Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật gia cát lượng trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.81 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

**********

NGUYỄN THU HƯƠNG

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT GIA CÁT LƯỢNG
TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
CỦA LA QUÁN TRUNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
T.S NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

HÀ NỘI - 2011


Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cùng
các bạn sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, tôi đã
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Nghệ thuật xây dựng
nhân vật Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo, tiến sĩ
Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa
luận này.


Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước
ngoài, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thu Hương

Nguyễn Thu Hương

1

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn – tiến sĩ Nguyễn Thị
Bích Dung cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn. Tôi xin cam đoan rằng:
đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nó không trùng với công trình nghiên
cứu của bất cứ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thu Hương


Nguyễn Thu Hương

2

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN................................................................................. 2
MỞ ĐẦU............................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................8
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 8
6. Đóng góp của khóa luận..................................................................... 8
7. Cấu trúc của khóa luận....................................................................... 8
NỘI DUNG
Chương 1: Gia Cát Lượng – con người tài đức song toàn
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Tam quốc diễn nghĩa.................................. 9
1.2. Gia Cát Lượng – con người tài năng với các phẩm chất trí tuệ..... 11
1.2.1. Gia Cát Lượng với tầm nhìn xa.................................................. 13
1.2.2. Gia Cát Lượng – nhà quân sự tài năng ....................................... 18
1.2.3. Gia Cát Lượng – nhà chính trị tài năng....................................... 27
1.3. Gia Cát Lượng - con người đức độ...............................................


31

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Gia Cát Lượng
2.1. Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật loại hình.........................40
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Gia Cát Lượng............................... 41
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình............................. 42
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật...................................... 43
2.2.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách qua ngôn ngữ........................... 44
2.2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách qua hành động......................... 49

Nguyễn Thu Hương

3

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.2.2.3. Không gian, thời gian cơ hội để nhân vật bộc lộ tính cách..... 52
2.2.2.4. Mối quan hệ giữa tình thế và tính cách nhân vật.................... 55
2.2.2.5. Nghệ thuật khoa trương, so sánh............................................ 56
KẾT LUẬN........................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 64

Nguyễn Thu Hương

4

K33B – Sp Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương cầm đầu đã chấm
dứt ách thống trị của người Mông Cổ trên lãnh thổ Trung Quốc và lập nên
vương triều nhà Minh – vương triều phong kiến cuối cùng do giai cấp địa chủ
người Hán nắm chính quyền. Sự thành lập của nhà Minh và các chính sách cai
trị đã ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội Trung Hoa lúc đó, trong đó có
văn học đầu Minh (1368 - 1464). Các nhà văn như La Quán Trung và Thi Nại
Am trên cơ sở kế thừa di sản đời trước và vốn sống phong phú, tài năng sáng
tạo đã viết lên hai bộ tiểu thuyết vĩ đại là Tam quốc diễn nghĩa và Thủy Hử.
Sự ra đời của hai tác phẩm này đánh dấu một bước phát triển mới của nền văn
học Trung Quốc với những chủng loại mới nhất là tiểu thuyết chương hồi,
tiểu thuyết lịch sử. Từ nền móng này các tác giả đời Minh Thanh đã tiếp tục
phát triển và đạt được thành tựu rực rỡ với những bộ tiểu thuyết lớn như Tây
Du Kí của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần…tạo nên một
trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc thời phong kiến là tiểu thuyết
Minh – Thanh.
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết giảng sử ra đời sớm nhất ở
Trung Quốc, vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh do La Quán Trung sáng tác.
Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn là tác giả của Tùy Đường lưỡng triều chi
truyện, Bình yêu truyện và vở tạp kịch Tống thái tổ long hồ phong vân
hội…Có thể nói La Quán Trung sáng tác không nhiều song với Tam quốc
diễn nghĩa, tên tuổi của ông đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc để đến với
bạn đọc thế giới.
Tìm hiểu Tam quốc diễn nghĩa, chúng ta không chỉ biết rõ hơn về
thời kì “Tam quốc phân tranh” mà còn nắm được những đặc điểm nghệ thuật

cơ bản của tiểu thuyết chương hồi và tư tưởng chính trị xã hội của tác giả

Nguyễn Thu Hương

5

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

thông qua hệ thống nhân vật. Trong hơn 400 nhân vật của tác phẩm, Gia Cát
Lượng là hình tượng nhân vật được khá nhiều bạn đọc yêu thích, mến mộ.
Nhân vật này đã sống trường tồn trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ vì sự tài
năng, trí tuệ của ông.
Tam quốc diễn nghĩa được coi là một trong “tứ đại kì thư” của tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc. Nó không chỉ được yêu thích ở Trung Quốc mà
còn được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, Tam quốc diễn nghĩa đã được đưa vào chương trình của các bậc
học như phổ thông, cao đẳng, đại học. Việc tìm hiểu nhân vật Gia Cát Lượng
nói riêng, tác phẩm nói chung sẽ có ý nghĩa thiết thực với việc nghiên cứu,
học tập tác phẩm văn chương trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong “tứ đại kì thư” của
văn học Trung Quốc, có vị trí và tầm ảnh hưởng to lớn. Đây không đơn thuần
là một tác phẩm văn chương mà nó còn có giá trị lớn về mặt lịch sử và quân
sự. Vì thế nhiều học giả Trung Quốc và nước ngoài đã dành thời gian và tâm
huyết để nghiên cứu bộ sử thi nổi tiếng này của La Quán Trung.
Ở Trung Quốc các nhà nghiên cứu đã tìm được các bản khắc in cổ đời
Minh, nhan đề Lí Trác Ngô tiên sinh phê bình Tam quốc chí, Lạp ông binh

duyệt hội tượng Tam quốc chí đệ nhất tài tử thư. Đây có lẽ là những bản khắc
in kèm bình điểm đã qua tu chỉnh của các nhà văn thời cuối Minh, là những
công trình nghiên cứu sớm nhất về Tam quốc diễn nghĩa.
Sang đến đời Thanh – Khang Hi, cha con Mao Luân – Mao Tôn Cương
đã tu định toàn sách, nhuận sắc một lượt lời văn gộp lại thành 120 hồi. Cuối
mỗi hồi đều có thêm lời bình điểm. Đây chính là “đệ nhất tài tử thư tam quốc”
là bản thông hành nhất cho tới hiện nay.

