Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Hình tượng người đàn bà trong những người khốn khổ của v huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM XUÂN HƯƠNG

HÌNH TƯỢNG “NGƯỜI ĐÀN BÀ”
TRONG “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”
CỦA V. HUYGÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài


Khóa luận tốt nghiệp

“Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng lên
những địa ngục ở giữa xã hội văn minh, và đem một thứ định mệnh nhân
tạo chồng thêm lên thiên mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa
đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vi đói khát,
sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tăm tối chưa được giải quyết; khi ở một số nơi
đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên
mặt đất dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này
vẫn còn có thể có ích”.
HOTƠVIN – HAODƠ
NGÀY 1 - 1 - 1862

(Trích lời đề từ tiểu thuyết “Những người
khốn khổ” của V.Huygô)

Phạm Xuân Hương

8



Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Nói đến văn học thế giới nói chung, văn học Pháp nói riêng thế kỉ XIX
không thể không nhắc tới hai cây đại thụ: V. Huygô và Banzăc.Một là hiện
thân của chủ nghĩa lãng mạn,một là hiện thân của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng
khác với Banzăc, thiên tài V. Huygô được bộc lộ và chấp nhận rất sớm
“Huygô xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế
kỉ”. Sinh ra trong một gia đình bất hạnh,lớn lên trong gần trọn một thế kỉ đầy
bão táp cách mạng,“mãnh liệt” và “cường tráng” Huygô vượt qua tất cả
những trở ngại ấy bước vào văn đàn ở tuổi 17 để rồi qua hơn 60 năm cầm bút
Huygô đã trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, “tiếng vọng âm vang
của thời đại”, “nhà tiên tri của nền hòa bình trên toàn thế giới”. Sự nghiệp
sáng tác của Huygô bao trùm lên cả ba thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, ở thể
loại nào Huygô cũng có những thành công đáng kể. “Nếu lịch sử văn học
Pháp thiếu thơ Huygô sẽ mất đi chẳng những đỉnh cao nhất mà còn thiếu đi
một dải trường sơn đồ sộ nhất”, với những cách tân táo bạo Huygô đã đem
đến cho kịch nhân loại một trang sử mới. Nhưng tiểu thuyết mới thực sự là
một tựa đề soi sáng toàn bộ sáng tạo của Huygô. Tiểu thuyết như một sự bổ
sung, thể hiện những dự định sáng tạo, mới mẻ, thầm kín nhất của Huygô.
Trong những tiểu thuyết của Huygô “Những người khốn khổ” được
xem là kiệt tác, chính Huygô cũng tự nhận thấy: “Quyển truyện này là một
trái núi”. “Những người khốn khổ” thực sự là một trái núi trên nhiều phương
diện. “Trái núi” ấy đã thôi thúc biết bao thế hệ bạn đọc. Biết bao công trình

nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã ra đời dựa trên sự tìm tòi, khám
phá “trái núi” ấy. Nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu vào cả nội dung, hình
thức nghệ thuật của tiểu thuyêt này, gần đây nhiều công trình đã chú ý vào

Phạm Xuân Hương

9

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết - một phương diện thuộc hình
thức của tác phẩm. Bằng những hiểu biết riêng của mình tôi chọn đề tài Hình
tượng “người đàn bà” trong “Những người khốn khổ” của V. Huygô với
hi vọng sẽ góp phần làm hoàn chỉnh sự nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, góp phần vào công cuộc
nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn vĩ đại Huygô.
1.2. Lí do sư phạm
Là sinh viên khoa Ngữ văn việc tìm hiểu những đóng góp nghệ thuật
của một nhà văn là việc làm thiết thực và có ý nghĩa để qua đó đánh giá đúng
vị trí của nhà văn ấy trên văn đàn. Tên tuổi của Huygô cũng như bộ tiểu
thuyết “Những người khốn khổ” vẫn luôn là thanh nam châm thu hút mọi thế
hệ những người nghiên cứu văn học. Hơn nữa tiểu thuyết còn được đưa vào
giảng dạy ở trường THPT với trích đoạn “Người cầm quyền và người khôi
phục uy quyền”. Vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này sẽ hỗ trợ cho tôi
trong việc giảng dạy về sau.
2. Lịch sử vấn đề
Thế kỉ XIX là thế kỉ mà trên thế giới diễn ra nhiều những sự kiện lịch
sử vĩ đại đặc biệt là ở nước Pháp. Hoàn cảnh lịch sử ấy đã sản sinh ra nhiều

tài năng trên mọi lĩnh vực. V. Huygô là một trong những tài năng đó. Ông
xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ. Mãnh
liệt và cường tráng, ngay từ đầu Huygô đã tự khẳng định được mình như chủ
soái của phong trào lãng mạn, hiện thân của nền văn học nghệ thuật Pháp thế
kỉ XIX, hiện thân của khát vọng hòa bình và lí tưởng bác ái của toàn nhân
loại. Huygô được nhân dân Pháp, các nhà phê bình, giới nghiên cứu Pháp gọi
là: “Huygô cây sồi”, “Huygô khổng lồ”, “Huygô trái núi”, “Huygô đại
dương”… Những di sản nghệ thuật mà Huygô để lại đã chứng minh cho một
tài năng vô tận và sức sáng tạo mạnh mẽ, đa dạng, kì diệu. Huygô đã thử sức

