Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu thực trạng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua quá trình dạy học môn tập đọc ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.04 KB, 65 trang )

Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài: Tìm hiểu thực trạng giáo
dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Tập đọc lớp 4, tôi đã nhận đ-ợc sự
h-ớng dẫn rất tận tình của cô giáo - thạc sĩ Trịnh Thuý Giang, sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội 2 và
sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm lớp 4A2- Lê Hoàng Hà và các cô giáo ở tr-ờng
Tiểu học Phù Lỗ A, Sóc Sơn, Hà Nội.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Tiểu học. Và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên - Thạc
sĩ Trịnh Thuý Giang đã h-ớng dẫn và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Huệ

Vũ Thi Huệ

1

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả thu đ-ợc là hoàn toàn chân thực và ch-a có trong một đề án
nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Huệ

Vũ Thi Huệ

2

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp
Mục lục
Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài

7

2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu


9

3. Mục đích nghiên cứu

10

4. Đối t-ợng và khách thể nghiên cứu

10

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

11

6. Giả thuyết khoa học:

11

7. Phạm vi nghiên cứu:

11

8. Ph-ơng pháp nghiên cứu.

12

9- Cấu trúc khoá luận:

12


Nội dung

Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài

13

1.1.1. Khái niệm về đạo đức

13

1.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức

14

1.1.3. Khái niệm quá trình giáo dục đạo đức

14

1.1.4. Khái niệm quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

15

1.1.5 Khái niệm quá trình dạy học

16

1.1.6. Khái niệm quá trình dạy học môn Tập đọc

16


1.2. Môn Tập đọc đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4

16

1.2.1. Đặc tr-ng của môn Tập đọc lớp 4

16

1.2.2. Đặc điểm của phân môn Tập đọc

18

1.2.2.1. Nhiệm vụ

18

1.2.2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt ở
Tiểu học

28

1.2.2.4. ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn
Tập đọc ở Tiểu học

Vũ Thi Huệ

29
3


K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

1.3 Các ph-ơng pháp dạy học th-ờng đ-ợc sử dụng trong tiết học Tập đọc ở tiểu
học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

31

1.3.1. Ph-ơng pháp đọc, kể diễn cảm.

31

1.3.2 Ph-ơng pháp đàm thoại.

32

1.3.3 Ph-ơng pháp trực quan

34

1.3.4. Ph-ơng pháp đ-a học sinh vào hoạt động văn học

35

Ch-ơng 2:
Thực trạng quá trình giáo dục đạo đức

cho học sinh tiểu học thông qua quá trình dạy học môn tập đọc lớp 4
2.1. Khái quát đối t-ợng điều tra khảo sát

36

2.1.1. Một số đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhân cách của học sinh lứa tuổi tiểu học 36
2.1.2. Những đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4 có liên quan đến việc tiếp nhận
những bài học đạo đức thông qua các tiết học Tập đọc

38

2.1.2.1. Học sinh lứa tuổi lớp 4 giàu xúc cảm và tình cảm

38

2.1.2.2. Trí t-ởng t-ợng phong phú, bay bổng

40

2.1.2.3. T- duy hình t-ợng.

41

2.2. Khái quát về quá trình điều tra khảo sát.

41

2.2.1 Mục tiêu khảo sát

41


2.2.2. Nội dung điều tra khảo sát

42

2.2.3. Ph-ơng pháp nghiên cứu

42

2.2.4. Thời gian điều tra

42

2.2.5. Địa điểm điều tra

42

2.3. Kết quả khảo sát43
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ phù hợp của việc giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc

43

2.3.2 Thực trạng nhận thức về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
môn Tập đọc

45

2.3.3. Thực trạng của việc sử dụng các ph-ơng pháp dạy học vào giáo dục đạo
đức thông qua phân môn Tập đọc


Vũ Thi Huệ

45.

4

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.3.4. Thực trạng của việc sử dụng kết hợp các ph-ơng pháp dạy học vào giáo
dục đạo đức thông qua quá trình dạy học môn Tập đọc lớp 4

46

2.3.5. Thực trạng việc giáo dục đạo dức cho học sinh ở các b-ớc dạy học tiết Tập
đọc

48

2.3.6. Một số khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học phân môn
Tập đọc lớp 4

54

2.5. Đề xuất một số giải pháp


55

Kết luận

56

Danh mục tài liệu tham khảo

64

Vũ Thi Huệ

5

K32 - GDTH


Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Danh môc c¸c kÝ hiÖu viÕt t¾t

Vò Thi HuÖ

Nxb

: Nhµ xuÊt b¶n


GV

: Gi¸o viªn

HS

: Häc sinh

6

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Ông cha ta đã có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn hay Cái nết đánh chết
cái đẹp nhằm nói lên cái quan trọng, cái quý giá của phẩm chất và nhân cách
tốt đẹp của con ng-ời. Hay Bác Hồ đã nói: Người có đức nh-ng không có tài thì
làm việc gì cũng khó, ng-ời có tài nh-ng không có đức thì là ng-ời vô dụng.
Chính vì vậy, đạo đức đ-ợc coi nh- là những thứ quý giá nhất của một con
ng-ời khi họ đ-ợc sinh ra, lớn lên và hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Một
con ng-ời mà thiếu đi những phẩm chất tốt đẹp của con ng-ời thì dù có tài giỏi
đến đâu cũng không bao giờ đ-ợc coi là một con ng-ời hoàn thiện.
Cho nên, từ x-a đến nay, giáo dục đạo đức luôn chiếm một vị trí quan
trọng trong nền giáo dục của mọi thời đại. Ông cha ta th-ờng nói: Tiên phải học
lễ, hậu mới học văn.

