Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-----------

-----------

DƯƠNG VĂN LÂM

ỨNG XỬ CỦA CÁC HỘ DÂN VỚI TÌNH TRẠNG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
Ở HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-----------

-----------



DƯƠNG VĂN LÂM

ỨNG XỬ CỦA CÁC HỘ DÂN VỚI TÌNH TRẠNG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
Ở HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Dương Văn Lâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Bộ
môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường; cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Mậu
Dũng - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương
pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Yên Lạc, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Yên Lạc, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên
Lạc, Phòng Thống kê huyện Yên Lạc; UBND các xã Tam Hồng, Yên Đồng, UBND
thị trấn Yên Lạc, cùng các hộ dân các xã kể trên đã tiếp nhận, nhiệt tình giúp đỡ và
cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các bạn
học viên lớp Quản lý kinh tế B - K22 đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn
thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của
Thầy Cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của
bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các

bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Dương Văn Lâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... ivii
Danh mục bảng ................................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ................................................................................................... x
Danh mục biểu đồ................................................................................................ x
Danh mục hộp ..................................................................................................... x
PHẦN I MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1

Tình cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4

1.4

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................... 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 5
2.1

Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5

2.1.1 Lý luận về môi trường và ô nhiễm môi trường .......................................... 5
2.1.2 Cơ sở lý luận về làng nghề, ô nhiễm môi trường làng nghề....................... 8
2.1.3 Lý luận về ứng xử, ứng xử của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi
trường ................................................................................................................. 14
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của người dân tại các làng nghề................ 21
2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................ 25


2.2.1 Tình hình ứng xử với ô nhiễm môi trường làng nghề ở các nước
trên Thế Giới .......................................................................................... 25
2.2.2 Tình hình ứng xử với ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam ........... 27
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm về ứng xử của người dân với tình
trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. ...................................................... 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................. 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 32
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc ......................................... 34
3.2

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra ........................................ 41
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 42
3.2.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu ............................................. 44
3.2.4 Phương pháp phân tích ........................................................................... 44
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu trong nghiên cứu ................................................... 45
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 46
4.1


Khái quát tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề ở huyện Yên
Lạc ......................................................................................................... 46

4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất tại các làng nghề ở huyện Yên Lạc............. 46
4.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở huyện Yên Lạc ........ 49
4.2

Ứng xử của hộ dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................. 64

4.2.1 Khái quát tình hình chung của các hộ. .................................................... 64
4.2.2 Ứng xử của người dân trong sản xuất trước vấn đề ô nhiễm môi
trường làng nghề..................................................................................... 70
4.2.3 Ứng xử của người dân trong sinh hoạt, đời sống trước vấn đề ô
nhiễm môi trường làng nghề. .................................................................. 86
4.3

Yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ dân đối với vấn đề ô nhiễm
môi trường tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ....................................... 94

4.3.1 Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội .......................................................... 94
4.3.2 Nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và pháp chế ............................. 100
4.4

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường ứng xử hợp lý của hộ
dân với tính trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.................................. 101

4.4.1 Định hướng ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường ..............101
4.4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng xử hợp lý với tình
trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ..................................................... 102

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 111
5.1

Kết luận ................................................................................................ 111

5.2

Kiến Nghị ............................................................................................. 112

5.2.1 Đối với chính quyền các cấp ................................................................. 112
5.2.2 Đối với hộ sản xuất............................................................................... 113
5.2.3 Đối với các hộ không sản xuất .............................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 115
PHỤ LỤC........................................................................................................ 117

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân


CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GTSX

Gía trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế - Xã Hội



Lao động

NN


Nông nghiệp

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


TM&DV

Thương mại và dịch vụ

TNMT

Tài nguyên môi trường

TT

Thị trấn

TT - BNN

Thông tư - Bộ Nông Nghiệp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang


3.1

Diện tích đất đai qua giai đoạn 2011-2013 .............................................. 36

3.2

Cơ cấu dân số và mật độ dân số .............................................................. 37

3.3

Qui mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Yên
Lạc giai đoạn 2011-2013 ........................................................................ 40

