguyên thủy.
Kim loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn, khoảng 80 % các
nguyên tố là kim loại. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất
là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani và kẽm.
Các kim loại có những đặc trưng sau: chúng thông thường có ánh kim,
có khối lượng riêng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thông thường
có điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn nhiệt và điện tốt.
Hầu hết kim loại ở thể rắn tại nhiệt độ tiêu chuẩn (0 C), trừ Thuỷ Ngân
(Hg)và Copernixi (Cn) là ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng. Trong tự nhiên,chỉ có 1
số ít kim loại như vàng,platin,...tồn tại ở dạng tự do,hầu hết các kim loại còn
tồn tại ở dạng hợp chất.
1.2.

Phân loại kim loại.

 Kim loại được chia làm hai loại : Kim loại đen và kim loại màu.
Kim loại đen: Như Sắt, Thép, Gang là hỗn hợp Sắt – Cacbon với một

số nguyên tố khác như Silic, Mangan, Photpho, Lưu huỳnh … Khi tăng
luợng Cacbon, tính chất của sắt thép cũng thay đổi, độ dẻo giảm, cường độ
và độ dòn tăng.
Kim loại màu : Được chia làm 2 loại nhẹ và nặng. Nhôm và Magiê
thuộc loại nhẹ. Loại nặng bao gồm: Đồng, Thiếc và hợp kim như Inox.
 Phân loại kim loại theo công nghệ tái chế thì có : kim loại tái chế được và

không tái chế được.
1.3.

Tầm quan trọng của kim loại
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại mà kim loại

được sử dụng trong cuộc sống của còn người.
GVHD: T.S Lê Hùng Anh

8


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại


Dùng trong điện tử viễn thông: điện thoại, dây cáp,máy tính….các thiết bị



điện tử.

Công nghệ chế tạo máy: berili và nhôm được ứng dụng trong công nghệ chế
tạo máy bay, các kim loại khác được sử dụng để chế tạo ô tô,xe máy, mạch



điện,các thiết bị và dụng cụ điện tử……
Ngành ngề sản xuất:các thiết bị dùng trong sản xuất cho mỗi dây chuyền công




nghiệp, các máy dùng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Vật liệu xây dựng: dây điện, phích điện, bình ác quy….
Vật liệu gia dụng: đồ chơi trẻ em,các dụng cụ dùng trong nhà bếp, các vật



dụng trong nhà…
Phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu hỏa…..tất cả đều




sử dụng kim loại.
Các ngành công nghiệp hóa học: dệt, thực phẩm, các công nghệ sinh học.
Trang sức và thẩm mỹ: vàng, dây chuyền, nhẫn, bông tai, lắc tay, đồng hồ,



vàng được dùng trong việc trám răng….

Được ứng dụng trong các ngành nghề như các dụng cụ y tế, các thiết bị
trường học….
Kim loại rất quan trọng và được ứng dụng trong tất cả các ngành nghề
trong cuộc sống, có nhiều kim loại cần với số lượng rất ít nhưng không thể
thiếu và thay thế được, ví dụ như vàng trong con chip điện tử, đất hiếm trong
mạch điện, vonfram trong sợ tóc bóng đèn….

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

9


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Ngày nay ở trên thế giới đã sản xuất hơn 70 kim loại màu và quý hiếm. Có
thể nói rằng không lĩnh vực nào là không sử dụng kim loại màu: điện, điện
tử, chế tạo máy bay, ô tô, công nghiệp hoá học, giao thong, xây dựng, kỹ
thuật mới (nguyên tử, tên lửa, công cụ du hành vũ trụ vật dụng hàng

2.1.