Ngày nay, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá thế giới thì đạo đức lại
càng đ-ợc coi trọng bởi vì ng-ời ta cho rằng nhân văn là cái gốc cho mọi sự phát
triển và hoạch định những chính sách của mỗi quốc gia.
ở Việt Nam, hệ thống giáo dục quốc dân luôn đặt ra mục tiêu là đào tạo ra
những con ng-ời toàn diện cả đức lẫn tài, là những phẩm chất của con ng-ời Việt
Nam trong thời đại mới, thời đại công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
n-ớc. Tuy nhiên, trên những ph-ơng tiện thông tin đại chúng gần đây liên tục
đ-a tin những sự việc liên quan đến hành vi đạo đức của một số ng-ời: một
nhóm học sinh đam tâm đánh đập bạn của mình một cách không th-ơng tiếc
giữa ban ngày và xung quanh là những tiếng hò reo cổ vũ của những ng-ời bạn
đồng trang lứa, những hình ảnh những thanh niên còn rất trẻ với lối sống buông
thả coi th-ờng pháp luật và hậu quả là sa vào những tệ nạn xã hôị nh- trộm cắp,
c-ớp giật được đăng tải ngày một nhiều. Phải chăng là hồi chuông cảnh báo về
xu h-ớng đi xuống của nhân cánh và phẩm chất đạo đức của một bộ phận giới

Vũ Thi Huệ

7

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

trẻ hiên nay đặc biệt là tầng lớp học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà tr-ờng
?
Do vậy, giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
là một đã và đang là vấn đề đ-ợc cả xã hội quan tâm, các nhà giáo dục quan tâm

và các bậc phụ huynh quan tâm.
Trong hệ thống giáo dục ở n-ớc ta, Tiểu học là một bậc học có vị trí và vai
trò to lớn. Là bậc học tiếp nối bậc học Mầm non và là bậc học nền tảng nền tảng
của các bậc học tiếp theo. Giáo dục học sinh Tiểu học trong đó có giáo dục đạo
đức chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
trung học cơ sở.
[ Điều 27, mục 2, Luật Giáo dục]
ở tr-ờng Tiểu học hiện nay, giáo dục đạo đức đ-ợc thực hiện chủ yếu
thông qua giáo dục. Ngoài bộ môn Đạo đức đóng vai trò chuyên trách trong giáo
dục những quy tắc đạo đức và chuẩn mực và hành vi cho học sinh thì giáo dục
đạo đức còn thông qua những môn học khác trong đó có môn Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn chính trong ch-ơng
trình Tiểu học, Ngoài chức năng chính là dạy học sinh các kỹ năng trong sử
dụng Tiếng Việt là nói nghe đọc viết thì mỗi bài học của bộ môn này còn
chứa đựng các bài học đạo đức thông qua nội dung bài học. Trong môn Tiếng
Việt mà đặc biệt là các bài tập đọc, học sinh không chỉ đ-ợc tiếp xúc trực tiếp
với các bài văn, bài thơ có tính chọn lọc, đ-ợc học các cách sử dụng ngôn ngữ
một cách hiệu quả mà từ các bài học đó, học sinh đ-ợc rút ra những bài học
riêng, không chỉ thuộc phạm trù kiến thức mà con có các phạm trù mang tính
đạo đức, giáo dục đạo đức. Từ những bài văn,bài thơ học sinh đ-ợc hoà mình vào
thế giới sinh động của cỏ cây, hoa lá, các con vật, của những hoạt động trong
cuộc sống th-ờng ngày, những bài học ca ngợi sự thành công của những danh
nhân Từ đó, giáo dục cho học sinh tình yên thiên nhiên đất n-ớc, yêu lao
động, yêu con ng-ời, chân trọng những thành quả và giá trị của cuộc sống .

Vũ Thi Huệ

8


K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Đề tài tôi lựa chọn là: Tìm hiểu quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua môn Tập đọc ở lớp 4 sẽ là tiếng nói nhằm góp phần vào việc khám
phá ý nghĩa giáo dục đạo đức quan trọng của phân môn Tập đọc đối với việc
giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.
Tìm hiểu thực trạng của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các
giờ học Tập đọc ở một số tr-ờng Tiểu học hiện nay và đề xuất một số ý kiến
nhằm tìm ra những ph-ơng pháp hữu hiệu trong các tiết dạy học sao cho phát
huy tối đa tác động của phân môn Tập đọc đối với việc giáo dục đạo đức cho học
sinh. Tất cả sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của các
em trong t-ơng lai.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Giáo dục đạo đức luôn là một vấn đề đ-ợc quan tâm chú ý của xã hội ở tất
cả các quốc gia. Chính vì vậy đã có không ít những công trình khoa học nghiên
cứu vấn đề này.
Có thể kể đến nh- Francois Jullien với Xác lập cơ sở đạo đức đã tìm ra
những nguyên vật liệu để tạo nền tảng cơ sở cho sự phát triển đạo đức của con
ng-ời.
Trong cuốn Đạo đức học, G. Ban-đê-lat-de đã chỉ ra những quan điểm
luận điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ của đạo đức với các ngành khoa
học khác.Sự hình thành, phát triển và vị trí của nó đói với giáo dục nói chung
A.N.Lêonchiep lại nói về tác động của giá trị đạo đức vào hoạt động của ý
thức, sự hình thành và phát triển nhân cách con ng-ời trong cuốn Hoạt động

của ý thức, nhân cách
Ngoài ra còn có rất nhiều tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này nh-:
Những cảm xúc của con người K. izard, A.N.Leontiev trong cuốn Hoạt
động-ý thức-nhân cách, L.A Lyalin với tác phẩm Cơ sở tâm lí của đức dục
vv Mỗi tác giả tìm hiểu cụ thể vào từng khía cạnh của đạo đức.
ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này cho
việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh em Tiểu học
nói riêng có thể kể đến :

Vũ Thi Huệ

9

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Minh Hạc với Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới bàn về
tầm quan trọng các phẩm chất đạo đức của con ng-ời mới trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc.Các vấn đề giáo dục có liên quan nhằm bồi
d-ỡng con ng-ời trong thời kì mới.
Ngô Công Hoàn với Giá trị đạo đức và giáo dục những giá trị đạo đức
cho trẻ em, tìm hiểu về phạm trù giá trị, giá trị đạo đức và việc giáo dục đạo đức
cho trẻ em, thực trạng của nó tại một số tr-ờng Mầm non khu vực phía Bắc.
Lê Minh Thuận với Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành
nhân cách.Tác giả Lê Minh Thuận đã tìm thấy vai trò của trò chơi trong việc
giáo dục đạo đức cho trẻ để hình thành nhân cách ở trẻ. Cách thức tiến hành hoạt

