Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 -2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 95 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----------o0o-----------


BÁO CÁO ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006-2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

BÁO CÁO CHÍNH

(Báo cáo đã được hiệu chỉnh theo các ý kiến đóng góp tại
Hội thảo tổ chức vào ngày 05 tháng 07 năm 2007)















QUẢNG NGÃI, THÁNG 10/2007


mtx.vn
ii
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----------o0o-----------






BÁO CÁO ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006-2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

BÁO CÁO CHÍNH

CHỦ TRÌ THỰC HIỆN CƠ QUAN THỰC HIỆN

VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

mtx.vn
iii
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tên đề tài
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN
2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

Cơ quan quản lý
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi
Địa chỉ: 163 Đại lộ Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 055.818774
Fax: 055.822870
Cơ quan thực hiện
Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP)
Địa chỉ: 57A Trương Quốc Dung, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 08.8447975 - 8479121
Fax: 08.8447976
Chủ trì thực hiện
TS. Trần Minh Chí
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Viện trưởng
Cán bộ tham gia thực hiện chính
ThS Nguyễn Văn Sơn, Thư ký đề tài, Cán bộ, VITTEP
ThS Nguyễn Như Dũng, Trưởng phòng MTĐ&CTR, VITTEP
KS Nguyễn Thị Hạnh, Cán bộ, VITTEP
KS Hồ Sơn Chung, Cán bộ, VITTEP
ThS Phạm Minh Chi, Cán bộ, VITTEP
ThS Lê Văn Tâm, Cán bộ, VITTEP
KS Trần Phương Liên, Cán bộ, VITTEP
KS Lê Minh Dũng, Cán bộ, VITTEP
KS Phạn Công Minh, Cán bộ, VITTEP
KS Phan Minh Thiện, Cán bộ, VITTEP
KS Phạm Văn Đông, Cán bộ, VITTEP
KS Trần Đức Hiếu, Cán bộ, VITTEP
Cán bộ phối hợp thực hiện chính
ThS Nguyễn Quốc Tân, Trưởng Phòng Môi trường, Sở TN&MT Quảng Ngãi
CN Nguyễn Thị Hồng, Phó Phòng Môi trường, Sở TN&MT Quảng Ngãi

CN Trần Thị Hạ Vũ, Cán bộ, Sở TN&MT Quảng Ngãi
KS Nguyễn Vũ Thịnh, Cán bộ, Sở TN&MT Quảng Ngãi
KS Nguyễn Đức Hải, Cán bộ, Sở TN&MT Quảng Ngãi
KS Cao Văn Cảnh, Cán bộ, Sở TN&MT Quảng Ngãi
mtx.vn
iv
Cơ quan phối hợp thực hiện
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi
Sở Công nghiệp Quảng Ngãi
Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi
Ban Quản lý KKT Dung Quất
Sở Xây dựng Quảng Ngãi
Sở Thủy sản Quảng Ngãi
UBND thành phố và các huyện
Thời gian thực hiện
Từ tháng 10/2006
Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 144.500.000 đồng

mtx.vn
v
CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN
Căn cứ pháp lý
Cấp Quốc gia
1. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
4. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải”.
5. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của
Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.
6. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc “Quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước”.
7. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”.
8. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”.
9. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
10. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”.
11. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020”.
12. Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg ngày 06/01/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về
việc “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2010”.
13. Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg ngày 16/06/2006 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế

Dung Quất đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.
14. Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 16/08/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về
việc “Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2020”.
mtx.vn
vi
Cấp tỉnh
1. Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/05/2006 của Hội đồng Nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi về việc “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-
2010”.
2. Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi ngày 03/08/2006 về việc
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính
trị đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
tỉnh trong giai đoạn mới”.
3. Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi ngày 29/08/2006 về việc
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính
trị đẩy nhanh tốc độ phát triển Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2006-2010 và
định hướng đến 2020”.
4. Nghị quyết số 55/2006/NQ-HĐND ngày 12/12/2006 của Hội đồng Nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi về việc “Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010”.
5. Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 13/02/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về
việc “Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-
2010”.
6. Quyết định số 1950/QĐ-UBND ngày 07/09/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
về việc “Thành lập Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Phổ Phong,
huyện Đức Phổ”.
Căn cứ kỹ thuật
1. Ban Quản lý các dự án quy hoạch khảo sát xây dựng – Ban điều phối dự án. Dự
án cải thiện môi trường đô thị miền trung – tiểu dự án Quảng Ngãi. 2006.

2. Ban Quản lý Các KCN Quảng Ngãi. Báo cáo tình hình hoạt động của KCN
Quảng Ngãi. 2006.
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ
Môi trường. Quy hoạch tổng thể môi trường Khu Kinh tế Dung Quất giai đoạn
năm 2010 và hướng đến năm 2020. 2004.
4. Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xử lý
chất thải rắn KCN Dung Quất – Giai đoạn 1. 2002.
5. Công ty Môi trường Đô thị Quảng Ngãi. Báo cáo thực trạng thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. 2006.
6. Cục thống kê Quảng Ngãi. Nhà xuất bản thống kê. Niên giám thống kê 2005.
7. Sở Công nghiệp Quảng Ngãi. Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển công
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, có tính đến năm 2020. 2006.
8. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Quảng Ngãi và Đài Khí tượng Thủy
văn Khu vực Trung Trung bộ. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh
Quảng Ngãi năm 2001. 2001.
9. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quảng Ngãi. Nghiên cứu tổng hợp
hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi 1995 – 1999. 1999.
mtx.vn
vii
10. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi và Trung tâm Công nghệ Hóa học
và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2005.
2005.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi. Báo cáo kết quả quan trắc và giám
sát môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2006: Đợt 1 – Tháng 06 năm 2006.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi. Báo cáo kết quả quan trắc và giám
sát môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2006: Đợt 2 – Tháng 09 năm 2006.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi. Báo cáo kết quả quan trắc và giám
sát môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2006: Đợt 3 – Tháng 11 năm 2006.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc
và giám sát môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2004. 2004.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc
và giám sát môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2005. 2005.
16. Trung tâm Công nghệ Môi trường. Nghiên cứu quy hoạch môi trường phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001-2010.
2002.
17. UBND tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo số 24/BC-UB gửi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. 2005.
18. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi và Trường Đại học Bách khoa
TP.HCM. Báo cáo đề tài Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến 2020. 2007.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi và Trường Đại học Bách khoa
TP.HCM. Báo cáo đề tài Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi
trường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến 2020. 2007.
20. UBND tỉnh Quảng Ngãi. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2010. 2004.
21. Viện Qui hoạch Đô thị Nông thôn. Thuyết minh tổng hợp qui hoạch chi tiết sử
dụng đất thị xã Quảng Ngãi tỷ lệ 1/2000. 2002.

mtx.vn
viii
CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CHO ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện đề tài, các báo cáo chuyên đề sau đã được thực hiện
nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện đề tài:
Số chuyên đề Tên chuyên đề
Chuyên đề 1
Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
1995 – 2000
Chuyên đề 2
Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2000 – 2005