ngày,..)Phần 2: Nội dung
Tái chế kim loại là gì?
Tái chế kim loại là hoạt động phân loại các loại kim loại như sắt, đồng,

thép, nhôm...từ dòng thải và sử dụng chúng như nguyên liệu để sản xuất ra
các sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm này có thể kém hơn chất lượng sản
phẩm ban đầu.
2.2. Ý nghĩa việc tái chế kim loại
Nhu cầu sử dụng kim loại và sản phẩm từ kim loại rất lớn, tuy nhiên số
lượng quặng có giới hạn, do đó việc tái chế kim loại là cần thiết để đáp ứng












nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Kim loại có thể được tái sử dụng nhiều lần, giúp:
Giảm thiểu nhu cầu khai thác và chế biến các nguyên vật liệu.
Tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước
Hạn chế sự suy thoái của môi trường.
Làm giảm lượng rác thải ra môi trường.
Tạo thêm hàng hoá sử dụng.
Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác.
Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào
Tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng.
Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.
2.3. Công nghệ kỹ thuật tái chế kim loại
 Nguyên liệu đầu vào:
Nhôm từ chi tiết máy móc, vật dụng gia đình, lon nước ngọt, lon bia,
sắt vụn, sắt thép phế liệu, đồng, pin ắc quy... lò xo, ống bơ, vỏ thùng sơn, hộp
hóa chất, máy móc cũ, sắt gỉ...
Nhiên liệu sử dụng:
Nhiên liệu chính đươc sử dụng là than và thường là than có chất lượng
thấp, củi, dầu FO. Trong đó than là nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất .

Quy trình tái chế kim loại


Kim loại tái chế

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

10


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại

Phân loại

Gia công sơ bộ
(tẩy rỉ, rửa)

Cắt

Hàn, dập, cán, kéo

Sản phẩm
Nấu

Thành phẩm
Đổ vào khuôn

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

11



Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Điều kiện tiên quyết để tái chế các kim loại quan trọng một cách tối

2.4.

ưu hóa.
Dựa vào tình hình hiện tại và phát triển sắp tới các nhà khoa học đã xác
định ba lĩnh vực khác nhau để thúc đẩy việc tái chế các kim loại quan trọng
trong tương lai và đảm bảo cơ sở cung cấp cho các công nghệ trong tương lai
một cách bền vững.

2.5.



Việc mở rộng khả năng tái chế,



Phát triển và thực hiện các công nghệ tái chế mới



Tăng tốc việc cải thiện cơ sở hạ tầng tái chế quốc tế.
Ảnh hưởng của quá trình tái chế kim loại
Trong quá trình tái chế kim loại thì đã thải ra ngoài môi trường một

lượng lớn chất thải, chất khí làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô

nhiễm đất và quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.


Ảnh hưởng đến môi trường:
Ô nhiễm không khí:
Trong quá trình tái chế kim loại gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng là

các làng nghề tái chế. Không chỉ phát sinh khí ô nhiễm do đốt nhiên liệu như
CO, bụi... như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, quá trình tái chế và gia
công kim loại còn làm phát sinh hơi axit, kiềm (từ khâu tẩy rửa, làm sạch bề
ngoài trước khi mạ), hơi một số oxit kim loại như PbO, ZnO, Al 2O3 và ô
nhiễm nhiệt. Các làng nghề tái chế mọc lên ngày càng nhiều, ô nhiễm ngày
càng nghiêm trọng.
Ô nhiễm nguồn nước:
Một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng... có nhu cầu
nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa
chất, axit, muối kim loại, xianua và các kim loại nặng. Nước thải mạ có độ
màu rất cao, đặc biệt hàm lượng các kim loại nặng như Cr 6+, Zn2+, Pb2+ lớn
hơn từ 1,5- 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải chưa được xử lí và thải trực
tiếp ra ngoài môi trường làm ô nhiễm nguồn nước.
GVHD: T.S Lê Hùng Anh

12


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Ví dụ:
Trong quá trình tái chế ắc quy chì axit thải, các chất thải thứ cấp sinh ra
trong quá trình tháo dỡ ắc quy, tinh chế chì và xay nhựa.
Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải được tạo ra từ quá trình súc

