Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Truyện cổ tích thần kỳ với việc giáo dục học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.3 KB, 39 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

1.1.

Lý do khoa học ......................................................................................... 1

1.2.

Lý do sư phạm .......................................................................................... 2

2.

Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3

3.

Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………3

4.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ………………………………………………3


5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4

6.

Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4

NỘI DUNG ............................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ .............................................................................. 5
1.1.

Truyện cổ tích ................................................................................................ 5

1.1.1.

Khái niệm truyện cổ tích ........................................................................... 5

1.1.2.

Đặc điểm truyện cổ tích ............................................................................ 6

1.1.3.

Phân loại truyện cổ tích ............................................................................ 8

1.2.

Truyện cổ tích thần kỳ ................................................................................. 10


1.2.1.

Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ ............................................................. 10

1.2.2.

Đặc điểm truyện cổ tích thần kỳ .............................................................. 10

1.2.3.

So sánh truyện cổ tích thần kỳ với truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ

tích loài vật............................................................................................................... 11

Vũ Thị Thúy

K34A-Giáo dục Tiểu học


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.4.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Một số truyện cổ tích thần kỳ .................................................................. 12

CHƯƠNG 2: TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC
SINH TIỂU HỌC ................................................................................................... 13

2.1. Truyện cổ tích thần kỳ với vai trò giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học . 13
2.1.1. Những vấn đề chung về giáo dục thẩm mỹ học sinh tiểu học ........................... 13
2.1.2. Truyện cổ tích thần kỳ với vai trò giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học ..... 17
2.2. Truyện cổ tích thần kỳ với vai trò bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân
cách học sinh tiểu học ............................................................................................. 22
2.2.1. Khái niệm nhân cách ...................................................................................... 22
2.2.2. Đặc điểm nhân cách học sinh tiểu học............................................................. 23
2.2.3. Vai trò của truyện cổ tích thần kỳ đối với việc bồi dưỡng tình cảm và hình thành
nhân cách học sinh tiểu học ...................................................................................... 25
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Thị Thúy

K34A-Giáo dục Tiểu học


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Lý do khoa học

Văn học là một loại hình nghệ thuật thuộc hình thái ý thức xã hội. Đã từ lâu, văn
học đóng vai trò là một chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa trí thức đưa con người
tới những chân trời rộng lớn, cũng nhờ văn học mà tâm hồn con người được bồi đắp

mãi lên. Quả đúng như lời nhận định của nhà văn M.Gorki: “Văn học là nhân học”.
Như dòng sông ra biển lớn, văn học dân gian là một nhánh sông, một bộ phận của
biển cả văn học, đóng góp một khối lượng đồ sộ tác phẩm làm nên một nền văn học
dân tộc giàu có, phong phú và đa dạng. Không những thế nó còn được coi là điểm tựa
về mặt tinh thần cho dân tộc ấy phát triển. Như ở Việt Nam nhìn theo chiều rộng nước
ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một nét văn hoá dân gian riêng. Nhìn theo
chiều sâu, nền văn học dân gian Việt Nam đã trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước từ thời các vua Hùng đến ngày nay. Đi suốt chiều dài lịch sử ấy,
trong tâm hồn của 54 dân tộc không có thời kì nào, giai đoạn nào nhân dân ta không
sáng tác văn học dân gian. Chính sức sống tiềm ẩn ấy của nền văn học dân gian nói
riêng và nền văn hóa dân gian nói chung đã làm nên nét đẹp trong tâm hồn người Việt.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích chiếm một khối
lượng lớn, phản ánh được nhiều mặt tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhân dân trong
suốt chiều dài lịch sử, trong đó phải kể đến truyện cổ tích thần kỳ. Ra đời trong một xã
hội có sự phân chia giai cấp, truyện cổ tích thần kỳ không chỉ phản ánh những mối
quan hệ giữa con người với con người mà còn là tiếng thở dài của những mảnh đời,
những nhân vật, những số phận bị áp bức trong xã hội.
Bước vào thế giới của những truyện cổ tích thần kỳ người đọc không chỉ thỏa mãn
được như cầu tìm hiểu, khám phá về chuyện đời xa xưa mà còn rút ra được những bài
học về nguyên tắc sống, nguyên tắc làm người. Bởi vậy, nghiên cứu từng khía cạnh,
từng lĩnh vực của truyện cổ tích thần kỳ vẫn luôn là một yêu cầu bức thiết với mỗi
người khi quan tâm, tìm hiểu nền văn học dân tộc, văn học nhân loại.

Vũ Thị Thúy

1

Lớp: K34A - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

1.2.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý do sư phạm

Học sinh tiểu học được tiếp xúc với truyện cổ tích thần kỳ bằng nhiều phương tiện
và hình thức khác nhau, trong nhà trường chủ yếu thông qua tiết học văn học. Truyện
cổ tích thần kỳ đã tác động mạnh tới “vùng tình cảm” của tuổi thơ, góp phần tích cực
vào việc giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và hình thành nhân cách trẻ em.
Chính sức lôi cuốn ấy của truyện cổ tích thần kỳ mà trẻ em Việt Nam nói riêng và
trẻ em thế giới nói chung đều rất thích nghe, thích đọc. Ngay từ lúc còn bé thơ, các em
đã muốn bà, mẹ, anh, chị… kể cho nghe những câu truyện cổ tích, nhất là truyện cổ
tích thần kỳ để rồi trong mỗi giấc mơ các em lại được thỏa mãn trí tưởng tượng được
gặp ông Bụt, bà Tiên, được sống trong thế giới cổ tích thần kỳ cùng với các Công
chúa, Hoàng tử.
Như vậy, truyện cổ tích thần kỳ là một nhu cầu không thể thiếu với học sinh tiểu
học. Thấy được vai trò quan trọng của truyện cổ tích thần kỳ với trẻ em, các soạn giả
đã đưa vào chương trình giáo dục học sinh tiểu học một số lượng đáng kể các câu
truyện cổ tích thần kỳ để không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các em mà còn nhằm giáo
dục thẩm mỹ, bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, sự bùng nổ
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật khiến cho con người cùng một
lúc có thể tiếp nhận tri thức từ nhiều kênh khác nhau. Trẻ em cũng là một lực lượng
năng động được làm quen với nhiều loại hình giải trí tốn nhiều thời gian mà xa dần
những truyện cổ tích giản dị, trong sáng.
Mặc dù truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng không thể thay
thế được tất cả các nhân tố cấu thành nên việc giáo dục nhưng việc giáo dục trẻ em

bằng truyện cổ tích thần kỳ là một việc làm đơn giản và thiết thực.
Là một giáo viên tiểu học tương lai, ý thức rõ vai trò bản thân là một cô giáo của
tổng thể, không chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà còn giáo dục thẩm mỹ, bồi
dưỡng tình cảm và hình thành nhân cách cho các em để các em trở thành những chủ
nhân tương lai của đất nước. Thấy được tính cấp thiết của truyện cổ tích thần kỳ đối
với học sinh tiểu học ngày nay, tôi mạnh dạn nghiên cứu khóa luận: “Truyện cổ tích
thần kỳ với việc giáo dục học sinh tiểu học” để nâng cao nhận thức về vai trò của
truyện cổ tích thần kỳ trong việc giáo dục các em.