Phạm Xuân Hương

10

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
mình ở mọi thể loại và ở thể loại nào ông cũng đạt được nhiều thành công:
thơ, kịch, tiểu thuyết…
Từ khi công chúng biết đến tác phẩm của Huygô cho dến nay đã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu về ông và sự nghiêp sáng tác cũng như các
tác phẩm của ông. Các công trình đó không chỉ giới hạn ở nước Pháp mà còn
mở rộng ra toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Trước hết là đánh giá chung về tác giả Huygô và sự nghiệp sáng tác của
ông.
Đặng Anh Đào trong cuốn “Văn học phương Tây”, Nxb Giáo dục,
2004 đã nhận xét:
“V.Huygô đã trở tành hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, là tiếng vọng
âm vang của thời đại. Chẳng những thế, cho tới nay ông vẫn được coi là nhà

văn đã kết hợp được qua một sự nghiệp đồ sộ gồm thơ và văn xuôi những tình
cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và
được coi là nhà tiên tri của thời đại”.
Giáo sư Hoàng Nhân trong cuốn “Văn học Pháp thế kỉ XIX, XX”, Nxb
Trẻ TP Hồ Chí Minh, 1997 đánh giá:
“Huygô là nhà văn lớn nhất của thế kỉ XIX, là một nghệ sĩ toàn diện,
ông đã sáng tác một khối lượng các tác phẩm đủ mọi thể loại. Huygô là nhà
văn lãng mạn tiến bộ, là một nhà chính trị dân chủ đã hiến dâng trọn vẹn cuộc
đời cho những lý tưởng nhân đạo cao cả…Huygô là một thiên tài sáng tạo
huyền thoại”.
Bằng Việt trong bài viết “Huygô – chân dung một thời đại” đã viết:
“Huygô đã sinh đúng thời điểm cần có. Huygô lại sinh ra trong một cái
nôi văn học bậc nhất châu Âu. Và Huygô là tính cách Pháp đến tận cùng với
tất cả ưu điểm và nhược điểm trong tính cách Pháp, đến mức chúng ta có thể
nói: không thể hình dung nước Pháp mà không có Huygô”.

Phạm Xuân Hương

11

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Lê Hồng Sâm trong cuốn “Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX”, Nxb
Ngoại văn Hà Nội, 1990, đã đưa ra ý kiến:
“Về mặt văn học Huygô là nguyên lão nước Pháp đồng thời là một
nghệ sĩ quốc hội, là người mang đàn, ông gầm thét trên đỉnh đầu thế giới như
một cơn giông tố kêu gọi quyền được sống cho tất cả những gì là cao đẹp
nhất. Trong con người ông đã biết dạy cho tất cả mọi người biết yêu cuộc đời,

yêu cái đẹp, yêu sự thật và yêu nước Pháp”.
Đây là những ý kiến đánh giá rất xác đáng về thiên tài Huygô và sự
nghiệp sáng tác của ông mà chúng tôi chỉ chọn lọc và đưa ra làm ví dụ tiêu
biểu. Có thể nói, còn vô số những ý kiến đánh giá khác về Huygô mà tất cả số
đó đều thán phục và ngợi ca.
Thứ hai, những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
của Huygô.
Trong sự nghiệp sáng tác của Huygô, “Những người khốn khổ” xứng
đáng là “Tiểu thuyết của những cuốn tiểu thuyết”. Đây cũng là một thành
công rực rỡ nhất của Huygô trong hơn 80 năm cầm bút. Tác phẩm được thai
nghén khá lâu, trong khoảng 30 năm và chính thức hoàn thành vào năm 1961.
Ngay từ khi ra đời nó đã được chính tác giả thừa nhận “tác phẩm này là một
trái núi” và được nhân dân Pháp và nhân dân thế giới đón nhận nhiệt tình, bởi
“Những người khốn khổ” là một bản anh hùng ca của thời đại.
Đặng Anh Đào, “Văn học phương Tây”, Nxb Giáo dục, 2004 nhận xét:
“Những người khốn khổ là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết luận đề, sử thi
triết lid, văn xuôi – thơ tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết lãng mạn…Hòa lẫn
mọi loại anh hùng ca lại thành một thứ anh hùng ca ưu việt”.
Đỗ Đức Hiếu trong bài viết: Một thien tài sáng tạo - V.Huygô với
chúng ta”, Nxb Hà Nội mới - Hội nhà văn Việt Nam, 1985:

Phạm Xuân Hương

12

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
“Những người khốn khổ là bức tranh của một xã hội. Nó đề cập đến