Nguyễn Thu Hương

6

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trong cuốn Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung
Quốc, B.L.Riftin lại xem xét Tam quốc diễn nghĩa trên phương diện là một sử
thi bác học trong mối quan hệ với truyền thống văn học dân gian. Tác giả
cuốn sách đã chỉ ra những ảnh hưởng của các truyện kể dân gian, các giai
đoạn, hí khúc, bình thoại viết về thời tam quốc đối với tác phẩm Tam quốc
diễn nghĩa. Đồng thời đề cập đến hệ tư tưởng, phương pháp sáng tác của La
Quán Trung trong tiểu thuyết này.
Ở Việt Nam, Tam quốc diễn nghĩa cũng rất được yêu thích. Từ người
già đến trẻ nhỏ đều thích nghe kể chuyện Tam quốc, xem phim về thời Tam
quốc. Văn bản Tam quốc diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt và phổ biến
rộng rãi. Hiện nay, bộ tiểu thuyết đồ sộ này đã được đưa vào giảng dạy trong
chương trình phổ thông qua một số đoạn trích tiêu biểu. Việc nghiên cứu về
tác giả La Quán Trung và Tam quốc diễn nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm và đề cập trong một số cuốn sách như:
Trần Xuân Đề trong Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã đánh giá, xem
xét các tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa trong đó có Tam quốc diễn nghĩa ở
nhiều khía cạnh như: nhân vật, ngôn ngữ, hình thức kết cấu…
Ngô Nguyên Phi trong Nhân vật Tam quốc lại bàn luận, nhận xét về các
nhân vật chính trong từng hồi của tác phẩm. Tác giả đã phân tích và chỉ ra ưu
điểm, nhược điểm của mỗi nhân vật giúp người đọc có cái nhìn cụ thể, nhiều
mặt về nhân vật Tam quốc.
Tam quốc diễn nghĩa nói chung, Gia Cát Lượng và các nhân vật của
Tam quốc diễn nghĩa nói riêng còn được phân tích, đánh giá trong những
chuyên luận, các bài báo viết, tạp chí….Nó sẽ giúp người đọc có được cái
nhìn toàn diện hơn, đầy đủ và chính xác hơn với các vấn đề của tác phẩm này.

Nguyễn Thu Hương

7

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm mục đích tìm hiểu về hình tượng nhân vật Gia Cát
Lượng để hiểu sâu hơn về tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nói riêng và tiểu
thuyết Minh – Thanh nói chung.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát của đề tài là trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật xây dựng nhân vật Gia Cát Lượng
trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung dựa theo bản hiệu
chính của Mao Tôn Cương do Phan Kế Bính dịch (Nxb Văn học, Hà Nội,
2006).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê.
- Phương pháp phân tích bình giảng.
- Phương pháp so sánh hệ thống.
6. Đóng góp của khóa luận
Tìm hiểu được các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Gia Cát
Lượng – một con người tài đức song toàn. Đưa ra được một số cách nhìn nhận
đánh giá về nhân vật dưới góc nhìn ngày nay.
7. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 2
chương:
Chương 1: Gia Cát Lượng – con người tài đức song toàn.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Gia Cát Lượng

Nguyễn Thu Hương

8

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

NỘI DUNG

Chương 1: Gia Cát Lượng - con người tài đức song toàn

1.1. Hoàn cảnh ra đời của Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa hay còn gọi là Tam quốc được La Quán Trung
sáng tác vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh. Bộ tiểu thuyết này gồm 120 hồi
(bản do cha con Mao Tôn Cương chỉnh lí) kể về sự suy vong của nhà Hán,
quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba nhà Ngụy, Thục, Ngô
trong suốt khoảng thời gian 97 năm, từ năm 183 đến năm 280, khi Tư Mã
Viêm thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn.
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ở Trung Quốc, có ý
nghĩa đặt nền móng cho tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử Trung
Hoa. Người ta nói rằng Tam quốc diễn nghĩa “bảy thực ba hư” chính là để
khẳng định sự hư cấu trong tác phẩm là rất ít. Phần hư cấu được tác giả sáng
tạo hoặc lấy từ tác phẩm văn học dân gian, còn lại phần thực lấy từ sử biên
niên.
Thoại bản giảng sử đời Tống Nguyên lấy đề tài Tam quốc được xem là
cơ sở nền tảng của Tam quốc diễn nghĩa. Bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ
cùng những lời bình chú cuốn sách này của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí
được xem là căn cứ trực tiếp của tác phẩm. Ngoài ra, trong số chính sử mà tác
giả tham khảo còn phải đặc biệt nhắc tới Tư trị thông giám của Tư Mã Quang
và Thông giám cương mục của Chu Hi. Nguồn truyền thuyết dân gian về thời
Tam quốc cũng là những tư liệu quý báu được La Quán Trung tổng hợp và
tham khảo.
Sách cổ Đông kinh mộng hoa lục ( Mạnh Nguyên Lão) thường nhắc
đến những nghệ nhân thuyết thoại cùng chuyện “thuyết tam phân”, chuyện

