Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP- LẬP QUY TRÌNH
BẢO DƯỠNG MÁY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (XE LU)

GVHD: Phạm Văn Bình

SVTH: Đặng Thanh Bằng
MSSV: 1080526
Lớp: Cơ Khí Giao Thông
Khóa: 34

Cần Thơ - 2012


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô, đặc biệt là quý Thầy cô trong bộ
môn Kỹ Thuật Cơ Khí- khoa Công Nghệ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báo để em làm hành trang bước vào đời.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Trần Thanh Tâm đã cố vấn cho chúng em trong suốt
quảng thời gian học tập để chúng em có thể định hướng tốt trong học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Văn Bình, Người đã dành nhiều thời gian để
hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Tiếp đến, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và nhân viên công ty TNHHTV-TK- XD Trí Việt đã tạo điều kiện cho em được thực tập thực tế và hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.


Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy cô, ban lãnh đạo công ty TNHH-TV-TKXD Trí
Việt dồi dào sức khỏe, và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


Lời nói đầu

Nước ta đang trong thời kỳ Công nhiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Tiêu chí đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư, xây dựng
cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh thực hiện.
Xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng đường xá, các công trình công
nghiệp… Việc sử dụng máy móc trong xây dựng công trình sẽ giúp cho công trình
được hoàn thành nhanh hơn và chất lượng hơn.
Trong quá trình xây dựng, thì đầm nén đất là một trong những việc cần làm đầu
tiên đặc biệt là thi công đường bộ. Để việc đầm nén đất diễn ra nhanh chóng và hiệu
quả thì người ta sử dụng xe lu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi
những hư hỏng nếu không được bảo dưỡng tốt.
Đề tài “CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP – LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG
MÁY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (XE LU)” sẽ giúp ích cho việc thực hiện quy trình
bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thường gặp ở máy xây dựng công trình đặc biệt là
xe lu.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI
THÁC XE LU .................................................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu về công ty TNHH TV – TK – XD TRÍ VIỆT........................................... 1
1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty .............................................. 1
1.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty ...................................................... 1
1.1.3 Cơ sở vật chất của công ty ................................................................................... 2

1.2 Thực trạng sử dụng và khai thác xe lu ..................................................................... 3
1.2.1 Thực trạng sử dụng.............................................................................................. 3
1.2.2 Thực trạng khai thác ............................................................................................ 4
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NGÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ SỮA CHỮA XE MÁY CÔNG TRÌNH HIỆN NAY ................................................ 5
2.1 Xu hướng phát triển bảo dưỡng máy công trình...................................................... 5
2.2 Vai trò bảo dưỡng máy móc, thiết bị ........................................................................ 5
2.3 Những thách thức đối với ngành bảo dưỡng ............................................................ 6
2.4 Công việc chuẩn bị khi bảo dưỡng máy.................................................................... 6
2.5 Các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong bảo hộ, sửa chữa ............................................. 9
2.6 Tìm hiểu lắp rắp ren trong máy móc ........................................................................ 13
2.6.1 Bulông và đai ốc.................................................................................................. 13
2.6.2 Vít cấy (gudông).................................................................................................. 14
2.6.3 Các hệ ren............................................................................................................ 14
2.7 Các lưu ý khi tháo lắp các chi tiết có ren .................................................................. 17
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRÊN XE MÁY CÔNG TRÌNH .............................. 19
3.1 Giới thiệu xe lu ........................................................................................................... 19
3.2 Cấu tạo chức năng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên xe
lu ....................................................................................................................................... 20
3.2.1 Cấu tạo chung của xe lu....................................................................................... 20


3.2.2 Động cơ............................................................................................................... 21
3.2.2.1 Thân máy .................................................................................................... 21
3.2.2.2 Cơ cấu biên tay quay ................................................................................... 23
3.2.2.3 Cơ cấu phân phối khí................................................................................... 24
3.2.2.4 Hệ thống bôi trơn ........................................................................................ 25
3.2.2.5 Hệ thống làm mát ........................................................................................ 27
3.2.2.6 Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ .................................................. 28