động , tổ chức trò chơi cho trẻ để đạt hiệu quả hình thành nhân cách.Trong cuốn
88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ của Lê Đức Trung. Trong cuốn sách này,
tác giả đã đ-a ra hàng loạt các ph-ơng pháp nhằm hình thành những thói quên và
hành vi tốt cho trẻ nhằm giúp các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo tham
khảo,tìm ra những ph-ơng pháp phù hợp để bồi d-ỡng những những giá trị đạo
đức phù hợp nhất cho con em mình.
Trong các công trình. Đã có một số tác giả nghiên cứu nh- tác giả D-ơng
Thị Ngát với công trình Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông
qua các tiết học cho học sinh làm quen với tác phẩm văn học. Tìm hiểu ý nghĩa
của các tácphẩm văn học thiếu nhi đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ em mẫu
giáo.
Rất nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ
em nh-ng ch-a có tác giả nào đi nghiên cứu cụ thể về quá trình giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học thông qua môn Tập đọc lớp 4. Vì thế, đây đang là một
vấn đề con đang bỏ ngỏ.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn quá trình giáo dục đạo đức thông
qua quá trình dạy học môn Tập đọc ở lớp 4 để tìm ra các biện pháp giáo dục đạo
đức cho học sinh có hiệu quả khi học môn Tập đọc.
4. Đối t-ợng và khách thể nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Vũ Thi Huệ

10

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

- Đối t-ợng nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân
môn Tập đọc lớp 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
phân môn Tập đọc lớp 4
- Nguyên nhân thực trạng và một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Tập đọc lớp 4
6. Giả thuyết khoa học:
Nếu giảng dạy các giờ học Tập đọc theo h-ớng đ-a học sinh tham gia vào các
hoạt động đạo đức của bài học thì sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hình thành tình
cảm đạo đức cho học sinh .
7. Phạm vi nghiên cứu:
Vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ đi sâu vào
nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua những bài văn
xuôi trong phân môn Tập đọc ở lớp 4

8. Ph-ơng pháp nghiên cứu.
7.1. Ph-ơng pháp nghiên cứu lý luận .
Trên cơ sở sử dụng các thao tác t- duy nh- phân tích, tổng hợp, so sánh
tôI tiến hành s-u tầm các tài liệu về tâm lý học,giáo dục học, các tài liệu văn học
có liên quan nhằm tổng hợp thành những nét chung về đặc thù đạo đức của cá
nhân và xã hội.
7.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu thực tiễn .
7.2.1. Ph-ơng pháp quan sát s- phạm
Với ph-ơng pháp này, tôi tiến hành dự giờ các tiết dạy và học của giáo
viên và học sinh thông qua tiết Tập đọc,quan sát các hoạt động của giáo viên và

học sinh để thấy đ-ợc việc sử dụng các ph-ơng pháp giáo dục đạo đức và khả

Vũ Thi Huệ

11

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

năng tiếp nhận các bài học đạo đức của học sinh thông qua các phân môn Tập
đọc .
7.2.2 Ph-ơng pháp điều tra .
Sử dụng ph-ơng pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua môn tập đọc lớp 4 bằng cách thu thập những số liệu
cụ thể từ các tr-ờng Tiểu học.
7.2.3. Ph-ơng pháp đàm thoại.
Trong quá trình điều tra thực trạng, tôI sử dụng ph-ơng pháp đàm thoại
nhằm đ-ợc trò truyện với các giáo viên và học sinh về các vấn đề có liên quan
đến vấn đề điều tra.
7.3.4. Ph-ơng pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục.
Sử dụng ph-ơng pháp này để nghiên cứu về khả năng tiếp nhận các bài
học đạo đức của học sinh thông qua môn Tiếng Việt, các giáo án giảng dậy của
giáo viên.
7.3.5. Ph-ơng pháp thống kê toán học
Ngoài các ph-ơng pháp đã nêu, tôi còn sử dụng ph-ơng pháp thống kê
toán học nhằm xác định, l-ợng hoá các số liệu từ quá trình điều tra thực trạng

bằng phiếu điều tra.
8. Cấu trúc khoá luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận gồm:
Ch-ơng 1: - Cơ sở lý luận
- Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua phân môn Tập
đọc lớp 4
Ch-ơng 2: - Thực trạng về quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
thông qua quá trình dạy học môn Tập đọc lớp 4 ở một số tr-ờng Tiểu học khu
vực Phù Lỗ Sóc Sơn Hà Nội.

Vũ Thi Huệ

12

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Nội dung
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1. Khái niệm về đạo đức
Có thể nói đạo đức là một phạm trù rộng lớn .Với mỗi khía cạnh nhìn
nhận một vấn đề và quan điểm của từng cá nhân thì vấn đề đạo đức đ-ợc hiểu
với những khái niệm khác nhau.
Vậy đạo đức là gì?
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt _ NXB Từ điển Bách Khoa giải thích thì :

Đạo đức là đạo lý và đức hạnh, lẽ tốt nên theo.
Theo tác giả Lê thị Thanh Chung trong cuốn Dạy học môn Đạo đức ở
Tiểu học _ NXB GD thì đạo đức đ-ợc hiểu là:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ng-ời tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con ng-ời và sự tiến bộ trong
quan hệ giữa con ng-ời với con ng-ời, giữa cá nhân với xã hội.
Theo tác giả Lê Văn Hồng và nhóm tác giả Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn
Thàng trong cuốn Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm_NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội thì đạo đức đ-ợc quan niệm là:
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan
hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của ng-ời khác và của toàn xã hội.
Còn trong cuốn Tâm lí học Tiểu học của nhóm tác giả Bùi Văn Huệ,
Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức thì đạo đức lại đ-ợc định nghĩa rằng:
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức của xã hội phản ánh tồn
tại xã hội, quy định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa con ng-ời với xã
hội và giữa ng-ời với nhau trong các mối quan hệ xã hội, chính trị khác nhau

