Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng từ ngữ trong các văn bản thơ thuộc SGK tiếng việt 3 ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.53 KB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ là một trong những đơn vị có tầm quan trọng đặc biệt trong ngôn
ngữ. F.de.Xốtxuya, nhà ngôn ngữ học đầu tiên trên thế giới đã từng viết: “Từ
là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung
tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ ”.
Trong tiếng Việt, từ với đặc điểm không biến đổi hình thái và với ý
nghĩa từ vựng của mình đã “đảm nhiệm các phần việc mà ở các ngôn ngữ
khác, những đơn vị ở cấp dưới (hình vị) và trên (cụm từ, câu) đảm nhiệm”.
( Đỗ Hữu Châu,1992, tr 13). Bên cạnh đó, những bản sắc độc đáo trong tiếng
Việt phần lớn cũng là bản sắc của các từ. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm
hiểu từ tiếng Việt nói chung và tìm hiểu hiệu quả những cách dùng từ ngữ
trong tác phẩm văn chương nói riêng là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, nội dung dạy học về từ, về cách dùng từ ngữ trong giao
tiếp đóng vai trò then chốt đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học Tiếng
Việt ở nhà trường các cấp. Hiện nay, việc dạy học về từ ngữ không chỉ bó hẹp
trong việc giúp người học tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, các thành phần ý nghĩa
của từ, mà còn phải giúp họ nhận thức được vai trò, tác dụng to lớn của loại
đơn vị ngôn ngữ này khi chúng được con người sử dụng trong giao tiếp. Từ
đó, giúp học sinh nâng cao năng lực biểu đạt, năng lực tư duy và năng lực
cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trong tác phẩm văn
chương nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của từ, của việc nghiên cứu,
tìm hiểu về từ và ý nghĩa dạy học về loại đơn vị này trong nhà trường chúng
tôi đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng từ ngữ
trong các văn bản thơ thuộc SGK Tiếng Việt 3 ở Tiểu học”.

1


2. Lịch sử vấn đề


Nghiên cứu về từ là một đề tài lớn, có sức thu hút sự quan tâm, khám
phá của rất nhiều người. Những thành tựu nghiên cứu về vấn đề này được
biểu hiện rõ trong các công trình của các nhà nghiên cứu về từ vựng, ngữ
nghĩa và phong cách học, của các tác giả SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, các tác
giả SGK Ngữ văn THCS và các tác giả khóa luận, luận văn . . .
Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi xin điểm lại tình hình
nghiên cứu về từ trong một số tài liệu theo các hướng dẫn sau đây:
2.1. Việc nghiên cứu từ trong các giáo trình từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt:
Ở đây, có thể nêu ra một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu
của họ như:
- Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, 1998.
- Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện ngôn ngữ học,
Từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1998.
- Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 2008.
- Hoàng Dân, Nguyễn Văn Bảo, Trịnh Ngọc Ánh, Mở rộng vốn từ Hán
Việt, NXB Thanh niên,1999.
- Đặng Đức Siêu, Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB
Giáo dục, 2001.
Trong những giáo trình nghiên cứu về từ, từ góc nhìn của Từ vựng –
ngữ nghĩa tiếng Việt hoặc của Ngôn ngữ học đại cương, các tác giả đã cung
cấp lý luận về từ ở những nội dung sau:
- Khái niệm;
- Đặc điểm cấu tạo. sự phân loại cấu tạo từ theo kiểu cấu tạo;

2



- Đặc điểm ý nghĩa của từ, các thành phần ý nghĩa của từ;
- Đặc điểm của các ngữ cố định trong hệ thống từ vựng;
- Đặc điểm của các lớp từ vựng tiếng Việt;
- Phương pháp nghiên cứu từ, từ góc nhìn của từ vựng – ngữ nghĩa;
Các tác giả Hoàng Dân, Nguyễn Văn Bảo, Trịnh Ngọc Ánh (1999),
Đặng Đức Siêu (2001) chủ yếu đưa ra các bài tập ứng dụng để nhận diện và
mở rộng vốn từ Hán Việt cho người học ở các khía cạnh như : khái niệm, đặc
điểm từ vựng của từ Hán Việt, cách thức dạy và học về từ Hán Việt. . .
Trong các công trình nghiên cứu đã nêu trên, việc tìm hiểu hiệu quả của
những cách dùng từ ngữ trong văn bản thơ thuộc chương trình tiểu học không
phải là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học.
2.2. Việc nghiên cứu từ ngữ trong một số giáo trình phong cách học Tiếng
Việt
Tiêu biểu cho nghiên cứu này là các tác giả:
- Đinh Trọng Lạc, Giáo trình Việt ngữ tập III, NXB Giáo dục, 1964.
- Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách
học Tiếng Việt, NXB Giáo dục (1993, 1995, 1998).
- Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB
Giáo dục (1998).
Trong các giáo trình kể trên, các nhà phong cách học chủ yếu giới thiệu lý
thuyết về biện pháp tu từ, từ vựng ngữ nghĩa như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,
điệp tữ ngữ, nói giảm, nói tránh, nói quá, chơi chữ. . .
Khi xem xét các phong cách chức năng ngôn ngữ, các tác giả giáo trình phong
cách học nêu khái quát đặc trưng chung của ngôn ngữ nghệ thuật. Mặc dù
quan tâm đến cách lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của
các cá nhân, nhưng họ không thiên về tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng
từ ngữ trong văn bản thơ dành cho HS tiểu học.