3.2.2.7 Hệ thống khởi động ..................................................................................... 30
3.2.3 Hệ thống truyền lực của xe lu .............................................................................. 31
3.2.3.1 Hệ thống truyền lực của xe lu cơ ................................................................. 31
3.2.3.1.1 Sơ đồ hệ thống truyền lực ................................................................... 31
3.2.3.1.2 Bộ ly hộp ............................................................................................ 32
3.2.3.1.3 Hộp số................................................................................................. 34
3.2.3.2 Hệ thống truyền lực của xe lu truyền động thủy lực..................................... 35
3.2.3.2.1 Sơ đồ hệ thống bơm mạch kín .................................................................. 35
3.2.3.2.2 Sơ đồ hệ thống di chuyển .................................................................... 36
3.2.3.2.3 Bơm pit – tông ................................................................................... 37
3.2.3.2.4 Motor di chuyển.................................................................................. 38
3.2.3.2.5 Van an toàn ......................................................................................... 39
3.2.3.2.6 Sơ đồ hệ thống rung ............................................................................ 41
3.2.3.2.7 Cơ cấu rung lệch tâm .......................................................................... 42
3.3.3 Hệ thống lái thủy lực ........................................................................................... 43
3.3.3.1 Sơ đồ hệ thống lái thủy lực.......................................................................... 43
3.3.3.2 Bơm bánh răng ............................................................................................ 44
3.3.3.3 Xilanh tay lái............................................................................................... 45
CHƯƠNG IV: KHẢO SÁT CÁC LOẠI HƯ HỎNG TRÊN XE LU ............................ 46
4.1 Hư hỏng động cơ ........................................................................................................ 46


4.1.1 Động cơ bị sôi nước làm mát ............................................................................... 46
4.1.1.1 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát.......................................... 46
4.1.1.2 Nguyên nhân sôi nước làm mát ................................................................... 47
4.1.1.3 Biện pháp khắc phục ................................................................................... 50
4.1.2 Nhớt qua nước làm mát và nước qua nhớt............................................................ 50
4.1.2.1 Nhớt qua nước làm mát ............................................................................... 50
4.1.2.2 Nước làm mát qua nhớt ............................................................................... 51
4.1.2.3 Biện pháp khắc phục ................................................................................... 52

4.1.3 Động cơ không khởi động được........................................................................... 52
4.1.3.1 Nguyên nhân…… ....................................................................................... 52
4.1.3.2 Biện pháp khắc phục ................................................................................... 57
4.1.4 Động cơ hao nhiên liệu ........................................................................................ 58
4.1.4.1 Nguyên nhân ............................................................................................... 58
4.1.4.2 Biện pháp khắc phục ................................................................................... 59
4.2 Xe di chuyển yếu ........................................................................................................ 59
4.2.1 Hện tượng............................................................................................................ 59
4.2.2 Nguyên nhân ....................................................................................................... 59
4.2.2.1 Đối với lu cơ ............................................................................................... 59
4.2.2.1.1 Trươt ly hợp........................................................................................ 60
4.2.2.1.2 Trượt ly hợp chuyển hướng................................................................. 60
4.2.2.2 Bơm thủy lực và motor di chuyền yếu đối với lu thủy lực ........................... 61
4.2.2.2.1 Nguyên lý hoạt động bơm thủy lực ..................................................... 61
4.2.2.2.2 Hiện tượng .......................................................................................... 62
4.2.2.2.3 Nguyên nhân ....................................................................................... 63
4.2.2.2.4 Biện pháp khắc phục ........................................................................... 63
CHƯƠNG V: LẬP QUY TRÌNH CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG XE .............................. 65


5.1 Một số khái niệm trong bảo dưỡng ........................................................................... 65
5.2 Quy trình bảo dưỡng xe lu ........................................................................................ 65
5.2.1 Bảo dưỡng hằng ngày .......................................................................................... 65
5.2.2 Bảo dưỡng định kỳ .............................................................................................. 66
5.2.2.1 Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc.................................................................. 67
5.2.2.2 Bảo dưỡng sau 250 giờ làm việc.................................................................. 68
5.2.2.3 Bảo dưỡng sau 500 giờ làm việc.................................................................. 69
5.2.2.4 Bảo dưỡng sau 1000 giờ làm việc................................................................ 70
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 76
6.1 Kết luận ...................................................................................................................... 76

6.2 Kiến nghị .................................................................................................................... 79