Vũ Thi Huệ

13

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Các khái niệm đạo đức trên thì đều đúng ứng với từng góc nhìn của vấn đề

và quan niệm nhận thức của mỗi cá nhân mà đạo đức đ-ợc quan niệm theo
những cách khác nhau.
Vậy đạo đức nên đ-ợc hiểu là gì?
Trong quá trình tổng hợp, tìm hiểu thì theo tôi khái niệm Đạo đức nên
đ-ợc hiểu là:
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, những tiêu chuẩn
sinh hoạt chung trong xã hội nhằm điều chỉnh sự ứng xử của con ng-ời trong
mọi lĩnh vực của đời sống, đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất định cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển của nó.
Đạo đức đ-ợc nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, điều hoà và thống nhất các
mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Để giải quyết các mâu thuẫn đó,
xã hội đề ra các yêu cầu d-ới dạng chuẩn mực giá trị, đ-ợc mọi ng-ời công nhận
và đ-ợc củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, d- luận, l-ơng tâm...
Chính vì thế mà đạo đức khác với pháp quyền là nó không dựa vào sức mạnh của
luật pháp mà dựa vào d- luận, của l-ơng tâm, của những quan niệm mang tính
chất đánh giá nh-: Thiện - ác, vinh nhục, chính tà, ...để đảm bảo trật tự xã
hội. Đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và nhân bản sâu sắc.
1.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức
- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
trang bị cho con ng-ời những hiểu biết về các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức, rèn cho họ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã
hội mà họ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những phẩm chất
đạo đức, những nét tính cách của con ng-ời Việt Nam mới.
Có thể nói, giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài và phức tạp. Quá trình giáo
dục đạo đức là một quá trình biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm
đạo đức. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi tr-ờng, gia đình và các con đ-ờng
giáo dục.
1.1.3. Khái niệm quá trình giáo dục đạo đức
Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống,
liên tục của nhà s- phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để hình thành cho


Vũ Thi Huệ

14

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

họ những phẩm chất, nhân cách. Giáo dục là quá trình hai mặt: mặt tác động của
nhà s- phạm và mặt tiếp nhận của ng-ời đựoc giáo dục. Đây chính là sự tác động
chuyển hoá những yêu cầu từ bên ngoài những yêu cầu của xã hội thành những
phẩm chất bên trong bền vững của cá nhân.
Về bản chất, giáo dục đạo đức là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và
giap l-u cho học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và tháI độ
đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp
với chuẩn mực xã hội.
Quá trình giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích xuất phát từ
những yêu cầu của xã hội, từ mong muốn của các nhà giáo dục dẫn dắt thế hệ trẻ
v-ơn tới những chuẩn mực văn hoá xã hội phù hợp với những truyền thống dân
tộc và thời đại. Nó mang tính định h-ớng xã hội
- Giáo dục đạo đức là quá trình lâu dài đ-ợc thực hiện trong suốt cuộc đời mỗi
con ng-ời và đ-ợc thực hiện ở mọi nơI, mọi lúc. Nh- vậy, giáo dục là suốt đời.
- Giáo dục đạo đức là quá trình phức tạp, diễn ra với nhiều mâu thuẫn. Mâu
thuẫn giữa yêu cầu chung của xã hội với xu h-ớng và nguyện vọng riêng của mỗi
cá nhân. Mâu thuẫn giữa cái tích cực v-ơn tới và cái tiêu cực, thói quen, sức ỳ
tâm lí cản trở hoạt động. Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng thực hiện của mỗi

con ng-ời
- Giáo dục đạo đức là quá trình có những quy luật chung với số đông, nh-ng
cũng có ngoại lệ với những đặc điểm cá biệt. Do vậy, quá trình giáo dục đạo đức
là quá trình gắn với những đối t-ợng cụ thể.
- Quá trình giáo dục này là quá trình chịu tác động của nhiều yếu tố khách
quan bởi các yếu tố nh- môi tr-ờng chính trị - xã hội, trình độ kinh tế văn hoá,
tập quán, thói quen... và quá trình giáo dục chỉ có hiệu quả khi gắn liền với quá
trình, trình tự giáo dục.
1.1.4. Khái niệm quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là quá trình tổ chức cuộc
sống, hoạt động và giao l-u cho học sinh Tiểu học nhằm giúp cho học sinh nhận
thức đúng, tạo lập tình cảm, thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi
văn minh trong cuộc sống phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Vũ Thi Huệ

15

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nhằm mục tiêu hình thành
cho học sinh những hành vi đạo đức chuẩn mực bao gồm các khâu:
Khâu nhận thức, khâu hình thành thái độ ,tình cảm và niềm tin, khâu hình thành
thói quen hành vi.
Cũng nh- quá trình giáo dục, quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

là một quá trình lâu dài và phức tạp. Quá trình này cũng chịu tác động của nhiều
yếu tố nh- môi tr-ờng kinh tế xã hội, tính cá biệt của đối t-ợng giáo dục...
1.1.5. Khái niệm quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình họat động của hai chủ thể, trong đó d-ới sự
h-ớng dẫn, điều khiển của giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân
loại và rèn luyện thành kĩ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp.
Trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, ng-ời đ-ợc đào
tạo chu đáo về nghiệp vụ s- phạm, ng-ời nắm vững kiến thức khoa học về
chuyên ngành, các quy luật phát triển tâm lí, ý thức và đặc điểm nhận thức của
học sinh để tổ chức cho họ học tập. Trên nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh, giáo viên tổ chức và điều khiển quá trình hoạt động của học
sinh, làm cho học tập trở thành một hoạt động độc lập có ý thức, bằng sự khéo
léo của ph-ơng pháp s- phạm, giáo viên khai thác tiềm năng trí tuệ, tri thức và
kinh nghiệm sống của học sinh, giúp họ tìm ra những ph-ơng pháp hoạt động
sáng tạo, tự lực nắm lấy kiến thức và hình thành các kĩ năng hoạt động.
Học sinh là chủ thể của quá hoạt động học tập. Chủ thể có ý thức, chủ
động, tích cực và sáng tạo trong ý thức và rèn luyện nhân cách. Quá trình nhận
thức độc đáo của học sinh chính là bản chất của quá trình dậy học.
1.1.6. Khái niệm quá trình dạy học môn Tập đọc
Quá trình dậy học môn tập đọc là quá trình hoạt động của giáo viên và học
sinh, trong đó, d-ới sự tổ chức, h-ớng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh
có ý thức, chủ động và sáng tạo để tiếp nhận những ph-ơng pháp học tập, tìm tòi
và tiếp thu những kiến thức trong môn Tập đọc.
1.2. Môn Tập đọc đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4
1.2.1. Đặc tr-ng của môn Tập đọc lớp 4

