Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với phật giáo việt nam trong sự nghiệp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.62 KB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO
VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

Chuyên nghành: Sƣ phạm Giáo Dục Công dân

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẨN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TS. PHẠM VĂN BÚA

NGUYỄN QUANG LÂM

MSSV: 6106623

CẦN THƠ 11/12/2013



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin đƣợc gởi lời cảm ơn đến thầy hƣớng dẫn luận văn của
em, Tiến sĩ Phạm Văn Búa, đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ em hoàn
thành tốt luận văn này.
Em xin cảm ơn Khoa khoa học chính trị, trƣờng đại học Cần Thơ đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho em để tiến hành tốt luận văn.


Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên em, cổ vũ và động viên em
những lúc khó khăn để có thể vƣợt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 11, tháng 12, năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Lâm

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………2
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..3
NỘI DUNG………………………………………………………………………...6
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO………………………6
1.1 Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo……………...…..…..6
1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tôn giáo…………………21
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh đối với Phật giáo ở Việt Nam……………...31
Chƣơng 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO
DƢỚI ANH SÁNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH……………..………………43
2.1 Chính sách tôn giáo của Đảng đối với Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới…………………………………………..……………………………43
2.2 Kết quả thực hiện chính sách tôn giáo đối với Phật giáo…………………55
2.3 Giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện sự quản lý của nhà nƣớc đối với Phật
giáo……………………………………………………………………………61
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………91

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 83 năm qua, kể từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác. Từ một nƣớc thuộc địa, Việt Nam đã trở thành một đất nƣớc độc
lập, thống nhất, có chủ quyền và đang định hƣớng lên chủ nghĩa xã hội. Toàn dân
ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh đuổi sạch bóng bọn xâm lƣợc và thành công
gần đây nhất đó chính là sự thắng lợi của công cuộc đổi mới năm 1986.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo
quan điểm mácxít về tín ngƣỡng, tôn giáo trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Tƣ tƣởng này đƣợc xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm văn hóa Việt
Nam - một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, các tín ngƣỡng, tôn giáo có lịch sử
hình thành, phát triển và có đặc điểm riêng, với xu hƣớng hòa đồng, tồn tại đan
xen, ảnh hƣởng lẫn nhau.
Cùng với sự đổi mới, trƣớc hết là đổi mới tƣ duy, Đảng ta đã từng bƣớc đổi
mới về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Trong quá trình đó, tƣ duy lý luận của
Đảng về vấn đề tôn giáo ngày càng đƣợc thể hiện một cách đầy đủ hoàn thiện hơn
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đảng cộng
sản Việt Nam, nhà nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xác định tín
ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ còn
đó cơ sở tồn tại lâu dài trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta,
đồng thời các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.
Vì vậy, Đảng ta chủ chƣơng thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do, tín ngƣỡng tôn giáo; đoàn kết các đồng bào theo các tôn
giáo khác nhau; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo
nói chung và Phật giáo nói riêng; Động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, các tín


3


đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong công
cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Có một điều không thể
phủ nhận là Phật giáo có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã
hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của dân tộc ta. Hiện nay số
lƣợng tín đồ của Phật giáo chiếm số lƣợng đông đảo trong xã hội. Đồng bào Phật
giáo góp một phần quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc
Tuy nhiên trong thời gian gần đây ,các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc
dùng mọi thủ đoạn lợi dụng các vấn đề tôn giáo (trong đó có Phật giáo), tín
ngƣỡng nhằm chống phá thành quả cách mạng và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Các thế lực rêu rao, vu khống chính quyền Việt Nam trên các
phƣơng tiện truyền thông, trên các điễn đàn quốc tế sự vi phạm quyền tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo, tạo ra sự chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây mất ổn định
chính trị trong nƣớc và hạ thấp vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Trƣớc sự phức tạp của tình hình trên, vấn đề đặt ra là chúng ta phải vận
dụng đúng đắn hơn và quán triệt đầy đủ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
chính sách tôn giáo, đồng thời có chính sách tín ngƣỡng, tôn giáo phù hợp để thực
hiện quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo;
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và làm thất bại mọi âm mƣu lợi dụng vấn
đề tự do tôn giáo, tín ngƣỡng của các thế lực thù địch. Chính vì vậy em đã chọn đề
tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chính sách tôn giáo đối
với Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Qua đó, em cũng muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam. Mặt khác nhằm
nghiên cứu quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và về Phật
Giáo nói riêng .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài thực hiện với mục đích cơ bản là tìm hiểu sâu hơn về tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng; tìm hiểu sâu hơn
4


những quan điểm, đƣờng lối của Đảng về các tôn giáo trong thời kì đổi mới. Mặt
khác việc nghiên cứu đề tài còn nhằm tìm hiểu thêm những thành tựu đã đạt đƣợc
và những khó khăn còn tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo đối
với Phật giáo của Đảng và Nhà nƣớc. Từ đó đề ra những giải pháp, nhằm thực
hiện tốt hơn các chính sách về tôn giáo, góp phần phát triển khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng và sự
vận dụng của Đảng ta trong thời kì đổi mới
- Phạm vi nghiên cứu: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là vấn đề rộng lớn trong phạm vi đề
tài này nên chỉ nghiên cứu
+ Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
+ Chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Phật Giáo
+ Về thời gian: Trong sự nghiệp đổi mới ( Từ năm 1986 đến nay)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, em đã sử dụng nhiều phƣơng
pháp kết hợp lại với nhau trong đó có các phƣơng pháp nhƣ sau: phƣơng pháp
logic và lịch sử, phƣơng pháp diễn dịch, quy nạp, phƣơng pháp hệ thống, phân
tích-tổng hợp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì
luận văn gồm có 2 chƣơng, 6 tiết
Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Chƣơng 2: Thực hiện chính sách của Đảng đối với Phật giáo dƣới ánh sáng