Vũ Thị Thúy

2

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết về truyện cổ
tích thần kỳ ở những khía cạnh khác nhau như: tìm hiểu đặc trưng thi pháp của truyện
cổ tích thần kỳ; phương pháp xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ… nhưng
để đi sâu nghiên cứu về ý nghĩa, vai trò của truyện cổ tích thần kỳ với việc giáo dục
học sinh tiểu học thì chưa có công trình nghiên cứu riêng, cụ thể .
Ở Việt Nam do những điều kiện khách quan và chủ quan mà việc nghiên cứu này
chưa được quan tâm đúng mức. Những công trình nghiên cứu tỉ mỉ mang tính chất
khoa học cao về thể loại này vẫn là vấn đề mà chúng ta đang chờ đợi. Phần lớn những
bài viết trên các tạp chí, sách xuất bản cũng như các cuốn giáo trình trong các trường

đại học, cao đẳng thường thiên về những khuynh hướng quen thuộc như: giải thích cốt
truyện, bình giảng những hình tượng được xây dựng trong truyện…
Như vậy, mặc dù truyện cổ tích thần kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục
học sinh tiểu học nhưng vẫn chưa được tìm hiểu ,nghiên cứu một cách thỏa đáng.
Dường như người ta vẫn coi truyện cổ tích thần kỳ như một món ăn tinh thần để giải
trí cho học sinh mà chưa thấyđầy đủ vai trò của nó.
Với mong muốn được hiểu thêm, hiểu sâu hơn nữa về vai trò của truyện cổ tích
thần kỳ với việc giáo dục học sinh tiểu học đã đưa tôi đến đề tài: “Truyện cổ tích
thần kỳ với việc giáo dục học sinh tiểu học”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Truyện cổ tích thần kỳ với việc giáo dục học sinh tiểu học” mong đem
tới một cái nhìn về truyện cổ tích thần kỳ , về vai trò truyện cổ tích thần kỳ một cách
sâu sắc và toàn diện hơn về giá trị nhân văn mà chúng mang lại.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Với khóa luận này người viết không tham vọng trình bày mọi khía cạnh của truyện
cổ tích thần kỳ mà chỉ dừng lại ở những vấn đề của truyện cổ tích thần kỳ với việc
giáo dục học sinh tiểu học. Để hoàn thành khóa luận này trong phạm vi tư liệu có thể
người viết đã lựa chọn, nghiên cứu những truyện cổ tích thần kỳ trong Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi(1976 – 1982) - NXB Khoa học xã hội,
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Bùi Mạnh Nhị, Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc – NXB Giáo dục. Bên cạnh đó có sử dụng những thành tựu nghiên cứu của

Vũ Thị Thúy

3

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

các tác giả khác có liên quan tới nội dung khóa luận để lý giải những vấn đề sâu sắc
hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này tôi đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
 Phương pháp thống kê dữ liệu
 Phương pháp phân tích, so sánh văn bản
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Những nét khái quát về truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kỳ
Chương 2: Truyện cổ tích thần kỳ với việc giáo dục học sinh tiểu học

Vũ Thị Thúy

4

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
1.1.


Truyện cổ tích

1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Cho đến nay, về truyện cổ tích đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa
song nhìn chung là giống nhau về cơ bản. Mỗi một khái niệm mà các nhà nghiên cứu
đưa ra đã bổ sung, làm phong phú thêm những hiểu biết của chúng ta về thể loại
truyện cổ tích.
Theo tác giả Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học ,[tr 368-369]:
“Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ nhưng
chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí
giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống
muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn
giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt.”
Trong cuốn Từ điển tiếng việt – Hoàng Phê, khái niệm truyện cổ tích được diễn đạt
ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc sống đấu tranh
xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, ước mơ của nhân dân, về hình thức thường mang
nhiều yếu tố thần kỳ, tượng trưng và ước lệ”.
Giáo trình Văn học dân gian của tác giả Hoàng Tiến Tựu thì cho rằng: “Truyện cổ
tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, tồn tại, phát
triển qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn liền với quá trình tan rã của công xã
nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó
hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính
chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và
hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát
vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của
nhân dân”.
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi có nêu: “Khi nói đến mấy
tiếng truyện cổ tích hay truyện đời xưa thì chúng ta đều sẵn có quan niệm cho rằng

Vũ Thị Thúy


5

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng vô danh
sáng tác và lưu truyền qua các thời đại”.
Từ các ý kiến trên của các tác giả ta thấy các tác giả trên đều gặp gỡ nhau ở một số
điểm:
 Về nguồn gốc: Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy và phát triển chủ
yếu trong xã hội phong kiến.
 Về nội dung phản ánh: Truyện cổ tích không phản ánh mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên như thần thoại mà nó phản ánh các mâu thuẫn gia đình và
các mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Truyện cổ tích nói về ước mơ của những
người bình dị, bé nhỏ. Đó là những ước mơ được giàu sang, được hạnh phúc,
ước mơ được hoàn thiện con người, ước mơ về một xã hội công bằng, bác ái.
 Về nghệ thuật: Truyện cổ tích nổi bật như một thể loại mang tính hư cấu cao, là
hư cấu nghệ thuật.
Những đặc trưng trên giúp ta có thể phân biệt được truyện cổ tích với các thể loại
truyện cổ khác trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm truyện cổ tích
Tất cả mọi loại hình tự sự dân gian đều được sáng tạo nên bằng cảm quan nghệ
thuật của quần chúng đều mang những kết cấu khá thống nhất, có những motip tương
đối ổn định. Vì thế cũng khó mà vạch một cách thật dứt khoát ranh giới của thể loại
này. Hơn nữa, chúng lại được sáng tác, chỉnh lý và truyền tụng bằng miệng nên cũng

ảnh hưởng qua lại với nhau một cách mật thiết. Tuy nhiên, tìm hiểu cho sâu vẫn có thể
phân biệt được loại hình này với loại hình khác trên những nét căn bản.
Theo Nguyễn Đổng Chi tác giả của cuốn sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
truyện cổ tích có ba đặc điểm đáng chú ý hơn cả để nhìn nhận loại hình cổ tích:
Một là, tính chất cổ của sự việc. Truyện cổ tích được xác định trước tiên ở phong
cách cổ của nó. Gần như bất cứ cổ tích nào cũng không ra ngoài những quy ước về
màu sắc cổ của nhân vật và không khí cổ của câu chuyện. Không khí truyền kỳ hoang
đường của một số truyện cổ tích, xét cho cùng cũng xuất phát từ tính chất cổ. mỗi
nhân vật, mỗi tình tiết mỗi hình ảnh của cổ tích đều nhất thiết phải là một nhân vật,
một tình tiết, một hình ảnh vốn có trong truyền thống nghệ thuật xa xưa của văn học
dân gian, được nhân dân coi là quen thuộc, đã thấm sâu vào tiềm thức mọi người. Như