Vũ Thi Huệ

16


K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Với t- cách là một phân môn chính trong ch-ơng trình dạy học Tiếng Việt ở lớp
4, môn Tập đọc có những đặc tr-ng riêng.
Với phân môn Tập đọc, đối t-ợng tác động chính là hệ thống các văn bản. Trong
hệ thống môn Tập đọc lớp 4 cũng bao gồm hệ thống văn bản gồm 62 văn bản.
Trong đó có 17 văn bản thơ, 29 truyện, 9 bài văn miêu tả và 9 văn bản phi nghệ
thuật.
Các văn bản trong môn Tập đọc mang tính chỉnh thể nhằm giúp cho học
sinh tiếp thu trọn vẹn một ý nghĩa kiến thức và các ý nghĩa giáo dục của tác
phẩm. Các bài tập đọc này đ-ợc chia ra nhiều chủ điểm
Có tất cả 10 chủ điểm trong phân môn Tập đọc lớp 4 đó là:
1) Th-ơng ng-ời nh- thể th-ơng thân
2) Măng mọc thẳng
3) Trên đôi cánh -ớc mơ
4) Có chí thì nên
5) Tiếng sáo diều
6) Ng-ời ta là hoa đất
7) Vẻ đẹp muôn màu
8) Những ng-ời quả cảm
9) Khám phá thế giới
10) Tình yêu cuộc sống
Mỗi chủ điểm là một nội dung kiến thức theo trình độ thích hợp với lứa tuổi học
sinh. Ngoài những kiến thức cơ bản của môn Tập đọc thì mỗi bài học ở phân
môn này đều là những bài học đạo đức sâu sắc. Điều này đã làm nên đặc điểm

nổi bật của phân môn này mà ít có phân môn của bộ môn nào có thể thay thế
đ-ợc. Ngay từ nội dung của chủ đề ta cũng có thể nhận thấy nội dung của các
bài học đạo đức ở trong đó nh- nhớ nguồn với ý nghĩa chung là nhớ và biết ơn
nguồn cội của mình, chủ đề anh em một nhà với ý nghĩa về tình đoàn kết trong
gia đình. Chủ đề th-ơng ng-ời nh- thể th-ơng thân ca ngợi tinh thần nhân đạo,
vì con ng-ời... Các bài tập đọc có trong cùng một chủ điểm thì đều có nội dung
h-ớng vào chủ đề đó

Vũ Thi Huệ

17

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Cho nên học môn Tập đọc lớp 4 vừa là học cách đọc và hiểu văn bản bằng
Tiếng Việt vừa là tiếp cận với một hệ thống các bài học đạo đức thiết thực và
giàu tính nhân văn.
1.2.2. Đặc điểm của phân môn Tập đọc lớp 4
1.2.2.1. Nhiệm vụ
Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ đễ dùng trong giao tiếp và học tập.
Nó là công cụ để học tập các môn khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập,
tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đó là
khả năng không thể thiếu đ-ợc cho mỗi con ng-ời trong thì đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực đến trình độ ngôn ngữ cũng nh- tduy ng-ời đọc. Việc dạy học tập đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi d-ỡng các
em cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng nhbiết t- duy hình ảnh nhằm tạo nên một t- duy tổng quan khi nhìn vào thế giới .

Cho nên học đọc có ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo d-ỡng, giáo
dục và phát triển.
Nh- vậy, môn Tập đọc cũng mang đến cho học sinh những điều nh- thế. Vậy
nhiệm vụ chính của môn Tập đọc lớp 4 là:
- Tập đọc là môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất của nó ở lớp 4 là tiếp tục
hoàn thiện năng lực đọc cho học sinh.
- Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành ph-ơng pháp và thói quen làm việc với
văn bản. Làm cho sách đ-ợc tôn kính trong tr-ờng học, để tr-ờng học thực sự trở
thành trung tâm văn hoá.
- Làm giàu kiến thức về đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
- Phát triển ngôn ngữ và t- duy cho học sinh.
- Giáo dục t- t-ởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
1.2.2.2. Vai trò
Trong phân môn Tập đọc,ngoài nhiệm vụ là hoàn thành các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt là nói, nghe, đọc, viết thì môn Tập đọc còn đóng vai trò to lớn trong
việc giáo dục đạo dức cho học sinh.
a. Hình thành những tình cảm đạo đức ban đầu cho học sinh.