rửa bình ắc quy, từ hệ thống tái chế nhựa, từ hệ thống xử lý khí thải và nước
thải sinh hoạt của công nhân. Đặc trưng của nước thải thường chứa một lượng
lớn axit (từ bình ắc quy) và chứa nhiều chất rắn lơ lửng.
Không khí bị ô nhiễm do: Khí thải và bụi phát sinh chủ yếu từ quá trình
nấu luyện chì. Đặc trưng của khí thải có chứa nhiều khí axit như SO2; CO2 và
bụi chì.Các chất này ra môi trường làm ô nhiễm không khí và rất độc hại cho
con người.
Việc xử lý khí thải khó giải quyết triệt để do khả năng ăn mòn lớn của
hơi axit sulfuric ở nhiệt độ cao gây rò rỉ đường ống. Chưa có hệ thống xử lý
mùi trong phân xưởng sản xuất. Việc phân loại ắc quy, tháo dỡ hầu hết được
làm thủ công. Đây là công đoạn quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả
của quá trình tái chế. Người công nhân trực tiếp thực hiện việc phân loại và
tháo dỡ bằng các dụng cụ khá đơn giản: dao, rổ nhựa... Nhìn chung, trong các
công đoạn sản xuất thì mức độ cơ khí hóa là chưa cao, ước tỉnh khoảng 45%.


Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Trong quá trình tái chế đã làm ô nhiễm nguồn nước, không khí đất, nên

chất lượng sống của con người bị giảm xuống, xung quanh khu vực tái chế
kim loại có nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng làm cho người dân xung
quanh đó mắc phải một số bệnh như ung thư, bệnh ngoài da, bệnh đường hô
hấp…. Có nhiều chất độc tích tụ trong cơ thể con người lâu ngày mới phát
sinh bệnh. Khi xử lí các chất trong quá trình tái chế có tạo ra nhiều chất độc
hại, gây nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe con người.
Các cơ sở tái chế kim loại còn sử dụng các phương pháp thủ công nên
công nhân làm trong các cơ sở này phải trực tiếp và sức khỏe bị ảnh hưởng.

GVHD: T.S Lê Hùng Anh


13


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Ví dụ: Trong quá trình tái chế vàng lấy từ dung dịch mạ điện xianua thì có tạo
ra một số hợp chất của xianua rất độc hại cho sức khỏe con người, nếu bị
nhiễm độc thì rất nguy hiểm.
Việc phân loại ắc quy, tháo dỡ hầu hết được làm thủ công. Đây là công
đoạn quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của quá trình tái chế. Người
công nhân trực tiếp thực hiện việc phân loại và tháo dỡ bằng các dụng cụ khá
đơn giản: dao, rổ nhựa... Nhìn chung, trong các công đoạn sản xuất thì mức
độ cơ khí hóa là chưa cao, ước tỉnh khoảng 45%, việc làm thủ công này là ảnh
hưởng đến sức khoẻ của công nhân tái chế.
Tái chế kim loại thải ra một lượng chì, Chì là nguyên tố có độc tính
cao đối với sức khoẻ con người. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ
thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro.
Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ
theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết
áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau
khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới
gây độc. Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí và thức ăn bị
nhiễm chì. Chì tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng
cách kìm hãm sự chuyển hoá vitamin D.Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo
WHO nồng độ chì trong nước uống: < 0,05 mg/ml.
Thuỷ ngân (Hg): tính độc phụ thuộc vào dạng hoá học của nó. Thuỷ
ngân nguyên tố tương đối trơ, không độc. Nếu nuốt phải thuỷ ngân kim loại
thì sau đó sẽ được thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thuỷ
ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nên nếu hít phải sẽ rất độc. Thuỷ ngân có
khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, abumin;
có khả năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân

bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần
kinh. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động.
Trong nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể
GVHD: T.S Lê Hùng Anh

14


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
và ngăn cản quá trình phân chia tế bào. Thuỷ ngân đưa vào môi trường từ các
chất thải, bụi khói của các nhà máy luyện kim, sản xuất đèn huỳnh quang,
nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật, bột giấy…
Cađimi (Cd): là kim loại được sử dụng trong công nghiệp luyện kim,
chế tạo đồ nhựa; hợp chất cađimi được sử dụng để sản xuất pin.
Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm cađimi do bụi núi lửa, bụi vũ trụ, cháy rừng…
Nguồn nhân tạo là từ công nghiệp luyện kim, mạ, sơn, chất dẻo…
.Cađimi xâm nhập vào cơ thể người qua con đường hô hấp, thực phẩm. Theo
nhiều nghiên cứu thì người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm cađimi.Cađimi
xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt động của
một số enzim, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối
loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim
mạch.
Và còn nhiều chất khác được tạo ra trong quá trình tái chế gây hại cho
sức khỏe con người.
Tình hình tái chế kim loại trên thế giới.