3



2.3. Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2
- Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân cách hóa
trong các bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Thị Thu (2004), Khoa Giáo dục
Tiểu học
.- Dạy học Luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm
về từ ngữ), Trần Thị Thu Thủy (2007), Khoa Giáo dục Tiểu học.
- Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ trong thơ Nguyễn Bính, Bùi
Thị Hiền Lương (2008), Khoa Ngữ văn.
- Tác dụng của nhân cách hóa đối với việc giáo dục nhận thức, giáo
dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học, Dương Thị Kim Dung
(2009), Khoa Giáo dục Tiểu học.
- Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc giáo dục nhận thức, giáo dục
tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học, Lưu Thị Dung (2009),
Khoa Giáo dục Tiểu học.
- Hiệu quả của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú, Nguyễn
Thị Hiền (2009), Khoa Ngữ văn.
Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về từ của các sinh viên
này được thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ đã chọn.
Nhìn lại tình hình nghiên cứu về từ và xuất phát từ các nguồn tài liệu nêu trên
có thể thấy đây không phải là một nội dung mới, vì nó đã được nhiều tác giả
quan tâm, xem xét và tìm hiểu. Tuy vậy, cũng từ các nguồn tài liệu đã thống
kê, có thể khẳng định chưa có một tài liệu nào trùng với đề tài khóa luận mà
chúng tôi đã lựa chọn: "Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng từ ngữ
trong các văn bản thơ thuộc SGK Tiếng Việt 3 ở Tiểu học ”
3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu hiệu quả của các cách dùng từ ngữ trong văn bản thơ thuộc
chương trình Tiểu học.


4


4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, mục đích nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi
là: nâng cao hiểu biết cho bản thân về từ, cách dùng từ và cách xác định hiệu
quả của những cách dùng từ ngữ trong văn bản thơ thuộc chương trình SGK
Tiếng Việt ở Tiểu học.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn nhằm tìm ra phương pháp dạy học
thích hợp đề có thể dạy tốt hơn mục Luyện từ và câu khi trở thành một người
giáo viên Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp những lý luận về từ trong các công trình nghiên cứu của
các nhà Việt ngữ học, các nhà biên soạn SGK Tiếng Việt ở Tiểu học và SGK
Ngữ văn THCS . . .
5.2. Vận dụng những tri thức về từ đã lĩnh hội được trong các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học, thống kê khảo sát những cách dùng từ
ngữ trong văn bản thơ thuộc phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
5.3. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để xác định hiệu quả của
những cách dùng từ ngữ nghệ thuật trong thơ đối với việc thực hiện chức
năng giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
Tiểu học.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Bám sát đối tượng và các nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được những mục
đích đã đề ra.
6.2. Giới hạn phạm vi khảo sát thống kê
Trong khoảng thời gian có hạn, khóa luận này của chúng tôi tập trung
khảo sát 30 bài thơ trong SGK Tiếng Việt 3 do NXB Giáo dục xuất bản năm
2002.


5


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tổng hợp những lý luận từ
các nguồn tài liệu đã thu thập và để rút ra những nhận xét, kết luận từ kết quả
nghiên cứu trong khóa luận.
7.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để thống kê các tác phẩm
thơ thuộc phạm vi nghiên cứu, thống kê phân loại những cách dùng từ ngữ
trong các tác phẩm đó.
7.3. Phương pháp phân tích ngữ cảnh
Phương pháp này được sử dụng để phân tích những cách dùng từ ngữ
trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm chỉ ra hiệu quả của những cách
sử dụng đó.
7.4. Ngoài ra, để có thể xử lý đề tào khóa luận, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp khác như: miêu tả, cải biên, so sánh. . .

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Từ trong tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm

Đây là một khái niệm được nhiều người nêu định nghĩa, chúng tôi lựa
chọn định nghĩa sau của Đỗ Hữu Châu, vì cho rằng nó có sức thuyết phục hơn cả:
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu ”.
(Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 16)
1.1.1.2. Đặc điểm của từ trong tiếng Việt
a. Đặc điểm ngữ âm
Từ có thể do một, hoặc một số âm tiết (tiếng) tạo thành. Hình thức ngữ
âm của từ về cơ bản là ổn định, bất biến. Đặc điểm này của từ giúp ta nhận
diện từ dễ dàng hơn và nó góp phần tạo cho từ tiếng Việt có tính độc lập
tương đối trong câu và trong văn bản.
Trong tiếng Việt, một số từ có khả năng gợi tả âm thanh của sự vật mà
nó biểu thị. Đó là các từ tượng thanh, những từ mô phỏng âm thanh của sự
vật.
Ví dụ: tí tách, rì rào, leng keng. . .
b. Đặc điểm ngữ pháp