CHƯƠNG I
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC XE LU

1.2 Giới thiệu về công ty TNHH TV – TK – XD TRÍ VIỆT

Hình 1.1 Trụ sở giao dịch của công ty TNHH TV – TK – XD TRÍ VIỆT
1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty
- Công ty TNHH TV – TK – XD Trí Việt là một công ty tư nhân chuyên tư vấn,
thiết kế và xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công trình công
nghiệp.
- Công ty được thành lập vào tháng 10 năm 2007.
- Địa chỉ trụ sở chính: 222, đường số 07, KDC Hồng Phát, Q. Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ.
1.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty

1


Công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, sau đây là những lĩnh vực kinh doanh
chủ yếu của công ty:
- Thiết kế cầu đường bộ.
- Tư vấn giám sát công trình giao thông.
- Giám sát công trình dân dụng.
- Thiết kế công trình điện dân dụng, công nghiệp.
- Tư vấn quy hoạch, khảo sát địa chất, địa hình công trình xây dựng, khoan thăm
dò địa chất.
- Tư vấn đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu các công trình xây

dựng.
- Thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán công trình.
- Tư vấn lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự toán các công
trình xây dựng.
- Xây dựng các công trình dân dụng, trang trí nội ngoại thất, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, cơ sở kỷ thuật hạ tầng, nền móng, thương mại, văn hóa, thể
thao, viễn thông, điện dân dụng, điện công nghiệp.
- Thi công xây dựng kết cấu công trình.
- Nạo vét kênh mương, ao, hồ.
- San lấp mặt bằng.
- Kinh doanh sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí, nhôm, kính, sắt, inox,
mộc, nhựa, vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh văn phòng phẩm, máy móc, thiết bị văn phòng.
- Kinh doanh máy móc, thiết bị ngành viễn thông, tin học, điện thoại các lọai.
- Kinh doanh và cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, xe chuyên
dùng.
- Vận chuyển hàng hóa đường thủy và đường bộ.
1.1.3 Cơ sở vật chất của công ty
Qua quá trình hoạt động của công ty, hiện nay công ty không ngừng mở rộng
hoạt động, mua sắm thiết và xây dựng kho bãi để phục vụ cho việc kinh doanh của
công ty.
Hiện nay cơ sở vật chất của công ty gồm:

2


- Trụ sở giao dịch.
- Nhà xưởng, bãi đậu xe công trình phục vụ cho việc sửa chữa.
- Các loại máy công trình phục vụ xây dựng như:
Tên máy công trình


Số lượng (chiếc)

Máy đào

7

Máy ủi

2

Xe lu

4

Xe ben

1

Cần cẩu

2

Xà lan vận chuyển

2

Xe tải

2


1.2 Thực trạng sử dụng và khai thác xe lu
1.2.1 Thực trạng sử dụng
Xe lu đầu tiên sử dụng sức kéo của ngựa và chỉ được sử dụng ở nông trại như
một công cụ nông nghiệp. Từ thế kỉ XIX người ta sử dụng động cơ để thay thế sức
ngựa. Những chiếc xe đầu tiên sử dụng động cơ hơi nước. Các xung động sức
mạnh từ động cơ hơi nước tác động lên mặt đường. Một số công ty của Mỹ sử
dụngo xe lu suốt những năm 1950 trong khi ở Anh vẫn còn trong hoạt động
thương mại cho đến những năm 1970.
Khi công nghệ động cơ đốt trong được cải thiện trong thế kỉ XX, xe lu sử dụng
động cơ diesel dần dần thay thế cho xe lu chạy bằng động cơ hơi nước.
Việc thi công các công trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
nông nghiệp thường có nhu cầu đầm nén nền móng nhất là trong thi công các công
trình cầu đường. Dùng xe lu để đầm nén đất được nhanh chóng và hiệu quả hơn

3


1

2

3

Hình 1.2 Các loại xe lu được sử dụng trong lịch sử
1. Xe lu sử dụng sức ngựa 2. Xe lu dùng động cơ hơi nước 3. Xe lu động cơ Diesel
Để phục vụ cho các công trình co nhu cầu đầm nén đất khác nhau, người ta chế
tạo ra nhiều loại xe lu có kết cấu và công dụng khác nhau như:
- Xe lu bánh cứng: đầm bề mặt đất có lẫn đá, trong thi công đường ô tô đầm
những lớp đất hoàn thiện kể cả lớp áo đường bê tông nhựa.