Vũ Thị Thúy

6

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vậy, vấn đề xác định tính cổ của truyện cổ tích là căn cứ chủ yếu vào phương thức cấu
tạo hình tượng, sự sắp xếp, xâu chuỗi cốt truyện và mô-típ, mà không nhất thiết căn cứ
vào thời điểm lịch sử của câu chuyện. Tính chất cổ là một tiêu chuẩn không thể thiếu
được khi nhận định một truyện cổ tích.
Hai là, trong sự việc được kể đừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân tộc. Nghệ
thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa đặt những tình tiết
không hợp lý. Nhưng đã là cổ tích của một dân tộc thì sự bịa đặt không thể vượt ra

khỏi bản sắc dân tộc. Hãy đặt một giả thuyết là có một câu chuyện không kém lý thú
và màu sắc cũng rất cổ, lưu hành phổ biến trong khá nhiều người. Có điều, nhân vật
trong truyện đáng lý là Bụt, Tiên, hay Ngọc Hoàng thượng đế, thì ở đây lại là... Đức
Chúa Trời hay Đức Mẹ Đồng trinh. Chỉ cần thế thôi, câu chuyện đã trở nên xa lạ, đã
nhạt đi mất nhiều ý vị của một cổ tích. Nhưng nếu đấy là một truyện ngụ ngôn hay
khôi hài thì lại khác. Vai Đức Chúa hay Đức Mẹ vẫn không ảnh hưởng gì đến đặc
trưng loại hình của chúng. Miễn câu chuyện có ngụ một ý tưởng sâu sắc hay gợi được
cười cợt cho người nghe, người đọc là đủ.
Chúng ta thấy cái tên Đức Chúa hay Đức Mẹ truyền vào Việt-nam từ thế kỷ thứ
XVI kể đến nay đã hơn bốn trăm năm mà vẫn chưa thể nào quen thuộc với tâm lý dân
tộc. Trái lại, cái tên Bụt, Tiên cũng là mượn của những thứ tôn giáo ngoại lai nhưng
đã thành truyền thống, vì từ đã rất xưa, những tôn giáo này từng hóa thân vào đời sống
dân tộc, chấp nhận những sự thanh lọc gay gắt, trở thành tôn giáo chung chi phối cuộc
sống tâm linh của cả cộng đồng. Đặc điểm này cắt nghĩa tại sao khi một truyện cổ tích
của dân tộc này truyền vào một dân tộc khác, thì phải chuyển hóa thành một truyện
mới, hay ít nhất cũng phải mang những mô-típ mới, những màu sắc quen thuộc hoặc
gần như quen thuộc với điều kiện sinh hoạt, với tâm hồn của dân tộc mới.
Cần phải nói thêm là truyện cổ tích thường giàu tính cộng đồng.Tính cộng đồng
tuy không đồng nhất nhưng có quan hệ khăng khít và là cơ sở của tính dân tộc. Tất
nhiên, trong cùng một giai đoạn lịch sử, giữa các dân tộc khác nhau, các tập đoàn
người khác nhau vẫn có những ước mơ, hy vọng giống nhau, cho nên thế giới trong
truyện cổ tích Đông Tây vẫn thường có những nét gần nhau. Mặc dù thế, truyện cổ
tích của mỗi dân tộc vẫn phản ánh xã hội, đất nước, cuộc sống, phong tục, những vấn

Vũ Thị Thúy

7

Lớp: K34A - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đề lịch sử cụ thể của dân tộc mình. Dân tộc tính đối với cổ tích quả là một tiêu chuẩn
khá quan trọng.
Ba là, truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật. Nay ta
kể cho nhau nghe một câu chuyện rất xưa về ma. Một con ma gốc đề hiện hình lè lưỡi
nhát người chẳng hạn. Câu chuyện ấy sẽ không bao giờ trở thành truyện cổ tích được
nếu trong đó không bao hàm một ý nghĩa gì về cuộc đời, về con người, hay không có
những tình tiết gợi hứng cảm cho người nghe. Không những truyện ma mà ngay cả
truyện người, truyện thần, truyện vật cũng chưa hẳn là cổ tích nếu chúng không hướng
đến một mục đích nhân sinh cao cả, hoặc có mục đích nhân sinh nhưng lại không tan
biến vào trong từng tình tiết của truyện để trở thành một mục đích tự thân, một nhận
thức thẩm mỹ sâu sắc. Rõ ràng, truyện cổ tích không phải là một loại truyện suông vô
ý nghĩa, cũng không phải là một loại truyện "ngụ ý" tầm thường.
Tất nhiên, nếu là truyện có ý nghĩa mà lại chỉ đơn thuần chép lại sự thật như truyện
thời sự thì cũng không thể gọi là cổ tích. Tác giả truyện cổ tích phải vận dụng trí
tưởng tượng, xếp đặt nội dung, bố trí tình tiết, làm cho mạch truyện tiến triển theo một
kết cấu nghệ thuật nào đấy để đạt tới kết luận định sẵn. Nói cách khác, truyện cổ tích
phụ thuộc rất nhiều vào ý định và tài năng của tác giả chứ không tùy thuộc hoàn toàn
vào những câu chuyện xảy ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày.
Tóm lại, đặc điểm thứ ba này cho phép ta phân biệt truyện cổ tích với các loại
truyện dân gian khác, ở chỗ, nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc tương đối
hoàn chỉnh.
1.1.3. Phân loại truyện cổ tích
Có nhiều cách phân loại truyện cổ tích Việt Nam được nêu lên nhưng chưa có bản
phân loại nào được thuyết giải đầy đủ trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng và nhất quán.
Một trong những cách phân loại chung được nhiều người tán thành và vận dụng

hiện nay là cách phân chia truyện cổ tích thành ba loại chính:
 Truyện cổ tích thần kỳ
 Truyện cổ tích loài vật
 Truyện cổ tích sinh hoạt
Đây cũng là cách phân loại được tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi áp dụng phân loại truyện cổ tích trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học. Cách phân

Vũ Thị Thúy

8

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

loại này kết hợp vận dụng những tiêu chí và căn cứ khác nhau. Trong đó nổi bật lên
hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác. Phân biệt truyện cổ tích về
người với truyện cổ tích về loài vật chủ yếu dựa vào đề tài (đối tượng phản ánh). Còn
khi tách bộ phận truyện cổ tích về người thành hai loại (truyện cổ tích thần kỳ và
truyện cổ tích sinh họat) thì chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng yếu tố thần kỳ mà thực
chất là dựa vào phương pháp sáng tác. Cách phân chia này phù hợp với tiến trình lịch
sử của truyện cổ tích các dân tộc.
Ranh giới giữa các loại truyện cổ tích nói trên không phải lúc nào cũng rõ ràng,
dứt khoát. Những yếu tố thần kỳ vẫn rải rác trong các truyện cổ tích sinh hoạt, những
mô típ đời sống xã hội với mức độ đậm nhạt khác nhau vẫn thường xuyên có mặt
trong truyện cổ tích thần kỳ. Và tương tự như thế, những loài vật thuộc nhiều loại
khác nhau vẫn hay được nói tới trong các truyện cổ tích về người. Nói tóm lại, cách

phân loại truyện cổ tích như trên có tính tương đối.
Trong thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận tiêu biểu nhất và
quan trọng. Ở các loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại
nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò quan trọng. Hầu như xung đột
trong thực tại giữa con người với con người đều bế tắc không thể giải quyết nổi nếu
thiếu yếu tố thần kỳ. Có thể nói rằng, loại truyện cổ tích thần kỳ nằm ở vị trí gạch nối
giữa thể loại truyện cổ tích và thể loại thần thoại trong tiến trình sáng tạo lâu dài của
sáng tác dân gian các dân tộc.
Truyện cổ tích sinh hoạt là những truyện cổ tích không có, hoặc có rất ít yếu tố
thần kỳ. Ở đây mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một
cách hiện thực, không cần đến yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng
giữ vai trò không quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm ve
ly kỳ, hấp dẫn mà thôi.
Truyện cổ tích loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy loài vật làm đối tượng
phản ánh, tường thuật lý giải. Loại truyện này ở thời kỳ cổ xưa hầu hết các dân tộc
đều có. Ở đây, các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng
tượng của nhân dân thời xa xưa.
Tuyển tập truyện cổ dân tộc ít người Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
phân chia các truyện cổ tích cụ thể như sau:

Vũ Thị Thúy

9

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Loài vật trong quan hệ với
Truyện cổ tích về loài vật

loài vật
Loài vật trong quan hệ với
con người
Truyện chàng trai khỏe,
chàng dũng sỹ

Truyện cổ tích

Truyện người con riêng
Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện người đội lốt thú
Truyện người lấy thú vật
Truyện sinh hoạt trong
Truyện cổ tích sinh hoạt

gia đình
Truyện về sinh hoạt xã hội

Tác giả khóa luận đồng ý với cách phân chia này của Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam. Như vậy, truyện cổ tích thần kỳ là một trong ba loại nhỏ của thể loại truyện cổ
tích.
1.2.

Truyện cổ tích thần kỳ

1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận quan
trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở truyện này nhan vạt chính vẫn là con
người trong thực tại nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên vẫn có một vai trò rất
quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa con người với con người đều bế
tắc không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ”.
1.2.2. Đặc điểm truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận cơ bản và tiêu biểu nhất của thể loại truyện
cổ tích, đồng thời là một trong những bộ phận quan trọng và tiêu biểu của nền văn học
dân gian mỗi dân tộc. Hầu như những truyện cổ tích hay nhất có nhiều giá trị nhất của

Vũ Thị Thúy

10

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

người Việt đều thuộc về cổ tích thần kỳ. Ở loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con
người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có vai trò rất quan trọng.
Mọi xung đột trong thực tại giữa con người với con người đều bế tắc, không thể giải
quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ. Cái thần kỳ phải giữ vai trò chủ yếu trong việc
tham gia giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong truyện. Ví dụ như truyện Tấm Cám,
Thạch Sanh, Sọ Dừa… truyện đã thể hiện mối quan hệ dì ghẻ - con chồng, chị em
cùng cha khác mẹ (trong truyện Tấm Cám), tình cảm anh em kết nghĩa (trong truyện
Thạch Sanh), mối quan hệ giữa chị em gái, vợ chồng, mẹ con (trong truyện Sọ Dừa).
Những mối quan hệ ấy ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, những mâu thuẫn đời thường như

tranh giành hơn thua về vật chất. Sâu xa hơn đó là mâu thuẫn xã hội để giải quyết
những mâu thuẫn ấy tác giả dân gian đã nhờ các yếu tố siêu nhiên, thần kỳ như ông
Bụt (trong truyện Tấm Cám), đàn thần, niêu thần (trong truyện Thạch Sanh) , con gà
thần (trong truyện Sọ Dừa). Nhờ những yếu tố thần kỳ đó nhân vật chính diện được
giúp đỡ và chiến thắng cái ác.
Truyện cổ tích thần kỳ là những truyện chủ yếu phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lý
tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện. Yếu tố
thần kỳ tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp
dẫn thường kết thúc theo mong ước của nhân dân.
Trong truyện cổ tích thần kỳ các nhân vật thường bao gồm ba loại: nhân vật chính
diện hay phe thiện như Thạch Sanh, cô Tấm, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa… nhân vật phản
diện hay phe ác như: Lý Thông, mẹ con Cám… và các nhân vật thần kỳ hay vật báu
có tác dụng kỳ diệu như: Tiên, Bụt, Đàn thần, Rắn thần…
1.2.3. So sánh truyện cổ tích thần kỳ với truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích
loài vật
Để so sánh truyện cổ tích thần kỳ với truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài
vật chúng ta có căn cứ vào đặc điểm nhân vật trong truyện, căn cứ vào nội dung phản
ánh trong mỗi loại truyện.
Nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kỳ chính là người trong thực tại nhưng
các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có vai trò rất quan trọng, khác với nhân vật trong
truyện cổ tích thần kỳ nhân vật chính trong truyện cổ tích sinh hoạt thường là nông

Vũ Thị Thúy

11

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

dân thợ thuyền, binh lính nghèo, đối kháng với giai cấp bóc lột trong xã hội, còn nhân
vật chính trong truyện cổ tích loài vật là các loài vật.
Truyện cổ tích thần kỳ phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của nhân
dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện.
Truyện cổ tích sinh hoạt phản ánh sinh hoạt đời thường, gần gũi với bình dân.
Truyện cổ tích loài vật tường thuật, lý giải nguồn gốc, đặc điểm của các loài vật.
1.2.4. Một số truyện cổ tích thần kỳ
Dựa vào các kiểu nhân vật mà các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã xác định,
chúng ta có thể đưa ra một số truyện cổ tích thần kỳ sau:
 Người em út có các truyện: Lang Liêu trong “Sự tích bánh trưng bánh dầy”,
người em trong truyện “Cây khế” ,…
 Người con riêng có các truyện: Tấm trong truyện “Tấm Cám”, cậu bé trong
truyện “Sự tích chim đa đa”,…
 Người mồ côi có các truyện: Chử Đồng Tử trong truyện “Chử Đồng Tử”,
Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”,…
 Người mang lốt thú có các truyện: Sọ Dừa trong truyện “Sọ Dừa”, Cóc trong
truyện “Lấy vợ Cóc”,…
 Người đi ở có các truyện: Anh trai cày trong truyện “Cây tre trăm đốt”, …
 Người dũng sỹ có các truyện: Thạch Sanh người dũng sỹ diệt chằn tinh và đại
bàng cứu công chúa trong truyện “Thạch Sanh”,…
 Người có tài lạ trong truyện “Ba chàng thiện nghệ”, “Bốn anh tài”…

Vũ Thị Thúy

12

Lớp: K34A - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2: TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VỚI VIỆC GIÁO DỤC
HỌC SINH TIỂU HỌC
Một ngôi nhà muốn xây dựng những tầng cao phải có nền móng vững chắc . Sự
nghiệp giáo dục muốn phát triển cũng phải có nền móng vững chắc. Bậc Tiểu học
chính là nền móng của ngôi nhà giáo dục. Nhà trường chính là nơi tạo điều kiện đẻ
các em tiếp thu những tri thứ tiến bộ của thời đại, cũng là nơi giáo dục những phẩm
chất đạo đức cần thiết để từ đó các em trở thành những con người lao động sáng tạo
trong tương lai. Để đạt được điều đó nhiệm vụ giáo dục học sinh là một việc làm hết
sức cần thiết và phải được thực hiện ngay từ bậc Tiểu học. Nhiệm vụ đó phải được
thực hiện ở tất cả các môn học, ở khắp các lĩnh vực. Trong chương trình sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học có một bộ phận văn học dân gian , tiêu biểu là truyện cổ tích
đã đóng góp một vai trò không nhỏ để phát triển tư duy giáo dục , rèn luyện đạo đức
cho các em.
2.1. Truyện cổ tích thần kỳ với vai trò giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
2.1.1. Những vấn đề chung về giáo dục thẩm mỹ học sinh tiểu học
2.1.1.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân
cách của trẻ nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật,
trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào
trong đời sống một cách sáng tạo.
2.1.1.2. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ
Hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm, đối với các em thế giới xung quanh
chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thơ thường tỏ ra dễ xúc cảm đối với người và
cảnh vật xung quanh. Tính hình tượng đang phát triển mạnh mẽ hầu như chi phối mọi

hoạt động tâm lý của trẻ…Với các đặc điểm tâm lý như vậy mà năng khiếu nghệ thuật
thường được nảy sinh ngay từ tuổi thơ và tất nhiên việc giáo dục thẩm mỹ và nghệ
thuật cần tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng cho tương
lai.
Giáo dục thẩm mỹ là một khái niệm rộng, trong đó chủ yếu là giáo dục thái độ
thẩm mỹ đối với thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội, sinh hoạt và nghệ thuật. Bởi