7


Đặc điểm ngữ pháp của từ thể hiện trước hết ở khả năng kết hợp các từ
trong cụm từ hoặc trong câu.
Đặc điểm ngữ pháp của từ gắn với ý nghĩa phạm trù ngữ pháp của nó.
Đây là căn cứ để các nhà ngữ pháp phân chia từ thành những từ loại (danh từ,
động từ, đại từ, tính từ, số từ, quan hệ từ, phụ từ, tình thái từ).
Nhờ có đặc điểm ngữ pháp cụ thể mà từ có thể đảm đương những chức
năng cụ thể trong cụm từ hoặc trong câu (làm thành tố chính hoặc thành tố
phụ trong cụm từ, làm thành phần chính hoặc thành phần phụ trong câu).

c. Đặc điểm về tính chất và chức năng
Về tính chất, từ là đơn vị có tính hiển nhiên, sẵn có, là đơn vị lớn nhất
trong hệ thống ngôn ngữ.
Về chức năng, từ là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu.
d. Đặc điểm về ý nghĩa
Đỗ Hữu Châu cho rằng: nghĩa của từ tiếng Việt là một tập hợp thể
nhiều thành phần, nhưng có thể phân lập ra được.
Theo tác giả, có thể phân chia nghĩa của từ tiếng Việt thành hai loại:
nghĩa ngôn ngữ và nghĩa lời nói.
Nghĩa ngôn ngữ của từ là thành phần nghĩa do cộng đồng quy ước mà
thành. Trong nghĩa ngôn ngữ của từ, chúng ta có thể phân biệt nghĩa từ vựng
và nghĩa ngữ pháp.
Theo Đỗ Hữu Châu nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng đơn vị từ
vựng (từ hoặc ngữ cố định). Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, các thực từ có
cả nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp. Xem xét về nghĩa từ vựng của từ, tác giả
phân lập thành nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái.
Khác với nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp là nghĩa chung của những từ
giống nhau về ý nghĩa phạm trù.

8


Ngoài ý nghĩa ngôn ngữ (ý nghĩa cơ sở), trong hoạt động giao tiếp, tùy
vào từng hoàn cảnh và mục đích sử dụng, cá nhân có thể sáng tạo ra ý nghĩa
mới cho từ, dựa vào ý nghĩa cơ sở của nó. Loại ý nghĩa này được gọi là ý
nghĩa lời nói. Đó là loại ý nghĩa có tính chất lâm thời, không bền vững, mang
đậm dấu ấn cá nhân.
Các ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ trong tiếng Việt là những từ nhiều
nghĩa trong lời nói.
1.1.1.3. Trường nghĩa

Hiểu một cách khái quát, trường nghĩa là sự tập hợp các từ dựa trên sự
đồng nhất về ý nghĩa (hoặc ý nghĩa biểu vật hoặc ý nghĩa biểu niệm của từ).
Từ khái niệm trên, trường nghĩa có thể được hiểu theo phạm vi rộng,
hẹp khác nhau. Trong một trường nghĩa lớn lại có những trường nghĩa nhỏ.
Ví dụ: dựa vào nghĩa chung biểu thị sự vật trong thực tế khách quan, tất
cả các danh từ nằm trong một trường nghĩa lớn, trong đó có các trường nghĩa
nhỏ như trường nghĩa chỉ người, trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên, trường
nghĩa chỉ động vật . . .
Trong trường nghĩa của các danh từ chỉ người, chúng ta lại có thể xác
định những trường nghĩa cụ thể như: trường nghĩa của các danh từ chỉ bộ
phận của người, trường nghĩa của các danh từ gọi tên chức vị của người . . ..
1.1.1.4. Sự phân loại từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt
a. Phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm cấu tạo từ, người ta phân chia từ tiếng Việt thành từ
đơn và từ phức.
* Từ đơn
Từ đơn được các nhà khoa học phân chia thành từ đơn đơn âm tiết và
từ đơn đa âm tiết.

9


Từ đơn đơn âm tiết là những từ được cấu tạo bằng một âm tiết (tương
ứng một hịnh vị). Loại từ đơn này chiếm đa số trong từ đơn của tiếng Việt.
Ví dụ: nhà, cửa, tốt, xấu, ăn, mặc . . .
Từ đơn đa âm tiết là những từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên. Mối
quan hệ của các âm tiết thường mang tính ngẫu nhiên.
Ví dụ: thuồng luồng, kì nhông, bồ kết, axít . . .
* Từ phức
Từ phức là những từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên (tương đương

với hai hình vị trở lên). Các âm tiết được tổ chức theo một phương thức cấu
tạo đề tạo ra một kiểu từ có tính hệ thống.
Căn cứ vào phương thức cấu tạo, người ta chia từ phức thành hai loại là
từ láy và từ ghép.
Từ ghép là từ được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay
đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập với nhau. ( Đỗ Hữu Châu, Từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999, tr 54).
Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu hay biến
đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm
gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền,
thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa. . ( Đỗ Hữu Châu,
Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999, tr 41).
Dựa vào hình thức ngữ âm được lặp lại trong cấu tạo từ, người ta phân
từ láy thành: từ láy đôi, láy ba, láy tư hay từ láy toàn phần, từ láy bộ phận.
b. Phân loại từ theo đặc điểm ngữ nghĩa
b.1. Dựa vào số lượng thành phần nghĩa được biểu thị trong từ, người ta phân
chia từ trong hệ thống thành từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa.