- Xe lu chân cừu: hiệu quả khi đầm đất dính.
- Xe lu bánh lốp: Có thể đầm nén trên mọi loại đất, kể cả mặt đường bê tông
aspha
Xe lu có 2 loại truyền động là truyền động cơ và truyền động thủy lực. Truyền
động thủy lực được sử dụng nhiều hơn vì dễ vận hành và có công suất truyền động
cao hơn, có thể áp dụng cho nhiều kích cỡ xe khác nhau.
Hiện nay trên thế giới có nhiều hãng sản xuất xe lu có tính năng và kết cấu
khác nhau như: Kawasaki, Yasai, Liulong…
Ý nghĩa của cơ giới hóa trong khâu đầm nén đất: Đất là đối tượng thi công đầu
tiên trong các công trình xây dựng cơ bản như: công trình giao thông, công trình
công nhiệp, sân bãi…Muốn cho công trình bền vững thì nền móng công trình rất
quan trọng. Việc đầm nén nền móng công trình là một trong những việc đầu tiên
để xây dựng công trình. Đề công việc được nhanh chóng và hiệu quả người ta sử
dụng các loại xe lu để làm việc.
1.2.2 Thực trạng khai thác
Việt Nam là một trong những nước thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trên thế
giới. Để tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư và xây dựng các nhà
máy, nước ta đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Để phục vụ cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng được nhanh chóng, hiệu quả và chất lượng, máy móc thiết bị
đã được nhập khẩu. Phần lớn các máy công trình được nhập khẩu là máy đã qua sử
dụng trong đó có xe lu.
Qua tìm hiểu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng được đẩy
mạnh, nên các máy móc thiết bị xây dựng công trình được nhập khẩu ngày càng
nhiều. Vì là máy nhập khẩu nên việc tìm kiếm phụ tùng thay thế khi hư hỏng là rất
khó khăn và tốn nhiều chi phí. Việc tìm hiểu các đặc điểm kỹ thuật, chế độ bảo
dưỡng của máy công trình nói chung và của xe lu nói riêng sẽ giúp cho người sử
dụng có sự phân tích, lựa chọn hợp lý khi mua sắm máy móc thiết bị và sử dụng
có hiệu quả.
Xe lu thường làm việc theo ca. Xe lu làm việc bằng cách di chuyển và dùng
chính tải trọng của xe để đầm nén đất. Tùy từng loại đất và điều kiện làm việc mà


4


chúng ta sử dụng từng loại xe lu khác nhau. Xe lu thường có vận tốc di chuyển
chậm, tối đa là 13km/h nên việc di chuyển tới các công trình khác nhau thường
dùng xe tải hoặc rơ mooc kéo.

CHƯƠNG II
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NGÀNH BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA
XE MÁY CÔNG TRÌNH HIỆN NAY

2.1 Xu hướng phát triển bảo dưỡng máy công trình
Trong quá trình sử dụng và khai thác, các loại máy công trình luôn phải làm
việc ở điều kiện địa hình, môi trường, thời tiết không thuận lợi và cách vận hành
của người sử dụng không đúng kỹ thuật nên không tránh khỏi những hư hỏng
thường gặp. Việc bảo dưỡng các loại máy công trình là việc làm cần thiết nhằm
làm cho máy hoạt động hiệu quả hơn tránh ảnh hưởng đến thời gian thi công công
trình, tiết kiệm được chi phí vận hành, chi phí và thời gian sửa chữa, kéo dài tuổi
thọ của máy.
Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc xây
dựng cơ sở hạ tầng là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Các công ty xây dựng lần
lượt được thành lập và được trang bị các loại máy công trình hiện đại. Các loại
máy công trình được mua ở nước ngoài nên việc sửa chữa những hư hỏng rất tốn
kém. Vì vậy, việc bảo dưỡng các máy công trình là việc làm quan trọng và cần
được chú ý phát triển.
Ở các công ty xây dựng có nhiều loại máy công trình, công việc bảo dưỡng là
duy trì ổn định, kéo dài thời gian sử dụng của các máy công trình. Đây là xu
hướng của việc bảo dưỡng mà chúng ta thực hiện trong hiện nay và lâu dài.
Trước đây công tác bảo dưỡng không được chú ý, người sử dụng thường vận

