Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.84 KB, 52 trang )

Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Lời cảm ơn
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được
sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sỹ Lê Thị
Thùy Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành
khóa luận này.
Do điều kiện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, kiến thức còn hạn
chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả
và số liệu trong luận văn chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

MỤC LỤC
Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
7. Cấu trúc khóa luận.................................................................................... 4
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận .............................................................................. 5

1.1 Khái niệm từ nhiều nghĩa ....................................................................... 5
1.2 Phân loại các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa ............................... 7
1.3 Tính hệ thống ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa ........................................ 8
1.4 Nét nghĩa ................................................................................................ 9
1.5 Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa .................................................. 16
Chương 2: Khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu
học ............................................................................................................... 19
2.1. Các dạng bài tập nhận thức từ nhiều nghĩa ........................................... 19
2.1.1 Bài tập về khả năng nhận biết các nghĩa trong từ nhiều nghĩa. ............ 19
2.1.2 Bài tập về khả năng nhận biết mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ
nhiều nghĩa. .................................................................................................. 21
2.1.3 Bài tập về khả năng nhận biết từ nhiều nghĩa trong sự phân biệt
với từ đồng âm. ............................................................................................ 22
2.2. Thực trạng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học ................. 24
2.2.1. Kết quả số liệu thống kê ..................................................................... 24

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

2.2.2. Nhận xét kết quả số liệu thống kê ....................................................... 25
2.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa
của học sinh Tiểu học ................................................................................... 30
2.3.1. Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ nhiều nghĩa cho học sinh
Tiểu học ................................................................................................ 30

2.3.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu
học

........................................................................................................... 32

2.3.3. Giúp học sinh nhận biết từ nhiều nghĩa bằng các phương tiện trực
quan ........................................................................................................... 36
Phần kết luận .............................................................................................. 38
Phụ lục ........................................................................................................ 39
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 44

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1

Cùng với sự phát triển như vũ bão của thế giới, Việt Nam đang

bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế xã hội
hiện nay đã có những bước chuyển biến mang tính chất bước ngoặt. Vì thế,
yêu cầu về nguồn nhân lực tất yếu phải chuyển biến nhanh chóng để đáp ứng
những yêu cầu mới của sự phát triển xã hội. Đối với ngành Giáo dục và đào

tạo nhiệm vụ ban đầu đặt ra là phải đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có
năng lực, phẩm chất mới đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại.
Để thực hiện được mục tiêu đó, nền giáo dục nói chung và bậc học
Tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ nội dung đến phương pháp
dạy và học sao cho phù hợp với những yêu cầu mới mang tính thời đại. Bởi
giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì
vậy nó quyết định sự hình thành cơ sở ban đầu về năng lực và nhân cách của
người công dân tương lai.
1.2. Cùng với các môn học khác, Tiếng Việt là một trong những môn
học trung tâm, quan trọng và chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình
tiểu học. Môn học này không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng cơ
bản nghe, nói, đọc, viết mà nó còn có vai trò to lớn trong việc hình thành
những phẩm chất quan trọng của con người.
Trong năm phân môn của môn Tiếng Việt (Tập đọc, Kể chuyện, Luyện
từ và câu, Chính tả, Tập làm văn) thì phân môn Luyện từ và câu là một trong
những phân môn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các
kiến thức về từ. Về vấn đề từ, bên cạnh những kiến thức cơ bản về cấu tạo từ
thì ý nghĩa của từ có vai trò quan trọng vì xét đến cùng dạy và học từ chính là
dạy và học về nghĩa của từ.

Khóa luận tốt nghiệp

1

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH


Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là hiện tượng có tính chất phổ biến trong
mọi ngôn ngữ, đặc biệt với tiếng Việt – một thứ tiếng không biến đổi hình
thái. Đối với học sinh ở bậc Tiểu học, việc nhân biết từ nhiều nghĩa, giải
nghĩa từ cũng như tìm ra mối liên hệ về nghĩa giữa các nghĩa trong từ nhiều
nghĩa là một vấn đề khó khăn. Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học”
nhằm tìm ra giải pháp giúp các em tăng cường sự nhận thức về từ nhiều nghĩa
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học kiểu bài từ nhiều nghĩa
cũng như chất lượng bài dạy và học môn Tiếng Việt nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu hiện tượng từ nhiều nghĩa của từ đã được các nhà Việt ngữ học
quan tâm xem xét. Có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
như Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Từ vựng học tiếng Việt
cuả Nguyễn Thiện Giáp… Trong các công trình này, các tác giả đã làm rõ
những vấn đề cơ bản về từ nhiều nghĩa như khái niệm, sự phân loại, tính hệ
thống ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa, nét nghĩa…
Tuy nhiên đây mới chỉ là những xem xét trên phương diện lí thuyết chứ
chưa đi vào ứng dụng thực tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Với ý
nghĩa đó, đề tài “tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh
Tiểu học” của chúng tôi sẽ làm rõ khả năng nhận thức về vấn đề từ nhiều
nghĩa của học sinh trong nhà trường Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều
nghĩa của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa qua
đó biết các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa và cách phân biệt từ nhiều
nghĩa với từ đồng âm. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.