3.4

Bảng thu thập tài liệu, số liệu đã công bố................................................ 42

4.1

Danh sách làng nghề ở huyện Yên Lạc năm 2013 ................................... 47

4.2

Biến động số hộ làm nghề qua 3 năm ..................................................... 47

4.3

Bảng tổng hợp những đóng góp của làng nghề trong giải quyết việc
làm và thu nhập cho người lao động ....................................................... 48


4.4

Định mức tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................... 53

4.5

Đặc trưng ô nhiễm môi trường không khí của một số loại làng nghề .............. 56

4.6

Kết quả phân tích tại một số làng nghề mộc ............................................ 57

4.7

Kết quả phân tích một số làng nghề chế biến tơ nhựa ............................. 57

4.8

Đánh giá của các hộ về chất lượng không khí làng nghề ......................... 58

4.9

Bảng tổng hợp kết quả phân tích............................................................. 60

4.10

Đánh giá của các hộ về chất lượng môi trường đất.................................. 61

4.11


Tình hình sức khỏe của người dân tại 3 điểm nghiên cứu........................ 62

4.12

Tình hình chung về các hộ điều tra ......................................................... 66

4.13

Tình hình về nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra ............................... 68

4.14

Nguồn thông tin tham khảo về KHKT trong sản xuất của các hộ ............... 71

4.15

Số hộ điều tra sử dụng hệ thống xử lý bụi ............................................... 74

4.16

Ứng xử của các hộ với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất .................. 76

4.17

Ứng xử của các hộ nông dân trong việc kết hợp với các ngành
nghề khác ............................................................................................... 79

4.18

Ửng xử của các hộ với việc đề xuất thu phí môi trường .......................... 81


4.19

Ứng xử của các hộ sản xuất trong việc vệ sinh môi trường xung
quanh...................................................................................................... 83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


4.20

Kết quả của công tác tập huấn đạo tạo cho các hộ sản xuất tại các
làng nghề ................................................................................................ 84

4.21

Ửng xử của các hộ dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường ......... 88

4.22

Ửng xử của các hộ trước ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới
sức khỏe. ................................................................................................ 90

4.23

Ứng xử của các hộ đối với các giải pháp chung cho vấn đề ô nhiễm
môi trường làng nghề.............................................................................. 93


4.24

Ảnh hưởng của trình độ văn hóa tới ứng xử của các hộ .......................... 95

4.25

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế tới ứng xử của các hộ .......................... 97

4.26

Ảnh hưởng của tham gia tập huấn tới ứng xử của các hộ sản xuất ................ 99

4.27

Giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề mộc ................................... 107

4.28

Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế tơ nhựa .................. 108

4.29

Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề chế biến bông vải sợi.......... 110

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ

Trang

4.1

Quy trình công nghệ nghề mộc và dòng thải ........................................... 50

4.2

Sơ đồ công nghệ chế biến nhựa, tái chế tơ nhựa và dòng thải .................. 51

4.3

Quy trình sản xuất tái chế bông tổng quát và dòng thải ........................... 52

4.4

Công nghệ xử lý bụi................................................................................ 73
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Trang

4.1

Các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS ................................................................ 54

4.2


Nồng độ Amoni, Mn, E-coli ................................................................... 55

4.3

Nguồn tiếp cận thông tin về kỹ thuật, xử lý chất thải sản xuất của các hộ ...... 99
DANH MỤC HỘP

Hộp
4.1

Trang
Gia đình tôi sẵn sàng ủng hộ thêm .......................................................... 82

4.2

Giờ có quá ít thực phẩm sạch .................................................................. 89

4.3

Chúng tôi ngoài góp tiền, còn góp cả sức ................................................ 91

4.4

Phải phân cấp quản lý và chế tài xử lý rõ ràng ...................................... 101