Nguyễn Thu Hương

9


K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

“thuyết ngũ đại sử”. Những câu chuyện kể về thời Tam quốc ở đời Đường
vẫn còn khá phổ biến. Trong thơ Lí Thương Ẩn có câu:
“Hoặc hước Trương Phi hồ, hoặc tiếu Đặng Ngải ngật”
( Lúc nhạo Trương Phi râu xồm, khi cười Đặng Ngải nói lắp).
Như vậy có thể thấy việc giảng sử đề tài Tam quốc diễn nghĩa đã được
lưu truyền từ lâu trong dân gian. Chuyện Tam quốc đem diễn trong hí khúc
đời Nguyên cũng bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, các thoại bản chuyện Tam quốc
tương đối cổ hiện đã thất truyền. Nay chỉ còn duy nhất bản Toàn tướng Tam
quốc chí bình thoại do Tân An Ngu thị khắc in dưới thời Nguyên hiệu Chí
Trị. Tam quốc chí bình thoại được phát hiện bởi nhà Hán học Nhật Bản
Sionoia On trong thư viện nội các Nhật. Nội dung khác với chính sử quá nửa,
văn chương thô giản, kém xa Tam quốc. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu cho
rằng nó ra đời trước Tam quốc, là nguồn tham khảo, kế thừa của Tam quốc.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung xuất hiện chính xác vào
khoảng thời gian nào, đến nay vẫn chưa rõ. Nhưng các nhà nghiên cứu ước
đoán nó xuất hiện vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh. La Quán Trung chủ
yếu sử dụng tài liệu chính sử mà Trần Thọ chép trong Tam quốc chí và thu
dùng các tích truyện Tam quốc từ thoại bản giảng sử lưu truyền trong dân
gian và bảo lưu trong nguyên khúc. Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa bản
khắc in năm đầu tiên đời Minh Gia Tĩnh (1522). Sách chia làm 24 quyển gồm
240 thiên, mỗi thiên có 1 câu thất ngôn làm đầu đề. Bản khắc in này được
xem là gần nhất với nguyên tác của La Quán Trung. “Lời văn viết không quá
khó, lời thoại không quá nôm na” (Đường Ngu Từ). Về sau này xuất hiện
nhiều bản khắc in khác nhau và cùng được lưu hành. Đến đời Thanh – Khang
Hi, xuất hiện bản khắc in của cha con Mao Tôn Cương. Cha con họ Mao đã

tỉnh lược những chỗ rườm rà, cắt bỏ những chỗ thừa lặp và để 120 hồi. Khi
bản khắc in này xuất hiện thì gần như tất cả các bản khắc in khác không còn

Nguyễn Thu Hương

10

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

lưu hành được nữa. Đây là bản thông hành nhất, được phổ biến rộng rãi nhất
cho đến ngày nay và chính là “Đệ nhất tài tử thư Tam quốc”
Như vậy ta thấy quá trình hình thành sách trải qua hàng nghìn năm, tính
từ Tam quốc chí (Tấn – Trần Thọ) qua thoại bản giảng sử Tống – Nguyên đến
Tam quốc diễn nghĩa (Cuối Nguyên đầu Minh – La Quán Trung) và dừng ở
Tam quốc (Thanh – Mao Tôn Cương) làm tác phẩm này trở thành một hiện
tượng văn hóa đặc sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hiện tượng đó cũng
cho ta thấy những nét riêng của truyền thống văn chương Trung Hoa trong đối
sánh với truyền thống văn học phương Tây. Như B.L.Rifin đã chỉ ra:
“Chuyện Tam quốc kể từ khi nó diễn ra để rồi trở thành đề tài của
chính sử tính cho đến thời Tư Mã Quang, Chu Hi đã đi qua quãng thời gian
hơn 700 năm. Tam quốc là ví dụ tuyệt vời cho mối tương tác hết sức phức tạp
giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian, và sinh hoạt
văn hóa bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hóa lớn - truyền thống
Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại”.
( dẫn theo Lê Huy Bắc, Lê Thời Tân).

1.2. Gia Cát Lượng – con người tài năng với các phẩm chất trí tuệ

Trong lịch sử hơn 5000 năm của Trung quốc, Gia Cát Lượng là nhân
vật truyền kì nổi tiếng, là một hình tượng rất đẹp. Thơ Đỗ Phủ đã có những
vần thơ ca ngợi ông:
“Miếu thờ thừa tướng là đây
Cẩm thành rừng bách phủ đầy trước sau
Nắng xuân cỏ biếc một màu
Tiếng oanh trong lá tỏa vào không gian
Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm

Nguyễn Thu Hương

11

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Kì sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.”
(Thừa tướng đất Thục)
Có thể nói rằng những đức tính cao đẹp như nhân, trí, dũng đều gộp cả
ở con người Gia Cát Lượng, suốt một thời đại đều vang dấu ấn ông, thậm chí
cả những phục trang bên ngoài của ông như quạt lông, khăn nhiễu cũng trở
thành y trang độc nhất vô nhị.
Trong tác phẩm nổi tiếng Tam quốc diễn nghĩa qua ngòi bút tô điểm
của nhà tiểu thuyết La Quán Trung, Gia Cát Lượng chẳng những là nhà tiên
tri khả kính, nhà chiến lược đa mưu túc kế, nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn,
nhà chính trị nhìn xa trông rộng, nhà binh pháp xuất quỷ nhập thần, hơn nữa

còn là một đạo gia thuật sĩ có tài hô phong hoán vũ, giẫm đạp thất tinh và có
một siêu năng khác người.
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181 – 234), là nhà chính trị lỗi lạc
trong thời Tam quốc của lịch sử Trung Quốc. Gia Cát Lượng bước vào chính
trường khi mới có 27 tuổi, mất vào khoảng 54 tuổi. Ông nguyên quán ở huyện
Nghi Nam, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), quận Lang
Nha đời Thục Hán. Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông
Ngô, em thứ là Gia Cát Quân không làm quan. Ông được đánh giá là người
tài giỏi nhất. Người đời ngưỡng mộ ông ở phong thái phong lưu, trí lực siêu
phàm, tài văn kiêm võ, bất luận một đối thủ lợi hại như thế nào dù là những
nhà quân sự thiên tài trong lịch sử Trung Quốc: ví như Tào Tháo, Chu Du ông
đều chẳng coi ra gì, thậm chí còn đùa bỡn. Có thể nói hết thảy những biến hóa
trong trời đất ông đều sớm nắm chắc, ông được đánh giá là “kì nhân”.
Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu thì Gia Cát Lượng là nhân vật
trung tâm của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, bởi lẽ tác giả đã dành ra hơn
một nửa số trang viết để tả lại những sự kiện xảy ra trong 27 năm hoạt động

