Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

xói mòn đất do nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.96 KB, 13 trang )

MTA-K53 Xói mòn đất do nước
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng
lao động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản
xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ
cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn
chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên và các hoạt động canh tác do con
người. Những tác động này có thể làm chúng bị thoái hóa và dần mất đi khả
năng sản xuất, một trong những nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa mạnh
nhất là do xói mòn. Hiện tượng mất đất do xói mòn mạnh hơn rất nhiều so với
sự tạo thành đất trong quá trình tự nhiên, một vài cm đất có thể bị mất đi chỉ
trong một vài trận mưa, giông hoặc gió lốc trong khi đó để có được vài cm đất
đó cần phải có thời gian hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mới tạo ra
được. Trên thế giới hầu như không có quốc gia nào là không chịu ảnh hưởng của
xói mòn, nhất là ảnh hưởng của xói mòn do nước.
Chính vì những lí do nêu trên, chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề : "xói mòn
đất do nước” nhằm đưa ra những biện pháp để khắc phục phòng chống và giảm
thiểu xói mòn.
1
MTA-K53 Xói mòn đất do nước
II. NỘI DUNG
Hiện tượng xói mòn do nước xảy ra ở khắp mọi nơi trên bề mặt trái đất,
song tập trung mạnh nhất ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nơi thường có
tổng lượng mưa hàng năm lớn, tập trung theo mùa với cường độ cao kết hợp với
đất có địa hình cao và dốc đã tạo ra những dòng chảy tràn lớn trên bề mặt đất.
1. Tình trạng xói mòn đất trên Thế Giới và ở Việt Nam.
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 20% đất ở vùng
quá lạnh, 20% đất ở vùng quá khô, 20% đất ở vùng quá dốc, 20% đất ở vùng


đồng cỏ, 10% đất mỏng, 10% đất trồng trọt. Diện tích đất có khả năng canh tác
là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng
canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong
đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất
đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết,
băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại
đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv…
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong vòng 50 năm qua do xói mòn, rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn
hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Mỗi năm xói mòn chiếm
15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 -
3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 -
8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.,
trong đó xói mòn đất do nước là chủ yếu:
2
MTA-K53 Xói mòn đất do nước
Loại thoái hóa Nhẹ Trung bình Mạnh và cực mạnh Tổng số
Xói mòn do nước 3.43 5.27 2.24 10.94
Xói mòn do gió 2.69 2.54 0.26 5.49
Thoái hóa hóa học 0.93 1.03 0.43 2.39
Thoái hóa vật lý 0.44 0.27 0.12 0.83
Tổng số 7.49 9.11 3.05 19.65
Bảng: Ước tính quy mô (triệu km
2
) thoái hóa đất toàn cầu (Oldeman, 1994).
Hoạt động nông nghiệp đã làm tăng lượng đất xói mòn lên nhiều lần so
với đất có thảm thực vật tự nhiên che phủ. Theo nhà địa chất học Sheldon
Judson(1986), người đầu tiên trên thế giới ước tính tổng lượng phù sa từ các con
sông đổ ra biển hàng năm đã tăng từ 9 tỷ tấn ( trước khi có nông nghiệp) lên 24
tỷ tấn do hoạt động của con người. Lượng phù sa ở một số con sông lớn trên thế