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
1.1 Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
1.1.1 Truyền thống tín ngƣỡng tôn giáo của dân tộc
Sinh ra và lớn lên trong một đất nƣớc đa tôn giáo: bên cạnh hệ thống tín
ngƣỡng dân gian đa dạng, ở Việt Nam còn có các tôn giáo khu vực ( Nho giáo,
Đạo giáo), các tôn giáo thế giới (Phật giáo, Công giáo), Hồ Chí Minh có đƣợc
những tri thức quí báu về các tín ngƣỡng, tôn giáo đó.
Với tín ngưỡng dân gian của người Việt, Hồ Chí Minh cho rằng “Đạo tổ
tiên hoàn toàn là một hiện tƣợng xã hội” [8, tr75]. Ngƣời khẳng định đó là đạo tổ
tiên không theo nghĩa hẹp mà theo nghĩa rộng. Ngƣời viết: ngƣời già trong gia
đình và ngƣời già trong làng thực hiện nghi lễ tƣởng niệm. Những nhận định chính
xác và tinh tế trên của Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy ngƣời rất am hiểu về những
tín ngƣỡng cổ truyền của ngƣời Việt
Với Nho giáo, có thể nói rằng chủ tịch Hồ Chí Minh chịu khá nhiều ảnh
hƣởng của nho giáo. Những ảnh hƣởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh bắt đầu
từ ngƣời cha – cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cụ chính là ngƣời thầy chủ yếu dạy chữ Hán
cho Ngƣời. Cụ Nguyễn Sinh Sắc theo nghiệp Nho học nhƣng không phải mục đích
ra làm quan hƣởng phú quí cao sang. Khi đã đỗ phó bảng, cụ có ra làm quan của
triều đình Huế (sau khi đã từ chối nhiều lần) nhƣng chính trong cuộc sống quan
trƣờng cụ đã chua xót nhận xét: “Quan trƣờng thị nô lệ, chung chi nô lệ, hựu nô
lệ” (Quan trƣờng là nô lệ trong đám ngƣời nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Những tƣ
tƣởng đạo đức tiến bô, nhân cách cao thƣợng của ngƣời cha đã để lại những ấn
tƣợng rất đậm nét trong tâm hồn ngƣời con hiếu thảo Nguyễn Sinh Cung – Hồ Chí
Minh sau này .


6


Sau này qua các bài viết, Ngƣời đã bộc lộ sự hiểu biết sâu sắc về khổng
giáo, về Khổng Tử và đặc biệt là vận dụng những kiến thức Nho học vào cuộc
đấu tranh cách mạng và trong cuộc sống đời thƣờng
Những khái niệm cơ bản của Nho giáo nhƣ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, cần,
kiệm, liêm, chính, trung, hiếu… đều đƣợc Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng, nhƣng
điều quan trọng là Hồ Chí Minh không hề tiếp thu một cách máy móc, giáo điều
mà Hồ Chí Minh đã đƣa vào những nội dung mới, nâng cao, trên khái niệm cũ để
phù hợp với cuộc sống mới, thời đại mới. Có thể dẫn ra nhiều ví dụ: Nho giáo từ
Đổng Trọng Thƣ định tiêu chuẩn cho ngƣời quân tử - mẫu ngƣời của chế độ phong
kiến là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hồ Chí Minh đã cho rằng ngƣời đảng viên, ngƣời
cán bộ muốn trở nên ngƣời cách mạng chân chính thì cần phải có năm đức tính là
nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm và ở những khái niệm này đã chứa đựng những nội
dung mới so với Nho giáo. Khái niệm trung, hiếu của Hồ Chí Minh khắc hẳn khái
niệm trung, hiếu của Nho giáo.
Ngƣời giải thích: “ngày xƣa trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ
mình thôi. Ngày nay nƣớc ta là dân chủ cộng hòa… trung là trung với tổ quốc,
hiếu là hiếu với nhân dân, ta thƣơng cha mẹ ta, mà còn phải thƣơng cha mẹ ngƣời,
phải làm cho mọi ngƣời đều biết thƣơng cha mẹ [12,tr.197]
Hồ Chí Minh am hiểu Nho giáo đến mức có thể chỉ ra những mặt hạn chế
của Nho giáo, bằng sự nhận xét tinh tế, chính xác cho rằng tƣ tƣởng đạo đức
Khổng Tử “ chỉ thích hợp với một xã hội bình yên không bao giờ thay đổi”, “đạo
đức của ông hoàn hảo, nhƣng nó không thể dung hợp với các trào lƣu tƣ tƣởng
hiện đại” và “ông không phải là ngƣời cách mạng… ông tiến hành một cuộc tuyên
truyền mạnh mẽ có lợi cho họ (giai cấp phong kiến thống trị)” [9,tr.452]
Từ những giá trị tốt đẹp cũng nhƣ hạn chế của Nho giáo, Hồ Chí Minh đi
kết bài học: “Những ngƣời An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh

thần bằng các học các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc
các tác phẩm của Lênin” [9,tr.453]

7


Với đạo giáo, Ngƣời cũng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình thông qua
lối sống và sử dụng ngôn ngữ của Đạo giáo một cách tự nhiên. Mọi ngƣời có dịp
tiếp xúc với Hồ Chí Minh đều nhận thấy phản phất nét ung dung tự tại, nét thanh
thản, nếp sống hiền hòa, thanh đạm của Hồ Chí Minh, những đặc điểm này rất gần
với tƣ tƣởng của Lão Tử - Đại biểu xuất sắc của Đạo giáo – là gạt bỏ các quá mức,
gạt bỏ cái xa hoa, gạt bỏ cái hào nhoáng. Trong chuyến đi Pháp, đi thăm nơi kỉ
niệm Napoleon, Hồ Chí Minh cho rằng trong đời có nhiều ngƣời vì không tri túc
mà thất bại! Nếu Napoleon biết gạt bỏ những ham muốn quá mức thì chắc nƣớc
Pháp không đến nỗi vì chiến tranh mà chết ngƣời hại của. Tƣ tƣởng tri túc ấy có
trong Lão giáo
Nhƣ vậy một cách gián tiếp chúng ta có thể nhận thấy Hồ Chí Minh tiếp thu
và vận dụng một số tƣ tƣởng triết học của Đạo giáo nhƣ tƣ tƣởng sống chan hòa
với tự nhiên, không màng danh lợi, tri túc, gạt bỏ cái thái quá… Và điều quan
trọng là vận dụng tƣ tƣởng này, tiếp thu cái đúng đắn đã đƣợc thực tiễn kiểm
nghiệm để góp phần xây dựng nhân cách, lối sống của ngƣời dân yêu nƣớc, ngƣời
cách mạng.
Với Phật Giáo: Những ảnh hƣởng của Phật giáo đến Hồ Chí Minh có từ rất
sớm và cũng bắt đầu từ tấm gƣơng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Lòng yêu
nƣớc thƣơng dân và triết lý từ bi của Đạo Phật thông qua tình cảm, nhân cách của
cụ Nguyễn Sinh Sắc chắc chắn có ảnh hƣởng nhất định đến Hồ Chí Minh.
Với Phật giáo. Ngƣời còn có những hiểu biêt sâu sắc. Ngƣời viết: “Tôn chỉ
mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc sống thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng,
yên vui và no ấm” , “Đức Phật là đại từ bi cứu khổ cứu nạn. Ngƣời phải hy sinh
tranh đấu diệt lũ ác ma” [11,tr.97]