những vấn đề lớn lao của xã hội nước Pháp thế kỉ XIX, mà cũng là của tất cả
các xã hội tư sản. Đó là một bản anh hùng ca của thời đại”.
Đặng Thị Hạnh “Tiểu thuyết của Huygô”, Nxb ĐH & THCN, 1987 cho
rằng:
“Những người khốn khổ đã xây dựng bài ca của lương tâm con người
dù chỉ là một con người nhỏ nhoi nhất, thì cũng là hòa tan các bản anh hùng
ca trong một bản anh hùng ca cao nhất và trọn vẹn nhất”.
Hoàng Nhân trong “Văn học Pháp thế kỉ XIX, XX”, Nxb Trẻ TP Hồ Chí
Minh:
“Bộ tiểu thuyết không thiếu những phần phê phán xã hội, song phần
chủ yếu vẫn là khẳng định thế giới lí tưởng của nhà văn. Bạo lực và ôn hòa,
cách mạng và tình thương, qua các nhân vật của Huygô thể hiện ảo tưởng
lãng mạn cải biến thế giới bằng tình thương”.
Lưu Đức Trung trong “Tác gia và tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường”, Nxb ĐHSP 2006:
“Thế giới nhân vật trong Những người khốn khổ đó là các nhân vật tỳ vết,
các nhân vật mồ côi cô độc: Giăng Vangiăng không biết cha mẹ là ai, Mariuyt
mồ côi cha mẹ từ bé, Phăngtin cũng mồ côi cha mẹ và cả Giave cũng thế”.
Như vậy ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về Huygô và tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Những
bài nghiên cứu này nếu tính về số lượng có thể lớn hơn rất nhiều lần so với số
lượng sáng tác của Huygô. Đặc biệt ở Việt Nam hầu hết các công trình nghiên
cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về nội dung của tác phẩm
như: chủ đề, đề tài, tư tưởng của nhà văn…hoặc đi vào một số vấn đề về hình
thức tác phẩm như: kết cấu, tổ chức cốt truyện… và đặc biệt là vấn đề về
nhân vật, gần đây được rất nhiều các công trình nghiên cứu quan tâm. Nhiều

Phạm Xuân Hương

13


Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
công trình đã đi vào khai thác thế giới nhân vật, hệ thống nhân vật nam, hệ
thống nhân vật trẻ thơ, hệ thống nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết này. Riêng
với hệ thống nhân vật nữ, mặc dù đã có một số bài nghiên cứu về vấn đề này,
như bài viết của Lại Mai Hương “Hệ thống nhân vật nữ trong Những người
khốn khổ”, tạp chí văn học số 2. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu mới chỉ dừng
lại ở những bài viết đăng báo, hoặc tham luận nhỏ mà chưa có sự đầu tư, tìm
tòi ở quy mô rộng và sâu.
Vì thế, bằng kinh nghiệm còn hạn chế cũng như hiểu biết còn hạn hẹp của
mình chúng tôi xin được tiếp cận đề tài: Hình tượng “người đàn bà” trong
“Những người khốn khổ” của V. Huygô nhằm thấy được sự đa dạng trong hệ
thống nhân vật này đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3. Mục đích nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, người viết hướng tới hai mục đích sau:
Một là mục đích khoa học: Thấy được Huygô không chỉ tập trung xây
dựng hệ thống nhân vật đàn ông, nhân vật những đứa trẻ mà ông còn xây
dựng nên một hệ thống nhân vật “người đàn bà” hết sức phong phú, đa dạng
và sinh động. Đặc biệt là phân loại được hệ thống nhân vật này theo các tầng
lớp trong xã hội và tìm hiểu nghệ thuật xây dựng các nhân vật này để thấy
được tài năng của Huygô.
Hai là mục đích sư phạm: Qua đề tài này giúp chúng ta có thêm những
hiểu biết để phục vụ cho người giáo viên ở trường THPT khi dạy bài trích
đoạn “Người cầm quyền và người khôi phục uy quyền”.
4. Giới hạn đề tài.
Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” chứa đựng nhiều vấn đề về nội
dung,hình thức, nhân vật cần được khám phá. Nhưng ở đây khóa luận chỉ đi

vào nghiên cứu, tìm hiểu Hình tượng “người đàn bà” trong “Những người
khốn khổ” của V.Huygô”. Ở phạm vi rộng phải nghiên cứu các vấn đề xoay

Phạm Xuân Hương

14

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
quanh hình tượng nhân vật này cũng như tất cả các biện pháp nghệ thuật khi
xây dựng nhân vật này, nhưng với khả năng còn hạn chế của người bước đầu
làm nghiên cứu chúng tôi chỉ xin dừng lại ở phạm vi hẹp là thống kê, phân
loại những nhân vật “người đàn bà” theo các tầng lớp trong xã hội, thấy được
ý nghĩa của hệ thống nhân vật này và những nét tiêu biểu về nghệ thuật xây
dựng hệ thống nhân vật này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Tìm kiếm, thống kê và phân loại hệ
thống nhân vật “người đàn bà” để thấy sự đa dạng phong phú của hệ thống nhân
vật này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những số liệu và dẫn
chứng về các nhân vật tiến hành phân tích tổng hợp để thấy được những đặc
điểm ngoại hình, tính cách, số phận của từng nhân vật.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: để thấy được cái riêng, cái độc đáo
của từng nhân vật.
6. Cấu trúc khóa luận
Đề tài khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung khóa luận
gồm 2 chương:

Chương 1: Phân loại hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong tiểu
thuyết “Những người khốn khổ”của V. Huygô.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đàn bà” trong tiểu
thuyết “Những người khốn khổ”của V. Huygô.