Chuyên đề 3
Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm
2006
Chuyên đề 4
Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát bổ sung nguồn thải đô thị
trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi
Chuyên đề 5
Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát bổ sung nguồn thải nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chuyên đề 6
Xây dựng danh mục các vấn đề môi trường cần giải quyết trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chuyên đề 7
Xây dựng các tiêu chí đánh giá phục vụ cho công tác lựa chọn thứ
tự ưu tiên xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi

mtx.vn
ix
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

1. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 1

2. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 1

3. Phương pháp thực hiện .......................................................................................... 2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG .................................. 4


1.1. Tổng quan chất lượng môi trường giai đoạn 1995-2005 .................................... 4

1.1.1. Chất lượng không khí .......................................................................................................... 4
1.1.2. Tiếng ồn ............................................................................................................................... 5
1.1.3. Chất lượng nước mặt ........................................................................................................... 6
1.1.4. Chất lượng nước ngầm ........................................................................................................ 8
1.1.5. Chất lượng nước biển ven bờ ............................................................................................ 10
1.2. Tổng quan chất lượng môi trường năm 2006.................................................... 11

1.2.1. Chất lượng không khí ........................................................................................................ 11
1.2.2. Tiếng ồn ............................................................................................................................. 12
1.2.3. Chất lượng nước mặt ......................................................................................................... 12
1.2.4. Chất lượng nước ngầm ...................................................................................................... 13
1.2.5. Chất lượng nước biển ven bờ ............................................................................................ 14
1.2.6. Chất lượng đất ................................................................................................................... 15
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường ........................................................ 15


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ
BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................................................... 17

2.1. Tổng quan qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội ............................................... 17

2.1.1. Tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................................................... 17
2.1.2. Khu kinh tế Dung Quất ...................................................................................................... 21
2.2. Dự báo ô nhiễm môi trường .............................................................................. 26

2.2.1. Dự báo ô nhiễm do khí thải ............................................................................................... 26
2.2.2. Dự báo ô nhiễm do nước thải ............................................................................................ 28
2.2.2.1. Nước thải công nghiệp.................................................................................................... 28

2.2.2.2. Nước thải sinh hoạt ........................................................................................................ 31
2.2.3. Dự báo ô nhiễm do chất thải rắn và CTNH ....................................................................... 36
2.2.3.1. Chất thải rắn và CTNH công nghiệp .............................................................................. 36
2.2.3.2. Chất thải rắn đô thị ........................................................................................................ 38
2.2.3.3. Chất thải rắn y tế ............................................................................................................ 39

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ................. 42

3.1. Các vấn đề môi trường theo nguồn thải ............................................................ 42

3.1.1. Khí thải .............................................................................................................................. 42
3.1.2. Nước thải ........................................................................................................................... 43
3.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại .................................................................................... 45
3.2. Các vấn đề môi trường theo loại hình hoạt động .............................................. 46

3.2.1. Hoạt động công nghiệp ...................................................................................................... 46
3.2.2. Hoạt động đô thị ................................................................................................................ 47
3.2.3. Hoạt động nông nghiệp ..................................................................................................... 48
mtx.vn
x
3.3. Các vấn đề môi trường theo thành phần môi trường ........................................ 48

3.3.1. Môi trường không khí ........................................................................................................ 48
3.3.2. Môi trường nước mặt và nước ven bờ ............................................................................... 49
3.3.3. Môi trường đất và nước ngầm ........................................................................................... 51
3.4. Các vấn đề môi trường theo vùng ..................................................................... 51

3.4.1. Vùng đô thị và khu công nghiệp ........................................................................................ 52
3.4.2. Vùng đồng bằng và ven biển ............................................................................................. 52
3.4.3. Vùng miền núi ................................................................................................................... 53


CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ................................. 54

4.1. Phương pháp tiếp cận........................................................................................ 54

4.2. Xác lập các tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................... 55

4.3. Xây dựng qui trình đánh giá .............................................................................. 56


CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN ...................... 57

5.1. Theo nguồn thải ................................................................................................. 58

5.1.1. Khí thải .............................................................................................................................. 58
5.1.2. Nước thải ........................................................................................................................... 58
5.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại .................................................................................... 59
5.2. Theo loại hình hoạt động ................................................................................... 59

5.2.1. Công nghiệp ....................................................................................................................... 59
5.2.2. Đô thị ................................................................................................................................. 60
5.2.3. Nông nghiệp ...................................................................................................................... 60
5.3. Theo thành phần môi trường ............................................................................. 62

5.3.1. Không khí .......................................................................................................................... 62
5.3.2. Nước mặt và nước ven bờ.................................................................................................. 62
5.3.3. Đất và nước ngầm .............................................................................................................. 63
5.4. Theo vùng .......................................................................................................... 63

5.4.1. Đô thị và khu công nghiệp ................................................................................................. 63

5.4.2. Đồng bằng và ven biển ...................................................................................................... 64
5.4.3. Miền núi............................................................................................................................. 64

CHƯƠNG 6. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 2010 .......... 65

6.1. KHHĐ1: Kiểm soát chất thải từ hoạt động công nghiệp .................................. 65

6.2. KHHĐ2: Thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ....................... 67

6.3. KHHĐ3: Bảo vệ chất lượng nước mặt .............................................................. 71

6.4. KHHĐ4: Kiểm soát chất thải từ hoạt động y tế ................................................ 73

6.5. KHHĐ5: Kiểm soát chất thải từ hoạt động nuôi tôm........................................ 74

6.6. KHHĐ6: Phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường .................... 76

6.7. Tổng hợp kinh phí bảo vệ môi trường đến năm 2010 ....................................... 77

CHƯƠNG 7. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 ............. 78


CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 81


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 83


mtx.vn
1

MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích đất tự nhiên là 5.137,5 km
2
với 14 huyện/thành (7
huyện/thành đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện hải đảo). Trong thời gian tới
tỉnh sẽ đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa với sự tập trung phát triển Khu kinh tế Dung Quất; hoàn thiện các
KCN như Tịnh Phong, Quảng Phú; và hình thành/phát triển KCN Phổ Phong, các cụm
công nghiệp, các làng nghề… Tỉnh Quảng Ngãi đã được phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 tại Quyết định số
04/2005/QĐ-TTg ngày 06/01/2005 của Thủ tướng Chính Phủ.
Khu kinh tế Dung Quất đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định
số 139/2006/QĐ-TTg ngày 16/06/2006 và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đến
năm 2020 tại Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 16/08/2007.
Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Ngãi thì hàng loạt
các vấn đề môi trường nảy sinh đi theo như khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất
thải nguy hại ngày càng gia tăng.
Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã có những nỗ lực cụ thể trong công tác quản lý và
bảo vệ môi trường như:
 Xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng môi
trường, hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
 Thực hiện triển khai Luật Bảo vệ Môi trường cũng như các văn bản dưới luật
tại địa phương.
 Khảo sát đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 1995-2005 và hiện trạng chất lượng môi trường năm 2006 cho
thấy chất lượng môi trường nhìn chung có xu hướng xấu đi, nước biển ven bờ có xu
hướng xấu đi rõ nét nhất; kế đến là nước mặt có xu hướng xấu đi rõ nét thông qua các
thông số như BOD, COD và dầu mỡ; kế tiếp là không khí với sự gia tăng của bụi và