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số
làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển cả trăm năm gắn liền với sự
phát triển kinh tế của đất nước. Theo báo cáo môi trường Quốc gia với chủ đề
môi trường và làng nghề Việt Nam công bố năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì hiện nay nước ta có hàng ngàn làng nghề tập trung nhiều tại Đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ đang thu hút khoảng 11 triệu
lao động với kim ngạch xuất khẩu khoảng 900 triệu USD (Bộ TNMT, 2008). Báo
cáo này chỉ ra các làng nghề còn tăng lên nữa. Với sự phát triển của mình, các
làng nghề đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
nhiều địa phương, sự phát triển làng nghề đã nâng cao thu nhập của người dân
nông thôn lên gấp 3 - 4 lần so với nông nghiệp, đồng thời góp phần cải thiện cơ
sở hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn.
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống sẽ tạo nhiều công ăn việc
làm, góp phần nâng cao thu nhập, tiến tới xóa bỏ nghèo đói. Địa phương nào có
làng nghề truyền thống phát triển thì ở đấy đời sống của người dân nông thôn
được nâng cao. Vì vậy, việc phát triển làng nghề truyền thống góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cụ thể là giảm tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nhưng tăng về giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
tăng cả về giá trị sản lượng và tỷ trọng. Mặt khác, phát triển làng nghề truyền
thống góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm nghề, xây dựng
nông thôn mới, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, cũng chính các hoạt động sản xuất của các làng nghề đã và
đang làm suy thoái môi trường và là một vấn đề vô cùng bức xúc. Hầu hết các cơ
sở sản xuất thải trực tiếp các chất thải, phụ phẩm chưa qua xử lý vào môi trường.
Các chất thải bao gồm rất nhiều các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép
đang gây ô nhiễm trầm trọng môi trường đất, nước và không khí tại các địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


phương có làng nghề. Hậu quả là bệnh tật gia tăng, tuổi thọ người dân giảm, mâu
thuẫn và xung đột xảy ra trở thành hậu quả tất yếu từ việc ô nhiễm môi trường
làng nghề (Bộ TNMT, 2008). Theo kết quả nghiên cứu tuổi thọ trung bình của
người dân làng nghề ngày càng giảm đi và thấp hơn từ 5 - 10 tuổi so với người
dân không ở làng nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề cũng kéo theo các bệnh
phổ biến về da, mắt, thương tích,... đặc biệt là ung thư và vô sinh. Tình trạng này
đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.
Do vậy, vấn đề phát triển làng nghề bền vững đi đôi với bảo vệ môi
trường làng nghề là hết sức cần thiết và cấp bách đối với các hộ dân, nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống về cả vật chất và tinh thần cho các hộ dân.
Huyện Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng
nhanh là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã
Phúc Yên, Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý thuận lợi
tạo cho Yên Lạc lợi thế phát triển kinh tế cả về nông nghiệp và công nghiệp, đặc
biệt các ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Mặt khác huyện Yên Lạc được
đánh giá là một địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển ngành
nghề nông thôn như chế biến sắt phế liệu ở xã Tề Lỗ - Yên Lạc, nghề mộc ở thị
trấn Yên Lạc, nghề mộc Lũng Hạ, nghề tái chế tơ nhựa ở làng Tảo Phú, nghề chế
biến bông vải sợi ở thôn Gia xã Yên Đồng,... Đặc biệt trong những năm trở lại
đây với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và giá trị sản xuất của các làng nghề ở
Yên Lạc đã đem lại đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân nông
thôn ngày một nâng cao. Với lực lượng lao động dồi dào, đội ngũ lao động lành
nghề trong các làng nghề truyền thống với nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề,
thêm vào đó là sự quan tâm của các cấp quản lý tỉnh Vĩnh Phúc nên các làng
nghề trong toàn huyện đã có bước phát triển mới. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi

trường tại các làng nghề vẫn đang diễn ra một cách nghiêm trọng và nhức nhối.
Hộ dân Yên Lạc đứng trước nguy về sức khỏe và tinh thần đang bị đe dọa
nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều những thông tin liên quan đến môi trường
cũng như ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người, do đó
cách thức ứng xử đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của hộ dân tại các làng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