Khóa luận tốt nghiệp


2

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là từ nhiều nghĩa. Đề tài đi sâu vào
việc tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát khả năng nhận thức từ nhiều
nghĩa trên đối tượng của học sinh lớp 5 – Trường Tiểu học Ngô Quyền –
Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc, trường Tiểu học Cổ Loa –Huyện
Đông Anh – Thành phố Hà Nội và trường Tiểu học Yên Cường B – Huyện Ý
Yên – Tỉnh Nam Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến từ nhiều nghĩa
như khái niệm từ nhiều nghĩa, sự phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa, nét
nghĩa, sự giống nhau và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Đưa ra một số dạng bài tập cơ bản để tìm hiểu khả năng nhận thức từ
nhiều nghĩa của học sinh ở trường Tiểu học.
Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học kiểu bài từ
nhiều nghĩa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên

cứu sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê, tổng kết
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm

Khóa luận tốt nghiệp

3

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

4

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa (còn gọi là từ đa nghĩa) là một từ (một hình thức ngữ
âm) nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, nhiều khái niệm trong thực
tế khách quan. Nói cách khác mối quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa trong từ
nhiều nghĩa là mối quan hệ 1/n (một hiện tượng âm thanh nhưng có nhiều
nghĩa).
Ví dụ 1:
Chân:
- Chân người, chân con vật
- Chân giường, chân tủ, chân ghế
- Chân tường, chân trời
- Chân răng, chân tóc
Ví dụ 2:
Chạy:
- Chạy 100m
- Chạy thóc
- Chạy tiền, chạy điểm
- Chạy giặc, chạy loạn
- Máy chạy, đồng hồ chạy
- Hàng bán chạy

Khóa luận tốt nghiệp

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Sách giáo khoa tiếng việt 5 quan niệm: “ Từ nhiều nghĩa là từ có một
nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa
bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”(Tiếng Việt 5, tập 1, tr.67). Với học
sinh Tiểu học, cách định nghĩa này đủ để giúp học sinh phân biệt được từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Ví dụ :
Mũi trong “mũi người”
Mũi trong “mũi thuyền”
- Mũi trong “mũi người” mang nghĩa gốc là nghĩa có trước, chỉ bộ
phận nhô ra phía trước mặt người hoặc động vật, dùng để ngửi.
- Mũi trong “mũi thuyền” mang nghĩa chuyển, do hiểu rộng nghĩa gốc
ra mà có, mũi ở đây được dùng để chỉ bộ phận ở phía trước có dáng nhọn của
một vật.
Sự hình thành từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt bắt đầu từ mâu thuẫn
vốn có giữa tính hữu hạn của các vỏ ngữ âm và tính vô hạn của thực tế khách
quan phải gọi tên. Chúng ta biết rằng sự vật hiện tượng trong đời sống nhiều
vô tận và ngày càng phát triển. Cho nên các từ dù có nhiều đến đâu cũng
không đáp ứng được nhu cầu gọi tên các sự vật mới đó. Vì thế người ta phải
dùng những vỏ âm thanh cũ đã có nghĩa rồi thổi vào đó một lượng nghĩa mới.
Và lại, ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng có một đặc tính là tiết kiệm nghĩa
là dùng ít vỏ ngữ âm nhưng có thể chuyển tải được nhiều ý nghĩa.
Ví dụ : Chạy (chạy trên sân)

Chạy (chạy thóc gạo)
Giữa chạy (chạy trên sân) và chạy ( chạy thóc gạo) cùng là hoạt động
của con người. Nó cũng mang nghĩa chỉ sự di chuyển. Tuy vậy, chạy (chạy
trên sân) là hoạt động đơn thuần của con người còn chạy (chạy thóc gạo) là
hoạt động của con người nhưng lại tác động vào vật khác.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Như thế, dù hai từ chạy đều chỉ hoạt động của con người song hai từ
chạy đã khác nhau. Một từ chạy (chạy trên sân) không tác động vào vật khác
còn chạy (chạy thóc gạo) tác động vào vật khác.
1.2 Phân loại các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nhĩa
Sự phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được thể hiện theo 2 tiêu
chí:
1.2.1 Sự phân loại theo nguyên tắc lịch đại
Đây là sự phân loại theo sự xuất hiện trước sau của các nghĩa. Theo tiêu
chí này, người ta chia các nghĩa khác nhau của các từ nhiều nghĩa thành nghĩa
gốc và nghĩa phái sinh:
Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ, là nghĩa đầu tiên được dùng mà
không xuất phát từ một nghĩa nào khác.
Nghĩa phái sinh (nghĩa nhánh, nghĩa chuyển) là nghĩa bắt nguồn từ