Nguyễn Thu Hương

12

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

của đời ông. Tác giả của Tam quốc diễn nghĩa đã miêu tả Gia Cát Lượng
trong một luồng sáng rực rỡ, với nhiều tình tiết đáng nhớ như: nhờ sương mù
mượn tên, mượn gió Đông hỏa thiêu Xích Bích, sáu lần ra Kì Sơn, hỏa thiêu
Cơ Cốc, bát trận đồ gây khốn Lục Tốn, Gia Cát Lượng đã chết mà đuổi được

Trọng Đạt sống...cơ hồ như Gia Cát Lượng là một thiên tài quân sự siêu năng
xưa nay chưa có, xuất quỷ nhập thần. Bình phẩm về Gia Cát Lượng, tác giả
Trần Thọ viết:
“Gia Cát Lượng giữ chức tướng quốc, vỗ yên bách tính, tỏ rõ nghi
thức, sắp xếp quan chức, điều hành chính sự, khai sáng dân tâm cùng ban bố
pháp luật...Có thể nói ông là bậc hiền tài trị quốc, sánh được với các năng
thần như Quản Trọng, Tiêu Hà”.
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức
Tháo có nói:
"Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ
có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng
Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên". Trong khóa luận với mục
đích đi tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng nên nhân vật Gia Cát
Lượng – một con người với vẻ đẹp tài năng đức độ song toàn.
1.2.1. Gia Cát Lượng - nhà quân sự tài năng
Để làm nên những chiến thắng lừng lẫy, không thể quên được tài năng
Gia Cát Lượng với tầm nhìn xa.
Cuối thời Đông – Hán, quần hùng cát cứ, chiến tranh liên miên, nhân
dân sống trong cảnh cơ cực lầm than. Đến năm 200 công nguyên, Tào Tháo
trên cơ bản đã thống nhất được phương bắc. Còn Lưu Bị tuy là vương thất
nhà Hán, nhưng lúc bấy giờ mới là quân phiệt nhỏ nên đã bị Tào Tháo đánh
bại, dẫn tàn quân chạy về Kinh Châu. Lưu Bị tự cho mình là vương thất nhà
Hán, nên có trách nhiệm khôi phục ách thống trị của dòng họ Lưu, nhưng nay

Nguyễn Thu Hương

13

K33B – Sp Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học

phải nương nhờ những kẻ thống trị bất tài ở Kinh Châu, nên cảm thấy trong
lòng hết sức khó chịu. Giữa lúc này có người đã tiến cử Gia Cát Lượng với
Lưu Bị.
Gia Cát Lượng là một người tài cao, học rộng nhưng còn đợi thời ở ẩn
tại Nam Dương để có thời gian trau dồi thêm tài năng kiến thức, nuôi dưỡng
chí lớn giúp đời. Ngay khi còn nằm trong túp liều tranh nhờ nghiên cứu phân
tích tình hình thời thế dựa trên các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” một
cách chính xác và sắc sảo, ông đã nhìn ra cái thế “chia chân vạc” của các
nước Ngụy, Thục, Ngô. Bấy giờ, Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng rằng:
“Nhà Hán nghiêng đổ, kẻ gian thân cướp quyền, Bị này không lượng
sức mình, muốn đem nghĩa lớn mà tỏ ra với thiên hạ, nhưng tài nông trí cạn,
chẳg làm nên trò trống gì. Xin tiên sinh hãy mở mắt giúp cho và cứu Bị trong
cơn vận khốn, thì thật là may lắm".
[3. Tập 2, trang 28]
Gia Cát Lượng trước hết đã phân tích về tình hình lúc bấy giờ. Còn như
làm thế nào để phát triển hơn nữa, Gia Cát Lượng cho rằng muốn đánh dẹp
TàoTháo thì mặt phía đông nên từ miền bắc tỉnh Hồ Bắc tấn công vào Hà
Nam. Phía tây đi từ Tứ Xuyên qua Hán Trung tấn công Quan Trung, như vậy
việc bá nghiệp có thể thành đạt, triều nhà Hán sẽ được hưng vượng. Gia Cát
Lượng còn nói, để củng cố ách thống trị tại Kinh Châu và Ích Châu, phía
đông phải liên kết với Tôn Quyền ở Giang Đông, còn phía tây phải đặt mối
quan hệ tốt đẹp với bộ tộc người Khương ở phía tây bắc Ích Châu, cũng như
các dân tộc thiểu số ở phía nam Ích Châu. Tầm nhìn xa thấy rộng của Gia Cát
Lượng, đã đoán biết được Tào, Lưu, Tôn sẽ hình thành ba thế lực thế chân
vạc. Cũng đoán biết được Thục Hán tất phải liên kết với Đông Ngô, điều này
cũng đã được chứng minh là chính xác. Mỗi khi Thục Hán cắt đứt mối liên hệ
với Đông Ngô là rơi vào cảnh ngộ khốn quẫn.