Phạm Xuân Hương

15

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHÂN VẬT “NGƯỜI ĐÀN BÀ”
TRONG TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”
1.1. Nhân vật
1.1.1 Khái niệm về nhân vật
Nhân vật trong tiếng Latinh là: “Perona” nghĩa là cái mặt nạ, về sau
được dùng để chỉ con người trong tác phẩm văn học. Hiện nay đã tồn tại
nhiều khái niệm về nhân vật:
Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học “Nhân vật là hình tượng nghệ thuật
về con người, một trong những dấu hiệu tồn tại toàn vẹn về con người trong
nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người nhân vật văn học có khi còn là các
con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm
giống con người”.
Theo từ điển văn học (1984) “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác
phẩm văn học, tiêu điểm bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được

các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó
là nơi tập trung giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học”.
Theo từ điển thuật ngữ văn học “Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học…Khái niệm nhân vật văn học có khi
còn được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà
chỉ là một hình tượng nổi bật trong tác phẩm…Nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống”.
Giáo trinh Lí luận văn học của Hà Minh Đức đưa ra khái niệm “Nhân
vật văn học là một đối tượng trong tác phẩm văn học được miêu tả một cách

Phạm Xuân Hương

16

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
tập trung đến mức nó có một sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ
nghệ thuật mà tác giả trao cho nó”.
Khái niệm này được coi là hợp lí hơn cả bởi nó không thu hẹp ở phạm
vi con người mà mở rộng ra thành đối tượng bao gồm cả những nhân vật
không phải là người như loài vật, thiên nhiên, thần linh…nhưng đều đặt trong
mối quan hệ với con người.
Số lượng nhân vật trong tác phẩm không giới hạn có thể chỉ vài nhân
vật nhưng cũng có thể là vài trăm nhân vật. Sự phân loại nhân vật cũng hết
sức phức tạp dựa trên các tiêu chí khác nhau: tính cách, vai trò của nhân vật
trong tác phẩm, cấu trúc hình tượng…người ta chia nhân vật thành nhiều loại
khác nhau.

Nhân vật văn học là vấn đề phức tạp nhưng lại rất thú vị bởi nó là
những sáng độc đáo không lặp lại.
1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật được coi là linh hồn của tác phẩm văn học.
Trước hết nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Nhân
vật là phương tiện tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật được
miêu tả bao giờ cũng gắn với một môi trường, hoàn cánh sống, thời gian,
không gian nhất định. Chính từ môi trường ấy từng mảng hiện thực đời sống,
số phận nhân vật được hiện ra. Nhân vật còn là phương tiện để tái hiện con
người với những đặc điểm về tính cách, số phận từ đó khái quát các quy luật
mang tính tất yếu của đời sống.
Tư tưởng của một tác phẩm không đơn giản nằm trong lời phát biểu
của tác giả mà chuyển hóa vào hình tượng. Vì thế nhân vật là phương tiện tất
yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Phạm Xuân Hương

17

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Nhân vật còn là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của tác
phẩm, quyết định phần lớn đến cốt truyện, sự lựa chọn các chi tiết nghệ thuật,
ngôn ngữ, kết cấu.
1.2. Hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong thế giới nhân vật “Những
người khốn khổ”
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây
dựng theo quan nệm của nhà văn và chịu sự chi phối tư tưởng của tác giả. Thế

giới nhân vật mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn có tổ
chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất
hiện trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc
riêng, quy luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí không gian, thời
gian…gắn với một quan niệm nhất định của tác giả. Thế giới nhân vật là cảm
nhận một cách trọn vẹn, toàn diện, sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ
nhân vật trong xã hội, trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường, hoạt động, tư
tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế…Thế giới nhân vật vì thế
bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật.
Trong thế giới nhân vật có thể chia thành nhiều kiểu loại nhân vật nhỏ
hơn (nhóm nhân vật) dựa trên những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người
tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa mở cánh cửa bước vào khám phá
thế giới nhân vật. Trong văn học mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật
riêng. Mỗi tác phẩm văn học lớn cũng có thể có thế giới nhân vật riêng.
Lời đề từ cuốn tiểu thuyết Huygô viết: “Khi pháp luật và phong hóa
còn đày đọa con người, còn dựng lên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh,
và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh, khi ba vấn
đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc
của đàn bà vi đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tăm tối chưa được giải quyết
thì những cuốn sách như loại này vẫn còn có thể có ích”.
Dựa vào lời đề tựa ấy ta có thể thấy nhân vật người phụ nữ là một trong
những đối tượng được Huygô tập trung thể hiện. Vì thế cùng với một hệ

Phạm Xuân Hương

18

Lớp K33 A – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp
thống các nhân vật đàn ông, nhân vật trẻ thơ Huygô đã xây dựng được một hệ
thống các nhân vật “người đàn bà” nhằm thể hiên chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm.
1.3. Phân loại hệ thống nhân vật “người đàn bà” trong tiểu thuyết
“Những người khốn khổ”
Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” Huygô đã xây dựng một hệ
thống các nhân vật “người đàn bà” phong phú, đa dạng và sống động. Các
nhân vật này thuộc đủ mọi lứa tuổi từ trẻ đến già, từ tầng lớp có địa vị cao
sang đến những con người nghèo khổ thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội.
Mỗi nhân vật có ngoại hình, đặc điểm tính cách, cuộc đời, số phận riêng. Có
thể thấy nhân vật “người đàn bà” có tên chiếm số lượng nhiều hơn nhưng
trên thực tế có rất nhiều nhân vật trong đó chỉ được Huygô nhắc đến như một
cái tên đóng vai trò điểm xuyết trong tác phẩm. Một số nhân vật mặc dù có
tên nhưng ngay cả tên của họ cũng mang tính chất vô danh như: Phăngtin,
Côdet…Một số nhân vật thuộc tầng lớp quý phái, tên riêng của họ luôn đi
kèm với tước hiệu: nữ hoàng Catơrin đệ nhị, nữ bá tước Đuybary, bà công
tước Xêrăng…Nhân vật trong các tiểu thuyết của Huygô phần lớn là những
nhân vật thuộc lớp người khốn khổ.Vì thế hầu hết các nhân vật “người đàn
bà” trong “Những người khốn khổ” được Huygô tập trung miêu tả từ chân
dung, tính cách đến cuộc đời, số phận đều là những con người nghèo khổ
thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội.
Trong khóa luận này chúng tôi phân chia hệ thống nhân vật “người đàn
bà” theo các tầng lớp trong xã hội dựa vào địa vị xã hội của nhân vật. Đó là
nhân vật thuộc tầng lớp quý phái, nhân vật thuộc tầng lớp trung lưu và nhân vật
thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương
đối bởi số lượng các nhân vật “người đàn bà” xuất hiện khá đông (khoảng hơn
150 nhân vật), số phận, địa vị xã hội của nhân vật luôn có sự đổi thay.

