Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương bài giảng môn học kỹ thuật bảo quản hiện đại tài liệu lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.77 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KỸ THUẬT BẢO QUẢN HIỆN ĐẠI TÀI LIỆU LƯU TRỮ
(MODERN TECHNOLOGY OF RECORDS PRESERVATION )
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ và tên: Nguyễn Cảnh Đương
- Học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: 9h sáng thứ 3 hàng tuần, Trụ sở Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam,
12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0912082728
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
1.2. Họ và tên: Đào Xuân Chúc
- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: 9h thứ Hai tại Văn phòng Khoa, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà Nội.
- Điện thoại: 5588315.
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Quản trị văn phòng
+ Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Kỹ thuật bảo quản hiện đại tài liệu lưu trữ
- Mã môn học: ARO 6011
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Bắt buộc
- Yêu cầu đối với môn học:
+ Nắm vững lý thuyết và biệt vận dụng vào thực tế bảo quản tài liệu:
+ Môn học tiên quyết: Lý luận về xác định giá trị tài liệu
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học:


- Mục tiêu kiến thức:


+ Giúp cho học viên trên cơ sở những kiến thức chung về bảo quản, phát triển hơn về một
số vấn đề cơ bản sau đây:
+ Quan niệm về khoa học bảo quản .
+ Mối quan hệ giữa bảo tồn và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong xã
hội nền kinh tế trí thức của xã hội thông tin.
+ Nguồn gốc của các kỹ thuật bảo quản hiện đại.
+ Những nguyên tắc cơ bản làm hư hỏng mất mát tài liệu lưu trữ.
+ Các kỹ thuật hiện đại bảo quản tài liệu lưu trữ.
- Mục tiêu kỹ năng:
Giúp cho học viên nâng cao năng lực tổng hợp vận dụng các phương pháp bảo quản hiện
đại tài liệu trong phòng, chống và tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ để giải quyết các vấn đề do công
tác bảo quản tài liệu lưu trữ ở nước ta đề ra.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học trang bị cho người học những kết quả nghiên cứu mới nhất về công tác bảo quản
an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng có
hiệu quả những tài liệu đó, phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu lịch sử.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học:
Nội dung

Lên lớp

thuyết
Chương 1. Sự cần thiết của việc nghiên
cứu và áp dụng kỹ thuật bảo quản hiện đại
tài liệu lưu trữ
1.1. Tổng quan các phương pháp bảo quản tài
liệu lưu trữ truyền thống.

1.2. Những thành tựu mới trong nghiên cứu
và áp dụng kỹ thuật bảo quản hiện đại tài liệu
lưu trữ
1.3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu và áp

Tổng

Hình thức tổ chức dạy và học

3

Bài
tập

Thảo
luận
1

Thực
hành

Tự
học,
tự NC

2

6



dụng kỹ thuật bảo quản hiện đại trong công
tác lưu trữ ở Việt Nam
Chương 2: Kỹ thuật và phương pháp bảo

7

2

4

13

5

2

4

11

quản hiện đại tài liệu lưu trữ
2.1. Sản xuất và sử dụng các vật mang tin có
độ bền cao
2.1.1. Các loại giấy
2.1.2. Các loại băng, đĩa từ
2.1.3. Các loại phim
2.1.4. Các vật mang tin khác.
2.2. Hiện đại hoá các phương tiện bảo quản
tài liệu lưu trữ
2.2.1. Xây dựng kho tàng chuyên dụng

2.2.2. Sử dụng các trang thiết bị bảo quản
hiện đại
2.3. Các phương pháp hoá sinh
2.3.1. Khử axit trong tài liệu
2.3.2. Khử trùng tài liệu
2.4. Phương pháp bảo hiểm tài liệu lưu trữ
2.4.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo hiểm tài
liệu lưu trữ
2.4.2. Phương pháp bảo hiểm tài liệu lưu trữ
2.5. Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ
2.5.1. Khái niệm, yêu cầu
2.5.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ
2.5.3. Quy trình và phương pháp tu bổ, phục chế tài
liệu lưu trữ
Chương 3: Tình hình và khả năng áp dụng
các kỹ thuật bảo quản hiện đại tài liệu lưu
trữ ở Việt Nam
3.1. Tình hình áp dụng


4.1.1. Các Trung tâm lưu trữ quốc gia
4.1.2. Các lưu trữ khác
4.2. Khả năng và triển vọng áp dụng
4.2.1. Nhu cầu thực tế
4.3.2. Khả năng áp dụng
4.3.3. Những vấn đề cần nghiên cứu

6. Học liệu:
6.1. Giáo trình môn học:
1. Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm – Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm, Lý luận và thực

tiễn công tác lưu trữ. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.
2. Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô. NXB Đại học, M. 1980 (Tư liệu Cục Văn thư
Lưu trữ Nhà nước).
6.2 Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
3. Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia. H, 2001.
4. Xecgadin: Những cơ sở khoa học bảo đảm vẹn toàn tài liệu lưu trữ và tư liệu. M, 1986.
5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo quản và tu bổ tài liệu microphim ở các nước Đông Nam Á.
Chiang Mai – Thái Lan, 2002.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
6. Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản tài liệu ghi âm.
7. Tiêu chuẩn quốc gia về vật mang tin số hoá. Bảo quản an toàn phim điện ảnh. ANSI/NAPMII 911-1993.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
+ Hình thức: Tham gia lớp học đầy đủ, tham gia thảo luận nhóm, làm bài tự học
+ Tỷ trọng: 20%
7.2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức : Thi viết
+ Điểm và tỷ trọng: 30%


-Thi hết môn học
+ Hình thức : Vấn đáp
+ Điểm và tỷ trọng: 50%
PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỜNG

CHỦ NHIỆM KHOA

NGƯỜI BIÊN SOẠN


TS Nguyễn Cảnh Đương



×