Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.84 KB, 20 trang )


BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:

VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC
TOÁN CỦA HỌC SINH
Người thực hiện:
Người hướng dẫn khoa học:


CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mục lục

Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Các nghiên cứu liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, lý giải và áp dụng
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Chương 1: Mở đầu
1.1 Lời giới thiệu
1.2 Nhu cầu nghiên cứu
1.3 Phát biểu vấn đề nghiên cứu
1.4 Mục đích nghiên cứu
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
1.6 Định nghĩa các thuậtngữ


1.7 Ý nghĩa nghiên cứu


LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ
thuật và công nghệ thông tin con người ở khắp mọi nơi trên
thế giới không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính vẫn có
thể cùng nhau học tập, nghiên cứu dù ở cách xa nhau hàng
ngàn cây số. Thế kỉ 21 là kỉ nguyên của tri thức, của sự hợp
tác, liên kết. Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự
phát triển của toàn nhân loại. Một đất nước không thể phát
triển nếu có một nền giáo dục lạc hậu, không thể hội nhập
với bạn bè quốc tế nếu không biết hợp tác.
Đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh
quan hệ với các nước trên thế giới, để đáp ứng yêu cầu của
xã hội chúng ta phải đào tạo được những con người biết học
tập, biết làm việc hợp tác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.


Mục tiêu giáo dục, đào tạo của nước ta là “phải hướng vào
đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng
lực giải quyết những vấn đề thường gặp,... ” và mục tiêu của
chương trình mới là “góp phần hình thành và phát triển các
phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết lao động hợp
tác, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên”. Các quan
điểm đó được thể chế hóa trong luật giáo dục (1998) :
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. ”
Như vậy đổi mới PPDH môn toán hiện nay ở trường phổ
thông là tổ chức cho HS được học tập trong hoạt động và
bằng hoạt động một cách tích cực.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học hợp tác góp phần nâng
cao kết quả học tập của HS, HS nhận ra được sức mạnh
đoàn kết trong giải quyết các vấn đề.Ý tưởng là động viên
HS “cùng bơi hoặc cùng chìm” với nhau hơn là sản xuất
ra những “kẻ thắng người thua ” như trong môi trường
học tập có tính ganh đua một cách truyền thống. Học hợp
tác đích thực luôn khuyến khích sự tương tác giữa HS với
HS và thiết lập mối quan hệ sâu sắc giữa các thành viên
của nhóm. Khi học hợp tác HS học được cách lắng nghe ý
tưởng của người khác, thảo luận và phản bác, đưa ra và
chấp nhận những phê bình có tính xây dựng từ bạn bè và
cảm thấy thoải mái khi phạm phải sai sót. Học hợp tác với
những đặc điểm của nó


+ Thúc đẩy HS học tập tích cực và đạt được những thành
tích cao.
+ Làm tăng khả năng ghi nhớ.
+ Đề cao những kết quả đạt được từ kinh nghiệm học tập
của HS.
+ Giúp HS phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng lời nói.
+ Phát triển các năng lực xã hội (khả năng lãnh đạo, đưa ra
quyết định, xây dựng lòng tin, giải quyết các xung đột...).

+ Thúc đẩy lòng tự trọng, ý thức về cá tính.
+ Đẩy mạnh các mối quan hệ tích cực giữa các HS như: tinh
thần đồng đội, sự chia sẻ, sự tận tụy, sự cổ vũ động viên,...
Học hợp tác đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều
nhà giáo dục trên thế giới và được áp dụng thành công ở các
nước như Mỹ, Nhật.
Ch1


NHU CẦU NGHIÊN CỨU
Khả năng làm việc hợp tác không tự nhiên có được mà
phải qua rèn luyện, thực hành thường xuyên để hợp tác trở
thành thói quen, nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong học
tập, công tác. Thế nhưng, xuyên suốt chương trình từ cấp 1
đến đại học chúng ta chỉ chú trọng đào tạo từng cá nhân đơn
lẻ, trong quá trình giáo dục chúng ta thường đề cao thành
tích cá nhân. Trước đây phương pháp dạy học truyền thống
với lối truyền thụ một chiều, HS tiếp thu kiến thức một cách
thụ động không dạy cho HS năng lực học tập hợp tác. Hiện
nay HHT đã bắt đầu được chú ý, được áp dụng như một
phương tiện để đổi mới PPDH nhưng chỉ mới ở dạng hình
thức. Thực tế người giáo viên cũng chưa có kiến thức và
tâm lý về hợp tác, làm sao để chuyển phương pháp đó cho
học sinh.


Vì vậy HS không hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, các yêu cầu
đối với nhóm làm việc hợp tác. Cho nên bề ngoài thì có
vẻ đang đối thoại, hợp tác với nhau nhưng kỳ thực
trong thâm tâm, học sinh đang “cạnh tranh” với nhau,

đang nghĩ rằng mình được đánh giá qua thành tích của
cá nhân chứ không phải của tập thể. Mặt khác, phần lớn
HS phổ thông thường có tâm lý “sợ hỏi”, nhất là hỏi
trước toàn thể lớp, trước đám đông, ở những HS yếu
kém tâm lý này càng lớn hơn so với các HS khá giỏi.
HHT với việc tổ chức học theo nhóm luôn tạo được
không khí sôi nổi, các HS nhút nhát, yếu kém thường ít
phát biểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham
gia xây dựng bài.