10


Từ một nghĩa là những từ ứng với một hình thức ngữ âm, là một sự vật,
hiện tượng hay là một khái niệm về một sự vật, hiện tượng đó.
Từ nhiều nghĩa là những từ mà có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng,
hoặc có thể biểu thị nhiều khái niệm về sự vật, hiện tượng.
Trong mỗi một từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có một nghĩa gốc và các
nghĩa phát sinh. Xét về mặt lịch sử, các nghĩa phát sinh của từ bao giờ cũng
xuất hiện sau nghĩa gốc, chúng được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
b.2. Dựa vào mối quan hệ của từ trong trường nghĩa, người ta phân chia từ

thành từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về hình thức ngữ âm nhưng lại
phải có chung nhất một nét nghĩa nào đó.
Từ trái nghĩa, theo Nguyễn Thiện Giáp, từ trái nghĩa là những từ khác
nhau về hình thức ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản
về logic nhưng tương liền với nhau.
1.1.1.5. Các biện pháp tu từ về từ
a. Khái niệm biện pháp tu từ
Theo Đinh Trọng Lạc, biện pháp tu từ là những cách lựa chọn, sử dụng
từ ngữ trong hoạt động giao tiếp của cá nhân nhằm mục đích tu từ - nghĩa là
nhằm diễn đạt sâu sắc, sinh động, độc đáo một nội dung giao tiếp trong một
hoàn cảnh nói năng cụ thể.
b. Phân loại biện pháp tu từ về từ trong tiếng Việt
Các nhà phong cách học phân chia biện pháp tu từ về từ thành hai loại
là biện pháp tu từ từ vựng và biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
* Biện pháp tu từ từ vựng
Biện pháp tu từ từ vựng là những cá nhân có ý thức lựa chọn, sử dụng
các đơn vị từ vựng (từ, ngữ cố định) nhằm mục đích tu từ.
* Biện pháp tu từ ngữ nghĩa

11


Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là cách cá nhân có ý thức lựa chọn, sử dụng
từ ngữ dựa vào mối quan hệ liên tưởng hay tổ hợp của từ nhằm mục đích tu
từ.
Thuộc loại biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt gồm có: so sánh.
ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ ngữ, nói quá, chơi chữ . . .
1.1.1.6. Các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương) có ba đặc trưng cơ bản

sau là: tính hình tượng, tính hàm súc và tính cá thể hóa.
a. Tính hình tượng (tính tạo hình – biểu cảm)
Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ để nhà thơ tư duy hình tượng nên nó
có khả năng tạo hình – biểu cảm rất cao. Đây là chức năng đặc thù của ngôn
ngữ văn chương và chức năng này được thể hiện rất rõ nét trong thơ.
Theo Đỗ Hữu Châu, chức năng này của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện
ở khả năng làm xuất hiện ở người đọc những biểu tượng về thính giác, thị
giác, khứu giác; những biểu tượng về người, về vật, cảnh vật trong tác phẩm
giống như trong cuộc sống.
b. Tính hàm súc (tính nhiều tầng ý nghĩa)
Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ “lời ít, ý nhiều”; “ý tại ngôn
ngoại” tức là loại nghĩa có tính hàm súc.
Theo Đỗ Hữu Châu, tính hàm súc của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở
“khả năng nói được nhiều nhất bằng một số phương tiện ngôn ngữ ít nhất”.
c. Tính cá thể hóa
Theo Đinh Trọng Lạc,tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật chính là
sự độc đáo của từng tác giả văn chương trong việc sử dụng sáng tạo ngôn ngữ
của dân tộc để thể hiện lối nghĩ, lối cảm của mình đối với hiện thực cuộc
sống. Như vậy, tính cá thể của ngôn ngữ nghệ thuật cho thấy sở thích, sở
trường của từng tác giả.

12


Trong thơ, tính cá thể hóa được thể hiện qua việc nhà thơ sử dụng ngôn
ngữ hiện thực hóa một chủ đề, một cảm hứng ở một thể loại sở trường của tác
giả. Tính cá thể hóatrong thơ còn thể hiện ở việc nhà thơ sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ để tổ chức vần điệu, nhịp điệu, tiết tấu, để tạo dựng các biểu
tượng nghệ thuật.
1.2. Cơ sở lý luận văn học