2.6.

Tỷ lệ tái chế 60 kim loại được nghiên cứu theo nguồn của UNEP (2011):
Tỷ lệ tái chế được hơn 50% có 18 kim loại:

1.
2.
3.

Chì (thành phần chính trong: pin)
Vàng (thành phần chính trong: đồ trang sức, điện tử)
Bạc (thành phần chính trong: điện tử, ứng dụng công nghiệp (chất xúc

4.

tác, pin, kính/ gương), đồ trang sức)
Nhôm (thành phần chính trong: xây dựng và giao thông vận tải, vật

5.
6.
7.
8.
9.

dụng gia đình và công nghiệp…)
Tin (thành phần chính trong: hộp và chất hàn)
Đồng (sử dụng chính: dẫn điện và nhiệt)
Chromium (sử dụng chính: thép không gỉ)
Nickel (sử dụng chính: thép không gỉ và siêu hợp kim)
Niobi (sử dụng chính: thép hợp kim có độ bền cao / thấp và siêu hợp

kim)
10. Mangan ( thành phần chính trong: thép)
11. Kẽm ( thành phần chính trong: lớp phủ thép mạ kẽm)
GVHD: T.S Lê Hùng Anh


15


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
12.
13.
14.

Sắt (cơ sở và thành phần chính của tất cả các kim loại màu)
Cobalt (sử dụng chính: siêu hợp kim, các chất xúc tác, pin)
Reni (một thành phần hợp kim siêu; thành phần chính trong: tua bin

khí (có lẽ 60%sử dụng), và chất xúc tác)
15. Titanium (sử dụng chính: sơn, giao thông vận tải)
16. 16-18. Palladium, Platinum, Rhodium ( thành phần chính trong tất cả
ba: chất xúc tác tự động)
Tỷ lệ tái chế từ 25 đến 50% có 3 kim loại:
1.
2.
3.

Magnesium (sử dụng chính: xây dựng và giao thông vận tải)
Molypden (sử dụng chính: thép không gỉ hiệu suất cao)
Iridium (sử dụng chính: điện hóa học, nồi nấu kim loại đơn tinh thể

1.
2.

phát triển, tia lửa phích cắm)

Tỷ lệ tái chế từ 10 đến 25% có 3 kim loại:
Tungsten
Ruthenium ( thành phần chính trong: điện tử (ổ đĩa cứng), chất xúc tác

1.

quá trình /điện hóa học)
Cadmium ( thành phần chính trong: pin (85%), bột màu (10%))
Tỷ lệ tái chế từ 1 đến 10% có 2 Nguyên tố:
Thủy ngân (chủ yếu được loại bỏ, sử dụng chính còn lại: chlorine /

2.

caustic soda sản xuất)
Antimony ( thành phần chính trong: chống cháy (65% sử dụng), pin

1.
2.

axít chì (23%))
Tỷ lệ tái chế ít hơn 1% có 34 nguyên tố
Beryllium ( thành phần chính trong: điện tử)
Gali (sử dụng chính: điện tử: IC, đèn LED, diode, các tế bào năng

3.
4.

lượng mặt trời
Indium ( thành phần chính trong như một lớp phủ màn hình phẳng)
Selenium (sử dụng chính: sản xuất thủy tinh, sản xuất mangan, đèn


5.

LED, quang điện, quang học hồng ngoại)
Strontium ( thành phần chính trong: pháo hoa, gốm nam châm ferrite

6.
7.

cho các thiết bị điện tử)
Tantalium ( thành phần chính trong trong tụ điện trong điện tử)
Germanium (sử dụng chính: trong tầm nhìn ban đêm (hồng ngoại) ống

3.

kính (30%), PET chất xúc tác (30%), tế bào năng lượng mặt trời tập
8.

kết, sợi quang học)
Erbium ( thành phần chính trong: sợi quang học)

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

16


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
9.