Về thực hành lối sống của nhà Phật, Hồ Chí Minh đã từng sống kham khổ
nhƣ nhà tu hành, đã nghiên cứu giáo lý đạo Phật và am hiểu những kiến trúc chùa
chiền. Theo lời của nghị sĩ Quốc hội Thái Lan Siphanôm Vishivarason kể lại “
Bác Hồ là vĩ nhân văn hóa. Năm 1927 Bác đã xây dựng nhà Phật to nhất của chùa

8


Phôthixâmphon ở tỉnh Uđon – Đông Bắc Thái Lan. Bác là ngƣời đứng ra chủ trì
xây dựng nhà Phật cho hoàn thiện” [21,tr.16]
Trong những bài viết của mình, Hồ Chí Minh nhiều lần dùng khái niệm
mƣợn của nhà Phật. Trong bài “sẻ cơm nhƣờng áo” Hồ Chí Minh viết: “Tôi chắc
rằng đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ, cứu nạn, mà hăng hái hƣởng ứng lời đề
nghị nói trên” [19,tr.50] . Khi tuyên bố vơi quốc dân, Hồ Chí Minh nói: “Không
đƣợc báo thù báo oán. Đối với những kẻ đi lầm đƣờng lạc lối, đồng bào cần phải
dùng chính sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ” [11,tr.148]
1.1.2 Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
1.1.2.1 Về sự hình thành, phát triển của tôn giáo.
Mác, Ăngghen đã tiếp thu tƣ tƣởng vô thần truyền thống tiến bộ trong lịch
sử nhân loại và đƣa lý luận cũng nhƣ thực tiễn của chủ nghĩa vô thần khoa học lên
một trình độ cao, tiến bộ nhất. Các ông đã chứng minh rằng, tôn giáo không có
một lịch sử độc lập tách rời những nguồn gốc trần thế của lịch sử phát triển. Cần
phải tìm nguồn gốc của tôn giáo ở dƣới đất chứ không phải ở trên trời. “Con ngƣời
sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con ngƣời... Tôn giáo là sự tự
ý thức và sự tự cảm giác của con ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân mình hoặc đã lại
để mất bản thân mình một lần nữa” . Tôn giáo có hai nguồn gốc trầ n thế thực sự là :
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Hai ông cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn
tại xã hội. Toàn bộ nội dung của tôn giáo đều có nguồn gốc là thế giới hiện thực.
Đặc trƣng của tôn giáo là ở chỗ những khách thể của hiện thực không đƣợc phản

ánh đúng. Cái trần thế thì đƣợc biểu hiện nhƣ là cái thần thánh, cái tự nhiên nhƣ là
cái siêu nhiên. Mọi tôn giáo xuất hiện đều là sự đền bù hƣ ảo sự bất lực thực tiễn
của con ngƣời, là sản phẩm của quan hệ hạn chế của con ngƣời với thế giới tự
nhiên, xã hội và tƣ duy. Hai ông nhấn mạnh cần phải giải thích sự ra đời và phát
triển của tôn giáo xuất phát từ những điều kiện lịch sử mà trong đó nó xuất hiện và
đạt đến địa vị thống trị.

9


Hai ông xem tôn giáo nhƣ một hiện tƣợng xã hội phức tạp, đa dạng gắn liền
với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Khi quan niệm tôn giáo là sự
phản ánh hoang đƣờng vào đầu óc con ngƣời những lực lƣợng bên ngoài thống trị
họ trong cuộc sống hàng ngày, hai ông cũng ngăn ngừa sự giản đơn và hẹp hòi
trong việc nhận thức vấn đề tôn giáo. Hai ông đã nghiêm khắc phê phán Đuy Rinh,
khi ông ta đòi cấm mọi tôn giáo trong “một nhà nƣớc tƣơng lai”. Ăngghen từng
chế nhạo những ngƣời theo thuyết Blăng ky, khi họ tuyên bố cấm thần thánh, biến
con ngƣời thành ngƣời vô thần theo mệnh lệnh ban hành từ trên xuống.
Những phân tích của Mác, Ăngghen về nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
xã hội của tôn giáo là những luận điểm cơ bản hết sức quan trọng làm thay đổi căn
bản cách nhìn nhận vấn đề bản chất của tôn giáo, nguyên nhân và con đƣờng khắc
phục tôn giáo. Các ông đã gắn cuộc đấu tranh chống tôn giáo với những biến đổi
thế giới có tính cách mạng. Chỉ có xây dựng lại triệt để một xã hội thì mới tạo ra
những điều kiện cho việc khắc phục tôn giáo. Tôn giáo có thể mất đi, khi mà
những quan hệ của đời sống hiện thực hàng ngày của con ngƣời sẽ đƣợc thể hiện
trong những mối quan hệ trong sáng và đúng đắn giữa con ngƣời với nhau và con
ngƣời với tự nhiên. Hai ông là những ngƣời đấu tranh triệt để cho sự giải phóng ý
thức quần chúng khỏi nọc độc tôn giáo, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hình
thức thỏa hiệp cơ hội với tôn giáo.
1.1.2.2 Về bản chất và chức năng xã hội của tôn giáo.

Nếu Phơ-bách đã hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con ngƣời và buộc
phải không nói đến quá trình lịch sử và ấn định tình cảm tôn giáo là một cái gì tồn
tại tự thân, và giả định một cá nhân con ngƣời trừu tƣợng, cô lập, thì về bản chất
của tôn giáo, các ông từng nói: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hƣ ảo - vào trong đầu óc của con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng ở
trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế....