1.2.1. Khái niệm về thơ
Mỗi nhà lý luận phê bình hay nhà thơ, thậm chí một số nhà văn quan
tâm, nghiên cứu về thể loại thơ đều cố gắng đưa ra một cách định nghĩa về nó.
Ở đây, chúng tôi nêu ra một số cách định nghĩa tiêu biểu như sau:
- Lưu Trọng Lư, trong Tạp chí văn nghệ số 18, tháng 5, 1961, quan
niệm rằng: “Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống”.
- Tố Hữu, lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, lại định nghĩa
về thơ như sau: “Thơ biểu hiện tính chất của cuộc sống. Thơ là cái nhụy của
cuộc sống . . .Thơ là tiếng nói tri ân”.
( Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta;
NXB Văn học, 1973).
- Mã Giang Lân trong cuốn “Tìm hiểu thơ”, NXB Thanh niên, 1997,
trên cơ sở tổng hợp những cách định nghĩa về thơ cho rằng: “Thơ là một
thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố Ý – Tình – Hình – Nhạc”.
1.2.2. Những đặc trưng của thơ
Các tác giả của giáo trình Lí luận văn học, tập II, do Trần Đình Lí chủ
biên đã chỉ ra những đặc trưng của thơ như sau:
1.2.2.1. Đặc trưng về nội dung
a. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được nhà thơ ý thức

13


Các tác giả của công trình trên cho rằng: tình cảm là sinh mệnh của thơ.
Tình cảm đó là những rung động mãnh liệt bên trong tâm hồn thi sĩ, nó thôi
thúc thi sĩ có ý thức bộc lộ.
b. Thơ là nghệ thuật của trí tưởng tượng
Tưởng tượng trong thơ, được tác giả trên ví như đôi cánh, nhờ đó mà
dùng cảm xúc dựng thành biểu tượng nhằm tạo ra những hình tượng thơ đầy
mới mẻ và cuốn hút.

c. Thơ là sự thể hiện cái tôi trữ tình
Theo các nhà lí luận văn học, thơ bao giờ cũng là biểu hiện cái tôi của
tác giả và việc biểu hiện này mỗi thời đại lại có sự khác nhau.
Ví dụ: thơ thời trung đại thường dấu cái tôi cá nhân, đề cao cái tôi công
dân. Còn thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại thường có sự hòa nhập cái tôi
cá nhân và cái ta chung.
Tuy nhiên, ở thời đại nào cũng vậy, thơ chỉ thực sự là thơ khi cái tôi trữ
tình của tác giả mang tính xã hội và nhân loại. Trong một bài thơ, tác giả yêu
hay ghét, vui hay buồn trước một sự kiện nào đó của đời sống hiện thực và
tình cảm đó của tác giả chỉ lay động trái tim con người khi có chung nhịp điệu
tâm hồn với nhiều người trong xã hội.
d. Chất thơ của thơ
Khi nhấn mạnh đặc trưng này của thơ, Tố Hữu đã từng viết: “ Thơ là
cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó thì có
những tiếng rộn vang rất đa dạng và tinh tế. Thơ phải chăng là điều ấy, mơ
trong thực, cái vô hình trong cái hữu tình, những màu sắc trong màu trắng ”.
Như vậy, chất thơ của thơ chính là sự tinh diệu của ngôn ngữ và của
tâm hồn thi sĩ.
1.2.2.2. Đặc trưng về nghệ thuật của thơ
a. Thơ biểu hiện bằng biểu tượng

14


Tổng hợp những thành tựu mĩ học, lí luận văn học mácxít, các soạn giả
của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định ngu tượng thể hiện “đặc trưng
phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn hóa nghệ thuật ”. Theo nghĩa hẹp,
biểu tượng là “một phương thức chuyển hóa của lời nói đặt bên cạnh ẩn dụ,
hoán dụ hoặc một loại hình tượng đặc biệt ” có khả năng truyền cảm lớn . . .
Thơ biểu hiện bằng những biểu tượng mang nghĩa giàu hình ảnh. Đó là

kết quả của việc nhà thơ dùng từ ngữ để liên tưởng, tưởng tượng về một đối
tượng được phản ánh trong đó. Đến lượt mình, các biểu tượng lại có tác dụng
kích thích người đọc liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của
hiện thực mà thi sĩ đã phản ánh.
b. Ngôn ngữ của thơ được tổ chức rất đặc biệt
Nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc đã từng viết: “Thơ là cách tổ chức ngôn
ngữ hết sức quái đảm để bắt người đọc phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy
nghĩ do chính hình thức tổ chức của ngôn ngữ này ”.
(Dẫn theo Mã Giang Lân, tr 15)
Cách tổ chức đặc biệt của ngôn ngữ là nhằm tạo nhạc điệu cho lời đề
hấp dẫn người đọc. Tính nhạc của thơ trước hết được thể hiện ở nhịp điệu
(nhịp điệu, hình thức bên ngoài và nhịp điệu bên trong). Nhịp điệu bên ngoài
của thơ được các nhà thơ tạo ra bằng cách tổ chức ngôn từ có sự ngắt nghỉ
giữa các tiếng ở trong mỗi một dòng thơ. Nhịp điệu bên ngoài ấy bao giờ
cũng phù hợp với biểu hiện cảm xúc của nhà thơ trước một hiện thực cuộc
sống.
Khác với văn xuôi, cách tổ chức ngôn từ trong thơ “không có tính liên
tục mà thường gián đoạn, tạo ra những kiểu lặng giàu ý nghĩa”. Chính những
kiểu lặng giữa các từ ở trong câu trong câu thơ, đoạn thơ, bài thơ là nơi để
bạn đọc tưởng tượng và cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng được biểu hiện.