Tellurium (sử dụng chính: thép chất phụ gia, các tế bào năng lượng mặt


trời, nhiệt-điện tử)
10. Hafnium ( thành phần chính trong trong các lò phản ứng hạt nhân, và
đến một mức độ nhỏ trong ngành điện tử)
11. Zirconium (thành phần chính trong trong các lò phản ứng hạt nhân)
12. Thallium (thỉnh thoảng sử dụng trang thiết bị y tế)
13. Vanadium (sử dụng chính: thép hợp kim có độ bền cao-thấp)
14. Thạch tín (asen kim loại được sử dụng trong các chất bán dẫn (điện tử,
quang điện) và như một yếu tố hợp kim, oxit asen được sử dụng trong
bảo quản gỗ và thủy tinh sản xuất)
15. Bari (thành phần chính trong: khoan chất lỏng (có lẽ 80% sử dụng),
như là một chất độn trong chất dẻo, sơn và cao su (khoảng 20%)
16. Bismuth (chủ yếu sử dụng: phụ gia luyện kim và thành phần hợp kim)
17. Lithium (thành phần chính trong trong pin)
18. Lanthanum ( thành phần chính trong trong pin)
19. Scandium (sử dụng chính: hợp kim nhôm)
20. Yttrium ( thành phần chính trong như là một phosphor)
21. Europium (sử dụng chính: phosphor)
22. Ytterbium ( thành phần chính trong như là một phosphor)
23. Lutetium ( thành phần chính trong: a scintillator chụp cắt lớp vi tính)
24. Cerium ( thành phần chính trong như một chất xúc tác)
25. Osmium (đôi khi được sử dụng như một chất xúc tác, nhưng ít có tầm
quan trọng công nghiệp)
26. Thulium (không có ý nghĩa sử dụng)
27. Praseodymium (sử dụng chính: sản xuất thủy tinh và nam châm)
28. Gadolinium ( thành phần chính trong: trong gốm và nam châm)
29. Boron ( thành phần chính trong trong thủy tinh, gốm sứ, nam châm)
30-34. Neodymium, Samarium, chất hóa học, dysprosium, Holmium (năm
thành phần chính trong nam châm).
Tái chế kim loại cung cấp một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế

giới. Sản xuất kim loại tiếp tục là một trong các lĩnh vực sản xuất lớn nhất
Vương quốc Anh, sử dụng nhiều người hơn, và đóng góp giá trị cho nền kinh
tế Anh, có thể so sánh với lĩnh vực động cơ và hàng không vũ trụ.
Kim loại tái chế có giá trị kinh tế đáng kể và do đó phế liệu kim loại
hiếm khi bỏ đi hoặc đem đến bãi chôn lấp.

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

17


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Trong năm 2005, 13 triệu tấn kim loại được tái chế ở Anh. Khoảng
40% sản lượng tái chế được này đã được sử dụng ở Anh, và 60% còn lại xuất
khẩu trên toàn thế giới: Vương quốc Anh sản xuất phế liệu là cần thiết cho thị
trường trong nước. Phế liệu kim loại màu: 4,6 triệu tấn sắt, thép và phế liệu
thép không gỉ được cung cấp cho nhà máy thép ở Anh, và 0,9 triệu tấn các
xưởng đúc Vương quốc Anh; 6,1 triệu tấn đã được xuất khẩu. Các thị trường
lớn là châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, và châu Á, đặc biệt là Ấn Độ. Các
thị trường trên toàn thế giới đối với phế liệu kim loại màu được dự đoán sẽ
tiếp tục tăng trưởng ổn định, trung bình khoảng 5% mỗi năm trong vòng 12
năm qua.
Kim loại màu: hơn một triệu tấn được xử lý. Khoảng 45% số này là
nhôm, đồng, 31% và số lượng đáng kể của niken, kẽm, đồng và chì. Kim loại
không chứa sắt được giao dịch trên sàn London Metal Exchange. Anh xuất
khẩu đứng đầu 800.000 tấn trong năm 2005, tăng 20% so với năm trước.
Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ là những điểm đến chính.
Vương quốc Anh là một trong năm nước tái chế kim loại phế liệu lớn
nhất xuất khẩu trên thế giới.
Các điểm đến xuất khẩu kim loại tái chế đóng góp nhiều hơn bất kỳ