Phạm Xuân Hương


19

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1 Nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp quý phái
Sau đây là bảng thống kê các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp
quý phái:

STT

Nhân vật

Quyển/ Có

Không

trang

tên

tên

Không gian xuất
hiện

1


Bà bá tước Lô

I/ 34

x

0

Thành Đinhơ

2

Bà tử tước Boasơvông

I/ 63

x

0

Thành Đinhơ

I/ 66

x

0

I/ 66


x

0

I/ 66

0

x

I/ 80

x

0

3

4

5

6

Cô Mari Luido( con gái
vị chỉ huy Alêchdăng)
Cô Xinvanin(con gái bá
tước Boasơvông)
Cô em dâu tử bá tước
Boasơvông

Mari Ăngtoannét- đại
công tước hoàng hậu

Quận Căng

Thành Đinhơ

Thành Đinhơ

Pari

7

Bà quả phụ quý tộc

I/ 84

0

x

Thành Đinhơ

8

Bà công tước Đuyra

I/ 181

x


0

Pari

9

Bà hầu tước Xátxơnê

I/ 181

x

0

Pari

10

Quận chúa Xinin

I/ 182

x

0

Pari

11


Bà Xtan

I/ 182

x

0

Pari

12

Tiểu thư Xanhtơ Olenrơ

II/ 18

x

0

13

Tiểu thư Đơ Bêlixen

II/ 18

x

0


14

Một cô gái người Anh

II/ 18

0

x

Phạm Xuân Hương

20

Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Pichpuýt
15

Nữ tu Agatôcơlê


II/ 23

x

0

16

Bà Căngpăng

II/ 24

x

0

17

Một mẹ tư vấn

II/ 21

0

x

18

Một mẹ trực tuần


II/ 25

0

x

II/ 27

0

x

19

Cô gái lưu trú giờ là bà
công tước

20

Tiểu thư Busa

II/ 27

x

0

21

Bà Anbéctin


II/ 28

x

0

22

Bà công tước Soadơn

II/ 29

x

0

23

Bà công tước Xêrăng

II/ 29

x

0

24

Mẹ Xanhbadin


II/ 32

x

0

25

Mẹ Xanhtơ Scalaxtin

II/ 32

x

0

26

Mẹ Giacốp

II/ 32

x

0

27

Bà Bôphô Đôpun


II/ 32

x

0

Phạm Xuân Hương

21

Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti

Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Pichpuýt
28

Bà nam tước Đuyphơrên

II/ 32

x

0

29

Bà xỉ mũi to

II 32

0


x

30

Bà Gienlixơ

II/ 32

x

0

II/ 35

x

0

31

Mẹ nhất- Tiểu thư
Đơbơlơmơ

32

Mẹ nhì Xinêredơ

II/ 35

x


0

33

Mẹ Xanhtơ Ônôrinơ

II/ 35

x

0

34

Mẹ Xanhtơ Gietơruyđơ

II/ 35

x

0

35

Mẹ Xanhtơ Ôguyxtanh

II/ 35

x


0

36

Mẹ Xanhtơ Mechtinđơ

II/ 35

x

0

37

Mẹ Đêdănggiơ

II/ 35

x

0

36

Mẹ Xanh Giôdep

II/ 35

x


0

37

Mẹ Xanh tơ Adêlaidơ

II/ 35

x

0

38

Mẹ Midôricoocđơ

II/ 35

x

0

Phạm Xuân Hương

22

Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti

Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Pichpuýt
39


Mẹ Côngpaxiông

II/ 35

x

0

40

Mẹ Pơrêdăngtaxiông

II/ 35

x

0

41

Mẹ Xanhtơ Xêlinhơ

II/ 35

x

0

42


Mẹ Xanhtơ Săngtan

II/ 36

x

0

43

Mẹ Axônxiông

II/ 36

x

0

44

Bà Xanhtơ Ơphơrađi

II/ 36

x

0

45


Bà Xanhtơ Magơritơ

II/ 36

x

0

46

Bà Xanhtơ Mactơ

II/ 36

x

0

47

Bà Xanh Mixen

II/ 36

x

0

48


Bà chánh án

II/40

0

x

49

Bà lão 100 tuổi

II/ 40

0

x

50

Bà Cuốcdanh

II/ 43

x

0

51


Bà hầu tước Satôviơ

II/43

x

0

Phạm Xuân Hương

23

Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt

Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Pichpuýt
Tu viện Pơti

52

Mẹ Catơrin đơ Bar

II/ 44

x

0

53

Mẹ Cơruyxiphixiông

II/ 84


x

0

54

Bà Đơ Betuym

II/ 85

x

0

55

Nữ hoàng Catơrin đệ nhị

II/ 175

x

0

Pari

56

Tiểu thư Vôboa đần độn


II/ 184

x

0

Phố Xanhtông - Pari

57

Bà nam tước T

II/ 186

0

x

Phố Phêru – Pari

58

Nữ hầu tước Pôngpadua

II/ 188

x

0


Phố Phêru – Pari

59

Nữ bá tước Đuybary

II/ 188

x

0

Phố Phêru – Pari

60

Bà già quý tộc Matăng

II/ 199

x

0

Phố Phêru – Pari

61

Bà già quý tộc Nôê


II/ 199

x

0

Phố Phêru – Pari

62

Bà già quý tộc Lêvixơ

II/ 199

x

0

Phố Phêru – Pari

63

Bà già quý tộc Căngbidơ

II/ 199

x

0


Phố Phêru – Pari

II/ 199

0

x

64

Vợ hoàng thân
Bôphôrơmông

Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt
Tu viện Pơti
Pichpuýt

Phố Phêru – Pari

65

Bà hầu tước già

II/ 204

0


x

Pari

66

Bà bộ trưởng

III/ 99

0

x