hành máy cho đến khi hư hỏng rồi mới sửa chữa thay thế. Hiện nay, công tác bảo
dưỡng máy công trình đã và đang có xu hướng phát triển và mở rộng.
Công tác bảo dưỡng giúp người chủ phương tiện, người sử dụng xác định được
trạng thái kỹ thuật của máy, thực hiện trách nhiệm duy trì tình trạng hoạt động của
máy móc thiết bị.
Thông qua công tác bảo dưỡng sẽ nắm bắt, đánh giá được từng hoạt động,
chức năng dựa theo số liệu tiêu chuẩn. Theo kết quả đánh giá, đề ra phương pháp
xử lý thích hợp nhằm mang lại hiệu quả.
2.2 Vai trò bảo dưỡng máy móc, thiết bị

5


- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, xây
dựng. Nếu có hư hỏng xảy ra thì cần phải sửa chữa khắc phục để tránh thiệt hại
lớn. Tuy nhiên, việc sửa chữa sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Nên nhiệm vụ
chính của bảo dưỡng là phòng ngừa những hư hỏng lớn và kéo dài tuổi thọ của
thiết bị làm việc. Vai trò của bảo dưỡng là:
+ Phòng tránh cho máy móc, thiết bị hư hỏng.
+ Cực đại hóa năng suất làm việc.
+ Nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ
của máy móc thiết bị lâu hơn.
+ Nhờ chỉ số khả năng sẳn sang của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để
bảo trì nhỏ nhất.
+ Nhờ cải tiến quá trình sản xuất, xây dựng.
- Tối ưu hóa hiệu suất của máy móc, thiết bị:
+ Máy móc, thiết bị vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít
hơn, đồng thời rút ngắn được thời gian thực hiện công trình.
+ Tạo ra môi trường làm việc an toàn.
+ Hiện nay, bảo dưỡng máy móc thiết bị ngày càng trở nên quan trọng. Ở

những nước phát triển như Việt Nam có nhiều máy móc cũ đang hoạt động.
Vấn đề phụ tùng là yếu tố cần quan tâm. Bởi vì khó tìm được phụ tùng
thích hợp thay thế cho thiết bị, nếu tìm được thì giá thường rất cao. Nếu
công tác bảo dưỡng tốt, hậu quả của những hư hỏng đã được đề phòng thì
vấn đề này phần nào được giải quyết.
2.3 Những thách thức đối với ngành bảo dưỡng
Kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị ngày càng đa dạng và phức tạp
hơn. Những thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo dưỡng hiện đại
gồm:
- Lực chọn kỹ thuật bảo đưỡng thích hợp nhất.
- Phân biệt các loại quá trình hư hỏng.
- Đáp ứng mọi mong đợi của người chủ và người sử dụng máy móc thiết bị.
- Thực hiện công tác bảo đưỡng có kết quả nhất.
- Hoạt động công tác bảo dưỡng với sự hỗ trợ, hợp tác tích cực của mọi người có
liên quan.
2.4 Công việc chuẩn bị khi bảo dưỡng máy

6


Chuẩn bị thiết bị bảo hộ
- Bảo vệ mắt: sử dụng các loại mắt kính, mặt nạ để bảo vệ mắt tránh các hạt rắn,
hóa chất có thể bắn vào mắt, tránh khói bụi và ánh sáng của lửa hàn.

Hình 2.1 Kính và mặt nạ bảo hộ
- Bảo vệ đầu: đội các loại mũ bảo hộ mềm để tóc không bị cuốn khi làm trên các
chi tiết chuyển động quay. Đội mũ bảo hộ cứng khi làm việc ở những nơi nguy
hiểm dễ có vật rơi từ trên cao xuống.

Hình 2.2 Mũ bảo hộ

-

7

Bảo vệ tay: sử dụng bao tay thích hợp cho từng công việc như: sử dụng bao
tay vải khi bảo dưỡng máy móc; sử dụng bao tay da khi hàn, cắt; sử dụng bao
tay cao su khi tiếp xúc hóa chất; sử dụng các loại kem chống nhiễm trùng cho
các việc không thể sử
dụng bao tay.