lĩnh vực kinh tế nào giúp Anh đạt mục tiêu cho công tác phòng chống chất
thải thông qua thu hồi phế thải.
Bao bì: 2 tỷ lon nhôm và thép được tái chế mỗi năm.
Phương tiện đi lại: trên 75% của một chiếc xe hơi là kim loại - gần 90%
được tái chế.
WEEED: ngành công nghiệp này đã tái chế các thiết bị gia đình bỏ đi.
Hàng điện tử và viễn thông là những chất thải kim loại không chứa sắt.
... Và bởi vì rất nhiều các sản phẩm kim loại, tái chế kim loại cũng dẫn
đầu trong nghiên cứu và phát triển để tách và tái chế các vật liệu khác, chẳng
hạn như thủy tinh và nhựa hỗn hợp.

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

18


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Tái chế kim loại là một “kim tự tháp” ngành công nghiệp bao gồm
nhiều công ty gia đình nhỏ, trong nước cũng như các doanh nghiệp lớn quốc
tế. Các nhà khai thác thực hiện một loạt các chức năng thường bao gồm một
số các hoạt động sau đây với những hoạt động nhỏ hơn cung cấp kim loại xử
lý một phần hoặc đầy đủ để các nhà khai thác lớn hơn và thương nhân: Thu
gom, phân loại và phân phối kim loại : giúp đỡ một loạt các nhà cung cấp, bao
gồm cả kỹ thuật công nghiệp, thương nhân nhỏ, chẳng hạn như thợ sửa ống
nước, các trang web cơ quan thu gom địa phương và các hộ gia đình.
Ngành công nghiệp tái chế kim loại thu về khoảng 5,6 tỷ bảng Anh
Trên thế giới, hơn 400 triệu tấn kim loại được tái chế mỗi năm.
Hầu như tất cả các kim loại có thể được tái chế thành kim loại mới chất
lượng cao. Quá trình thay đổi đối với kim loại khác nhau, nhưng nhìn chung
sản xuất kim loại chất lượng tương đương.

Không nơi đâu trên thế giới lại có nhiều nguyên liệu được khai thác từ
rác như ở Đức và vì thế công nghệ tái chế của Đức đã nổi tiếng trên toàn thế
giới. Tỷ lệ tái chế đối với thuỷ tinh, kim loại, giấy là từ 80% - 90%. Riêng sắt
thép phế liệu còn là một loại hàng hoá hấp dẫn do giá thành cao.
Hoa Kỳ tái chế 150 triệu tấn phế liệu mỗi năm, bao gồm cả sắt và thép
85 triệu tấn; 5,5 triệu tấn nhôm; 1,8 triệu tấn đồng, 2 triệu tấn thép không gỉ,
1,2 triệu tấn chì và 420.000 tấn kẽm, theo Viện Công nghiệp tái chế phế liệu
(ISRI). Kim loại khác như đồng, magiê, đồng và thiếc được tái chế là tốt.
Trong năm 2008, ngành công nghiệp tái chế phế liệu tạo ra 86 tỷ USD và hỗ
trợ 85.000 việc làm. Tái chế vật liệu hàng năm được sử dụng cho sản xuất
công nghiệp trên khắp thế giới. Trong năm 2008, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 28,6 tỷ
USD, khoảng 44 triệu tấn các mặt hàng phế liệu, đóng góp đáng kể vào cán
cân thương mại Mỹ. Trong đó tái chế kim loại chiếm hơn 50%.
Châu Âu thành lập cơ quan EMR, ở Úc có hiệp hội AMRIA những tổ
chức này hỗ trợ cho các công ty về kỹ thuật tái chế, tham gia xuất nhập khẩu

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

19


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
trong ngành tái chế kim loại và cùng các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những
chính sách hỗ trợ việc tái chế kim loại.
Ở các nước châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh,..do trình độ khoa học và
còn nhiều khó khăn nên việc tái chế kim loại còn rất hạn chế.
Tình hình tái chế kim loại ở Việt Nam.
Luyện kim ở Việt Nam cũng khá phát triển . Ở nơi nào có mỏ kim loại

2.7.