Vũ Thị Thúy

13

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vậy thẩm mỹ thuộc phạm trù quan hệ và đánh giá. Khi có quan hệ đến đối tượng thảm
mỹ, cá nhân bộc lộ thái độ của mình qua sự đánh giá. Thái độ trong tâm lý được lý
giải như một mối liên hệ giữa con người với hiện thực. Tất nhiên, thái độ phản ánh cả
tập hợp, động cơ, tình cảm, ý thức.
Thái độ thẩm mỹ của trẻ đối với thế giới xung quanh là một hệ thống hoàn chỉnh
của những mối liên hệ cá nhân có chọn lọc của trẻ với những phẩm chất mỹ học xung
quanh. Thái độ thẩm mỹ của trẻ bao gồm: phản ứng xúc cảm của trẻ đối với cái tuyệt
vời, cái đẹp, những xúc cảm lành mạnh; hoạt động sáng tạo của trẻ, nguyện vọng biến
đổi xung quanh vừa sức mình.
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ. Tuy nhiên
việc nhận thức nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo đến mức nó được tách ra trong hệ
thống giáo dục thẩm mỹ như một bộ phận riêng biệt của nó. Giáo dục trẻ bằng các

phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo dục nghệ thuật, một bộ phạn quan trọng
của giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức và giáo dục trí
tuệ. Cảm xúc thẩm mỹ không những được xây dựng trên cơ sở cảm thụ cái đẹp mà
còn trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung, tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật. Những
cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của con người và làm cho
tính cách con người trở lên cao thượng. Cảm xúc thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc
sống của trẻ, góp phần giáo dục tính lạc quan, yêu đời của các em, khêu gợi ở các em
tính tích cực sáng tạo và ảnh hưởng đến việc hình thành mối quan hệ của các em với
cuộc sống và những người xung quanh. Giáo dục thẩm mỹ làm cho sự tự giác được
sắc bén hơn, giúp cho việc hiểu cái đã được tự giác được sâu sắc hơn và góp phần
phát triển năng lực nhân thức của con người.
Giáo dục thẩm mỹ có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể dục, bản thân
lao động được tổ chức tốt là một phương tiện của giáo dục thẩm mỹ.
Với tất cả những ý nghĩa trên giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của giáo dục xã
hội chủ nghĩa góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện.
Giáo dục thẩm mỹ cần được tiến hành ngay ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các hình
tượng nghệ thuật tác động vô cùng mạnh mẽ đến các em. Bởi vì, trẻ cảm thụ nhờ tư

Vũ Thị Thúy

14

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


duy trực quan hình tượng nhờ tính dễ xúc cảm và nhờ mối quan hệ tích cực của trẻ
với hiện thực xung quanh.
2.1.1.3. Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
* Sự phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
Giáo dục thẩm mỹ bắt đầu từ sự tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, hiểu cái đẹp theo
cách người ta thường nói về nghệ thuật. Theo quan điểm của mỹ học Mac Lênin: “Sự
tri giác cái đẹp được hiểu là quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả của nó là những
dung cảm thẩm mỹ, những tình cảm thẩm mỹ”.
Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là sự nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thẩm mỹ. Nhìn
và nghe là cơ sở hoàn toàn đầy đủ về phương diện tâm sinh lý để tri giác cái đẹp. Từ
đẹp sớm đi vào cuộc sống của trẻ, trẻ say sưa lắng nghe bài hát, truyện cổ tích…Song
đó chưa phải là tình cảm thẩm mỹ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng thú nhận thức.
Cô giáo cần làm cho trẻ chú ý đến những sự vật, hiện tượng của tự nhiên, đến những
hành vi của con người, dạy cho các em biết nhìn ra và phát triển được cái đẹp trong
đời sống, trong thiên nhiên lao động, tròn hành vi và hành động của con người, dạy
cho các em biết nhìn nhận về phương diện thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh.
Tri giác thẩm mỹ bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với cảm xúc và tình cảm
thẩm mỹ. Với trẻ em đặc điểm tình cảm thẩm mỹ là niềm vui vô tư là cảm xúc tâm
hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Tình cảm thẩm mỹ giữ vai trò rất to lớn
trong việc đánh giá các sự vật và hiện tượng khác nhau trong việc rèn luyên thị hiếu
thẩm mỹ cho trẻ.
Giáo viên cũng có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đi từ sự tri giác cái đẹp, cảm xúc đối với
nó đến chỗ hiểu và hình thành các khái niệm, các nhận xét và đánh giá thẩm mỹ.
* Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của học sinh tiểu học
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt dùng những hình tượng sinh động cụ
thể gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tình cảm. Bởi vậy, giáo dục nghệ
thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên học sinh tiểu học đã có
thể tiếp thu hầu hết các hình thức nghệ thuật: đặt một câu truyện, suy nghĩ một bài
thơ, bài hát…Tất nhiên ở các em hình thức này có đặc điểm riêng. Song ngay trong
giai đoạn này các năng lực sáng tạo nghệ thuật của trẻ được phát triển chúng thể hiện

ở sự xuất hiện chủ định, ở việc thực hiện chủ định trong hoạt động, ở chỗ biết phối

Vũ Thị Thúy

15

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

hợp các tri thức và ấn tượng của mình , ở tính chân thực cao khi thể hiện tình cảm và
tư tưởng.
Đặc điểm sáng tạo của trẻ còn là ở chỗ nó đưa vào đặc điểm tâm lý được thể hiện
rất rõ ở học sinh tiểu học là sự bắt chước. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong hoạt
động vui chơi của trẻ, trong trò chơi, trẻ bắt chước những hoạt động của người lớn,
của những hình tượng nhân vật trong văn học qua các câu truyện kể, qua truyện cổ
tích…Trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những ấn tượng lấy trong thế giới xung quanh.
Óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện ở chỗ các em thường kết hợp
có ý thức các chủ đề khác nhau. Các em lấy tư liệu từ truyện cổ tích, trong các câu
truyện kể, trong cuộc sống, phim ảnh…các em phối hợp các tri thức, ấn tượng và
thống nhất chúng trong một cái hoàn chỉnh. Thường các em mô tả những cái có thể
không có trong thực tế (trò chơi trên cung trăng, ước mơ bay tới các vì sao) song tính
chân thực của trẻ trong trò chơi vẫn thể hiện rõ nhất.
Tính sáng tạo cũng thể hiện trong các hình thức nghệ thuật khác như: vẽ, nặn, ca
hát hay kể chuyện. Trẻ thỏa mãn nhu cầu của mình trong việc thể hiện có hiệu quả
bằng hình tượng các ấn tượng của mình. Chính ở đây bắt đầu nảy sinh ra chủ định sau
đó tìm phương tiện thực hiện và trẻ biết phối hợp các ấn tượng của mình thu được.