nghĩa gốc, được sinh ra từ nghĩa gốc.
Chẳng hạn, nghĩa gốc của từ “rửa” là chỉ hoạt động làm sạch bằng nước
hay chất lỏng (rửa sạch vết thương)… Trường hợp “rửa hận” là nghĩa phái
sinh. Nghĩa chỉ sự vật, có tường, mái, nền, cửa để che mưa, che nắng của từ
“nhà” là nghĩa gốc (xây nhà, nhà lầu…) còn nghĩa chỉ vợ chồng là nghĩa phái
sinh (nhà tôi đi vắng).
1.2.2 Sự phân loại theo nguyên tắc đồng đại
Sự phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa theo nguyên tắc đồng đại
tức là đối tượng của sự phân loại là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ. Với tiêu
chí này, các nghĩa của từ nhiều nghĩa được phân thành 3 loại: Nghĩa chính,
nghĩa phụ và nghĩa tu từ.
- Nghĩa chính là nghĩa thường dùng của từ, nó ít lệ thuộc vào ngữ
cảnh. Nói khác đi, đây là nghĩa mà cộng đồng ngôn ngữ thường hiểu với một
từ nào đó khi nó đứng một mình.

Khóa luận tốt nghiệp

7

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Ví dụ: Nghĩa chính của từ cây là chỉ thực vật, có thân, rễ, lá, cành.
Nghĩa của từ vàng chỉ kim loại quý hiếm.
- Nghĩa phụ là nghĩa chỉ dùng trong một số ngữ cảnh
Ví dụ: nghĩa phụ của từ cây là những vật có hình giống cái cây (cây

cột, cây cầu, cây bút….), nghĩa phụ của từ vàng chỉ sự quý hiếm, đáng trân
trọng (tấm lòng vàng, bàn tay vàng,…)
- Nghĩa tu từ là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể. Nghĩa
này mang tính sáng tạo, mang tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa
chính, nghĩa phụ.
Ví dụ: Nghĩa chỉ người con gái đẹp của từ “xuân” trong câu thơ của Tố
Hữu:
Ôi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
Hay nghĩa chỉ Bác Hồ - Người như vì sao sáng soi đường chỉ lối, dẫn
dắt dân tộc thoát khỏi những đêm dài nô lệ trong câu:
Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
Tố Hữu
1.3 . Tính hệ thống ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa
Trong từ nhiều nghĩa, người ta phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa biểu
vật và hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm:
- Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật là hiện tượng một từ tương ứng với
các sự vật, hiện tượng và phạm trù các sự vật hiện tượng khác nhau.
Ví dụ: Chẳng hạn, từ ‘mũ’ trong tiếng Việt có thể có hai ý nghĩa biểu
vật (ví dụ: “mũ đội đầu” và “mũ van). Hay từ đi trong tiếng Việt , nó vừa có
nghĩa chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không
đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà
không kịp nói lời trăng trối).

Khóa luận tốt nghiệp

8

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

- Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm là hiện tượng một từ có nhiều cấu
trúc biểu niệm khác nhau.
Ví dụ: Từ đứng có các nghĩa biểu niệm sau:
(1) (tư thế) (thân hình thẳng góc với mặt nền) (trên 2 chân) (ví dụ: kẻ
đứng, người ngồi).
(2) (hoạt động) (tự tác động) (làm cho mình dừng lại) (ví dụ: đứng lại,
đứng tuổi)
(3) (đặc điểm) (thẳng góc, không nghiêng lệch) (ví dụ: cột chôn đứng)
Giữa các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ mật
thiết với nhau tạo thành một hệ thống. Tính hệ thống này được thể hiện ở chỗ
các nghĩa khác nhau đều đều phát triển trên một vài nét nghĩa nào đó trong
nghĩa biểu niệm của từ đó.
Ví dụ: Các nghĩa của từ mũi phát triển trên hình dáng nhô ra (mũi dao,
mũi kiếm, mũi thuyền, mũi đất…). Các nghĩa của từ “chân”, dựa vào các nét
nghĩa bộ phận nâng đỡ so với mặt nền (chân núi, chân tường, chân răng,…)
và nét nghĩa “bộ phận con người ở một vị trí nào đấy” (chân bóng đá)…
Chính các nét nghĩa đảm bảo tính thống nhất này sẽ là cơ sở giúp chúng
ta lí giải được sự khác nhau về hướng phát triển giữa nghĩa của các từ cùng
trường với nhau.
1.4. Nét nghĩa
1.4.1. Khái niệm nét nghĩa
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp. Một trong những đặc điểm thể
hiện sự phức tạp của ngôn ngữ là tích phân đoạn hai bậc. Kết quả phân đoạn
ở bậc một cho các đơn vị có tính hai mặt (vừa có mặt hình thức, vừa có mặt
nội dung) còn gọi là bậc phân đoạn tín hiệu, phân đoạn tiếp theo ở bậc thứ