giới đổ ra biển hàng năm là rất lớn:
Sông Nước Lượng phù sa hàng năm (triệu tấn)
Hoàng Hà Trung Quốc 1600
Ganges Ấn Độ 1455
Amazon Một số nước 363
missisipi Mỹ 300
Irrawady Miến Điện 299
Kosi Ấn Độ 172
MêKông Một số nước 170
Nile Một số nước 111
Bảng: Lượng phù sa đổ ra biển của một con sông lớn trên thế giới (EL-
Swaifi và Dagler, 1982)
Ở Việt Nam do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng
đất không bền vững, qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quảng canh)
3
MTA-K53 Xói mòn đất do nước
nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng
hoang mạc hóa ngày càng phát triển, nhất là ở các vùng đất trống đồi núi trọc.
Tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội của
con người là 2 quá trình đồng hành và làm xuất hiện các quá trình dẫn đến
hoang mạc hóa ở Việt Nam.
Đất có xu thế thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn, sa
mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá... dẫn đến nhiều vùng
đất bị cắn cỗi, không còn khả năng canh tác và tăng diện tích đất bị hoang.
2. Phân loại xói mòn.
a. Theo dòng nước gây ra xói mòn
- Xói mòn đất do dòng chảy thường xuyên gây ra như: sông, suối,...
- Xói mòn đất do dòng chảy tạm thời: dòng lũ,...
- Xói mòn đất do nước chảy tràn.
b. Theo tác động của nước, xói mòn do nước có thể phân biệt làm hai

dạng: Rửa trôi bề mặt theo quá trình chảy tràn và xói mòn khe rãnh.Các loại
hình xói mòn do tác động của nước:
• Kiểu xói mòn do nước gây ra do tác động của nước chảy tràn trên
bề mặt (nước mưa, băng tuyết tan hay tưới tràn).
Để xảy ra xói mòn, nước cần có năng lượng để tách các hạt đất, rồi sau đó
vận chuyển chúng đi. Mưa và nước có thể tách được các hạt đất song việc vận
chuyển được chúng đi bao xa phải phụ thuộc vào dòng chảy. Tác động của mưa
gây ra xói mòn đối với đất gồm các tác động va đập phá vỡ, làm tách rời các hạt
đất và sau đó vận chuyển các hạt đất bị phá hủy theo các dòng chảy tràn trên mặt
đất. Dòng chảy của nước có thể tạo ra các rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo
từng lớp, người ta chia kiểu xói mòn do nước gây ra thành các dạng:
- Xói mòn thẳng: là sự xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy tập trung,
ăn sâu tạo ra các rãnh xói và mương xói
- Xói mòn phẳng: là sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng đều trên bề
mặt do nước chảy dàn đều, đất bị cuốn đi theo từng lớp, phiến.
4
MTA-K53 Xói mòn đất do nước

Hình 1: Xói mòn phẳng do chảy tràn trên bề mặt
- Xói mòn theo lớp: tác động của xói mòn làm đất bị mất đi theo lớp
không đồng đều nhau trên những vị trí khác nhau của bề mặt của dốc. Tuy
nhiên, dạng xói mòn này đôi khi cũng kèm theo những rãnh xói nhỏ đặc biệt rõ
ở những đồi trọc trồng cây hoặc bị bỏ hóa.
• b. Xói mòn theo các khe,
rãnh: Là hiện tượng trên bề mặt đất tạo
thành những dòng xói theo các khe, rãnh
trên sườn dốc nơi mà dòng chảy được tập
trung. Thường khi mưa lâu, dòng chảy tự
nhiên tạo thành những khe nhỏ, dòng
chảy từ nhỏ thành lớn sẽ gây ra sự xói

mòn đất. Sự hình thành các khe lớn hay nhỏ tùy thuộc mức xói và đường cắt của
nước chảy xuống dưới.
-Mương xói: Thường thể hiện ở những nơi có mức độ xói mòn nghiêm
trọng, đất bị xói mòn đồng thời cả ở dạng lớp và dạng khe, rãnh ở mức độ mạnh
do trên những vùng đất cao, dốc, mưa lớn tạo nên những dòng chảy cực đại trên
sườn dốc. Ngoài việc bào mòn lớp đất mặt chúng còn có khả năng tạo ra những
dòng xói hoặc rãnh xói có nơi sâu 5- 6m tới tận lớp đá mẹ và làm mất đi hoàn
toàn khả năng sản xuất của đất.
3. Nguyên Nhân
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×