Ở tuổi học sinh đã có mầm mống của tính sáng tạo, chúng thể hiện ở sự phát triển
năng lực xây dựng các chủ định và thực hiện nó, ở kỹ năng phối hợp các tư thức khái
niệm của mình ở sự truyền đạt chân thực tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
* Hình thành những cơ sở thị hiếu thẩm mỹ
Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp một cách
đúng đắn. Thị hiếu thẩm mỹ của con người biểu hiện ở sự phán đoán, đánh giá.
Trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ, thị
hiếu nghệ thuật. Cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô
kệch với cái xấu xí. Dĩ nhiên, trường tiểu học chỉ đạt những cơ sở cơ bản nhất trong
việc đánh giá nhưng chính điều này có ý nghĩa to lớn vì nó giáo dục trẻ một thái độ tự
giác, chú ý hơn đối với các tác phẩm nghệ thuật.
Có thể hình thành cho trẻ những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc tìm
hiểu âm nhạc, hội họa, tìm hiểu các tác phẩm cổ điển của thiếu nhi. Trẻ học cách nhận

Vũ Thị Thúy

16

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

biết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính phù hợp với lứa tuổi trẻ. Cũng cần
dạy trẻ nhận ra và cảm thụ cái đẹp ở cuộc sống xung quanh và biết bảo vệ nó.
Tóm lại, nghiên cứu các nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu
học cho thấy chúng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ, đồng
thời cũng thấy được quá trình giáo dục thẩm mỹ rất phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ và

đòi hỏi nhà giáo dục một vốn tri thức và kỹ năng văn hóa thẩm mỹ nhất định.
2.1.2. Truyện cổ tích thần kỳ với vai trò giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
2.1.2.1. Truyện cổ tích thần kỳ gợi lên ở học sinh tiểu học những ước mơ về cái đẹp
Thời gian là thứ đá mài nghiệt ngã nó có thể bào mòn mọi thứ nhưng những gì
thuộc về cái đẹp sẽ còn bất tử trong tâm thức mọi người. Nói như Doxtoievxki: ”Cái
đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người”, phải chăng vì thế mà con người muôn đời
từ khi biết suy nghĩ cũng là khi biết yêu cái đẹp.
Cái đẹp không tạo ra nền tảng vật chất của cuộc sống nhưng cái đẹp cũng như tình
yêu, nó ban cho cuộc sống đôi cánh để bay cao hơn cái nền tảng thô mộc tầm thường
để hướng tới những giá trị vĩnh hằng. Cũng giống như mọi dân tộc khác trên thế giới
người Việt Nam luôn trân trọng cái đẹp và giàu có xúc cảm thẩm mỹ. Điều này thể
hiện khá đậm nét trong những câu truyện cổ tích Việt Nam nhất là trong những câu
truyện cổ tích thần kỳ. Và các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ là một trong
những đối tượng được tác giả dân gian gắn cho mình cái đẹp ấy.
Hình tượng các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ là sự hợp thành của nhiều
yếu tố, song cái đẹp cũng đóng góp vào sự hình thành cũng như sự hoàn thiện hình
tượng nhân vật đó.
Cảm hứng thẩm mỹ ở nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ được nhân gian xây
dựng lên thêm đậm đặc và mãnh liệt như hình ảnh của công chúa, hoàng tử, dũng sỹ (
Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”).
Có thể thấy quan niệm thẩm mỹ nói chung và quan niệm thẩm mỹ về cái đẹp nói
riêng trong mỗi thời không giống nhau. Cảm quan thẩm mỹ dân gian không thừa nhận
cái đẹp thuần túy ở hình thức mà cái đẹp đi liền với cái tốt, cái thiện. Chính vì vậy, mà
trong các câu truyện cổ tích thần kỳ các tác giả dân gian đã xây dựng lên các hình
tượng nhân vật với một vẻ đẹp thánh thiện như hình tượng nhân vật người em trong
truyện “Cây khế”. Mặc dù bị người anh chiếm hết tài sản mà cha mẹ để lại cho hai

Vũ Thị Thúy

17


Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

anh em nhưng người em đã không hề oán trách ghen ghét mà trái lại người em luôn
vui vẻ chấp nhận phần tài sản nhỏ bé của mình, dù chỉ là cây khế.
Nét đẹp tâm hồn của các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ không chỉ được thể
hiện ở sự nhường nhịn, không so bì, tính toán thiệt hơn hay tranh giành, đòi hỏi những
tài sản lẽ ra mình phải được hưởng mà đáng quý hơn, đáng trân trọng hơn đó là ở vẻ
đẹp của lòng vị tha cao cả. Điều đó khiến cho vẻ đẹp của các nhân vật trở nên hoàn
thiện hơn, từ đó trẻ sẽ ước mơ mong muốn mình có được nét đẹp giống như các nhân
vật trong truyện.
Tuy nhiên, cái đẹp được thể hiện trong các câu truyện cổ tích thần kỳ là cái đẹp
chung chứ không hề được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ theo quan niệm của người hiện đại, do
quan niệm dân gian về cái đẹp trừu tượng, cái đẹp với ánh sáng rực rỡ rọi chiếu từ tâm
hồn. Đây mới chính là cái đẹp có khả năng sinh sôi và có thiên chức cứu rỗi, xuất phát
từ tư duy thô sơ và thực tế nhưng cảm quan thẩm mỹ dân gian rõ ràng, hướng tới
những giá trị lâu bền và sâu sắc.
Vì yêu quý và trân trọng cái đẹp, tác giả dân gian muốn thông qua các câu truyện
cổ tích thần kỳ gợi lên ở trẻ những ước mơ, những mong muốn hướng tới cái đẹp nên
các tác giả dân gian đã gắn cho các nhân vật trong truyện một trong những phần
thưởng sau cùng dành cho đức hạnh là sự xinh đẹp. Người em trong truyện “Chiếc
thoi vàng” bị người chị lười biếng chiếm hết tài sản của cha mẹ để lại và phải dệt vải
cho chị: ”Ngày ngày trừ những lúc đi gánh nước hoặc vào rừng kiếm củi, còn từ sáng
đến tối người em không lúc nào được rời khung cửi. Dệt được bao nhiêu vải người chị
mang ra chợ bán lấy tiền bỏ túi. Vì thế người chị ngày càng trở lên giàu có, ăn sang,

mặc đẹp, còn người em ngày một rách rưới, nước chàm nhuộm vải bám vào tay, bắn
lên mặt làm cho da cô đen thủi và xấu xí”. Những bất hạnh thiệt thòi đó chỉ được bù
đắp khi người em làm mất con thoi và gặp được bà tiên dưới đáy giếng. Nhờ sự chăm
chỉ tốt bụng người em đã trở thành nàng tiên xinh đẹp, với nước da trắng trẻo, con thoi
của cô là một con thoi vàng và quả rụng cô đã nhặt biến thành một hũ bạc.
Chúng ta thấy trong cuộc sống người ta chỉ cần ăn no mặc ấm mà còn ăn no mặc
đẹp đâu chỉ có nhu cầu vật chất mà luôn hướng tới thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ để sự
sống có giá trị hơn, để con người thực sự là con người với đầy đủ ý nghĩa viết hoa của
nó.