tiếng ồn nhưng ở mức độ thấp; đất và nước ngầm chưa thấy có dấu hiệu ô nhiễm.
Để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh trong thời gian tới
mà có thể hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường thì trước hết tỉnh Quảng Ngãi cần phải
xây dựng chương trình bảo vệ môi trường mang tính dài hạn đến năm 2020 cũng như
xác lập các kế hoạch hành động bảo vệ môi trường cụ thể đến năm 2010. Đây là công
việc rất cần thiết và cấp bách đối với tỉnh Quảng Ngãi.
1. Mục tiêu đề tài
 Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2010
 Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020
2. Nội dung thực hiện
2.1. Tổng quan hiện trạng môi trường
 Tổng quan chất lượng môi trường giai đoạn 1995-2005
 Tổng quan chất lượng môi trường năm 2006
2.2. Dự báo ô nhiễm môi trường
 Dự báo ô nhiễm môi trường đến năm 2010
mtx.vn
2
 Dự báo ô nhiễm môi trường đến năm 2020
2.3. Xây dựng danh mục các vấn đề môi trường
 Các vấn đề môi trường theo nguồn thải
o Khí thải
o Nước thải
o Chất thải rắn và chất thải nguy hại
 Các vấn đề môi trường theo loại hình hoạt động
o Hoạt động công nghiệp
o Hoạt động đô thị
o Hoạt động nông nghiệp
 Các vấn đề môi trường theo thành phần môi trường
o Môi trường không khí
o Môi trường nước mặt và nước biển ven bờ

o Môi trường đất và nước ngầm
 Các vấn đề môi trường theo vùng
o Vùng đô thị và khu công nghiệp
o Vùng đồng bằng và ven biển
o Vùng miền núi
2.4. Xây dưng các tiêu chuẩn đánh giá
 Phương pháp tiếp cận
 Xác lập các tiêu chuẩn đánh giá
 Xây dựng qui trình đánh giá
2.5. Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên
 Theo nguồn thải
 Theo loại hình hoạt động
 Theo thành phần môi trường
 Theo vùng
2.6. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2010
 Kiểm soát chất thải từ hoạt động công nghiệp
 Thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
 Bảo vệ chất lượng nước mặt
 Kiểm soát chất thải từ hoạt động y tế
 Kiểm soát chất thải từ hoạt động nuôi tôm
 Phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường
2.7. Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020
3. Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thừa kế
 Phương pháp khảo sát hiện trường
 Phương pháp tổng hợp tài liệu
mtx.vn
3
 Phương pháp xử lý số liệu thống kê
 Phương pháp so sánh

 Phương pháp nhận dạng
 Phương pháp đánh giá nhanh
 Phương pháp hệ thống thông tin địa lý
 Phương pháp chuyên gia

mtx.vn
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan chất lượng môi trường giai đoạn 1995-2005
1.1.1. Chất lượng không khí
Giai đoạn 1995-2000
Trong giai đoạn 1995-2000, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng không khí tại 23 vị trí
trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1995-
2000 cho thấy:
 Bụi dao động trong khoảng 0,07-3,62 mg/m
3
; trung bình 0,85 ± 0,77 mg/m
3
;
trung vị 0,55 mg/m
3
. Trong số 23 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm K14 –
Cảng Sa Kỳ đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005; các điểm quan trắc còn lại
không đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Điểm quan trắc K16 – Nhà máy
đường Quảng Ngãi có hàm lượng bụi cao nhất; điều này có thể giải thích được
do Nhà máy đường Quảng Ngãi sử dụng bã mía để đốt nên lượng bụi phát tán
ra môi trường không khí xung quanh cao.
 SO

2
dao động trong khoảng 0,003-0,490 mg/m
3
; trung bình 0,16 ± 0,10
mg/m
3
; trung vị 0,15 mg/m
3
. Trong số 23 điểm quan trắc, chỉ có 3 điểm không
đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005, đó là: K01 – Cảng cá sông Trà Bồng, K02 –
Đường vào cảng cá sông Trà Bồng, K04 – Khách sạn sông Trà; điều này có
thể giải thích được do 3 vị trí quan trắc này chịu ảnh hưởng của các phương
tiện giao thông đi lại. Các mẫu còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
 NO
2
dao động trong khoảng 0,001-0,048 mg/m
3
; trung bình 0,01 ± 0,01
mg/m
3
; trung vị 0,01 mg/m
3
. Tất cả các điểm quan trắc NO
2
đều đạt tiêu chuẩn
TCVN 5937-2005.
Tóm lại: đa phần các điểm quan trắc không khí trong giai đoạn 1995-2000 chịu ảnh
hưởng của hoạt động các phương tiện giao thông đi lại nên hàm lượng bụi quan trắc
được vượt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Trong giai đoạn 1995-2000, công nghiệp trên
địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh nên nguồn gây ô nhiễm không khí chính do hoạt

động giao thông.
Giai đoạn 2000-2005
Trong giai đoạn 2000-2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng không khí tại 24 vị trí
trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2000-
2005 cho thấy:
 Bụi dao động trong khoảng 0,01-7,11 mg/m
3
; trung bình 0,40 ± 0,72 mg/m
3
;
trung vị 0,21 mg/m
3
. Trong số 24 điểm quan trắc, có 2 điểm K10 và K23 –
Công ty Đường Quảng Ngãi đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005; các điểm quan
trắc còn lại không đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Kết quả quan trắc trong
giai đoạn 2000-2005 cho thấy hàm lượng bụi trong không khí xung quanh tại
Công ty Đường Quảng Ngãi giảm đáng kể so với giai đoạn 1995-2000. Điểm
quan trắc K20 – Nhà máy Xi măng Vạn Tường có hàm lượng bụi cao nhất;
mtx.vn
5
điều này có thể giải thích được do nhà máy thuộc loại hình công nghiệp phát
sinh nhiều bụi.
 SO
2
dao động trong khoảng 0,00-0,25 mg/m
3
; trung bình 0,04 ± 0,05 mg/m
3

;
trung vị 0,02 mg/m
3
. Tất cả các điểm quan trắc SO
2
đều đạt tiêu chuẩn TCVN
5937-2005.
 NO
2
dao động trong khoảng 0,00-0,33 mg/m
3
; trung bình 0,03 ± 0,05 mg/m
3
;
trung vị 0,02 mg/m
3
. Trong số 24 điểm quan trắc, có 2 điểm không đạt tiêu
chuẩn TCVN 5937-2005, đó là: K08 – Ngã tư Hoàng Văn Thụ và Nguyễn Trãi
và K24 – Nhà máy cơ khí xây lắp An Ngãi; các điểm quan trắc còn lại đạt tiêu
chuẩn TCVN 5937-2005.
 Pb dao động trong khoảng 0,0-8,0 ug/m
3
; trung bình 0,7 ± 0,9 ug/m
3
; trung vị
0,4 ug/m
3
. Trong số 24 điểm quan trắc, có 11 điểm không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5937-2005, đó là: K02 – Giao đường Tránh Đông và Lê Thánh Tôn,
K03 – Ngã tư Quang Trung – Lê Thánh Tôn, K08 - Ngã tư Hoàng Văn Thụ và