15


Thơ là một nghệ thuật tổng hợp kết tinh nhiều nghệ thuật khác nhau
như: hội họa, âm nhạc, điêu khắc . . .Cách dùng các từ láy, từ ghép, các ẩn dụ,
hoán dụ, điệp. . . , sự phối hợp các thanh điệu bằng, trắc . . . đều nhằm tạo ra
sự trầm bổng phù hợp với tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
Tất cả những cách sử dụng ngôn ngữ đó đều góp phần trạm khắc bức
tranh sinh động về đời sống tình cảm của con người trong những không gian,

thời gian nghệ thuật nhất định. Đối với những văn bản thơ có giá trị, ngôn
ngữ không chỉ giúp người đọc tiếp nhận, lĩnh hội nội dung, hiện thực được
phản ánh mà nó còn là công cụ giúp nhà thơ đạt được mục đích giáo dục nhận
thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho người đọc. Thơ ca là con
đường ngắn nhất để lại ấn tượng tình cảm sâu đậm trong mỗi con người.
1.3. Cơ sở tâm lý học
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Khi vào lớp 1, các em rất
bỡ ngỡ với các hoạt động học tập vốn rất quy củ của nhà trường. Nhưng tâm
lí đó sẽ dần dần được xóa bỏ qua các năm học từ lớp 2 đến lớp 5. Nhìn một
cách tổng thể, chúng ta có thể chỉ ra những đặc điểm tâm lí của học sinh bậc
học này ở các phương diện sau:
1.3.1. Khả năng tri giác của HS tiểu học
Theo Từ điển tiếng Việt (2009), “Tri giác là nhận thức cao hơn cảm
giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ
các đặc tính của nó ” (Sđd, tr 1280)
Đối với HS tiểu học, năng lực tri giác của các em cao hơn giai đoạn ở
nhà trẻ, mẫu giáo. Tuy vậy, sự ngây thơ và hồn nhiên của trẻ khiến cho tri
giác của HS tiểu học thường gắn chặt với hành động thực tiễn. Bởi vậy những
vật nào các em biết thì sẽ tri giác tốt hơn.
Một đặc điểm đặc biệt liên quan đến tri giác của HS tiểu học đó là
những đối tượng nào gây được cảm xúc với các em thì các em sẽ tri giác về
nó tốt hơn.

16


1.3.2. Năng lực tư duy của HS tiểu học
Tư duy của con người trải qua hai giai đoạn: tư duy cảm tính (tư duy
bằng trực quan sinh động) và tư duy lí tính (tư duy trừu tượng bằng khái
niệm, phán đoán, suy lý).

Quá trình phát triển tư duy của HS tiểu học thể hiện rõ ở từng độ tuổi.
Nếu như ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 các em thiên về tư duy trực quan thì lên đến lớp
4, lớp 5, HS dần dần có khả năng phân tích và tổng hợp.
1.3.3. Tình cảm, cảm xúc của HS tiểu học
Theo tâm lí học, mỗi biểu hiện của tình cảm đều gắn với động cơ hoạt
động của con người. Tình cảm không tự nhiên có mà nó thường bộc lộ trong
một điều kiện cụ thể, có tính xác định. Từ những hoàn cảnh “có vấn đề”, cảm
xúc được hình thành.
Đối với HS tiểu học, tình cảm và cảm xúc được hình thành từ những
cái gần gũi, thân quen với các em. Một đặc điểm nổi bật trong đời sống tình
cảm của HS tiểu học đó là sự yêu thích cái mới, cái ngộ nghĩnh, rung động
trước cái đẹp.
1.3.4. Khả năng liên tưởng và tưởng tượng của HS tiểu học
Liên tưởng và tưởng tượng là hai hoạt động có mối quan hệ mật
thiết,trong đó, liên tưởng đóng vai trò là hạt nhân.
Liên tưởng là một hoạt động, trong đó, con người từ một đối tượng này
suy nghĩ đến một đối tượng khác dựa trên sự giống nhau hoặc khác nhau giữa
các đối tượng.
Tưởng tượng là một hoạt động, trong đó, con người từ một biểu tượng
này nghĩ đến một biểu tượng khác.
Đối với HS tiểu học, để nhận thức sự vật, hiện tượng, các em đã thực
hiện liên tưởng và tưởng tượng. HS tiểu học có khả năng tưởng tượng tái hiện
(hình thành kí ức một biểu tượng về một sự vật, hiện tượng). Nếu được tác

17


động tích cực, HS tiểu học, đặc biệt các HS ở lớp 4, lớp 5 có khả năng tưởng
tượng sáng tạo (từ một biểu tượng, hình dung được một biểu tượng mới đẹp
hơn biểu tượng đã có).