Vũ Thi Huệ

18

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Những tình cảm cần giáo dục đạo đức cho học sinh đó là tình th-ơng yêu

con ng-ời, yêu quê h-ơng đất n-ớc mình, yêu lao động, ghét l-ời biếng, ghét cái
ácNội dung cụ thể là:
Giáo dục tình th-ơng yêu con ng-ời: Tình th-ơng yêu con ng-ời là cốt lõi
đạo đức của mỗi ng-ời. Vì vậy, ngay từ nhỏ cần giáo dục cho học sinh có tình
yêu th-ơng con ng-ời.
+ Tr-ớc hết là giáo dục học sinh biết yêu quí những ng-ời thân trong gia
đình nh- ông bà, bố mẹ, anh chị em. Cần làm cho học sinh tiểu học hiểu rằng
mọi ng-ời trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần th-ờng
xuyên sống hoà thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình ai cũng
làm việc và học tập đó là những việc làm nghiêm túc có ích cho gia đình và xã
hội, cần đ-ợc tôn trọng nh- không đ-ợc quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm
việc, anh chị đang học bài vv
+ Giáo dục tình th-ơng yêu và thái độ quan tâm với mọi ng-ời gần gũi
xung quanh. Yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo, quan tâm giúp đỡ ng-ời già
yếu, nh-ờng nhịn chăm sóc em nhỏ.
+ ở tr-ờng Tiểu học, cần quan tâm giáo dục cho học sinh những tình cảm
bạn bè.
- Giáo dục cho học sinh tình yêu th-ơng quê h-ơng đất n-ớc.
Giáo dục lòng yêu quê h-ơng đất n-ớc đối với học sinh Tiểu học là giáo
dục cho học sinh biết yêu gia đình, làng xóm, khối phố mình ở, yêu cảnh vật,
cây cối, cỏ hoa, làm giàu đẹp cho quê h-ơng mình. Giáo dục tình yêu đối với
Bác Hồ và có hiểu biết sơ đẳng về quốc kỳ, quốc ca, về thủ đô, về các miền của
Tổ Quốc, các di tích lịch sử ở địa ph-ơng, cũng nh- những ngày hội, ngày lễ
hoặc những sự kiện trọng đại của đất n-ớc...Từ đó mà nhen nhóm ở học sinh
những ý thức ban đầu của lòng yêu n-ớc. Điều này sẽ là cơ sở để hình thành ý
thức đối với quê h-ơng đất n-ớc sau này khi học sinh đủ lớn khôn.
- Để giáo dục cho học sinh những tình cảm đối với quê h-ơng đất n-ớc,
đối với con ng-ời, hằng ngày ng-ời lớn cần sử dụng những hình thức thích hợp
nh- qua nội dung các bài học, đi tham quan, cô chỉ cho học sinh thấy, kể cho


Vũ Thi Huệ

19

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

học sinh nghe về đất n-ớc, về con ng-ời, gây cho học sinh những xúc cảm và
những hiểu về đất n-ớc, về con ng-ời.
b. Rèn luyện các thói quen hành vi đạo đức.
Những kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức cần giáo dục cho học sinh là:
- Thói quen về vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân nh- vệ sinh thân thể, vệ
sinh trong ăn uống.
- Thói quen hành vi văn minh trong quan hệ giao tiếp với mọi ng-ời xung
quanh. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ng-ời lớn cần giúp học sinh nắm
đ-ợc quy tắc ứng xử trong quan hệ với mọi ng-ời nh- biết chào hỏi khi gặp ng-ời
lớn quen biết, biết cảm ơn khi nhận đ-ợc sự giúp đỡ của ng-ời khác, biết xin lỗi khi
làm phiền ng-ời khác, biết đoàn kết với bạn bè, nh-ờng nhịn em nhỏ, giúp đỡ ng-ời
già, không chế diễu, c-ời cợt khi ng-ời khác hoặc bạn bè có thiếu sót.
- Thói quen biết bảo vệ, sử dụng giữ gìn đồ dùng.
- Thói quen hành vi nơi công cộng: Giáo dục cho các em biết tôn trọng và
thực hiện những quy định chung nh- không c-ời nói ồn ào, đùa nghịch làm mất
trật tự nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi, ... trên cơ sở những thói quen hành
vi trên mà dần hình thành ở học sinh những đức tính cần thiết nh-: tính độc lập,
tính ngăn nắp, tính kỷ luật, tính mạnh dạn, can đảm...
c. Hình thành những biểu t-ợng đạo đức

Trong quá trình hình thành những tình cảm, thói quen hành vi đạo đức,
ng-ời lớn cần giải thích để học sinh hiểu rõ đ-ợc tính đúng đắn của những hành
vi đạo đức mà ng-ời lớn yêu cầu học sinh làm. Nh- vậy, việc hình thành những
biểu t-ợng đạo đức cho học sinh nh- thế nào là tốt, nh- thế nào là xấu, thế nào
là ngoan, thế nào là h- cần dựa trên những hình ảnh đạo đức cụ thể để học
sinh dễ hiểu, dễ làm theo. Vì biểu t-ợng đạo đức càng phong phú sẽ giúp học
sinh càng mở rộng khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ hành vi đạo đức của
ng-ời khác và bản thân. Từ đó mà tình cảm đạo đức càng sâu sắc, các hành vi
đạo đức càng tự giác và bền vững hơn.
- Phân môn Tập đọc có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành những
chuẩn mực đạo đức cho các em.

Vũ Thi Huệ

20

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Từ những bài học cụ thể đ-ợc rút ra sau từng tiết học. Nội dung bài học
đạo đức lần l-ợt đ-ợc truyền tải đến các em. Mỗi bài học ứng với một chủ đề.
Các em sẽ đ-ợc gặp những nhân vật rất quen thuộc với mình. Qua hành động của
những nhân vật, các em sẽ đ-ợc biết hành động nào là những hành động tốt,
hành động nào là những hành động ch-a tốt, nhân vật nào đáng khen, nhân vật
nào đáng chê vv
Trong chủ đề mở đầu của bài Tập đọc tuần 1, sách Tiếng Việt 4 tập 1 là bức