Auxteclít

Các nhân vật thuộc tâng lớp quý phái chiếm một số lượng tương đối
trong hệ thống các nhân vật “người đàn bà”. Những nhân vật này đều là
những người có địa vị, có tước hiệu trong xã hội hoặc là những nhân vật giàu
có. Địa vị, tước hiệu của nhân vật luôn đi kèm với tên gọi của nhân vật: nữ bá
tước, bà công tước, bà quả phụ quý tộc…Các nhân vật này nếu không xuất
hiện trong những không gian phồn hoa, đô hội như Pari thì cũng là chốn tu

Phạm Xuân Hương

24

Lớp K33 A – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp
viện tôn nghiêm, cao quý. Huygô không miêu tả nhiều về ngoại hình, tính
cách, đặc biệt là những thăng trầm trong cuộc đời nhân vật. Hầu hết các nhân
vật thuộc tầng lớp này đều được Huygô kể lại một cách sơ lược, phần lớn họ
chỉ được nhắc đến như một cái tên, xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm.
Có một bộ phận quý tộc thời đó sống an nhàn, hưởng thụ hoàn toàn đối
lập với cuộc sống nghèo khổ, bần cùng của những người phụ nữ sống dưới
đáy xã hội. Đó là bà bá tước Lô, một con người thích khoe khoang không bao
giờ bỏ lỡ một dịp nào để khoe cái gia tài thừa kế của ba cậu con trai mà bà ta
luôn ngưỡng vọng. Bà công tước Đuyra luôn có tới ba, bốn người bạn trai ở
trong khuê phòng của mình. Bà hầu tước Xatxơnê vui thích với những buổi
hòa nhạc, khiêu vũ tại tư gia.
Trong tu viện Pơti Pichpuyt hầu hết các nữ tu có nguồn gốc xuất thân
từ tầng lớp quý tộc hoặc từ nhũng gia đình có chức tước lâu đời nhưng cuộc
đời của những người phụ nữ này lại không bình thường, không lành lặn, một
số người trong số đó đã hóa điên như mẹ Xanhtơ Xêlinhơ, mẹ Xanhtơ
Săngtan, bà Xanhtơ Mactơ. Bà Anbecti xuất thân từ tầng lớp cao sang nhưng
vào tu viện bà đã hóa điên “bà còn sống nhưng ở ngoài đời người ta coi bà
như đã chết”. Cuộc đời của bà Anbecti còn ẩn chứa nhiều điều bí mật. Tiểu
thư Vôboa trẻ trung nhưng lại là sự ngu đần toàn vẹn, không mảy may có dấu
vết của sự thông minh nào. Bà công tước Soadơn và Xêrăng lại luôn làm các
cô gái lưu trú run lên vì sợ mỗi lần các bà tới tu viện.
Bên cạnh đó cũng có những nhân vật đáng kính như mẹ nhất - tiểu thư
Đơbơlơmơ. Mẹ rất tốt và rất vui tính, uyên thâm bác học và hiểu biết nhiều,
giỏi văn chương, mẹ được mọi người kính mến. Bà nam tước T là con người
đứng đắn, đáng kính. Bà giữ phẩm giá, xa lánh triều đình, sống trong một
khung cảnh ẩn dật, cao quý thanh bạch. Đặc biệt người đọc còn ấn tượng với
tiểu thư Busa tươi trẻ, rất dũng cảm và táo bạo.

Phạm Xuân Hương


25

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Có thể thấy ngay cả những nhân vật thuộc tầng lớp quý phái trong xã
hội tưởng chừng như cuộc sống của họ chỉ là sự an nhàn, hưởng thụ nhưng
không phải vậy. Cuộc sống tinh thần của họ cũng ẩn chứa nhiều những đau
khổ, bất hạnh. Họ nếu không phải là những con người không bình thường:
ngu đần, tâm thần thì cũng là những gái già, quả phụ. Đặc biệt cuộc sống khổ
hạnh của các nữ tu là sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần. Trước kia họ cũng
là những tiểu thư quý tộc nhưng những bức tường nhà thờ đã trói buộc họ
trong những luật lệ nghiêm khắc, trong những giới hạn tối đa. Cuộc sống ấy
đã biến họ thành những bóng ma, những tù nhân của tôn giáo.
Tất cả các nhân vật thuộc tầng lớp quý phái đều có cuộc sống vật chất
khá đầy đủ, họ không phải đối mặt với đói khổ nhưng trong một số lượng rất
nhiều nhân vật ấy ta không tìm thấy một nhân vật nào sống hạnh phúc, êm
đềm. Đến cả những nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội cũng không
thoát khỏi số phận khốn khổ thì rõ ràng nói nhân vật của Huygô hầu hết là
những con người khốn khổ hẳn là có căn cứ xác đáng.
1.3.2 Nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp trung lưu
Sau đây là bảng thống kê các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp
trung lưu:

STT

Nhân vật


Quyển



Không

/ trang

tên

tên

Không gian
xuất hiện

1

Vợ ông Mirien

I/ 22

0

x

Thành Đinhơ

2

Cô Baptistin


I/ 24

x

0

Thành Đinhơ

3

Chị tá điền Maricơlôt

I/ 137

x

0

Phavơrôn

4

Nhà văn Côtlanh

I/ 181

x

0


Pari

5

Một bà có tuổi

I/ 423

0

x

Môngtơrơi

6

Thiếu nữ cuốc cỏ

I/ 432

0

x

Bơren Lalơ

Phạm Xuân Hương

26


Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
7

Bà Cuốcdanh

II/ 43

x

0

Phố Tăngpơlơ

8

Bà xơ Pecpơtuy

I/ 313

x

0

Môngtơrơi

9


Bà xơ Xempơlut

I/ 313

x

0

Môngtơrơi

10

Con gái lão Gilonormăng

II/ 171

0

x

Phố Xanhtông Pari

11

Hai bà vợ lão

II/ 178

0


x

Gilonormăng
12

Con gái thứ hai lão

Pari
II/ 180

0

x

Gilonormăng
13

Nữ nghệ sĩ Macxơ

Phố Xanhtông -

Phố Xanhtông Pari

II/ 141

x

0


Pari

Nhân vật thuộc tầng lớp trung lưu chiếm số lượng khá ít trong hệ thống
các nhân vật “người đàn bà”. Nhưng cần phải nói sự phân chia này chỉ mang
tính chất tương đối bởi có nhiều nhân vật nằm ở ranh giới giữa các tầng lớp.
Hai bà xơ Pecpêtuy và Xempơlit vốn là những người nhà quê, xuất thân từ
tầng lớp dưới nên cũng có thể xếp vào tầng lớp bần cùng trong xã hội. Hay vợ
và con gái lão Gilonormăng mặc dù không có tước hiệu nhưng đây là một gia
đình khá giả nên cũng có thể xếp vào tầng lớp quý phái. Nhưng ở đây dựa vào
điều kiện, hoàn cảnh sống của nhân vật chúng tôi xếp các nhân vật này vào
tầng lớp trung lưu.
Trong số rất ít các nhân vật này Huygô tập trung miêu tả khá chi tiết
chân dung, cuộc đời của cô Batistin, bà xơ Xempơlit, hai cô con gái lão
Gilơnormăng còn các nhân vật khác chỉ được nhắc đến thoáng qua trong tác
phẩm. Cô Batistin không có chồng sống cùng anh trai là ông Mirien. Cô luôn
phục tùng ông Mirien và làm việc thiện, hết ngày này qua ngày khác cô không
đi đâu ra khỏi nhà. Cuộc sống của cô âm thầm đến nỗi “người cô như một cái
bóng, chỉ một chút thể xác để biết là phụ nữ thôi”. Hai bà xơ Pecpêtuy và
Xempơlit vốn xuất thân bình dân nên vẫn giữ nhiều thói quen nhà quê. Cả hai

Phạm Xuân Hương

27

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
bà đều là những nhà tu hành từ thiện, rất ngay thẳng và trung thực. Bà
Pecpêtuy thô vụng, rất táo tợn, còn bà xơ Xempơlit thì điềm đạm, khắc khổ, bà

chưa bao giờ nói điều gì sai sự thật. Hai cô con gái của lão Gilonormăng là hai
tính cách trái ngược nhau. Cô em là một tâm hồn đáng yêu, đầy nhiệt tình
nhưng sau khi lấy được người chồng như mơ ước thì lại chết sớm. Cô chị chưa
chồng, là điển hình của những cô gái già mô phạm với bộ óc tối tăm, thô thiển.
Các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp này đều giống nhau ở
cuộc sống bình lặng. Cuộc sống của họ không có những thăng trầm, biến
động. Huygô tập trung vào năm nhân vật thuộc tầng lớp này thì có tới bốn
nhân vật không chồng, ở vậy, trở thành gái già, riêng con gái thứ hai của lão
Gilonormăng có một người chồng nhưng quãng đời lại hết sức ngắn ngủi.
Mặc dù không phải đối mặt với sự nghèo khổ nhưng cuộc sống của những
người phụ nữ này vô cùng bình lặng, tăm tối, không có chút ánh sáng của
niềm vui, hạnh phúc. Những người phụ nữ này đều già nua, cằn cỗi, cuộc
sống tinh thần của họ cũng chật hẹp, khắc khổ. Bộ phận nhỏ những người phụ
nữ này cũng đã góp phần làm nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
1.3.3 Nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp bần cùng
Sau đây là bảng thống kê các nhân vật “người đàn bà” thuộc tầng lớp
bần cùng:
STT