Vũ Thị Thúy

18

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Như vậy, cái đẹp không chỉ gắn liền với cái tốt mà còn cả ngược lại là tốt rồi sẽ
đẹp. Có thể nói trong những gì mà dân gian đấu tranh giành lại cho các nhân vạt mang
số phận bất hạnh trong các truyện cổ tích thần kỳ phải có cái đẹp với đầy đủ ý nghĩa
của nó.
Truyện cổ tích thần kỳ lãng mạn biết bao khi dựng lên cả một thế giới ẩn chứa
những điều tốt đẹp và tâm hồn người Việt cũng lãng mạn, bay bổng biết bao khi bao
nhiêu thế hệ qua rồi vẫn giữ gìn một niềm tin trong trẻo, mãnh liệt, cái đẹp là sự bù
đắp cho nỗi đau mất mát của con người. Đồng thời, cái đẹp nhất chính là đức hạnh của
các nhân vật trong truyện, đó là sự nhân hậu, thật thà, tốt bụng và giàu lòng vị tha.

Người em út trong truyện “Người con hiếu thảo” với lòng hiếu thảo với cha và sự
dũng cảm đã vượt qua mọi khó khăn, mọi nguy hiểm để đi lấy thuốc chữa bệnh cho
cha. Khi lấy được thuốc về mặc dù bị hai người anh cướp công, lừa dối nhưng với
lòng nhân hậu, tốt bụng và giàu lòng vị tha người em út đã xin cha chi đều tất cả của
cải ruộng đất cho ba anh em.
Với một quan điêm thẩm mỹ riêng, các tác giả dân gian đã mở rộng đường để cái
đẹp đi tiếp cuộc hành trình bất tận của mình, khởi sinh ra sự sống. Đồng thời, khi tìm
đến các câu truyện cổ tích thần kỳ với những phẩm chất tâm hồn trong sáng, một vẻ
đẹp đúc kết từ tâm hồn dân tộc, người đọc cũng như các em có dịp nhìn lại chính
mình, thanh lọc tâm hồn mình để sống tốt hơn, đẹp hơn. Đây chính là ý nghĩa giáo dục
sâu sắc của truyện cổ tích thần kỳ gợi lên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp.
2.1.2.2. Truyện cổ tích thần kỳ đưa học sinh đến với cái thiện, lòng nhân hậu, lên
án cái xấu, cái ác
Trong huyết quản của mỗi người con Lạc cháu Hồng xưa và nay luôn cuộn chảy
dòng máu của tình thương yêu và lòng nhân đạo. Khi con người đứng trong lao khổ.
họ luôn mơ ước về một thế giới tươi sáng hơn, một thế giới lấp lánh ánh sáng của sự
công bằng bác ái, một thế giới không còn tình trạng người bóc lột người. Họ luôn mơ
về một thế giới của cái thiện, lòng nhân hậu. Và truyện cổ tích thần kỳ là một trong
những loại truyện cổ tích đã thể hiện khá sâu sắc vầ đậm nét những ước mơ đó của
con người. Cũng chính ước mơ đó của con người được thể hiện trong truyện cổ tích
thần kỳ đã đưa trẻ đến với cái thiện, lòng nhân hậu, lên án cái xấu, cái ác.

Vũ Thị Thúy

19

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trong truyện cổ tích thần kỳ thì giấc mơ công lý ấy được nhìn nhận trong quan
niệm của người lao động - một sự công bằng tuyệt đối trên cơ sở bênh vực người tốt,
người nghèo. Với công lý ấy những người cùng khổ tìm thấy chỗ dựa và sự bảo vệ.
Công lý lý tưởng trong ước mơ đó gắn liền với triết lý dân gian “ở hiền gặp lành”,
“Ác giả ác báo”.
Dân gian không chỉ cho họ nguồn sức mạnh cao quý trong chính bản thân mình mà
bên cạnh họ, bên cạnh người thật thà, nhân hậu bao giờ cũng được đền bù xứng đáng .
Có một bà Tiên dưới đáy giếng đã ban cho người em của cải và sắc đẹp trong truyện
“Chiếc thoi vàng”, hay những con vật thần như phượng hoàng ăn khế trả ơn trong
truyện “Cây khế”…Các lực lượng thần kỳ này đều mang lại cho những con người
nghèo khổ, bất hạnh, chịu thương chịu khó niềm hạnh phúc. Và cứ như vậy yếu tố
thần kỳ luôn xuất hiện đậm đặc và đúng lúc, đúng thời điểm con người cần có bước
ngoặt lớn lao để thay đổi cuộc đời và số phận.
Việc sáng tạo lực lượng thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ đã đưa các nhân vật
trong truyện đến với hạnh phúc chính là biểu hiện của sự cảm thông, che chở, một
phản ứng rất đỗi nhân hậu của những tấm lòng giàu lòng vị tha. Cũng chính qua đó mà
truyện cổ tích thần kỳ đã mở lòng trẻ đến với cái thiện, cái nhân hậu. Qua những câu
chuyện cổ tích thần kỳ trẻ dễ dàng nhận ra ánh hào quang lấp lánh của giấc mơ công
lý đó luôn có sự đối lập triệt để giữa cái tốt và xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh
sáng và bóng tối…Và với sự can thiệp của yếu tố thần kỳ bao giờ cái thiện cũng chiến
thắng cái ác, nhân vật chính diện bao giờ cũng chiến thắng nhân vật phản diện. Điều
này mang tính chất lý tưởng, thể hiện ước mơ con người về sự hoàn thiện và hoàn mĩ
mình.
Có thể thấy đôi mắt tinh tế giữa tính nhân văn của tác giả cổ tích trong các câu
chuyện cổ tích thần kỳ đã phát hiện ra tiềm ẩn trong nhân vật truyện cổ tích thần kỳ là
cái đẹp của lòng tốt và cái thiện. Đó là giá trị của họ, là sức sống của họ. Những con
người nghèo khổ, bất hạnh đã không trả thù, không trừng phạt những người thân của

mình dù những kẻ ấy đã gây ra biết bao đau khổ, bởi truyền thống trọng tình máu mủ
như người em trong truyện “Cây khế” hay người con út trong truyện “Người con hiếu
thảo”…Nhưng những con người nghèo khổ này dù chịu muôn vàn khó khăn, thử
thách cuối cùng cũng được hưởng giàu sang phú quý. Từ chỗ không có gì hay chỉ là