tranh minh hoạ cho chủ đề Th-ơng ng-ời nh- thể th-ơng thân. Trong bức tranh,
các em sẽ đ-ợc quan sát hình ảnh ví dụ cho chủ đề này. Đó lá hình ảnh các chú
bộ đội không sợ nguy hiểm bơi thuyền trên dòng n-ớc lũ cứu giúp những đồng
bào lũ lụt. Em bé gái tốt bụng dẫn một bà lão qua đ-ờng. Một ng-ời bạn nhỏ
không quản ngại đ-ờng xa cõng bạn mình đi học. Đó là những hình ảnh tiêu
biểu cho chủ đề th-ơng ng-ời nh- thể th-ơng thân. Qua lời giới thiệu của giáo
viên, các em sẽ đ-ợc học cụ thể hơn những việc làm, những hành động của chủ
đề thông qua những bài tập đọc.
Bài tập đọc đầu tiên trong chủ đề là bài học đạo đức Dế Mèn bênh vực kể
yếu. Nội dung câu chuyện kể về: Dế Mèn bắt gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu trên
một tảng đá cuội và đang khóc tức t-ởi.
Chị nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, ng-ời bự những phấn, nh- mới lột.
Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng nh- cánh b-ớm
non lại ngắn chùn chùn. Hình nh- cánh yếu quá, ch-a quen mở. Mà dù có khoẻ
cũng chẳng bay đ-ợc xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc, nức nở mãi chị mới
kểTôi xoè cả hai càng ra bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ
ăn hiếp yếu
Qua phần tìm hiểu bài các em sẽ đ-ợc tìm hiểu về bài học của câu chuyện:
- Tìm những chi tiết chứng tỏ chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Nhà Trò bị bọn nhện đe doạ, ức hiếp nh- thế nào?
- Những lợi nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Yêu th-ơng chăm sóc và bảo vệ những yếu đuối hơn mình là hành động mà mỗi
ng-ời nên có. Bài tập đọc ca ngợi tấm g-ơng nghĩa hiệp của nhân vật Dế Mèn

Vũ Thi Huệ

21

K32 - GDTH



Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

cũng là một bài học đạo đức hết sức tiêu biểu giúp cho học sinh hình thành
những biểu t-ợng đạo đức, từ đó hình thành niềm tin đạo đức cho các em.
Bài tập đọc Th- thăm bạn, Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1. Hành động
chia sẻ những nỗi đau với Hồng khi cha mất là một bài học đoạ đức khác trong
chủ đề Th-ơng ng-ời nh- thể th-ơng thân. Thấu hiểu những nỗi đau khi mất cha,
L-ơng đã viết một bức th- đến để hỏi thăm và động viên Hồng, một ng-ời bạn
mà Hồng mới quen khi ba của en vừa hi sinh trong trận lụt.


Hồng ơi !

Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi nh- thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
Nh-ng chắc Hồng cũng tự hào về tấm g-ơng dũng cảm của ba xả thân cứu ng-ời
giữa dòng n-ớc lũ. Mình tin rằng theo g-ơng ba, Hồng sẽ v-ợt qua nỗi đau này.
Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những ng-ời bạn mới nhmình.
Qua những câu hỏi phần tìm hiểu bài:
Bạn L-ơng viết th- cho bạn Hồng để làm gì?
Tìm những câu cho thấy bạn L-ơng rất thông cảm với bạn Hồng?
Tìm những câu cho thấy bạn L-ơng biết cách an ủi bạn Hồng?
Từ bài tập đọc, các em đ-ợc biết thêm một bài học đạo đức nữa trong chủ đền
th-ơng ng-ời nh- thể th-ơng thân. Các em đ-ợc học cánh quan tâm đến ng-ời
khác, đặc biệt là những ng-ời có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Biết đ-ợc cánh
an ủi ng-ời khác khi cần. Tấm g-ơng của bạn L-ơng là tầm g-ơng càn cho các
em học tập và làm theo vì xung quanh chính các em cũng có rất nhiều bạn nhỏ

có hoàn cảnh giống nh- Hồng. Và cũng có rất nhiều bạn khác cũng biết cách
quan tâm và chia sẻ với nỗi đau của mọi ng-ời nh- bạn L-ơng. Những hành
động nh- nhân vật Hồng, nh- Dế Mèn là những bài học cụ thể nhất để học sinh
nhận thức đ-ợc các chuẩn mực đạo đức và hành động theo niềm tin đạo đức đã
có qua việc học phân môn Tập đọc.
Chính vì thế, môn Tiếng Việt ở tiểu học thực sự mang đến cho các em hệ thống
tri thức và chuẩn mực đạo đức các em dễ dàng tiếp nhận ở mọi lúc, mọi nơi .
_ Môn Tập đọc ở Tiểu học góp phần hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh.
Trẻ ở lứa tuổi Tiểu học có đời sống tình cảm phát triển mạnh mẽ. Các em
rất giàu xúc cảm và tình cảm. Mà tất cả các bài học trong ch-ơng trình Tiểu học

Vũ Thi Huệ

22

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

đều h-ớng tới các em với những bài học chứa đầy tình yêu th-ơng sâu sắc. Các
bài học đều đ-ợc xây dựng dựa trên tình cảm và suy nghĩ của các em. Thông qua
phần tìm hiểu bài, các em đựơc dẫn dắt vào bài học có chứa nội dung giáo dục
đạo đức.
Bài tập đọc Những hạt thóc giống, Tuần 5, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1.
Bài tập đọc ca ngợi đức tính thật thà của cậu bé tên Chôm:
_ Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền
ngôI cho chú bé trung thực này.

.Sự h-ớng thiện, h-ớng đến tất cả những gì là tốt đẹp nhất từ những bài tập
đọc, bài văn, bài thơ mà các em học hằng ngày. Đã tạo cho các em một niềm
hứng thú với những điều tốt đẹp trong cuộc sống, là những điều chính các em tin
là đúng và muốn mình cũng phải làm theo để trở thành một ng-ời tốt.
_ Phân môn Tập đọc góp phần hình thành thói quen đạo đức, hành vi đạo đức
cho học sinh.
Từ những bài giảng của cô giáo, những ý nghĩa đ-ợc rút ra từ bài học đ-ợc
các em tiếp thu nhanh chóng. Những nhân vật trong các bài học đã đ-ợc cô giáo
và các em nhận xét là đúng hay ch-a đúng. Các em hăng hái làm theo những
nhân vật tốt. Những chú kiến đoàn kết biết lo xa, những con ong chăm chỉ,
những cậu bé hiếu học, v-ợt qua khó khăn và trở thành những nhân vật thành
công lẫy lừng trong lịch sử vv Đó là những cơ sở hình thành hành vi đúng
chuẩn mực đạo đức của các em. Khi niềm tin đạo đức đ-ợc hình thành, các em
có nhu cầu đ-ợc làm theo những tấm g-ơng đạo đạo đức đã đ-ợc học.
Bài tập đọc Chị em tôi. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Tập 1.
Nội dung ý nghĩa của bài Tập đọc là Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp
đỡ của cô em.
Tôi sững sờ, đứng im nh- phỗng. Nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong.
Nh-ng ba tôi chỉ buồn rầu bảo :
_ Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên ng-ời.
Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa
Câu chuyện khuyên học sinh không đ-ợc nói dối. Sau khi học xong bài tập đọc
các em càng nhận thức đ-ợc rằng: Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự
tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi ng-ời đối với mình. Nói dối sẽ tạo thành một