10


Thời kỳ đầu: Lực lƣợng thiên nhiên đƣợc phản ánh nhƣ thế với các thần
lửa, thần mƣa, thần sấm, v.v. Trong thời kỳ phát triển về sau, mỗi dân tộc khác
nhau có cách nhân cách hóa khác nhau về lực lƣợng thiên nhiên. Thần thiên nhiên
vì thế rất phong phú, đa dạng. Về sau: Những lực lƣợng thiên nhiên mang tính xã
hội. Lực lƣợng mang tính xã hội này đối lập với con ngƣời, xa lạ với con ngƣời.
Nó là những nhân vật ảo tƣởng huyền bí có sức mạnh huyền bí, vạn năng thống trị
con ngƣời.
Đối tƣợng của tôn giáo là thế giới vô hình và sự tác động qua lại của con
ngƣời với thế giới ấy - Tôn giáo là sản phẩm của con ngƣời, chính con ngƣời sáng
tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con ngƣời. Tôn giáo là hiện
thực siêu hình của bản chất nhân loại.
Về chức năng của tôn giáo: Trong khi nhấn mạnh chức năng xã hội của
tôn giáo, hai ông đã chỉ ra những yếu tố mang tính văn hoá của tôn giáo.
Khi bàn về chức năng xã hội của tôn giáo , các ông nhấn mạnh ở các khía
cạnh:
Tôn giáo là sản phẩm của xã hội và văn hóa : Ở từng quốc gia khác nhau ,
các khu vực khác nhau, trong cộng đồng ngƣời khác nhau và trong từng nền văn
minh khác nhau, thì tôn giáo biểu hiện ra cũng rất khác nhau.
Tôn giáo vừa phản ánh xã hội đƣơng thời đã sinh ra nó (cho dù là phản ánh

xuyên tạc), vừa chống lại chính hiện thực đó (tồn tại xã hội đó).
Tác dụng của tôn giáo là giảm đau, thƣ dãn, cân bằng cuộc sống thế gian,
nơi mà ở đó còn những cảnh khổ, bất công.
Tôn giáo luôn biến đổi thích nghi với từng giai đoạn phát triển của tính
chính trị.
Tôn giáo có ba yếu tố cơ bản không tách rời nhau là: Niềm tin (tín
ngƣỡng); Hành vi (nghi thức); Nội dung (giáo lý). Tuy nhiên, niềm tin là yếu tố
quan trọng nhất và luôn biến đổi.

11


Khi bàn về chức năng giáo dục (xã hội) của tôn giáo, các ông nhấn mạnh ở
các khía cạnh:
Tôn giáo là ý thức hệ, hệ tƣ tƣởng biểu hiện qua hệ thống giáo lý bằng kinh
sách với một tổ chức những ngƣời truyền giáo.
Gạt bỏ tính duy tâm về thế giới quan thì các tôn giáo đều là những học
thuyết đạo đức, đều hƣớng thiện. Về mặt này, có ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác
không phải là chủ nghĩa vô thần mà là chủ nghĩa nhân đạo, là niềm tin vào con
ngƣời. Quan niệm này chỉ có lý, chứ không hoàn toàn chính xác.
Điều này cần phải đƣợc hiểu rằng, tôn giáo là một nhu cầu về đời sống tâm
linh của nhân dân. Chừng nào tôn giáo còn là một nhu cầu của nhân dân, thì việc
tuyên chiến với tôn giáo là việc làm ngu xuẩn và càng làm tăng thêm sự tồn tại lâu
dài của tôn giáo. Đồng thời phải có một thái độ khách quan đối với tôn giáo: ngoài
hạn chế triết học duy tâm là cơ sở nền tảng của mọi tôn giáo, thì bất cứ tôn giáo
nào cũng chứa đựng những yếu tố có nội dung đạo đức, nhân đạo, nhân văn tích
cực. Vì thế, đấu tranh chống sự thống trị của tôn giáo đối với đời sống tinh thần
của nhân dân, không phải là xóa bỏ sạch trơn mọi tôn giáo, mà là chỉ ra những hạn
chế của họ để khắc phục và chỉ ra những tích cực để kế thừa, phát huy.
1.1.2.3. Quan niệm của Mác, Ăngghen về phê phán tôn giáo và những điều

kiện để tôn giáo biến đi.
Từ quan niệm, con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng
tạo ra con ngƣời, Mác, Ăngghen chỉ rõ: Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác
của con ngƣời chƣa tìm thấy bản thân mình (đánh mất mình một lần nữa) , là thế
giới quan lộn ngƣợc vì tôn giáo phản ánh chính thế giới hiện thực lộn ngƣợc con
ngƣời. Tôn giáo biến bản chất con ngƣời thành tính hiện thực ảo tƣởng.
Các ông khẳng định, xóa bỏ tôn giáo là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân
dân. Vì thế, phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cái biển khổ
ấy - Cái biển khổ mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh. Phê phán tôn giáo

12


phải làm cho con ngƣời thoát khỏi ảo tƣởng, để con ngƣời tƣ duy, hành động xây
dựng tính hiện thực của mình. Phê phán thƣợng giới phải biến thành phê phán cõi
trần; phê phán tôn giáo phải biến thành phê phán pháp quyền; phê phán thần học
biến thành phê phán chính trị.
Trong Lời nói đầu của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Hê ghen”,
C.Mác quan niệm: Sự nghèo nàn của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự nghèo
nàn hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy.
Tôn giáo là tiếng thở dài của chứng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không
có trái tim, cũng nhƣ nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh
thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Từ đó ông chỉ ra:
Tôn giáo là hạnh phúc ảo tƣởng của nhân dân. Xoá bỏ tôn giáo là đòi hỏi
hạnh phúc thật sự của nhân dân. Tức, khi nhân dân có hạnh phúc thực sự sẽ là một
trong các điều kiện để tôn giáo tự nó mất đi.
Tôn giáo chỉ là mặt trời ảo tƣởng vận động xung quanh con ngƣời. Khi con
ngƣời là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con ngƣời chƣa tìm thấy bản thân mình,
hoặc đã đánh mất mình một lần nữa, thì con ngƣời để cho tôn giáo (là cái mặt trời
ảo tƣởng) vận động xung quanh mình. Khi con ngƣời thoát khỏi ảo tƣởng, có lý trí

để tƣ duy, hành động và xây dựng tính hiện thực của mình, tự vận động xung
quanh bản thân mình, sẽ là một trong các điều kiện để tôn giáo tự mất đi. Điều đó
chỉ có thể đạt đƣợc khi không ngừng nâng cao sự hiểu biết và tri thức khoa học
cho nhân dân.
Tôn giáo chỉ mất đi khi nào trong xã hội xóa bỏ đƣợc hết những quan hệ
biến con ngƣời thành một sinh vật bị làm nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ.
Tức chỉ khi nào mọi ngƣời ở trong xã hội đều coi con ngƣời là tồn tại tối cao đối
với con ngƣời thì tôn giáo mới tự mất đi. Điều này đồng nghĩa với sự nghiệp cách
mạng của các ông là không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời. Trong đó con ngƣời đƣợc hoàn toàn giải