Vũ Thị Thúy

20

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

những thứ ít giá trị thì cuối cùng những người nghèo khổ bất hạnh vẫn giành được
phần thưởng xứng đáng, bù đắp cho lòng tốt, sự hy sinh, sự thiệt thòi của mình. Nghĩa
là người chăm chỉ tốt bụng phải được đền bù, người nghèo khổ phải được sung sướng.
Ngược lại, những người tàn ác đều bị trừng phạt đích đáng, hoặc tự chuốc lấy cái chết
bởi lòng tham. Cái chết của những con người tàn ác ấy vừa là cái chết của kẻ gây tội
ác vừa là sự thất bại thảm hại của cái ác, cái xấu xa.
Trong khi chắp cánh bao nhiêu ước mơ cho những con người bất hạnh, đau khổ,
truyện cổ tích thần kỳ đã không bỏ quên ước mơ công lý, công lý bắt nguồn từ những
giá trị muôn đời trong đời sống tinh thần của nhân dân mà không có thiết chế nào,
triều đại nào có thể thay đổi được. Nó ẩn chứa các định nghĩa của riêng mình về cái
xấu, cái tốt xuất phát từ tư duy thiện – ác vô cùng rạch ròi, trắng và đen không bao giờ
lẫn lộn, cũng không bao giờ đen lại lấn lướt được trắng trong kết cục cuối cùng.
Người tốt đã chiến thắng là chiến thắng viên mãn, kẻ xấu đã bị trừng trị nghiêm khắc.
Hệ giá trị này đương nhiên cũng có ảnh hưởng qua lại với pháp luật nhà nước nhưng

chủ yếu vẫn là khúc xạ của truyền thống dân gian “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.
Biết yêu thương cũng phải biết căm thù thì mới có được lòng nhân đạo sáng suốt
và sâu sắc. Qua việc đấu tranh quyết liệt không dung hòa giữa các nhân vật trong
truyện cổ tích thần kỳ, cũng là hai phe thiện và ác, tính quần chúng được thể hiện
trong truyện cổ tích thàn kỳ muốn nói rằng chính nghĩa sẽ thắng gian tà và việc chỉ ra
cái xấu, lên án cái xấu cũng là một cách giáo dục cần thiết trong việc xây dựng một
cộng đồng tốt đẹp hơn.
Truyện cổ tích thần kỳ đã phản ánh một nhân sinh quan lành mạnh của nhân dân
lao động với một tấm lòng nhân hậu bao la, một khát khao mãnh liệt. Khi còn có lòng
nhân ái tình yêu thương thì con người sẽ mãi còn hướng tới cái tuyệt đỉnh của chânthiện-mỹ.
Như vậy nội dung phản ánh của truyện cổ tích thần kỳ khá phong phú và sinh
động. Nó thể hiện một cách chân thực đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân
dân lao động chứa đựng trong những nội dung ấy là bài học luân lý đạo đức, bài học
về tình người, về cách sống là khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp, là niềm tin bất
diệt vào chiến thắng của cái thiện, cái nhân hậu. Qua đó truyện cổ tích thần kỳ có tác

Vũ Thị Thúy

21

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

dụng đưa trẻ em đến với cái thiện, cái nhân hậu, lên án cái xấu, cái ác. Đó là những gì
góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của truyện cổ tích thần kỳ.
Nói tóm lại, giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo

dục toàn diện đối với thế hệ trẻ và là việc cần phải được tiến hành một cách nghiêm
túc từ tuổi tiểu học. Có thể coi trẻ tiểu học là thời kỳ hoàng kim của giáo dục thẩm
mỹ. Ở lứa tuổi này tâm hồn trẻ rất dễ nhạy cảm, dễ xúc động đối với con người và
cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy năng
khiếu nghệ thuật cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này. Văn học là nghệ thuật
phổ biến và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ nhất, đối với học sinh tiểu học, cha mẹ hãy
đọc cho trẻ nghe những câu chuyện kèm theo những bức tranh minh họa sinh động.
Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn đầy huyền ảo
và giàu trí tưởng tượng gợi lên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp, đưa trẻ đến với cái
thiện, cái nhân hậu, lên án cái xấu, cái ác. Tất cả những cái đó đều làm nảy sinh trong
tâm hồn trẻ những cảm xúc lớn lao, hướng trẻ học tập và làm theo những nhân vật tốt
đẹp trong truyện, hình thành ở trẻ tình yêu đối với văn học nói chung và tình yêu đối
với truyện cổ tích thần kỳ trong loại truyện cổ tích nói riêng.
2.2. Truyện cổ tích thần kỳ với vai trò bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân
cách học sinh tiểu học
Một ngôi nhà muốn xây dựng những tầng cao phải có nền móng vững chắc, sự
nghiệp giáo dục muốn phát triển cũng cần phải có nền móng vững chắc. Bậc giáo dục
tiểu học chính là nền mỏng của ngôi nhà giáo dục tiểu học, trường tiểu học chính là
nơi tạo điều kiện để các em tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại, cũng là nơi giáo
dục những phẩm chất đạo đức cần thiết để từ đó các em trở thành những người lao
động mới trong tương lai. Để đạt được điều này nhiệm vụ giáo dục tư tưởng và nhân
cách cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và phải được thực hiện ngay từ
tuổi học sinh. Nhiệm vụ đó phải được thực hiện ở tất cả các tiết học, ở khắp các lĩnh
vực. Trong chương trình giáo dục học sinh tiểu học có một bộ phận văn học dân gian
tiêu biểu là truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thàn kỳ đã đóng góp vai trò không
nhỏ để phát triển tư duy rèn luyện đạo đức con người.
2.2.1. Khái niệm nhân cách

Vũ Thị Thúy


22

Lớp: K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khi nói đến nhân cách người ta thường nhấn mạnh vào cốt cách làm người và giá
trị xã hội mỗi cá nhân, có nhiều nhận định khác nhau về nhân cách.
Các nhà triết học định nghĩa: “Nhân cách đó là con người có ý thức, động vật
không có ý thức và do đó làm gì có nhân cách, tuy chúng có tâm trạng và một số đặc
điểm tâm lý cá thể”.
Các nhà tâm lý học định nghĩa: “Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý ,
những thuộc tính tâm lý quy định con người như một thành viên của xã hội”.
Theo Từ điển Tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội thì định nghĩa: “Nhân cách là tư
cách và phẩm chất của con người”.
Còn theo Giáo dục học tập I thì khẳng định: “Nói đến nhân cách là nói đến đặc
trưng của một con người theo khía cạnh sự ra nhập của người đó vào chỉnh thể xã hội.
Khái niệm nhân cách bao hàm toàn thể các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã
hội có trong một con người. Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác
động qua lại giữa người đó với người khác trong xã hội và phản ánh những hoàn cảnh
sống nhất định của họ. Nhân cách là mức độ chiếm lĩnh của mỗi cá nhân nhưng sức
mạnh bản chất của con người. Và như vậy nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc
biệt mà một cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và
giao lưu nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những thuộc tính
đó bao hàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất…Sự phát triển phong
phú các quan hệ xã hội các loại hình hoạt động, các thành tựu văn hóa vật chất và tinh
thần đã tạo tiền đề cho sự phát triển đầy đủ nhân cách.

2.2.2. Đặc điểm nhân cách học sinh tiểu học
Bước sang độ tuổi học sinh, nhân cách của trẻ được hình thành một cách rõ nét, từ
môi trường sinh hoạt chủ yếu là gia đình, các em bước vào một môi trường hoạt động
hoàn toàn mới với thầy cô, bạn bè, được sống trong tập thể lớp… Từ trong môi trường
và các mối quan hệ ấy đã hình thành nên phẩm chất đạo đức, tính cách và hành vi của
trẻ.
2.2.2.1. Nhu cầu nhận thức
Học sinh tiểu học nhu cầu nhận thức gắn với nhu cầu được tìm hiểu, khám phá thế
giới xung quanh mình. Đầu tiên là nhu cầu tìm hiểu những sự vật còn riêng lẻ, những
hiện tượng riêng biệt, sau đó đến nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, quy

Vũ Thị Thúy

23

Lớp: K34A - GDTH


×