hai cho kết quả các đơn vị một mặt (hoặc chỉ có mặt hình thức hoặc chỉ có
mặt nội dung).

Khóa luận tốt nghiệp

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Đóng góp quan trọng cho bậc phân tích này là lí luận ngữ hình. Ngữ
hình là thành tố có tính tổ chức một mặt nhỏ nhất. Ngữ hình ở mặt hình thức
là các âm vị. Âm vị không có mặt biểu đạt của riêng mình nhưng có khả năng
khu biệt nghĩa của hình vị và từ. Nội dung hay mặt được biểu đạt cũng có thể
được miêu tả nhờ vào một tập hợp các ngữ hình. Các ngữ hình của nội dung
không có mặt hình thức thể hiện, nhưng chúng ta phân biệt được các hình
thức hình vị và từ khác nhau. Từ là đơn vị cơ bản 2 mặt có tính độc lập. Từ
được cấu thành bởi hệ thống các nét nghĩa. Mỗi nét nghĩa cũng là đơn vị hai
mặt nằm trong cấu trúc nghĩa của từ. Nét nghĩa được phân xuất trên cơ sở
phân tích thành tố nghĩa. Nó không thể hiện ra bằng vỏ vật chất của từ, mà
chúng được phân xuất một cách gián tiếp trên cơ sở đối chiếu nghĩa của các từ
khác nhau. Để một từ có thể thuộc vào nhóm một nhóm nào đó, nó phải có
đặc điểm, mà dựa vào đó, ta có thể xếp nó vào nhóm đó. Đặc điểm này chính
là nét nghĩa trong đặc điểm, mà dựa vào đó, ta có thể xếp nó vào nhóm đó.
Đặc điểm này chính là nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ. Nó chính là
những mẩu, những mảnh, những phiếm loạn của tư duy được đưa sang ngôn

ngữ để “ngôn ngữ hóa”.
Ví dụ:
Đi: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (tốc độ bình thường) (tư thế thân
hình bình thường) (hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất).
Nét nghĩa là dấu hiệu lôgic trong khái niệm, được ngôn ngữ hóa, mà
dấu hiệu lôgic lại bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng, được
khái quát hóa và ngôn ngữ hóa.
Mỗi từ thực sự sẽ có hệ thống các nét nghĩa.
1.4.2. Đặc điểm của nét nghĩa
a) Về tính chất

Khóa luận tốt nghiệp

10

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Các nét nghĩa có nét nghĩa chung và nét nghĩa riêng (hay còn gọi là nét
nghĩa khái quát và nét nghĩa cụ thể). Nét nghĩa chung cho nhiều từ và nét
nghĩa riêng cho một số từ thậm chí cho một từ.

Khóa luận tốt nghiệp

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Ví dụ:
Nét nghĩa “đồ dùng” là chung cho các từ: bàn, ghế, giường, tủ….
Nét nghĩa “dụng cụ” là chung cho các từ: búa, dao, cưa, đục….
Nét nghĩa “hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất” là nét
nghĩa riêng của từ “đi”.
Nét nghĩa “không gây tác hại sinh lý đối với cơ thể con người” chỉ gặp
trong từ “lành”.
Các nét nghĩa được sắp xếp theo trật tự từ khái quát đến cụ thể, từ nét
nghĩa chung đến nét nghĩa riêng. Nét nghĩa chung nhất (khái quát nhất) người
ta gọi là nét nghĩa phạm trù, khi sắp xếp trong từ người ta thường để nó đứng
đầu cấu trúc biểu niệm. Vì thế, trong ngôn ngữ sẽ có những phạm trù, khi sắp
xếp trong từ người ta thường để nó đứng đầu cấu trúc biểu niệm. Vì thế, trong
ngôn ngữ sẽ có những phạm trù như sự vật hoạt động tính chất, trạng thái,….
Các từ thuộc cùng từ loại có chung nét nghĩa phạm trù.
Ví dụ: Động từ “chạy”: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (tốc độ cao)
(hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất).
Nét nghĩa phạm trù (hoạt động) sẽ chung cho các đông từ: “ném”,
“cắt”, “nói” , “học”,…..
Danh từ “bàn”: ( sự vật) (đồ dùng sinh hoạt) (làm nguyên liệu rắn) (có
mặt phẳng đặt cách mặt bàn một khoảng đủ lớn bởi các chân) (dùng để đặt).
Nét nghĩa phạm trù (sự vật) sẽ chung cho các danh từ: “giường”, “ghế”,
“cây”, “nhà”,…
Còn những nét nghĩa riêng, nét nghĩa có tính chất đặc thù thường được