Nguyễn Thu Hương

14

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Ông đã phân tích tỉ mỉ và kĩ lưỡng tình hình cho Lưu Bị biết:
“ Đây là địa đồ 54 châu ở Tây Xuyên. Tướng quân muốn thành nghiệp
bá, thì phải nhường thiên thời cho Tào Tháo ở phía Bắc, nhường địa lợi cho
Tôn Quyền ở phía nam, còn tướng quân thì nắm vững lấy nhân hòa. Trước
hết hãy chiếm Kinh Châu làm nơi căn bản, sau lấy đến Tây Xuyên để dựng cơ
đồ, hình thành cái thế chân vạc, rồi sau mới tính đến Trung Nguyên được”.
[3. Tập 2, trang 29]
Chỉ qua cuộc đàm luận ta hiểu phần nào tài năng của Gia Cát Lượng,
thấy được ý tứ của nhà chiến lược trẻ tuổi là “giữ toàn tính mệnh ở đời loạn,
chẳng cần nổi tiếng với chư hầu”, để mưu sự nghiệp to lớn về sau. Ông đã
phân tích sáng suốt thời cục hiện tại với một nhãn quan thấu đáo, đề ra kế
sách từng bước đi từ nhỏ đến lớn, khiến cho Huyền Đức:
“chắp tay tạ rằng: lời nói của tiên sinh, mở mang chỗ tối tăm cho Bị,
làm cho Bị này như gạt đám mây đen trông thấu đến trời xanh”.
Đó cũng là lời ngợi ca của chính tác giả:
“ Chỉ qua cuộc đàm luận này cũng đủ thấy Khổng Minh chưa ra khỏi
lều tranh mà đã biết tình thế thiên hạ chia ba rồi. Thật ngàn xưa không ai
sánh kịp”.
Người đời sau có thơ khen rằng:
Dự Châu đương oán bước đường cùng

Nay tới Nam Dương gặp Ngọa Long
Muốn biết sau này chia thế cục
Địa đồ cười trỏ đứng mà trông.
Tầm nhìn xa của ông còn được La Quán Trung khắc họa rõ nét khi ông
tiên đoán được việc Ngụy Diên làm phản: ngay từ gặp Ngụy Diên lần đầu
tiên, ông đã nói rằng Ngụy Diên có tướng làm phản, sau đó tiên đoán rằng

Nguyễn Thu Hương

15

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Ngụy Diên sau này sẽ làm phản. Bởi vậy khi sắp mất, ông còn dặn dò Dương
Nghi:
“Ta mất rồi, Ngụy Diên tất làm phản. Khi nào lâm đến trận, mới được
mở túi này. Bấy giờ khắc có mẹo chém được Ngụy Diên”.
[3.Hồi thứ 104]
Sau đó Ngụy Diên đã làm phản thật. Cho thấy tài nhìn xa của Gia Cát
Lượng giỏi đến mức nào. Ông có tài nhìn xa sự việc trong cả một thời gian rất
dài, có thể thấy một biểu hiện cụ thể như: ông đã đoán trước được việc đại
tướng Đông Ngô sau này sẽ đi qua bến Ngư Phúc nên đã bày bát trận đồ chia
làm tám cửa: theo Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh. Khai trong độn
giáp. Mỗi ngày, mỗi giờ, biến hóa không biết đâu mà lần, sánh bằng mười vạn
tinh binh. Và còn dặn cha vợ là Hoàng Thừa Ngạn rằng:
“Về sau, có đại tướng Đông Ngô lạc vào trận này, thì đừng có đưa ra”
Và quả sau đó Lục Tốn – đại tướng bên Đông Ngô khi thừa thắng, đuổi theo

quân Thục đã đưa quân lạc vào trận này. Thấy rõ tài năng Gia Cát Lượng
xứng với “thần nhân”. Ông liệu việc như thần, trong hầu hết các trận đánh đều
đoán được ý quân giặc. Ngồi một nơi nhưng dự liệu được mọi việc, ông nói
rằng:
“Những người dày dạn trận mạc không nổi giận, những người biết
cách chiến thắng không sợ hãi. Và người thông thái chiến thắng trước khi
chiến đấu, còn kẻ ngu muội chiến đấu để thắng”.
Tài năng thông tuệ liệu việc như thần của ông bộc lộ qua nhiều trận
đánh, một minh chứng tiêu biểu là vào khoảng thời gian sau trận Tân Dã. Lúc
này Tào Tháo đem 50 vạn quân đi đánh quân Thục để trả thù cho trận thua ở
đồi Bác Vọng. Chủ tướng bên Lưu Bị phải di dân tới Phàn Thành tránh nạn.
Để có thể địch được quân Tào, Gia Cát Lượng với vai trò là một thuyết khách
sang bên Đông Ngô để thuyết phục liên minh Ngô – Thục cùng chống Tào.

Nguyễn Thu Hương

16

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trong khoảng thời gian ở Đông Ngô này, Chu Du – đô đốc bên Đông Ngô
thấy tài năng Gia Cát Lượng hơn mình nên lo lắng sẽ là mối nguy hại cho
Đông Ngô. Chu Du đã sai anh trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn làm quan
bên Đông Ngô đến để dụ Gia Cát Lượng hàng. Nhưng Gia Cát Lượng khéo
léo chối từ. Nên Chu Du tìm cách mưu hại bằng cách mượn tay Tào Tháo giết
đi. Việc này Gia Cát Lượng đã liệu ngay ra:
“Khổng Minh nghĩ thầm rằng:

- Chắc họ dụ ta không nổi nên lập kế hại ta. Nếu ta từ chối, họ hẳn chê
cười, chi bằng cứ vâng lời rồi sẽ liệu.”
Nghĩ vậy Khổng Minh vui vẻ ra lệnh. Chu Du thấy Khổng Minh nhận
lời mừng lắm. Khổng Minh từ giã ra về, Lỗ Túc hỏi nhỏ Chu Du:
- Ông sai Khổng Minh đi đốt lương là ý làm sao?
Du nói:
- Ta muốn giết Khổng Minh nhưng ngại thiên hạ chê cười nên mượn
tay Tào Tháo giết đi, để khỏi lo về sau.
Túc nghe nói liền đến chơi Khổng Minh, xem Khổng Minh có biết ý gì
không, nhưng chỉ thấy Khổng Minh cứ điềm nhiên như không, sắp sửa điểm
quân mã để đi. Túc thương hại mới hỏi gợi rằng:
- Tiên sinh đi chuyến này chắc có thành công được không?
Khổng Minh cười nói:
- Ta đánh thủy, đánh bộ, đánh mã, đánh xe, môn nào cũng giỏi, khó gì
mà chẳng thành công, chớ chẳng như ông và Chu Lang chỉ biết có một nghề
thôi đâu.
Túc hỏi:
- Tôi với Công Cẩn thế nào mà chỉ biết có một nghề?
Khổng Minh nói:

Nguyễn Thu Hương

17

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Tôi nghe trẻ con ở Giang Nam có hát rằng: “mặt bộ cầm quân tài Tử

Kính, ra sông đánh thủy có Chu Du”. Xét như vậy, ông chỉ tài ở trên bộ, chẹn
đường giữ ải, còn Chu Lang chỉ biết đánh thủy, chớ đánh bộ thì kém.
Túc mang những lời ấy về nói với Chu Du. Du nổi giận nói:
- Sao dám bảo ta không đánh được mặt bộ? Có phải thế thì không
khiến Khổng Minh đi nữa, để tự ta mang quân đến cướp lương Tào ở núi Tụ
Thiết cho mà xem.
Túc lại đem chuyện nói với Khổng Minh. Khổng Minh cười bảo:
- Công Cẩn sai ta đi cướp lương là có ý mượn tay Tào Tháo giết ta. Ta
mới nói đùa một câu, Công Cẩn đã không chịu được. Hiện nay đang lúc dùng
người chỉ mong sao Ngô hầu đồng tâm với Lưu sứ quân, mới thành công
được. Nếu mang bụng hại lẫn nhau thì việc lớn hỏng mất. Tào Tháo lắm mưu,
xưa nay hắn chỉ quen cướp lương người ta, lẽ đâu hắn chẳng phòng giữ cẩn
thận. Công Cẩn mà đi, tất nó bắt được. Nay hãy đánh mặt thủy trước, rồi liệu
kế khác đánh phá mới được. Tử Kính nên về nói với Ngô hầu cho khéo.
Lỗ Túc lập tức đang đêm về nói với Chu du, thuật lại lời Khổng Minh.
Du lắc đầu, giẫm chân xuống đất nói rằng:
- Kiến thức người này, hơn gấp mười ta, nếu không trừ ngay đi, tất để
vạ về sau.
[3. Tập 2, trang 143]
Thấy rõ Khổng Minh đã định liệu được trước mọi việc. Về sau những
hành động của Chu Du như lừa Tưởng Cán nước Tào, Hoàng Cái dùng mưu
phản gián. Khổng Minh đều biết hết. Thậm chí cả việc Chu Du có ý định sát
hại mình sau khi cầu xong gió Đông Nam, Khổng Minh cũng đều đoán được
trước. Nên ông đã sai Triệu Tử Long mang thuyền đến đón để về với Lưu Bị.
Chính cái tầm nhìn xa trông rộng, khả năng liệu việc như thần của ông đã

Nguyễn Thu Hương

18


K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

khiến cho không chỉ Lưu Bị kính phục, mà cả những tướng bên Đông Ngô
phải “giật mình, kinh hãi”.
Đọc Tam quốc chúng ta không chỉ ấn tượng về Gia Cát Lượng – một vị
quân sư tài ba, mà đó còn là một nhà quân sự giỏi trong việc dùng binh, cầm
quân.
1.2.2.1. Gia Cát Lượng tài năng trong việc dùng người
Một điều dễ nhận thấy ở Gia Cát Lượng là ông dùng người bởi chân tài,
chẳng câu nệ hạn chế của họ. Trong quá trình làm quan phục vụ nhà Thục,
ông rất xem trọng việc tuyển chọn nhân tài. Trong Gia Cát lượng văn tập có
nhấn mạnh “ xét đạo trị quốc cốt ở cử hiền” cũng là nói việc cử người tài then
chốt điều hành quốc gia. Tiêu chuẩn tiến cử hiền tài của Gia Cát Lượng là:
Thứ nhất: phải có tài hiểu biết, là người cống hiến tâm lực cho đại sự
nước nhà.
Thứ 2: phải trung thành với chính quyền họ Lưu, biết rõ công việc
mình làm.
Có thể thấy Gia Cát Lượng là người có con mắt nhìn người rất chính
xác. Đó là tài năng của nhà chính trị, quân sự lỗi lạc giàu kinh nghiệm trong
việc dùng binh cầm quân. Ông sử dụng quân đúng mục đích, đúng theo khả
năng năng lực sở trường của họ. Có thể minh chứng qua một số trận đánh tiêu
biểu sau:
1.2.2.1.1. Trận Đồi Bác Vọng
Lúc này cục diện Trung Quốc đã chia thành mấy khóm: Tào Tháo và
Tôn Quyền đã hình thành xong một triều đình, Lưu Biểu ở Kinh Châu, Lưu
Chương ở Ích Châu, Trương Lỗ ở Hán Trung là những tiểu vương quốc đã có
vị trí nhất định lâu năm.

Theo lời bàn của Ngô Nguyên Phi: “giờ phút này Lưu Bị vẫn còn là cái
trứng đang ấp. Chờ cho trứng nở thành con, phải biết tự động kiếm ăn, rồi

Nguyễn Thu Hương

19

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

biết đá đấu mới nói tới truyện tranh tài với thiên hạ. Vậy là muộn lắm. Nếu
không có một bậc thiên tài về binh lược thì không có một phép lạ nào làm cho
Lưu Bị ngóc đầu lên. Thiên tài đó chính là Gia Cát Khổng Minh”.
Sau khi Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị đã góp nhiều công sức
xây dựng binh mã tại Tân Dã khiến cho tiếng đồn xa. Tào Tháo nghe được
tin, lo lắng lực lượng của Lưu Bị sẽ lớn mạnh khó lòng tiêu diệt lại nghe có
Khổng Minh đa mưu túc chí giúp sức. Có lần Tào Tháo hỏi Nguyên Trực:
“Khổng Minh so với tiên sinh thì thế nào?
Nguyên Trực cười lớn rồi đáp:
- Tôi đâu dám so sánh với Lượng. Thứ này chỉ là ánh đom đóm, còn
Lượng là ánh trăng rằm”.
[3. Tập 2, trang 50]
Hạ Hầu Đôn tức giận nguyện mang 10 vạn binh mã đi bắt sống Lưu Bị.
Tào Tháo đồng ý. Nghe tin Hạ Hầu Đôn kéo tới, Lưu Bị lo lắng, hai anh em
Quan, Trương hỏi:
- "Sao đại ca không dùng "nước" của mình đi ?"
Khổng Minh tới nói:
- "Chúa công có bao nhiêu can đảm, Lượng tôi có bấy nhiêu kế sách".