thì nơi đó có lò luyện kim .
Lò luyện

Nơi

Năng suất

Đồng

Đà Nẵng

65.000 tấn/năm

Thép

Thái Nguyên

550.000 tấn/năm

Gang

Thái Nguyên

150.000 tấn/năm

Sắt

Bình Định


400.000 tấn/năm

Kẽm, chì

Bắc Kạn

20.000 tấn chì/năm và 10.000 tấn kẽm/năm

Mangan

Cao Bằng

56 tấn/ngày

Thép

Bình Dương

4.000 tấn/năm

Titan

Thái Nguyên

20.000 tấn xỉ titan/năm và 10.000 tấn gang hợp
kim/năm

Việt Nam là nước đang phát triển vì thế nhu cầu sử dụng các sản phẩm,
vật liệu có nguồn gốc từ kim loại cũng tăng lên từng ngày, đó là vỏ đồ hộp,
các vật liệu trong ngành xây dựng, máy móc và các phương tiện giao thông…

Điều này sẽ góp phần tạo ra một lượng lớn rác thải kim loại. Hàng loạt
nhà máy sản xuất tái chế kim loại mọc lên, nhưng do những hạn chế về công
nghệ vốn…nên đa số các cơ sở này thuộc dạng nhỏ hoặc vừa. Ở nhiều nơi các
cơ sở này hoạt động tập trung và hình thành nên những làng nghề tái chế kim
loại.


Hiện trạng hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại:

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

20


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
Hầu hết các làng nghề tái chế kim loại ở nước ta hiện nay đều có quy
trình tái chế tương đối đơn giản, dễ vận hành, hoàn toàn bằng thủ công. Họ
thu mua các phế thải như thép vụn, phế liệu do máy móc, dụng cụ sắt bị hư
hỏng, vật dụng gia đình.. tái chế lại thành sản phẩm mới theo sự đặt hàng của
người mua.
Đặc thù của các làng nghề công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng
nghề phần lớn lạc hậu, chắp vá. Thiết bị phần lớn là đơn giản không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Thường sử dụng các nhiên
liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) để nhằm hạ giá thành sản
phẩm.
Trình độ người lao động ở các làng nghề, chủ yếu là lao động thủ
công, văn hóa thấp, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60%. . Kiến
thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, làm
tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ảnh hưởng
tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường.

Theo khảo sát và qua các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay các
làng nghề tái chế kim loại gây ô nhiễm nặng nhất trong số các làng nghề Việt
Nam. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước của Đề tài KC
08.09 cho thấy, có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô
nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ.
Khi bước vào bất kỳ một làng nghề nào người ta đều thấy những tiếng
động ầm ầm đập vào tai, mùi nồng nồng, khó thở bao phủ không khí trong
làng. Sông, nơi đón nhận tất cả nguồn nước thải có màu đen kịt, mùi hôi rất
khó chịu và độ lưu thông của dòng nước rất thấp. Rãnh nước dẫn nước thải từ
các hộ dân làm nghề nhôm, rèn sắt đặc sệt màu vàng sánh. Bụi bám thành lớp
dày trên mái nhà, khi trời mưa sẽ hoà tan lượng hoá chất độc hại bám trên
mái, nếu xối vào chân tay sẽ bị phồng rộp rất rát. Nước thải tự do ra hồ, ao
ngấm vào lòng đất, cả không khí, đất, nước đều bị ô nhiễm nặng nề. Bởi lẽ ở

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

21


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
các làng nghề hiện nay chưa có hệ thống thu gom, xử lý các khí thải hay nước
thải. Vấn đề ô nhiễm đang ngày một nghiêm trọng.
Ở Việt Nam, việc giảm thiểu chất thải trong các hoạt động sản xuất,
dịch vụ và tiêu dùng hầu như chưa được chú trọng. Điển hình là chưa có
những chính sách khuyến khích và chế tài bắt buộc người dân giảm thiểu chất
thải rắn một cách cụ thể... Hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải thì phổ
biến hơn, được thực hiện bởi hệ thống những người thu mua cá nhân và
những người nhặt rác. Phần lớn các hộ gia đình Việt Nam đều đã có thói quen
phân loại riêng các loại chất thải có thể tái chế như nhựa, giấy, kim loại để
bán. Hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn thì vẫn còn khá mới mẻ,