Quá trình tưởng tượng là quá trình chuyển hóa ngôn ngữ bên ngoài
thành ngôn ngữ bên trong, nhằm tạo ra biểu tượng giàu sức biểu hiện. Để giúp
HS tiểu học tưởng tượng, ngôn ngữ thơ có vai trò đặc biệt quan trọng.
Tiểu kết chương1
Như vậy. ở chương 1, chúng tôi đã lựa chọn một số lý thuyết của các
chuyên ngành: Đại cương ngôn ngữ, Từ vựng – ngữ nghĩa, Lí luận văn học,
Tâm lí học . . .làm cơ sở lý luận cho đề tài khóa luận. Những lý thuyết liên
ngành đó chắc chắn sẽ giúp chúng tôi thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ đã
đề ra.

18


CHƯƠNG 2
MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI NHỮNG CÁCH
DÙNG TỪ NGỮ TRONG CÁC VĂN BẢN THƠ THUỘC
SGK TIẾNG VIỆT 3 Ở TIỂU HỌC

2.1. Xác định đối tượng khảo sát thống kê và tiêu chí phân loại ngữ liệu
Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát thống kê
cách dùng từ ngữ trong 30 bài thơ thuộc SGK Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục,
sau năm 2000.
Để có thể thực hiện mục đích nghiên cứu đã đề ra, ở chương này chúng
tôi báo cáo kết quả thống kê, phân loại các từ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa
được các nhà thơ sử dụng trong các thi phẩm của họ.
Đối với các từ, chúng tôi dựa vào đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa ngữ pháp
của chúng để tiến hành phân loại ngữ liệu.
Đối với các biện pháp tu từ, chúng tôi chủ yếu thống kê, phân loại việc
sử dụng những biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu như: so sánh, nhân hóa,
điệp từ.

2.2. Miêu tả kết quả thống kê, phân loại những cách dùng từ ngữ trong
các văn bản thơ thuộc SGK Tiếng Việt 3 ở Tiểu học
2.2.1. Kết quả thống kê,phân loại cách sử dụng các đơn vị từ vựng trong
các văn bản thơ thuộc SGK Tiếng Việt 3
Thống kê 30 bài thơ trong SGK Tiếng Việt 3, chúng tôi xác định có
2362 từ được các nhà thơ sử dụng để tạo lập văn bản. Căn cứ vào đặc điểm
cấu tạo và ý nghĩa từ loại của từ, chúng tôi tiến hành phân loại các từ và đã
thu được kết quả như sau:

19


2.2.1.1. Tỉ lệ các từ được phân loại theo đặc điểm cấu tạo
a. Tỉ lệ từ đơn là 1968 / 2362 từ,

83,3%

Trong đó:
- Tỉ lệ từ đơn đơn tiết là 1954 / 1968 từ

99,3%

Ví dụ:
“ Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo ”
(Khi mẹ vắng nhà, Trần Đăng Khoa, tập 1, tr 15)
- Tỉ lệ từ đơn đa tiết là 14 / 1969 từ

0,7%


Ví dụ:
“Kì Nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da ”
(Ngày hội rừng xanh, Vương Trọng, tập 2, tr 62 )
Ví dụ:
“Ô tô đang chạy
Con vịt đang bơi ”
(Bé thành phi công, Vũ Duy Thông, tập 2, tr 92)
b. Tỉ lệ từ ghép là 323 / 2362 từ

13,7%

Ví dụ :
‘‘Mùa thu của em
Lá vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm ’’
(Mùa thu của em, Quang Huy, tập 1, tr 42)
Trong đó :
- Tỉ lệ từ ghép đẳng lập là 77 / 323 từ

23,8%

Ví dụ :
‘‘Đây con sông xuôi dòng nước chảy

20


Bốn mùa soi từng mảnh mây trời ’’

(Vàm Cỏ Đông, Hoài Vũ, tập 1, tr 106)
Ví dụ :
‘‘Cốc chén nằm im’’
(Quạt cho bà ngủ, Thạch Qùy, tập 1, tr 23)
‘‘Con đường biến mất ’’
(Bé thành phi công, Vũ Duy Thông, tập 2, tr 91)
- Tỉ lệ từ ghép chính phụ là 246 / 323 từ

76,2%

Ví dụ :
‘‘Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông’’
(Vàm Cỏ Đông, Hoài Vũ, tập 1, tr 106)
‘‘ Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ ’’
(Vẽ quê hương, Định Hải, tập 1, tr 88)
‘‘Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình’’
(Một mái nhà chung, Định Hải, tập 2, tr 100)
c. Tỉ lệ từ láy là 71 / 2632 từ

3,0%

Ví dụ :
‘‘Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay’’
(Bài hát trồng cây, Bế Kiến Quốc, tập 2, tr 109)
Trong đó:
- Tỉ lệ láy phụ âm đầu là 37 / 71 từ