Vũ Thi Huệ

23

K32 - GDTH



Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

thói quen không tốt, đó là sự đễ dãi khi buông ra những lời nói bao biện cho
mình cho dù đó không phải là sự thật. Thông qua bài học Tập đọc, nhận ra hành
động của nhân vật giống mình một phần nào, nếu nhân vật đó không tốt, sự nhận
Môn Tập đọc thật sự có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh lớp 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Với môn Tập đọc ở lớp 4,
học sinh có thêm một kênh thông tin đa dạng và phong phú về các bài học đạo
đức, rất gần gũi, rất quen thuộc đối với việc học mỗi ngày.
1.2.2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt ở
Tiểu học
a.. Giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu n-ớc.
Trẻ ở lứa tuổi Tiểu học, đời sống tình cảm thống trị gần nh- mọi hoạt động
của trẻ. Do vậy, sống trong tình th-ơng, đ-ợc mọi ng-ời yêu mến và yêu mến
mọi ng-ời là hạnh phúc của trẻ. Giáo dục tình th-ơng cũng đồng thời đáp ứng
một nhu cầu sống của trẻ. Tình th-ơng cũng là cái gốc của đạo đức
con ng-ời.
Lòng yêu n-ớc là một chủ đề đ-ợc coi trọng trong nội dung giáo dục đạo đức
cho học sinh. Với môn Tập đọc, chỉ cần điểm qua các chủ đề theo tuần thì
các chủ đề về lòng yêu n-ớc đã chiếm một phần lớn. ở lớp 4, trong tổng số
10 chủ đề thì chủ đề về lòng yêu n-ớc đã chiếm tới 4, ví dụ nh- các chủ đề:
Người ta là hoa đất, Những người quả cảm, cuộc sống muôn màu
Thông qua các bài thơ, bài văn mang tính chọn lọc, các em đ-ợc hoà mình
vào thế giới của văn học miêu tả về vẻ đẹp của non sông đất n-ớc, những tấm
g-ơng anh hùng hi sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Từ đó khơi dậy cho
các em niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm với quê h-ơng mình, và lớn hơn nữa

là trách nhiệm đối với tổ quốc.
Trong bài Trung thu độc lập, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Tập 1
Đêm nay trăng sáng quá ! Trăng ngày mai còn sáng hơn. Anh mừng cho
các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong -ớc ngày mai đây,
những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
Bài tập đọc là tình th-ơng yêu các em nhỏ của một anh chiến sĩ, những mơ
-ớc của anh trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của n-ớc nhà. Những mơ

Vũ Thi Huệ

24

K32 - GDTH


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

-ớc bình dị khi đất n-ớc còn trong chiến tranh. Các em sẽ biết đ-ợc cái quý
giá của nền độc lập. Của những đêm trung thu vui t-ơi trong hoà bình, cùng
ca hát, phá cỗ d-ới trăng. Các em sẽ yêu mến thêm đất n-ớc mình, cùng phấn
đấu xây đất n-ớc hoà bình phát triển nh- mơ -ớc của anh chiến sĩ trong
bài học.
Trong bài Tập đọc Trống đồng Đông Sơn.SGK TV4 T1
Từ hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống đồng đ-ợc coi là niềm tự hào
chính đáng của dân tộc Việt Nam.Thông qua bài học, các em đ-ợc hiểu về sự
tài hoa và khéo léo của ông cha ta đã để lại một di sản văn hoá độc đáo mang
đậm bản sắc của dân tộc. Và bài học đạo đức đ-ợc rút ra là hãy trân trọng
những thành tựu mà cha ông đã để lại, tích cực đóng góp sức mình để tạo ra

những thành quả để lại cho muôn đời sau.
Trong bài Đ-ờng đi Sa pa, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 lại là một bài
tập đọc ca ngợi về cảnh đẹp đất n-ớc, đó là cảnh đẹp của Sa pa, thông qua bài
tập đọc các em cảm nhận đ-ợc tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả dối với
cảnh đẹp đất n-ớc.
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những
đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh
huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những
rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên nh- ngọn lửa. Tôi đang lim
dim mắt ngắm mấy con ngựa đang gặm cỏ trong một v-ờn đào cạnh đ-ờng.
Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong
l-ớt th-ớt liễu rủ.
Những phong cảnh nơi quê h-ơng th-ờng là những nơi chứa nhiều kỉ niệm.
Giáo dục cho các em biết yêu mến những cảnh vật hằng ngày là con đ-ờng
dẫn đến tình yêu n-ớc rộng lớn nơi tiềm thức của các em. Những cảnh vật
d-ờng nh- là bình th-ờng ấy lại là nơi mang lại cho các em tình yêu quê
h-ơng và gia đình thiết thực. Những hàng cây quanh nhà, những cánh đồng
lúa thơm mát, những góc phố với tập nập ng-ời và xe qua lại. Đó đều là
những phần máu mủ của quê h-ơng rộng lớn. Từ đó, các em biết mở rộng
lòng mình với tất cả, với đất n-ớc, với con ng-ời và mọi thứ nơi các em đang
sống.

Vũ Thi Huệ

25

K32 - GDTH



×