sắp xếp đứng sau cấu trúc biểu niệm. Nét nghĩa này mang ý nghĩa quyết định
nhất.

Khóa luận tốt nghiệp

12

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Tích chất khái quát và cụ thể là tương đối: Nét nghĩa này so với nét
nghĩa bao trùm là một nét nghĩa cụ thể, nhưng so với những nét nghĩa hẹp
hơn do nó phân hóa ra lại là nét nghĩa khái quát.
Ví dụ: Nét nghĩa “đồ dùng” so với nét nghĩa “ vật thể nhân tạo” là một
nét nghĩa cụ thể, nhưng so với nét nghĩa “ đồ dùng để đặt”, “đồ dùng để
nằm”…lại là nét nghĩa khái quát. Cũng như vậy, nét nghĩa “dời chỗ” là một
nét nghĩa cụ thể so với nét nghĩa “hoạt động”, nhưng lại khái quát so với ”dời
chỗ bằng chân”, “dời chỗ trong không khí”, “dời chỗ trong nước”.
Nét nghĩa “tính chất” là một nét nghĩa khái quát, nó có thể phân chia
thành các nét nghĩa cụ thể hơn “tính chất vật lý”, “tính chất hóa học”, “tính chất
tâm lí”..Nét nghĩa “tính chất vật lý” đến lượt mình lại là một nét nghĩa khái
quát so với nét nghĩa cụ thể: “tính chất vật lý thể hiện qua trạng thái vật chất”.
Nên chú ý rằng, những nét nghĩa của các ý nghĩa biểu niệm trong các từ
dẫn trên được trình bày dưới dạng tương đối cụ thể. Sự thực rất nhiều nét
nghĩa đó có thể quy về một nét nghĩa lớn hơn, khái quát hơn.
Ví dụ: Nét nghĩa “có mặt phẳng đặt cách mặt nền…” của từ “bàn”, nét

nghĩa “gồm một khối vật liệu rắn có trọng lượng”. “ có cần hay không…” của
từ “búa”… có thể quy về nét nghĩa “ cấu tạo về hình dạng”.
Nét nghĩa “để đặt”, của từ “bàn”, “để tạo ra một lực”..của từ “búa” có
thể quy về nét nghĩa “chức năng”.
Nét nghĩa “hai bàn chân không đồng thời nhấc” của từ “đi”, nét nghĩa
“theo đường kính của thân mình” trong từ “lăn”…có thể quy về nét nghĩa
khái quát: “cách thức” .
Như vậy, giữa các nét nghĩa khái quát và nét nghĩa cụ thể có quan hệ
bao gồm hay nằm trong. Các nét nghĩa khái quát không thể đưa vào một nét
nghĩa khái quát lớn hơn nữa, chỉ có thể phân hóa thành những nét nghĩa cụ thể
được gọi là một nét nghĩa phạm trù hay một phạm trù ngữ nghĩa. Chẳng hạn

Khóa luận tốt nghiệp

13

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

có các phạm trù ngữ nghĩa: “sự vật”, “hoạt động”, “tư thế” , “trạng thái”,
“tính chất”…
Nét nghĩa cụ thể nhất không bao trùm một nét nghĩa cụ thể hơn được
goị là nét nghĩa tận cùng.
Ví dụ: Nét nghĩa “ cách thức” trong các động từ như “chém”, “bổ”,
“cựa”.., có thể phân hóa thành”
a) “Phương tiện”, “từ khoảng cách lớn ở ngoài đối tượng để tạo ra lực”.