Lưu Bị nghe xong tin tưởng, liền trao ngọc ấn và kiếm cho Khổng
Minh.
Ở trận này do chưa chứng kiến tài năng Khổng Minh nên Trương Phi
và Quan Vũ có vẻ chưa phục:
“Vân Trường hỏi:
- Chúng tôi đều ra nghênh địch cả, chưa hiểu quân sư ngài nhận việc
gì?
Khổng Minh nói:
- Ta chỉ ngồi nhà giữ thành”.

Nguyễn Thu Hương

20

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

[3. Tập 2, trang 53]
Câu nói cho thấy rõ tài năng của người quân sư giỏi trong việc dùng
binh. Đúng như lời Lưu Bị: “người có tài ngồi trong màn quyết thắng ở ngoài
nghìn dặm”. Tài dùng binh của ông biểu hiện rõ ở trận này khi ông sai Triệu
Vân dụ địch là có ý lắm. Thứ nhất là Vân cẩn thận, thứ nữa là Vân là một
tướng mới ít người biết. Còn nếu sai Quan Vũ, hay Trương Phi thì dễ hỏng
việc. Vì hai ông chưa biết nhịn ai nay buộc lòng phải nhịn thì người ta sẽ biết
là dụ địch. Và đây có thể coi là trận mở màn cho uy danh của Khổng Minh
trong việc dùng người và bài binh bố trận:
Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào
tại Bác Vọng. Ông cho Triệu Tử Long và Lưu Bị dụ địch. Cho Vân Trường

và Dực Đức mai phục sau rừng. Hạ Hầu Đôn gần tới đồi Bác Vọng thì thấy
Lưu Bị ra đánh rồi rút lui vào thung lũng, cho rằng dù có mai phục thì cũng
chỉ bấy nhiêu đó thôi nên Hạ Hầu Đôn ra lệnh toàn binh tiến vào Bác Vọng.
Lại nói Bác Vọng là khu thung lũng eo hẹp hai bên có rừng cây và núi đồi, cả
10 vạn đại quân đuổi theo Lưu Bị chèn ép nhau tiến lên. Hạ Hầu Đôn bắt đầu
nghi ngờ thì rừng tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to,
quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy,
các tướng sĩ của Lưu Bị quay lại truy sát. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt,
tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Lưu Bị chiến thắng hoàn toàn chỉ trong một
trận, từ đó uy tín của Khổng Minh lại càng được nể trọng. Lưu Bị vẫn thường
nói với mọi người "Ta được Khổng Minh như cá được nước " quả thật không
sai.
Đúng là Khổng Minh – một thiên tài quân sự trong việc dùng binh.
1.2.2.1.2. Trận Xích Bích
Sau khi được Triệu Tử Long đón từ bên Đông Ngô về, Gia Cát Lượng
liền cắt đặt trong việc đưa các cánh quân đi diệt quân Tào. Ông sai Tử Long

Nguyễn Thu Hương

21

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

mai phục hẻm Ô Lâm, sai Trương Phi mai phục ở hang Hồ Lô. Sai My Chúc,
My Phương, Lưu Phong mang thuyền đi bắt bại quân, sai Lưu Kì đi bắt ở dải
Võ Sương. Bảo cả Lưu Bị đóng quân ở Phàn Khẩu. Tuy nhiên không đả động
gì đến Quan Vũ. Khiến Quan Vũ không chịu được phải hỏi. Và Gia Cát

Lượng đã nói do nghi ngại Quan Vũ sẽ tha cho Tào Tháo do nhận được ơn
trước kia của ông ta nên còn nghi ngại. Lời nói đó đã khiến Quan Vũ làm giấy
cam đoan xử theo quân luật. Nhưng thực ra ông đã có dụng ý từ trước:
“Tôi xem thiên văn biết số Tào Tháo chưa chết nên mới để một mối
tình nghĩa ấy cho Vân Trường làm, cũng là một việc hay”.
Và đúng là sau đó Quan Vân Trường vì cảm ân nghĩa xưa kia đã tha
cho Tào Tháo. Chính cái tài thiên văn này cùng với mưu trí như thần đã khiến
Lưu Bị cảm phục nói:
“Tiên sinh mưu kế như thần, trên đời hiếm có”.
Ngô Nguyên Phi trong cuốn Nhân vật Tam quốc có nói:
“Việc sai Quan Vũ đi như vậy là tế nhị lắm. Nếu đổi cho Quan Vũ đi
thế chỗ Trương Phi và Trương Phi đi thế chỗ Quan Vũ thì sự việc chưa chắc
xảy ra như vậy. Đó cũng là một minh chứng ở con người có tình Gia Cát
Lượng”.
Để Vân Trường làm việc tình nghĩa ấy nhằm báo đáp ân tình khi xưa
cho Vân Trường với Tào Tháo nhưng đó cũng là cơ mưu sâu sắc để bảo vệ
đất nước. Bởi lúc này nếu giết Tào Tháo, thế chân vạc không còn mà bên Lưu
Bị vẫn yếu dễ bị Đông Ngô đánh. Vì vậy đây cũng là chiến lược để bảo vệ đất
nước. Là một minh chứng cho cái tài dùng người của Khổng Minh.
1.2.2.2. Gia Cát Lượng tài năng trong cách bố trí các trận đánh
Để có được cách bố trí trận đánh phù hợp, khôn khoan là kết quả của
quá trình nghiên cứu địa hình đất đai, nơi đóng quân để có được chiến lược
thích hợp. Tài năng của ông được bộc lộ qua nhiều trận đánh, có thể coi là đặc