Ví dụ :
‘‘Mặt nước dập dềnh

21

52,1%


Quanh thuyền sóng lượn’’
(Bàn tay cô giáo, Nguyễn Trọng Hoàn, tập 2, tr 25)
‘‘Trường Sơn dài dằng dặc’’
(Chú ở bên Bác Hồ, Dương Huy, tập 2, tr 16)
‘‘Rừng mơ thay áo mới
Xúng xính hoa đón mời’’
(Đi hội chùa Hương, Chu Huy, tập 2, tr 68)
- Tỉ lệ láy toàn phần là 20 / 71 từ

28,2%

Ví dụ :
‘‘Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng’’
(Quạt cho bà ngủ, Thạch Qùy, tập 1, tr 23)
‘‘Rừng cọ ơi ! Rừng cọ
Lá đẹp, lá ngời ngời’’
(Mặt trời xanh của tôi, Nguyễn Viết Bình, tập 2, tr126)
‘‘Quả cầu giấy xanh xanh’’
(Cùng vui chơi, Tập đọc 3, 1980, tập 2, tr 83)
- Tỉ lệ láy phần vần là 14 / 71 từ


19,7%

Ví dụ :
‘‘Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về’’
(Bộ đội về làng, Hoàng Trung Thông, tập 2, tr 8)

‘‘Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương’’
(Cảnh đẹp non sông, Ca dao, tập 2, tr 97)
‘‘Con tép lim dim’’

22


(Mè hoa lượn sóng, Thạch Qùy, tập 2, tr 116)

2.2.1.2.Tỉ lệ các từ được phân loại theo ý nghĩa từ loại
a. Tỉ lệ danh từ được sử dụng trong các văn bản thơ là 1021 / 2362 từ
43,2%
Ví dụ :
“Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem”
(Mùa thu của em, Quang Huy, tập 1, tr 42)
“Cá mè ăn nổi
Cá chép ăn chìm”
(Mè hoa lượn sóng, Thạch Qùy, tập 2, tr 116)
“Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng”
(Ngày khai trường, Theo Nguyễn Bùi Vợi, tập 1, tr 49)

“Gió reo gió hát”
(Mưa, Trần Tâm, tập 2, tr 134)
b. Tỉ lệ động từ được sử dụng trong các văn bản thơ là 596 / 2362 từ
Ví dụ :
‘‘Anh nhìn cho tinh mắt
Tôi đá thật dẻo chân
Cho cầu bay trên sân
Đừng để rơi xuống đất’’
(Cùng vui chơi, Tập đọc 3, 1980, tập 2, tr 83)
‘‘Gặp đầm sen nở mà mê hương trời ’’
(Về quê ngoại, Hà Sơn, tập 1, tr 60)
‘‘Mọi người đều bận

23

25,2%


Nên đời rộn vui’’
(Bận, Trinh Đường, tập 1, tr 60)
‘‘Nơi núi cũ xa vời
Bỗng thành nơi gặp gỡ’’
(Đi hội chùa Hương, Chu Huy, tập 2, tr 68)
‘‘Con đường biến mất’’
(Bé thành phi công, Vũ Duy Thông, tập 2, tr 91)
c. Tỉ lệ tính từ được sử dụng trong các văn bản thơ là 212 / 2362 từ

9,0%

Ví dụ :

‘‘Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm’’
(Quê hương, Theo Đỗ Trung Quân, tập 1, tr 79)
‘‘Nhà lá đơn sơ ’’
(Bộ đội về làng, Hoàng Trung Thông, tập 2, tr 8)
‘‘Mẹ đỏ hoe đôi mắt’’
(Chú ở bên Bác Hồ, Dương Huy, tập 2, tr 16)
‘‘Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong’’
(Bàn tay cô giáo, Nguyễn Trọng Hoàn, tập 2, tr 25)
‘‘Gà đâu rộn rịp
Gáy sáng đằng đông’’
(Anh Đom Đóm, Võ Quảng, tập 1, tr 143)
d. Tỉ lệ đại từ được sử dụng trong các văn bản thơ là 110 / 2362 từ
Ví dụ :
‘‘Nhớ chú, Nga thường nhắc

24

4,7%


- Chú bây giờ ở đâu ?’’
(Chú ở bên Bác Hồ, Dương Huy, tập 2, tr 16)
‘‘Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người ’’
(Nhớ Việt Bắc, Tố Hữu, tập 1, tr 115)
‘‘Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ’’
(Mặt trời xanh của tôi, Nguyễn Viết Bình, tập 2, tr 125)
‘‘Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế ’’
(Cái cầu, Phạm Tiến Duật, tập 2, tr 34)
‘‘Bạn ơi, ngước mắt
Ngước mắt lên trông
Bạn ơi hãy hát’’
(Một mái nhà chung, Định Hải, tập 2, tr 100)
e. Tỉ lệ số từ được sử dụng trong các văn bản thơ là 41 / 2362 từ

1,7%

Ví dụ :
“Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi”
(Mẹ vắng nhà ngày bão, Đặng Hiển, tập 1, tr 32)
“Hát câu cuối cùng
Một mái nhà chung
Một mái nhà chung”
(Một mái nhà chung, Định Hải, tập 2, tr 100)
“Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung”
(Mẹ vắng nhà ngày bão, Đặng Hiển, tập 1, tr 32)
“Như nghìn con mắt

25


×