chưa phổ biến và chỉ dừng lại ở các dự án thí điểm ở các thành phố lớn.
Một số làng nghề tái chế về giấy, nhựa, kim loại… đã góp phần tạo
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tình trạng công nghệ tái chế
lạc hậu, không có các thiết bị xử lý chất thải lại gây ô nhiễm nặng nề. Nên
việc tái chế kim loại còn khá mới mẻ và lạc hậu
2.8. Các chương trình khuyến khích tái chế kim loại.
Chính sách khuyến khích của Chính Phủ
Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất
thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (12-2009). Chiến lược đặt ra
mục tiêu đến năm 2025: 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn
thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy
hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn
phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi
trường; lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ
giảm 85% so với năm 2010. Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải
rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng
những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối lượng
chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
Theo đó, tất cả các tỉnh, thành phố sẽ lập và thực hiện quy hoạch quản
lý chất thải rắn, xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý chất
GVHD: T.S Lê Hùng Anh

22


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại
thải rắn tới tận phường, xã. Các ban ngành liên quan phải hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật, cơ chế chính sách; xây dựng và thực hiện các chiến dịch
truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; khuyến khích hoạt động phân

loại rác tại nguồn; giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; hạn chế sử
dụng túi nylon... Quỹ tái chế chất thải rắn cũng sẽ được thành lập. Đồng thời
phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn, tìm
kiếm hỗ trợ từ các nguồn vốn ODA. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025 sẽ
có 10 chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất
thải rắn được hoàn thành.
Ngoài ra, mới đây Bộ TN&MT có xây dựng dự thảo quy định về thu
hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Theo đó, doanh nghiệp sản
xuất, nhập khẩu các sản phẩm như thiết bị điện, điện tử, pin và ắc-quy… phải
có trách nhiệm thu hồi, xử lý các sản phẩm này khi hết hạn sử dụng. Điều này
phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp tái chế kim loại
phát triển.
2.9. Tình hình tái chế một vài kim loại điển hình
2.9.1. Nhôm
Vài nét về nhôm


Phát hiện trong thập niên 1820, nhôm là kim loại phong phú nhất trên






trái đất.
Hơn 50% sản xuất lon nhôm tái chế.
Nhôm được sử dụng có thể tái chế và trở lại trên kệ hàng tạp hóa,
Mỗi phút mỗi ngày, trung bình 113.204 lon nhôm tái chế.
Năm 1972, 24.000 tấn nhôm sử dụng làm lon nước giải khát (UBSS)
được tái chế. Năm 1998, tăng lên hơn 879.000 tấn.

Nhôm và hợp kim Nhôm được sử dụng nhiều trong việc chế tạo máy

móc, máy bay, tên lửa, ôtô,…chúng còn được sử dụng nhiều trong bao gói,
xây dựng, trang trí, vật dụng trong bếp,..

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

23


Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại

Biểu Đồ: Tỷ lệ nhôm được sử dụng trên thế giới năm 2007( nguồn Viện
Nhôm quốc tế (IAI).
Sau sử dụng, nhôm có thể tái chế nhiều lần và không mất đi các thuộc
tính, vì vậy tận dụng nhôm thải để có nguồn cung cấp nhôm ít tác hại đến môi
trường và ít tiêu tốn năng lượng hơn khái thác Boxit là hướng mà nhiều quốc
gia đang nhắm đến.
Nhôm được sản xuất công nghiệp từ năm 1886, năm 1900 lượng nhôm
được sản xuất trên toàn cầu là 1000 tấn, đến năm 1990 tổng sản lượng là 28
triệu tấn, trong đó có 8 triệu tấn được tái chế, chiếm 28,6%, năm 2007 tổng
sản lượng là 56 triệu tấn trong đó 18 triệu tấn được tái chế tỉ lệ tăng lên 32%
như vậy trong gần 10 năm lượng nhôm tái chế tăng 2,25 lần trong khi nhôm
điện phân chỉ tăng 1,36 lần

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

24



Tiểu Luận Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại

Biểu đồ: Tỉ lệ nhôm tái chế và lượng nhôm điện phân trên TG (nguồn IAI)

Biểu đồ: phát triển của nhôm điện phân và nhôm tái chế trên thế giới.

GVHD: T.S Lê Hùng Anh

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×