13


phóng về mọi mặt, mọi lĩnh vực là mục đích cao nhất của sự nghiệp cách mạng
của các ông.
Trong “Chống Đuy Rinh”, khi phân tích tính cách của ngƣời lao động trong
xã hội tƣ bản chủ nghĩa, Ăngghen chỉ rõ, chừng nào “con ngƣời còn bị thống trị
bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tƣ liệu sản xuất do họ sản
xuất ra” nhƣ là “một sức mạnh xa lạ” đối với họ, chừng đó sự phản ánh có tính
chất tôn giáo của hiện thực vẫn tồn tại. Từ đó, Ăngghen khẳng định: “Khi nào
thông qua việc nắm toàn bộ tƣ liệu sản xuất và sử dụng đƣợc những tƣ liệu ấy một
cách có kế hoạch-xã hội, tự giải phóng mình và giải phóng tất cả mọi thành viên
trong xã hội khỏi tình trạng nô dịch, trong đó hiện nay họ đang bị giam cầm bởi
những tƣ liệu sản xuất do chính tay họ đã làm ra nhƣng đối lập với họ nhƣ một sức
mạnh xa lạ không sao khắc phục nổi; do đó khi nào con ngƣời không chỉ mƣu sự
mà còn làm ra thành sự nữa - thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay
vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với nó bản thân sự
phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản
ánh nữa [7,tr.444-445]

Cũng trong “Chống Đuy Rinh”, Ăngghen khẳng định một trong những
điều kiện để tôn giáo mất đi là trong hôn nhân gia đình, tình yêu tự nguyện chân
chính của trai gái quyết định hôn nhân của họ. Họ yêu nhau thì họ lấy nhau chứ
không phải bất kỳ một thế lực nào khác. Cũng nhƣ thế, một trong những điều kiện
để tôn giáo mất đi, có việc thực hiện bình đẳng tôn trọng lẫn nhau giữa đàn ông
với đàn bà, giữa nam và nữ [7,tr.559-560].
1.1.2.4. Quan niệm của Lênin về nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
xã hội của tôn giáo.
Về nguồn gốc nhận thức: Kế thừa quan niệm của Mác-Ăngghen về nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo, Lênin chỉ ra một cách cụ thể các khía cạnh nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo là:

14


Sự bất lực của những ngƣời dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên
đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép mầu nhiệm. [28,tr.169,171]
Chính quan điểm sai tận gốc của chủ nghĩa duy tâm cho rằng “xét đến
cùng tính khách quan của những vật thể vật lý, mà chúng ta gặp trong kinh nghiệm
của chúng ta, là dựa vào sự kiểm tra lẫn nhau và sự xét đoán ăn khớp với nhau của
những ngƣời khác nhau. Nói chung, thế giới vật lý tức cái kinh nghiệm ăn khớp về
mặt xã hội, hài hòa về mặt xã hội. Tóm lại, là cái kinh nghiệm đƣợc tổ chức về
mặt xã hội- dẫn họ đến chủ nghĩa tín ngƣỡng, dù họ có phủ định chủ nghĩa tín
ngƣỡng”[29,tr.21,144,171]. Đây là nguồn gốc nẩy sinh các giáo lý tôn giáo.
Chính chủ nghĩa bất khả tri của Cant, Hium trong vấn đề tính nhân quả mà
những ngƣời theo chủ nghĩa Ma Khơ lập lại, là một trong những nguồn gốc nhận
thức của tôn giáo [31,tr.199-200].
“Cũng nhƣ tất cả những ngƣời theo phái Ma Khơ, Badarốp đã lạc đƣờng
khi lẫn lộn tính khả biến của những khái niệm của con ngƣời về không gian và
thời gian, tính chất hoàn toàn tƣơng đối của những khái niệm ấy với tính bất biến

của cái sự thật này là: Con ngƣời và giới tự nhiên chỉ tồn tại trong không gian và
thời gian, còn những vật ở ngoài thời gian và không gian đƣợc bọn thầy tu tạo ra
và đƣợc duy trì bởi óc tƣởng tƣợng của quần chúng dốt nát và bị áp bức thì chỉ là
sản phẩm của một ảo tƣởng ốm yếu, những mánh khóe lừa bịp của chủ nghĩa duy
tâm triết học, sản phẩm vô dụng của một chế độ xã hội xấu xa”[31,tr.222-223].
Vậy phủ định tính thực tại khách quan của thế giới và không gian là một nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo. Bởi lẽ, không gian, thời gian là hình thức tồn tại của
vật chất.
Chính tình trạng không hiểu phép biện chứng, mà phƣơng pháp siêu hình
trong các khoa học tự nhiên đã dẫn các nhà khoa học này đến với chủ nghĩa duy
tâm, đến với tôn giaó [31,tr.381-382].

15


Về nguồn gốc xã hội: Phát triển các quan niệm của Mác và Ăngghen về
nguồn gốc xã hội của tôn giáo, Lê nin đã cụ thể hoá các nguồn gốc xã hội của tôn
giáo ở các khía cạnh:
Chừng nào và bất cứ đâu quần chúng nhân dân còn bị áp bức về mặt tinh
thần và còn phải khốn khổ, bần cùng, cô độc và phải lao động cho ngƣời khác
hƣởng đều làm cho tôn giáo nảy sinh:
“Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và
bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho
ngƣời khác hƣởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô độc”. [30,tr.169]
Bởi lẽ, sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đánh chống giai cấp bóc
lột đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, tin vào thần
thánh, vào ma quỷ và những phép màu: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong
cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp
hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y nhƣ sự bất lực của những ngƣời dã man trong
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ vào những

phép màu...” .[30,tr.171]
Tình trạng nô lệ về mặt kinh tế là nguồn gốc thực sự của sự mê hoặc nhân
loại bằng tôn giáo.
“Cảm giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo” - cái chết làm nẩy sinh
sự sợ hãi, lòng tin vào thƣợng đế - Đó là nguồn gốc tâm lý xã hội của tôn giáo
[32,tr.51]. Điều này đƣợc Lênin cụ thể ra ở các mặt:
Tính ích kỷ theo nghĩa triết học, là gốc rễ của tôn giáo [32,tr.52].
Gia-cốp-Bômơ là “ngƣời hữu thần duy vật”, không những ông thần thánh
hóa tinh thần, mà ông còn thần thánh hóa cả vật chất nữa. Ở ông thƣợng đế có tính
vật chất - chủ nghĩa thần bí của ông là ở chỗ đó - “ở chỗ nào con mắt nhìn đến và
bàn tay mò đến thì chỗ đó các thần thánh không tồn tại nữa”. Nhƣ vậy, nếu thần
thánh hóa vật chất và thực sự chỉ lệ thuộc vào vật chất cũng là một nguồn gốc xã
hội của tôn giáo [32,tr.62].