Hình 2.3 Các loại bao tay bảo vệ
- Bảo vệ chân: luôn sử dụng các loại giày bảo hộ trong công tác bảo dưỡng, sửa
chữa. Giày bảo hộ phải có mũi cứng, đệm thép và cách điện.

Hình 2.4 Các loại giày bảo hộ

Bắt đầu

Di chuyển lại gần

Kéo lên

8

Dừng lại

Ra xa

Hạ xuống


Kết thúc

Sang phải

Dừng khẩn cấp

Sang trái

Báo an toàn


Hình 2.5 Quy ước ra hiệu khi sử dụng các thiết bị nâng hạ

2.5 Các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong bảo hộ, sửa chữa

Hình 2.6 Các loại kềm

9


Hình 2.7 Các loại cờ lê

Hình 2.8 Mỏ lết

Hình 2.10 Chụp, tay cầm, khẩu nối
và tay pha côm

10


Hình 2.9 Vít


Hình 2.11 Các dụng cụ đo

Hình 2.12 Ta rô ren và bàn ren

11


Hình 2.13 Búa kiểm tra và búa gõ rỉ

Hình 2.14 Một số loại cờ lê lực

12


2.6 Tìm hiểu lắp rắp ren trong máy móc
2.6.1 Bulông và đai ốc
Bulông và đai ốc được dùng để ghép hai hay nhiều bộ phận lại với nhau trong
những thiết bị chịu lực. Thường đầu bulông có 6 cạnh, phần thân có tiện ren à
chiều dài ren thường gấp 3 lần đường kính ren. Đai ốc cũng thường có 6 cạnh và
được tiện ren trong để lắp với bulông.
Bulông thường có dường kính từ 4  48mm và chiều dài có thể lên tới 150
mm. Bulông có kích thước lớn hơn là loại bulông chịu lực chuyên dùng cho các
kết cấu khung và máy móc đặc biệt.

1

2


3

4

Hình 2.15 Các dạng bulông
1. Bulông lục giác; 2. Lục giác chìm; 3. Bulông lục giác có loe;
4. Bulông vòng

1. Đai ốc lục giác
2. Đai ốc hoa
3. Đai ốc lục giác vác 2 mặt
4. Đai ốc mũ
5. Đai ốc vòng
6. Tai hồng

Hình 2.16 Các dạng đai ốc

13


2.6.2 Vít cấy (gudông)
Trong trường hợp lỗ ren trên chi tiết, nếu sử dụng bulông tháo lắp thường
xuyên có khả năng hư hỏng lỗ ren. Vít cấy được sử dụng thay cho bulông và được
bắt chặt vào chi tiết. Vít cấy chỉ được tháo ra khỏi chi tiết khi nó hư hỏng hoặc nó
gây cản trở cho công việc tháo lắp các chi tiết khác.
Vít cấy đầu chìm chủ yếu được dùng để định vị các chi tiết với nhau.

1. Gudông
2. Vít cấy chìm đầu phẳng

3. Vít cấy chìm đầu côn

Hình 2.17 Các loại vít cấy

2.6.3 Các hệ ren
Có 3 hệ ren cơ bản là: ren hệ Anh, ren hệ Mỹ, ren hệ mét. Ngoài ra một số
hãng sản xuất sử dụng loại ren riêng của hãng.
Bước ren được chia làm 2 loại chính: ren bước thô và ren bước nhỏ. Khi
bulông được bắt vào chi tiết làm bằng vật liệu mềm thì sử dụng ren bước thô.
Ngoài ra các loại ren còn có các loại như ren một đầu nối, ren hai hay nhiều
đầu nối.

14


Ren hệ Anh và ren hệ Mỹ
Anh sử dụng hệ ren bước thô BSW (British Standard Whitworth) và ren bước
nhỏ BSF (British Standard Fine). Mỹ sử dụng ren bước thô ANC (America
National Coarse) và ren bước nhỏ ANF (America National Fine).
Sau đó Anh và Mỹ kết hợp sử dụng ren UNC (Unifile National Coarse) và
UNF (Unifile National Fine).