nghề cũng là vần đề được quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có
thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng phát triển bảo
vệ môi trường của các làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt khoa học và
thực tiễn.
Nhìn chung vấn đề nhận thức và ý thức của người dân đối với các vấn đề
môi trường đang diễn ra hiện nay còn nhiều hạn chế. Điều đó đã thể hiện ở cách
ứng xử và hành động để khắc phục những tác động của ô nhiễm môi trường đến
đời sống sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình sống trong khu vực làng nghề
chưa thực sự phù hợp. Với những băn khoăn của bản thân trước những vấn đề ô
nhiễm trên địa bàn huyện thì nhận thức và ứng xử của hộ dân như thế nào? Họ đã
và đang làm gì? Bằng cách nào để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường ở
địa phương? Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng xử của các hộ dân với
tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện Yên Lạc - tỉnh
Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu cách thức ứng xử của hộ dân trước tình trạng ô nhiễm môi
trường làng nghề, và từ đó đề xuất cách thức ứng xử, giải pháp hữu hiệu nhằm
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề ở huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng xử của người
dân trước vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
- Nghiên cứu cách thức ứng xử của người dân trước tình trạng ô nhiễm
môi trường làng nghề.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của người dân trước vấn
đề ô nhiễm môi trường làng nghề.
- Đề xuất một số giải pháp, cách thức ứng xử phù hợp nhằm giảm thiểu tình
trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
- Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường làng
nghề, ứng xử của người dân đối với ô nhiễm môi trường làng nghề của huyện
Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc?
- Thực trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề như thế nào?
- Ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm môi trường tới người dân như thế nào?
- Ứng xử của người dân trước vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề như
thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ứng xử trước vấn đề ô nhiễm môi trường
làng nghề của các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu?
- Định hướng giải pháp nào đề giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường
tại các làng nghề ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu ứng xử của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tại

các làng nghề ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các tác động, ảnh hưởng
của ô nhiễm liên quan tới cách ứng xử của các hộ dân.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng xử của
các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Các tác động,
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và cách thức ứng phó nhằm giảm thiểu, hạn
chế tình trạng ô nhiễm.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại 2 xã và 1 thị trấn thuộc huyện
Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Thị trấn Yên Lạc (làng mộc truyền thống Vĩnh Đoài,
Vĩnh Đông, Vĩnh Trung, Vĩnh Tiên), xã Tam Hồng (làng nghề tái chế tơ nhựa
thôn Tảo Phú), xã Yên Đồng (làng nghề chế biến bông vải sợi, thôn Gia).
Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây từ
2011 - 2013.
Thời gian nghiên cứu đề tài từ 2014 - 2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1.1 Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật (Quốc hội, 2006).
Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn,
các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt

động của con người trong thời gian bất kỳ (Bách khoa toàn thư, 1994).
Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các
hệ thống do con người tạo ra (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống và
lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình (UNESCO, 1981).
Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên hoặc nhân tạo,
lý học, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội cùng tồn tại trong một không gian bao
quanh con người. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và
tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng cùng tồn tại và phát triển.
2.1.1.2 Ô nhiễm môi trường
a) Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn
môi trường (Quốc hội, 2006).
Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó
có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các
quá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình
này xảy ra theo xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có
hại đối với sức khỏe và sự sinh tồn của con người hoặc các loài sinh vật khác
sinh sống trong môi trường đó.
Ô nhiễm môi trường còn được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như
nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó

hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng
tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
b) Phân loại ô nhiễm môi trường
Trên cơ sở phân loại các chất gây ô nhiễm và những tác động chính của
chúng đối với môi trường, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) được phân thành 7 loại:
Ô nhiễm đất, Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm nước, Ô nhiễm biển, Ô nhiễm phóng
xạ, Ô nhiễm nhiệt, Ô nhiễm tiếng ồn.
Tùy phạm vi lãnh thổ có: Ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa
phương. Ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên, nhất là đến sinh vật và
sức khỏe con người. Để chống ÔNMT, chúng ta phải áp dụng các công nghệ
không chất thải, hoặc phải làm sạch các chất thải khí và nước, tiêu hủy các chất
thải rắn.
Ô nhiễm môi trường đất: ÔNMT đất được xem là tất cả các hiện tượng làm
nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô
nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí: Là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây sự tỏa
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (có bụi).
Các nguồn gây ô nhiễm không khí: Các loại chất thải (khói, bụi, khí độc,...)
của công nghiệp khai thác hầm mỏ, xí nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải
chạy bằng xăng, dầu,... (tạo ra 65% khối lượng chất gây ô nhiễm không khí).
Đối với sức khỏe, ô nhiễm không khí dễ gây nhiều bệnh nghề nghiệp
(nhiễm bụi sillic phổi...), bệnh dị ứng (hen suyễn...), một số bệnh ung thư, các
bệnh mãn tính đường hô hấp (viêm phế quản mãn tính...). Trên phạm vi rộng lớn,
ô nhiễm không khí gây tác hại đến hệ sinh thái, đến các công trình xây dựng và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6



các di tích lịch sử, đang làm tăng nhiệt độ trung bình Trái Đất với nhiều hậu quả
chưa lường hết được.
Ô nhiễm không khí là một phần của ô nhiễm môi trường, vấn đề mà hiện
nay cả thế giới đang quan tâm và được bàn luận ở nhiều hội nghị quốc tế.
Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, nông
nghiệp, công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo do quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước.
Ô nhiễm nhiệt: Hiện tượng nhiệt từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện
nguyên tử và các hệ thống điều hòa là tác nhân chính làm nóng bầu khí quyển,
làm cho bầu không khí bị ô nhiễm và làm thủng tầng ozon. Bên cạnh các nhà
máy điện nguyên tử, ô nhiễm nhiệt cũng làm cho mực nước các dòng sông tăng,
khiến cho hàm lượng oxi trong nước giảm gây ảnh hưởng đến sự hô hấp của các
loài sinh vật sống dưới nước, làm các phản ứng sinh hóa trong cơ thể của các loài
vật bị xáo trộn dẫn đến tình trạng các sinh vật này không phát triển được hoặc bị
chết hàng loạt.
Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm
thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, hay nói cách khác tiếng ồn là những
âm thanh chói tai phát sinh từ những nguồn chấn động không tuần hoàn.
Hàng ngày, cuộc sống của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều các loại
tiếng ồn khác nhau từ các phương tiện giao thông, từ các hoạt đông sản xuất xây
dựng, nông nghiệp, công nghiệp,... hoặc làm việc trong môi trường ồn (xưởng
sản xuất, nhà máy, hầm mỏ,...). Tiếng ồn làm cho sức khỏe con người bị ảnh

hưởng, phát sinh các bệnh nghề nghiệp (ù tai, điếc, thần kinh,...).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Ô nhiễm phóng xạ: Sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chất phóng xạ
nguy hiểm. Đặc biệt là sự ô nhiễm bởi các chất phóng xạ không bị tiêu hủy hay
không bị vô hiệu hóa bởi con người mà nó tự phân hủy theo thời gian, do đó
không thể loại trừ chất phóng xạ khi bị ô nhiễm.
Ô nhiễm biển: Là hiện tượng làm biến đổi, hoặc xáo trộn các thành phần
hóa học của nước biển gây ra do các hoạt động của con người trên biển như vận
tải (tràn dầu, các hoạt động tẩy rửa tàu thuyền, nhiên liệu,...) khai thác dầu (rò rỉ
dầu từ các dàn khoan, nhà máy lọc dầu,...) hoặc do các nguồn ô nhiễm phát sinh
từ đất liền ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu
đến sự tăng trưởng, phát triển của chúng.
2.1.2 Cơ sở lý luận về làng nghề, ô nhiễm môi trường làng nghề
2.1.2.1 Làng nghề
a) Khái niệm
Đây là một khái niệm mang tính chất đặc thù của Việt Nam, song ở nước
ta hiện nay chưa có một tiêu chí thống nhất nào cho khái niệm này. Nhiều học
học giả đã đưa ra nhiều khái niệm về làng nghề khác nhau như:
Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông thôn (Dương
Bá Phượng, 2001).
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là
làng nghề mà cần có quy định một số tiêu chuẩn nhất định.
Năm 2006, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung
và các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống. Theo đó: Làng nghề là một

hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm
dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề, nông
thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Làng nghề được công nhận phải đạt ba tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Lịch sử phát triển làng nghề.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao
đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc
nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử hàng trăm năm, song song với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Nếu đi
sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc sản phẩm của các làng nghề, có thể thấy rằng hầu
hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày
hoặc làm công cụ nông nghiệp phục vụ sản xuất những lúc nông nhàn. Kỹ thuật,
công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền lại
từ đời này qua đời khác.
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công
mà còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những
thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm. Ngoài ra làng
nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung tinh hoa những kỹ
thuật trong sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt hàng sản xuất ra không chỉ để

phục vụ sản xuất hàng ngày mà còn bao gồm cả sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng,...
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường.
b) Vai trò của làng nghề
Với hơn 4.500 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử
dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc
gia,… các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn
(Đặng Kim Chi, 2001).
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú
với giá thành thấp. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn
có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô,
khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng,…
+ Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường
trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị
trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển
hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu
đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng
góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 - 50 ngàn tỷ đồng. Góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
+ Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông
nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo
hướng phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với

thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
- Đặc điểm của làng nghề:
Theo Đặng Kim Chi (2001), thì làng nghề có những đặc điểm sau:
Tồn tại ở nông thôn có gắn bó chặt chẽ với người nông dân: Các làng
nghề xuất hiện trong từng làng xã ở nông thôn sau đó các nghành nghề thủ công
nghiệp tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn.
Công cụ lao động thô sơ, lạc hậu: Công cụ lao động trong các làng nghề
đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại
sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo
của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước
trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới
hóa được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
Nguyên liệu tại chỗ: Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành
xuất phát từ sự có sẵn của nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Cũng có một số nguyên liệu phải nhập từ các vùng khác hoặc phải nhập khẩu từ
các nước khác như chỉ thêu, thuốc nhuộm,... song không nhiều.
Lao động thủ công truyền thống: Lợi thế về sức lao động dồi dào cùng
những sản phẩm nhờ vào kỹ thuật khéo léo, và các nghệ nhân có kinh nghiệm lâu
năm. Trước kia do trình độ khoa học chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn
trong quy trình sản xuất đều là thủ công đơn giản. Ngày nay với sự phát triển của
khoa học công nghệ, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nhiều công đoạn
trong sản xuất đã giảm bớt được nhiều công lao động thủ công, giản đơn. Tuy
nhiên, một số loại sản phẩm vẫn phải duy trì công đoạn lao động thủ công, mà

nhiều máy móc không thể thay thế được. Việc dạy nghề trước đây đươc lưu
truyền theo phương thức truyền nghề trong gia đình và chỉ thu hẹp trong từng
làng. Sau hòa bình lập lại nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ
công truyền thống ra đời, làm phương thức truyền nghề đã có nhiều thay đổi,
mang tính đa dạng và phong phú hơn.
Sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hóa, bản sắc dân tộc: Các sản
phẩm làng nghề vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vừa phục vụ
nhu cầu tiêu dùng, vừa mang tính trang trí cao. Các sản phẩm đều là sự kết hợp
của phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật. Từ những họa tiết
hoa văn nhỏ nhất đến những chiếc trống đồng to lớn, hay các đồ gốm sứ,... tất cả
đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hóa tinh
thần, quan niệm về nhân văn tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sự ra đời của các làng nghề, các làng nghề
truyền thống xuất pháp từ sự đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các
địa phương. Ở mỗi một làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán,
tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay thị trường làng nghề về cơ bản
vẫn là các thị trường địa phương, tỉnh, liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Hình thức tổ chức sản xuất: Phần lớn hình thức tổ chức sản xuất của làng
nghề là quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và
doanh nghiệp tư nhân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