16


Khi lý tƣởng của con ngƣời không hƣớng tới sự phù hợp với giới tự
nhiên, mà hƣớng tới lý tƣởng siêu tự nhiên, khi đó tôn giáo nẩy sinh [32,tr.66].
Sự phiến diện, cứng nhắc, thấy cây mà không thấy rừng, chủ nghĩa chủ
quan và mù quáng chủ quan sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm và là nguồn gốc của tôn
giáo [32,tr.385].
Trong tôn giáo cũng nhƣ trong nền dân chủ, chúng ta đều thấy có nguyện
vọng chung là giải phóng. Nhƣng chúng ta thấy rằng, về mặt này, dân chủ đi xa
hơn và tìm sự giải phóng không phải trong tinh thần, mà chính trong xác thịt,
trong hiện thực vật chất, thực tế, nhờ tinh thần của con ngƣời [32,tr.446]. Nếu chỉ
hƣớng sự giải phóng con ngƣời đến sự giải phóng tinh thần, thì đó là nguồn gốc xã
hội cho tôn giáo nẩy sinh. Chính trị phi kinh tế tự nó làm nhục nó.
1.1.2.5. Về vài trò của tôn giáo trong xã hội.
Trong xã hội tƣ bản, sự áp bức chủ nghĩa về mặt kinh tế, gây nên và đẻ ra

mọi hình thức áp bức chính trị đối với quần chúng, làm cho đơn vị xã hội của quần
chúng thấp kém đi, đời sống tinh thần và đạo đức của quần chúng mê muội và tối
tăm thì tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về mặt tinh thần [30,tr.169170].
Với ngƣời lao khổ, tôn giáo dạy họ phải cam chịu, phải nhẫn nhục ở trần
gian để khi nhắm mắt xuôi tay sẽ đƣợc đền đáp ở thiên đƣờng.
Với kẻ thống trị, tôn giáo dạy họ làm việc thiện ở thế gian để biện hộ một
cách rẻ tiền cho toàn bộ cuộc đời bóc lột của họ; tôn giáo bán rẻ cho họ những tấm
thẻ để lên thiên đƣờng của ngƣời hạnh phúc.
Tôn giáo làm cho ngƣời nô lệ mất phẩm cách con ngƣời và quên hết
những điều đòi hỏi để đƣợc sống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con ngƣời.
Tôn giáo là sự mê hoặc nhân loại đối với quần chúng bị nô lệ về mặt kinh
tế.
- Theo Lênin, đạo Cơ đốc giáo cũng là một kinh nghiệm đƣợc tổ chức một
cách xã hội; chỉ có điều là đạo ấy không phản ánh chân lý khách quan mà phản

17


ánh việc một số giai cấp xã hội nhất định lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân
[31,tr.281-282].
Lê nin chỉ ra tính hai mặt của tôn giáo: “Có khả năng có một phong trào
Đạo Hồi vĩ đại ở Châu Phi, phong trào này vừa cách mạng vừa phản động
[31,tr.109] Lênin quan niệm: sự phát triển mạnh của Đạo Hồi ở vùng Tác-ta vừa
có tác dụng phát triển văn hóa ở vùng này, đồng thời sự liên kết của họ với ngƣời
theo Đạo Hồi ở Tuốc-kê-xtan, Trung Quốc, Ấn Độ trong chủ nghĩa Liên Hồi là
một sự nổi loạn, là mối lo ngại của chính phủ Nga [31,tr.649-653] . Lênin nhấn
mạnh:
Đối với chủ nghĩa đế quốc tôn giáo có vai trò lóa mắt lên vì những hào
quang thật hay giả của lòng dũng cảm chiến đấu mà chủ nghĩa sô vanh cho đó là
“lòng yêu nƣớc kiểu đặc biệt”. Họ dùng tôn giáo để đẩy ngƣời ta lên thành một sự

điên cuồng hoặc là một tội ác bất kỳ nào đó [31,tr.511] - Tử vì đạo bởi chính dục
vọng bàng quang của chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến.
Trong chủ nghĩa đế quốc, dục vọng bàng quang của chủ nghĩa sô vanh
hiếu chiến của tƣ bản tài chính đối với nhà thờ, chính là sự củng cố uy tín của nhà
thờ và sự thiết lập sự kiểm soát tinh thần của nhà thờ đối với quảng đại quần
chúng các bộ lạc hạ đẳng [31,tr.512].
Ở Anh, các giáo phái Anh giáo thƣờng dựa vào các giai cấp trung gian và
một phần công nhân lớp trên để thần thánh hóa sự cƣớp bóc [31,tr.543].
Trong lịch sử, đạo Cơ đốc đã lợi dụng truyền giáo để cƣớp bóc thuộc địa
[31,tr.636].
Lê nin cũng chỉ ra tính hai mặt của tôn giáo khi trích dẫn “Các cha cố đạo
Cơ Đốc nói về chiến tranh rằng, các cha cố Pháp lo lắng vì chiến tranh xẩy ra sẽ
dẫn châu Âu đến kiệt quệ, các ông khêu gợi lòng yêu nƣớc của mỗi ngƣời và vì sự
nhân từ của chúa (cha của mọi con chiên), và vì chúa ở trong lòng mọi ngƣời, mà
không tiến hành chiến tranh, nhƣng các cha cố ngƣời Đức cũng vận dụng lý do đó
mà tán thành chiến tranh do Đức khởi xƣớng [31,tr.661-663].