b) “Phương tiện”, “đặt trên đội tượng dùng lực đẩy hay kéo”.
Hai nét nghĩa này là hai nét nghĩa tận cùng.
b) Về mặt quan hệ:
Giữa các nét nghĩa, căn cứ vào tác dụng của chúng đối với việc tạo nên
nghĩa biểu niệm của từ và căn cứ quan hệ giữa các nghĩa biểu niệm đối với
nhau trong một trường nghĩa, có thể nói giữa các nghĩa vị tạo thành một nghĩa
biểu niệm có quan hệ tương hợp tức là đi đôi với nhau được.
Ví dụ: Các nét nghĩa (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (bằng phương
tiện) (theo cách thức) là các nét nghĩa tương hợp tạo thành ý nghĩa biểu niệm
của các từ như “đi”, “chạy”, “bò”.
Ví dụ: Nhảy : (hoạt động ) (dời chỗ) (bằng chân) (với một lực mạnh)
(hai chân đồng thời nhấc khỏi mặt đất) (để vượt qua một khoảng cách).
Tuy nhiên, ở đây vẫn có vấn đề về mức độ của sự có mặt của chúng lệ
thuộc vào nét nghĩa phạm trù mà sự có mặt của chúng lệ thuộc vào nét nghĩa
phạm trù khác. Giữa chúng có quan hệ lệ thuộc.Trong tiếng Việt có thể thấy
nét nghĩa “giới tính” lệ thuộc vào nét nghĩa “động vật” ; nét nghĩa “phương
hướng lệ thuộc vào nét nghĩa “vị trí”… Nhưng cũng có những nét nghĩa mà
sự tổ hợp của chúng với nhau là tùy tiện. Ví dụ, ở các động từ dời chỗ, nét
nghĩa “phương hướng” và nét nghĩa “ cách thức” loại trừ lẫn nhau trong cấu
trúc biểu niệm (chứ không phải trong tổ chức cú pháp). Hễ đã có nét nghĩa
“phương hướng” thì động từ “dời chỗ” không có nét nghĩa “cách thức” như

Khóa luận tốt nghiệp

14

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng


K34A- GDTH

“ra”, “vào”, “lên”, “xuống”…và ngược lại, đã có “cách thức” thì không có
“phương hướng” như “chạy”, “bò lăn”…
Bên cạnh quan hệ tương hợp, giữa các nét nghĩa còn có quan hệ không
tương hợp (quan hệ tách biệt), tức là những nét nghĩa không thể đi đôi với
nhau trong một ý nghĩa biểu niệm và được gọi là các nét nghĩa tách biệt. Các
nét nghĩa tách biệt hình thành nên những ý nghĩa biểu niệm đối lập nhau,
những ý nghĩa biểu niệm tách biệt nhau này nằm trong các từ thuộc các
trường khác nhau hoặc thuộc các trường nhỏ đối lập nhau trong một trường
hợp lớn. Đây chính là cơ sở để tách biệt nghĩa của từ.
Ví dụ:
Cày

(Sự vật) (làm bằng nguyên liệu rắn) (có lưỡi sắt dùng để cày xới đất
thành luống) (1)

(Hoạt động) (tác động đến X) (làm thành luống bằng dụng cụ có
lưỡi) (2)

Tương đương vỡi nghĩa (1) sẽ có các nghĩa biểu vật: Cày chìa vôi, cày
58, cày 51 ,….
Tương đương với nghĩa (2) sẽ có các nghĩa biểu vật: Cày ải, cày vỡ,cày
đảo, cày dầm,…..
Trở lại với ví dụ trên: nét nghĩa “cách thức” và nét nghĩa “phương
hướng” không cùng tồn tại trong các động từ chỉ sự dời chỗ. Do đó, ta có hai
ý nghĩa biểu niệm tạo nên hai trường hợp nỏ trong trường “dời chỗ”, trường
nhỏ thứ nhất gồm cấc từ như “chạy”, “nhảy”, “bò”,… và trường nhỏ thứ hai
gồm các từ như “ra”, “vào”, “lên”…

Như vậy, chúng ta thấy rằng các từ có quan hệ không tương hợp phải
có một nét nghĩa chung. Nghiên cứu tỉ mỉ một chút, chúng ta sẽ thấy khi hai

Khóa luận tốt nghiệp

15

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

từ có quan hệ không tương hợp , không phải nét nghĩa cấu tạo nên nét nghĩa
biểu niệm của chúng đều không tương hợp với nhau. Thông thường thì chỉ
cần một nét nghĩa ở đó xuất hiện quan hệ không tương hợp là hai từ trở lên
không tương hợp, còn nét nghĩa khác vẫn đồng nhất.
Ví dụ: Hai từ “cao”, “thấp”.. chỉ trái ngược với nhau trên nét nghĩa “độ
đo” (mức độ lớn và nhỏ) còn những nét nghĩa khác “tính chất vật lý”, “tính
chất của đường”, “điểm gốc: trên mặt ngang,” “tư thế thẳng góc” vẫn không
thay đổi.
Hoặc hai từ “giàu”, “nghèo” cũng chỉ khác nhau trên nét nghĩa “độ đo”
về mức độ “có” - “không” (hoặc “nhiều” – “ít”) còn các nét nghĩa khác “đặc
điểm sở hữu , về tài sản…” giữa trong cả hai từ.
Ở quan hệ cấp loại cũng vậy: các từ đồng cấp: “đi”, “bước”, “chạy”,
“nhảy”, “trườn”, “bò”,…. Đều có chung nét nghĩa phạm trù “dời chỗ”, chỉ
không tương hợp với nhau ở cách thức thực hiện bộ phận cơ thể dời chỗ, còn
phương tiện ở nhóm thứ nhất là “chân”, ở nhóm thứ hai là “thân người” thì
vẫn giữ nguyên. Và cả hai nhóm đó đối lập với nhau chủ yếu là ở nét bộ phận