Nguyễn Trãi, K11 – Ngã tư Quang Trung và Hùng Vương, K12 – Ngã 5 Thu
Lộ, K13 – Ngã 3 Thạch Trụ, K15 – Nhà máy đường II, K16 – Công ty Công
nghiệp Hóa chất, K17 – Nhà máy chế biến hạt điều Quảng Ngãi, K21 – Nhà
máy gạch Dung Quất, K22 – Nhà máy gạch Tuyền Phong Niên, N24 – Nhà
máy cơ khí và xây lắp An Ngãi; các điểm quan trắc còn lại đạt tiêu chuẩn
TCVN 5937-2005. Hàm lượng Pb trong không khí xung quanh tại các điểm
quan trắc vượt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005, điều này có thể giải thích được
nguyên nhân gây ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông và vận
chuyển.
Tóm lại: vấn đề ô nhiễm không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
2000-2005 là bụi và chì. Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh, công nghiệp đang
được đẩy mạnh phát triển nên ngoài nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của các phương
tiện giao thông, còn các nguồn gây ô nhiễm khác như hoạt động thi công xây dựng,
hoạt động của các nhà máy xí nghiệp, đặc biệt trong Khu kinh tế Dung Quất, KCN
Tịnh Phong và KCN Quảng Phú.
1.1.2. Tiếng ồn
Giai đoạn 1995-2000
Trong giai đoạn 1995-2000, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc tiếng ồn tại 23 vị trí trên địa bàn
toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc tiếng ồn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1995-2000 cho thấy:
 Tiếng ồn dao động trong khoảng 42-79 dBA; trung bình 57 ± 7 dBA; trung vị
57 dBA.
 Trong số 23 điểm quan trắc, chỉ có điểm K16 – Nhà máy đường Quảng Ngãi
không đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998; các điểm quan trắc còn lại đạt tiêu
chuẩn TCVN 5949-1998.
Tóm lại: mặc dù công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh nhưng hoạt động
của Nhà máy đường Quảng Ngãi có tiếng ồn trong không khí xung quanh không đạt
tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tác động do tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện
giao thông ở mức thấp.

mtx.vn
6
Giai đoạn 2000-2005
Trong giai đoạn 2000-2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi không
thực hiện quan trắc tiếng ồn.
1.1.3. Chất lượng nước mặt
Giai đoạn 1995-2000
Trong giai đoạn 1995-2000, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước mặt tại 14 vị trí
trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1995-
2000 cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 7,0-8,5; trung bình 7,7 ± 0,3; trung vị 7,8. Nhìn
chung pH tại các điểm quan trắc tốt; tất cả các điểm quan trắc có pH đạt tiêu
chuẩn TCVN 5942-1995-A.
 BOD dao động trong khoảng 3-10 mg/l; trung bình 6 ± 2 mg/l; trung vị 6 mg/l.
Tất cả các điểm quan trắc có BOD không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A
nhưng đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B. Hàm lượng BOD tại các điểm quan
trắc hạ nguồn sông Trà Bồng và sông Trà Khúc có giá trị cao hơn các điểm
quan trắc còn lại.
 DO dao động trong khoảng 5,0-7,0 mg/l; trung bình 5,8 ± 0,5 mg/l; trung vị
5,7 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc có DO không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-
1995-A nhưng đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B. Hàm lượng DO tại các
điểm quan trắc hạ nguồn sông Trà Khúc có giá trị cao hơn các điểm quan trắc
còn lại.
 SS dao động trong khoảng 0-250 mg/l; trung bình 56 ± 55 mg/l; trung vị 42
mg/l. Tất cả các điểm quan trắc SS trên sông Trà Khúc và sông Trà Bồng
không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B; các điểm quan trắc trên sông Sa Kỳ
có SS không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A nhưng đạt tiêu chuẩn TCVN
5942-1995-B. Điều này có thể giải thích được do đặc trưng của sông Trà Bồng

và sông Trà Khúc mang nhiều phù sa nên hàm lượng SS trong nước sông cao.
 NO
2
-
dao động trong khoảng 0,01-0,07 mg/l; trung bình 0,04 ± 0,01 mg/l;
trung vị 0,05 mg/l. Tất cả các điểm trắc NO
2
-
không đạt tiêu chuẩn TCVN
5942-1995-B. Điểm quan trắc M07 – Sông Trà Khúc khu vực cách điểm thải
của CCN mía đường khoảng 200m về phía hạ nguồn có hàm lượng NO
2
-
cao
hơn so với các điểm còn lại. Sông Trà Khúc có hàm lượng NO
2
-
cao hơn so với
các sông còn lại.
 NO
3
-
dao động trong khoảng 0,01-0,30 mg/l; trung bình 0,11 ± 0,06 mg/l;
trung vị 0,10 mg/l. Nhìn chung NO
3
-
tại các điểm quan trắc tốt; tất cả các điểm
quan trắc có NO
3
-

đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A.
 Fe dao động trong khoảng 0,10-1,95 mg/l; trung bình 0,38 ± 0,29 mg/l; trung
vị 0,33 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc có hàm lượng Fe đạt tiêu chuẩn TCVN
5942-1995-B. Trong số 14 điểm quan trắc, 3 điểm có hàm lượng Fe không đạt
tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A, đó là: M05 – Sông Trà Khúc khu vực bến
Tam Thương, M07 – Sông Trà Khúc khu vực cách điểm thải CCN mía đường
mtx.vn
7
khoảng 200m về phía hạ nguồn, M13 – Sông Sa Kỳ khu vực Cổ Lũy; các điểm
còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A.
 Zn dao động trong khoảng 0,01-0,07 mg/l; trung bình 0,02 ± 0,01 mg/l; trung
vị 0,02 mg/l. Nhìn chung Zn tại các điểm quan trắc tốt; tất cả các điểm quan
trắc có Zn đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A.
 Coliform dao động trong khoảng 1.000-30.000 MPN/100ml; trung bình 7.197
± 7.820 MPN/100ml; trung vị 4.300 MPN/100ml. Tất cả các điểm quan trắc có
Coliform không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B.
Tóm lại: chất lượng nước sông Trà Khúc, sông Trà Bồng và sông Sa Kỳ nằm trong
khoảng nguồn loại A và B của tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Trong giai đoạn 1995-
2000, công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh nên nguồn gây ô nhiễm
chính đối với nước sông là sinh hoạt và nông nghiệp. Ngoài ra do yếu tố tự nhiên –
phù sa nên hàm lượng SS trong nước sông cao.
Giai đoạn 2000-2005
Trong giai đoạn 2000-2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước mặt tại 12 vị trí
trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2000-
2005 cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 4,4-8,6; trung bình 7,0 ± 0,7; trung vị 7,1. Nhìn
chung, pH tại các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A, ngoại
trừ pH tại điểm quan trắc M04 - Sông Trà Khúc tại cầu Trường Xuân và M08 -