Nguyễn Thu Hương

22

K33B – Sp Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học

sắc và in dấu ấn cùng lịch sử là trận hỏa thiêu Tân Dã. Lúc này Tào Tháo sau
khi sai Hạ Hầu Đôn đi đánh quân Thục bị bại trận ở gò Bác Vọng. Vì vậy
khởi 50 vạn đại binh đi đánh quân Thục. Gia Cát Lượng đã dự liệu lúc này
quân Thục không thể ở Tân Dã được nữa, mà phải đi lánh nạn ở Phàn Thành.
Đồng thời còn dắt díu dân chúng trong thành cùng đi. Nhưng trước hết ông bố
trí quân đón địch như sau:
“Trước hết sai Quan Công đem một nghìn quân lên thượng lưu sông
Bạch Hà mai phục, mang theo nhiều bao tải đựng đầy đất cát để lấp khúc
sông, đợi đến cuối canh ba hôm sau, hễ nghe thấy tiếng người ngựa rầm rộ ở
hạ lưu thì vớt những túi đất lên cho nước tràn xuống, rồi cứ thuận dòng sông
kéo về tiếp ứng.
Lại sai Trương Phi dẫn một nghìn quân mai phục ở bến đò Bác Lăng.
Khúc sông này nước chảy từ từ, quân Tào bị ngập tất trốn qua lối đó, bấy giờ
thừa thế đánh về để tiếp ứng.
Lại sai Triệu Vân dẫn ba nghìn quân, chia làm bốn đội: Vân tự lĩnh
một đội phục cửa đông, còn ba đội phục ba cửa tây, nam, bắc. Nhưng trước
hết phải gài những vật bắt lửa như lưu hoàng, diêm tiêu trên các mái nhà
trong thành. Quân Tào vào thành tất phải nghỉ ở nhà dân. Chiều tối hôm sau
thế nào cũng có gió lớn. Hễ nổi gió thì sai quân phục ở ba cửa tây, nam, bắc
bắn tên lửa vào thành; lúc lửa to bên ngoài hò reo ầm ầm để trợ oai. Các cửa
đều phải giữ cả, duy cửa đông bỏ ngỏ cho giặc chạy. Khi giặc chạy ra thì
thừa thế đuổi đánh, đến sáng sẽ hội với hai tướng quân Quan, Trương thu
quân về Phàn Thành.
Còn My Phương, Lưu Phong đem hai nghìn quân một nửa cờ đỏ, một
nửa cờ xanh, đóng trước gò Thước Vĩ, cách Tân Dã ba mươi dặm; hễ thấy
Tào đến thì cho quân cờ đỏ chạy về phía tả, quân cờ xanh chạy về hữu. Quân
địch nghi hoặc tất không dám đuổi. Hai người lúc ấy chia nhau ra mai phục,


Nguyễn Thu Hương

23

K33B – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học

đợi trong thành nổi lửa sẽ kéo quân ra đuổi đánh bại binh, rồi lên cả thượng
lưu sông Bạch Hà để tiếp ứng.”
[3. Tập 2, trang 70]
Bởi vì sao mà ta nhận định đây là một trận đánh có thể nói là khôn
ngoan và tiêu biểu cho cách bố trí quân của Khổng Minh. Có thể thấy rõ các
bước của kế hoạch này rất hoàn chỉnh và mỗi bước này liên hệ chặt chẽ, nó
góp phần tạo nên thành công lớn:
Bước 1: đưa quân ra dụ quân địch vào thành Tân Dã
Bước 2: tạo hỏa hoạn trong thành nhằm làm quân địch bị cháy bỏng
Bước 3: quân Tào bị bỏng sẽ ra sông uống nước, lúc này bỏ túi đất lấp
sông sẽ khiến quân Tào bị nước cuốn trôi.
Bước 4: số tàn quân bị nước cuốn sẽ trốn ở bến đò Bác Lăng, vì vậy bố
trí cho quân chặn đánh.
Trận đánh này có thể xem là tiêu biểu cho cách bố trí trận đánh theo
kiểu liên hoàn của Khổng Minh. Ngoài ra có thể kể đến trận đoạt 10 vạn mũi
tên của Tào Tháo trong trận Xích Bích.
Trong trận Xích Bích, Khổng Minh đến Giang Đông giúp đỡ đại đô đốc
của Đông Ngô là Chu Du chống Tào Tháo. Chu Du từ lâu biết Khổng Minh là
"thiên hạ kỳ tài", để người như vậy sống về sau sẽ là họa cho Đông Ngô nên
muốn tìm cách hại ông. Đầu tiên Chu Du sai Khổng Minh dẫn quân đi cướp

trại Tào Tháo nhưng ông đã khéo léo từ chối. Sau đó, Chu Du sai Khổng
Minh trong mười ngày làm mười vạn mũi tên nhưng cố tình dặn thợ tên làm
chậm nhằm hại Khổng Minh. Nhưng Khổng Minh hẹn trong ba ngày sẽ làm
xong. Chu Du mừng quá bảo Khổng Minh viết tờ quân lệnh. Khổng Minh bèn
đến tìm Lỗ Túc là mưu sĩ của Đông Ngô mượn hai mươi chiếc thuyền, mỗi
chiếc có chừng ba mươi quân sĩ, trên thuyền dùng vải xanh làm màn che xung
quanh, lại bó cỏ với rơm cho nhiều. Lỗ Túc nhận lời nhưng không hiểu

Nguyễn Thu Hương

24

K33B – Sp Ngữ văn


×