cơ thể sử dụng như phương tiện.
c) Về chức năng
Chức năng thứ nhất là chức năng tổ chức công vụ trong hệ thống ngôn
ngữ, tức là chức năng nhờ đó mà từ mới tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ, và
nhờ đó người ta phân biệt được từ này hay từ kia trong hệ thống.
Ví dụ: Cấu trúc biểu niệm của hai danh từ “chân” và “tay”
Chân: (bộ phận cơ thể) ( người hay động vật) (có chức năng đỡ cho cơ
thể khi đứng yên hay vận động dời chỗ).
Tay: (bộ phận cơ thể ) (người hay động vật) (có chức năng cầm nắm).

Khóa luận tốt nghiệp

16

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Nhìn vào cấu trúc biểu niệm ta thấy hai từ “chân” và “tay” khác nhau ở
chức năng đỡ cơ thể cầm, nắm. Nhờ hai nét nghĩa này mà phân biệt được hai
từ “tay” và “chân” trong hệ thống.
Chức năng thứ hai là chức năng tổ chức văn bản trong lời nói, tức là
nhờ nét nghĩa mà người ta mới có thể đặt câu đi với từ đó, hay nói cách khác
nét nghĩa quyết định khẳ năng kết hợp giữa từ này và từ kia trong lời nói.
Ví dụ : Nó đẩy cái ghế ra xa.
Trong cấu trúc biểu niệm của từ “đẩy” có nét nghĩa “tác động đến X”.
Bổ ngữ “cái ghế” đã cụ thể hóa cho nét nghĩa đó. Vì vậy, từ “đẩy” mới kết

hợp được với từ “cái ghế” để tạo thành câu hoàn chỉnh có nghĩa.
1.5. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm hình thức giống nhau
nên học sinh ở trình độ tiểu học rất khó phân biệt. Ngay cả giáo viên, đôi khi
vẫn nhầm lẫn. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra sự giống và khác nhau của từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa như sau:
1.5.1 Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có hình thức giống nhau về vỏ ngữ âm.
(Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm về hình thức giống nhau, đọc
giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa).
Ví dụ: Cơm đã chín1
Hôm nay em được chín2 điểm.
Bị điểm kém, em ngượng chín3 cả người
Chín1 : Là tính từ, chỉ trạng thái
Chín2: Là số từ chỉ số lượng
Chín3: Là tính từ chỉ trạng thái.
Trong đó, từ chín2 đồng âm với từ chín1 và chín3 nhưng nghĩa thì hoàn
toàn khác nhau. Chín1 và chín2 là từ nhiều nghĩa, trong đó từ chín1 mang

Khóa luận tốt nghiệp

17

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH


nghĩa gốc, từ chín3 đã mang nghĩa chuyển. Tuy nhiên xét về nghĩa chúng đều
chỉ trạng thái.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết
kiệm của ngôn ngữ - đó là dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạt được nhiều.
Ví dụ: Từ bò có các nghĩa biểu đạt như sau:
Là danh từ, chỉ một loại động vật có bốn chân, có sừng, cùng họ với
trâu.
Là động từ, chỉ hoạt động rời chỗ bằng cả tay và chân.
1.5.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là những từ có một số đặc điểm giống
nhau nhưng chúng là hai lớp từ khác biệt.
Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có
nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau. Đây là những từ khác biệt nhau về ý nghĩa.
Ví dụ 1: Bò trong kiến bò chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng
xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
Bò trong trâu bò chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu
vàng, được nuôi để lấy sức kéo,thịt, sữa.
Ví dụ 2 : Đầm trong đầm sen chỉ khoảng trũng to và sâu giữa rừng để
giữ nước.
Đầm trong bà đầm chỉ đàn bà con gái phương Tây.
Đầm trong cái đầm đất chỉ vật nặng có cán, dùng để nện đất cho chặt.
Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế:
- Do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay, bọn bay, cái bay)
- Do chuyển nghĩa quá xa mà thành
- Do từ vay mượn trùng với từ sẵn có ( la mắng, nốt la)
- Do sự rút gọn trùng với từ sẵn có (hụt mất 2 li, cái li)
Từ nhiều nghĩa là một hình thức âm thanh nhưng có nhiều nghĩa. Đây
là các nghĩa khác nhau của cùng một từ, các nghĩa có mối liên hệ với nhau