Suối Bản Thuyền tại khu vực dưới cống thải nhà máy tinh bột mì không đạt
tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B tại một số thời điểm quan trắc. Điều này có
thể giải thích được do các vị trí quan trắc trên chịu ảnh hưởng của nước thải từ
nhà máy đường Quảng Ngãi và nhà máy tinh bột mì.
 BOD dao động trong khoảng 2-247 mg/l; trung bình 23 ± 33 mg/l; trung vị 14
mg/l. Trong số 12 điểm quan trắc, có 8 điểm không đạt tiêu chuẩn TCVN
5942-1995-B, đó là: M02 - kênh tiếp nhận nước thải nhà máy đường 2, khu
vực phía dưới điểm xả; M04 - Sông Trà Khúc, cầu Trường Xuân; M05 - Sông
Trà Khúc, cầu Trà Khúc; M06 - Sông Trà Khúc, bến Tam Thương; M08 - Suối
Bản Thuyền, khu vực dưới cống thải nhà máy tinh bột mì; M10 - Sông Trà
Câu; M11 - Kênh Giang, Mỹ Khê; M12 - Kênh Cầu Mới. Không có điểm quan
trắc nào đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A. Hàm lượng BOD tại điểm quan
trắc Suối Bản Thuyền, khu vực dưới cống thải nhà máy tinh bột mì có giá trị
cực đại khoảng 247 mg/l do chịu ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy tinh bột
mì.
 COD dao động trong khoảng 4-530 mg/l; trung bình 45 ± 71 mg/l; trung vị 27
mg/l. Trong số 12 điểm quan trắc, có 9 điểm không đạt tiêu chuẩn TCVN
5942-1995-B, đó là: M02 - kênh tiếp nhận nước thải nhà máy đường 2, khu
vực phía dưới điểm xả; M04 - Sông Trà Khúc, cầu Trường Xuân; M05 - Sông
Trà Khúc, cầu Trà Khúc; M06 - Sông Trà Khúc, bến Tam Thương; M07 - Suối
Bản Thuyền, khu vực trên cống thải nhà máy tinh bột mì; M08 - Suối Bản
Thuyền, khu vực dưới cống thải nhà máy tinh bột mì; M10 - Sông Trà Câu;
mtx.vn
8
M11 - Kênh Giang, Mỹ Khê; M12 - Kênh Cầu Mới. Không có điểm quan trắc
nào đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A. Hàm lượng COD tại điểm quan trắc
Suối Bản Thuyền, khu vực dưới cống thải nhà máy tinh bột mì có giá trị cực
đại khoảng 530 mg/l do chịu ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy tinh bột mì.
 NO
3

-
dao động trong khoảng 0,13-9,36 mg/l; trung bình 1,21 ± 1,57 mg/l;
trung vị 0,60 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-
1995-A.
 Fe dao động trong khoảng 0,1-3,5 mg/l; trung bình 1,76 ± 0,89 mg/l; trung vị
1,89 mg/l. Hàm lượng Fe tại các điểm quan trắc nằm trong khoảng nguồn loại
A và B của tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.
 Dầu mỡ khoáng dao động trong khoảng 0,0 – 3,8 mg/l; trung bình 0,1 ± 0,5
mg/l; trung vị 0,1 mg/l. Hàm lượng dầu mỡ tại các điểm quan trắc nằm trong
khoảng nguồn loại A và B của tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, ngoại trừ điểm
M06 - Sông Trà Khúc, bến Tam Thương và M08 - Suối Bản Thuyền, khu vực
dưới cống thải nhà máy tinh bột mì không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B.
 Coliform dao động trong khoảng 8 – 93.000 MPN/100ml; trung bình 5.136 ±
10.985 MPN/100ml; trung vị 11.000 MPN/100ml. Trong số 12 điểm quan trắc,
chỉ có điểm M01 - Kênh tiếp nhận nước thải nhà máy đường 2, khu vực phía
trên điểm xả; M02 - Kênh tiếp nhận nước thải nhà máy đường 2, khu vực phía
dưới điểm xả; M07 - Suối Bản Thuyền, khu vực trên cống thải nhà máy tinh
bột mì; M09 - Sông Trà Bồng, cầu Châu Ổ đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-
B; các điểm quan trắc còn lại không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B.
Tóm lại: nhìn chung chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh tại các điểm quan trắc
nằm trong khoảng nguồn loại A và B của tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, ngoại trừ
BOD và COD không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B. Trong số các điểm quan
trắc, nước suối Bản Thuyền tại khu vực dưới cống thải nhà máy tinh bột mì có chất
lượng xấu nhất do vị trí này chịu ảnh hưởng của nước thải từ nhà máy tinh bột mì
chưa được xử lý. Trong giai đoạn 2000-2005, ngoài các nguồn ô nhiễm như sinh hoạt
và nông nghiệp; các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh còn chịu sự tác động của
nguồn thải công nghiệp, đặc trưng nhất là: KCN Quảng Phú và KCN Tịnh Phong
(Khu kinh tế Dung Quất thải nước ra biển).
1.1.4. Chất lượng nước ngầm
Giai đoạn 1995-2000

Trong giai đoạn 1995-2000, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước ngầm tại 12 vị trí
trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1995-
2000 cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 5,6-8,4; trung bình 6,9 ± 0,9; trung vị 6,5. Trong số
12 điểm quan trắc, có 3 điểm không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003, đó là:
N01 - Xã Bình Hải, Bình Sơn; N11 - Xã Bình Đông, Bình Sơn; N12 - Xã Bình
Thuận, Bình Sơn. Điều này có thể giải thích được do pH trong nước ngầm tự
nhiên tại khu vực huyện Bình Sơn không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
mtx.vn
9
 Fe dao động trong khoảng 0,01-2,26 mg/l; trung bình 0,35 ± 0,58 mg/l; trung
vị 0,14 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995.
Trong số 12 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm N07 - Làng Cổ Lũy, Tư
Nghĩa không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
 Cl
-
dao động trong khoảng 53-456 mg/l; trung bình 104 ± 112 mg/l; trung vị
60 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995. Trong số
12 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm N07 - Làng Cổ Lũy, Tư Nghĩa không
đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
Tóm lại: chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh tốt; chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những khu vực có nhu cầu khai
thác nước ngầm cần phải tiến hành xử lý pH và Fe đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003
trước khi sử dụng.
Giai đoạn 2000-2005
Trong giai đoạn 2000-2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước ngầm tại 21 vị trí
trên địa bàn toàn tỉnh.

Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2000-
2005 cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 5,7-8,1; trung bình 6,7 ± 0,4; trung vị 6,6. Trong số
21 điểm quan trắc, có 4 điểm có pH không đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995,
đó là: N06 - Giếng nhà ông Lê Văn Du, TT Đức Phổ; N07 - Giếng nhà ông
Nguyễn Thanh Thuận, TT Đức Phổ; N10 - Giếng nhà bà Nguyễn Thị Miên,
Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi; N15 - Giếng nhà Ông Lê Vàng, Nghĩa Đông,
TP.Quảng Ngãi. Điều này có thể giải thích được do pH trong nước ngầm tự
nhiên tại các điểm trên không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
 Độ cứng dao động trong khoảng 25-388 mg/l; trung bình 83 ± 54 mg/l; trung
vị 68 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc có độ cứng đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-
1995. Trong số 21 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm N18 - Giếng cây
Cốm, Lý Vĩnh, Lý Sơn không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003; các điểm
quan trắc còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Điều này có thể giải thích
được do độ cứng trong nước ngầm tự nhiên tại các điểm trên không đạt tiêu
chuẩn TCVN 5502-2003.
 NO
3
-
dao động trong khoảng 0,7 – 142 mg/l; trung bình 8,0 ± 14,5 mg/l; trung
vị 5,2 mg/l. Trong số 21 điểm quan trắc, điểm N17 - Giếng nhà Ông Phạm
Hữu, Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi không đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995;
các điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995. Đa phần các điểm quan trắc
tại khu vực thành phố Quảng Ngãi không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
Như vậy, nước ngầm tại khu vực Tp.Quảng Ngãi đã có dấu hiệu ô nhiễm NO
3
.
 SO
4
2-

dao động trong khoảng 2,5 – 101 mg/l; trung bình 26 ± 16 mg/l; trung vị
23 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995.
 Fe dao động trong khoảng 0,01 – 2,05 mg/l; trung bình 1,34 ± 13,3 mg/l; trung
vị 0,23 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995. Các
điểm quan trắc tại khu vực Tp.Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn có hàm lượng sắt
vượt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Điều này có thể giải thích được do sắt
mtx.vn
10
trong nước ngầm tự nhiên tại các điểm trên không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-
2003.
 Cl
-
dao động trong khoảng 15 – 300 mg/l; trung bình 80 ± 48 mg/l; trung vị 66
mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995; duy nhất
điểm N18 - Giếng cây Cốm, Lý Vĩnh, Lý Sơn không đạt tiêu chuẩn TCVN
5502-2003. Điều này có thể giải thích được do nước ngầm tại đây có thể bị
nhiễm mặn từ biển.
Tóm lại: kết quả quan trắc nước ngầm trong giai đoạn 2000-2005 cho thấy Tp.Quảng
Ngãi có dấu hiệu ô nhiễm NO
3
-
. Nguồn gây ô nhiễm NO
3
-
đối với nước ngầm tại
Tp.Quảng Ngãi do chất thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt tại Tp.Quảng Ngãi chưa
được thu gom và xử lý – bể tự hoại sau đó thấm xuống đất và nước ngầm. Các khu
vực khác trên địa bàn tỉnh có chất lượng nước ngầm tốt; chưa có dấu hiệu ô nhiễm
bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.5. Chất lượng nước biển ven bờ

Giai đoạn 1995-2000
Trong giai đoạn 1995-2000, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại 3
vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
1995-2000 cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 7,8 – 8,1; trung bình 8,0 ± 0,1; trung vị 8,0. Tất cả
các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
 Fe dao động trong khoảng 0,01 – 0,78 mg/l; trung bình 0,12 ± 0,18 mg/l; trung
vị 0,09 mg/l. Điểm B1 - Vịnh Dung Quất không đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-
1995; các điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
 NO
3
-
dao động trong khoảng 0,01 – 0,37 mg/l; trung bình 0,10 ± 0,10 mg/l;
trung vị 0,05 mg/l.
 PO
4
2-
dao động trong khoảng 0,004 – 0,068 mg/l; trung bình 0,026 ± 0,022
mg/l; trung vị 0,02 mg/l.
Tóm lại: chất lượng nước biển ven bờ trong giai đoạn 1995-2000 tốt; chưa có dấu
hiệu ô nhiễm của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giai đoạn 2000-2005
Trong giai đoạn 2000-2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết
hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại 5
vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
2000-2005 cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 6,3 – 8,3; trung bình 7,3 ± 0,6; trung vị 7,3. Điểm

quan trắc B01 - Cầu cảng Lý Sơn không đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995; các
điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
 SS dao động trong khoảng 1 – 469 mg/l; trung bình 31 ± 75 mg/l; trung vị 15
mg/l. Điểm quan trắc B03 – Bãi biển Mỹ Khê không đạt tiêu chuẩn TCVN
5943-1995; các điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
mtx.vn
11
 DO dao động trong khoảng 4,1 – 7,8 mg/l; trung bình 5,4 ± 0,8 mg/l; trung vị
5,2 mg/l. DO tại các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
 BOD dao động trong khoảng 2 – 36 mg/l; trung bình 16,6 ± 8,0 mg/l; trung vị
15,2 mg/l. Hàm lượng BOD tại các điểm quan trắc B1 - Cầu cảng Lý Sơn; B2 -
Thôn Đông, Lý Hải, Lý Sơn; B4 - Biển Sa Huỳnh không đạt tiêu chuẩn TCVN
5943-1995; các điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
 Dầu mỡ dao động trong khoảng 0,0 – 2,3 mg/l; trung bình 0,2 ± 0,4 mg/l; trung
vị 0,0 mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng dầu mỡ không đạt tiêu
chuẩn TCVN 5943-1995.
Tóm lại: chất lượng nước biển ven bờ trong giai đoạn 2000-2005 có dấu hiệu ô nhiễm
hữu cơ và dầu mỡ. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đang
góp phần gây ô nhiễm nguồn nước ven bờ như Khu kinh tế Dung Quất; các cầu cảng;
và các hoạt động sinh hoạt của người dân sinh sống ven bờ thải bỏ chất thải trực tiếp
xuống biển.
1.2. Tổng quan chất lượng môi trường năm 2006
1.2.1. Chất lượng không khí
Trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng không khí tại 31 vị trí trên địa bàn
toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh trong năm 2006 cho
thấy:
 Bụi dao động trong khoảng 0,21-0,45 mg/m
3

; trung bình 0,32 ± 0,05 mg/m
3
;
trung vị 0,32 mg/m
3
. Hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng bụi không đạt
tiêu chuẩn TCVN 5937-2005.
 CO dao động trong khoảng 0,7-2,8 mg/m
3
; trung bình 1,54 ± 0,25 mg/m
3
;
trung vị 1,40 mg/m
3
. Tất cả các điểm quan trắc CO đều đạt tiêu chuẩn TCVN
5937-2005.
 SO
2
dao động trong khoảng 0,00-0,18 mg/m
3
; trung bình 0,09 ± 0,06 mg/m
3
;
trung vị 0,11 mg/m
3
. Tất cả các điểm quan trắc SO
2
đều đạt tiêu chuẩn TCVN
5937-2005.
 NO