2.1.2.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn
ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề
Việt Nam", hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi

trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô
nhiễm như thêu, may,...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại
cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết
quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng
ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” (Bộ TNMT, 2008).
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ
biến sau đây:
- Ô nhiễm nước: Ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước
thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc
ra sông. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp
như: Chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy
giấy và nhuộm,… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện
tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa
là sự vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với các hàm lượng BOD, COD,
SS và coliform, các kim loại nặng,… ở cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các
sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người.
- Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu
trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ.
- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại,…)
hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông
thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác
thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước
ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12



Tại Báo Nhân dân ngày 23/6/2005, Đặng Kim Chi đã cảnh báo "100%
mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho
phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất,
nhất là ô nhiễm bụi vượt TCCP và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ
người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các
bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng
sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa,
cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề".
Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước. Sau
khi mở rộng (2008), Hà Nội có tổng cộng 1.275 làng nghề, trong đó có 226 làng
nghề được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận theo các tiêu chí làng nghề, với
nhiều loại hình sản xuất khác nhau, từ chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi,
giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da đến sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá;
tái chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ,... Trong số này, làng nghề thủ công mỹ nghệ
chiếm 53% với 135 làng nghề, tiếp đó là làng nghề dệt nhuộm đồ da chiếm 23% với
59 làng nghề, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 16,9% với 43 làng
nghề,... Hiện nay, phần lớn lượng nước thải từ các làng nghề này được xả thẳng ra
sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa qua xử lý khiến các con sông này đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Chưa kể đến một lượng rác thải, bã thải lớn từ các làng nghề không
thể thu gom và xử lý kịp, nhiều làng nghề rác thải đổ bừa bãi ven đường đi và các
khu đất trống (Lê Kim Nguyệt, 2012).
Tình trạng ô nhiễm môi trường như trên đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm
trọng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là những người tham gia sản xuất, sinh sống
tại các làng nghề và các vùng lân cận.
Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008 cho thấy, tại nhiều làng nghề, tỷ
lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu
hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng
giảm, thấp hơn 10 năm so với làng không làm nghề. Ở các làng tái chế kim loại,
tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ

yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất.
Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các làng
nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 - 38%),
bệnh về đường tiêu hóa (8 - 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh đường hô hấp
(6 - 18%), bệnh đau mắt (9 - 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề
Dương Liễu 70%, làng bún Phú Đô là 50% (Lê Kim Nguyệt, 2012).
Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các cơ
sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát
triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó,
ý thức của chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử lý
chất thải. Nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn
xã hội sẽ ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại như
hiện nay.
2.1.3 Lý luận về ứng xử, ứng xử của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường
2.1.3.1 Khái niệm ứng xử
Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác
đến mình trong một tình huống cụ thể đến mình” (Lê Thị Bừng và Hải Vang,
1997). Trong thực tế, quan hệ giữa thái độ với lời nói và hành vi là quan hệ giữa
cái được thể hiện với cái biểu hiện. Xuất phát từ thực tế đó, ta có thể đưa ra khái
niệm ứng xử là sự phản ứng có lựa chọn, thể hiện qua lời nói hoặc hành vi của
con người trước sự tác động của sự vật, hiện tượng đến mình trong một tình
huống cụ thể.
Ứng xử là chỉ mọi phản ứng của động vật khi có kích thích một yếu tố nào
đó trong môi trường; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp lại thành

một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích có định hướng nhằm giúp chủ
thể thích nghi với hoàn cảnh (Nguyễn Khắc Viện, 1991).
Ứng xử ở người tồn tại một số yếu tố gắn bó với nhau. Thứ nhất, chủ thể
ứng xử luôn luôn có ý thức về việc mình làm trên cơ sở của những kinh nghiệm
đã có. Nói một cách khác, chủ thể cảm thấy, nhận thấy, hiểu mình đang đứng
trước tình huống nào để tổ chức hoạt động đáp lại tình huống đó. Thứ hai, tính
xuất ngoại của chủ thể, nghĩa là trong ứng xử, những suy nghĩ của chủ thể luôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


×