Nhân vật

Quyển/



Không

trang

tên


tên

Không gian
xuất hiện

1

Bà Magơloa

I/ 22

x

0

Thành Đinhơ

2

Người đàn bà tiêu bạc giả

I/ 39

0

x

Thành Đinhơ


3

Người đàn bà bị hành hình

I/ 80

0

x

Thành Đinhơ

I/ 112

0

x

Thành Đinhơ

I/ 136

0

x

Xứ Bri

4
5


Một người phụ nữ cho con

Mẹ Giăng Vangiăng

Phạm Xuân Hương

28

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
6

Chị Giăng Vangiăng

I/ 137

0

x

Xứ Bri

7

Bà Gian

I/ 137


x

0

Phavơrôn

8

Đalia

I/ 188

x

0

Pari

9

Dêphin

I/ 188

x

0

Pari


10

Phavurit

I/ 188

x

0

Pari

11

Phăngtin

I/ 188

x

0

Pari

12

Mụ Tênacđiê

I/ 225


x

0

Môngphecmây

13

Êpônin

I/ 235

x

0

Môngphecmây

14

Adenma

I/ 235

x

0

Môngphecmây


15

Mụ Vituyêcniêng

I/ 268

x

0

Môngtơrơi

16

Bà cao tuổi không chồng

I/ 269

0

x

Môngtơrơi

18

Bà Mácgơrit

I/ 271


x

I/ 320

0

x

Môngtơrơi

19

Bà gác cổng cho nhà ông
Mađơlen

Môngtơrơ

20

Bà già cho thuê ngựa

I/ 358

0

x

Môngtơrơi


21

Vợ người chủ quán

I/ 359

0

x

Hetđanh

I/ 360

0

x

Hetđanh

22

Người ở gái trong quán
cơm

23

Mụ chủ quán

I/ 373


0

x

Arat

24

Mụ Limôđanh

I/ 375

x

0

Arat

25

Người đàn bà quê mùa

I/ 432

0

x

Bơren Lalơ


26

Đám đàn bà nghèo trên tàu

I/ 533

0

x

27

Đám các chị dân nghèo

I/ 558

0

x

Trên tàu Ôriông
Pari
Phố Vinhơ

28

Bà già cho thuê nhà

I/ 617


0

x

Xanh Macxen Pari

29

Bà già thuê chung phòng

Phạm Xuân Hương

I/ 620

29

0

x

Phố Vinhơ

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
với ông Mađơlen

Xanh Macxen Pari


30

Một người đàn bà

II/ 7

0

x

31

Một người đàn bà

II/ 121

0

x

II/ 122

0

x

32

Người đàn bà hàng hoa

quả

Ngõ Pichpuyt
Phố Vôgira Pari
Phố Sơmanhve Pari

33

Mụ Buyêcgông

II/ 168

x

0

Pari

34

Nàng Camacgô

II/ 174

x

0

Rạp Ôpêra


35

Nàng Xalê

II/ 174

x

0

Rạp Ôpêra

36

Cô vũ nữ Naăngri

II/ 174

x

0

Rạp Ôpêra

37

Người ở gái Nicôlet

II/ 178


x

0

38

Mụ Nanhông

II/ 179

x

0

Pari

II/ 211

0

x

Vecnông

39

Người hầu nhà ông
Pôngmecxicha

40


Chị rửa bát Luidông

II/ 266

x

0

41

Bà Rutxô

II/ 289

x

0

II/ 300

0

x

II/ 306

0

x


42
43

Người gái già của ông
Mabơp
Người giúp việc cho
Mariuyt

Phố Phidơ đuy
Canven - Pari

Tiệm cafê
Muydanh
Phố Xanh Giăc Pari
Phố Xanh Giăc Pari
Phố Xanh Giăc Pari

45

Mụ Bugông

II/ 325

x

0

Pari


46

Cô thợ may

II/ 325

0

x

Pari

47

Một cô gái lẳng lơ

II/ 349

0

x

Pari

49

Một mụ già

II/ 471


0

x

Phố Pơti

Phạm Xuân Hương

30

Lớp K33 A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp
Băngkiê - Pari
50

U già Tutxanh

II/ 555

x

0

51

Côdet

II/ 575


x

0

52

Bà Pơluytac

II/ 608

x

0

Phố Pơluymê Pari
Phố Pơluymê Pari
Khu Xanpêtơrie
- Pari
Bờ sông

53

Mụ Manhông

II/ 642

x

0


Xeletxtanh Pari

54

Một cô gái điếm

II/ 648

0

x

Pari

55

Bà gác cổng có râu

II/ 649

0

x

Pari
Phố

56


Mụ hàng xén

III/ 132

0

x

Mêninmôngtăng
- Pari

57

Mụ già đi nhặt giẻ rách

III/ 136

0

x

58

Ba mụ gác cổng

III/ 136

0

x


59

Mụ Vacgulem

III/ 137

x

0

Phố Tôrinhi Pari
Phố Tôrinhi Pari
Phố Tôrinhi Pari
Quán Côranh -

60

Bà Huysơlu

III/ 155

x

0

Phố Côranhtơ Pari
Quán Côranh -

61


Matơlôt

III/ 156

x

0

Phố Côranhtơ Pari

62

Gi bơ lôt

Phạm Xuân Hương

III/ 156

31

x

0

Quán Côranh Phố Côranhtơ -

Lớp K33 A – Ngữ văn



×