2
dao động trong khoảng 0,01-0,15 mg/m
3
; trung bình 0,07 ± 0,04 mg/m
3
;
trung vị 0,06 mg/m
3
. Tất cả các điểm quan trắc NO
2
đều đạt tiêu chuẩn TCVN
5937-2005.
 Pb dao động trong khoảng 0,00-0,0015 mg/m
3
; trung bình 0,0006 ± 0,0003
mg/m
3
; trung vị 0,0006 mg/m
3
. Tất cả các điểm quan trắc Pb đều đạt tiêu
chuẩn TCVN 5937-2005.
Tóm lại: hàm lượng Pb trong không khí xung quanh đã được giảm thiểu đáng kể so
với giai đoạn 2000-2006 do xăng pha chì không còn được sử dụng. Ô nhiễm bụi là
vấn đề đặc trưng nhất trong ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh. Các nguồn gây ô
nhiễm bụi đáng kể như hoạt động thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, các nhà máy/xí
nghiệp, các khu đô thị. So sánh với kết quả quan trắc trong giai đoạn 1995-2000 và
2000-2005 cho thấy bụi trong không khí xung quanh có xu hướng gia tăng nhưng
mtx.vn
12
không nhiều. Trong tương lai khi khu kinh tế Dung Quất được đẩy mạnh phát triển thì

đây là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể.
1.2.2. Tiếng ồn
Trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng tiếng ồn tại 31 vị trí trên địa bàn
toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc tiếng ồn trên địa bàn tỉnh trong năm 2006 cho thấy:
 Độ ồn dao động trong khoảng 39-75 dBA; trung bình 59±8 dBA; trung vị 62
dBA.
 Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998.
Tóm lại: so sánh với kết quả quan trắc tiếng ồn trong giai đoạn 1995-2000 (giai đoạn
2000-2005 không thực hiện quan trắc tiếng ồn) cho thấy mức ồn có gia tăng nhưng
không nhiều.
1.2.3. Chất lượng nước mặt
Trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước mặt tại 12 vị trí trên địa bàn
toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh trong năm 2006 cho
thấy:
 pH dao động trong khoảng 5,9 – 11,2; trung bình 8,4 ± 1,2; trung vị 8,1. Các
điểm quan trắc pH tại khu vực suối Bản Thuyền và sông Trà Khúc khu vực bến
Tam Thương không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B. Điều này có thể giải
thích được do suối Bản Thuyền tiếp nhận nước thải của nhà máy tinh bột mì
chưa được xử lý; sông Trà Khúc khu vực Bến Tam Thương là nơi hạ nguồn của
sông Trà Khúc nên tiếp nhận các nguồn thải khác nhau phía hạ nguồn như sinh
hoạt, công nghiệp (điển hình như KCN Quảng Phú, Nhà máy đường Quảng
Ngãi).
 DO dao động trong khoảng 0,0-2,3 mg/l; trung bình 1,6 ± 0,6 mg/l; trung vị 1,8
mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có DO không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-
1995-B.
 SS dao động trong khoảng 12 – 638 mg/l; trung bình 165 ± 199 mg/l; trung vị

56 mg/l. Trong số 12 điểm quan trắc, có 5 điểm có hàm lượng SS không đạt
tiêu chuẩn, đó là: M01 - Bến đò Trà Bồng; M02 - Cửa biển Sa Cần; M03 - Suối
Bản Thuyền; M07 - Sông Vệ -thượng nguồn; M11 - Bến Tam Thương. Đặc
trưng của các sông/suối trên địa bàn tỉnh có lượng phù sa lớn nên hàm lượng
SS trong nước sông luôn cao.
 BOD dao động trong khoảng 8-138 mg/l; trung bình 46 ± 40 mg/l; trung vị 30
mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng BOD không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5942-1995-B. Hàm lượng BOD trong nước mặt có xu hướng ngày càng
gia tăng do chịu sự tác động của các nguồn thải từ các hoạt động phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
 COD dao động trong khoảng 26-987 mg/l; trung bình 148 ± 219 mg/l; trung vị
80 mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng COD không đạt tiêu chuẩn
mtx.vn
13
TCVN 5942-1995-B. Hàm lượng COD trong nước mặt có xu hướng ngày càng
gia tăng do chịu sự tác động của các nguồn thải từ các hoạt động phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
 Pb dao động trong khoảng 0,000 – 0,005 mg/l; trung bình 0,001 ± 0,001 mg/l;
trung vị 0,001 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-
1995-A.
 CN
-
dao động trong khoảng 0,00 – 0,78 mg/l; trung bình 0,024 ± 0,13 mg/l;
trung vị 0,004 mg/l. Hàm lượng CN
-
tại khu vực cống tiếp nhận nước thải từ
nhà máy đường Quảng Ngãi rất cao, không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-
B; các điểm quan trắc còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A. Để có cơ sở
khẳng định nhà máy đường Quảng Ngãi có gây ô nhiễm CN
-

hay không cần
phải tiếp tục thực hiện quan trắc nước mặt tại khu vực này.
 Dầu mỡ khoáng dao động trong khoảng 0,0 – 1,13 mg/l; trung bình 0,21 ± 0,38
mg/l; trung vị 0,04 mg/l. Hàm lượng dầu mỡ khoáng tại cống tiếp nhận nước
thải nhà máy đường Quảng Ngãi rất cao, vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B
nhiều lần. Tại các điểm quan trắc như Bến đò Trà Bồng, Bến Tam Thương do
chịu ảnh hưởng của các phương tiện giao thông đường thủy nên hàm lượng dầu
mỡ khoáng cũng không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B.
 Coliform dao động trong khoảng 12 – 9.600 MPN/100ml; trung bình 1.022 ±
2.068 MPN/100ml; trung vị 110 MPN/100ml. Chỉ duy nhất điểm quan trắc tại
cống tiếp nhận nước thải nhà máy đường Quảng Ngãi không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5942-1995-A; các điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-A.
Tóm lại: nhìn chung chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh tại các điểm quan trắc
nằm trong khoảng nguồn loại A và B của tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, ngoại trừ
BOD và COD không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B. Hàm lượng dầu mỡ tại các
điểm quan trắc như nhà máy đường Quảng Ngãi, các bến đò chịu ảnh hưởng của các
tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995-B. Các nguồn gây ô nhiễm đến
chất lượng nước mặt như công nghiệp (KCN Quảng Phú, KCN Tịnh Phong và các
nhà máy thải nước trực tiếp vào nguồn nước mặt), sinh hoạt và nông nghiệp. So sánh
với kết quả quan trắc trong giai đoạn 1995-2000 và giai đoạn 2000-2005 cho thấy
chất lượng nước mặt có xu hướng xấu đi, rõ nét nhất thông qua các thông số như
BOD, COD và dầu mỡ.
1.2.4. Chất lượng nước ngầm
Trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước ngầm tại 25 vị trí trên địa bàn
toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh trong năm 2006 cho
thấy:
 pH dao động trong khoảng 5,4 – 8,0; trung bình 6,7 ± 0,7; trung vị 6,8. Trong
số 25 điểm quan trắc, có 4 điểm không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003, đó là:

N15 - Nguyễn Văn Chiến, Thôn An Hội Bắc 3, Nghĩa Kỳ; N20 - Nhà dân gần
KCN Q Phú; N21 - TT Sơn Hà; và N24 - Đặng Quang Vinh, xã Bình Thạnh,
Thôn Trung An (Khe 2). Điều này có thể giải thích được do pH trong nước
ngầm tự nhiên tại các vị trí đó không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
mtx.vn
14
 Độ cứng dao động trong khoảng 9 – 790 mg/l; trung bình 82 ± 140 mg/l; trung
vị 30 mg/l. Trong số 25 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm N13 - KDL Nước
nóng Mộ Đức không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Điều này có thể giải
thích được do độ cứng trong nước ngầm tự nhiên tại vị trí N13 không đạt tiêu
chuẩn TCVN 5502-2003.
 TDS dao động trong khoảng 53 – 6.910 mg/l; trung bình 656 ± 1.230 mg/l;
trung vị 226 mg/l. Trong số 25 điểm quan trắc, có 2 điểm không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5502-2003, đó là: N9 - Trần Thị Thơm, xóm 2, Thôn Tấn Lộc, xã Phổ
Châu, Huyện Đức Phổ và N13 - KDL Nước nóng Mộ Đức.
 SO
4
2-
dao động trong khoảng 1 – 26 mg/l; trung bình 5 ± 6 mg/l; trung vị 3
mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995.
 Fe dao động trong khoảng 0,10 – 0,46 mg/l; trung bình 0,26 ± 0,09 mg/l; trung
vị 0,25 mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995 và
TCVN 5502-2003.
 Cl
-
dao động trong khoảng 7 – 1401 mg/l; trung bình 111 ± 268 mg/l; trung vị
37 mg/l. Trong số 25 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm N13 - KDL Nước
nóng Mộ Đức không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
 NO
2

-
dao động trong khoảng 0,00 – 1,45 mg/l; trung bình 0,27 ± 0,36 mg/l;
trung vị 0,15 mg/l. Trong số 25 điểm quan trắc, có 2 điểm không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5502-2003, đó là: N14 - TT Tư Nghĩa và N23 - Vùng Lâm nghiệp, Sơn
Hà.
 Coliform dao động trong khoảng 0– 640 MPN/100ml; trung bình 101 ± 118
MPN/100ml; trung vị 96 MPN/100ml. Tất cả các điểm quan trắc không đạt tiêu
chuẩn TCVN 9544-1995 và TCVN 5502-2003.
Tóm lại: kết quả quan trắc trong năm 2006 cho thấy các giếng quan trắc trên địa bàn
tỉnh đã có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh. So sánh kết quả quan trắc trong giai đoạn 1995-
2000 và 2000-2005 cho thấy chất lượng nước ngầm chưa có dấu hiệu thay đổi đáng
kể ngoại trừ coliform.
1.2.5. Chất lượng nước biển ven bờ
Trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại 16 vị trí trên
địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh trong năm 2006
cho thấy:
 pH dao động trong khoảng 7,2 – 10,1; trung bình 8,6 ± 0,6; trung vị 8,6. Hầu
hết các điểm quan trắc có pH không đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995.
 SS dao động trong khoảng 18 – 545 mg/l; trung bình 270 ± 130 mg/l; trung vị
268 mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có SS không đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-
1995.
 DO dao động trong khoảng 2,1 – 3,1 mg/l; trung bình 2,67 ± 0,21 mg/l; trung
vị 2,7 mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có DO không đạt tiêu chuẩn TCVN
5943-1995.
mtx.vn
15
 BOD dao động trong khoảng 9,5 – 97 mg/l; trung bình 45,3 ± 27,4 mg/l; trung
vị 49 mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có BOD không đạt tiêu chuẩn TCVN

5943-1995.
 Dầu mỡ dao động trong khoảng 0,0 – 5,3 mg/l; trung bình 1,1 ± 1,5 mg/l; trung
vị 0,4 mg/l. Hầu hết các điểm quan trắc có dầu mỡ không đạt tiêu chuẩn TCVN
5943-1995.
Nhận xét: các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ven bờ như nuôi trồng thủy hải
sản, các cầu cảng, nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra biển đang gây ô nhiễm
nguồn nước biển ven bờ. Kết quả quan trắc trong năm 2006 cho thấy hầu hết các
thông số không đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995. So sánh với kết quả quan trắc trong
giai đoạn 1995-2000 và 2000-2006 cho thấy chất lượng nước biển ven bờ có xu
hướng xấu đi rõ nét. Một trong những nguồn thải phải được kể đến là Khu kinh tế
Dung Quất. Khu kinh tế Dung Quất theo Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg và Quyết
định số 1056/QĐ-TTg sẽ được tập trung phát triển mạnh vì vậy vấn đề chất thải phát
sinh từ KKT Dung Quất cần phải được quan tâm thích đáng. Ngoài ra, hoạt động
nuôi tôm ven biển mà điển hình nhất tại huyện Mộ Đức và Đức Phổ đang gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng vùng ven bờ.
1.2.6. Chất lượng đất
Trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các
cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng đất tại 10 vị trí trên toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng đất trên địa bàn tỉnh trong năm 2006 cho thấy:
 pH đất tại tất cả các mẫu ở khoảng trung tính.
 Không phát hiện Cd, Pb, Clo hữu cơ và lân hữu cơ trong các mẫu phân tích.
Tóm lại: chất lượng đất trên địa bàn tỉnh hiện chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường
Chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc nằm trong khoảng nguồn loại A và
B của tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, ngoại trừ BOD và COD không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5942-1995-B. Hàm lượng dầu mỡ tại các điểm quan trắc như nhà máy đường
Quảng Ngãi, các bến đò chịu ảnh hưởng của các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5942-1995-B. Các nguồn gây ô nhiễm đến chất lượng nước mặt như công
nghiệp (KCN Quảng Phú, KCN Tịnh Phong và các nhà máy thải nước trực tiếp vào
nguồn nước mặt), sinh hoạt và nông nghiệp. So sánh với kết quả quan trắc trong giai

đoạn 1995-2000 và giai đoạn 2000-2005 cho thấy chất lượng nước mặt có xu hướng
xấu đi, rõ nét nhất thông qua các thông số như BOD, COD và dầu mỡ.
Chất lượng nước ngầm tại các giếng quan trắc trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu ô
nhiễm vi sinh. So sánh kết quả quan trắc trong giai đoạn 1995-2000 và 2000-2005 cho
thấy chất lượng nước ngầm chưa có dấu hiệu thay đổi đáng kể ngoại trừ coliform.
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ven bờ như nuôi trồng thủy hải sản, các
cầu cảng, nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra biển đang gây ô nhiễm nguồn nước
biển ven bờ. Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các thông số không đạt tiêu chuẩn
TCVN 5943-1995. So sánh với kết quả quan trắc trong giai đoạn 1995-2000 và 2000-
2006 cho thấy chất lượng nước biển ven bờ có xu hướng xấu đi rõ nét. Một trong
những nguồn thải phải được kể đến là Khu kinh tế Dung Quất. Khu kinh tế Dung Quất
theo Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 1056/QĐ-TTg sẽ được tập
mtx.vn

×