18


1.1.2.6. Quan niệm của Lênin về thái độ của Đảng cộng sản và Nhà
nƣớc đối với tôn giáo.
* Về thái độ của Đảng cộng sản đối với tôn giáo.
Đối với Nhà nƣớc, tôn giáo chỉ là việc tƣ nhân. Điều đó không có nghĩa đối
với Đảng thì tôn giáo là việc tƣ nhân. Làm nhƣ thế là hạ thấp Đảng của giai cấp
công nhân xuống trình độ của ngƣời thị dân “có tƣ tƣởng tự do tầm thƣờng nhất” Hạng này sẵn sàng không theo bất cứ tôn giáo nào, nhƣng lại cự tuyệt không chấp
hành nhiệm vụ đấu tranh theo lập trƣờng của Đảng để chống thứ thuốc phiện tôn
giáo mê hoặc nhân dân [33,tr.94]
Ngƣời nói, với những công nhân theo tín đồ Cơ Đốc, và những trí thức theo
chủ nghĩa thần bí, những ngƣời cộng sản không gạt họ ra khỏi xô-viết và cũng

không gạt họ ra khỏi Đảng. Chúng ta tin rằng, cuộc đấu tranh thực tế và công việc
cùng nhau làm trong một hàng ngũ, trong một đội ngũ nhất định có thể làm cho tất
cả những phần tử có sức sống tin vào chân lý của chủ nghĩa Mác và vứt bỏ những
gì không có sức sống [30,tr.78-79]. Những ngƣời mác-xít xóa bỏ tôn giáo không
phải bằng cách tuyên chiến với tôn giáo, mà bằng phát triển kinh tế, tuyên truyền
thế giới quan khoa học, xóa bỏ tình trạng nô lệ về kinh tế.
Lênin không cấm những tín đồ tôn giáo và những ngƣời tin ở tôn giáo gia
nhập Đảng. Dĩ nhiên, khi họ tự nguyện gia nhập Đảng thì họ phải tự nguyện tuân
thủ tôn chỉ, mục đích của Đảng [30,tr.173-175].
Lênin chỉ thị, nhiệm vụ chung của tạp chí “Dƣới ngọn cờ chủ nghĩa Mác”
là “Cơ quan ngôn luận của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, phải tiến hành không biết
mệt mỏi việc tuyên truyền vô thần và đấu tranh cho vô thần” [34,tr.30-31]. “Cần
dành nhiều chỗ để tuyên truyền chủ nghĩa vô thần, để giới thiệu những sách báo
nói về vấn đề ấy và để uốn nắn những sai lầm nghiêm trọng trong công tác về mặt
này ở nƣớc ta. Đặc biệt cần sử dụng các loại sách lớn, nhỏ mà nội dung có nhiều
sự việc cụ thể và những sự so sánh chứng minh mối liên hệ gắn chặt những lợi ích

19


giai cấp và các tổ chức giai cấp của giai cấp tƣ sản hiện nay với các tổ chức tôn
giáo và các cơ quan tuyên truyền tôn giáo” [34,tr.34].
Đối với giáo giới cũ, Ngƣời yêu cầu: phải nâng cao trình độ của giáo viên,
mở rộng giáo dục, bằng nhiều hình thức tác động và thức tỉnh giáo giới cũ, lôi
cuốn họ vào những nhiệm vụ mới, làm cho họ quan tâm đặt vấn đề sƣ phạm một
cách mới mẻ, quan tâm đến các vấn đề tôn giáo [34,tr.416].
Thái độ rõ ràng của Lênin là: Thủ tiêu hoàn toàn mọi mối liên hệ giữa giai
cấp bóc lột với các tổ chức tôn giáo, truyền bá khoa học chống tôn giáo nhƣng
không xúc phạm tình cảm tôn giáo của nhân dân.
* Về thái độ của nhà nƣớc đối với tôn giáo

Lênin chủ trƣơng, phải tách Giáo hội ra khỏi Nhà nƣớc. Tôn giáo phải đƣợc
tuyên bố là một việc của tƣ nhân đối với Nhà nƣớc, Nhà nƣớc không dính đến tôn
giáo, các đoàn thể tôn giáo không đƣợc dính đến chính quyền Nhà nƣớc. Bất cứ ai
cũng đƣợc quyền tự do theo hoặc không theo bất cứ một tôn giáo nào đó. Không
phân biệt quyền lợi giữa công dân có tín ngƣỡng tôn giáo với các công dân khác.
Trong các văn kiện chính thức của Nhà nƣớc phải vứt bỏ thậm chí mọi sự nhắc
đến tôn giáo nào đó của công dân. Nhà nƣớc không chi bất cứ một khoản phụ cấp
nào cho quốc giáo cũng nhƣ cho các đoàn thể tôn giáo, giáo hội. Các đoàn thể tôn
giáo hoàn toàn độc lập với chính quyền... Phải triệt để thực hiện điều này để tránh
và chấm dứt sự nhục nhã khi giáo hội phụ thuộc vào Nhà nƣớc, và tồn tại tòa án
của giáo hội đã truy tố công dân về tội vô thần hay tín ngƣỡng, cƣỡng bức lƣơng
tâm con ngƣời; nhằm đập tan mọi sự liên kết giữa giáo hội và Nhà nƣớc tƣớc mất
quyền tự do của con ngƣời [30,tr.170-173]
Ngƣời chỉ rõ, một khi tín ngƣỡng tôn giáo trở thành tôn giáo Nhà nƣớc thì
ngƣời ta sẽ quên ngay “những điều ngây thơ” của tôn giáo lúc sơ khai với tinh
thần dân chủ cách mạng của nó [33,tr.53].
Lênin nhấn mạnh: Cho đến nay, hôn nhân có tính chất tôn giáo vẫn thịnh
hành mà phụ nữ là ngƣời gánh chịu hậu quả của tệ nạn đó. Đấu tranh chống tệ nạn

20


này còn khó hơn đấu tranh chống lại pháp chế cũ. Đấu tranh chống các thành kiến
tôn giáo phải cực kỳ thận trọng. Trong cuộc đấu tranh này, ai làm tổn thƣơng đến
tình cảm tôn giáo, ngƣời đó sẽ gây thiệt hại lớn. Phải đấu tranh bằng tuyên truyền
giáo dục, nếu hành động thô bạo sẽ làm cho quần chúng tức giận, sẽ gây thêm chia
rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo. Nguồn gốc sâu xa nhất của thành kiến tôn
giáo là cùng khổ và dốt nát. Chính điều đó mà chúng ta cần phải đoàn kết và đấu
tranh .Tình trạng nô lệ về mặt kinh tế, đó là nguồn gốc thật sự của sự mê hoặc
nhân loại bằng tôn giáo [30,tr.175].