Khóa luận tốt nghiệp


18

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

(nét nghĩa). Từ nhiều nghĩa được hình thành do cơ chế chuyển nghĩa theo
phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Ví dụ:
Mũi trong mũi dọc dừa mang nghĩa gốc (chỉ bộ phận cơ quan hô hấp,
có dáng nhọn, nhô về phía trước mặt người, động vât)
Mũi trong mũi dao, mũi tên, mũi thuyền đều là nghĩa phái sinh được
hình thành do phương thức ẩn dụ rút ra từ điểm tương đồng: vật có dáng
nhọn, nhô về trước.
Mũi trong mũi dài là nghĩa phái sinh, được hình thành theo phương
thức hoán dụ, rút ra từ điểm tương cận (gần nhau) giữa hai đối tượng: chất
nhày tiết ra từ mũi.
Như vậy, từ nhiều nghĩa có điểm khác cơ bản so với từ đồng âm là:
Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa của các từ trong văn cảnh đều là
nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen)
Từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có nghĩa gốc còn các nghĩa khác là
nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.
Ví dụ 1: bàn trong cái bàn và bàn trong bàn công việc đều mang nghĩa
gốc.
Ví dụ 2: bàn trong cái bàn mang nghĩa gốc còn bàn trong bàn phím
mang nghĩa chuyển.

Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng
cách diễn giải.
Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu bằng cách thay thế
bằng một từ khác (mang nghĩa phụ).
Ví dụ 3:

Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2

Xuân2 được dùng theo nghĩa chuyển vì xuân có thể thay bằng từ “tươi
đẹp”.

Khóa luận tốt nghiệp

19

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

Trong cùng một hình thức ngữ âm vừa có thể là hiện tượng đồng âm,
vừa có thể là hiện tượng nhiều nghĩa.

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG NHẬN THỨC TỪ NHIỀU NGHĨA
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Các dạng bài tập nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học
Vấn đề từ nhiều nghĩa đã được các tác giả sách giáo khoa biên soạn

dưới nhiều dạng bài tập. Trên cơ sở những dạng bài tập này, chúng tôi đã tập
hợp và phân loại thành 3 dạng bài tập nhỏ như sau:
2.1.1 Bài tập về khả năng nhận biết các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.
2.1.1.1. Nhận biết các nghĩa trong từ nhiều nghĩa thông qua các nghĩa
khác nhau của từ.
a. Cho sẵn từ, ý nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác định nghĩa gốc,
nghĩa chuyển.
Ví dụ: Bài 1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa
gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mắt

- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.

b) Chân

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.

c) Đầu

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong

(Bài tập 1/67- Luyện từ và câu_ Tiếng Viêt 5_ tập 1)
b. Yêu cầu học sinh xác định nghĩa gốc thông qua các trường hợp cho
trước.
Ví dụ: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.


Khóa luận tốt nghiệp

20

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng

K34A- GDTH

b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
(Bài tập 2/73 Luyện từ và câu_ tiếng Việt 5_tập 1)
c. Yêu cầu học sinh xác định nghĩa chuyển thông qua các từ cho trước.
Ví dụ: Từ ngữ nào chứa từ có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau?
a) Cái lưỡi, lưỡi liềm, đau lưỡi, thè lưỡi,
b) Nhổ răng, răng cưa, răng hàm, khoa răng hàm mặt.
c) Mũi dao, nhỏ mũi, ngạt mũi, thính mũi.
2.1.1.2. Nhận biết các nghĩa trong trong từ nhiều nghĩa qua việc đưa
ra các từ nhiều nghĩa sau đó yêu cầu tìm các ví dụ về sự chuyển nghĩa.
Ví dụ: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều
nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi,
miệng, cổ, tay, lưng.
(Bài tập 2/67_Luyện từ và câu_Tiếng Việt 5)
2.1.1.3. Nhận biết các từ nhiều nghĩa thông qua việc đặt câu.
Ví dụ:Tìm hai từ ngiều nghĩa và đặt câu phân biệt chúng:
Mẫu: chín
Cơm đá chín rồi
Bị điểm kém, An ngượng chín cả người

Ví dụ : Bài 4 (trang 74 SGKTV5) Chọn một trong hai từ dưới đây và
đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ấy:
a) Đi
- Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng bàn chân.
- Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b) Đứng
- Nghĩa 1: Ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
- Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.

Khóa luận tốt nghiệp

21

Trường ĐHSP Hà Nội 2


×