Mặt khác, hầu hết các hoạt động nhóm đều mang trong nó
cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, những vấn đề
chưa hiểu, những lỗi hiểu sai đều được giải đáp, mà thường
lại là trong bầu không khí rất thoải mái. Học sinh có cơ hội
thực hành các kỹ năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo,
đánh giá, tổng hợp và phân tích. Các em cũng thực hành các
kỹ năng thông thường như khả năng cùng làm việc và giao
tiếp với nhau. Hơn thế nữa, áp dụng phương pháp DHHT ở
phổ thông còn đáp ứng những lý do khách quan ở nước ta
hiện nay như: góp phần giải quyết sự bất cập trong việc
thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong hoàn cảnh mới; để
đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội; để phù hợp với mục
tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ
GD& ĐT ban hành. Chính vì vậy, việc dạy học hợp tác là
hết sức cần thiết.
Ch1


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm kiếm một phương
pháp mới trong dạy và học toán ở trường THPT để nâng
cao kết quả học toán của HS, và xác định quy trình dạy
học hợp tác phù hợp với thực tiễn ở các trường phổ
thông của Việt Nam hiện nay.

Ch1


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Mô hình HHT đóng vai trò như một phương tiện đổi mới
phương pháp dạy học ảnh hưởng như thế nào đến việc dạy
học toán?
2. Vận dụng mô hình HHT góp phần nâng cao kết quả học
toán cho HS như thế nào?
3. Việc sử dụng mô hình HHT trong dạy học toán ở phổ
thông đặt ra những yêu cầu gì đối với người giáo viên?
4. Sử dụng mô hình HHT để tìm kiếm một phương pháp
mới trong dạy và học toán ảnh hưởng như thế nào đến việc
thực hiện chương trình toán hiện hành?
Ch1


ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ
- Học cộng tác (Collaborative learning) là một phương
pháp dạy và học mà người học cùng làm việc trong một
nhóm để nghiên cứu, khảo sát một vấn đề quan trọng hoặc
làm một dự án có ý nghĩa. Một nhóm HS thảo luận một đề
tài hoặc các HS từ các trường khác nhau cùng nhau làm
việc thông qua Internet về một nhiệm vụ là hai ví dụ của

học cộng tác.
- Hợp tác (Cooperation): là cùng nhau làm việc để hoàn
thành, đạt tới một mục tiêu. Trong những hoạt động hợp
tác các cá nhân tìm kiếm những tác động có lợi cho họ và
tất cả các thành viên khác trong nhóm.


- Học hợp tác (cooperative learning): là việc dùng các
nhóm nhỏ HS trong dạy học sao cho các thành viên trong
nhóm cùng nhau làm việc để đạt được kết quả cao nhất
trong học tập. Các nhóm học hợp tác thường có 4 HS và khả
năng của các em là không đồng đều. Các em HS này cùng
nhau làm việc hướng đến một mục đích chung, kết quả đạt
được dựa trên cơ sở những thành công của nhóm.
- Học cá nhân (Individualistic Learning): là phương pháp
học tập trong đó các HS làm việc độc lập để đạt được mục
tiêu của mình mà không liên quan đến các HS khác.


- Học cạnh tranh (Competitive Learning): là phương
pháp học tập trong đó các HS ganh đua nhau để đạt thành
tích cao nhất, và chỉ một số trong đó thành công. Mỗi cá
nhân tìm kiếm những tác động có lợi cho mình và bất lợi
cho người khác. Các HS luôn cố gắng để chứng tỏ mình
nhanh hơn, giỏi hơn các bạn cùng lớp. Các HS cũng nhận ra
rằng bản thân chỉ đạt được mục tiêu của mình khi các HS
khác trong lớp không đạt được mục tiêu của họ.
-Phương pháp dạy học hợp tác: là PPDH trong đó
giáo viên tổ chức và điều khiển các hoạt động học tập hợp
tác của các nhóm HS, khuyến khích mỗi HS hợp tác tích cực

theo khả năng của mỗi người để đạt được những yêu cầu
nêu trên của học tập hợp tác, từ đó hình thành kiến thức, kĩ
năng mới của bài học.
Ch1


Chương 2: Các nghiên cứu liên quan
2.1 Nền tảng lịch sử
2.2 Nền tảng lý thuyết
- Quan điểm kiến tạo trong dạy học
- Lý thuyết phát triển xã hội
- Tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề
- Tiếp cận khảo sát toán và câu hỏi kết thúc mở


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.2 Đối tượng tham gia
3.3 Công cụ nghiên cứu
3.4 Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu lịch sử
- Thiết kế nghiên cứu quan sát
- Thiết kế nghiên cứu khảo sát
3.2 Đối tượng tham gia
- Giáo viên: một số giáo viên toán ở một trường trung học
phổ thông.

- Học sinh: tất cả học sinh ở hai hoặc ba lớp khác nhau của
một trường phổ thông.
3.3 Công cụ nghiên cứu
- Các tài liệu liên quan đến HHT và lý thuyết về việc dạy học
toán.
- Ba kế hoạch bài học cho 3 tiết học được lựa chọn, phiếu
khảo sát HS.


4. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu
-Tổ chức một buổi thảo luận bàn về mô hình HHT cho các
thành viên trong nhóm nghiên cứu để họ nắm được quy trình
thực hiện DHHT.
- Chúng tôi chọn ra một chủ đề nghiên cứu, từ đó chọn ra hai
bài học để thiết kế kế hoạch bài học và một giáo viên sẽ dạy
trên lớp để các giáo viên khác quan sát.
-Tổ chức một buổi thảo luận để các thành viên phản ánh lại
những gì đã quan sát, đóng góp ý kiến về hai tiết học. Hai kế
hoạch bài học được chỉnh sửa và một giáo viên khác sẽ tiến
hành dạy trên một lớp khác.
- Cuối đợt thực nghiệm chúng tôi sẽ phát phiếu khảo sát. Các
kết quả thu được từ việc quan sát các tiết học, các phiếu khảo
sát sẽ được phân tích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.



×