1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tôn giáo
1.2.1 Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, đức tin tôn giáo là niềm tin vào sức mạnh của thế giới
siêu nhiên, là điểm tựa tin thần của các tín đồ tôn giáo. Đức tin đó không thể thay
thế bằng hành động cƣỡng bức mà chỉ có thể thay đổi thông qua việc đấu tranh cải
tạo xã hội hiện thực, xây dựng một xã hội mới mà ở đó có cuộc sống đầy đủ về vật
chất và tinh thần, con ngƣời thực sự làm chủ tự nhiên và xã hội; đồng thời không
đƣợc xúc phạm đến niềm tin tôn giáo, nếu bị xúc phạm sẽ đƣa lại nhiều hậu quả
cực khó lƣờng. Hơn nữa quyền tự do tôn giáo là một trong những nội dung về
quyền tự do tƣ tƣởng của con ngƣời, thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian
khổ của nhân loại. Do đó, Hồ Chí Minh luôn nêu rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ
quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào của nhân dân.
Ngƣời nói: Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Giatô tin ở Đức Chúa Trời cũng nhƣ
chúng ta tin ở Đạo Khổng. Đó là những bậc chí tôn chúng ta nên tin tƣởng. Nhƣng
đối với nhân dân ta, ta đừng làm trái với ý dân…
Ngày 03/09/1945, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, thay mặt
chính phủ lâm thời ngƣời đề nghị: “Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia
rẽ đồng bào giáo và đồng bào lƣơng để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ tuyên
bố: Tín ngƣỡng tự do lƣơng giáo đoàn kết” [11,tr.9] ; đồng thời một trong sáu việc

21


cấp bách đề ra cho Chính phủ Việt Nam là tiếp các đoàn đại biểu của Công giáo và
Phật giáo cũng nhƣ các giáo hội khác.
Trong sắc lệnh 234/SL ngày 14/06/1955 do chủ tịch Hồ Chí Minh ký qui
định rõ: Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng và tự do thờ cúng của nhân
dân. Không ai đƣợc xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi ngƣời Việt Nam đều có
quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào.
Trong buổi lễ ra mắt Đảng lao động Việt Nam ngày 3/3/1951. Hồ Chí Minh

cũng khẳng định: “chúng tôi xin nói thêm hai điểm, nói rõ để tránh mọi ngƣời hiểu
lầm.
Một là, vấn đề tôn giáo, thì Đảng lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng
quyền tự do tín ngƣỡng của mọi ngƣời…” [13,tr.184]
Theo Hồ Chí Minh, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngƣỡng
của nhân dân không chỉ thực hiện đối với cán bộ, đảng viên, những ngƣời làm
công tác tôn giáo mà cả toàn xã hội, ngay cả những tôn giáo khác nhau. Bởi vì, do
tính chất cục bộ, mỗi tôn giáo đều mong muốn đề cao tôn giáo mình , hạ thấp tôn
giáo khác, thậm chí phủ nhận tôn giáo khác, nếu không thực hiện tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tôn giáo sẽ dẫn đến có sự xung đột tôn giáo xảy ra. Điều này đã
đƣợc chứng minh qua lịch sử hình thành và phát triển của các tôn giáo trên thế
giới.
Tôn trọng những ngƣời sáng lập ra các tôn giáo là tôn trọng đức tin của
ngƣời theo tôn giáo: Theo Hồ Chí Minh biểu tƣợng cao nhất của niềm tin tôn giáo
là niềm tin, sự tôn trọng đối với các đấng giáo chủ, ngƣời sáng lập ra các tôn giáo,
vì vậy, Ngƣời luôn ca ngợi đạo đức, tôn trọng những ý tƣởng nhân đạo của các vị
sáng lập các tôn giáo. Với chúa Giêsu, Ngƣời nói: “Gần hai mƣơi thế kỉ trƣớc, một
vị thánh nhân đã ra đời. Cả đời Ngƣời chỉ lo cứu thế dộ dân, hi sinh cho sự tự do,
bình đẳng” [12,tr.90] hoặc “Đức Giêsu hi sinh vì muốn loài ngƣời đƣợc tự do,

22


hạnh phúc” [11,tr.150] , “ Suốt đời Ngài chỉ hi sinh phấn đấu cho tự do, cho dân
chủ” [12,tr.121]
Với đức Phật, Ngƣời nói: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ, cứu nạn.
Muốn cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, Ngƣời phải hi sinh tranh đấu diệt lũ ác ma”.
“Phật Thích Ca là một ngƣời quí tộc. Ngƣời đã bỏ hết công danh phú quí để cứu
vớt chúng sinh” [12,tr.197]
Trong công việc hằng ngày. Hồ Chí Minh phê phán việc tuyên truyền chủ

nghĩa Mác – Lênin trƣớc đồng bào có đạo một cách thô thiển và xúc phạm đến các
giáo sĩ: “Đối với đồng bào Công giáo có đội đã đƣa chủ nghĩa Mác – Lênin ra giải
thích. Nhiều cán bộ cứ nói đến cha cố không phân biệt tốt xấu, cứ gọi bằng thằng
làm cho nông dân Công giáo khó chịu” . Ngày 10/05/1958, khi trả lời câu hỏi của
các cử tri Hà Nội: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế hay
không?” Hồ Chí Minh trả lời rõ: “Không. Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, tín ngƣỡng
hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy.” Ngƣời còn nói rõ them ngƣời cộng sản
tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không
những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo. Đảng cộng sản chỉ chủ
trƣơng tiêu diệt tội ác ngƣời bóc lột ngƣời.
Quan điểm tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh còn thể
hiện rõ ở chỗ Ngƣời kiên quyết đấu tranh những kẻ lợi dụng tôn giáo làm tổn hại
đến lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, nhƣng bao giờ cũng giữ thái độ đúng mực
với đức tin chân chính của tôn giáo. Linh mục Trần Tam Tinh nhận xét rất đúng
sau khi phân tích sự kiện lien quan đến giám mục Lê Hữu Từ: “Các lời lẽ của Cụ
phê phán giáo hội không bao giờ chạm đến khía cạnh đức tin mà chỉ nằm ở phạm
vi các vấn đề cơ chế và chính trị” [24,tr.76]
1.2.2 Đề cao những điểm tƣơng đồng giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo vào hoàn cảnh
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không bao giờ có thái độ đấu tranh trực diện

23


×