Bảng 2.1: Kích thước bulông hệ Anh – Mỹ tiêu chuẩn UNC và UNF
Ren bước thô UNC
Cỡ cờ lê

Ren bước nhỏ UNF

(mm)


Số hiệu và đường Số
kính
ren trên 1 insơ
Số hiệu và đường Số
kính
ren trên
bulông (insơ)
bulông (insơ)

10

No. 1/4 - 20 UNC

20

No. 1/4 - 28 UNF

28

14

5/16 - 18 UNC

18

5/16 - 24 UNF

24

17


3/8 - 16 UNC

16

3/8 - 24 UNF

24

19

7/16 - 14 UNC

14

7/16 - 20 UNF

20

21

1/2 - 13 UNC

13

1/2 - 20 UNF

20

23


9/16 - 12 UNC

12

9/16 - 18 UNF

18

26

5/8 - 11 UNC

11

5/8 - 18 UNF

18

32

3/4 - 10 UNC

10

3/4 - 16 UNF

16

35


7/8 - 9 UNC

9

7/8 - 14 UNF

14

15

1 insơ


41

1 - 8 UNC

8

1 - 12 UNF

12

Ren hệ mét
Hầu hết các nước sử dụng ren hệ mét. Ren hệ mét cũng có ren bước thô và ren bước
nhỏ. Tuy nhiên với một đường kính bulông có thể có nhiều ren bước nhỏ khác nhau.
Bảng 2.2: Kích thước bulông hệ mét
Cỡ


Ren bước thô

cờ lê

Cỡ

(mm)

Ký hiệu và đường Bước
kính ren
bulông (mm)
(mm)

10

M6

11

cờ lê

Ren bước nhỏ

(mm)

Ký hiệu và đường Bước
kính ren
bulông (mm)
(mm)


1

10

M6

0,75

M7

1

11

M7

0,75

13

M8

1,25

13

M8

1


14

M9

1,25

M8

0,75

17

M10

1,5

M9

1

18

M11

1,5

M9

0,75


19

M12

1,75

M10

1,25

21

M14

2

M10

1

24

M16

2

M10

0,75


27

M18

2,5

M11

1

30

M20

2,5

M11

0,75

16

14

17

18


32


M22

2,5

36

M24

41

19

M12

1,5

3

M12

1,25

M27

3

M12

1


46

M30

3,5

M14

1,5

50

M33

3,5

M14

1,25

55

M36

4

M14

1


21

2.7 Các lưu ý khi tháo lắp các chi tiết có ren
- Thứ tự nới bulông, đai ốc: Luôn luôn phải tuân thủ quy tắc tháo lắp đối xứng
và phải siết lần lượt các bulông cũng như nới lõng các bu lông 1/8 đến 1/4
vòng. Khi siết bulông, đai ốc cần kiểm tra khe hở giữa 2 bề mặt chi tiết, xem
chúng có đều nhau không.

1

3

1
3

5

6

1

8

3
4

2

4


5
2

4
7

2

6

Hình 2.18 Thứ tự tháo – xiết bulông
- Lực siết bulông:
+ Các bu lông quan trọng sẽ có momen siết riêng theo chỉ dẫn của nhà sàn
xuất. Tốt nhất nên đánh dấu vị trí các bu lông, đai ốc quan trọng trước khi
tháo. Khi siết thì nên dùng cờ lê lực và siết đến lực siết quy định.
+ Các bu lông, đai ốc thông thường thì siết với lực siết vừa phải. Đôi khi có
thể nối thêm tay đòn kéo dài cờ lê để siết các bu lông chịu lực.

17


+ Các bu lông bắt vào các chi tiết có độ cứng thấp thì tùy theo chiều sâu của
lỗ ren mà siết vừa phải. Nếu giữa hai mặt lắp ghép có sử dụng gioăng làm
kín thì siết vừa phải tránh làm biếng dạng gioăng.
- Lắp vít cấy vào lỗ ren:
+ Có nhiều cách để lắp vít cấy vào lỗ ren. Nếu có thì dùng dụng cụ chuyên
dùng để siết vít cấy vào lỗ ren. Cách đơn giản nhất là dùng hai đai ốc được
siết chặt với nhau khiến cho nó không còn khả năng trượt tren ren vít cấy,
sau đó dùng cờ lê siết chặt vít cấy vào lỗ ren. Để tháo vít cấy ra khỏi lỗ ren

ta cũng dùng cách tương tự.
+ Cũng có thể sử dụng mỏ lết răng ngựa để tháo, lắp vít cấy. Không cặp mỏ
lết vào phần ren của vít cấy.

18


×